1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tìm hiểu về các địa danh ở Tỉnh Ninh Bình

16 2,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Đặc Điểm Địa Danh Của Tỉnh Ninh Bình
Tác giả Nguyễn Thị Mai Châu
Người hướng dẫn ThS. Phan Văn Phú
Trường học trường đại học
Chuyên ngành địa danh học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2015
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 37,95 KB

Nội dung

tìm hiểu về các địa danh ở tỉnh Ninh Bình về tên gọi, xuất xứ tên gọi, nguồn gốc tên gọi.Ninh Bình: phẳng lặng , yên ổn, yên tĩnh.. Động Vân Trình: có nghĩa là ngọn núi có mây vờn ở cửa đông. +Cố đô Hoa Lư: Về tên gọi Hoa Lư, các nhà nghiên cứu hán nôm khẳng định rằng: Hoa Lư là một danh từ riêng chỉ một vùng đất chứ không phải tên người, tên vật hay thần linh. Hiện vẫn tồn tại rất nhiều cách hiểu khác nhau về danh xưng này.Nhưng có rất nhiều giải thích có lí .

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: ĐỊA DANH HỌC VIỆT NAM

Tìm hiểu về đặc điểm địa danh của

tỉnh Ninh Bình

SV THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Mai Châu

MSSV: K36.809.009

TP Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC………

LỜI MỞ ĐẦU………

1 Phần mở đầu………

1.1 Lí do chọn đề tài………

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………

1.3 Mục đích nghiên cứu 1.4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……….

1.5 Phương pháp nghiên cứu………

1.6 Ý nghĩa của việc nghiêu cứu………

2 Nội dung……….

2.1 Giới thiệu sơ lược về địa bàn tỉnh Ninh Bình………

2.1.1 Địa lí……….

2.1.2 Lịch sử - văn hóa………

2.2 Khái niệm địa danh………

2.3 Thống kê và phân loai địa danh………

2.4 Đặc điểm địa danh tỉnh Ninh Bình………

2.4.1 Phương thức đặt tên địa danh………

2.4.1.1 Phương thức tự tạo………

2.4.1.2 Phương thức chuyển hóa………

2.4.2 Cấu tạo địa danh………

2.4.2.1 Địa danh có cấu tạo đơn………

2.4.2.2 Địa danh có cấu tạo phức………

2.4.3 Các quy luật biến đổi về địa danh………

2.5 Chọn một số địa danh để giải thích rõ hơn………

2.6 Kết luận chung về địa danh tỉnh Ninh Bình……….

3 Tài liệu tham khảo………

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tìm hiểu về cội nguồn, quê hương , là một trong những nhiệm vụ và cũng là để thể hiện tình cảm đối với nơi chôn rau cắt rốn của mình, trở về với quê hương, ta như được tiếp thêm nguồn sinh khí mới, có thêm động lực,điểm tựa giúp chúng ta vững bước hơn trong cuộc sống Mỗi người có một cách suy nghĩ, quan niệm, tư tưởng

và cách thể hiện tình cảm riêng của mình đối với quê hương, với tôi quá trình làm tiểu luận này, là một trong những điều kiện thuận lợi để tôi có dịp bày tỏ thái độ,

sự hiểu biết, tình cảm,lòng thành kính, biết ơn đối với mảnh đất quê hương, nơi tôi sinh ra

Và tôi xin chân thành cảm ơn tới ThS Phan Văn Phú,người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này

Mặc dù tôi có cố gắng, nỗ lực nhung tiểu luận không tránh khỏi những sai sót Vì vậy tôi mong sự đóng ghóp ý kiến trân thành của Thầy, các bạn, để tiểu luận có thể hoàn thiện hơn

Trang 4

1 Phần mở đầu.

1.1 Lí do chọn đề tài.

Nghiên cứu địa danh là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng và cần thiết

Nó không chỉ làm sáng tỏ những đặc điểm, quy luật hình thành và phát triển của địa danh, góp phần nghiên cứu ngôn ngữ một vùng miền, một dân tộc, một đất nước mà còn liên quan mật thiết nhiều vấn đề khác, đặc biệt là mối quan hệ giữa ngôn ngữ với sự phát triển văn hoá xã hội

Nghiên cứu địa danh tỉnh Ninh Bình cũng hướng đến những mục đích và

ý nghĩa được trình bày ở trên, góp phần cho việc tìm hiểu một khía cạnh ngôn ngữ tại một khu vực lãnh thổ nói riêng và của Việt Nam nói chung

Và đặc biệt tôi muốn tìm hiểu kĩ hơn về đặc điểm địa danh tỉnh Ninh Bình, để hiểu sâu hơn về phương thức đặt tên địa danh,cấu tạo địa danh,các quy luật biến đổi địa danh nơi đây Và từ đó có thêm kiến thức để có thể làm được những bài tiểu luận với quy mô lớn hơn

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Nghiên cứu về đặc điểm địa danh tỉnh Ninh Bình

1.3 Mục đích nghiên cứu.

Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hiểu thêm về các địa danh trên vùng đất Ninh Bình, cũng như hiểu thêm con người văn hóa nơi đây, và sự đa dạng của tên goi địa danh trên đất nước Việt Nam xinh đẹp

1.4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

1.4.1 Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam.

Một số luận án Tiến sĩ của các tác giả: Lê Trung Hoa với Những đặc điểm chính của địa danh ở thành phố HCM (1990), Nguyễn Kiên Trường

Trang 5

(1996) với Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với một số vùng khác), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (2004) củaTừ Thu Mai, Những đặc điểm chính của địa danh Dak Lăk (2005) củaTrần Văn Dũng…

Ngoài ra còn có Những vấn đề địa danh học Việt Nam (2000) của Nguyễn Văn Âu, Sổ tay địa danh Việt Nam (1995) củaĐinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam (1998) của Nguyễn Dược- Trung Hải, Từ điển bách khoa địa danh Hải Phòng (1998) Ngô Đăng Lợi (chủ biên), Từ điển địa danh thành phố Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh (2003) củaLê Trung Hoa -Nguyễn Đình Tư

1.4.2 Vấn đề nghiên cứu địa danh ở tỉnh Ninh Bình.

Nghiên cứu địa danh học ở Ninh Bình cũng đã có nhiều công trình, tiêu biểu như : Di tích và danh thắng Ninh Bình, Lã Đăng Bật - Phạm Đình Nhân, Trung tâm UNESCO, 2002; Cố đô Hoa Lư, Lã Đăng Bật, NXb VHDT, 2005, Ninh Bình toàn tỉnh địa chí khảo biên, Phạm Tử Mẫn, Nxb Chính trị quốc gia, 2001; Địa chí Ninh Bình, Viện khoa học xã hội và UBND tỉnh Ninh Bình, 2009

1.5 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp liệt kê, tổng hợp và quy nạp

Ngoài ra tôi cũng sử dụng những thao tác nghiên cứu của các khoa học thuộc các ngành khác như Lịch sử học, Địa lý học, Văn hoá học… để có được những kiến giải ban đầu về nguồn gốc, ý nghĩa của địa danh

1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.

-Ý nghĩa thực tiễn: làm bài tiểu luận cuối kì cho môn Địa Danh học; thêm kiến thức hiểu biết cho bản thân, mở rộng kiến thức, hiểu một cách rõ ràng hơn

về đề tài một điều mà tôi muốn tìm hiểu từ lâu

- ý nghĩa khoa học: ghóp thêm một phần tài liệu nhỏ cho những ai muốn tìm hiểu về đặc điểm địa danh tỉnh Ninh Bình

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu sơ lược về đặc điểm địa danh tỉnh Ninh Bình.

Trang 6

2.1.1 Vị trí địa lí, địa hình.

Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ Tỉnh này cũng nằm giữa 3 vùng kinh tế: vùng

Hà Nội, vùng duyên hải Bắc Bộ và vùng duyên hải miền Trung

 Phía bắc giáp với Hòa Bình, Hà Nam,

 Phía đông giáp Nam Định qua sông Đáy,

 Phía tây giáp Thanh Hóa,

 Phía nam giáp biển (vịnh Bắc Bộ)

Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam

Địa hình: Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình Vùng đồi núi và bán sơn địa ở phía tây bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp Đỉnh Mây Bạc thuộc rừng Cúc Phương với độ cao 648 m là đỉnh núi cao nhất Ninh Bình.Vùng đồng bằng ven biển ở phía đông nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp Rừng ở Ninh Bình có đủ cả rừng sản xuất và rừng đặc dụng các loại Có 4 khu rừng đặc dụng gồm rừng Cúc Phương, rừng môi trường Vân Long, rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư và rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn Khu rừng đặc dụng Hoa Lư - Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới thuộc quần thể danh thắng Tràng An Ninh Bình có bờ biển dài

18 km Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m Vùng ven biển và biển Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới Hiện 2 đảo thuộc Ninh Bình là đảo Cồn Nổi và Cồn Mờ

2.1.2 Lịch sử và văn hóa.

Ninh Bình xưa cùng với Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh, nước Văn Lang Thời thuộc Hán thuộc quận Giao Chỉ, thời thuộc Đông Ngô về sau thuộc Giao Châu, thuộc Lương là châu Trường Yên

Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đổi tên gọi Trường Châu thành Trường An Năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long,

và Ninh Bình nằm trong phủ Trường An Nhưng đến cuối đời Lý có lúc gọi

là châu Đại Hoàng Giang

Trang 7

Đầu đời Trần đổi là lộ Trường Yên Đời Trần Thuận Tông, năm Quang Thắng 10 (1397) đổi trấn Trường Yên làm trấn Thiên Quan

Thời thuộc Minh lấy lại tên cũ là châu Trường Yên thuộc phủ Kiến Bình

Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh rồi lại tái lập ngày 12 tháng

8 năm 1991 Khi tách ra, tỉnh Ninh Bình có diện tích 1.386,77 km², dân số 787.877 người, gồm 2 thị xã Ninh Bình (tỉnh lị), Tam Điệp và 5 huyện: Gia Viễn, Hoa Lư, Hoàng Long, Kim Sơn, Tam Điệp Ngày 23 tháng 11 năm1993, huyện Hoàng Long đổi lại tên cũ là huyện Nho Quan Ngày 4 tháng 7 năm 1994, huyện Tam Điệp đổi lại tên cũ là huyện Yên Mô và tái lập huyện Yên Khánh từ 10 xã của huyện Tam Điệp cũ và 9 xã của huyện Kim Sơn Ngày 7 tháng 2 năm 2007, chuyển thị xã Ninh Bình thành thành phố Ninh Bình

Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh Bình tương đối năng động, phát triển trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm

Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý với các dấu

ấn lịch sử: Thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội Do ở vào vị trí chiến lược ra Bắc vào Nam, vùng đất này đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc mà dấu tích lịch sử còn để lại trong các đình, chùa, đền, miếu, từng ngọn núi, con sông

2.2 Khái niệm địa danh.

Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội, các đơn vị hành chính và các vùng lãnh thổ Trước một địa danh , ta có thể đặt một danh từ chung chỉ tiểu loại danh

đó vd: sông Hồng, đền Vua lê Đại Hành., sông Vân

Đia danh học có thể chia làm nhiều ngành nhỏ: thủy danh học, sơn danh học, phương danh học, phố danh học…

Địa danh học không chỉ liên quan tới ngôn ngữ học mà còn liên quan tới địa lí học, lịch sử học, dân tộc học…

2.3 Thống kê và phân loai địa danh.

Trang 8

Địa bàn tỉnh Ninh Bình có rất nhiều địa danh lớn nhỏ, nhưng tôi chỉ lấy những địa danh phổ biến và được nhiều người biết đến để sử dụng phân loại để thấy được đặc điểm về địa danh ở nơi đây

Bảng : thống kê và phân loại địa danh tỉnh Ninh Bình

Đối tượng tự nhiên Đối tượng lao động- xã hội Sơn danh Lâm danh Thủy danh Hành chính Công trình

xây dựng Núi Cánh

diều

VQG Cúc Phương

Sông Hồng TP.Ninh Bình Cố đô Hoa

Lư Động Vân

trình

Khu bảo tồn

TN Vân Long

Sông Bôi TP Tam Điệp Chùa Bái

Đính

Quần Thể danh thắng Tràng An

Sông Vân Huyện Gia

Viễn

Nhà thờ Phát Diệm

Sơn

Huyện Hoa Lư

Đền vua Đinh Tiên Hoàng

Sơn

Đền vua Lê Đại hành Tam cốc –

bích động

Huyện Nho quan

Thành Hoa Lư Động

người xưa

Cầu Ninh Bình Chùa Bích Động Chợ Rồng Phân loai bảng ở trên ta có các bảng dưới đây

Trang 9

Bảng thống kê phân loại địa danh tự nhiên và đối tượng lao động

xã hội

∑=29 Địa danh tự nhiên Địa danh chỉ đối tượng lao

động- xã hội

∑=29 Phương thức tự tạo Phương thức chuyển hóa

∑=29 Địa danh có cấu tạo đơn Địa danh có cấu tạo phức

2.4 Đặc điểm địa danh tỉnh Ninh Bình.

2.4.1 Phương thức đặt tên địa danh.

2.4.1.1 Phương thức tự tạo

 Dựa vào đặc điểm của chính bản thân đối tượng để đặt tên

- Gọi theo hình dáng đối tượng : dựa vào biểu tượng – hình ảnh quan sát được

để đặt tên, như là núi Cánh Diều (Núi Cánh Diều có ba ngọn, ngọn giữa cao, hai ngọn tả hữu chĩa ra như hai cánh chim, vì vậy còn có tên gọi là Diên Xỉ Sơn ( “Diên” là Diều hâu, “Xỉ” là cánh chim) - Con chim diều hâu liệng)

Trang 10

Hay là núi Kì Lân (Núi tên là Kỳ Lân vì có hình đầu con lân nhìn về phía Bắc Núi cao trên 50 m và phía Bắc sườn núi hõm vào tạo thành một cái hàm con lân Xung quanh là những vách núi nhấp nhô, cây cối mọc xanh um như bờm và râu của con lân.)

- Gọi theo màu sắc của đối tượng : sông Hồng ( vì nước sông có màu đỏ nặng phù sa )…

- Gọi theo vật liệu xây dựng đối tượng : cầu ngói ( cầu có mái che làm bằng gạch ngói)

-Gọi tên theo biến cố lịch sử hay nhân danh sự vật có liên quan trực tiếp tới đối tượng : động Người xưa, Đền vua Đinh Tiên Hoàng, Đền vua Lê Đại Hành

 Ghép các yếu tố Hán -Việt để đặt tên

- Hầu như cách này đều mang ý ngĩa tốt đẹp như là Tân, An, Bình , Long, Phú,Thạnh… Vân Long, Tràng an, Ninh Bình, Gia Viễn , Kim Sơn, Phát Diệm , Bích Động, Hoa Lư……

+Ninh Bình: phẳng lặng , yên ổn, yên tĩnh

+Chùa Bích Động: vốn được hình thành từ năm 1428, đầu thời Hậu

Lê với quy mô là một ngôi chùa nhỏ ở trên đỉnh núi Năm 1705, có hai vị

hoà thượng Trí Kiên và Trí Thể quê huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định gặp

nhau kết nghĩa làm anh em Hai nhà sư đều có lòng mộ đạo, muốn đi nhiều nơi để truyền bá đạo Phật và xây dựng các ngôi chùa Đến đây, thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và đã có chùa, nên hai nhà sư quyết định dừng chân, tự mình sửa sang chùa cũ, đi quyên giáo xây dựng lại thành 3 ngôi chùa: Hạ, Trung và Thượng để tu hành…… Năm Giáp Ngọ 1774, chúa Trịnh Sâm đã đến thăm chùa, nhìn toàn cảnh núi, động, sông nước,

đồng ruộng, cây cối đều xanh tươi, chùa như hội tụ nền xanh chùa nên đã đặt tên cho chùa là Bích Động.

+Động Vân Trình: có nghĩa là ngọn núi có mây vờn ở cửa đông +Cố đô Hoa Lư: Về tên gọi Hoa Lư, các nhà nghiên cứu hán nôm khẳng định rằng: Hoa Lư là một danh từ riêng chỉ một vùng đất chứ không

Trang 11

phải tên người, tên vật hay thần linh Hiện vẫn tồn tại rất nhiều cách hiểu khác nhau về danh xưng này.Nhưng có rất nhiều giải thích có lí

 Chữ hoa viết là hoa (花) nghĩa ở đây hiểu là bông hoa và Chữ (蘆)

"lư" còn đọc là "lô" hay "lau" là: bông lau "Hoa lư" (花蘆) với nghĩa

là hoa lau

Theo cách viết Hoa Lư (華閭) thì chữ Lư (閭) mang nghĩa là cổng

làng, được viết bằng chữ (門) bên ngoài chữ lữ (呂) bên trong Vì thế cho nên chữ Lư ở đây có người hiểu là cổng làng…

+Nhà Thờ Phát Diệm: Nơi phát sinh ra cái đẹp ("Diễm" và "Diệm" cùng âm, nghĩa là đẹp, ngày nay gọi là Phát Diệm)………

2.4.1.2 Phương thức chuyển hóa.

Các địa danh theo phương thức chuyển hóa:

 Chuyển hóa trong nội bộ địa danh : tỉnh Ninh Bình -> Tp Ninh Bình ,

Cố Đô Hoa Lư-> huyện Hoa Lư, huyện Tam Điệp-> Tp.Tam Điệp

 Địa danh hành chính chuyển sang công trình Xây dựng như là Cố đô Hoa

Lư -> thành Hoa Lư

 Địa danh vùng chuyển sang địa danh chỉ công trình xây dựng : Tỉnh Ninh Bình-> chợ Ninh Bình

 Địa danh hành chính sang địa hình chỉ thiên nhiên Huyện Kim Sơn -> biển Kim Sơn

Phương thức đặt tên địa danh theo phương thức tự tạo chiếm nhiều nhất ở tỉnh Ninh Bình Địa danh ở đây thường gắn với đối tượng, có quan hệ chặt chẽ với đối tượng hoặc địa danh với tên gọi có

nghĩa, tên gọi là yếu tố Hán-Việt ghép lại , do ở đây trải qua nhiều thời đại lịch sử,văn hóa có bề dày lịch sử

2.4.2 Cấu tạo địa danh.

2.4.2.1 Địa danh có cấu tạo đơn

+ Địa danh thuần Việt , có thể các địa danh sau đây có thể vốn là danh từ,động từ và tính từ , nhưng chung lại thì đều chuyển thành danh từ

Trang 12

 Danh từ: Thúy,Vân => Sông Vân, Núi Thúy.

 Tính từ: Hồng => Sông Hồng

 Động từ : Bôi( bồi đắp phù sa) => Sông Bôi

+ địa danh không thuần Việt, địa danh theo gốc Hán : Rồng

2.4.2.2 Địa danh có cấu tạo phức.

+ Địa danh thuần Việt

 Cấu trúc theo kiểu danh từ + danh từ: Núi Cánh Diều

 Danh từ + danh từ +danh từ: Đền Vua Lê Đại Hành,Đền Vua Đinh Tiên Hoàng

 Cấu trúc danh từ + tính từ: động Người xưa……

+ Địa danh Hán – Việt: Động Vân Trình, Tam Cốc- Bích Động, Cúc Phương, Vân Long, Tràng An, Gia Viễn,Kim Sơn, Nho Quan,Hoa Lư, Bái Đính, Phát Diệm

Địa danh theo cấu tạo phức chiếm đa số ở tỉnh Ninh Bình

2.4.3 Nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh

Nguồn gốc tên địa danh ở đây thường là gắn liên với nguyện vọng , ý chí của mình , nhân dân ở một vùng bao giờ cũng gắn bó với địa phương mình , tự hào về mảnh đất nơi mình sinh ra và tồn tại nên muốn cho địa phương mình được tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc :Ninh Bình( yên bình, phẳng lặng Nhưng trong đó từ< Ninh> là từ gốc , được tách ra từ cụm Hà Nam Ninh), Tràng An( bình an), Gia Viễn, Nho Quan,Kim Sơn…

Địa danh thường biến đổi, rút gọn cho dễ đọc ,dễ nhớ như là sông Vân( Sông Vân là tên gọi tắt của sông Vân Sàng- một chi lưu của sông Đáy), hay là núi Thúy(có tên gọi là Dục Thúy Sơn), đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành( đền Vua Đinh Vua Lê)

Một số hiện tượng địa lí , nhất là các sông ngòi thường xuất hiện tên của từng đoạn , về sau mới thống nhất thành tên chung , như là con Sông Hồng : trên suốt chiều dài có tới 50 tên gọi khác nhau ( Nguyên, Thao, Nhị….) và sau đã thống nhất tên gọi chung là sông Hồng …

Ngày đăng: 11/04/2016, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w