Tác phẩm “Tượng nhà mồ Tây Nguyên” hay gọi tắt là “Tượng mồ Tây nguyên” đặc tả hình ảnh những thân tượng nhà mồ thô sơ, mục nát với chất gỗ sần sùi, thể hiện một hình ảnh “ Đất nước đứn
Trang 1Lời Cảm Ơn
Sau khoảng thời gian bốn năm theo học tại Khoa Sư phạm
Mỹ thuật trường Đại học Nghệ thuật Huế, tôi cũng đã hoàn thành chương trình học tập với năng lực và sự cố gắng của mình Những kết quả ngày hôm nay mà tôi thu được đó là nhờ sự hướng dẫn tận tình và nghiêm khắc của các thầy cô trong trường, đặc biệt là các quý thầy cô trong Khoa Sư phạm Mỹ thuật Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các quý thầy cô.
Tôi xin cảm ơn các giáo viên hướng dẫn trong Hội đồng hướng dẫn tốt nghiệp của Khoa Sư phạm Mỹ thuật đã nhiệt tình chỉ bảo và cho tôi nhiều kinh nghiệm trong quá trình học tập và thực hành tại Khoa.
Đặc biệt,trong suốt thời gian thực hiện tác phẩm tốt nghiệp mang tên “ Tượng nhà mồ” của mình, tôi xin gửi tới thầy Lê Nguyễn Đăng Gioan- Giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp của tôi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên trong nhà trường
đã cùng phối hợp và giúp đỡ tôi trong các công việc và hoạt động tại trường.
Đây là khoá luận tốt nghiệp của tôi, được thực hiện trong thời gian 5 tuần nên còn nhiều điều hạn chế Vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót nên tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy cô trong Hội đồng hướng dẫn Tốt nghiệp, các thầy cô trong Khoa và thầy cô trong nhà trường.
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Cấu trúc của TL-KL 2
CHƯƠNG I 3
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ- THU THẬP DỮ LIỆU 3
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 3
1.1.Thâm nhập thực tế 3
1.2 Thu thập dữ liệu 3
1.2.1 Nguồn cảm xúc 3
1.2.2 Tư liệu, dữ liệu 10
1.3.Những sự ảnh hưởng đến sáng tạo 15
1.4 Phân tích dữ liệu 18
1.4.1 Phân tích nội dung 18
1.4.2 Phân tích hình thức 19
1.4.3 Phân tích kỹ thuật 19
CHƯƠNG II 23
SÁNG TẠO TÁC PHẨM 23
2.1 Quy trình thực hiện phác thảo 23
2.2 Vật liệu-dụng cụ 25
2.3 Sáng tạo tác phẩm 28
2.3.1 Lựa chọn phác thảo –phác thảo chình thức 28
2.3.2 Thực hiện tác phẩm 28
CHƯƠNG III 34
PHÁT TRIỂN TÁC PHẨM 34
3.1 Cảm xúc tâm đắc của tác phẩm “Tượng nhà mồ” 34
3.2 Vận dụng các yếu tố thị giác vào tác phẩm 34
3.3 Kỹ thuật, chất liệu và hiệu quả đạt được 34
3.4 Phân tích sự khác biệt với các tác phẩm khác 34
Bởi vậy, vận dụng vốn hiểu biết của mình, tôi đưa vào tác phẩm của mình là cả tâm huyết và hiểu biết Tây Nguyên Tác phẩm “Tượng nhà mồ Tây Nguyên” ( hay gọi tắt là “Tượng mồ Tây nguyên”) đặc tả hình ảnh những thân tượng nhà
mồ thô sơ, mục nát với chất gỗ sần sùi, thể hiện một hình ảnh “ Đất nước đứng
Trang 3nhấp nhổm trong cái nắng chiều “như lửa đốt lòng nhau” của vùng đất đỏ Bazan màu mỡ, của một vùng lửa thiêng anh hùng được thể hiện qua những đường nét mạnh mẽ, rắn rỏi và qua gam màu rực rỡ của “ Lửa” Tây Nguyên 34 PHẦN KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tây Nguyên, vùng đất bazan màu mỡ là nơi có những bản sắc văn hóa dân tộc có
từ lâu đời, nó mang những nét đặc sắc và độc đáo rất riêng biệt của con người nơi đây
Và khi tình cờ xem được bộ phim truyền hình “Đất nước đứng lên” và ký sự dàitập “Tây Nguyên miền mơ tưởng” của Nguyễn Trung Thành, cảm xúc trong tôi dấylên niềm tự hào về dân tộc và những con người ở nơi đây Nhưng dường như chưa cómột đề tài nào làm tôi thực sự ấn tượng và có cảm xúc mạnh mẽ như tượng nhà mồTây Nguyên khi tôi được tiếp xúc và nói chuyện với họa sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn về tượngnhà mồ và bắt gặp những pho tượng mồ ở quán cà phê Eva- những thân tượng thô sơ,
cũ kĩ và mục nát nhưng lại mang vẻ đẹp rực rỡ, đậm chất văn hóa độc đáo riêng biệtcủa con người nơi đây Lớn lên từ vùng đất Tây Nguyên, tôi- một cô sinh viên nămcuối của Khoa Sư phạm Mỹ thuật trường Đại học Nghệ thuật Huế mang trong mìnhbao cảm xúc và tự hào về nơi mình lớn lên Để chuẩn bị cho tác phẩm tốt nghiệp củamình, tôi quyết định đi sâu vào tìm hiểu về bản sắc văn hóa ở vùng đất mà mình đangsinh sống
Concept
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, Tây Nguyên trong tôi là niềm tự hào dântộc và cộng đồng con người và tượng nhà mồ Tây Nguyên là một nét văn hóa phồnthực đặc sắc và độc đáo, thế nên tôi chọn đó làm đề tài cho concept của mình- Tượngnhà mồ Tây Nguyên
2 Mục đích nghiên cứu
- Giới thiệu về tác phẩm mỹ thuật có nội dung đề cập đến “Hình ảnh Tượng nhà
mồ Tây Nguyên ” ở Kon Tum vẽ về những thân tượng nhà mồ cũ kĩ, mục nát Thôngqua đó nói lên vẻ đẹp của tượng nhà mồ- một nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của cácdân tộc Tây Nguyên ở Kon Tum
- Để thể hiện hình thức tác phẩm bằng kỹ thuật sơn mài
- Thể hiện theo phong cách hiện thực
Trang 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tượng nhà mồ Tây Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nội dung : Các hình ảnh về những thân tượng nhà mồ Tây Nguyên ởKon Tum Thông qua đó khắc họa vẻ đẹp thô sơ, giản dị trong chất gỗ mục nát củanhững pho tượng mồ
+ Phạm vi hình thức: Bằng những đường nét đơn giản, màu sắc thiên về gamnóng, tôi muốn lột tả được hết vẻ đẹp, cái rực rỡ ẩn dấu bên trong vẻ thô sơ, mộc mạc,giản dị, cũ kĩ và mục nát của tượng nhà mồ và trên hết là ngợi ca vẻ đẹp của tượngnhà mồ Tây Nguyên
+ Phạm vi kỹ thuật: chất liệu sơn mài
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu hình ảnh thông tin, điền dã, thâm nhập thực tế, kýhọa phác thảo
- Thể hiện tác phẩm bằng chất liệu sơn mài
5 Cấu trúc của TL-KL
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, TL gồm 3 chương
- Chương 1 : quá trình thâm nhập thực tế, nghiên cứu tư liệu
- Chương 2 : quá trình sáng tạo tác phẩm
- Chương 3 : quá trình phát triển tác phẩm
Trang 6CHƯƠNG I NGHIÊN CỨU THỰC TẾ- THU THẬP DỮ LIỆU
Hình 1.1: Cây niêu trong lễ hội cồng chiêng
Trang 7Hình 1.2: Lễ hội cồng chiêng
Buổi chiều đó, chúng tôi chọn điểm dừng chân nơi quán cà phê Eva (Kontum).Vào bên trong, bắt gặp ngay trước mắt tôi, ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc bởi nhữngpho tượng nhà mồ “ như đang run rẩy” đầy cảm xúc Tự lúc nào tôi tách ra , cứ mộtmình mê mải lang thang, ngắm nhìn và ghi lại những hình ảnh ấy Cái nắng quáibuổi chiều cứ rờn rợn nhưng lại như mê hoặc khiến tôi cứ tìm đường mà vào thámhiểm khu vườn đầy bí ẩn ấy Lang thang một lúc thì chỉ còn mỗi tôi trong cái “khunhà mồ ấy”, vội quay ngược ra, trong đầu tôi chợt nhớ đến câu thơ của nhà văn VănCông Hùng:
“Chiều như lửa đốt lòng nhau
Tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người”
Trang 8
Hình 1.3; Hình 1.4: Những pho tượng mồ ở cà phê E-va.
Sau buổi thực tế đến Kom Tum, tôi bị ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc bởi nhữngpho tượng nhà mồ như đang phập phồng thở, như đang tâm tình, đang nói chuyện,đang ưu tư ấy…
“Cái ấn tượng buổi chiều với nắng rười rượi ma quái ấy, cái hoang mang khi mộtmình lạc trong “khu nhà mồ” mà như người đang sống ấy, cái ám ảnh thân phận, kiếpngười, tình yêu… đeo đẳng tôi từ lâu rồi, giờ có dịp bùng lại Chỉ nửa ngày sau tôi viếtxong bài thơ Tượng Mồ, và may mắn, nó được nhiều người chấp nhận:
Chiều như lửa đốt lòng nhau Tượng mồ run rẩy về đâu kiếp người
Đã đành hồn đã rong chơi
Đã đành xác sẽ tơi bời gió sương
Mà còn đây nỗi vấn vương
Mà còn đây nhớ với thương một đời Nỗi đau khóc chẳng thành lời Lặn vào thớ gỗ ru người người ơi
Trang 9Ché và chiêng và đầy vơi rượu cần Nằm đây một nắm xương tàn Đứng đây tượng hát một ngàn lời yêu
Chiều ơi chiều chiều ơi chiều Cho tôi cùng hát tình yêu một đời…
Biển đông 03/5/2013- phòng IIE34, tàu HQ 996.
Trang 10
Hình 1.6; Hình 1.7 Một số tác phẩm tượng nhà mồ của Họa sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn
Sau trao đổi và trò chuyện cùng họa sĩ, tôi được hiểu nhiều hơn về tượng nhà mồ.Pho tượng mồ tưởng như vô tri vô giác kia, té ra quá nhiều chuyện để nói Trên hết nó
là tài năng tuyệt vời của người nghệ nhân dân gian không tuổi không tên, nhưng bằng
sự dấn thân đến tận cùng số phận, tận cùng cõi sống, anh cho ra đời một tuyệt tác màanh không hề biết rằng nó là tuyệt tác, bởi, pho tượng ấy, sau khi dựng quanh nhà mồ,mọi người sẽ quên ngay, tác giả của nó cũng sẽ quên ngay, coi như đã chính thức lìa
xa nhau, mặc nắng mặc mưa, mặc gió mặc bão, người sống lại về với công việc hàngngày với tất cả những bề bộn lo toan, người chết đã có bức tượng bầu bạn, cùng dìunhau lên một cõi vô cùng khác, ở đó, lộng lẫy và trong veo, tinh khiết và công bằng, ở
đó, có thể lại bắt đầu một tình yêu mới… Với người Tây Nguyên, chết chưa phải làhết, mà chết là một trạng thái nghỉ, chuyển từ trạng huống sống này sang trạng huốngsống khác, đấy là thế giới của A Tâu, của một tầng trời vĩnh hằng khác Ở đó, conngười luôn mơ về, dù không ai hình dung ra hình hài nó thế nào, và vì thế mà nó luônlung linh, luôn luôn đẹp…
Trang 11Trong thời gian ấy, người sống vẫn thường xuyên ra thăm người chết trong mồ.Cái mồ ấy khi chôn người ta vẫn để hở một lỗ phía trên, và người sống mang cơmnước thức ăn ra bón cho người chết qua lỗ thông hơi ấy Người ta còn chia của chongười chết Trong nhà có gì đều được chia đều cho người ngoài mồ, nhưng để phânbiệt thì người ta đục thủng hoặc làm hỏng đồ vật ấy đi, rồi mang ra chất xung quanhnhà mồ.
Cho đến khi đã đủ điều kiện, cả về kinh tế và thời gian thì người ta làm một cái lễ
bỏ mả (Pơ Thi) Và sau đó, khu nhà mồ và những bức tượng đó bị mọi người bỏ hoang
Còn lại là việc của nghệ nhân
Không phải ai cũng đẽo được tượng mồ, mà mỗi làng chỉ có vài ba người làmđược việc này
Trang 12Nhưng cái còn lại là tình yêu của con người Mãi mãi, còn lại tình yêu trên cõiđời này Tất cả mọi thứ rồi sẽ mất đi, kể cả những thứ tưởng như vĩnh hằng nhất, nhưThái Sơn, như vườn treo Babilon, như tháp Ephel, như Vạn Lý trường thành… nhưngtình yêu thì không thế, nó mãi mãi thổn thức cùng con người, song hành cùng conngười, kể cả khi con người đã mất đi, thì tình yêu vẫn còn ở lại.
Tượng mồ của người Tây Nguyên mang thông điệp ấy
Nó là khát vọng tình yêu của con người, là cái còn lại cuối cùng của conngười, gửi cho con người, gửi cho chúng ta Bởi ở đây là cái vô hình vô lượng, vôảnh, vô thanh, vô khứ, vô tại, nhưng tràn đầy cảm xúc, dâng đầy năng lượng yêu và
nó hiện hữu
Trang 13Họa sĩ Xu Man bảo “khi người thân mất, người Tây Nguyên ít khóc than, mà họdùng những cách bày tỏ sự tiếc thương ấy rất ấn tượng và… bạo lực Ấy là lấy dao cứavào da thịt, là lấy thanh củi đang cháy dí vào ngực vào đùi- ngực và đùi ông Xu Manchằng chịt sẹo là thế- và cao hơn, họ dồn tình yêu ấy vào tượng mồ…” Nhưng trướckhi mãi mãi quên nhau, mãi mãi mỗi người một phía, mỗi người một miền mặt trăngmặt trời, một giấc mơ riêng, một hơi thở riêng… ta làm cái tượng mồ, để nó thay ta,mang theo tình yêu của ta, đi cùng mình, mãi mãi… Và dường như nó không đơnthuần chỉ là tượng nhà mồ.
1.2.2 Tư liệu, dữ liệu
Để xây dựng và phát triển ý tưởng này, tôi khởi đầu bằng cách thu thập các hìnhảnh thông qua cách làm việc trực quan: ký họa, khảo họa về hình tượng Tượng nhà mồcủa các dân tộc Tây Nguyên ở một số tỉnh Tây Nguyên và đăc biệt là Kon Tum
- Các hình thực tế về đề tài:
Hình 1.10; Hình 1.11
+Một số ký họa tượng nhà mồ
Trang 14Hình 1.12 Ký họa màu bột cảnh bên ngoài khu nhà mồ Làng Nák
Hình 1.13 Hình 1.14 Hình 1.15
Trang 15Hình 1.16 Hình 1.17
Hình 1.18 Hình 1.19
Trang 16- Các tư liệu ảnh chụp.
Hình 1.20; Hình 1.21: Nhà rông và ký họa nhà rông của người Ba-na ở Làng
ĐắkHro, huyện Mang Yang
Hình 1.22 Tượng nhà mồ ở cà phê Eva Kom Tum
Trang 17
Hình 1.231; 1.24: Nhà mồ các dân tộc Tây Nguyên ở Kon Tum
Ngoài hình ảnh và ký họa, việc tiếp cận các dữ liệu lý thuyết có liên quan đếnviệc hỗ trợ, phát triển đề tài là hết sức cần thiết trong sự hình thành ý tưởng và thamkhảo các tác phẩm của các nghệ sĩ khác trong giai đoạn đầu của hoạt động sáng tạo.Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã đặt nềnmóng cho đề tài với nhiều nội dung kiến thức cơ bản và chuyên sâu, dẫn chứng sinhđộng, cung cấp có hệ thống những quan điểm lý luận phổ quát Tóm tắt như sau:
- Tham khảo, nghiên cứu Sách vở, giáo trình: Cuốn sách Người Ba-na ở Kon
Tum nguyên tên là Mọi Kontum, là tác phẩm viết chung của hai anh em Bác sĩ
Nguyễn Kinh Chi và Giáo sư Nguyễn Đổng Chi vào năm 1933-1636 và in năm 1937.Sau khi ra đời, sách được giới học giả quan tâm và trong vòng gần mười năm qua,Viện Viễn Đông bác cổ Pháp tại Hà Nội đã cho dịch một cách cẩn trọng ra Pháp ngữ(do dịch giả Nguyễn Văn Ký) và Nhà xuất bản Tri thức phát hành bằng hai thứ tiếngvào năm 2011
Tác giả : Andrew Hardy - Viện Viễn Đông bác cổ Pháp Tại Hà Nội (1)
Người dịch: Nguyễn Hoàng Diệu Thủy và Đào Hùng
Nguồn: http://www.boxitvn.net
Trang 18Hình 1.25 Cuốn sách Người Ba-na ở Kon Tum (nguyên tên là Mọi Kontum)
- Các bài viết nghiên cứu của Nhà văn Văn Công Hùng : “ Tây Nguyên áo váy và
ngực trần”; “Tượng nhà mồ Tây Nguyên”.
1.3 Những sự ảnh hưởng đến sáng tạo
Một sồ tác phẩm của các họa sĩ trong và ngoài nước
- Nguyễn Thanh Sơn,Lễ hội Tây Nguyên, Tranh sơn dầu
Hình 1.26 Tranh “Lễ hội Tây Nguyên” của Họa sĩ Nguyễn Thanh Sơn
Trang 19- Ám ảnh của lời nguyền
Hình 1.27 Tranh “Ám ảnh của lời nguyền”
- Nguyễn Thanh Sơn, Hành trình Âm dương
Hình 1.28 Tranh “Hành trình Âm dương” của Họa sĩ Nguyễn Thanh Sơn
Trang 20- Một số tác phẩm của các họa sĩ khác
Hình 1.29.
Trang 211.4 Phân tích dữ liệu
1.4.1 Phân tích nội dung
- Bước đầu tổng hợp các thông tin dữ liệu, hình ảnh, tư liệu liên quan đến chủ đềtượng nhà mồ Tây Nguyên, chọn lọc các thông tin dữ liệu có tác động thúc đẩy cảmhứng sáng tạo
- Phân tích các tư liệu, xác định chủ đề (concept), tiếp tục bổ sung tư liệu, hìnhảnh, ký họa trực quan về hình ảnh tượng nhà mồ với nhiều góc độ
- Xác định ý tưởng có nội dung về “Tượng nhà mồ”, xếp đặt bố cục, thử nghiệmmột số kỹ thuật và lựa chọn chất liệu thể hiện phù hợp
Hình 1.31: Thử nghiệm với chất liệu sơn dầu
Trang 22Hình 1.32: Thử nghiệm với chất liệu sơn mài
1.4.2 Phân tích hình thức
- Đường nét phóng khoáng, có nét thanh nét đậm
- Sử dụng các yếu tồ tạo hình(ngôn ngữ thị giác), các nguyên tắc bố cục, xâydựng bồ cục tác phẩm hài hòa, phù hợp với nội dung thể hiện
Trang 23- Đi màu và tạo ma che
Hình 1.34
- Phủ bạc
Hình 1.35
Trang 24- Tạo chất bằng dầu hỏa trên lớp phủ cánh gián
Hình 1.36
Yếu tố góp phần lớn trong việc tạo nên giá trị và vẻ đẹp của tác phẩm là các yếu
tố kỹ thuật, tạo chất trực tiếp để phẩn ánh rõ phong cách hiện thực và một só yếu tố thịgiác khác Kỹ thuật và phương pháp được tôi sử dụng như một phương tiện để diễnđath rõ rang nội dung và hình thức trong tác phẩm của mình Tôi tin rằng qua nhữngnghiên cứu và sự lựa chọn kỹ thuật phù hợp sẽ mang đến một tác phẩm có giá trị nghệthuật và cảm xúc cao cho tác phẩm “ Tượng nhà mồ” của mình
Tiểu kết:
Sau quá trình nghiên cứu và thu thập các thông tin dữ liệu cảm xúc ban đầu, thuthập các hình ảnh thực tế, các ký họa về tượng nhà mồ và sự tổng hợp các kiến thức tưduy và cảm xúc của bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện Tôi đã tìm được chobản thân một nguồn cảm xúc cùng tư duy kinh nghiệm để có thể đưa ra phương pháp
để có thể tạo ra một tác phẩm có hệ thống các bước với các hình thức và kỹ thuật thểhiện để có thể chuyển tải và khắc họa roc nội dung tư tưởng và cảm cúc cho tác phẩm
Trang 25Nội dung tư tưởng tác phẩm “Tượng nhà mồ”:
Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và sang lọc nội dung ý tưởng về đề tài
“tượng nhà mồ” đã dần dần được hình thành Lúc này, hình ảnh những pho tượngnhà mồ trong tôi biểu tượng cho một “Đất nước đứng lên” huy hoàng và rực rỡ.Thông qua đó, tôi muốn lột tả được vẻ đẹp thô sơ, mộc mạc và giản dị ẩn dấu saucái lớp gỗ sần sùi tưởng như vô tri vô giác kia Và, trên hết là ngợi ca vẻ đẹp củatượng nhà mồ Tây Nguyên, ngợi ca tài năng của những người nghệ nhân vô danh
và của những con người nơi đây
Hình thức thể hiện:
Tôi chọn phong cách hiện thực cho tác phẩm của mình, chú ý diễn tả sâu chấtliệu gỗ sần sùi, lồi lõm và gam màu nóng chủ đạo trong bài, nhấn mạnh trọng tâm lànhững pho tượng mồ Hình tượng được thực hiện hóa một cách rõ ràng và cụ thể.Màu sắc sử dụng gam nóng chủ đạo, bên cạnh đó tạo điểm nhấn bằng những gammàu lạnh và trầm của miền đất Tây Nguyên nhằm thể hiện một không gian màu sắc,hương vị của miền đất này
Dụng cụ, thiết bị, truyền thông:
Trong quá trình nghiên cứu, tôi sử dụng một số thiết bị sau:
- Máy ảnh dùng để chụp ảnh và các tư liệu càn thiết cho quá trình thực hànhsáng tạo
- Máy tính dung để phân tích, tìm kiếm các thông tin lien quan và viết lại quátrình thực hành sánh tạo
- Một số đồ dung càn thiết cho quá trình thực hiện sáng tác tác phẩm bằng chấtliệu sơn mài
Qua thử nghiệm, sàng lọc và dưới sự góp ý của các thầy cô trong Hội đồnghướng dẫn, các kỹ thuật và các yếu tố trong tác phẩm đã được thông qua và lựachọn kỹ lưỡng để có thể tiến hành cho ra đời một tác phẩm mới- Tác phẩm “ Tượngnhà mồ”