1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ tây nguyên - hoàng xuân huy

12 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 53,25 KB

Nội dung

Dù chưa một lần được đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên, chưa được nhìn thấy “rừng tượng mồ” độc đáo, nhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để đưa ra mét sù “cảm nhận về giá trị nghệ th

Trang 1

Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU Tran g

1 Lý do chọn đề tài……….3

2 Mục tiêu nghiên cứu- nhiệm vụ nghiên cứu……… 4

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Đối tượng nghiên cứu- Phạm vi nghiên cứu……… 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.2 Phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu……… 4

5 Những đóng góp của đề tài……… 5

6 bố cục tiểu luận………5

B PHẦN NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN 1.1. Địa lý, lịch sử , dân cư và bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên……6

* Địa lý * Lịch sử * Dân cư 1.2. Nguồn gốc cơ bản hình thành nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên………

………9

Trang 2

1.3. Tượng nhà mồ phục vụ đời sống tớn

ngưỡng……… 10

1.4. Tượng nhà mồ luụn gắn với khụng gian nhà mồ………12

Cảm nhận về giỏ trị nghệ thuật điờu khắc tượng nhà mồ Tõy Nguyờn - Hoàng Xuõn Huy Chương 2: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA NGHỆ THUẬT ĐIấU KHẮC TƯỢNG NHÀ MỒ TÂY NGUYấN 2.1 Cỏc lớp tượng nhà mồ………15

2 2 Chu trỡnh thiết kế tượng nhà mồ………20

2.3 Giỏ trị nghệ thuật của tượng nhà mồ trong tớn ngưỡng mang màu sắc đa thần giỏo của người Tõy Nguyờn……… 22

2 4 Cỏc giỏ trị nghệ thuật của tượng nhà mồ………

24 2 5 Sự phõn bố chung của tượng mồ trong khụng gian nhà mồ……… 26

2 6 Cỏc yếu tố tạo hỡnh về hỡnh thể, bố cục, đề tài, mảng khối, đường nột, màu sắc……… 26

2 6 1 Tượng mồ là loại tỏc phẩm điờu khắc độc đỏo bậc nhất xứ sở Tõy Nguyờn Tợng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất xứ sở Tây Nguyên………26

2 6.2 Tạo hỡnh……… 27

2 6.3 Đưũng nột………28

2 6.4 Màu sắc trờn tượng……… 30

Cảm nhận về giỏ trị nghệ thuật điờu khắc tượng nhà mồ Tõy Nguyờn - Hoàng Xuõn Huy

Trang 3

2 7 Giá trị thẩm mỹ trong cách tạo hình tượng mồ Tây Nguyên……… 31

C KẾT LUẬN……… 32

ẢNH MINH HOẠ……… 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….44

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giá trị văn hoá và giá trị lịch sử làm cho tượng nhà mồ từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc các ngành xã hội và nhân văn Nó

là mét di sản văn hoá quý báu không chỉ riêng của Việt Nam, của Đông Nam Á mà còn của cả nhân loại Theo nhiều chuyên gia dân tộc học, tượng nhà mồ còn hứa hẹn nhiều khám phá mới về lịch sử tộc người và văn hoá tộc người Thượng ở vùng đất đỏ Tây Nguyên

Vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ – nơi bảo lưu một nền văn hoá rực rỡ của các dân tộc có nguồn gốc từ thổ dân Đông NamÁ và Đa Đảo Ngữ hệ Môn – Khmer và Malayo – Polinesia đóng vai trò chính trong ngôn ngữ Tây Nguyên cũng như tập tục tang ma trọng thể thấy phổ biến ở cư dân hoang đảo quanh xÝch đạo địa cầu, tiêu biểu là lễ bỏ mả Điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên là một mảng điêu khắc khá độc đáo trong nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam Nhà mồ và tượng

Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy

Trang 4

nhà mồ là một phần vô cùng quan trọng và rất đặc sắc trong văn hoá cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Nó vừa là văn hoá vật thể, vừa là văn hoá phi vật thể, vừa có giá trị về nghệ thuật, điêu khắc và kiến trúc, lại vừa có ý nghĩa về dân tộc học, tôn giáo học và văn hoá dân gian Gắn liền với nhà mồ và tượng nhà

mồ là hàng loạt yếu tố văn hoá của cư dân Tây Nguyên như: lễ hội, Èm thực, âm nhạc, các quan hệ cộng đồng…Cho đến nay, đã có mét sè công trình nghiên cứu về nhà mồ và tượng nhà mồ Tây Nguyên Tuy vậy, nói chung đây vẫn còn là một lĩnh vực để ngỏ – có nhều vấn đề chúng ta chưa biết được là bao, cần được tìm hiểu hơn nữa

Là mét sinh viên mỹ thuật, và đã vài lần đến thăm quan tại Bảo tàng Dân Tộc học Việt Nam (đường Nguyễn Văn Huyên – Hà Nội), nơi hội tụ các giá trị văn hoá và tinh thần của đại gia đình các dân tộc Việt Nam Trong khuôn viên ngoài trời tại bảo tàng có ngôi nhà mồ Giarai - Aráp được đưa ra tõ Tây Nguyên Đứng trướcngôi nhà mồ tôi rất thích thú và tò mò trước quần thể những bức tượng gỗ bao quanh hàng rào nhà mồ, những bức tượng dãi dầu mưa nắng…với những nét tạo hình trên bề mặt rất độc đáo, cuốn hút người xem Dù chưa một lần được đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên, chưa được nhìn thấy “rừng tượng mồ” độc đáo, nhưng tôi vẫn quyết định chọn đề tài này để đưa ra mét sù “cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên”

2 Mục tiêu nghiên cứu – Nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, tìm hiểu, đưa ra cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà

mồ Tây Nguyên Góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu vẻ đẹp của tượng nhà mồ Tây Nguyên

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy

Trang 5

Trong phạm vi hẹp của tiểu luận tôi chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, đưa ra cảm nhận về “giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên”

3 Đối tượng nghiên cứu – phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Bản sắc văn hoá độc đáo của các tộc người Thượng ở Tây Nguyên

- Lễ hội bỏ mả nói chung, nhà mồ và tượng nhà mồ nói riêng

- Các yếu tố tạo hình tạo nên giá trị nghệ thuật của tượng nhà mồ Tây Nguyên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu, tìm hiểu ba lớp tượng tiêu biểu trong không gian nhà mồ Tây Nguyên

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp so sánh, phân tích

- Phương pháp tham khảo

- Phương pháp thực nghiệm

5 Những đóng góp của đề tài

Là cơ sở, tài liệu tham khảo cho những ai đam mê tìm hiểu các yếu tố về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên

6 bố cục tiểu luận

Gồm bèn phần:

A.Phần mở đầu

B Phần nội dung:

Chương 1 Khái quát chung về vùng đất và con người Tây Nguyên

Chương 2 Giátrị nghệ thuật của nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên

C.Phần kết luận

Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy

Ảnh minh hoạ

Tài liệu tham khảo

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN

Tây Nguyên

* Địa lí

Tây Nguyên là vùng cao nguyên giáp với cả Lào và Campuchia, Gia Lai, Đắk Lăk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia, còn Lâm đồng không có đường biên giới quốc tế Thực chất Tây Nguyên không phải là mét cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao nguyên liền kề Đó là các cao nguyên: Kon Tum, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plây Ku, cao nguyên M’Drăk, cao nguyên Buôn Ma Thuột, Mơ Nông, cao nguyên Lâm Viên và cao nguyên Di Linh, tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối nói cao (chính là Trường Sơn Nam)

* Lịch sử

Trang 7

Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy

Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành mét quốc gia hoàn chỉnh

Sau khi Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Chăm Pa và cũng phái mét sè sứ đoàn để thiết lập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt

Ở triều nhà Nguyễn, quy chế bảo hộ trên danh nghĩa đối với Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, mặc dù vua Minh Mạng có đưa phần lãnh thổ Tây Nguyên vào bản đồ Việt Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ – 1834) Người Việt vẫn chủ yếu khai thác miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (nh trường hợp dân tộc Mạ)

Sau khi người Pháp nắm quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạt các cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên Trước đó, các nhà truyền giáo đã đi tiên phong lên vùng đất còn hoang sơ chất phác này Năm 1888, mét người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayréna sang Đông Dương chọn Dakto làm vùng đấtt cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số Ông thành lập vương quốc Sedang có quốc kì, giấy bạc, có cấp chức riêng và tự mình lập làm vua tước hiệu Marie đệ nhất Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùng đất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về Châu Âu, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn lên “đăng quang” thay Mayréna Vùng đất Tây Nguyên được đặt dưới quyền quản lí của công sứ Quy Nhơn Sau đó vài năm thì vương quốc này cũng bị giải tán Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Lang Biang Ông đề nghị chính phủ thuộc địa xây dựng mét thành phố nghỉ mát tại đây Nhân dịp này người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này Năm 1898, vương quốc Sedang bị giải tán Một toà

Trang 8

Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy

sinh qua bảy lần rồi mới biến thành giọt sương tan vào đất, với mét chu trình: Đất – ma - đất, và dường như “cuộc sống” sau khi chết đối với người Tây Nguyên mới

là cuộc sống thực

Do xuất phát tõ ý niệm trên mà tục bỏ mả được hình thành Người Tây Nguyên rất coi trọng và chuẩn bị chu đáo cho người chết một “cuộc sống mới” đầy

đủ, chu đáo trong tương lai với mong muốn người thân được hạnh phúc, no đủ Họ chia phần của cải từ cái bát, đôi đũa, chiếc gùi, con dao…Việc chia của cho người

đã khuất của người Tây Nguyên gần với tục làm nhà táng, đốt vàng mã cho người chết của người Kinh Điều đặc biệt ở đây là, sau khi lễ bỏ mả kết thúc mọi thứ thuộc về ma, người chết được bỏ đi, không còn ý nghĩa gì với người sống khác với người Kinh, mồ mả mãi mãi là phần quan trọng và ràng buộc với người sống Đây cũng là nét đặc sắc rất riêng trong quan niệm về sinh tồn của người Tây Nguyên Theo cán bộ văn hoá tỉnh ĐăkLăc-Trương Bị, tượng nhà mồ Tây Nguyên là một loại hình nghệ thuật độc đáo nằm trong dòng chảy của nghệ thuật nguyên thuỷ thế giới Nằm giữa những nền văn minh lớn nh: Ên Độ, Trung Quốc, Chăm, Việt nhưng nó không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo Điều đó đủ cho chúng ta thấy nó có một sức sống mãnh liệt, khó phai tàn trong quan niệm, tín ngưỡng người Tây Nguyên

Mét nhà mồ được chia làm hai phần: nhà dành cho phần xác và nhà dành cho phần hồn Nhà dành cho phần xác là nhà chính, trên quan tài được dựng nhà lợp lá, ngoài đan phên có trang trí hoa văn Ở đầu và chân quan tài có hai tượng hoặc những hình song, ngà voi canh giữ, bên ngoài có hàng rào gỗ và những bức tượng gỗ vây bọc Những tượng nam - nữ giao hợp, tượng bà chửa, tượng người ngồi khóc, tượng thú vật nh: tượng trâu, chim, voi, …cũng được đẽo phạt từ

Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy

Trang 9

đem lại cái cảm giác gần gũi giữa người sống và người chết thông qua thế giới tượng mồ, đồng thời làm tan biến sự sợ hãi của người sống đối với một thế giới khác biệt Có thể nói tượng nhà mồ nh mét cầu nối trong tiềm thức của người sống với không gian, ý nghĩa chung của ngôi nhà mồ

CHƯƠNG 2

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG NHÀ

MỒ TÂY NGUYÊN 2.1 Các lớp tượng nhà mồ

Tượng nhà mồ xếp làm ba lớp cơ bản Qua mét sè tài liệu của các nhà nghiên cứu cho thấy, có ba nhóm tượng mồ tương ứng với ba nhóm chức năng kế tiếp nhau theo thời

Trang 10

Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy

các tượng dưới dạng biểu hiện cảnh nam nữ giao hợp, phô bày bộ phận sinh dục và tượng đàn bà chửa ở khuôn viên nhà mồ tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: ở phía hàng rào mặt phía Đông của nhà mồ này có ba cặp nam nữ giao hợp (đơ - mơi - tui sang), mét tượng đàn bà chửa (gra - bor - bi - mau cây), mặt phía Tây có một tượng đàn bà chửa, một tượng đàn ông khoe dương vật (rúp-dak-kơng), một tượng phụ

nữ khoả thân (gra-lâu-hyôn), phía Nam có một tượng đàn bà chửa, mặt phía Bắc có một tượng đàn bà khoả thân, một đàn ông khoe dương vật Nh vậy có tới 14 bức tượng liên quan đến tín ngưỡng phồn thực trong tổng số 27 bức tượng Những bức tượng kiểu này mang tính phổ biến ở nhóm Gia Rai Araps Trên thực tế, ngôi nhà

mồ làng Kép, xã Iamnông-Chưpah, tỉnh Gia Lai được dân địa phương bỏ vào tháng 3/ 1997 Trong tổng số 30 tượng diễn tả đời sống của người Gia Rai, có tới năm cặp tượng thể hiện cảnh nam nữ giao hợp

Trước đây những nghiên cứu về Tây Nguyên cho thấy, trên các cột Kút và cột Klao ở nhà mồ thuộc nhóm Gia Rai khác thường có trang trí cặp ngà voi tượng trưng cho cặp vú, dưới cặp vó – ngà voi thường được khắc hình âm vật, cách điệu dưới dạng hình hoa thị chữ thập, cũng trên các cặp cột này luôn luôn có hình cặp đùi, háng bẹn và âm hộ bà HơKroih, biểu tượng phồn thực của cư dân nông nghiệp

Ở những ngôi nhà mồ ta còn tìm được một hình tượng nghệ thuật đặc biệt, đó

là mối quan hệ giữa những quan niệm về tang ma với biểu tượng phồn thực Những cặp tượng nam nữ giao hoan được khắc hoạ một cách tự nhiên với nhiều tư thế, tư thế nào cũng mang tính chủ động Xuất phát từ trực quan, tõ mối liên hệ nhân quả của các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống, sau khi khắc hoạ những cặp tượng giao hợp của đôi nam nữ , người thợ đẽo tượng đàn bà chửa, thể hiện hệ quả tất yếu của hoạt động tính giao Những bức tượng nam nữ giao hợp, nam nữ phô bày bộ phận sinh dục, đàn bà chửa được chôn ngay trên mộ

Trang 11

Cảm nhận về giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng nhà mồ Tây Nguyên - Hoàng Xuân Huy

và nó sẽ bị huỷ hoại dần theo năm tháng, ngay cả ngôi mộ còng không được thăm nom như trước nữa

Nghệ thuật tượng nhà mồ còn bắt nguồn từ bản thân sống động của mỗi bức tượng Loại trừ tượng người ngồi ôm mặt ở tư thế tĩnh còn hầu hết các bức tượng khác đều diễn tả các trạng thái động của con người Những người tạc tượng đã làm cho từng bức tượng trở nên sinh động nh có hồn Người xem nếu đã một lần đến buôn làng của những tộc người Thượng ở Tây Nguyên, được dự lễ bỏ mả, khi chiêm ngưỡng tượng sẽ có cảm giác như mình đang có mặt tại lễ bỏ mả của họ, với các hoạt động quen thuộc của con người diễn ra trong lễ bỏ mả Nghệ thuật chính

là đem đến sự gần gũi thân thuộc của cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm nghệ thuật một cách tự nhiên Khi quan sát những bức tượng mồ, người xem có thể nhận ra hình thể của từng bức tượng, qua bàn tay của người nghệ nhân, đều xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn là dạng hình ban đầu của mỗi thân tượng Bằng thủ pháp mảng khối mang tính biến dạng hình thể cao không lệ thuộc vào vật thể thực, người nghệ nhân chỉ phác hoạ, gợi lên một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng bỗng trở nên sống động như có hồn

Khác với tượng của dân tộc Việt, Khơ me qua bàn tay của người nghệ nhân tạo thành những bức tượng linh thiêng, đặc biệt khi đặt ở vị trí trang trọng là nơi thờ cúng Tượng mồ ở Tây Nguyên có khác biệt, tượng ra đời ở thiên nhiên, mặc cho các yếu tố của thời tiết làm hư hỏng

Mỗi nhà mồ kiểu cổ truyền của người Thượng đều nh mét công trình nghệ thuật đích thực, tuy thô mộc, dân dã, nhưng hài hoà đặc sắc và quý giá Có thể nói, nhà mồ, tượng mồ Tây Nguyên như một “bảo tàng” về văn hoá của mỗi tộc người:

về kiến trúc, về điêu khắc, trang trí, và cả về vô trô quan chứa đựng trong đó, đồng thời ở mét sè tộc, không tách rời nó mà luôn giữ vai trò, môi trường

Ngày đăng: 08/01/2015, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w