1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thực trạng thị trường cổ phiệu hiện nay

57 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 443,75 KB

Nội dung

Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinhdoanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổphiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường.. Việc mua đi bán lại cổ p

Trang 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU

1 Cổ phiếu

1.1 Khái niệm

Cổ phiếu là giấy chứng nhận cấp cho cổ đông để chứng nhận số cổ phần mà cổđông đó đã mua ở một Công ty cổ phần, chứng thực về việc đóng góp vào Công ty cổphần, đem lại cho người chủ của nó quyền chiếm hữu một phần lợi nhuận dưới hìnhthức lợi tức cổ phần và được quyền tham gia quản lý công ty

Theo Luật Chứng Khoán Việt Nam, cổ phiếu là lọai chứng khoán xác nhậnquyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổchức phát hành

1.2 Đặc điểm của cổ phiếu

Cổ phiếu có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt dễ dàng Tuy nhiên tính thanh khoản của cổ phiếu phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Cổ phiếu là chứng khoán vốn do đó không có kỳ hạn và không hoàn vốn

- Cổ tức không được xác định trước mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của tổ chứcphát hành (công ty có cổ phiếu niêm yết) Nếu tổ chức phát hành hoạt động kinhdoanh có hiệu quả, trả cổ tức cao, cổ phiếu của công ty sẽ thu hút nhà đầu tư và cổphiếu thực sự dễ mua bán trên thị trường Ngược lại nếu công ty làm ăn kém hiệuquả không trả cổ tức hoặc cổ tức thấp, cổ phiếu của công ty sẽ giảm giá và khó bán

- Cổ phiếu có mối quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường cổ phiếucũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu Giá cổphiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộcrất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trườngđang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá Ngượclại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém

Trang 2

hơn cũng có thể bán dễ dàng.

Trang 3

- Tính lưu thông khiến cổ phiếu có giá trị như một loại tài sản thực sư, nếu như tínhthanh khoản giúp cho chủ sở hữu cổ phiếu chuyển cổ phiếu thành tiền mặt khi cầnthiết thì tính lưu thông giúp chủ sở hữu cổ phiếu thực hiện được nhiều hoạt động nhưthừa kế tặng cho để thục hiện nghĩa vụ tài sản của mình.

- Cổ phiếu có tính tư bản giả tức là cổ phiếu có giá trị như tiền Tuy nhiên cổ phiếukhông phải là tiền và nó chỉ có giá trị khi được đảm bảo bằng tiền Mệnh giá của cổphiếu không phản ánh đúng giá trị của cổ phiếu

- Cổ phiếu có tính rủi ro cao phụ thuộc vào thông tin và tình hình phát triển của Công

ty cổ phần Giá trị cổ phiếu luôn biến động theo các yếu tố này

1.3 Phân loại cổ phiếu

Một Công ty cổ phần có thể phát hành 2 loại cổ phiếu:

a) Cổ phiếu thường

Giấy chứng nhận cổ phần, thể hiện quyền lợi sở hữu của cổ đông trong công

ty, quyền sở hữu được bỏ phiếu của công ty và những cổ phiếu này vĩnh viễn tồn tạicùng với những quãng đời hoạt động của công ty

Đặc điểm của cổ phiếu thường

- Không có kỳ hạn và không hoànvốn

- Cổ tức phụ thuộc vào KQSXKD và chính sách chia cổ tức trong từng thời kỳ

- Cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý khicông ty phá sản

- Giá cả biến động

Trách nhiệm và quyền lợi của cổ đông:

Trách nhiệm

Trang 4

- Phần vốn góp xem như góp vĩnh viễn, không được rút lại.

- Cổ đông phổ thong chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn theo phần vốn góp

+ Phụ thuộc vào KQKD và chính sách chia cổ tức của công ty

+ Công ty có thể trả bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu

- Lợi tức do chênh lệch giá Rủi ro của cổ phiếu

Trang 5

- Rủi ro không hệ thống: khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng sự thay đổi trong thunhập từ cổ phiếu công ty sự không chắc chắn trong khả năng thanh toán của công ty

Trang 6

Các nhân tố ảnh hưởng giá cổ phiếu

Nhân tố kinh tế

- Mức thu nhập DN

- Lãi suất thịtrường

- Xu hướng KD

Nhân tố phi kinh tế: thay đổi điều kiện chính trị, cơ cấu quản lý hành chính, điều kiện

tự nhiên, điều kiện văn hóa…

Nhân tố thị trường:

- Biến động thị trường

- Tác động quan hệ cung –cầu

Nhân tố khác: yếu tố tâm lý đầu tư theo phong trào, hành vi tiêu cực trên TTCK

b) Cổ phiếu ưu đãi:

Thể hiện quyền lợi sở hữu trong một công ty, tuy nhiên những cổ đông nắm loại

cổ phiếu này được hưởng một số ưu đãi hơn so với những cô đông thường

Đặc điểm: giống cổ phiếu thường

- Cũng là chứng khoán vốn, không kỳ hạn, không hoàn vốn

- Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi cũng là cổ đông đồng sở hữu của công ty

- Đặc điểm giống trái phiếu:

- Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định một tỷ lệ lãi cố định tính trên mệnh giá

Phân loại:

Cổ

phiếu ưu đãi có lũy kế lãi

Trang 7

Trường hợp công ty làm ăn không có lợi nhuận để trả cổ tức, thì phần còn lạithiếu năm nay sẽ được tích lũy sang năm sau hay vài năm sau khi công ty có đủ lợinhuận để trả.

Cổ

phiếu ưu đãi không lũy kế lãi

Trường hợp công ty làm ăn không có lợi nhuận để trả cổ tức, thì khoản cổ tức đó

sẽ bị mất luôn Qua kỳ hoạt động tiếp theo, dù công ty làm ăn có hiệu quả, có lờicao khoản cổ tức chưa chi trả của kỳ trước cũng không được truy lĩnh chỉ chi trảkhoản cổ tức của kỳ hiện hành

Cổ

phiếu ưu đãi dự phần

Người chủ sở hữu loại cổ phiếu này ngoài việc nhận cổ tức đã công bố có thểnhận thêm khoản cổ tức đặc biệt, nếu cổ tức của cổ phiếu thường vượt quá một lượngtiền nhất định

Cổ

phiếu ưu đãi không dự phần

Người chủ sở hữu không được hưởng thêm phần lợi tức nào vào những nămcông ty làm ăn phát đạt vượt mức

2 Tổng quan về thị trường cổ phiếu

2.1 Khái niệm

Thị trường cổ phiếu là thị trường mà hàng hóa được giao dịch trao đổi, mua bán tại đó là các cổ phiếu

2.2 Vai trò của thị trường cổ phiếu.

Thị trường cổ phiếu là một định chế tài chính tất yếu của nền kinh tế thị trườngphát triển Thị trường cổ phiếu là chiếc cầu vô hình nối liền giữa cung và cầu vốntrong nền kinh tế Một thị trường cổ phiếu lành mạnh và hoạt động có hiệu quả sẽtạo điều kiện khai thác tốt các tiềm năng của nền kinh tế, tạo sự lành mạnh trong việcthu hút và phân phối vốn trong nền kinh tế một cách có hiệu quả nhất

Trang 8

Thị trường cổ phiếu góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế:

Chức năng cơ bản của thị trường cổ phiếu là công cụ huy động vốn đầu tư cho nềnKinh tế và tăng tiết kiệm quốc gia thông qua việc phát hành và luân chuyển cổ phiếu

có giá Việc mua đi bán lại cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu đã tạo điều kiện di

chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn, tạo điều kiện chuyển hướng đầu tư từ ngành này sang ngành khác, từ đó góp phần điều hòa vốn giữa các ngành kinh tế, phá

vỡ “tính ỳ” trong đầu tư sản xuất, tạo ra những động năng cho sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều của nền kinh tế

Thị trường cổ phiếu là một định chế rất cơ bản trong hệ thống thị trường tàichính, là chất xúc tác quan trọng trong huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúcđẩy hoạt động kinh tế

Thị trường cổ phiếu góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn thông qua việc buộc các công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng theo một tỷ lệ nhất định.

Điều này giúp giải tỏa sự tập trung quyền lực kinh tế vào một nhóm nhỏ, songvẫn tập trung cho phát triển kinh tế Từ đó tạo sự cạnh tranh công bằng hơn, góp phầntăng tính hiệu quả và góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Bên cạnh đó, giúpcho việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xãhội đối với hoạt động của công ty

Thị trường cổ phiếu tạo điều kiện thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước

ngoài

Việc đầu tư vốn từ nước ngoài có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau,trong đó có đầu tư vốn thông qua thị trường cổ phiếu Đây là hình thức đầu tư dễdàng và hữu hiệu Với nguyên tắc công khai, thị trường cổ phiếu là nơi mà các nhàđầu tư có thể theo dõi và nhận định một cách dễ dàng hoạt động của các ngành, các

Trang 9

doanh nghiệptrong nước Hơn nữa, thị trường cổ phiếu thu hút vốn thông qua mua bán

cổ phiếu, từ đó tạo môi tường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài

Thị trường cổ phiếu là công cụ đánh giá hoạt động kinh doanh và là phong vũ biểu của nền kinh tế

Thị trường cổ phiếu phản ánh tình trạng của các doanh nghiệp và của cả nền kinhtếquốc gia Các thị giá cổ phiếu được thể hiện thường xuyên trên thị trường đã phảnánh giá trị phần tài sản có của doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá thực trạng của doanhnghiệp, mức độ đầu tư, trạng thái kinh tế Chỉ có những doanh nghiệp làm ăn mạnh,

có hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tương lai tốt thì giá trị thị trường của cổ phiếucông ty mới cao và ngược lại

Ngoài sự đánh giá các doanh nghiệp, thị trường cổ phiếu còn là phong vũ biểucủa nền kinh tế, giúp những người đầu tư và những người quản lý có cơ sở đánh giáthực trạng và dự đoán tương lai của nền kinh tế Diễn biến của thị giá cổ phiếu đãphản ánh thông tin đa dạng và nhiều chiều cho nhà đầu tư trước diễn biến của các rủi

ro Thị trường cổ phiếu còn phản ánh rất nhạy cảm trước các chính sách kinh tế vĩ mô,các biến động của nền kinh tế Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách và quản lýthường thông qua thị trường cổ phiếu để phân tích, dự đoán, đề ra các chính sách điềutiết kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thích hợp, qua đó tác động tới các hoạtđộng của nền kinh tế quốc dân

Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị trường cổ phiếu cũng có những tác động tiêu cực sau:

- Thị trường cổ phiếu luôn chứa đựng yếu tố đầu cơ, một yếu tố có tínhtoán của nhà đầu tư Họ có thể mua cổ phiếu với hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng lêntrong tương lai và qua đó thu được lợi nhuận Sự kiện này càng dễ dàng xãy ra khi cónhiều người cùng cấu kết với nhau để đồng thời mua vào hay bán ra một loại cổ phiếunào đó, dẫn đến sự khan hiếm hay dư thừa cổ phiếu một cách giả tạo trên thị trường,làm cho giá cổ phiếu tăng lên hay giảm xuống một cách đột biến, gây tác động xấuđến thị trường

- Hoạt động giao dịch nội gián thường xãy ra trên thị trường cổ phiếu

Trang 10

Một các nhân nào đó lợi dụng việc nắm bắt thông tin nội bộ của doanh nghiệp, cũngnhư các thông tin mật không được hoặc chưa được phép công bố và sử dụng cácthông tin đó cho giao dịch cổ phiếu nhằm thu lợi bất chính được gọi là giao dịch nộigián Các giao dịch nội gián được coi là phi đạo đức về mặt thương mại, vì người cónguồn tin nội gián sẽ có lợi thế trong đầu tư so với các nhà đầu tư khác để thu lợi bấtchính cho riêng mình Điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư Như vậy sẽ tác độngtiêu cực đến tích lũy và đầu tư.

- Thị trường cổ phiếu hoạt động trên cơ sở thông tin hòan hảo Tuy vậy,khi có tin đồn không chính xác hoặc thông tin sai lệch về hoạt động của doanhnghiệp, điều này

tác động đến tâm lý của nhà đầu tư, dẫn đến xu hướng thay đổi đầu tư, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường và gây thiệt hại cho đại đa số nhà đầu tư

Như vây, vai trò của thị trường cổ phiếu được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau Song vai trò tích cực hay tiêu cực của thị trường cổ phiếu thực sự phát huy hay

bị hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thị trường

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU VIỆT NAM

Kể từ khi chính thức ra đời cho đến hết năm 2001 đã có tới 9 công ty niêm yếttrên trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM nhưng tuyệt nhiên không có một công

ty nào trong số này đã từng một lần phát hành cổ phiếu để huy động vốn Thị trường

sơ cấp chỉ được khởiđộng vào đầu năm 2002 khi mà HAPACO phát hành một đợt cổ

Trang 11

phiếu với số lượng một triệu cổ phiếu mới Cho đến năm 2002 thì đã có tới 17 công tyniêm yết nhưng ngoài HAPACO mới chỉ có REE là công ty thứ 2 được phép pháthành một đợt cổ phiếu bổ sung với số lượng 7,5 triệu cổ phiếu.

là xây dựng và tổ chức thị trường, trong đó, có nhiệm vụ tạo hàng cho thị trường

Thực tế cho thấy, do những bất cập trong hệ thống luật pháp và cải cách thểchế của nước ta mà nhiệm vụ tạo hàng của SSC chỉ đạt được những kết quả rất hạnchế Mặc dù tiêu chuẩn niêm yết ở TTCK Việt Nam thuộc vào loại đơn giản và dễdãi nhất thế giới, Nhà nước lại dành ưu đãi thuế đáng kể cho các công ty niêm yết,SSC và các CTCK rất tích cực tiếp xúc, tuyên truyền cho các bộ, ngành, địa phương

và doanh nghiệp, nhưng sau hơn 4 năm hoạt động, TTCK Việt Nam chỉ có 26 công

ty niêm yết Số lượng các công ty niêm yết còn ít ỏi, chứng tỏ đại đa số doanh nghiệpchưa thấy lợi ích của việc niêm yết lớn hơn lợi ích của việc không phải công khai,minh bạch Thậm chí, có công ty niêm yết cảm thấy mình bị “ra ánh sáng” quá gắt,trong khi môi trường xung quanh thì tù mù, nhộn nhạo

Thực vậy, hầu hết các doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúngkhông phải thực hiện công khai thông tin tài chính có kiểm toán và tuân thủ quytrình phát hành, nhằm bảo vệ lợi ích người đầu tư Do đó, phần lớn các tổ chức pháthành cũng chẳng cần đến nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của CTCK và việc phát hành

Trang 12

ra công chúng của các doanh nghiệp cổ phần hoá, của các tổ chức tín dụng cũngkhông được gắn với việc niêm yết trên TTCK Khi đã trở thành công ty đại chúng,doanh nghiệp cũng chẳng phải công bố thông tin thường xuyên và chịu sự giám sátcủa SSC như ở các nước khác Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ tạo hàng của SSC chỉ cóthể là tuyên truyền, vận động các bộ, ngành và doanh nghiệp, chứ không thể áp đặtmệnh lệnh hành chính; còn chức năng tạo hàng vốn có của các CTCK cũng gặp rấtnhiều khó khăn Nhằm tiến tới từng bước quản lý việc phát hành chứng khoán ra côngchúng,

Nghị định 144/2003 đã quy định tổ chức phát hành chứng khoán ra côngchúng phải đáp ứng các điều kiện quy định và phải đăng ký với SSC Phát hành chứngkhoán ra công chúng là việc chào bán một đợt chứng khoán có thể chuyển nhượngđược thông qua tổ chức trung gian cho ít nhất 50 nhà đầu tư ngoài tổ chức phát hành.Tuy nhiên, quy định trên chỉ có hiệu lực đối với các doanh nghiệp chịu sự điều chỉnhcủa Luật Doanh nghiệp, còn đối tượng lớn nhất là các doanh nghiệp cổ phần hoá vàcác tổ chức tín dụng thì lại nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Nghị định 144 Hơnnữa, các tổ chức phát hành thuộc diện điều chỉnh của Nghị định 144 cũng dễ dànglách luật để thoát khỏi sự quản lý của nhà nước, nếu họ phát hành chứng khoán chocông chúng mà không sử dụng tổ chức trung gian

Đó là lý do giải thích tại sao cho đến nay, chưa có tổ chức phát hành nào thựchiện đăng ký với SSC, ngoài các công ty đã niêm yết trên TTCK Tuy nhiên, do

“phẩm cấp” pháp lý của Nghị định thấp hơn nhiều văn bản pháp lý khác hiện hành,đồng thời do nhận thức của các bộ, ngành về sự cần thiết quản lý hoạt động pháthành chứng khoán ra công chúng còn có nhiều điểm chưa thống nhất, nên những hạnchế nêu trên là điều không tránh khỏi

Đối với các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hoá, Nghị định187/2004 vừa được ban hành đã có một bước tiến đáng kể so với Nghị định 64/2002trước đây trong việc yêu cầu doanh nghiệp công khai một số thông tin chủ yếu cho cácnhà đầu tư trước khi thực hiện việc bán cổ phần Tuy nhiên, doanh nghiệp thực hiện

cổ phần hoá qua phát hành cổ phiếu cho công chúng không bắt buộc phải kiểm toán

Trang 13

báo cáo tài chính và chuẩn bị bản cáo bạch đầy đủ để công khai cho công chúng,đồng thời phương thức bán cổ phần ra ngoài doanh nghiệp được quy định chung chomọi đối tượng là phương thức đấu giá Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp

có thể cần đến nghiệp vụ tư vấn và định giá của các CTCK, nhưng sẽ chẳng có nhiềudoanh nghiệp cần đến nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và cũng chẳng có gì đảm bảo làviệc cổ phần hoá sẽ được gắn với niêm yết, vì sau cổ phần hoá, các công ty cổ phầnđại chúng không có nghĩa vụ công bố thông tin thường xuyên nếu không niêm yết

Như vậy, có thể nói những “lỗ hổng” trong luật pháp điều chỉnh hoạt độngphát hành chứng khoán ra công chúng vẫn còn khá lớn và vượt quá tầm của SSC,mặc dù với trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ (trước đây) và cho Bộ Tài chính(hiện nay), SSC đã nhiều lần nêu kiến nghị và đề xuất trong các kế hoạch chiến lược

và đề án tạo hàng Trong phạm vi thẩm quyền của mình, SSC đã rà soát và chỉnh sửacác quy định, thủ tục liên quan đến việc xử lý các hồ sơ niêm yết theo hướng đơn giảnhoá

Tuy nhiên, những cố gắng nêu trên của SSC không thay thế được các giảipháp về cơ chế, chính sách để có thể thúc đẩy hoạt động tạo hàng và bảo lãnh pháthành của CTCK như mong muốn Còn nếu tính đến chuyện hạ thấp hơn nữa tiêuchuẩn niêm yết thì sẽ khó mà đảm bảo được mục tiêu “duy trì thị trường an toàn vàphát triển ổn định”

Hơn nữa, đó sẽ là việc làm đi ngược lại yêu cầu của các cam kết hội nhập quốc

tế và liên kết khu vực mà chúng ta đang theo đuổi

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy, những yếu tố cơ bản đang cản trở

nỗ lực tạo hàng của các CTCK cũng như của SSC là thuộc về môi trường thể chế vàpháp lý còn nhiều bất cập hiện nay, đặc biệt là việc thả nổi các hoạt động và các tổchức phát hành chứng khoán ra công chúng Điều đáng lo ngại hơn nữa là việc thiếu

sự quản lý nhà nước thống nhất đối với hoạt động phát hành chứng khoán đang tạothuận lợi cho các hiện tượng thông tin sai lệch, xung đột lợi ích, thậm chí là lừa đảotrong hoạt động phát hành

Trang 14

Giai đoạn 2006- nay

Sự vận động của thị trường OTC trong những năm qua luôn theo sát thị trườngniêm yết Năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán hơn 203 triệu cổphiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ, khi có gần 200đợt phát hành của 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại với tổng lượng vốn huyđộng lên đến gần 40.000 tỷ VND Trong năm 2008, do sự suy giảm của thị trườngchứng khoán, tổng số vốn huy động chỉ đạt hơn 14.300 tỷ đồng thông qua hơn 100đợt chào bán chứng khoán ra công chúng Thị trường hồi phục vào năm 2009 đã tạođiều kiện cho hoạt động phát hành qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là phát hành

cổ phiếu.Tổng số vốn huy động qua phát hành cổ phiếu năm 2009 đã tăng hơn 50%

Theo số liệu của UBCK, năm 2014 có 21 công ty niêm yết mới trên 2 sàn giaodịch Trong đó nhiều tên tuổi lên HNX như: Công ty CP Hóa chất Đức Giang, Công

ty CP Thủy điện Miền Trung, Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng…Trên sàn HoSE là các gương mặt đình đám: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam, Công ty CP Thế giới Di động, Công ty CP Dây Cáp điện Việt Nam, Công

ty CP Cảng Cát Lái

Cơ hội trong năm 2015

Nhằm thúc đẩy CPH, tháng 9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định

số 51/2014/QĐ-Ttg quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký

Trang 15

giao dịch, niêm yết trên TTCK của DNNN Theo đó, trong thời hạn 90 ngày kể từngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, DN CPH phải hoàn tất thủ tục đăng kýcông ty đại chúng, đăng ký cổ phiếu để lưu ký tập trung tại VSD và đăng ký giao dịchtrên hệ thống giao dịch UPCoM.

Đối với DN đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày Quyết định này

có hiệu lực thi hành, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo ngườiđại diện phối hợp đôn đốc DN hoàn tất việc thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết.Như vậy, quy định trên là cơ sở pháp lý, góp phần tạo tiền đề cho các DN cổ phầnhóa thực hiện niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường tập trung, mở ra cơ hộicho các NĐT trên thị trường OTC Trong bối cảnh nhiều cổ phiếu niêm yết lâu năm

có xu hướng “già cỗi”, nhàm chán, việc cổ phiếu lên sàn thời gian gần đây thườngtăng giá cũng tạo nên sức hấp dẫn đáng kể cho NĐT

2 Thị trường thứ cấp

2.1 Giai đoạn 2000 – 2005: thị trường phát triển chậm.

Trước yêu cầu về đổi mới và phát triển kinh tế phù hợp với các điều kiện kinh

tế chính trị và xã hội trong nước trên cơ sở nhập kinh tế quốc tế ngày 11-7-1998Chính phủ ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứngkhoán, chính thức khai sinh cho Thị trường chứng khoán Việt Nam Ngày 28/07/2000,Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM chính thức thực hiện phiên giao dịch đầutiên với 2 mã chứng khoán là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh) và SAM (Công ty

cổ phần cáp và vật liệu viễn thông) với số vốn là 270 tỷ đồng

Từ năm 2001 đến năm 2004, thị trường phát triển khá chậm chạp do ít hànghóa, số lượng các doanh nghiệp niêm yết nhỏ, không nổi tiếng và không thu hút đượcnhà đầu tư trong nước Ngày 8/3/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nộichính thức đi vào hoạt động Đây có thể xem là giai đoạn tăng trưởng của thị trườngchứng khoán Việt Nam Nó đóng vai trò không nhỏ để nói lên rằng Việt Nam đang đitrên con đường cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới Và đặc biệt

Trang 16

hơn nữa, thị trường Việt Nam đã được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý khi tỷ lệ nắmgiữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng).

Về chỉ số VN Index, trong 5 năm đầu tiên VN Indexở mức khá thấp ngoại trừcơn sốt vào năm 2001, lúc này chỉ số VN Index cao nhất đạt 571,04 điểm Tuy nhiên,chỉ 4 tháng sau ngày đạt kỷ lục đó, các cổ phiếu niêm yết đã mất 70% giá trị, chỉ số

VN Index chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10 năm 2001 Nhìn chung, trong 5năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm củađông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động

xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tớicuộc sống của mỗi người dân Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,tính đến hết năm 2005, số lượng công ty niêm yết là 41 công ty, một con số quá nhỏ

bé so với 3000 doanh nghiệp đã được cổ phần hóa và 2000 doanh nghiệp sắp được

cổ phần hóa; tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng,chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP) Thị trường cổ phiếu Việt Nam đạt 4.500

tỷ đồng, thu hút 31.316 tài khoản giao dịch

00

20

20

20

20

20

Số công ty niêm yết/

ĐKGD

0

22

26

41

14Mức vốn hóa thị trường

(%GDP)

0,28

0,3

0,

0,

0,

1,

Số lượng tài khoản khách

hàng

2.908

8

7

13

15

21

31

2.2 Giai đoạn 2006 – 2007: thị trường chứng khoán Việt Nam có tốc độ tăng trưởng

cao.

Kể từ năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu khởi sắc và cóbước tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng công ty niêm yết Tổng số lượng các công tyniêm yết là 193 công ty, tăng gấp 5 lần so với năm 2005 Tất cả các tổ chức tiếnhành niêm yết trong thời gian này đều đạt được thành công ngoài mong đợi, giá cổphiếu liên tục tăng trần Tại thời điểm ấy, nhiều nhà đầu tư đã có cùng một cảm giác

là bất cứ cổ phiếu nào được mua cũng sẽ đem lại lợi nhuận lớn ngay tức thì Tất cả

Trang 17

những sự kỳ vọng ấy đã khiến cho khá nhiều tổ chức, doanh nghiệp là công ty cổphần cũng bắt đầu rục rịch chuẩn bị cho công cuộc niêm yết chứng khoán vào năm

2007, với mong muốn huy động các nhà đầu tư lớn nhỏ trong và ngoài nước

Chỉ số Vn-Index tại sàn giao dịch TP Hồ Chí Minh tăng 144%, tại sàn giao dịch HàNội tăng 152,4% VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm Tổng giá trị vốn hóađạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) Giá trị cổ phiếu do các nhà đầu

tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa củatoàn thị trường Hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch, đây lànhững cổ phiếu được phát hành theo Luật Doanh nghiệp là chính Năm 2006, kỷ lụcmới của VN- Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm Với HASTC-Index là nỗ lựcchạm mốc 260 điểm Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-Index đã có mức tăngtrưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới 170% Đây là những mức tăng mà cácthị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng

Năm 2007, đây là năm có quá nhiều biến động đối với thị trường chứng khoánViệt Nam, với sự nóng lạnh thất thường của thị trường Đỉnh điểm là VN-Index đãlên đến 1.170,67 điểm vào ngày ngày 12-3-2007 và kết thúc phiên cuối cùng củanăm 2007 với chỉ số chứng khoán VN-Index dừng lại ở 927,02 điể m Theo thống kêcủa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ở cả hai sàn chứng khoán Hà Nội và TPHCM,năm 2007 có khoảng 179 công ty được phép chào bán 2,46 tỉ đơn vị cổ phiếu ra côngchúng, tương ứng với khoảng trên 48 ngàn tỉ đồng, gấp 25 lần so với năm 2006, tổng

số công ty niêm yết trên cả hai sàn là 233 công ty, tăng 31% so với năm 2006 Tínhchung cả hoạt động phát hành, đấu giá trên thị trường chính thức đạt gần 90.000 tỉđồng, gấp ba lần so với năm 2006 Tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 500.000 tỉđồng, hơn 43% GDP của cả năm 2007; số vốn mà doanh nghiệp huy động thêmtrong năm 2007 hơn 90.000 tỉ đồng

2.3 Giai đoạn 2008 – 2009: Bong bóng chứng khoán tan vỡ.

Năm 2008, những chỉ tiêu vĩ mô của Việt Nam bắt đầu phản ánh biểu hiện suythoái đầu tiên: GDP giảm, lạm phát và thất nghiệp tăng, chính sách thắt chặt tiền tệcủa NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đốivới các khoản đầu tư vào TTCK, đã làm cho thị trường giảm điểm mạnh Năm 2008

Trang 18

đánh dấu thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục chạm đáy với một chuỗi cácphiên giao dịch giảm điểm liên tiếp, đáy mới thiết là 286,85 điểm vào ngày10/12/2008 Tính đến tháng 12/2008, những dấu hiệu về khả năng nhà đầu tư nướcngoài rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán cũng bắt đầu xuất hiện, thể hiện quaviệc bán ròng của khối ngoại trong những tháng cuối năm Giá trị vốn hóa thị trườngđạt 29.775 tỷ đồng, chiếm 14,7% GDP Như vậy chỉ sau một năm giá trị vốn hóa thịtrường đã bốc hơi 270 nghìn tỷ đồng Bên cạnh đó, lượng cung tiếp tục được bổsung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN, đặc biệt là các

DN quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt CP Nhà nước trong các doanhnghiệp đã CPH, chưa kể hàng loạt ngân hàng, Công ty chứng khoán, doanh nghiệp phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK thừa "hàng" Cảnăm 2008 có 338 công ty niêm yết, trong đó có 89 cổ phiếu niêm yết mới Tổng khốilượng niêm yết năm 2008 đạt 8 tỷ đơn vị, cao gấp 1,7 lần so với năm 2007

Hình 1: Diễn biến của VN Index từ năm 2006 - 2008

Năm 2009, chịu sự ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, thịtrường chứng khoán Việt Nam đã sụt giảm mạnh Những tháng đầu năm 2009, thị

Trang 19

trường đã thiết lập mức đáy thấp nhất trong nhiều năm qua tại ngưỡng 235,50 điểm(ngày 24/2/2009) Tuy nhiên, sau đó thị trường dần hồi phục bởi sự nỗ lực của Chínhphủ trong việc đưa ra các gói kích cầu vào thị trường trong nước, nhờ đó một lượngtiền lớn đã được “bơm” trực tiếp cho ngân hàng để khơi thông ách tắc vốn cho cácdoanh nghiệp Từ mức đáy 235,50 điể m, thị trường đã đảo chiều tăng mạnh, đếntháng 11, VN-Index đã đạt trên 600 điểm Đây là mức tăng trưởng mà ít người nghĩtới có thể đạt được trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới Mốc điểm này khiếncác nhà đầu tư lạc quan, tin tưởng vào sự đi lên của thị trường này Nhưng niềm tincủa giới đầu tư không được kéo dài lâu khi đến cuối tháng 11, đầu tháng 12, thịtrường lại giảm mạnh hơn 20% (VN- Index đạt 434,87 điểm vào ngày 17/12) so vớimức đỉnh của năm 2009.

Kết thúc năm 2009, số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30%, đạt 447 công ty,mức vốn hóa toàn thị trường thị trường chứng khoán Việt Nam là 620 nghìn tỷđồng So với thời điểm cuối năm 2008 là 225 nghìn tỷ đồng, mức vốn hóa đã tănggần 3 lần; Số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30%, đạt 447 công ty, số lượng các nhàđầu tư tăng hơn 50% so với năm 2008, đạt 739.000 tài khoản; Giá trị danh mục củanhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán tính đến tháng 12/2009 đạt gần6,6 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ USD

Hình 2: Sự tăng điểm của VN Index trong năm 2009

2.4 Giai đoạn 2010 – 2011: Thị trường trong thời gian điều chỉnh, chuẩn bị cho sự

phát triển bền vững.

Trang 20

Năm 2010, đánh dấu chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán ViệtNam Thị trường đã có những phát triển vượt bậc: đạt gấp 2 lần so với kế hoạchban đầu về quy mô vốn hóa, số lượng công ty niêm yết tăng gấp 10 lần Thị trườngcũng đã trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với 110.000 tỷ đồng, tăng

3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008

Tuy nhiên, chính sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ không nhấtquán, đồng thời thị trường chịu tác động bởi nguồn cung lớn của các cổ phiếu niêmyết mới và phát hành thêm (năm 2010 đạt kỷ lục lên sàn niêm yết khi có thêm 81

cổ phiếu niêm yết trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX), trong khi nhu cầucủa thị trường bị siết chặt bởi các quy định của chính phủ mà điển hình là Thông

tư 13 và Thông tư 19 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổchức tín dụng đã gây ra việc thoái vốn ồ ạt của các ngân hàng khỏi các hoạt độngcho vay đầu tư chứng khoán nhằm đảm bảo tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩnmới làm cho các khoản đầu tư vào chứng khoán bị sụt giảm

Nhìn lại cả năm 2010, thị trường chứng khoán có khoảng 6-8 tháng giảmđiểm hoặc đi ngang Các chỉ số nhiều lần kiểm tra mốc đáy của năm VN Index hailần giảm về mức đáy 420 điểm, trong khi HNX Index giảm thấp nhất trong vòng 18tháng xuống 97,44 điểm Giá trị giao dịch từ chỗ giao dịch trên cả 2 sàn ở mức3.000-4.000 tỉ đồng/phiên, mức trung bình chung của năm 2010 chỉ còn dưới 1.000

tỉ đồng/phiên Kết thúc năm 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong

số ít thị trường không tăng trưởng ở Châu Á và chịu sự suy giảm đi ngược lại với

xu hướng chung của thế giới

Năm 2011, thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung đã trải qua một giai đoạnđầy khó khăn và thách thức Tính trong năm 2011, sàn HOSE chào đón thêm 25doanh nghiệp mới niêm yết, thấp hơn gần một nửa so với năm 2010, đặc biệt trongtháng 12/2011, có thêm 4 doanh nghiệp niêm yết mới như CTCP Cao su BếnThành (Beruco), CTCP Công nghệ Tiên Phong…, một số doanh nghiệp khác đãhoàn tất thủ tục, nhưng chưa chọn ngày chính thức lên sàn

Trên thực tế, tình hình thị trường không thuận lợi là một "rào cản" lớn đốivới các doanh nghiệp có kế hoạch lên sàn Hầu hết doanh nghiệp đều muốn lựa

Trang 21

chọn thời điểm tốt để lên sàn, xuất phát từ mong muốn, giá cổ phiếu cũng là mộtphần thương hiệu của doanh nghiệp Giá phản ánh "sức khỏe" doanh nghiệp, nênnếu lên sàn vào thời điểm không thích hợp, không những giá cổ phiếu bị xác địnhthấp, sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.

Tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong năm 2011, HNX tiếp đón thêm

29 mã mới niêm yết, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô vốn tương đối lớnnhư Tổng CTCP Bảo hiểm bưu điện Việt Nam (vốn điều lệ 450 tỷ đồng), CTCPVận tải dầu khí Cửu Long (vốn điều lệ 230 tỷ đồng), CTCP Tập đoàn FLC (vốnđiều lệ 170 tỷ đồng)

Tổng số lượng doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cógiảm hơn năm 2010, nhưng các doanh nghiệp chào sàn tương đối đều đặn Đếncuối tháng11/2011, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã nhận được hồ sơ đăng kýniêm yết của 4 doanh nghiệp là CTCP Dược phẩm Trung ương - Mediplantex(vốn điều lệ 50 tỷ đồng), CTCP Du lịch Dầu khí Sapa (vốn điều lệ 100 tỷ đồng),CTCP Sông Đà 7.02 (vốn điều lệ 60 tỷ đồng) và CTCP Đầu tư và phát triển nănglượng Việt Nam (vốn điều lệ 56,25 tỷ đồng)

Tính toán sơ bộ, có hơn 20 doanh nghiệp đã nộp hồ sơ niêm yết, đang chờ Sở giaodịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận Nhiều doanh nghiệp đã nộp hồ sơ lên Sởgiao dịch chứng khoán Hà Nội từ năm 2010, nhưng vì điều kiện thị trường khôngthuận lợi, các doanh nghiệp vẫn đang hoãn niêm yết

Tính đến cuối năm 2011, đã có 708 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cảhai Sở giao dịch chứng khoán, với tổng số lượng chứng khoán niêm yết đạt 26,82

tỷ đơn vị Việc có nhiều cổ phiếu tham gia niêm yết sẽ làm cho thị trường phongphú về hàng hoá và nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn Tuy nhiên, bên cạnh việcchú trọng đưa nhiều doanh nghiệp lên niêm yết, các thành viên thị trường đangmong chờ chất lượng tốt hơn của các doanh nghiệp, nhất là khi gần đây, nhiềudoanh nghiệp niêm yết trên 2 Sở rơi vào tình trạng thua lỗ, mất hết vốn chủ sở hữu,gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư Ngoài ra, năm 2011 còn xuất hiện hàng loạt các

vụ việc về vi phạm quy định công bố thông tin trong đó 3 công ty đầu tiên bị hủyniêm yết là DVD, VTA , FPC Cũng trong thời gian này, có 4 công ty bị cảnh báo

Trang 22

do vi phạm về công bố thông tin và 575 công ty niêm yết bị nhắc nhở bằng văn bản

và công bố vi phạm trên website của Uỷ ban chứng khoán

Chỉ số VN Index năm 2011 giảm hơn 25% so với cuối năm 2010 Giá trị vốn hóacủa các công ty niêm yết trên sàn giảm 137 ngàn tỷ đồng, còn lại 537 ngàn tỷ đồngvào cuối năm 2011, bằng khoảng 20% GDP Quy mô giao dịch cũng bị thu hẹpđáng kể Khối lượng giao dịch bình quân đạt gần 34 triệu chứng khoán/phiên,tương ứng với giá trị giao dịch 650 tỷ đồng, giảm 29% về khối lượng và 57% vềgiá trị so với năm 2010 Tốc độ luân chuyển chứng khoán bình quân về giá trị chỉđạt trên 28,68%, là mức thấp nhất trong những năm gần đây Cùng với sự sụt giảmcủa chỉ số, trong năm 2011, thanh khoản của thị trường cũng giảm trầm trọng vớidoanh số giao dịch giảm hơn 50% so với năm 2010 Trên hai sàn giao dịch có tớihơn 50% số mã cổ phiếu có giá trị dưới mệnh giá, hàng loạt chứng khoán có giáchỉ trên dưới 2.000 đồng/cổ phiếu, thậm chí thị trường Việt Nam năm 2011 cũng

đã ghi nhận cổ phiếu có mức giá thấp nhất trong lịch sử với chỉ 600 đồng/cổ phiếu(VKP)

Với mục tiêu hướng tới một thị trường chứng khoán phát triển bền vững,tháng 04/2011, Ủy ban chứng khoán Nhà nước lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định

“Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổsung một số điều của Luật Chứng khoán” trong đó đáng chú ý là việc nâng điềukiện niêm yết tại 2 Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội

Theo dự thảo, điều kiện để công ty được niêm yết như sau: là công ty cổ phần cóvốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 120 tỷ đồng trở lên (HoSE) và

30 tỷ đồng Việt Nam trở lên (HNX), hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tínhđến thời điểm đăng ký niêm yết là 2 năm (HoSE) và 1 năm (HNX) và nhiều điềukiện về năng lực hoạt động kinh doanh doanh nghiệp như: kinh doanh của 2 nămtrước (đối với HNX là năm liền trước) khi niêm yết phải có lãi, tỷ lệ lợi nhuận sauthuế trên vốn chủ sở hữu năm gần nhất tối thiểu là 5%, tối thiếu 20% cổ phiếu cóquyền biểu quyết của công ty do ít nhất 300 cổ đông (đối với HNX là 15% cổ phiếu

có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông) không phải cổ đông lớnnắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần

Trang 23

theo quy định của Thủ tướng Chính phủ Nếu những quy định trên được thông qua

sẽ góp phần sàng lọc lại các tổ chức niêm yết trên sàn chứng khoán, đảm bảo đượcchất lượng cổ phiếu trên sàn và là điều kiện để thực hiện tái cấu trúc thị trườngchứng khoán Việt Nam, mang lại một thị trường thực sự lành mạnh và minh bạchtrong giao dịch

Hình 3: Biến động của VN Index từ năm 2000 - 2011

2.5 Giai đoạn 2011 đến nay:

Quy mô của thị trường cổ phiếu

Năm 2011: Thời khắc cuối cùng trong năm 2011 đã điểm trên thị trường chứng

khoán Việt Nam, nói theo cách ví von, thì đây là “năm thiên tai đại hạn” của thịtrường

Trong năm qua, các nhà đầu tư trên thị trường đã liên tiếp phải gánh chịu những

“cơn lốc xoáy”, tại nhiều thời điểm hầu hết các chuyên gia cùng thống nhất đưa ranhận định về mức giá cổ phiếu niêm yết đã quá rẻ

Trang 24

- Tuy nhiên, càng bắt đáy nhà đầu tư càng thua lỗ và cuối cùng là "chạy càng nhanhcàng tốt." Đến thời điểm này, hầu hết các nhà đầu tư đều nghiệm ra rằng có lẽ tốthơn cả là “ngồi chơi xơi nước”, gửi tiền vào ngân hàng là an toàn và hiệu quả gấpnhiều lần so với việc "nhảy vào, nhảy ra" trên thị trường chứng khoán

- Thêm vào đó, mặc dù giá hàng loạt cổ phiếu đã chạm sàn do tâm lý thị trường và

áp lực bán bắt buộc, song việc dồn ứ một lượng lớn cổ phiếu không tìm được ngườimua khiến tình hình càng thêm trầm trọng, VN-Index lao từ mức đỉnh 522 điểm(9/2) về vùng đáy 383 điểm (12/8), giảm 139 điểm (- 27%), nhưng HNX-Index cònthảm hại hơn khi không có lực đỡ từ nhóm các cổ phiếu vốn hóa lớn như người bàcon phía Nam, chỉ số này rơi tự do từ đỉnh 114 điểm (31/12) về vùng đáy 65 điểm,giảm 49 điểm (-43%)

- Những ngày cuối cùng của năm 2011, thị trường chứng khoán chứng kiến mứcđáy sâu nhất trong lịch sử của HNX-Index tại mức 56 điểm (27/12) và giảm 50%

so với mức đỉnh trong năm và VN-Index cũng chính thức ghi nhận mức đáy 347điểm (27/12) và giảm 34% so với mức đỉnh trong năm Về quy mô giao dịch thịtrường cả năm, tổng khối lượng giao chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịchThành phố Hồ Chí Minh (HoSE) đạt 8.303 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 160.395

tỷ đồng, tại Sở Hà Nội (HNX) là 7.944 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 95.847 tỷđồng Kết thúc phiên giao dịch khép lại năm 2011, thị trường bất ngờ khởi sắc vớiviệc VN-Index tăng 1,04 điểm (+0,30%), đóng cửa tại mốc 351 điểm Chỉ số HNX-Index tăng mạnh 1,13 điểm, (+1,96%) chốt tại mốc 58,74 điểm

Năm 2012:TTCK Việt Nam đi qua năm 2012 nhiều sóng gió với những

cung bậc cảm xúc thăng trầm đan xen nhau: Từ hồ hởi, hưng phấn trong màu xanhmơn man điểm xuyết sắc hồng tím trong gần 5 tháng đầu năm đến buồn rầu, ảmđạm kéo dài xen lẫn hoang mang, lo sợ trước một số tin đồn trong suốt nhữngtháng giao dịch sau đó, và rồi lại nhen nhóm niềm tin và hy vọng trong tháng cuốicùng của năm trước những tín hiệu về việc Chính phủ sẽ có chính sách giải quyếtnhững “điểm nghẽn” lớn trong nền kinh tế như nợ xấu ngân hàng, phá băng thịtrường BĐS, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…

Trang 25

Nhìn tổng thể diễn biến thị trường trong suốt một năm qua, có thể nhận thấy TTCKViệt Nam đã đi trọn một chu kỳ hình Sin: có lên có xuống, có đáy có đỉnh, có khirạo rực với những cảm xúc thăng hoa nhưng cũng đã từng có lúc u ám, hoảng loạn.

Đã có người từng ví von diễn biến của TTCK Việt Nam năm 2012 như kịch bảncủa một bộ phim Holywood: mở màn đầy cao trào, diễn biến kịch tính và một kếtthúc có hậu Vẫn biết đó là quy luật muôn thủa của thị trường, nhưng theo nhậnđịnh của nhiều chuyên gia, 2012 được coi là một năm nhiều khó khăn nhất tronglịch sử hơn 12 năm hoạt động của TTCK Việt Nam

Đã 5 năm kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, TTCK thếgiới và trong nước cùng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm Tuy nhiên, thống kêcủa CtyCK Kim Eng cho thấy: trong khi hầu hết các TTCK trên thế giới và trongkhu vực như Indonesia, Thái Lan, Philippines vượt qua đỉnh ở tháng 5 và tăngtrưởng trở lại thời gian sau đó khi mà những nhà lãnh đạo ở châu Âu tìm ra giảipháp tạm thời cho những vấn đề của họ và Mỹ đưa ra gói nới lỏng định lượng lần 3(QE3) thì TTCK Việt Nam lại không đi theo xu hướng này Nếu chỉ nhìn thoángqua con số sụt giảm tới 600 điểm của chỉ số VN Index trong năm 2008 so sánh vớimức tăng tổng cộng 63,73 điểm (18,3%) của chỉ số này trong cả năm 2012 thìkhông ít người sẽ nghĩ rằng TTCK Việt Nam đã tăng trưởng hơn rất nhiều so với 5năm trước Nhưng khi xét về giá trị cổ phiếu mới thấy sự trải nghiệm lớn hơn rấtnhiều Nếu như trong năm 2008, thị trường điều chỉnh sau những đợt tăng điểm quánóng để trả về giá trị thực cho các mã cổ phiếu trên thị trường, thì đến năm 2012,

có tới 80% mã cổ phiếu có giá trị dưới mệnh giá, trong đó ghi nhận những mã cổphiếu với giá trị giao dịch chỉ còn 200 đồng/cổ phiếu (SME) - mức thấp nhất tronglịch sử TTCK Việt Nam

Trước bối cảnh đó, cơ quan quản lý đã thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra nhữngkhuyết tật nội tại trong cấu trúc thị trường Ngoài những nguyên nhân như nợ xấungân hàng, BĐS đóng băng, hàng tồn kho tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì có nguyên nhân quan trọng là nhữngtồn tại trong bản thân thị trường Lúc thị trường khó khăn nhất sẽ là lúc những tồntại và yếu kém của thị trường được bộc lộ rõ nhất Tất cả những vấn đề bất cập

Trang 26

nhất, nhức nhối nhất của thị trường đã được động chạm tới để tìm ra phương cách

xử lý như: quá nhiều CtyCK, quản trị rủi ro yếu, chất lượng nhân lực người hànhnghề kinh doanh chứng khoán, chất lượng hàng hóa trên TTCK Và thời gian nàycũng là dịp để cơ quản quản lý nhìn lại quá trình vận hành thị trường thời gian qua,đồng thời phân tích sâu những cơ hội và thách thức cũng như cân nhắc các yếu tốcần thiết để TTCK vận hành ổn định và hiệu quả trong dài hạn

Năm 2013:

TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến khả quan nhờ vào những tín hiệu

ổn định kinh tế vĩ mô; các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng và các giảipháp tích cực trong lĩnh vực chứng khoán, cụ thể như sau:

Diễn biến chỉ số giá thị trường: Tính đến ngày cuối của năm 31/12/2013, chỉ số VN

- Index đứng ở 505 điểm, tăng 23%; HN - Index đứng ở mức 67 điểm, tăng 15% sovới cuối năm 2012 TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong trong số 10 nước

có mức độ phục hồi mạnh nhất và có mức tăng cao so với các thị trường trên thếgiới

- Mức vốn hóa thị trường: Mức vốn hóa vào khoảng 964 nghìn tỷ đồng (tăng 199

nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP

- Giá trị giao dịch: Việc kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới

biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 cũng đã hỗtrợ giúp tăng thanh khoản thị trường Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt2.578 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012, tuy nhiên, chủ yếu là nhờ giao dịch tráiphiếu chính phủ (TPCP), bình quân mỗi phiên đạt 1.257 tỷ đồng/ phiên, tăng 90%,(riêng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 1.322 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% so với năm 2012)

- Hoạt động niêm yết và huy động vốn: Tính chung đến cuối năm 2013, trên 2 sàn

có 683 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá

là 361 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2012

- Hoạt động của các công ty niêm yết: Trong 6 tháng đầu năm 2013, các doanh

nghiệp nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh sụt giảm cả vềdoanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2012 (số công ty có lỗ lũy kế vẫnchiếm tỷ lệ 21%, tăng so với mức 17% cùng kỳ năm trước; tổng doanh thu giảm

Trang 27

1,2%; lợi nhuận sau thuế giảm 6%) Trong quý III/2013 thì tổng doanh thu toàn thịtrường tăng khoảng 4,4%, hàng tồn kho giảm 4,5%, chi phí tài chính giảm 24,3%nhưng tổng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm hơn 5% so với quý II/2013.

Nếu tính 9 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 thì tổng doanh thucủa các công ty niêm yết tăng khoảng 17 nghìn tỷ đồng (2,9%), tổng lợi nhuận sauthuế tăng 19,1 %; chi phí tài chính giảm 12%; tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu(ROE) tăng 8,5% Tuy nhiên, tỷ lệ công ty có lỗ lũy kế ở mức 20%, vẫn tươngđương năm 2012; hàng tồn kho tăng 3,6% so vơi cùng kỳ năm 2012 Điều này chothấy các công ty làm ăn có lãi thì tiếp tục có kết quả khả quan, còn các công ty đã

bị lỗ thì tiếp tục lỗ nhiều hơn Nếu so với các doanh nghiệp chưa niêm yết, cáccông ty niêm yết vẫn có khả năng lợi nhuận cao hơn

- Hoạt động đầu tư: số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,27 triệu tài khoản,

trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng lên Trong 7 tháng đầunăm, dòng vốn nước ngoài vào thuần đạt 175 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳnăm ngoái và có hiện tượng rút ra khỏi thị trường trong tháng 8 và tháng 9 Tính từđầu năm, dòng vốn nước ngoài ra thuần là 15 triệu USD, tuy nhiên, tổng dòng vốnnước ngoài luân chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ nămngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012

Tình hình TTCK Việt Nam có dấu hiệu khả quan trong những tháng đầu năm 2013

do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) đã có xu hướng ổn định, đến tháng 11tăng 5,5% so với cuối năm 2012; chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5,6% so vớicùng kỳ năm ngoái; nhập siêu được kiểm soát ở mức thấp 96 triệu USD trong 11tháng đầu năm

Hai là, mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm dần; tăng trưởng tín dụng cócải thiện;

Ba là, thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng

Bốn là, dòng vốn FDI đạt khoảng 20,8 tỷ USD, tăng 54,2% so với cùng kỳnăm ngoái; quy mô dòng vốn đầu tư gián tiếp tăng

Trang 28

Năm là, các giải pháp đối với thị trường như giảm thuế với chuyển nhượngchứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giaodịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50;

Sáu là, công tác tái cấu trúc TTCK được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắpxếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định mới vềquỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nướcngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài

Năm 2014 và nửa đầu 2015:

Về cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản, cơ chế chính sách tiếp tục đượchoàn thiện cho phù hợp với tình hình thị trường đồng thời tăng cường công tácquản lý, giám sát TTCK Trong năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán pháisinh, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư và UBCKNN đã ban hành các Quyếtđịnh hướng dẫn về chế độ quản lý giám sát và chế độ thu, sử dụng phí trên thịtrường chứng khoán Hiện tại, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của TTCK tươngđối đồng bộ, thị trường vận hành trên nguyên tắc công khai minh bạch, tạo niềm tincho các chủ thể tham gia trên thị trường

Đến cuối tháng 12/2014, có 673 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên thịtrường chứng khoán với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 425.000 tỷ đồng,tăng 19% so với năm 2013 Giá trị vốn hoá thị trường cổ phiếu đạt khoảng 31,48%GDP Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết trong 9 tháng đầunăm 2014 có cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2013, có 87% công ty niêm yếthoạt động có lãi, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2013; tổng lợi nhuận sau thuế củatoàn bộ công ty niêm yết trong 9 tháng đầu năm 2014 tăng 6,1% Số lượng tàikhoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,37 triệu tài khoản, tăng 6% so với cuối năm 2013.Trong 11 tháng đầu năm 2014, dòng vốn nước ngoài vào thuần đạt 9,3 triệu USD

so với dòng vốn vào thuần âm (-11,4 triệu USD) năm 2013 Giá trị giao dịch bìnhquân của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là 2.969 tỷ đồng/phiên tăng 116% so với năm

2013 Giá trị giao dịch bình quân của trái phiếu là 2.531 tỷ đồng/phiên tăng 93% sovới năm 2013

Ngày đăng: 10/04/2016, 02:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Thị trường chứng khoán việt nam năm 2009 và triển vọng năm 2010, http://cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30363&cn_id=389018, ngày 16/02/2010 Link
7. Trang web Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM, http://www.hsx.vn 8. Trang web Uỷ ban chứng khoán nhà nước, http://www.ssc.gov.vn 9. http://www.slideshare.net/evan1511/levnu0009-02 Link
11. Nâng điều kiệnniêmyếttạiHosevàHnxhttp://gafin.vn/2011040706478108p0c31/nang-dieu-kien-niem-yet-tai-hose-vahnx.htm, ngày 07,04/2011 Link
2. Nghị định của Chính phủ số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 qui định chi tiết một số điều của Luật Chứng Khoán Khác
3. Hoàng Văn Hoan, Hoàng Hải, Vũ Việt Hùng, Vũ Thị Minh Luận, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Khoa học và Kỹ thuật Khác
5. Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán 2010 – 2011, Phòng nghiên cứu và phân tích VCBS, ngày 10/01/2011 Khác
6. Báo cáo thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011, Công ty CP Chứng khoán FPT Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w