1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phân tích hoạt động của ngân hàng ACB giai đoạn 2010 2014

23 599 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 266 KB

Nội dung

Lý do chọn chủ đề phân tích hoạt động ACB giai đoạn 2010-2014Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, với những đặc thù về hoạt động kinh doanh, những rủi ro, cơ chế

Trang 1

1 Lý do chọn chủ đề phân tích hoạt động ACB giai đoạn 2010-2014

Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, với những đặc thù

về hoạt động kinh doanh, những rủi ro, cơ chế quản lý, giám sát cũng như phương pháp

đo lường, đánh giá hiệu quả/ hiệu năng hoạt động Ngay từ khi mới thành lập, ACB cóthế mạnh về thương hiệu mạnh và sự hiện diện trong phân khúc ngân hàng bán lẻ Vượtqua những sự cố kinh doanh trong năm 2012, ACB đang dần phục hồi mạnh mẽ trongquá trình tái cơ cấu để giải quyết những vấn đề tồn đọng; tuy nhiên vẫn còn không ít rủi

ro liên quan đến cho vay các công ty “sân sau” ACB là một trường hợp khá thú vị đểchúng ta quan tâm phân tích tài chính giai đoạn 2010-2014; giai đoạn chứa đựng rấtnhiều thăng trầm của ngân hàng này

2 Giới thiệu về ACB

Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Asia Commercial Joint Stock

Bank)

Logo:

Ngày thành lập: ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NHGP do Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân

Tp HCM cấp ngày 13/5/1993 Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động

Mã cổ phiếu: ACB

Thời điểm niêm yết: ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (trước đây là

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày31/10/2006 Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006

Các giai đoạn phát triển:

-Giai đoạn 1993-1995: Giai đoạn hình thành

Nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệuquả.”

Trang 2

Hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân.

-Giai đoạn 1996 - 2000: Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát

hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa

Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Tham gia chương trình đào tạo toàn diệnkéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện

Hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng: Xây dựng hệ thống mạng diện rộng

và vận hành hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giảipháp ngân hàng toàn diện)

Tái cơ cấu Hội sở theo hướng phân biệt đơn vị kinh doanh và hỗ trợ

Thành lập Công ty Chứng khoán ACB

-Giai đoạn 2001 - 2005: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn,(iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở

Ngân hàng Standard Chartered Bank ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện;

và trở thành cổ đông chiến lược của ACB

Triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: (i)nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ có khả năng tích hợp vớinền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM

-Giai đoạn 2006 - 2010: Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động: Thành lập mới và đưa vào hoạtđộng cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên

281 đơn vị vào cuối năm 2010

Thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB

Phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008)

Trang 3

Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai

Được Nhà nước Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chítài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất ViệtNam

-Giai đoạn 2011 – 2014: Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn

2011-2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành; trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi hệ thốngquản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụngcác thông lệ quốc tế tốt nhất

Đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module datacenter), xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, với tổng giá trị đầu tưgần 2 triệu USD Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được

Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêuchuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) côngnhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêuchuẩn ISO/IEC 17025:2005

Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến hoạt động của ACB, đặc biệt là huyđộng và kinh doanh vàng ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng8; nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gianngắn sau đó; và thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm

Năm 2013, hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độtăng trưởng khả quan về huy động và cho vay, lần lượt là 18% và 15% Nợ xấu của ACBđược kiểm soát dưới mức 3% Quy mô nhân sự cũng được tinh giản Thực hiện lộ trìnhtái cơ cấu 2013 – 2015 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước

Năm 2014 ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lênDNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm Hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiềntrụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệumới (công bố ngày 05/01/2015) Hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp

Trang 4

ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn Quy mô và hiệu quả hoạt độngkinh doanh của kênh phân phối được nâng cao.

3 Phân tích hoạt động

3.1 Ngành nghề kinh doanh

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳhạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước,vay vốn của các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;

- Hùn vốn và liên doanh theo luật định;

- Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc

và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàngkhác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;

- Hoạt động bao thanh toán; đại lý bảo hiểm; Mua bán trái phiếu; hoạt động ủythác và nhận ủy thác trước “đại lý bảo hiểm”

- Cung cấp dịch vụ cho thuê tài chính

- Kinh doanh chứng khoán

- Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán

- Lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành

- Các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các dịch vụngân hàng khác

3.2 Mạng lưới

Đến ngày 31/12/2014, ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt độngtại 47 tỉnh thành trong cả nước Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ và vùng

Trang 5

nhánh, phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngânhàng.

Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con Ngân hàng bao gồm cácđơn vị Hội sở và kênh phân phối Các đơn vị Hội sở gồm 10 khối và 9 phòng ban trựcthuộc Tổng Giám đốc Kênh phân phối tính đến cuối năm 2014 có 346 chi nhánh vàphòng giao dịch Ngoài ra còn có một số đơn vị có chức năng chuyên biệt như Trung tâmThẻ, Trung tâm ATM, Trung tâm Chuyển tiền nhanh ACBWestern Union, Trung tâmTelesales, Trung tâm Dịch vụ khách hàng 247 (Contact Center 247), Trung tâm Phêduyệt tín dụng tập trung và Trung tâm Quản lý nợ

Các công ty con gồm: Công ty chứng khoán ACB (ACBS); Công ty quản lý nợ vàkhai thác tài sản ACB (ACBA); Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL); Công ty quản

lý quỹ ACB (ACBC)

3.3 Tình hình góp vốn, đầu tư

-Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng

- Cơ cấu sở hữu:

3.4 Công nghệ

Trang 6

Các quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008

Sử dụng hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi DNA

3.5 Định hướng kinh doanh

Chiến lược phát triển trung dài hạn: ACB đã vạch ra lộ trình ba giai đoạn tạo điềukiện để là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam

• Giai đoạn 1 (2014) - Hoàn thiện các nền tảng: Thực hiện quyết liệt các bước

đi để ACB duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường

• Giai đoạn 2 (2015 - 2016) - Xây dựng năng lực: Xây dựng hoặc nâng caonhững năng lực sống còn để tiến lên vị trí hàng đầu trên thị trường, như nănglực phân đoạn khách hàng nhằm cung cấp sản phẩm đúng yêu cầu của kháchhàng để thắng thế trong phân đoạn khách hàng mục tiêu

• Giai đoạn 3 (2017 - 2018) – Định vị hàng đầu: Xây dựng nhiều năng lực tinh

tế phức tạp hơn để phân tích và thấu hiểu khách hàng sâu hơn, tiến hành bánchéo sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu

Định hướng chiến lược đến năm 2018 của ACB tập trung toàn bộ năng lực để đạt

vị thế ngân hàng hàng đầu trong năm lĩnh vực trọng yếu: (i) định hướng khách hàng, (ii)quản lý rủi ro, (iii) kết quả tài chính bền vững, (iv) hiệu quả hoạt động và (v) đạo đứckinh doanh

4.1 Quy mô tốc độ tăng trưởng:

4.1.1 Phân tích quy mô tài sản:

Trang 7

2010 2011 2012 2013 2014

- 50,000

Quy mô tăng tr ưởng tài sản ng tài s n ản

Tổng tài sản (tỷ đồng) Cho vay khách hàng Vốn chủ sở hữu

Nguồn: BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: tỷ đồng

ACB là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng quy

mô tài sản nhanh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam ACB có tốc độ tăng tàisản năm 2011 đạt 37% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 tổng tài sản ACB

đã sụt giảm đáng kể từ 281.019 tỷ đồng xuống còn 176.308 tỷ đồng Tính hếtnăm 2013, tổng tài sản của ACB là 166.599 tỷ đồng, giảm đến 68,6% so với năm

2011 Dù tổng tài sản giảm mạnh như nhưng ACB vẫn nằm trong nhóm 5 ngânhàng tư nhân có quy mô tài sản lớn nhất trên thị trường Nguyên nhân của sự sụtgiảm này là do ACB đã kiên quyết tất toán trạng thái vàng cho dù có phải chấpnhận thua lỗ, sự chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước đã gây ra khoản lỗ lớntrên 1.700 tỷ đồng Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2013 củaACB, hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng chỉ còn lỗ hơn 77 tỉ đồng Ngoàiviệc tất toán trạng thái vàng, ACB còn giảm dần những khoản nợ về vàng và dầnrút khỏi các hoạt động tài chính nhiều rủi ro Tại thời điểm 31/12/2014, ACB ghinhận mức tăng trưởng tín dụng 8,52% với dư nợ cho vay khách hàng 116.324 tỷđồng; tiền gửi của khách hàng tăng 12% đạt 154.614 tỷ đồng Tổng tài sản tăng7,8% lên 179.610 tỷ đồng

Trang 8

Về quy mô Tổng tài sản, Dư nợ và Huy động tăng trưởng lần lượt ở mức 8%, 9%

và 12% Nếu loại trừ các khoản nợ đã bán cho VAMC, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ là 10%.Bảng cân đối kế toán của ACB tiếp tục duy trì được khả năng thanh khoản cao với tỉ lệ

Dư nợ/Huy động ở mức 75%

Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong năm 2014 đạt 1,215 tỷ đồng, tăng 17%

so với năm trước Do chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng 14% so với năm 2013, lên 977

tỷ đồng, nên lợi nhuận sau thuế hợp nhất của ACB chỉ đạt 952 tỷ đồng, tăng 15% so vớinăm trước

4.1.2 Phân tích tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ, thu nhập:

Nguồn vốn tự có của ACB được tăng cường qua các năm với tốc độ tăngtrưởng VCSH bình quân 5 năm đạt 13% Trong đó, vốn điều lệ liên tục được bổ sung,được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối, từ quỹ dự trữ bổ s ung vốn điều lệ và từ chàobán cổ phiếu ra công chúng giúp cho hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR của Ngân hàngluôn được đảm bảo trên 9% Vốn chủ sở hữu từ năm 2011-2012 tăng nhưng đến năm

2013 giảm nhẹ do những biến động thị trường làm cổ phiếu ACB giảm giá

- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000

Trang 9

Đây cũng là ngân hàng duy nhất đoạt được giải thưởng trong hạng mục giảithưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về ““Ngân hàng bán lẻ tiến bộ nhất khu vựcChâu Á - Thái Bình Dương năm 2015”

- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000

Quy mô tăng trưởng Thu nhập

Thu nhập lãi thuần Thu nhập hoạt động Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: tỷ đồng

Thu nhập lãi thuần tăng từ năm 2010 -2012, đặc biệt năm 2011 tăng 58.69% sovới năm trước đó nhưng đến năm 2013 thì giảm do những biến động của thị trường.Năm 2014, ACB bắt đầu lấy lại vị thế của mình và thu nhập lãi thuần bắt đầu tăng trởlại Kéo theo đó là sự biến động của thu nhập hoạt động Nguyên nhân là do tình hìnhkinh tế khó khăn kèm theo sự kiện không tốt ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhcủa ACB

Năm 2011 lợi nhuận trước thuế tăng 35.49% so với năm 2011, nhưng đến năm 2012 lạigiảm 3,160 tỷ đồng Sự sụt giảm từ sự giảm của tổng thu nhập hoạt động khiến choACB sụt giảm mạnh tăng trưởng lợi nhuận trước thuế Đến năm 2014 thì lợi nhuântrước thuế bắt đầu tăng trở lại

4.2 Tình hình an toàn vốn:

Trang 10

4.2.1 Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LAR)

Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LAR) của ACB trung bình đạt 52.63% trong 5năm qua, thấp nhất vào năm 2011 với 36.23% và cao nhất vào năm 2014 với 63.89%.Đây cũng là mức an toàn so với hệ thống Tỷ lệ cho vay/tổng tài sản tăng nhẹ là do

ACB có xu hướng thắt chặt cho vay để kiểm soát nợ xấu Vì ACB lọt vào top các ngânhàng buộc phải bán nợ cho VAMC

Tỷ lệ cho vay/ Tổng tài sản (LAR) %

Nguồn: BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: tỷ đồng

4.2.2 Chất lượng tín dụng (NPL ratio và coverage ratio)

Hiện nay chất lượng tín dụng đang là yếu tố được nhiều ngân hàng quan tâm và là yếu

tố quan trọng để đánh giá xếp hạng tín nhiệm của từng ngân hàng Cơ cấu cho vay theothời hạn của ACB được thể hiện qua biểu đò sau:

Trang 11

Hình: Dư nợ cho vay của ACB theo thời hạn BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: tỷ đồng

Một trong những thế mạnh của ACB khi NH dồn nhiều nguồn lực cho việcphân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phái sinh nợ quá hạn cũng như việc quyếtliệt trong công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ Hiện tại, việc phân loại nợ của ACBđược áp dụng theo cả phương pháp định lượng và định tính, do đó có thể đánh giátoàn diện hơn

Phân loại nợ theo hệ thống chấm điểm tín

dụng nội bộ của Ngân hàng

Phân loại nợ th eo Quyết định 493

Trang 12

ACB công bố tỷ lệ NPL ở mức 3,03% vào thời điểm cuối năm 2013, cao hơn mức2,5% ở năm 2012 Chi phí trích lập dự phòng cũng tăng mạnh 54% so với năm trướclên 1.085 tỷ đồng Trong đó trích cho các khoản rủi ro tín dụng chiếm khoảng 44%,phần còn lại là các khoản cho vay quá hạn liên ngân hàng và các tài sản có vấn đềkhác Điều này cho thấy ACB đang nỗ lực trong việc minh bạch hoá thông tin với mứctrích lập dự phòng tương đối cao Trong năm 2014, ACB phải tăng trích lập dự phòngđối với một số khoảncho vay đáng lưu ý là các khoản cho vay, mua trái phiếu, các tàisản phải thu, các khoản lãi phải thu liên quan đến Ông Nguyễn Đức Kiên là 7.128 tỷđồng; Khoản dư nợ cho vay Vinalines trị giá 854 tỷ đồng và lãi dự thu 136 tỷ đồng vàkhoản ủy thác đầu tư thông qua một số nhân viên gửi tại CTG là 719 tỷ đồng và lãi dựthu 37 tỷ đồng có liên quan đến vụ án của Huyền Như Ngoài ra ngân hàng còn phảitrích lập dự phòng đối với khoản tiền gửi quá hạn trị giá 772 tỷ đồng tại một ngânhàng khác.

Hình: Diễn biến nợ xấu của ACB từ năm 2010 - 2014 BCTC của ACB từ năm 2010 - 2014, đvt: tỷ đồng

3.4 Chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản.

3.4.1 Phân tích cơ cấu tiền gửi

Trang 13

2010 2011 2012 2013 2014 0

20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000

Quy mô tiền gửi tại ACB

Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn

2010 2011 2012 2013 2014 0%

Trang 14

chủ yếu ở kỳ hạn trên 3 tháng nên chênh lệch thanh khoản ròng tại các kỳ hạn trên 3tháng của ACB vẫn đạt mức dương.

3.4.2 Phân tích tỷ lệ cho vay/ tiền gửi (LDR)

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR: phản ánh tiêu chí cho vay thận trọng) đạt 81% trong năm

2010 trước khi được hạ xuống còn 72% vào 2011 và tăng lên 81% năm 2012 Theochúng tôi, việc siết chặt tăng trưởng tín dụng của NHNN là nguyên nhân khiến LDRgiảm đột ngột trong năm 2011 Nhưng đến năm 2012 lại tăng do khoản tiền gửi giảmtrong khi tình hình cho vay giữ ổn định Và giảm mạnh theo các năm tiếp theo về cònkhoảng 74% trong năm 2014, lý do là trong giai đoạn này lượng huy động tiền gửi tăngtheo các năm từ 125.234 tỷ đồng năm 2012 lên 154.614 tỷ đông năm 2014

3.4.4 Phân tích tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Theo Thông tư số 13/2010 và Thông tư số 36/2014 quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu(riêng lẻ và hợp nhất) là 9%, giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro Với tình hìnhtài chính khá lành mạnh, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR của ACB luôn cao hơn mức quyđịnh tối thiểu 9% của NHNN Tổng nguồn vốn của ACB chủ yếu đến từ nguồn vốn cấp 1dồi dào liên tục được bổ sung qua các năm Tỷ lệ khả năng chi trả (tổng tài sản có thanh

Ngày đăng: 09/04/2016, 23:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w