XÂY DỰNG VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI
Trang 1ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NÔNG THÔN MỚI
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển là một trong tiêu chí quan trọng bậc nhất trong quá trình xây dựng nông thôn mới
Phát triển văn hóa nông thôn sẽ gắn liền với việc phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Việc xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại phải bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
II KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA
1 Khái niêm
Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do lao động của con người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng định tích luỹ lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người, từng xã hội
2 Vai trò
2.1.Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội
- Văn hoá thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh của một dân tộc, có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người
- Trong xã hội có 2 nền tảng: nền tảng vật chất (kinh tế) và nền tảng tinh thần (văn hoá) Hai nền tảng này bổ sung cho nhau, cùng phát triển
Vật chất quyết định sự tồn tại của phần “con”, tinh thần quyết định sự tồn tại của phần “người”.
2.2 Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển
- Mục tiêu của mọi hoạt động của con người trong tiến trình lịch sử đều nhằm cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống
Trang 2- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển, bởi văn hóa là đại diện theo trình độ văn minh, là thước đo phẩm giá con người Văn hóa có trách nhiệm kích thích mỗi con người phát huy mặt tốt, kiềm chế mặt xấu.
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
2.3 Văn hoá là động lực của sự phát triển
- Mọi sự phát triển đều do con người quyết định chi phối
Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người, huy động sức mạnh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội
- Văn hoá làm cho tốt đẹp hơn về đạo lý, đạo đức của con người Với chức
năng điều tiết, văn hoá làm cho con người sống tốt hơn, sống có đạo lý, phẩm giá…
Con người làm ra văn hoá, nhưng văn hoá hóa con người
3 Chức năng của văn hóa
3.1 Chức năng giáo dục
- Hướng xã hội, đạo đức và hành vi của con người vào điều hay lẽ phải, theo chuẩn mực xã hội
- Hình thành nhân cách, sự phát triển toàn diện của con người
3.2 Chức năng nhận thức
- Nâng cao nhận thức để phát huy tiềm năng của mỗi con người, nhằm hoàn thiện xã hội, con người
3.3 Chức năng thẩm mỹ
- Cảm xúc về cái đẹp là điều kiện làm nên phẩm giá con người
3.4 Chức năng dự báo
- Văn hóa là tổng thể tinh thần và trí tuệ, là sự phát hiện quy luật của tự nhiên, xã hội, con người Nhằm mở rộng sự hiểu biết sức tưởng tượng khám phá và sáng tạo của con người
Trang 3- Đưa ra những dự báo về tự nhiên, xã hội, con người.
3.5 Chức năng giải trí
- Bù đắp lại sức lao động mất đi
- Phát triển tài năng nghệ thuật tiềm tàng của mỗi người
Mục đích cuối cùng là hướng tới:
Chân – Thiện – Mỹ
III NỘI DUNG XÂY DỰNG VĂN HÓA
1 Thực trạng văn hóa nông thôn hiện nay.
- Sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế đã và đang làm thay đổi cơ cấu
xã hội, tác động sâu sắc tới văn hóa nông thôn
- Sự giao lưu quốc tế về văn hoá ngày càng mở rộng Các sản phẩm văn hoá nước ngoài du nhập vào nước ta ngày càng nhiều, mang theo những trào lưu văn hoá khác nhau, có ảnh hưởng khá mạnh cả tích cực và tiêu cực đến tư tưởng
- Lối sống của các tầng lớp nhân dân, tác động không nhỏ đến việc gìn giữ, bảo lưu bản sắc văn hoá dân tộc, trong đó có văn hoá làng
- Nông thôn đang từng bước được CNH-HĐH; khoảng cách giữa nông thôn
và thành thị dần thu hẹp
- Nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa của người dân khác nhau (phụ thuộc vào vị trí, điều kiện xã hội, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, thậm chí cả sở thích của từng nhóm, từng cá thể)
- Cơ sở vật chất văn hóa chưa đáp ứng được hầu hết cho người dân
- Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày càng thưa vắng hoặc mai một dần
và tệ nạn xã hội đang có xu hướng thâm nhập vào các tầng lớp dân cư nông thôn
Trang 4Làm gì để vừa xây dựng văn hóa mới vừa giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hôm nay?
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 22/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
"Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020"
Đề án nêu rõ, phát triển văn hóa nông thôn trên cơ sở kế thừa những kết quả, thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn; việc xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại phải bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp từng vùng, miền, từng dân tộc
Đề án bao gồm 4 nội dung chính, gồm: Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa; nâng cao chất lượng làng văn hóa; thực hiện tiêu chí phát triển văn hóa nông thôn mới cấp xã; hoàn thiện hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa, thể thao ở nông thôn
2 Xây dựng văn hóa nông thôn mới
Ngay từ năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động chương trình “Đời sống mới” với nội dung như:
+ Không được gọi vợ bằng mày,
+ Không tiểu tiện/đại tiện bậy bạ,
+ Mọi quầy bán hàng, nơi công cộng phải có chỗ vứt rác,…
Ngày nay:
- Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 800/QĐ-TTG ngày 04/6/2010 của Thủ tướng chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
- Thông tư 54/2009/TT – BNNPTNT ngày 21/8/2009 về chương trình xây dựng nông thôn mới cũng đã quy định cụ thể về tiêu chí:
2.1 Cơ sở vật chất văn hóa:
Trang 5- Nhà văn hóa xã, thôn
- khu thể thao xã, thôn
2.2 Tiêu chí văn hóa: Gia đình văn hoá", "Làng văn hoá",
"Tổ dân phố văn hoá"
a Xây dựng gia đình văn hóa
- Hòa thuận,
- Bình đẳng,
- Tiến bộ,
- Kỷ cương, nề nếp,
- Kinh tế ổn định và phát triển,
- Có tinh thần tương thân, tương ái…
Giữ gìn và phát huy những đạo lý, đạo hiếu
b Xây dựng làng văn hóa
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
- Thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, bỏ đi các hủ tục, loại trừ mê tín dị đoan…
- Xây dựng cộng đồng nông thôn ổn định hòa thuận, nhân ái
Tối lửa tắt đèn có nhau
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ
- Xây dựng văn hóa “kính già yêu trẻ”
- Xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn
- Gìn giữ những mỹ tục
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến