2013 từ đây gọi là Hiến pháp mới được coi là bản Hiến pháp thứ 5 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua với việc bổ sung những điểm mới quan tr
Trang 1Câu 1 Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào? .2 Câu 2 Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên?
Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? 8 Câu 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…” Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước .34 Câu 4 Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc? .45 Câu 5 Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? 52 Câu 6 Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013 Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện quyền lực Nhà nước? 61 Câu 7 Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm những cơ quan nào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với Nhân dân .87 Câu 8 Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân? 97 Câu 9 “… Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013) 99 8.Một số điểm mới về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013
nghia-vu-co-ban-cua-cong-dan-cua-Hien-phap-nam-2013.aspx 105 11.Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về chính quyền địa phương
http://sotuphap.vdc3.vn/KonTum/300/Mot-so-diem-moi-ve-quyen-con-nguoi,-quyen-va-http://sonoivu.bacgiang.gov.vn/?act=news&id=316 105
Trang 22013 (từ đây gọi là Hiến pháp mới) được coi là bản Hiến pháp thứ 5 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua với việc bổ sung những điểm mới quan trọng, đã thể hiện quan điểm đổi mới cũng như quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm sự đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế Vì vậy, đây là bản Hiến pháp thứ 5 của nước ta với tên gọi: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2014
Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị đất nước Với những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định, Hiến pháp mới tiếp tục là nền tảng pháp lý cơ bản giúp nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện trong tình hình mới, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn
Trang 3CUỘC THI VIẾT
“TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” Câu 1 Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay
là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
Trả lời:
Hiến pháp là văn bản pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và đời sống chính trị của mỗi quốc gia; đồng thời có thể coi là tuyên ngôn chính trị của mỗi chính thể nhà nước Hiến pháp được gọi là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, các quy định của Hiến pháp là cơ sở pháp lý để xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất; đồng thời là cơ sở cho
việc tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước Theo dòng lịch sử lập Hiến của
nước ta, chúng ta đã có 05 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013) từ năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến nay với tên gọi là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1 Hiến pháp 1946: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm
Dân chủ Cộng hòa (Khóa I) thông qua tại kỳ họp thứ 2, vào ngày 0 9 tháng 11 năm 1946
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngày 03/9/1945, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề về sự cần thiết phải có một bản Hiến pháp dân chủ cho nước Việt Nam
Nguồn: http://www.mattran.org.vn
Trang 4Mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn của những ngày đầu giành được độc lập, Chính phủ lâm thời lúc đó vẫn tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên vào ngày 06/01/1946 Sau 10 tháng chuẩn bị tích cực, dưới sự chỉ đạo sâu sát của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 09/11/1946, Quốc hội Khóa I (kỳ họp thứ 2) chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta (với 240/242 phiếu tán thành), đó là Hiến pháp năm 1946.
Hiến pháp năm 1946 ra đời là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh nên bản Hiến pháp 1946 không được chính thức công bố Mặc dù vậy, những tinh thần
và nội dung của Hiến pháp 1946 luôn được Chính phủ lâm thời và Ban thường
vụ Quốc hội áp dụng, điều hành đất nước Tư tưởng lập hiến của Hiến pháp
1946 luôn được kế thừa và phát triển trong các bản Hiến pháp sau này
2 Hiến pháp 1959: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm
1959 được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Khóa I) thông qua tại kỳ họp thứ 11, vào ngày 31/12/1959.
Ngày 7/5/1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ tạo tiền đề cho Hiệp định Giơ-ne-vơ (các bên ký kết ngày 20/7/1954), văn kiện quốc tế đầu tiên, tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam
Tuy nhiên, ngay sau đó được sự ủng hộ trực tiếp của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam đã cự tuyệt thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam
Sự thay đổi của tình hình chính trị - xã hội nói trên đã làm cho Hiến pháp 1946 không có điều kiện áp dụng trên phạm vi cả nước Mặt khác, nhiều quy định của Hiến pháp 1946 cũng không còn phù hợp với điều kiện cách
Nguồn: http://www.mattran.org.vn
Trang 5mạng nước ta ở miền Bắc lúc bấy giờ Vì
đã được công bố để toàn dân thảo luận và
qua bản Hiến pháp mới thay thế Hiến pháp năm 1946; và ngày 01/01/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký lệnh công bố bản Hiến pháp này – Hiến pháp năm 1959
3 Hiến pháp 1980: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoá VI) thông qua tại kỳ họp thứ 7, vào ngày 18/12/1980.
Ngày 30/4/1975 đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu đã bầu ra 492 vị đại biểu Quốc hội (khóa VI) Từ ngày 24/6 đến 03/7/1976, Quốc hội khóa VI tiến hành kỳ họp đầu tiên Tại kỳ họp này, ngày 02/7/1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước ta thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đồng thời ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp 1959 và thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp gồm 36 người do đồng chí Trường Chinh - Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp mới
Đến tháng 8/1979, bản Dự thảo Hiến pháp mới được đưa ra lấy ý kiến nhân dân cả nước Ngày 18/12/1980, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Với Hiến pháp năm 1980, lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được
Nguồn: http://www.mattran.org.vn
Trang 6hiến định tại Điều 4, đây là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách
mạng Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội
4 Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khóa VII) thông qua tại kỳ họp thứ 11, vào ngày 15/4/1992; bản Hiến pháp này được Quốc hội khóa X sửa đổi, bổ sung một số điều, tại kỳ họp thứ
10, vào ngày 25/12/2001.
Trong những năm cuối của thập kỷ 80, Thế kỷ XX, do ảnh hưởng của phòng trào Cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới với nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng để giữ vững ổn định về chính trị và tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội; trong bối cảnh đó, nhiều quy định của Hiến pháp năm 1980 không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng đất nước trong điều kiện mới
Ngày 22/12/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc
hội (khóa VIII) đã ra Nghị quyết thành lập Uỷ ban
sửa đổi Hiến pháp gồm 28 đồng chí do Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công làm Chủ tịch
Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp
Đến ngày 15/4/1992, trên cơ sở tổng hợp ý
kiến của nhân dân cả nước, Bản dự thảo Hiến
pháp mới lần này đã được Quốc hội khóa VIII
thông qua (tại kỳ họp thứ 11) Hiến pháp năm
1992 được gọi là Hiến pháp của Việt Nam trong thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới
Nguồn: http://www.mattran.org.vn
Trang 7Ngày 25/12/2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
5 Hiến pháp năm 2013: Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ
thứ 6, vào ngày 28/11 / 2013
Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với kết quả tổng kết thực tiễn qua 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; nhằm thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát
Ngày 06/8/2011, tại kỳ họp thứ nhất,
Hiến pháp năm 1992 gồm 30 thành viên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Ủy ban Sau thời gian 9 tháng (từ 01 đến 9/2013) triển khai lấy ý kiến góp
ý của nhân dân cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 28/11/2013, tại
kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp năm 2013 Ngày 08/12/2013, Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố Hiến pháp Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế./
Nguồn: http://www.mattran.org.vn
Trang 8Trải qua dòng thời gian hơn nửa Thế kỷ với bao thăng trầm của kinh
tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn kịp thời thay đổi và phát triển hệ thống Hiến pháp thể hiện sự đột phá qua mỗi lần sửa đổi hiến pháp cụ thể:
Hiến pháp năm 1946 được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, trai, gái, giai cấp, tôn giáo; bảo đảm các quyền
lợi dân chủ; thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân Đánh giá về ý nghĩa của việc ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi á Đông Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực
tế Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do… phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp”
Nếu Hiến pháp năm 1946 là hiến pháp đầu tiên của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, của một xã hội tự do, dân chủ và tiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Á; Hiến pháp năm 1959 ghi nhận bước thứ hai của lịch sử lập hiến Việt Nam, là bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Hiến pháp năm 1980 là hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi cả nước, thì Hiến pháp năm 1992 là cột mốc thứ tư của lịch
Nguồn: http://www.tuyengiao.vn
Nguồn: http://www.moj.gov.vn
Trang 9sử lập hiến Việt Nam - hiến pháp của công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc cả
xã hội, bắt đầu từ đổi mới nền kinh tế và từng bước đổi mới vững chắc về chính trị Hiến pháp năm 1992 ra đời trên cơ sở sửa đổi căn bản, toàn diện Hiến pháp năm 1980, kế thừa những tinh hoa, giá trị bền vững của ba bản hiến pháp trước
đó, tuy nhiên, đây là bản hiến pháp đầu tiên vận dụng đầy đủ, nhuần nhuyễn, sáng tạo nhất (kể từ khi lập hiến đến nay) các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta
Bản Hiến pháp năm 2013 vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), phản ánh được ý chí, nguyện vọng, trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tạo nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời kỳ phát triển mới Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, tinh thần dân chủ, đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới
Câu 2 Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực
từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Trả lời:
Trang 10Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua bản
Hiến pháp 2013 Bản Hiến pháp mới đã đạt được các mục
đích, yêu cầu đặt ra là thể chế hóa những đường lối, chính sách
lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi
mới; xứng tầm một bản Hiến pháp mang tính ổn định, lâu dài
Những sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp mới rất căn bản, sâu
sắc, khẳng định con đường chúng ta đi theo là đúng, được nâng lên tầm cao hơn,
tạo điều kiện cho bước phát triển mới của đất nước, và bản Hiến pháp mới có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 Sau đây là những điểm mới và nội dung
cơ bản của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp 1992:
1 Về cơ cấu và hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013
Về cơ cấu của Hiến pháp: Hiến pháp
năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm
2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới (Điều 19, 34, 41, 42, 43, 55,
63, 78, 111, 112, 117 và 118); giữ nguyên 7 điều (Điều 1, 23, 49, 86, 87, 91 và 97)
và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại
Hiến pháp năm 2013 có cơ cấu mới và sắp xếp lại trật tự các chương, điều
so với Hiến pháp 1992, như: đưa các điều quy định các biểu tượng của Nhà nước
(quốc kỳ, quốc huy, quốc ca ) ở Chương XI Hiến pháp năm 1992 vào Chương I
"Chế độ chính trị" của Hiến pháp năm 2013 Đổi tên Chương V Hiến pháp năm
1992 “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đưa lên vị trí trang trọng của Hiến pháp là
Chương II ngay sau Chương I "Chế độ chính trị" Chương II "Chế độ kinh tế" và
Chương III "Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ" của Hiến pháp năm 1992
có tổng cộng 29 điều đã được Hiến pháp năm 2013 gộp lại thành một chương là
Nguồn: http://www.moj.gov.vn
Nguồn: http://www.saigonnews.vn
Trang 11Chương III "Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và mội
trường" và chỉ còn 14 điều nhưng quy định cô đọng, khái quát, mang tính nguyên
tắc so với Hiến pháp năm 1992
Khác với các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013
có một chương mới quy định về "Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà
nước” (Chương X).Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn đổi tên Chương IX Hiến
pháp năm 1992 "Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)" thành "Chính quyền địa phương" và đặt Chương IX "Chính quyền địa phương" sau Chương VIII "Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân".
Về hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013: so với với Hiến pháp năm
1992, hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013 từ Lời nói đầu đến các điều quy
định cô đọng hơn, khái quát, ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ hơn Ví dụ, Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013 được rút ngắn, cô đọng, súc tích, đủ các ý cần thiết nhưng chỉ
có 3 đoạn với 290 từ so với 6 đoạn với 536 từ của Hiến pháp năm 1992
2 Những nội dung các chương của Hiến pháp năm 2013
Điểm mới thứ nhất: Chế độ chính trị
Trang 12Chương I “Chế độ chính trị”: gồm 13 điều, từ Điều 1 đến Điều 13 So
với Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 có những điểm mới cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định những giá trị nền tảng
và mục tiêu cơ bản của của Nhà nước CHXHCN Việt Nam (Điều 1, Điều 3),
đồng thời khẳng định rõ hơn chủ quyền nhân dân: “Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ”, những bảo đảm thực hiện chủ quyền
nhân dân đầy đủ hơn: "bằng dân chủ trực tiếp" và "bằng dân chủ đại diện thông
qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước", với chế
độ bầu cử dân chủ, quyền cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội và HĐND, cũng như cơ chế không chỉ phân công, phối hợp mà còn kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước (Điều 2, Điều 6, Điều 7) Những quy định mới này thể hiện rõ hơn bản chất dân chủ và pháp quyền của Nhà nước ta Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, tất cả các
từ “Nhân dân” đều được viết hoa một cách trang trọng, thể hiện sự tôn trọng và
đề cao vai trò của Nhân dân với tư cách là chủ thể duy nhất của toàn bộ quyền lực nhà nước ở nước ta
Thứ hai, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội; đồng thời
bổ sung thêm trách nhiệm của Đảng trước Nhân dân:“Đảng Cộng sản Việt Nam
gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân
dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.
Thứ tư, Điều 9 liệt kê đầy đủ các tổ chức chính trị - xã hội gồm: Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các tổ chức này Đặc biệt, Điều
9 Hiến pháp năm 2013 bổ sung vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong
việc “tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây
dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và
Trang 13bảo vệ Tổ quốc” (khoản 1), đồng thời quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (khoản 3)
Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chủ quyền quốc gia
và đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác của Nhà nước CHXHCN Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới; đồng thời cam kết
"tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt
Nam là thành viên", khẳng định Việt Nam "là bạn, đối tác tin cậy và thành viên
có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc" (Điều 11,
Điều 12)
Thứ sáu, kế thừa cách quy định của
Hiến pháp năm 1946, Điều 13 Chương này quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, ngày Quốc khánh và Thủ đô chứ không để một chương riêng (Chương XI) như Hiến pháp năm 1992
Điểm mới thứ hai: Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Chương II “Quyền con người, Quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân”: gồm 36
điều, từ Điều 14 đến Điều 49 Trong 11 chương của Hiến pháp năm 2013, đây là chương có số điều quy định nhiều nhất (36/120 điều), có nhiều đổi mới nhất cả về nội dung quy định, cả về cách thức thể hiện Cụ thể như sau:
Trước hết, khác với tất cả các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên Hiến
pháp năm 2013 xác định rõ và quy định ngay tại Điều 3 về Nhà nước có trách
Nguồn: http://www.chinhphu.vn
Nguồn: http://www.chinhphu.vn
Trang 14nhiệm "công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công
dân" Vì vậy, khi quy định quyền con người, quyền công dân, hầu hết các điều
của Hiến pháp năm 2013 quy định trực tiếp"mọi người có quyền ", "công dân
có quyền " để khẳng định rõ đây là những quyền đương nhiên của con người, của công dân được Hiến pháp ghi nhận và Nhà nước có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ các quyền này, chứ không phải Nhà nước “ban phát”, “ban ơn” các
quyền này cho con người, cho công dân "Quyền con người, quyền công dân chỉ
có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng" (khoản 2 Điều 14).
Đây chính là nguyên tắc hiến định rất quan trọng về quyền con người, quyền công dân và theo nguyên tắc này, từ nay không chủ thể nào, kể cả các cơ quan nhà nước được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền con người, quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp Cũng từ nguyên tắc này, các quy định liên quan đến các quyền bất khả xâm phạm của con người, của công dân (như quyền được sống, quyền không bị tra tấn, quyền bình đẳng trước pháp luật v.v.) là các quy
định có hiệu lực trực tiếp; chủ thể của các quyền này được viện dẫn các quy định
của Hiến pháp để bảo vệ các quyền của mình khi bị xâm phạm Các quyền, tự do
cơ bản khác của con người, của công dân và quyền được bảo vệ về mặt tư pháp cần
phải được cụ thể hóa nhưng phải bằng
luật do Quốc hội, - cơ quan đại diện quyền
lực nhà nước cao nhất của nhân dân ban
hành, chứ không phải quy định chung chung
“theo quy định pháp luật” như rất nhiều điều
của Hiến pháp năm 1992 quy định v.v
Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 quy
định rõ quyền nào là quyền con người,
quyền nào là quyền công dân và quy định chương này theo thứ tự: đầu tiên là
Nguồn: http://www.danviet.vn
Trang 15các nguyên tắc hiến định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tiếp đến là các quyền dân sự, chính trị rồi đến các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và cuối cùng là các nghĩa vụ của cá nhân, của công dân Hầu hết các
điều của chương này trong trong Hiến pháp năm 2013 thay vì quy định “công
dân” như Hiến pháp năm 1992 đã quy định “mọi người”, “không ai” Điều này
có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới về nhận thức lý luận và giá trị thực tiễn khi không đồng nhất quyền con người với quyền công dân
Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 quy định một số quyền mới của con người,
quyền và nghĩa vụ mới của công dân, như: "Công dân Việt Nam không thể bị trục
xuất, giao nộp cho nhà nước khác" (Điều 17); "Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật" (Điều 19); "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình " (Điều 21); "Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội" (Điều 34); "Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa" (Điều 41); "Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp" (Điều 42); "Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường" (Điều 43)
v.v Điều này thể hiện bước tiến mới trong việc mở rộng và phát triển các quyền, phản ảnh kết quả của quá trình đổi mới hơn 1/4 thế kỷ ở Việt Nam Nội dung của các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong các điều khác của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, nhất là Công ước quyền con người về chính trị, dân sự và Công ước quyền con người về kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 của Liên hợp quốc Đây cũng chính là sự khẳng định cam kết mang tính hiến định của Nhà nước ta trước Nhân dân và trước cộng đồng quốc tế về trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam
Trang 16Điểm mới thứ ba: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường
Chương III “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ
và môi trường”: từ Điều 50 đến Điều 63 Đây là chương gộp nội dung quy định
của Chương II "Chế độ kinh tế" (15 điều) và Chương III "Văn hóa, giáo dục,
khoa học, công nghệ" (14 điều) của Hiến pháp năm 1992 đã quy định quá chi
tiết, cụ thể, nhưng mang tính tuyên ngôn, ít tính quy phạm Chương III Hiến pháp năm 2013 chỉ còn 14 điều, quy định những chính sách kinh tế - xã hội mang tính nguyên tắc, khái quát, cô đọng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường nhằm hướng đến sự phát triển có tính chất bền vững
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định chính sách phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng XHCN nhưng không liệt kê các thành phần kinh tế; vẫn ghi nhận kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhưng không
còn ghi: được củng cố và phát triển; tiếp tục khẳng định: "đất đai thuộc sở
hữu của toàn dân" nhưng quy định rõ "do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" (Điều 53) Hiến pháp năm 2013 vẫn quy định về Nhà nước
thu hồi đất nhưng xác định rõ hơn về mục đích thu hồi, nguyên tắc công khai,
minh bạch và chế độ bồi thường: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân
đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc
phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (tác
giả nhấn mạnh) Việc thu hồi đất phải
công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật" (Điều 54)
Hiến pháp năm 1992 bổ sung về: thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt
Nguồn: http://www.baomoi.com
Trang 17động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước (Điều 55); về quản lý ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia và các nguồn tài chính công khác (Điều 56); về sử dụng, quản lý, bảo vệ môi trường (Điều 63) v.v
Điểm mới thứ tư: Quốc hội
Chương V “Quốc hội”: gồm 17 điều (từ Điều 69 đến Điều 85) Về cơ
bản, Hiến pháp năm 2013 kế thừa các quy định của Chương VI "Quốc hội" của Hiến pháp năm 1992, nhưng có một số sửa đổi, bổ sung quan trọng sau:
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 vẫn xác định: "Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam" nhưng không có nghĩa là "cơ quan có toàn quyền",
"là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp" như Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 quy định Vì thế Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định: "Quốc
hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước" (Điều
69).Những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền hành pháp chuyển về cho Chính phủ, Quốc hội chỉ quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không còn quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm để Chính phủ chủ động, năng động hơn trong điều hành, quản lý đất nước
Thứ hai, bổ sung thẩm quyền
của Quốc hội liên quan đến thành lập hai cơ quan mới là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước; đặc biệt là thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn, miễn nhiệm và cách chức Thẩm phán TANDTC theo đề nghị của Chánh án TANDTC để làm rõ
Nguồn: http://www.gso.gov.vn
Trang 18hơn vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với TANDTC, nâng cao vị thế của đội ngũ Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp (Điều 70).
Thứ ba, liên quan đến cơ quan thường trực của Quốc hội, Hiến pháp năm
2013 quy định bổ sung một số thẩm quyền quan trọng cho Ủy ban thường vụ
Quốc hội, như: "phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn
quyền của nước CHXHCN Việt Nam" (Điều 74); đặc biệt là thẩm quyền "quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương" (khoản 8 Điều 74) chứ không giao cho
Chính phủ thực hiện quyền này như Hiến pháp năm 1992 quy định
Thứ tư, khác Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định cho Quốc hội có quyền
quyết định kéo dài (hoặc rút ngắn) nhiệm kỳ của Quốc hội mà không giới hạn thời
gian kéo dài, khoản 3 Điều 71 Hiến pháp năm 2013 xác định rõ: “Việc kéo dài
nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp
có chiến tranh”.
Ngoài ra, để những người được Quốc hội bầu giữ các chức vụ chủ chốt của bộ máy nhà nước có ý thức sâu sắc về danh dự và trọng trách của mình trước Quốc hội, trước Tổ quốc và Nhân dân, Hiến pháp năm 2013 có quy định
mới là: "Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính
phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp” (khoản 7 Điều 70) Quốc hội, nhân dân hy vọng, đặt
niềm tin và giám sát việc thực hiện lời tuyên thệ này của những người giữ trọng trách của các cơ quan then chốt của Nhà nước
Điểm mới thứ năm: Chủ tịch nước
Trang 19Chương VI “Chủ tịch nước”: gồm 8 điều, từ Điều 86 đến Điều 93 Hiến
pháp 2013 vẫn quy định: Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt
nước về đối nội và đối ngoại (Điều 86) Tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền
của Chủ tịch nước về cơ bản vẫn giữ như Hiến pháp 1992, nhưng có hai nội dung được bổ sung mới là:
Thứ nhất, Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn vai trò thống
lĩnh lực lượng vũ trang, quy định quyền của Chủ tịch nước“quyết định phong,
thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam”.
Thứ hai, Điều 90 Hiến pháp năm 2013 quy định: Chủ tịch nước có quyền
yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.
Điểm mới thứ sáu: Chính phủ
Trang 20Thứ nhất, lần đầu trong lịch sử lập hiến của nước ta, Hiến pháp năm 2013
chính thức khẳng định: Chính phủ "là cơ quan thực hiện quyền hành pháp", mặc
dù Điều 94 vẫn còn quy định: "Chính phủ "là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất của nước CHXHCN Việt Nam", "là cơ quan chấp hành của Quốc hội" Điều này thể hiện mong muốn thực hiện nguyên tắc phân công quyền lực
nhà nước giữa các cơ quan nhà nước mà Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) đã quy định, nhưng đồng thời vẫn giữ nguyên tắc tập quyền XHCN
với đặc điểm về
vị trí tối cao và toàn quyền của Quốc hội trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác, trong đó có Chính phủ
Thứ hai, quy định
cụ thể về vai trò và trách nhiệm của các thành viên Chính phủ Quy định về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 không còn giao cho Chính phủ quyền quyết
định về điều chỉnh địa giới hành chính (thực tế là cả chia tách, thành lập mới) các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh như như khoản 10 Điều 112 Hiến pháp năm
1992 quy định
Điểm mới thứ bảy: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
Nguồn: http://www.chinhphu.vn
Trang 21Chương VIII “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân”: gồm 8 điều,
từ Điều 102 đến Điều 109 So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 có một
số điểm mới chủ yếu sau:
Thứ nhất, khẳng định chính thức Tòa án nhân dân là cơ quan “thực hiện
quyền tư pháp” (Điều 102) Điều này thể hiện rõ nguyên tắc phân công thực
hiện quyền lực nhà nướcgiữa các cơ quan nhà nước Nhân đây cũng xin nói thêm rằng, bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cũng đã quy định: các cơ quan tư pháp (thực hiện quyền tư pháp) chỉ bao gồm tòa án các cấp (Tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa án đệ nhị cấp và các tòa án sơ cấp), nhưng các bản Hiến pháp sau này (từ Hiến pháp năm 1959, 1980 đến Hiến pháp năm 1992, khi
hệ thống Viển kiểm sát được thiết lập) đã không quy định rõ cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp
Thứ hai, khẳng định rõ hơn một số nguyên tắc tố tụng mang tính hiến
định: nguyên tắc xét xử hai cấp gồm sơ thẩm, phúc thẩm; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; mở ra khả năng áp dụng nguyên tắc xét xử theo thủ tục rút gọn chứ không phải trong tất cả mọi trường hợp đều áp dụng nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số như Hiến pháp năm 1992 và pháp luật tố tụng hiện hành quy định (khoản 4, 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013) Trong các nguyên tắc nói trên, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử là rất quan trọng, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tố tụng, từ đó tăng cường tính minh bạch, công khai, nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án
Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 quy định: Tòa án nhân dân gồm Tòa án
nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định; Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định (khoản 2 Điều 102 và khoản 2 Điều 107) Quy định này có ý nghĩa mở đường thực hiện chủ trương tổ chức lại Tòa án theo thẩm quyền xét xử (Tòa án khu vực), không tương ứng với chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện như hiện nay để bảo đảm nguyên tắc độc lập của Tòa án
Trang 22Điểm mới thứ tám: Chính quyền địa phương
Chương IX “Chính quyền địa phương”: gồm 7 điều, từ Điều 110 đến
Điều 116 Chương này có một số điểm mới như sau:
Thứ nhất, Chương IX Hiến pháp 1992 có tên là “HĐND và UBND” và
chương này được quy định trước chương “Tòa án nhân dân và Việt kiểm sát
nhân dân” Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên Chương IX này thành “Chính quyền địa phương” và đặt sau chương “Tòa án nhân dân và Việt kiểm sát nhân dân”
Việc đổi tên như trên để: Một mặt, không đồng nhất chính quyền địa phương với
hai cơ quan của chính quyền địa phương là HĐND và UBND, dù đây là hai cơ
quan then chốt của mỗi cấp chính quyền địa phương; Mặt khác, tên chương
"Chính quyền địa phương" mới phù hợp với những nội dung quy định quan trọng khác của chương này, như: phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ, quyền lực của cộng đồng dân cư địa phương (nhân dân địa phương), về vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể của nhân dân địa phương, các mối quan hệ của chính quyền địa phương với các cơ quan nhà nước hữu quan và với nhân dân ở địa phương v.v
Thứ hai, các đơn vị hành
chính của nước ta về cơ bản vẫn như
Hiến pháp năm 1992 quy định, nhưng
để "mở đường" cho khả năng tới đây
Luật Tổ chức chính quyền địa phương
có thể quy định thành lập các đơn vị
hành chính mới, Hiến pháp năm 2013 đã dự liệu thêm: "đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt do Quốc hội thành lập" hoặc "đơn vị hành chính tương đương" với quận, huyện, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương Đặc biệt, khác với tất cả các bản Hiến pháp của nước ta trước đây, khoản 2 Điều 110 Hiến pháp năm
2013 quy định: “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị
hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật
Nguồn: http://www.chinhphu.vn
Trang 23định” Việc xácđịnh có tính hiến định về thẩm quyền, tiêu chí, điều kiện, thủ tục
thành lập mới, sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính như trên sẽ bảo đảm tính ổn định các đơn vị hành chính - lãnh thổ, khắc phục thực tế dễ dãi trong việc "nhập - tách" các đơn vị hành chính, không tính đến tâm tư, tình cảm của cộng đồng dân cư ở địa phương đã từng gắn bó bao đời với các đơn vị hành chính khi bị sáp nhập, khi bị chia tách, như thực tế ở nước ta những năm vừa qua
Thứ ba, Điều 111 Hiến pháp 2013 quy định khái quát theo hướng: “Chính
quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước CHXHCN Việt Nam Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt do luật định” Việc tổ chức HĐND và UBND cụ thể ở từng đơn vị hành chính sẽ được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương trên cơ sở tổng kết việc thực hiện chủ trương của Đảng thí điểm một số nội dung về tổ chức chính quyền đô thị và kết quả tổng kết thực hiện Nghị quyết số
26/2008/QH12 của Quốc hội về "Thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND
huyện, quận, phường", đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương phù
hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt
và các nguyên tắc phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương
Thứ tư, Điều 112 Hiến pháp 2013 mang tính định hướng mối quan hệ giữa
chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa
phương: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên
cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó"
Điểm mới thứ chín: Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước
Trang 24Chương X “Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước”: gồm 2
điều Điều 117 quy định về "Hội đồng bầu cử quốc gia" có nhiệm vụ tổ chức
bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp Điều 118 quy định về " Kiểm toán Nhà nước", đây là là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công Khác với Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan lần đầu tiên được Hiến pháp quy định, Kiểm toán nhà nước đã được thành lập theo Nghị định 70/CP của từ ngày 11/7/1994 và đang hoạt động, nay chính thức hiến định thể hiện sự đề cao vai trò của cơ quan này trong bộ máy nhà nước Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới, nhằm kiểm soát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công, ngăn ngừa nạn tham nhũng
Nguồn: http://www.baomoi.com
Trang 25Điểm mới thứ 10: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp Chương XI “Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp”: gồm
2 điều, Điều 119 và Điều 120 Điều 119 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng
định “Hiến pháp là luật cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực pháp
lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp” như Điều
146 Hiến pháp năm 1992 nhưng bổ sung quy định mới: "Mọi hành vi vi phạm
Hiến pháp đều bị xử lý” và xác định rõ “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”.
Điều 120 Hiến pháp 2013 quy định cụ thể hơn về quy trình "làm Hiến
pháp", sửa đổi Hiến pháp so với Điều 147 Hiến pháp năm 1992 như sau:
“Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định”.
Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Đây là quan
Trang 26điểm nền tảng xuyên suốt nội dung của Hiến pháp sửa đổi, chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích, sức mạnh của quyền lực Nhà nước ta là ở nhân dân, thuộc
về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường luôn
là vấn đề được đảng và chính phủ quan tâm và đề cập trong tất cả các bản hiến
pháp của nước ta qua các lần sửa đổi Đây cũng chính là vấn đề tôi tâm đắc nhất trong bản sửa đổi Hiến pháp năm 2013.
Ngày nay, bảo vệ môi trường ngày càng được các cá nhân, cơ quan, tổ chức mà đặc biệt là Nhà nước quan tâm Chính vì vậy, không chỉ pháp luật các nước mà Hiến pháp cũng từng bước ghi nhận và bảo đảm chính sách bảo vệ môi trường Tại Việt Nam, pháp luật bảo
vệ môi trường đã dần được cụ thể hóa trong các bản Hiến pháp
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong
đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng
Nguồn: http://www.moitruong.com.vn
Trang 27Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần thiết cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường,
tổ chức xã hội như: Đoàn, Đội Các hương ước dòng tộc, làng xóm với những quy định thành văn hoặc chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành Với các cơ quan hành chính các cấp thực hiện các quy định của luật pháp, nghị
Trang 28định, thông tư Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta
cơ sở để sống và phát triển
Lịch sử bảo vệ môi trường thế giới được ghi nhận bắt đầu từ những năm
1960 Những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và môi trường tổ chức tại Stockholm (thủ đô Thuỵ Điển) trong thời gian 5-6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972 Kể từ đó, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 5/6 hàng năm làm ngày Môi trường Thế giới và khuyến khích những người dân, Chính phủ và các tổ chức của tất cả các nước trên thế giới tổ chức các hoạt động nhằm cải thiện môi trường ở nước mình trong ngày này Bắt đầu từ năm 1987, để khuyến khích tinh thần và trách nhiệm bảo vệ môi trường của toàn thể nhân dân trên thế giới, Liên Hợp Quốc đã phát động thêm
Lễ trao giải thưởng Global 500 được tổ chức vào đúng ngày môi trường thế giới tại thành phố được chọn làm trung tâm tổ chức lễ kỷ niệm ngày này trên thế giới Hàng năm, Liên Hợp Quốc sẽ chọn ra những người có nhiều đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường để
trao Giải thưởng Global 500
Hoà chung vào tinh thần
bảo vệ môi trường của thế giới,
Hiến pháp 1980 đã bắt đầu ghi
nhận các quy định về môi
trường Điều 36, Hiến pháp
1980 quy định: “Các cơ quan
Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có
Nguồn: http://www.moitruong.com.vn
Trang 29nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường sống.” Như vậy, ngay tại Hiến pháp
1980, nước ta đã rất coi trọng chính sách bảo vệ môi trường Trách nhiệm bảo
vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như bảo vệ và cải thiện môi trường sống được giao cho toàn bộ các cơ quan Nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân
Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã có những quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường Điều 29 của Hiến pháp nước
ta quy định:
“Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường”
Như vậy, Hiến pháp đã quy định nghĩa vụ “bảo vệ môi trường” là một
nghĩa vụ pháp lý của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển đất nước Hoạt động bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân,bảo đảm quyền con người sống trong môi trường trong lành và góp phần phục vụ sự phát triển bền vững của xã hội Việt nam Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân Mọi tổ chức cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường,thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường, thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường Trong Hiến pháp 1992 đã nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường
Hiện thực hoá Hiến pháp 1992, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã được ban hành Đồng thời, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị khẳng định rõ: “Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh và là sự tiếp nối truyền thống yêu thiên nhiên, sống hài hòa với tự nhiên của cha ông ta”
Trang 30“Bảo vệ môi trường vừa là nhiệm vụ phức tạp, vừa cấp bách, có tính liên ngành và liên vùng rất cao, vì vậy cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân”.
“Công tác bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành "
Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 còn nêu rõ: “Bảo vệ môi trường mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc
tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”
Hiến pháp 2013 được ban hành có rất nhiều nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường và được quy định tại các Điều 43, 50 và 63, Cụ thể:
Điều 43 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.” Việc quy định tại điều 43 (chương II quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) đã khẳng định quyền được sống trong môi trường trong lành cũng như nghĩa vụ bảo vệ môi trường của mọi người Khi Nhà nước ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành của mọi người cũng có nghĩa là Nhà nước ghi nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường Theo quy định tại Điều 96, Hiến pháp 2013 thì Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về môi trường Chính vì vậy, việc bảo
vệ môi trường là một nhiệm vụ mà Hiến pháp đã bước đầu quy định cho Chính phủ Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường trong thời gian tới
Nguồn: http://www.tinmoitruong.com.vn
Trang 31cần rất nhiều các quy định để ghi nhận cũng như đảm bảo nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong hoạt động bảo vệ môi trường Đồng thời, nghĩa vụ bảo vệ môi trường cũng là một nghĩa vụ cơ bản của mọi người, không phân biệt tôn giáo, quốc tịch, dòng máu
Đồng thời, Hiến pháp 2013 có Chương III quy định về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường Điều 50, Hiến pháp 2013 cũng có quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Như vậy, việc quy định tại Chương III của Hiến pháp cho thấy Nhà nước ta đã và đang đánh giá cao tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Việc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội là rất quan trọng nhưng cũng cần đảm bảo việc bảo vệ môi trường Như vậy, thông qua hoạt động bảo vệ môi trường mà việc xây dựng kinh
tế, xã hội của đất nước được đảm bảo Việc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội với mục tiêu phát triển bền vững thì không thể tách rời với bảo vệ môi trường Chính vì vậy, với quy định tại Điều 50, Hiến pháp 2013, các hoạt động kinh tế,
xã hội sẽ được gắn liền với công tác bảo vệ môi trường mà không bị tách rời
Đặc biệt tại Điều 63, Hiến pháp 2013 quy định:
“1 Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu
2 Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển,
sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo
3 Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.”
Trang 32Khác với các quy định khác về vấn đề này trong Hiến pháp năm 2013, Điều 63 đã khẳng định được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường Việc bảo vệ môi trường cũng được đặt các mục tiêu cụ thể, rõ ràng là: quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng của chính sách bảo vệ môi trường Việc khai thác, quản lý,
sử dụng phải có giá trị hiệu quả nhưng đồng thời cũng cần đảm bảo sự bền vững của tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên Với mục tiêu như vậy, thì các văn bản pháp luật cũng như thực tế triển khai thi hành cần phải có sự thống nhất trong chính sách bảo vệ môi trường
Đồng thời, mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học cũng được ghi nhận trong các quy định về bảo vệ môi trường Thực tế quy định này chính là
những đảm bảo của Nhà nước đối với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học Thậm chí, trường hợp nếu có những đề án,
dự án có nguy cơ làm mất sự đa dạng sinh học thì cơ quan có thẩm quyền hay người dân đều có thể có ý kiến về việc đảm bảo sự đa dạng sinh học theo quy định của Hiến pháp
Biến đổi khí hậu chính là một hậu quả nặng nề của việc tàn phá môi trường Chính vì vậy, để chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu thì Hiến pháp 2013 đã quy định rõ nội dung này Thông qua quy định của Hiến pháp mà Nhà nước cần triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo chủ động trong phòng chống thiên tai cũng như có các chiến lược, quy hoạch nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong thời gian vừa qua, nhân dân Việt Nam đã thực hiện triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, điển hình như sự kiện Green Walk (diễu hành hòa bình
Nguồn: http://www.greenwalk.hu
Trang 33vì môi trường, bảo vệ cây xanh) tại Hà Nội 29/3/2015 đã thu hút hàng nghìn người dân tham gia nhằm phản đối việc chặt hạ 6.708 cây xanh trên 190 tuyến phố đô thị không hợp lý
Hay gần đây nhất là sự kiện Giờ trái đất năm 2015
Tối 28/3/2015, cùng với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ với khoảng 7.000 thành phố trên toàn thế giới, đồng loạt 63 tỉnh, TP của Việt Nam đã hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất bằng hành động biểu trưng tắt đèn trong 1 giờ từ 20h30 đến 21h30
Sau sự kiện Hà Nội tiên phong tắt đèn trong 1 giờ tối ngày 22/3, phong trào hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất đã nhanh chóng lan tỏa đến rất nhiều địa phương trong cả nước Từ Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ đến Hải Phòng, Quảng Ninh, hàng loạt hoạt động đã diễn ra sôi động
Theo thống kê từ Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia, tổng số điện năng tiết kiệm được tại lễ tắt đèn ngày 22/3 tại Hà Nội và ngày 28/3 tại các tỉnh, thành phố trên cả nước là 520.000 kWh tương đương tiết kiệm được khoảng 850 triệu đồng
Nguồn: http://www.tinmoitruong.com.vn
Nguồn: http://www.tinmoitruong.com.vn
Trang 34Chiến dịch Giờ Trái đất 2015 chính thức được lan tỏa từ sự kiện Khởi động tại Công viên Thống nhất Hà Nội (Ngày 7/2/2015) Sự kiện thu hút khoảng 3.000 sinh viên, tình nguyện viên tham gia Tiếp đó, hàng loạt hoạt động đã diễn
ra trong suốt tháng 3 tại khắp các tỉnh, TP trong cả nước đặc biệt là Hà Nội, Đà nẵng, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh
Không chỉ góp phần tiết kiệm một phần sản lượng điện tiêu thụ, chiến dịch Giờ Trái đất 2015 đã góp phần nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của người dân, nhằm mục tiêu phát trỉển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu
Hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay vẫn đang còn là lĩnh vực hoạt động mới Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường biện pháp giáo dục, thuyết phục đồng thời khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo Tuy nhiên, để đảm bảo cho các đạo luật có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì các biện pháp cưỡng chế là không thể thiếu, do đó Hiến phápquy định theo hướng: tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị
xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại Một ví dụ điển hình cho hoạt động bảo vệ môi trường là ở Singapore cũng đã đặt ra các biện pháp cưỡng chế khác nhau cho các mức vi phạm pháp luật về môi trường như: Biện pháp xử lý hình sự; Hình phạt tiền; Hình phạt tù; Tạm giữ và tịch thu; Lao động cải tạo bắt buộc; Biện pháp hành chính Ngoài ra, các đạo luật về môi trường của Singapore cũng quy định phạt tiền một cách rất linh hoạt đối với các
vi phạm ít nghiêm trọng, đó là việc cho phép người vi phạm trả một khoản tiền thích hợp cho Bộ Môi trường Singapore và vụ việc sẽ tự kết thúc mà không phải đưa ra Toà Do đó, việc bảo vệ môi trường sẽ chỉ có thể đi vào thực tế nếu có sự triển khai đồng bộ trong cả văn bản pháp luật cũng như thực thi pháp luật
Như vậy, trải qua các giai đoạn khác nhau thì quy định trong các bản Hiến
pháp về bảo vệ môi trường là khác nhau Tuy nhiên, một thực tế là trong các quy
Trang 35định của Hiến pháp, càng gần thời điểm hiện tại thì quy định về bảo vệ môi trường càng được ghi nhận nhiều Đồng thời, các biện pháp bảo đảm để bảo vệ môi trường cũng dần được tăng lên Nếu như trong các Hiến pháp 1945 và Hiến pháp 1959 chưa có quy định về nội dung bảo vệ môi trường thì Hiến pháp 1980
đã được ghi nhận Hiện nay, Hiến pháp không chỉ quy định vấn đề bảo vệ môi trường mà còn quy định các biện pháp nhằm bảo đảm mọi hoạt động kinh tế, xã hội đều phải đảm bảo nguyên tắc chịu trách nhiệm về hoạt động liên quan đến môi trường Chính vì vậy, trong thời gian tới, hoạt động lập pháp cũng cần có các chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn cho các hành vi vi phạm pháp luật môi trường
Câu 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân…” Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
Trả lời:
Nhà nước của ta là nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân Từ Hiến pháp năm 1946 đến nay đều thống nhất quan điểm đó Hiến pháp năm 2013 một lần
nữa khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng
là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”
Hiến pháp sửa đổi 2013 kết tinh được trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân, thể hiện
đậm nét nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tuân thủ và
thể hiện đầy đủ những nguyên tắc cơ bản, những quy trình lập hiến tiến bộ mà các quốc gia trên thế giới đang vận dụng; kế thừa và khẳng định quan điểm quyền lực nhà nước ở nước ta là thuộc về Nhân dân được xây dựng từ Hiến pháp năm 1946 Đồng thời, thể chế hóa đầy đủ, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và
Trang 36Nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ XHCN và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.
Ngay sau khi bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của nước ta được Quốc hội thông qua với 97,59% phiếu tán thành (486 phiếu thuận, 2 phiếu trắng
và không có phiếu chống), được dư luận chung đánh giá: Bản văn kiện quan
trọng nhất của quốc gia đã thể hiện được cả "ý Đảng lẫn lòng Dân"
Tuy nhiên, một số tổ chức và cá nhân nước ngoài với nhiều lý do, trong
đó có những dụng ý xấu, đã có những bình luận thiếu khách quan về một số nội dung trong bản Hiến pháp của chúng ta Tổ chức theo dõi nhân quyền Humam Rights Watch (HRW) có trụ sở ở New York đã lên tiếng cho rằng bản hiến pháp
sửa đổi của Việt Nam đã "không đáp ứng mong muốn thay đổi và cải cách của
người dân" ?! và "Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội cho một cuộc cải tổ có thể đưa đất nước đến gần hơn với những chuẩn mực nhân quyền quốc tế"?! Một số người
khác thì cho rằng bản Hiến pháp mới này là "một bước thụt lùi" vì "sẽ đưa dân
tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới
có rất nhiều biến động", và việc biểu quyết thông qua bản Dự thảo Hiến pháp
vừa qua, "thay vì phải nói tiếng nói cho dân, Quốc hội lại nói tiếng nói cho
Trang 37Sự thực, việc huy động trí tuệ toàn dân góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi hiến pháp trong gần một năm qua, cũng như quy trình tiếp thu, chắt lọc những đóng góp tâm huyết này của các cơ quan có trách nhiệm cho thấy, bản Hiến pháp sửa đổi 2013, đã kết tinh được trí tuệ mọi tầng lớp nhân dân, thể hiện đậm
nét nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tuân thủ và thể
hiện đầy đủ những nguyên tắc cơ bản, những quy trình lập hiến tiến bộ mà các quốc gia trên thế giới đang vận dụng
1 Lý thuyết chung về chủ quyền nhân dân và cách thể hiện
1.1 Lý thuyết về chủ quyền nhân dân
Trong lý thuyết về chủ quyền nhân dân, khái niệm chủ quyền nhân dân được hiểu là trong một quốc gia, nhân dân là người nắm giữ quyền lực một cách chính đáng và nhân dân là nguồn gốc của mọi quyền lực chính trị Hiện nay, các nhà chính trị học trên thế giới đều thừa nhận lý thuyết về chủ quyền nhân dân của nhà tư tưởng người Pháp J.J.Rousseau (thế kỷ 18) vẫn là nền tảng tư tưởng
cơ bản cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước của các nước Chủ
quyền nhân dân là một bộ phận không thể thiếu của các học thuyết về Hiến pháp Tư tưởng chỉ đạo của Học thuyết chủ quyền nhân dân được thừa nhận rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới Hiến pháp của các nước, dưới các hình thức khác nhau đều khẳng định nhân dân là nguồn gốc của quyền lực nhà nước Chủ quyền nhân dân cao hơn quyền lực nhà nước, chi phối quyền lực nhà nước, là cơ sở hình thành và đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước
Nguồn: http://www.nhipcauthegioi.hu
Trang 38Theo Rousseau, chủ quyền nhân dân mang tính chất tối cao, không thể từ
bỏ và không thể phân chia Việc chia quyền lực nhà nước thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ là biểu hiện bên ngoài, trong một giai đoạn nhất định của hoạt động của nhà nước Thực chất, các bộ phận này đều phụ thuộc vào
và nhằm thực hiện quyền lực tối cao của nhân dân Chủ quyền nhân dân là nền tảng cho sự ra đời của nhà nước, vì thế cao hơn, chi phối và là cơ sở bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước Nhân dân thực hiện chủ quyền của mình
bằng hai hình thức:dân chủ trực tiép và dân chủ gián tiếp.
Để thể hiện rõ chủ quyền nhân dân, việc tuyên bố chủ quyền thuộc về nhân dân trong các bản hiến pháp thường được thể hiện ở những nội dung sau:
- Quy định về việc nhân dân biểu quyết phê chuẩn hiến pháp;
- Tuyên bố nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân;
- Quy định về nguyên tắc nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
1.2 Cách thức thể hiện chủ quyền nhân dân qua hiến pháp
Hiến pháp của hầu hết các nước, dưới các hình thức khác nhau đều khẳng định, Nhân dân là nguồn gốc của mọi quyền lực, trong đó có quyền lực nhà nước Sự khẳng định này thể hiện ở 3 khía cạnh:
a Nhân dân là chủ thể xây dựng hiến pháp và hiến pháp phải được Nhân dân trực tiếp phê chuẩn
Điều này được ghi rõ ở lời nói đầu hoặc ở một số điều khoản của hiến pháp Trong 93 bản hiến pháp đăng tải trên trang thông tin của Dự án thông tin hiến pháp quốc tế, có 68 bản có lời nói đầu trong cấu trúc của hiến pháp
Để phù hợp với thực tiễn, một số nước quy định hiến pháp do những người đại diện của nhân dân thông qua (tại quốc hội lập hiến hoặc quốc hội thông thường), nên mặc dù trong lời nói đầu vẫn ghi nhận chủ thể xây dựng hiến pháp là nhân dân nhưng sau đó vẫn ghi nhận việc thông qua hiến pháp là do cơ quan đại diện thực hiện
Trang 39b Tuyên bố chủ quyền thuộc về Nhân dân hoặc tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân
Nội dung này thường được thể hiện ở một điều khoản riêng Thông thường có 2 cách thể hiện:
+ Ghi dưới dạng: chủ quyền quốc gia bắt nguồn từ nhân dân và thuộc về Nhân dân (trong 93 hiến pháp khảo sát có 43 hiến pháp có quy định dạng này)
+ Ghi dưới dạng: Quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ Nhân dân và thuộc về Nhân dân (trong 93 hiến pháp khảo sát, có 26 hiến pháp có quy định dạng này)
c Thể hiện nguyên tắc, cách thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước.
+ Quy định nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp và
gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước
Việc quy định theo cách thức này tương đối phổ biến (trong số 93 hiến pháp khảo sát có 38 bản hiến pháp có điều khoản quy định về nội dung này)
+ Quy định nhân dân sử dụng quyền lực thông qua các phương thức do hiến pháp quy định Theo cách thức này, hiến pháp không có điều khoản đề cập
tới các phương thức sử dụng quyền lực nhà nước của Nhân dân (có 14 bản hiến pháp trong số 93 bản hiến pháp có quy định theo dạng này)
+ Quy định Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua các cơ quan nhà nước Theo cách thức này, việc nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà
nước không được đề cập đến (chỉ có 6 trong số 93 bản hiến pháp quy định theo cách thức này)
Trang 402 Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân là tư tưởng xuyên suốt Hiến pháp 2013
2.1-Hiến pháp sửa đổi là kết tinh trí tuệ, ý chí của toàn dân tộc
Sau 9 tháng trưng cầu ý dân về nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đã có khoảng 26 triệu lượt ý kiến của các tập thể, cá nhân góp ý vào bản Dự thảo sửa đổi Quốc hội khoá XIII, tại kỳ họp thứ 6 đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp sửa đổi với sự đồng thuận cao Trong Lời nói đầu của Hiến
pháp ghi rõ "Nhân dân Việt Nam, với truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng,
xây dựng và thi hành Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh." Đây chính là cơ sở pháp lý vững chắc, tạo ra sự đồng
thuận cho toàn dân tộc đồng lòng đưa Hiến pháp vào cuộc sống; là nhân tố để nước ta vững bước vào thời kỳ mới- thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước
2.2 Tuyên bố nguyên tắc chủ quyền nhà nước của Nhân dân trong Hiến pháp sửa đổi
Các bản hiến pháp ở Việt Nam, từ Hiến pháp năm 1946 tới nay, đều thống nhất khẳng định quan điểm quyền lực nhà nước ở nước ta là thuộc về Nhân dân Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của
Nguồn: http://www.nhandan.com.vn