1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ tàu BIỂN tại CÔNG TY GIÁM ĐỊNH và THẨM ĐỊNH tài sản VIỆT NAM VAE

85 1,7K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 333,77 KB

Nội dung

Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài: Trên thế giới, nghề thẩm định giá đã xuất hiện từ những năm 1940 và được thừa nhận là một nghề có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phục vụ

Trang 1

ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ TÀU BIỂN TẠI CÔNG TY GIÁM ĐỊNH VÀ THẨM ĐỊNH TÀI SẢN VIỆT NAM VAE

PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài:

Trên thế giới, nghề thẩm định giá đã xuất hiện từ những năm 1940 và được thừa nhận

là một nghề có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phục vụ nhu cầu xác định giá trị thị trường của tài sản tại một thời điểm, địa điểm cụ thể cho các giao dịch cần đến tính độc lập, khách quan không chịu ảnh hưởng của bên bán hoặc bên mua trong các lĩnh vực về xác định quyền sở hữu, quản lý, mua bán, tính thuế, bảo hiểm, cho thuê, cầm cố, thế chấp… Đặc biệt những năm 1970 – thời điểm thế giới bắt đầu xu thế toàn cầu hoá, nhữngcông ty đa quốc gia bắt đầu phát triển, các cuộc thương lượng về mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp, đầu tư xuyên quốc gia, xuyên lục địa đòi hỏi phải có sự thống nhất trong phương thức tính toán giữa các nước khác nhau, thúc đẩy sự thống nhất các nghiệp vụ về thẩm định giá và biến nó trở thành các tiêu chuẩn Quốc tế để người làm nghiệp vụ thẩm định giá có cơ sở thực hiện, đảm bảo chất lượng, khách quan, trung thực đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu khi hành nghề

Ở Việt Nam, nghề thẩm định giá chính thức phát triển mạnh vào khoảng giữa năm

2005, các tỉnh, thành phố liên tiếp cho thành lập các trung tâm thẩm định giá trực thuộc các Sở Tài chính và dần chuyển sang mô hình doanh nghiệp vào đầu năm 2008 Rõ ràng

có thể thấy vai trò ngày càng quan trọng của lĩnh vực thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nó đã dần đi vào cuộc sống, đã và đang được mọi thành phần kinh tế trong xã hội quan tâm, sử dụng như một công cụ tài chính phục vụ cho các hoạt động giao dịch dân sự về kinh tế, tài chính - ngân hàng,… thẩm định giá có mặt trong mọi lĩnh vực kinh tế và không thể không nhắc tới nền kinh tế biển với các trụ cột chính là đánh bắt, khai thác tài nguyên biển và vận tải hàng hải

Cùng với xu thế hội nhập của đất nước, cùng động lực của tăng trường kinh tế Ngành ngoại thương ngày càng đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Năm 2015, Việt Nam đã đàm phán thành công Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình DươngTPP Hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam dần có mặt trên khắp các thị trường thế giới

Có được điều đó là nhờ sự góp sức của ngành vận tải, vì thế vai trò của ngành vận tải ngoại thương là rất quan trọng đối với thương mại quốc tế và nền kinh tế của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập hiện nay

Trang 2

Với đặc điểm địa lý đường bờ biển dài gần 3.400km, diện tích 1 triệu km2 và thông qua nhiều đại dương, nên hình thức được sử dụng chủ yếu trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu là vận tải đường biển Với các điều kiện thuận lợi trên chúng ta có ưu thế vượt trội so với các nước khu vực trong lĩnh vực vận tải đường biển Và để tận dụng được những ưu ái về tự nhiên, đội tàu biển Việt Nam đóng góp vai trò quyết định đến năng lực phát triển của kinh tế biển nước ta, và là lời khẳng định mạnh mẽ của chúng ta đến chủ quyền biển đảo của tổ quốc Qua đó, việc thẩm định các dự án đóng tàu mới, thẩm định các loại tàu biển cho các mục đích khác nhau đều hết sức quan trọng.

Từ khoảng năm năm trở lại đây (từ 2010-2015) theo lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ và làn sóng tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế Nhà nước thua lỗ như Vinashin và Vinalines mà Nhà nước đang thoái vốn khỏi các doanh nghiệp quốc doanh Vấn đề về định giá tài sản doanh nghiệp nhà nước trong đó có các tài sản cố định, mà tàu biển là một trong số những tài sản có giá trị rất lớn cũng vì thế mà trở nên rất cấp bách Cùng với đó là đà phục hội kinh tế Việt Nam sau suy thoái và những triển vọng kinh tế vĩ mô trong dài hạn mà những giao dịch tàu biển thời gian gần đây đang ngày càng sôi động

Từ cần thiết của công tác thẩm định giá và sự quan tâm sâu sắc về lĩnh vực này, đềtài: “Hoàn thiện phương pháp thẩm định giá tàu biển tại Công ty Cổ phần Giám định vàThẩm định Tài sản Việt Nam VAE.”, đã được lựa chọn để nghiên cứu Ngoài mục đíchtìm hiểu về một mảng kiến thức về thẩm định giá tàu biển, đồng thời hoàn thiện và nângcao thêm vốn kiến thức thực tế bản thân Hy vọng đề tài nghiên cứu có thể đóng góp mộtphần nào đó vào hoàn thiện phương pháp thẩm định giá tàu biển nói riêng và công tácthẩm định giá tàu biển tại công ty nói chung, làm hoạt động này ngày càng uy tín, chấtlượng và hiệu quả hơn

2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:

2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng, cơ sở lý thuyết và khoa học của hoạt động thẩm định giá tàu biển.Thực tiễn là việc áp dụng phương pháp thẩm định giá tàu biển hiện nay và định hướng các giải pháp hoàn thiện đối với công ty cổ phần giám định và thẩm định tài sản Việt Nam VAE nói riêng và với các doanh nghiệp thẩm định giá tại Việt Nam nói chung

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

Trang 3

_ Các khái niệm cơ bản về tàu biển, thẩm định giá, thẩm định giá tàu biển là gì ?_ Các phương pháp thẩm định giá tàu biển nào hiện nay được sử dụng tại công ty cổ phần giám định và thẩm định tài sản Việt Nam VAE nói riêng và các đơn vị tiến hành thẩm định giá tàu biển nói chung ?

_ Việc sử dụng các phương pháp thẩm định giá tàu biển của công ty cổ phần giám định và thẩm định tài sản Việt Nam VAE hiện nay có những ưu điểm và nhược điểm

gì cẩn phải khắc phục ?

_ Để hoàn thiện phương pháp thẩm định giá tàu biển của công ty cổ phần giám định

và thẩm định tài sản Việt Nam VAE nói riêng và các đơn vị tiến hành thẩm định giá tàu biển nói chung cần có những giải pháp nào ?

3 Mục tiêu nghiên cứu

Từ những câu hỏi nghiên cứu trên đây, mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:_ Giới thiệu về công ty cổ phần giám định và thẩm định tài sản Việt Nam VAE

_ Nghiên cứu về tàu biển, cấu tạo, phân loại tàu biển, những yếu tố ảnh hướng đến giá trị tàu biển

_Nghiên cứu các phương pháp thẩm định giá hiên nay và vận dụng các phương pháp trong hoạt động của công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE._ Đánh giá thực trạng sử dụng các phương pháp thẩm định giá tàu biển tại Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE

_ Nghiên cứu thêm một số cách thức định giá tàu được sử dụng trên thế giới trên nền tảngcác quy chuẩn về các phương pháp định giá đã có Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp thẩm định giá tàu biển tại Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE

4 Phạm vi nghiên cứu.

4.1 Phạm vị về thời gian

Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ giai đoạn tháng 8/2015 đến hết tháng11/2015 Các số liệu nghiên cứu được sử dụng được công bố trong thời gian từ 8/2013đến hết tháng 11/2015 (ngoại trừ một số thống kê lịch sử theo giai đoạn) nhằm đảm bảotính cập nhật của đề tài

4.2 Phạm vi về nội dung.

Đề tài tập trung nghiên cứu sâu hoạt động thẩm định giá tàu biển tại Công ty Cổ phầnGiám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE

Trang 4

Tàu biển được nghiên cứu trong đề tài bao gồm các cấu trúc nội được quy định là tàu

biển trong luật Hàng hải năm 2005: bao gồm tàu buôn (vận chuyển hàng hoá, hàng khách

và hành lý; thăm dò - khai thác - chế biến tài nguyên biển; lai dắt hoặc cứu hộ trên biển;

trục vớt tài sản trên biển và thực hiện các mục đích kinh tế khác), tàu công vụ Nhà nước

(tầu biển chuyên dùng để thực hiện các hoạt động bảo đảm hàng hải; khí tượng - thuỷvăn; thông tin - liên lạc; thanh tra; hải quan; phòng dịch; chữa cháy; hoa tiêu; huấn luyện;bảo vệ môi trường hoặc chuyên dùng để tìm kiếm và cứu nạn trên biển) và các cấu trúckhác nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật

5 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

_ Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin;

_ Phương pháp so sánh đối chiếu, …

6 Giới thiệu kết cấu của đề tài nghiên cứu

Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm:

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE

Chương 2: Tổng quan chung về tàu biển và thẩm định giá tàu biển

Chương 3: Thực trạng phương pháp thẩm định giá tàu biển tại công ty cổ phẩn Giam định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện phương pháp thẩm định giá tàu biển tại công ty Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE.

PHẦN KẾT LUẬN

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Công ty VAE / Công ty: Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam, BĐS: Bất động sản,

VNĐ: Việt Nam Đồng

USD: US Dollar - Đô la Mỹ

ĐNTK: Đường nước thiết kế,

KTKT: Kinh tế kỹ thuật

TSTĐ: Tài sản thẩm định,

TSSS: Tài sản so sánh,

TLĐC: Tỷ lệ điều chỉnh,

TEUs:Twenty-foot Equivalent Units - Đơn vị tương đương 20 foot - TEU là đơn vị đo của

hàng hóa được container hóa tương đương với một container tiêu chuẩn 20 ft dài × 8 ft rộng × 8,5 ft cao (khoảng 39 m³ thể tích) nhằm phục vụ vận tải bằng nhiều phương tiện chuyên dụng 1 Container 20 ft có trọng lượng tổng cộng tối đa (có chưa hàng hóa) lên đến 24 tấn và trọng lượng rỗng không hàng hóa là 2,2 tấn,

DWT Deadweight Tonnage: là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu tính bằng tấn

gồm trọng lượng tổng cộng của toàn bộ thủy thủ đoàn, hành khách, hàng hóa, nhiên liệu,nước ngọt trên tàu,

VR: Vietnam Register Cục Đăng kiểm Việt Nam,

VLOCs: Very Large Ore Carriers Tàu cỡ lớn chở quặng rời,

VLBCs: Very Large Bulk Carriers Tàu cỡ lớn chở hàng khô rời,

VLCCs: Very Large Crude Carriers Tàu cỡ lớn chở dầu,

ULCCs: Ultra Large Crude Carriers Tàu cỡ siêu lớn chở dầu,

LTAV : Long-term Asset Value: Phương pháp tiếp cận thu nhập của tàu biển theo cách

tính "Hàm Hamburg" (Hamburg Formual) của tổ chức hiệp hội môi giới tàu biển

Hamburg công bố năm 2009

Trang 6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Sơ đồ 3.1 Quy trình thẩm định giá tàu biển của VAE

Sơ đồ 3.2 Đơn giá thuê tàu bình định hạn theo giai đoạn

Sơ đồ 3.4 Chi phí vận hành tàu biển kích thước Panamax

Sơ đồ 3.3 Chỉ số BDI tính từ 2003 đến nay

Bảng 1.1 Các hợp đồng tiêu biểu của Công ty đối với tài sản là động sản,

Bảng 1.2 Các hợp đồng tiêu biểu của Công ty đối với tài sản là bất động sản,

Bảng 2.1 So sánh giữa tàu biển với các loại thuyền cùng hoạt động trên biển,

Bảng 2.2 Bảng so sánh kích thước khoang của Panamax và New Panamax

Bảng 2.3 Phân loại tải trọng cho tàu hàng rời

Bảng 2.4 Phân loại tải trọng cho tàu dầu thô

Bảng 3.1 Đặc điểm kỹ thuật của HQ-55 trong sổ đăng kiểm

Bảng 3.2: Xác định đơn giá tàu theo phương pháp so sánh với các tài sản tương đồng trênThị trường

Bảng 3.3 Bảng điều chỉnh dựa trên các tiêu chí điều chỉnh các tài sản so sánh

Bảng 3.4 Bảng mô tả hiện trạng và đánh giá tỷ lệ CLCL của tàu tuần tra bằng phương pháp Thống kê kinh nghiệm

Bảng 3.5 Bảng đánh giá tỷ lệ CLCL của tàu tuần tra bằng phương pháp Phân tích KTKTBảng 3.6 Xác định đơn giá tàu theo phương pháp so sánh của tàu THÀNH ĐÔ 88 với các tàisản tương đồng trên thị trường

Bảng 3.7 Bảng điều chỉnh dựa trên các tiêu chí điều chỉnh các tài sản so sánh

Bảng 3.8 Bảng đánh giá tỷ lệ CLCL của tàu THÀNH ĐÔ 88 bằng phương pháp Thống kê kinh nghiệm

Bảng 3.9 Bảng đánh giá tỷ lệ CLCL của tàu THÀNH ĐÔ 88 bằng phương pháp Phân tích Kinh tế Kỹ thuật

Bảng 3.10 Các thông số kỹ thuật của tày 4CT-11

Bảng 3.11 Tổng hợp sửa chữa tàu công tác 4CT-11

Bảng 3.12 Chi tiết kim loại tàu 4CT-11

Bảng 3.13 Hệ thống động lực tàu 4CT-11

Bảng 3.14 Chi tiết vật liệu sơn, trang bị tàu 4CT-11

Bảng 3.15 Chi tiết điện năng phục vụ tàu 4CT-11

Trang 7

Bảng 3.16 Chi tiết hành trình tàu đi về phục vụ sửa chữa tàu 4CT-11

Bảng 3.17 Đơn giá nhiên liệu máy tàu 4CT-11

Bảng 3.18 Chi tiết giá nhân công sửa chũa tàu 4CT-11

Bảng 3.19 Cách tính đơn giá nhân công sửa chữa tàu 4CT-11

PHẦN NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH VÀ THẨM ĐỊNH TÀI SẢN VIỆT NAM VAE

1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

1.1.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động công ty

Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam được thành lập theo

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0104979887 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở

kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 17 tháng 11 năm 2010

Tên giao dịch bằng tiếng Việt:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH VÀ THẨM ĐỊNH TÀI SẢN VIỆT NAM

Tên giao dịch bằng tiếng Anh :

VIET NAM ASSESSMENT AND EVALUATION ASSETS JOINT STOCKCOMPANY

Địa chỉ: Lô 67 ngõ 136 đường Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 04.62696839 Fax: 04.62698439

1.1.2 Vài nét về Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam

Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam (tên viết tắt là VAE) làmột trong những Công ty Thẩm định giá có nhiều uy tín trên thị trường hiện nay Công ty đãhoạt động nhiều năm trong lĩnh vực thẩm định giá, giám định và bán đấu giá tài sản Nhữngcán bộ chủ chốt của Công ty đều là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm , đặc biệt vềlĩnh vực thẩm định giá bất động sản, máy móc thiết bị và lĩnh vực đấu giá Với tác phong làm

Trang 8

việc chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo, các dịch vụ thẩm định giá của VAE có thể đápứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

1.1.3 Các lĩnh vực hoạt động

Công ty đã và đang cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cho một số lượng lớn và

đa dạng các khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề ở Việt Nam, điều đó giúpcho các cán bố thẩm định của công ty có được vốn chuyên môn rộng và sâu được trải dàitrên nhiều lĩnh vực, cũng với đó là những tác động đằng sau của mỗi lĩnh vực hoạt động

và những quy định luật pháp có liên quan Những hiểu biết này giúp gia tăng giá trị củacác dịch vụ Công ty cung cấp cho khách hàng

1.1.3.1 Các dịch vụ được cung cấp

Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam hiện cung cấp các

dịch vụ thẩm định giá như sau:

_ Thẩm định giá tài sản, tư vấn các vấn đề liên quan đến giá;

_ Định giá giá trị tài sản vô hình, giá trị thương hiệu, lợi thế kinh doanh;

_ Đánh giá uy tín doanh nghiệp;

_ Bán đấu giá tài sản, hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng ;

_ Xây dựng phương án xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa;

_ Tư vấn đầu tư, kinh doanh, mua – bán doanh nghiệp;

_ Tư vấn đấu giá tài sản, tư vấn đấu thầu;

_ Dịch vụ giám định

1.1.3.2 Các đối tượng thẩm định giá Các dịch vụ Thẩm định giá của Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam hiện đang được nhắm vào các đối tượng sau :

 Tài sản và quyền tài sản bao gồm:

 Động sản: Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; Phương tiện vận tải ;

Trang 9

 Bất động sản: Quyền sử dụng dụng đất; Khu dự án; Nhà ở; Nhà xưởng;Trung tâm thương mại; Khách sạn; Cao ốc văn phòng; Chung cư; Trangtrại; Sân golf…

 Giá trị doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp như: Doanh nghiệp Nhànước; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanhnghiệp liên doanh; Các doanh nghiệp khác…

1.1.3.3 Các đối tượng khách hàng

Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định tài sản Việt Nam là một công ty hoạt động có uy tín trên thị trường, từ đó thu hút được các đối tượng khách hàng đa dạng từ khách hàng cá nhân đến khách hàng doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại cũng như các tổ chức tài chính trung gian khác; và đặc biệt là các cơ quan hành chính và quản lý Nhà nước trên nhiều lĩnh vực đã và đang sử dụng dịch vụ thẩm định giá của VAE Có thể

kể đến một số khách hàng lớn của công ty như: Cục sở hữu trí tuệ, Công ty Điện lực Thanh Xuân, Ngân hàng Công thương Vietinbank chi nhánh Ba Đình, Ngân hàng hợp tác

xã Việt Nam Co-opBank … Đây là những cơ hội lớn cho VAE có thể quảng bá tên tuổi của mình và nâng cao uy tín trên thị trường Thẩm định giá Việt Nam

1.1.3.4 Mục đích thẩm định giá.

_ Mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, vay vốn ngân hàng;

_ Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hóa, mua bán doanh nghiệp;

_ Liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp;

_ Hạch toán kế toán để tính thuế, bảo hiểm;

_ Cầm cố, thanh lý, phân chia, xử lý tài sản;

_ Thực hiện nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước;

_ Đền bù, giải phóng mặt bằng;

_ Chứng minh tài sản bảo lãnh du học;

_ Bảo hiểm và bồi thường tài sản;

Trang 10

_ Phục vụ cho thuê tài chính.

1.2 Cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động

1.2.1 Cơ cấu tổ chức

1.2.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

(Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty) 1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận.

 Ban giám đốc: Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Công ty

_ Quản lý và điều hành các hoạt động của Công ty

 Phòng Thẩm định giá 1: Thẩm định giá Bất động sản

_ Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác thẩm định giá Bất động sản

_ Tổ chức thực hiện thẩm định giá, cung cấp thông tin giá mua bán, cho thuê đối với bấtđộng sản là quyền sử dụng đất, công trình, kiến trúc cho các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước có nhu cầu

_ Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để không ngừngphát triển hoạt động tư vấn thẩm định giá bất động sản

PHÒNG TƯ

VẤN

PHÒNG THẨM ĐỊNH 1

PHÒNG THẨM ĐỊNH 2

Trang 11

 Phòng thẩm định giá 2: Thẩm định giá động sản.

_ Tham mưu cho Lãnh đạo công ty về công tác thẩm định giá động sản

_ Tổ chức thực hiện thẩm định giá, cung cấp thông tin giá đối với động sản là : dâychuyền sản xuất máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất cho các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước có nhu cầu

_ Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để không ngừngphát triển hoạt động tư vấn thẩm định giá động sản

 Phòng thẩm định giá 3: Thẩm định giá tài sản vô hình

_ Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác thẩm định giá tài sản vô hình

_ Tổ chức thực hiện thẩm định giá, cung cấp thông tin giá đối với tài sản vô hình, giá trịthương hiệu cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu

_ Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để không ngừngphát triển hoạt động tư vấn thẩm định giá tài sản vô hình

1.2.2 Hệ thống các chi nhánh và văn phòng đại diện trên cả nước

1.2.2.1 Hình thức hoạt động của công ty.

Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam (VAE) hoạt độngdưới mô hình Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp nước CHXHCNViệt Nam 2014 Công ty được cấp giấy phép kinh doanh năm 2010 và đến năm 2014công ty VAE được phép tiến hành lập kế hoạch thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh

để đạt được các mục tiêu của mình Các hoạt động của Công ty Cổ phần Giám định vàThẩm định Tài Sản Việt Nam được thực hiện và tuân thủ đúng với pháp luật Nước Cộnghòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các thông lệ quốc tế về thẩm định giá

1.2.2.2 Kết cấu hoạt động của công ty.

Công ty mở 4 văn phòng đại diện tại các tỉnh thành như sau:

1 Văn phòng đại diện tại Phú Thọ

_ Địa chỉ : Số 111, đường Trần Phú, phường Tân Dân, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Trang 12

_ Điện thoại : 0918.127.668 (Đại diện văn phòng: anh Nam) hoặc 0912.353.781 (Đại diện văn phòng: anh Dũng)

2 Văn phòng đại diện tại Ninh Bình

_ Địa chỉ : Lê Thái Tổ, phố Bắc Thành, phường Đông Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình_ Điện thoại : 0988.779.902 (Đại diện văn phòng : cô Thủy)

3 Văn phòng đại diện tại Thanh Hóa

_ Địa chỉ : Số 40, Tân Nam 1, phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa

_ Điện thoại : 0373.717.577

_ Di động : 091.6633.777 (Đại diện văn phòng: ông Bảy)

4 Văn phòng đại diện tại Bắc Ninh

_ Địa chỉ : Số 19 Hoàng Ngọc Phách, cổng trường Hàn Thuyên, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

1.2.3 Phương châm hoạt động và văn hóa doanh nghiệp

1.2.3.1 Phương châm hoạt động của công ty

Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định tài sản Việt Nam VAE được tiếpxúc với các tiêu chuẩn thẩm định giá trong nước và quốc tế, luôn nỗ lực mang lại chấtlượng toàn diện góp phần chuẩn hóa, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ thẩm địnhgiá và trở thành đơn vị thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam, vươn tầm Thế giới

Công ty hoạt động với mục tiêu: Độc lập, Trung thực, khách quan nhằm cung cấpdịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cao nhất cho khách hàng.Mọi thành viên của VAE luôn nỗ lực nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ trong tất cả phạm

vi lĩnh vực kinh doanh với phương châm phục vụ là : “Luôn gia tăng những giá trị đíchthực’’ Tuân thủ các quy định về luật pháp của Nhà nước Việt Nam, các chuẩn mục thẩmđịnh giá quốc tế được Việt Nam chấp nhận và chuẩn mục về thẩm định giá quốc gia vớitiêu chí hàng đầu là sự hài lòng của khách hàng Đây chính là giá trị nền tảng, là cốt lõicủa văn hóa công ty VAE

1.2.3.2 Chính sách chất lượng nguồn nhân lực.

Trang 13

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về định giá tài sản cũng như sự thay đổi, đadạng hóa của các tài sản trong điều kiện phát triển không ngừng của khoa học công nghệ,bên cạnh việc coi trọng công tác cập nhật tin tức thị trường, xây dựng ngân hàng dữ liệu,Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam luôn đặt nhiệm vụ đào tạonhân lực, tiếp thu kinh nghiệm và kiến thức định giá từ trong và ngoài nước lên hàng đầu.Hiện nay, Công ty có đội ngũ chuyên viên thẩm định và thẩm định viên về giá giàu kinhnghiệm được Bộ Tài chính cấp thẻ hành nghề cấp Nhà nước và nhiều cộng tác viên từ cácngành/lĩnh vực.

Với đội ngũ thẩm định viên về giá, chuyên viên khảo sát hiện trạng về máy, thiết

bị, chuyên viên khảo sát hiện trạng về bất động sản, kiểm toán viên, tư vấn trợ lý kiểmtoán, chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp là thạc sỹ, kỹ sư chuyên ngành, cử nhân

về các lĩnh vực liên quan được đào tạo cơ bản ở trong nước và nước ngoài, đã tích lũy rấtnhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá, Công ty Cổ phần Giám định và Thẩmđịnh Tài Sản Việt Nam đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thẩm định giá đạt chấtlượng cao, đáp ứng các yêu cầu chính đáng của khách hàng

1.2.4 Một số hoạt động tiêu biểu của VAE đã thực hiên trong thời gian qua

Trong các năm từ 2011 đến năm 2015, Công ty đã gặt hái được nhiều thành công

và có kết quả kinh doanh khá tích cực trong lĩnh vực thẩm định giá Chỉ mới hoạt độngđược gần 5 năm nhưng Công ty VAE đã đạt được những ưu việt trong việc cung cấp dịch

vụ thẩm định giá tài sản, bất động sản, máy móc, thiết bị, xác định giá trị doanh nghiệp,

…đặc biệt là kỹ năng đánh giá về tài sản và những hiểu biết sâu rộng về nhiều loại hìnhtài sản trên thị trường

Dưới đây là một số hợp đồng tiêu biểu mà Công ty VAE đã thực hiện :

Bảng 1.1 Các hợp đồng tiêu biểu của Công ty đối với tài sản là động sản

định

1 Vật tư, thiết bị Cục Sở hữu Trí tuệ Mua sắm tài sản

2 Thiết bị y tế Bệnh viện mắt Trung ương Mua sắm tài sản

3 Vật tư – Thiết bị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thực hiện dự án

4 Dự toán máy móc, thiết bị Công ty TNHH Tư vấn kiến trúc

– Hội kiến trúc sư Việt Nam

Xây trụ sở UBND quận

Trang 14

Hoàn Kiếm

5 Vật tư – Thiết bị điện Cục thuế tỉnh Hải Dương Đấu thầu mua

sắm tài sản

6 Vật tư - Thiết bị Học viện Nông nghiệp Việt

7 Ụ nổi sửa chữa tàu biển Công ty TNHH MTV Đóng tàu

Nam Triệu Mua bán tài sản

(Nguồn : Tổng hợp từ dữ liệu được lưu trữ tại doanh nghiệp)

Bảng 1.2 Các hợp đồng tiêu biểu của Công ty đối với tài sản là bất động sản

Trang 15

Mục đích thẩm định

2

Giá trị công trình xây dựng trên

đất, giá trị lợi thế thương mại

quyền sử dụng đất

Công ty Cổ phần HàThành Hà Nội

Thế chấp ngânhàng Agribank

3 Thẩm định giá trị quyền sử dụng

đất, công trình xây dựng trên đất

Cục thi hành án dân sựthành phố Hà Nội

Bán đấu giá tài sảnthi hành án

4

Xác định suất đầu tư hạ tầng kỹ

thuật và giải phóng mặt bằng tại

khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ

Công ty Cổ phần Xây

dựng số 2(Vinaconex2)

Đầu tư dự án

5 Xác định GT đất và tài sản trên

đất

Chi cục thi hành ándân sự huyện Thạch

9

Chi phí đầu tư vào đất, công

trình xây dựng trên đất và giá trị

lợi thế khu đất của Trường Trung

học Dân lập Kinh tế - Kỹ thuật

Ba Đình

Công ty CPTM Pháttriển Kỹ thuật vàNhân lực Quốc Tế

Trang 16

Hoạt động kinh doanh của Công ty VAE những năm vừa qua được đánh giá tốt,hàng năm có sự tăng trưởng đều đặn về số lượng cũng như giá trị của các hợp đồng thẩmđịnh tài sản của Công ty Điều này cho thấy nhiều hứa hẹn cho sự phát triển bền vững củacông ty Trong bối cảnh hiện nay có ngày càng nhiều các Công ty thẩm định giá được BộTài chính cấp phép kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khiến cho thị trường thẩm định giátrong nước ngày càng cạnh tranh gay gắt, nhưng với thành tựu đã đạt được cùng với sự

nỗ lực của toàn bộ nhân viên, chúng ta có thể tin tưởng hoạt động kinh doanh của công ty

sẽ thành công Nâng tầm ảnh hưởng của VAE trên thị trường thẩm định giá Việt Nam vàvươn tầm quốc tế

Trang 17

CHƯƠNG 2: TỔNG QUÁT CHUNG VỀ TÀU BIỂN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ TÀU BIỂN

2.1 Tổng quan chung về tàu biển

Bên cạnh đó, theo luật còn có định nghĩa về tàu biển Việt Nam là tàu biển thuộc sởhữu của Nhà nước Việt Nam, tổ chức Việt nam có trụ sở chính tại Việt nam và của côngdân Việt Nam thường trú tại Việt Nam hoặc tầu biển thuộc sở hữu nước ngoài đã đượcphép đăng ký tại Việt Nam Sau khi được đăng ký vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia"của Việt nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyềncủa Việt Nam ở nước ngoài cấp "Giấy phép mang cờ quốc tịch tầu biển tạm thời", thì tàubiển có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch tầu biển Việt Nam

2.1.2 Đặc điểm

Tàu biển thường phân biệt với thuyền dựa trên kích thước và khả năng hoạt độngđộc lập trong một thời gian kéo dài Có nhiều tiêu chí để so sánh giữa tàu biển với cácloại thuyền cũng hoạt động trong môi trường nước biển Cụ thể như sau:

Bảng 2.1 So sánh giữa tàu biển và các loại thuyền cùng hoạt động trên biển

Kích thước

Kích thước lớn hơn thuyềnrất nhiều và thường có trọngtải từ 500 tấn trở lên

Kích thước nhỏ hơn tàu rấtnhiều và không thuyền nào

có thể chứa được tàu cókích cỡ nhỏ nhất

Khu vực hoạt động Hải trình dài và chịu lực tốt

hơn Đa số chúng chủ yếuđược đóng dể vận chuyểnhàng hóa và những hành

Quy mô vùng nước hoạtđộng nhỏ hơn bao gồm cácloại thuyền như :cano tuầntra,thuyền buồm, thuyền

Trang 18

khách du lịch.

kaiyak… Chủ yếu hoạtđộng gần bờ và chở nhữngvật kich thước nhỏ

Công nghệ và định vị

Đòi hỏi phải có radar định

vị, hệ thống liên lạc sóngngắn, cùng với máy móccông suất cao, đòi hỏi phảibảo dưỡng thường xuyên

Công nghệ trên thuyềnthường đơn giản và ít phứctạp hơn,những nhu cầu vềbảo trì hệ thống vận hành

thường rất ít

Thành viên

Rất nhiều thành viên từthuyền trưởng đến thủy thủ,đội ngũ hậu cần, cần phải cóđội ngũ kỹ sư được đào tạo

có chuyên môn cao

Không có nhiều thành viên

do hạn chế về kích thước vàđiều kiện sinh hoạt trên

thuyền

Lượng hàng hóa

Lượng hàng hóa chuyênchở vô cùng lớn và có thểchở được cả một đội thuyền

Khối lượng chuyên chởnhỏ, thường không đượcthiết kế để chở người vàhàng hóa đi xa

Xây dựng và thiết kế

Kết cấu rất phức tạp, cấuthành từ nhiều nguyên vậtliệu, thời gian thiết kế vàđóng tàu kéo dài và thườngphải lập dự toán đóng tàu

Kết cấu đơn giản

Truyền động Động cơ công suất lớn,

thường từ 200KW trở lên

Động cơ nhỏ đơn giản chạybằng xăng hoặc dầu, hoặcbuồm để di chuyển

(Nguồn: Tự tổng hợp) 2.1.2.1 Đặc điểm về hình dạng

Thân tàu là một vật thể nổi có vỏ ngoài trơn tru Mút trước là mũi tàu, phần giữatàu và mút sau cùng là đuôi tàu Thân tàu có dạng trụ rỗng phần giữa và thuôn vè hai đầu.Đứng ở đuôi tàu nhìn về phía mũi tàu gồm mạn trái và mạn phải, phía dưới được bao bọcbởi đáy tàu, phía trên được bao bọc bởi boong tàu

Hình dáng của tàu sẽ quyết định đến tính năng của tàu Thông thường thân tàu có mặt phẳng đối xứng dọc, đó là mặt phẳng thẳng đứng đi qua 2 mút mũi và đuôi Tàu phải được thiết kế sao cho khi tàu chở đầy hàng hóa, hành khách và dự trữ, tàu sẽ nổi được

Trang 19

trên mặt nước tĩnh, mặt phằng nước tĩnh đó vuông góc với mặt phẳng đối xứng dọc tàu Mặt cắt giữa mặt nước tĩnh với vỏ ngoài thân tàu tạo thành Đường nước thiết kế.

 Đường hình dáng lý thuyết thân tàu trong thiết kế

Để mô tả chính xác hình dáng bề ngoài của thân tàu có thể dùng 3 phương pháp chính:

_ Đồ thị hóa bằng các hình vẽ,

_ Số trị hóa bằng lập các bảng số liệu định vị các điểm trên hình vẽ kể trên,

_ Hàm hóa các đường cong vỏ thân tàu, gọi tắt là phương pháp giải tích

Hiện ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chưa có phương pháp giải tích nào có thể

áp dụng tin cậy trong công tác thiết kế và sản xuất, vì vậy người ta sử dụng “đường hình dáng lý thuyết”, tức là dùng các hình vẽ và lập các bảng trị số để định vị các điểm của cáchình vẽ trong hệ thống các đường cong Sau đó chiếu bề mặt vỏ tàu lên các mặt phằng vuông góc nhau và mô tả dưới dạng các đường cong trên bản vẽ 2D

 Kích thước chính của thân tàu

_ Chiều dài tàu L (length) bao gồm:

 Chiều dài lớn nhất Lmax (Loa: Length over all): Khoảng cách tính từ mút mũi đến mút đuôi

 Chiều dài hai trụ Ltrụ (Lpp: Length between perpendicular): Khoảng cách giữa trụ mũi và trụ lái Với trụ mũi là trụ đi qua giao điểm của đường nước thiết kế

(ĐNTK) với mép ngoài sống mũi và trụ đuôi là trụ bánh lái

 Chiều dài thiết kế LTK (LwL: Waterplane length) : Khoảng cách giữa giao điểm củađường nước thiết kế với mép ngoài sống mũi và sống đuôi, đo theo chiều dài tàu._ Chiều rộng tàu B (Breadth):

 Chiều rộng lớn nhất Bmax (Boa: Breadth over all) : Khoảng cách giữa hai mạn tàu,

_ Chiều cao tàu H (depth moulded) : Khoảng cách thằng đứng tính từ đường cơ bản đến mép boong tàu

Trang 20

_ Chiều cao mạn khô (Freeboard) : Khoảng cách thẳng đứng tính từ ĐNTK đến mép boong tàu.

F = H - T

 Tỷ số giữa các kích thước chính

Tỉ số giữa các kích thước chính L/B, B/H, H/T: là nhóm các đại lượng đặc trưng cho tính năng tàu, do đó việc lựa chọn chính xác các tỷ số kích thước sẽ đảm bảo được tính năng tàu là hợp lý nhất`

 Các hệ số hình dáng:

Là nhóm các đại lượng đặc trưng cho hình dáng hình học của thân tàu như:

_ Hệ số diện tích mặt đường nước α (Cw: Waterplane Coefficient): tỷ số giữa diện tích

mặt đường nước đáng xét và diện tích hình chữ nhật ngoại tiếp mặt đường nước đó,

_ Hệ số diện tích mặt cắt ngang β (Cm : Midship Coefficient): tỷ số giữa giá trị diện tích

mặt cắt ngang và giá trị diện tích của hình chữ nhật ngoại tiếp của hình cắt ngang đó,

_ Hệ số đầy thể tích δ (Cb : Block Coefficient): tỷ số giữa thể tích chiếm nước và thể tích

hình hộp chữ nhật ngoại tiếp thể tích đó,

_ Hệ số đáy lăng trụ dọc ϕ (Cp : Longitudinal Prismatic Coefficient): tỷ số giữa thể tíchchiếm nước và thể tích hình hộp lăng trị dọc ngoại tiếp thể tích này,

_ Hệ số đáy lăng trụ đứng χ (Cv : Vertical Prismatic Coefficient) : tỷ số giữa thể tích

chiếm nước và thể tích hình hộp lăng trụ đứng ngoại tiếp thể tích này

 Các khái niệm cơ bản trong một hồ sơ đăng kiểm tàu biển :

_ Thể tích chiếm nước V: Thể tích phần thân tàu chìm dưới nước, tính bằng m3 (hệ mét)hoặc bằng cu.ft (hệ Anh -Mỹ) (1 cu.ft = 0,0283 m3)

_ Lượng chiếm nước D : trọng lượng tàu ở trạng thái đang xét, bằng trọng lượng tấn hoặc

bằng long ton (hệ Anh - Mỹ) D = trọng lượng riêng của nước x Thể tích chiếm nước

_ Sức chở (deadweight : DWT) : Trọng lượn hàng trên tàu (trọng tải) cùng hành khách và

các dự trữ, lương thực, nhiên liệu, nước ngọt v v

_ Tấn đăng ký (Tonnage) : Không tính bằng trọng lượng mà tính bằng đon vị đo dung

tích với ý nghĩa là tấn đo dung tích tàu (1 tấn đăng ký = 100 cu.ft = 2,832 m3) Tấn đăng

ký được dùng chính thức và là đơn vị chính dùng trong thống kê đội tàu, cơ sở tính thuếkhi tàu qua kênh, đậu cảng v v

2.1.2.2 Đặc điểm về kết cấu tàu

Trang 21

Kết cấu thân tàu bao gồm hai thành tố chính : Phần thép bao bên ngoài và các phần gia cường bên trong Kết cấu thân tàu gồm có các bộ phận :

_ Dàn đáy: đáy tàu có thể là đáy đơn hoặc đáy đôi, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và ý

_ Hệ thống thiết bị năng lượng: máy chính; hệ trục; thiết bị đẩy tàu

_ Hệ thống lái: máy lái; trục lái; bánh lái

_ Hệ thống thông tin liên lạc

_ Các hệ thống phục vụ: cứu sinh, cứu hỏa, vệ sinh,…

2.1.3.1 Phân loại theo kích thước tàu biển

Tàu biển sẽ được phân loại thông qua các thông số như: mớn nước, chiều rộng,chiều dài toàn bộ thân tàu, trọng tải tàu…Các thông số này sẽ được cân nhắc kĩ để đưavào trong các bảng thiết kế với các kết cấu phù hợp cho từng loại tàu, bởi kích thước tàu khác nhau tức là lượng hàng mà tàu có thể chở sẽ khác nhau Sự khác biệt

về kích thước này cũng dẫn tới sự khác biệt về cấu trúc bến cảng, cầu cảng để phù hợpcho từng loại tàu cụ thể

Dựa vào kích thước của tàu ta có thể xác định được vùng biển mà tàu có khả nănghoạt động

Trang 22

Ví dụ: Một tàu muốn đi qua được kênh đào Suez, thì nó phải có các kích thước phù hợp

để có thể qua được nơi hẹp nhất và cạn nhất của kênh khi tàu đầy tải hay không đầy tải.

 Tàu theo tiêu chuẩn Panamax và New Panamax

Đây là những tàu được thiết kế để có thể đi qua kênh đào Panama Yêu cầu những tàu này phải có kích thước sao cho có thể đi qua kênh một cách dễ dàng Kích thước của tàu tiêu chuẩn Panamax này còn phụ thuộc vào khoang nhỏ nhất của kênh (smallest lock)

Do đó, các tàu phải có kích thước theo tiêu chuẩn Panamax thì mới có thể qua kênh này

Khi kênh đào Panama được mở rộng thì các khoang của kênh cũng được mở rộng theo, từ đó đưa ra cách phân loại mới cho tàu khi đi qua kênh này, gọi là tàu tiêu chuẩn New Panamax Sự ra đời của kênh đào New Panamax sẽ đòi hỏi phải có một loại tàu với kích thước phù hợp hơn với khoang mới của kênh Kênh này có thể cho những tàu có trọng tải 12000 TEUs (TEUs:Twenty-foot Equivalent Units) và có chiều dài lên tới 427 mét đi qua kênh

Bảng 2.2 Bảng so sánh kích thước khoang của Panamax và New Panamax

Kích thước khoang

Tiêu chuẩn Panamax

Kích thước khoang

Tiêu chuẩn New Panamax 1 Chiều dài 1050 ft (320,04 m) 965ft

1 Các kích thước của New Paramax đã được công bố trong hệ thống đo lường

2 Mức mớn nước (chiều chìm) trong điều kiện nước biển mùa hạ

(Nguồn: Tổng hợp)

Tàu theo tiêu chuẩn Seawaymax

The Saint Lawrence Seaway là tên gọi của một tuyến đường biển quan trọng, là cầu nối của hai quốc gia Hoa Kì và Canada Các tàu theo tiêu chuẩn này sẽ đi qua vùng này dể dàng Đây là loại tàu có kích thước chiều dài khoảng 226 mét, chiều rộng khoảng

24 mét và mớn nước của chúng khoảng 8 mét

Tàu theo tiêu chuẩn Chinamax

Trang 23

Những tàu theo tiêu chuẩn Chinamax này là một trong những tàu vận chuyển hàngrời lớn nhất thế giới và nó được gọi là VLOC (VLOC: Very Large Ore Carriers - Tàu cỡ lớn chở quặng rời) Những tàu theo tiêu chuẩn Chinamax chỉ quan tâm tới chiều dài của chúng.

Những loại tàu theo tiêu chuẩn này được đóng để phục vụ các tuyến từ cảng Trung Quốc tới Brazil (Nam Mỹ) Hiện tại các cầu cảng của cả hai vùng này đã được phát triển về cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động của các tàu theo tiêu chuẩn này.Ngoài ra, Chinamax cũng có thể áp dụng cho các tàu theo tiêu chuẩn Valemax, tàu theo tiêu chuẩn Chinamax có trọng tải lên đến 400,000 tấn và chiều dài tính toán lên tới 360 mét, chiều rộng khoảng 65 mét, mớn nước khoảng 25 mét

Tàu theo tiêu chuẩn Aframax

Tiêu chuẩn Aframax này thường áp dụng cho các tàu dầu có kích cỡ trung bình khoảng 120,000 DWT Phần lớn các tàu chở dầu theo tiêu chuẩn này có thể chở được trên 70,000 thùng dầu thô Những tàu theo tiêu chuẩn Aframax này sẽ hoạt động trong những vùng cảng có sự giới hạn về cơ sở vật chất và những cảng không đủ lớn để phục

vụ cho các tàu chở dầu khổng lồ Chiều rộng tàu lớn nhất là 32.3 mét (hay 106 feet)

Tàu theo tiêu chuẩn Handymax

Tàu theo tiêu chuẩn Handymax là những tàu chở hàng rời có kích cở nhỏ với trọngtải lên đến 60,000 tấn Đây là loại hình thông dụng nhất áp dụng cho các đội tàu hoạt động trên toàn cầu Những tàu theo tiêu chuẩn này có chều dài điển hình từ 150-200 mét

Tàu theo tiêu chuẩn Capesize

Thuật ngữ Capesize dùng để nói về những tàu không thể đi qua các kênh Panama, Suez Chúng chỉ hoạt động trong các vùng như Mũi Hảo Vọng ( Capes of Good Hope), Cape Horn Các tàu tiêu chuẩn Capesize này có trọng tải 150,000 DWT và phần lớn các tàu chở hàng rời Tàu theo tiêu chuẩn này thường là các tàu có kích thước từ trung bình đến các tàu có kích thước lớn, bao gồm các tàu VLBC (Very Large Bulk Carriers- tàu cỡ lớn chở hàng khô rời), VLOC với trọng tải lớn hơn 200,000 DWT Hiện nay, các tàu có kích cở khác nhau nhưng có trọng tải tối đa là 400,000 tấn thì sẽ được phân loại vào nhóm các tàu theo tiêu chuẩn Capesize này

Tàu theo tiêu chuẩn Suezmax

Thuật ngữ Suezmax được sử dụng để miêu tả các tàu có kích cở lớn nhất đi qua kênh đào Suez Những tàu theo tiêu chuẩn này sẽ có trọng tải từ 120,000 – 200,000 DWT, mớn nước lớn nhất là 20.1 mét với chiều rộng tàu lớn hơn 50.0 mét (164.0 ft) hoặc

Trang 24

với mớn 12.2 mét với chiều rộng lớn nhất dự kiến là 77.5 mét Tàu theo tiêu chuẩn Suezmax có chiều dài quy định khoảng 275 mét đi qua kênh đào Suez.

Tàu theo tiêu chuẩn Q-Max

Các tàu theo tiêu chuẩn Quatar Max hoặc Q-Max thường là các tàu LNG

(Liquefied Natural Gas) có kích cở lớn Các tàu theo tiêu chuẩn Q-Max này được đóng với kích cỡ đặc biệt để có thể phù hợp với vùng nước vào các kho chứa khí hóa lỏng ở Ras Laffhan thuộc các quốc gia Trung Đông Dung tích của các tàu theo tiêu chuẩn này lên đến 266.000 m3

Các tàu theo tiêu chuẩn Malaccamax

Các tàu theo tiêu chuẩn Malaccamax thường là các tàu có kích thước lớn mà có thể đi qua eo biển Malacca Các tàu này thường là VLCCs (Very Large Crude Carriers) Các tàu theo phân loại này có chiều dài tính toán khoảng 400 mét với DWT lên đến 165,000 DWT, dùng để chở hàng rời hay chở dầu

Tàu theo tiêu chuẩn VLCCs (Very Large Crude Carriers)

Các tàu chở dầu lớn nhất với tải trọng 320,000 tấn sẽ được phân vào loại VLCCs Khu vực hoạt động chính là vùng Địa Trung Hải, vùng biển phía tây Châu Phi (Tây Phi)

và vùng biển Bắc Đại Tây dương

Tàu theo tiêu chuẩn ULCCs (Ultra Large Crude Carriers)

Các tàu chở dầu với trọng tải từ 320,000 – 550,000 tấn sẽ được phân vào loại các tàu tiêu chuẩn ULCCs Đây là các tàu chở dầu lớn nhất với vùng hoạt động mở rộng tới Châu Âu, Bắc Mỹ và một số bến cảng, cầu cảng ở các quốc gia Châu Á

2.1.3.2 Phân loại tàu biển qua tải trọng

Bảng 2.3 Phân loại tải trọng cho tàu hàng rời

Trang 25

(Nguồn: Tổng hợp)

Bảng 2.4 Phân loại tải trọng cho tàu dầu thô

Tàu bách hóa (general cargo vessels)

Chủ yếu dùng để chở các loại hàng tạp hóa Hàng tạp hóa là loại hàng được đóngtrong thùng (hộp, bao tải ) hoặc được xếp riêng ở chỗ cố định ( máy móc, thiết bị côngnghiệp, tấm kim loại…) Tàu bách hóa không chuyên vận tải một loại hàng hóa nhất địnhnào cho nên không tận dụng được hết khả năng chuyên chở của mình Vì lí do đó,vài thậpniên gần đây,người ta đã thiết kế và đưa vào sử dụng rộng rải các loại tàu hàng chuyêndụng, mang lại hiệu quả vận chuyển cao và giảm đáng kể thời gian bốc xếp hàng ở cảng

Tàu chở hàng rời (bulk carriers)

Dùng để vận chuyển các loại hàng rời thể rắn gồm tàu hàng rời thể rắn nói chung (bulk carrier), tàu chở than (bulk coal carrier), tàu chở cát (sand carrier), tàu hàng hạt ( grain carrier), tàu chở xi măng (cement carrier), tàu chở bô-xít (bauxite carrier)…

Tàu hàng rời thường không có hệ thống bốc dỡ, việc này được thực hiện nhờ các thiết bị cẩu hàng tại cảng Nắp của hầm hàng trên tàu được làm với kích thước lớn giúp cho việc

cơ động trong quá trình bốc dỡ

Tàu container (container ships)

Tàu có vận tốc tương đối lớn, dùng để vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau được đóng trong các container tiêu chuẩn Các container hàng được xếp vào hệ thống chứa ở thân tàu, một phần được xếp trên boong tàu Hê thống hàng được thiết kế phù hợpvới mục đích cố định các các container trong quá trình vận chuyển đồng thời tân dụng tối

đa khoảng không gian trên tàu

Trang 26

Tàu Roro (roro vessels)

Roro là từ viết tắt từ cụm từ tiếng anh Roll on/Roll of Tàu được thiết kế để vận chuyển các loại hàng hóa có bánh như xe ô tô, rơ móc, toa tàu hỏa Với các cầu dẫn thường được trang bị ở đuôi và bên mạn tàu, hàng hóa là các phương tiện tự hành có thể lên và xuống một cách dễ dàng Đặc điểm đặc trưng của các loại tàu RoRo là tàu có dạng hình khối đồ sộ, thượng tầng chạy suốt bịt kín cả chiều dài lẫn chiều rộng của tàu

Tàu chở chất lỏng (tankers)

Là loại tàu được thiết kế để vận chuyển hàng hóa ở dạng chất lỏng, điển hình là tàu chở dầu thô (crude oil tankers), tàu chở hóa chất (chemical tankers), tàu chở khí đôt hóa lỏng (LPG-Liquefied Petroleum Gas carriers), tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG-Liquefied Natural Gas carriers) ngoài ra còn có tàu chở rượu, nước…

Thân tàu có kết cấu vững chắc, được chia thành nhiều khoang riêng biệt để chứa hàng lỏng Việc bơm và hút chất lỏng chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống máy bơm và đườngống lắp trên mặt boong và trong khoang chứa

Tàu chở gỗ (timber carriers)

Dùng để vận chuyển các loại gỗ nguyên cây hoặc gỗ xẻ Khi vận chuyển, một số lượng lớn gỗ được xếp trên mặt boong tàu, do đó thành mạn tàu phải đảm bảo độ chắc chắc cao, đồng thời phải có kết cấu chuyên dụng để giữ cho các khối gỗ không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển

Tàu hàng đông lạnh (Refeers carriers)

Tàu có tốc độ tương đối lớn, phục vụ cho việc vận tải các loại hàng hóa dễ hư hỏng, chủ yếu là thực phẩm Nắp hầm hàng có kích thước nhỏ, hầm hàng được cách nhiệt

và trang bị hệ thống làm lạnh nhằm bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp

Tàu chở khách (passenger ships)

Tàu được thiết kế với mục đích vận tải hành khách nên phải đảm bảo được tính ổn định, tiện nghi, tốc độ cao cũng như tính an toàn tốt, đặc biệt là các hệ thống cứu hộ cứu nạn phải được trang bị đầy đủ và kiểm tra nghiêm ngoặt, đáp ứng đúng theo qui định của các công ước quốc tế

Tàu đánh bắt thủy sản (fishing vessels)

Điển hình là các loại tàu đánh bắt cá Tàu được trang bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết để định vị ngư trường, đánh bắt thủy sản, hệ thống sơ chế và làm lạnh nhằm bảo quản sản phẩm trong suốt quá trình đi biển

Tàu dịch vụ-hỗ trợ

Trang 27

Chủ yếu làm nhiệm vụ trợ giúp, hậu cần cho các tàu thuyền, công trình, dự án trên biển …nhằm đảm bảo qui trình sản xuất được vận hành liên tục, gồm có: tàu phá băng, tàu lai dắt, tàu cứu hộ, tàu lặn biển, tàu tuần tra, tàu hoa tiêu, tàu cung ứng, tàu chứa…

2.1.4 Phân cấp

Phân cấp tàu là các hoạt động nhằm đánh giá, phân loại khả năng hoạt động và cấpgiấy chứng nhận cho tàu theo những yêu cầu của Quy phạm Ðăng kiểm Việt Nam phân cấp tàu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia "Quy phạm phân cấp và đóng tàu vỏ

thép" QCVN21:2010/BGTV được sửa đổi lần 2 năm 2014 Việc phân cấp tàu bao gồm các khâu:

- Thẩm định thiết kế kỹ thuật;

- Kiểm tra và chứng nhận các vật liệu, sản phẩm, trang thiết bị được sử dụng và lắp

đặt cho tàu;

- Giám sát đóng mới tàu;

- Kiểm tra tàu biển đang khai thác theo chu kỳ và kiểm tra bất thường.

Tàu biển được VR phân cấp phần thân tàu: cấp tàu có ký hiệu * VRH

Tàu biển được VR phân cấp phần máy tàu: cấp tàu có ký hiệu * VRM

Dấu hiệu vùng hoạt động hạn chế là I, II, III Nếu tàu thỏa mãn những yêu cầu quyđịnh trong Quy chuẩn và hoạt động trong vùng biển hạn chế, thì tàu sẽ được bổ sung các dấu hiệu I hoặc II hoặc III vào sau ký hiệu cấp tàu cơ bản của thân tàu, với ý nghĩa như sau:

_ Dấu hiệu I: Biểu thị tàu được phép hoạt động trong vùng biển hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 200 hải lý

_ Dấu hiệu II: Biểu thị tàu được phép hoạt động trong vùng biển hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 50 hải lý

_ Dấu hiệu III: Biểu thị tàu được phép hoạt động trong vùng biển hạn chế cách xa bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 20 hải lý

_ Đối với tàu hoạt động ở vùng biển không hạn chế, không ghi thêm bất kỳ dấu hiệu nào về vùng hoạt động của tàu trong ký hiệu cấp tàu

Trang 28

2.2 Thẩm định giá tàu biển

2.2.1 Nguyên tắc thẩm định giá tàu biển

 Sử dụng cao nhất và tốt nhất:

Sử dụng cao nhất và tốt nhất là cách sử dụng tốt nhất cho một con tàu nói riêng cóthể thực hiện được về mặt vật chất, được pháp luật chấp nhận, khả thi về tài chính vàmang lại giá trị cao nhất cho tài sản này

Nói cách khác, việc sử dụng cao nhất và tốt nhất của tài sản là đạt được mức hữudụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt

kỹ thuật, pháp lý, tài chính và đem lại giá trị cao nhất cho con tàu

 Nguyên tắc cung cầu:

Giá trị thị trường của một chiếc tàu hay cả một đội tàu (crews) phụ thuộc vào sựtương tác của cung và cầu con tàu đó Khi lượng đường cầu tăng lên ở mọi mức giá màkhách mua có thể sẵn sàng đáp ứng chi trả, còn cung ngắn hạn không thể thay đổi ngay(do đặc thù việc chế tạo tàu biển mất rất nhiều thời gian) thì giá trị thị trường của con tàu

đó sẽ tăng lên và ngược lại Xét về dài hạn, nếu cung dài hạn về tàu tăng lên nhưng cầukhông có thay đổi hoặc giảm do một số lý do có thể hạ giá tàu biển xuống rất thấp, điểnhình như cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế Mỹ năm 2008 Cầu về tàu biển phụ thuộc

và rất nhiều yếu tố: sự tăng trưởng kinh tế, giá cả các loại nguyên nhiên vật liệu, đầu tưcho hệ thống đường biển, tình hình an ninh khu vực

 Nguyên tắc đóng góp:

Giá trị của một bộ phận cấu thành nên con tàu biển sẽ quyết định đến giá trị của nó

và làm cho giá trị này tăng lên hay giảm đi Vì vậy một con tàu được thẩm định giá dựatrên giá trị của rất nhiều bộ phận và kết cấu chính cấu thành nên tổng hòa giá trị của contàu, cùng với đó là các giá trị vô hình với một con tàu như đội thuyền viên, mạng lướikhách hàng của chủ tàu,

 Nguyên tắc thay thế:

Giá thị trường của một con tàu bị áp đặt dựa trên giá trị thị trường của các con tàukhác tương tự về tải trọng, năm sản xuất, nước sản xuất,… trong điều kiện không có sựchậm trễ trong quá trình thỏa thuận giá cả và thanh toán

Trang 29

2.2.2 Các phương pháp thẩm định giá tàu biển đang được áp dụng tại Việt Nam hiện nay.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh (Tiếp cận thị trường)

Bước 1: Xác định nguồn thu nhập thông tin và tìm kiếm thông tin về các con tàu

tương tự cùng loại có thể so sánh, đã và đang được giao dịch trên thị trường ở thời điểmgần với thời điểm thẩm định giá và có tính hữu ích tương đương với con tàu thẩm địnhgiá

Trong bước này cần phải xác định được các yếu tố sau:

 Con tàu so sánh phải có các đặc điểm về kết cấu, hình dạng, chủng loại tàu theochức năng, công suất máy chính, nguồn gốc, năm sản xuất,… có thể so sánh đượcvới con tàu thẩm định giá

 Giá mua bán của các con tàu so sánh phải được công khai trên thị trường, cácthông tin về giá mua bán, các thông tin kinh tế kỹ thuật phải được kiểm chứng vàđáng tin cậy

Thông tin về các con tàu so sánh nên được tìm kiếm, thu thập trong khoảng thờigian gần nhất với thời điểm khảo sát Trong trường hợp không thu thập được thông tintrong khoảng giời gian gần đây thì có thể lấy thông tin về các giao dịch trong thời hạn 1năm tính từ thời điểm khảo sát xác định giá tàu

Mỗi tài sản cần thẩm định giá nói chung và tài sản là tàu biển nói riêng phải lựachọn từ 3 đến 5 con tàu khác nhau để so sánh Những con tàu này đã được chuyểnnhượng thành công trên thị trường giữa các cá nhân với nhau hoặc giữa các tổ chức vớicác cá nhân trong điều kiện giao dịch khách quan, các bên mua bán một cách hiểu biết vàthận trọng, không chịu bất cứ áp lưc nào…

Bước 2: Từ các thông tin đã thu nhập được ở bước 1, ta kiểm tra và đánh giá các

thông tin đó, sau đó lựa chọn các thông tin có thể dùng để so sánh Đối với tàu biển thì

Trang 30

cần chú ý đến kết cấu, tải trọng, năm sản suất, nước sản xuất, công suất máy chính, loạitàu theo chức năng, thân vỏ,… bởi những yếu tố này là những yếu tố quan trọng quyếtđịnh đến tính năng, chất lượng và ảnh hưởng đến giá của tàu Nhận định và đánh giánhững ưu điểm và nhược điểm của những khác biệt đó của tài sản mục tiêu so với từngtài sản so sánh.

Bước 3: Sau khi khảo sát tài sản, thẩm định viên phải mô tả chính xác, đầy đủ đặc

điểm của các con tàu nói trên Xác định mức độ giảm giá tích lũy, hao mòn của từng contàu và các trang thiết bị, tài sản khác trên tàu để từ đó tính giá trị quy đổi mới 100% củatài sản

Bước 4: Sau khi xác định được Điều chỉnh các yếu tố khác biệt về giá giữa các tàu

biển so sánh với con tàu cần thẩm định để thẩm định giá cho con tàu mục tiêu Cách điềuchỉnh hay dùng là lấy tàu biển mục tiêu làm gốc, sau đó thực hiện điều chỉnh với các contàu so sánh

Trong đó, điều chỉnh giá trị xuất phát từ những khác biệt về điều kiện pháp lý,năm sản xuất, kích thước tàu, kết cấu chính, xuất xứ, công suất máy chính, các trang thiết

bị trên tàu…của từng con tàu so sánh so với tàu mục tiêu Ta chấm điểm từng yếu tố mộtcủa tài sản so sánh và tài sản thẩm định theo hệ 10, hoặc lấy tài sản so sánh là 100% Nếutàu so sánh tồn tại các yếu tố được đánh giá là kém hơn con tàu mục tiêu thì điều chỉnhtăng giá con tàu so sánh lên và ngược lại, giá trị điều chỉnh có thể là giá trị tuyệt đối hoặctương đối (%) Thông thường có 2 cách điều chỉnh: Điều chỉnh số tiền gộp hoặc phầntrăm trên cơ sở cộng trừ đơn giản

Bước 5: Ước tính giá trị của con tàu cần thẩm định giá bằng cách lấy số bình quân

của các mức giá của các tàu so sánh đã điều chỉnh tính toán sự khác biệt về các yếu tốgiá

_ Các con tàu so sánh phải có sự tương đồng với con tàu cần thẩm định giá;

_ Thị trường không có sự biến động quá lớn;

Trang 31

_ Người làm công tác thẩm định phải có đủ kinh nghiệm, có hiểu biết sâu rộng vềtàu biển và ngành hàng hải, nắm được tình hình thị trường cũng như các vấn đề khác.

_ Các giao dịch diễn ra trong thời gian sát với thời điểm định giá, giới hạn là 1năm so với thời điểm định giá

Nhược điểm:

_ Giá trị thực của con tàu cần thẩm định giá dễ bị ảnh hưởng bởi thông tin sai lệch,không chính xác do kết quả thẩm định phụ thuộc vào chất lượng của thông tin so sánh

_ Phương pháp này bỏ qua luồng thu nhập của tài sản tàu cần thẩm định

_ Chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan do cách đánh giá chấm điểm hoặc tương quan

tỷ lệ % giữa các yếu tố so sánh

_ Cách tiếp cận so sánh giá thị trường vấp phải nhiều rào cản từ tình trạng hoạt động của thị trường cũng như chu kỳ nền kinh tế Thông tin được lấy từ quá khứ và thời điểm thẩm định ở các chu kỳ kinh tế khác nhau có thể gây ra nhiều sai lệch trong việc ước tính giá trị thị trường của tài sản

_ Vì nhiều lý do mà một số tài sản không có tính thanh khoản cao trên thị trường, ngay cả trong điều kiện thị trường hoàn toàn bình thường, rất khó có thể tìm được các giao dịch tương tự trên thị trường để làm căn cứ so sánh

2.2.2.2 Phương pháp chi phí

Khái niệm:

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08: Phương pháp chi phí là phương phápthẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương đương với tài sản cần thẩmđịnh giá trừ hao mòn thực tế của tài sản cần thẩm định giá (nếu có) để ước tính giá trị củatài sản cần thẩm định giá

Trang 32

Công thức: Giá trị của tàu được xác định như sau:

Giá trị thực tế của tài sản = Nguyên giá mua mới (đóng mới) hoặc Nguyên giá của tàu

và cano tương đương tại thời điểm thẩm định giá (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Thu thập hồ sơ, các bản vẽ kỹ thuật của tài sản cần thẩm định Đánh giá

toàn diện về tình trạng con tàu cũng như máy chính, máy phụ và các trang thiết bị trên tàucần thẩm định

Bước 2: Khảo sát, mô tả chính xác, đầy đủ đặc điểm của các con tàu nói trên để

ước tính các chi phí hiện tại để đóng các con tàu mới hoặc tương tự

Bước 3: Xác định mức độ giảm giá tích lũy, hao mòn của con tàu và các trang

thiết bị, tài sản trên tàu để từ đó tính giá trị hiện tại của nó (kể cả các hao mòn vô hình)

Bước 4: Ước tính kết quả thẩm định giá bằng cách lấy tổng chi phí hiện tại để

đóng mới trừ (-) đi khấu hao tích lũy

_ Am hiểu về cách thức đóng mới, nguyên lý hoạt động… của con tàu

Ưu điểm:

Phương pháp chi phí hạn chế được những sai sót khi cung cầu biến đổi thất thường

mà những phương pháp khác khó có thể áp dụng được vì phải dựa vào chứng cứ giá trịthị trường

Phương pháp chi phí thích hợp với việc thẩm định các tàu đóng mới, hoặc tỷ lệ haomòn tích lũy tương đối thấp, các tài sản tàu biển được đặt đóng cho các mục đích chuyêndụng mà rất khó có thể chuyển nhượng hoặc cải tạo hoán cải để chuyển đổi mục đích sửdụng

Nhược điểm:

Trang 33

_ Việc ước tính chi phí đóng một con tàu và khấu hao tích lũy là rất khó khăn vàtùy thuộc vào người thực hiện bởi vì giá trị của một con tàu thường rất lớn, được cấuthành từ rất nhiều thiết bị và bộ phận.

_ Việc ước tính giá trị chi phí đóng mới tàu biển của đơn vị thẩm định thườngkhông đạt được sự hài lòng của bên thứ 3 - bên mua trong trường hợp thẩm định giá phục

vụ mua bán tài sản, do đặc thù tài sản là đơn chiếc và có thể người mua phải hoán cải lạicông năng sử dụng tàu Trong các trường hợp như vậy, giá trị giao dịch thị trường có thểthấp hơn giá tài sản thẩm định bằng phương pháp chi phí

_ Phương pháp chi phí bỏ qua luồng thu nhập của tàu biển

_ Phương pháp chi phí không thích hợp cho các trường hợp tàu biển đã qua sửdụng nhiều năm và thường chỉ là phương pháp kiểm tra đối với các phương pháp thẩmđịnh giá khác

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tàu biển

2.1.1.1 Các yếu tố tự nhiên

Điều kiện thời tiết trên biển, thời gian chủ yếu trong đời của một tàu là đi hoặc neođậu trên biển (trừ trường hợp tàu lên đà để sửa chữa, nâng cấp,…), do đó vấn đề bị nướcbiển ăn mòn là không thể tránh khỏi, hoặc tác động của các diễn biến thời tiết xấu nhưbão cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng còn lại của tàu Các con tàu được chạy trêntuyến đường biển ít bị biến động sẽ ít bị ảnh hưởng hơn

2.1.1.2 Yếu tố về thiết kế kỹ thuật

 Hình thức bên ngoài:

Nếu mọi yếu tố so sánh khác giống nhau, tàu nào có thiết kế hình thức bên ngoài đẹphơn, ấn tượng hơn sẽ có giá trị cao hơn Tuy nhiên yếu tố cảm quan về bề ngoài cũng phụthuộc nhiều về quan điểm của từng người đánh giá Ngoài ra, khi so sánh 2 con tàu cùngloại thì tàu nào được chăm chút hơn về thiết kế, nội thất,… sẽ có giá trị cao hơn

Kết cấu nguyên vật liệu, máy chính và thiết bị trên tàu

Các con tàu được thiết kế và đóng với các nguyên vật liệu khác nhau, kết cấu khác nhauthì sẽ có giá trị khác nhau, từ thân vỏ cho đến máy chính của tàu cũng là một yếu tố quantrọng quyết định đến công suất và khả năng chuyên chở của tàu Do đó những con tàu cócông suất máy chính lớn hơn sẽ có giá trị cao hơn Bên cạnh máy chính của tàu thì máy

Trang 34

phát điện, máy phụ và hệ thống trang thiết bị trên tàu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới giátrị của tàu.

Xuất xứ quốc gia đóng tàu

Mỗi nước khác nhau lại có một công nghệ đóng tàu khác nhau Do đó nhiều người khiđánh giá giá trị của một con tàu thì chú ý đến nước sản xuất tàu, con tàu nào có xuất xứ từnhững quốc gia được đánh giá cao về lĩnh vực đóng tàu thì sẽ có lợi thế hơn, ví dụ như

Mỹ hay Đan Mạch là những nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển trên thế giới

2.1.1.3 Yếu tố kinh tế và thị trường

Khả năng mang lại thu nhập: Giá trị của một con tàu chịu ảnh hưởng của thu nhập

mà nó mang lại cho chủ tàu Thu nhập mà tàu mang lại có thể là thu nhập từ việc vậnchuyển hàng hóa, hành khách,…và những thu nhập mà tàu mang lại càng cao thì giá trịcủa nó càng lớn và ngược lại

Giá trị của bất kỳ loại tài sản nào cũng phụ thuộc vào tính hữu dụng của nó cũngnhư nhu cầu, của thị trường, đặc biệt là chu kỳ kinh tế ảnh hường rất nhiều đến các hoạtđộng giao thương hàng hóa, từ đó gây ra ảnh hưởng lớn đến giá tàu biển Ngoài ra giá tàubiển cũng phụ thuộc vào cả điều kiện mua bán và thanh toán trong các giao dịch muabán

2.1.1.4 Các yếu tố pháp lý

Tình trạng pháp lý của con tàu: tình trạng, mức độ pháp lý của con tàu càng đượchoàn chỉnh thì khả năng giao dịch của nó càng lớn, ít gặp rủi ro hơn dẫn đến giá trị củacon tàu cũng tăng lên

Các giấy tờ pháp lý liên quan đến tàu biển: một con tàu có đầy đủ các giấy tờ như: giấy đăng ký phương tiện vận tải, sổ đăng kiểm, sổ dung tích, sổ phân hạng phân cấp tàu,

… sẽ có giá trị cao hơn với những con tàu thiếu một trong số những giấy tờ đó

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ TÀU BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH VÀ THẨM ĐỊNH TÀI SẢN VIỆT NAM VAE

Trang 35

3.1 Các quy định hiện hành của Nhà nước áp dụng trong việc thẩm định giá tàu biển tại Công ty Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE

3.1.1 Khái niệm thẩm định giá

Có thể nói thẩm định giá là hoạt động xác định giá trị thị trường của tài sản trongnhững điều kiện về không gian và thời gian nhất định Có rất nhiều các văn bản đưa ranhững khái niệm khác nhau về thẩm định giá như:

“Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị

bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trườngtại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩnthẩm định giá.” – Theo khoản 15 điều 4 Luật giá số 11/2012/QH13

“Thẩm định giá” là việc đánh giá là việc đánh giá hay đánh giá lại giá trị của tài sản

phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việtnam hoặc theo thông lệ quốc tế” - Theo điều 4, Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 năm 2002 của Việt Nam

Theo đó, thẩm định giá tàu biển có thể được hiểu là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị của tàu biển theo các quy định của pháp luật và phù hợp với giá trị thị trường tại một thời điểm nhất định phục vụ cho các mục đích nhất định.Công ty Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE hiện đang áp dụn và tuân thủ các quy phạm pháp luật sau để thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá tàu biển trong đó có:

_ Luật giá số 11/2012/QH13, ngày 01/01/2013;

_ Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá,Thông tư 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghịđịnh 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ;

_ Các tiêu chuẩn thẩm định giá hiện hành của Bộ tài chính: Quyết định24/2005/QĐ-BTC ngày 18/04/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩnThẩm định giá Việt Nam; Quyết định 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005 của Bộ Tàichính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam (đợt2 ); Quyết định129/2008/QĐ-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành 06 tiêu chuẩnThẩm định giá Việt Nam (đợt 3);

Trang 36

_ Hợp đồng thẩm định giá giữa khách hàng và Công ty Cổ phần Thẩm định vàGiám định tài sản Việt Nam VAE;

_ Quyết định số 57/1999/QĐ-TĐC ngày 11/03/1999 của Tổng Cục Tiêu chuẩn Đolường chất lượng;

_ Sổ kiểm tra kỹ thuật tàu, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện tàu thủy

do khách hàng cung cấp;

Ngoài ra, đối với những trường hợp cụ thể tương ứng với những phương phápthẩm định tàu biển khác nhau mà thẩm định viên phải áp dụng thêm nhiều loại văn bảnquy pháp pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo công tác thẩm định độc lập kháchquan và tuân thủ tuyệt đối theo pháp luật

3.2 Quy trình thẩm định giá tàu biển tại công ty

Sơ đồ 3.1 Quy trình thẩm định giá tàu biển của VAE

Tiếp nhận yêu cầu khách hàng

Phân tích yêu cầu

Trang 37

(Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty)

Sau khi tiếp nhận yêu cầu thẩm định giá của khách hàng Công ty sẽ phân tích yêu cầucủa khách hàng xem đây tài sản thuộc loại nào (động sản hay bất động sản)

Đối với tài sản là tàu biển, hợp đồng thẩm định giá sẽ được phân công cho Phòngthẩm định giá 2 là Phòng thẩm định Động sản làm việc Sau đó là phân tích yêu cầu cụthể của khách hàng, để biết được mục đích thẩm định giá tàu biển của khách hàng (giao

Nghiên cứu hồ sơ và lựa chọn

Dữ liệu Công ty

Không đạt

Đạt

Trang 38

dịch mua bán, thẩm định dự toán hoặc khái toán đóng mới, thế chấp ngân hàng, phát mạitài sản, đấu giá ); thời gian đề nghị thẩm định giá của khách hàng là bao lâu;…qua đó đểPhòng thẩm định lên kế hoạch thẩm định giá phù hợp.

Một bản kế hoạch thẩm định giá sơ bộ thông thường bao gồm: thời gian thực hiệncông việc, phương pháp dự định triển khai, nguồn thông tin, khảo sát, tham khảo ý kiếnchuyên gia trong lĩnh vực tàu biển,…

Sau khi bản kế hoạch thẩm định tài sản được thông qua, kết hợp với việc nghiên cứu

hồ sơ thì các chuyên viên thẩm định sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp và tiến hành thuthập thông tin Đối với tàu biển là một loại tài sản giá trị tương đối lớn thì việc thu thậpthông tin là rất quan trọng Trước tiên là thu thập thông tin trên thị trường tàu biển Trải qua những suy thoái giai đoạn 2008-2012 của nền kinh tế với sự trầm lắng củahoạt động trên thị trường tàu biển Những năm trở lại đây, theo đà hồi phục của nền kinh

tế và những biến động chính trị có liên quan đến vùng biển và thềm lục địa nước nhà,ngành hàng hải vận tải biển nói riêng và kinh tế biển Việt Nam nói chung hiện nay đangđược chú trọng phát triển để trở thành ngành kinh tế đứng đầu trong nền kinh tế thịtrường Đây đang là thời điểm mà thị trường tàu hiện đang ấm dần lên và hứa hẹn sẽ trởnên rất sôi động

Mặc dù vậy, tùy đặc điểm của từng con tàu cụ thể mà thông tin tham khảo trên thịtrường có thể phong phú hoặc cũng có thể không có nhiều thông tin để căn cứ Mặt khácgiá trị của một con tàu là rất lớn, mỗi con tàu lại có những đặc điểm thiết kế trang bị riêngtheo mục đích của chủ sở hữu, do đó phải là những người có hiểu biết nhất định về tàubiển mới có thể xác định giá trị của nó một cách chính xác Vậy nên muốn tăng mức độchính xác của kết quả thẩm định giá, người làm công tác thẩm định sẽ tham khảo ý kiến

và thu thập thêm thông tin của các chuyên gia, đồng thời nghiên cứu các văn bản pháp lýliên quan đến tàu biển như Luật Hàng hải Việt Nam,…

Bên cạnh đó, Công ty có hồ sơ dữ liệu của các khách hàng, các tài sản trước đó đượclưu lại để làm tài liệu tham khảo, đây cũng là một kênh thông tin góp phần đáng kể vàocông tác thẩm định giá tàu biển của Công ty

Sau khi đã có kế hoạch thẩm định giá với nguồn thông tin thu thập được và phươngpháp thẩm định giá được chọn lựa phù hợp, thẩm định viên sẽ lên kế hoạch thẩm định giáchi tiết, và thực hiện kế hoạch đó để thực hiện tính toán ước lượng giá trị của tàu biển,sau

đó trình và báo cáo kết quả thẩm định giá lên cấp trên Nếu cấp trên duyệt thì sẽ pháthành chứng thư, ngược lại, nếu không đạt thẩm định viên sẽ làm lại Sau khi phát hành

Trang 39

chứng thư thẩm định giá, Công ty sẽ nhận ý kiến phản hồi của khách hàng, sau đó sẽ kếtthúc quy trình thẩm định giá và thanh lý hợp đồng thẩm định giá.

Nhìn chung, quy trình thẩm định giá tàu biển tương tự với các loại hình tài sản khác.Tuy nhiên do tính đặc thù của tàu biển như giá trị lớn, gồm nhiều loại hình tài sản trangthiết bị khác nhau, công suất máy chính, máy phụ của tàu Các tàu cũng có sự khác biệtnhau về phân cấp, phân loại,…Bởi vì sự đa dạng đó mà việc nguồn thông tin trong việcthẩm định giá tàu biển cùng với kiến thức và kinh nghiệm của người làm định giá là vôcùng quan trọng

3.3 Các phương pháp đang được áp dụng tại VAE:

Cũng như các đơn vị tiến hành cung cấp dịch vụ Thẩm định giá khác tại Việt Nam,VAE áp dụng hai phương pháp chính trong thẩm định giá tàu biển đó là phương pháp sosánh và phương pháp chi phí

Để xác định giá trị tàu, các chuyên viên thẩm định giá của công ty áp dụng theoQuyết định 129/2008 của Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2008 về việc ban hành 06tiêu chuẩn thẩm định giá (đợt 3), áp dụng tiêu chuẩn số 07 (Phương pháp so sánh trựctiếp) Trên cơ sở đó thì các chuyên viên thẩm định giá của công ty tiến hành thu thậpthông tin về các tài sản so sánh có những yếu tố tương đồng với nhau, sau đó tiến hànhđiều chỉnh những yếu tố khác biệt nhau như nơi sản xuất, năm sản xuất, công suất máychính, chất lượng còn lại của tài sản…qua đó xác định được giá trị của con tàu cần thẩmđịnh giá

Bên cạnh đó là việc áp dụng tiêu chuẩn số 08 (Phương pháp chi phí), dựa trên cơ

sở ước tính chi phí tái tạo hoặc thay thế các kết cấu của tàu biển, định mức tiêu hao nhiênnguyên vật liệu, nhân công trên thi trường vào thời điểm thẩm định giá, các quy định của

cơ quan có thẩm quyền về hạch toán chi phí sản xuất

Về chất lượng còn lại của máy móc, thiết bị được xác định bằng cách kết hợp 2phương pháp Phân tích Kinh tế kỹ thuật và Thống kê kinh nghiệm căn cứ vào Quyết định

số 57/1999/QĐ-TĐC ngày 11/03/1999 của Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng

về việc ban hành quy trình tạm thời thẩm định kỹ thuật thiết bị đã qua sử dụng Theo đó,chất lượng còn lại của tài sản được xác định bằng trung bình cộng của hai phương pháp

và không thấp hơn 30%

3.4 Một vài trường hợp điển hình về vận dụng các phương pháp thẩm định giá tàu biển tại công ty

Trang 40

VAE luôn chú trọng đến việc xây dựng một đội ngũ nhân lực trẻ trung, năng động,

có chuyên môn cao và nhiệt huyết với công việc Sau nhiều năm hoạt động với phươngchâm “tạo giá trị đích thực” đã trở thành văn hóa hình ảnh của doanh nghiệp Uy tín củaVAE ngày càng cao và được khách hàng ngày một biết đến nhiều hơn Đối với loại hìnhtài sản là tàu biển, Công ty đã thực hiện hơn 20 hồ sơ thẩm định giá với các giá trị và mụcđích khác nhau, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Gần như toàn bộ các hồ sơ này lànhững tàu biển đã qua sử dụng nên phương pháp chính được sử dụng là phương pháp sosánh thị trường và một số các trường hợp công ty đã áp dụng phương pháp chi phí nhằmthẩm định dự toán, khái toán đóng mới hoặc sửa chữa tàu biển bị hưu hại Dưới đây là 3

hồ sơ thẩm định giá tàu biển tiêu biểu tại Công ty Giám định và Thẩm định Tài sản ViệtNam VAE

3.4.1 Áp dụng phương pháp so sánh, thẩm định giá tàu Hả i quân HQ55

và máy chính nhằm mục đích mua bảo hiểm tàu thuyền và giá trị ghi sổ của tài sản.

Thông tin hợp đồng thẩm định giá

 Khách hàng yêu cầu thẩm định giá: Cục điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hảiquan

 Địa chỉ: Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

 Tài sản thẩm định giá: Tàu tuần tra HQ – 55, số đăng kiểm 1.4.055 Tàu được sửdụng để tuần tra kiểm soát, đang được Hải đội II – Cục ĐTCBL – TCHQ sử dụng

 Mục đích thẩm định giá: Kết quả thẩm định giá để Cục Điều tra chống buôn lậu cócăn cứ mua bảo hiểm tàu thuyền, ca nô và giá trị ghi sổ của tài sản theo quy địnhhiện hành

 Thời điểm thẩm định giá: Tháng 08 năm 2013

Căn cứ pháp lý

 Luật giá số 11/2012/QH13, ngày 01/01/2013;

 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá,Thông tư 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiệnnghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ;

 Các tiêu chuẩn thẩm định giá hiện hành của Bộ tài chính: Quyết định BTC ngày 18/04/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn Thẩmđịnh giá Việt Nam; Quyết định 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/11/2005 của Bộ Tài

Ngày đăng: 09/04/2016, 18:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w