Quan hệ quốc tế giữa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và Hàn Quốc đã được chính thức thành lập vào ngày 24 tháng 8, năm 1992.. Kể từ khi đạt được các quan hệ ngoại giao đầy đủ với Trung
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- KHOA LỊCH SỬ-
GVHD: Nguyễn Minh Mẫn
Danh sách thành viên nhóm:
1 Phạm Thị Thùy Dung – K40.608.012
2 Nguyễn Thị Ngọc Diễm - K40.608.010
3 Trần Thảo Ngân - K40.608…
4 Đinh Phương Thùy - K40.608.099
5 Lê Thị Thùy Trang - K40.608.105
Nhóm 2 – Quốc Tế Học 2A| Quan Hệ Quốc Tế Ở Đông Bắc Á Từ Sau Chiến Tranh Thế
Giới Thứ Hai Đến Nay | April 9, 2016
Quan Hệ Trung – Hàn
Từ 1945 Đến Nay
Trang 2I Khái Quát về 2 quốc gia sau 1945
1 CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Sau khi đánh tan Phát Xít Nhật và dẹp tan nhiều cuộc nội chiến, năm 1949 thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,35 tỷ người và là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì trên thế giới
Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh
Từ sau năm 1945 cho đến nay, Trung Quốc chủ trương mở rộng quan hệ ngoại giao với trên 150 quốc gia, nuôi nấng tham vọng làm bá chủ thế giới với nhiều cuộc bành trướng xâm lăng trong đó có Việt Nam
2 ĐẠI HÀN DÂN QUỐC ( HÀN QUỐC)
Năm 1945, bị chia cắt thành hai miền Liên bang Xô viết chiếm đóng miền bắc cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về nam
Ngày 10 tháng 5 năm 1948, tiến hành tổng tuyển cử đầu tiên Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc và Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp
Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc và Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp
Sau khi tự trị riêng biệt, Hàn Quốc tập trung vào phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị trong và ngoài nước Bên cạnh đó, mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia và có chiều hướng thân Mỹ
II Quan Hệ Trung – Hàn trên phương diện tổng quát Sáu mươi năm trước Hàn Quốc ở bên kia chiến tuyến với Trung Quốc: 137.899 binh
sĩ Hàn Quốc tử trận so với 114.000 người tử trận bên phía Trung Quốc Ấy thế mà ngày nay kim ngạch buôn bán giữa hai nước này đã lên đến 186,1 tỉ USD (năm 2008)
Trang 3(4), trong đó Hàn Quốc xuất siêu sang Trung Quốc đến 32,5 tỉ USD (Tân Hoa xã ngày 14-1-2010)
Quan hệ quốc tế giữa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và Hàn Quốc đã được chính thức thành lập vào ngày 24 tháng 8, năm 1992 Trong suốt những năm 1950,
60, 70, và 80 của Trung Quốc chỉ được công nhận bởi Bắc Triều Tiên trong khi Hàn Quốc ngược lại chỉ công nhận Cộng hòa của Trung Quốc tại Đài Loan Trong những năm gần đây Trung Quốc và Hàn Quốc đã nỗ lực để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác của họ
Theo BBC World Service Poll năm 2014, 40% người Trung Quốc xem ảnh hưởng của Hàn Quốc tích cực, và với 32 % thấy ảnh hưởng của Hàn Quốc tiêu cực Và người Hàn Quốc xem ảnh hưởng của Trung Quốc với 32% tích cực, 56% tiêu cực Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Hàn Quốc không có bất kỳ một quan hệ nào vơí Trung Quốc vì sự khác biệt ý thức hệ và vấn đề ủng hộ Triều Tiên Tuy nhiên, khi nền kinh tế của Hàn Quốc lớn mạnh lên, Trung Quốc đã nhìn thấy những lợi thế
về các mối liên kết kinh tế với Hàn Quốc và đã đi tới gạt bỏ quan điểm ý thức hệ về vấn đề bán đảo Hàn Từ đó, Hàn Quốc đã có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1992, sau 2 năm khi Hàn Quốc chính thức có quan hệ ngoại giao với Nga
Cả hai nước Trung Quốc và Liên xô (cũ) đã rút quyền phủ quyết để Hàn Quốc chính thức gia nhập Liên hợp quốc vào năm 1991
Ngày nay, Hàn Quốc và Trung Quốc chia sẻ quan điểm rằng hoà bình và sự ổn định trên bán đảo Hàn là sự sống còn cho việc hiện thực hoá nền hoà bình và ổn định ở khu vực Đông Bắc Á Trung Quốc đã phản đối chương trình hạt nhân của Triều Tiên và đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở bán đảo Hàn hiện nay
Kinh tế là một trong những lý do chính thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc Theo số liệu của Seoul, trong sáu tháng đầu năm nay, trao đổi thương mại của Trung Quốc với Hàn Quốc lớn gấp 50 lần so với tổng trao đổi mậu dịch của Bắc Kinh với Bình Nhưỡng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
và Seoul là đối tác thương mại đứng hàng thứ tư của Bắc Kinh
Kể từ khi đạt được các quan hệ ngoại giao đầy đủ với Trung Quốc vào năm 1992, các quan hệ kinh tế và mậu dịch giữa hai nước đã được phát triển nhanh Sau 8 năm, từ 1992 với kim ngạch chính thức hầu như là con số 0 thì đến năm 2000, quan
hệ mậu dịch 2 chiều đạt 31,3 tỷ USD Trung Quốc là bạn hàng song phương lớn thứ
3 của Hàn Quốc sau Mỹ và Nhật Bản Các quan hệ đầu tư tiếp tục được tăng cường
ở các lĩnh vực khác nhau cả ở Hàn Quốc và Trung Quốc Trên cơ sở của sự gia tăng
Trang 4các quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, hai nước cũng có những tiến
bộ đáng kể trong các lĩnh vực khác của các quan hệ song phương bao gồm các vấn
đề chính trị, ngoại giao, văn hoá và trao đổi học thuật
Trong “Báo cáo về triển vọng kinh tế năm 2011”, chính phủ Hàn Quốc đưa ra kết luận rằng: Sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại nhiều cơ hội cho Hàn Quốc hơn là các mối đe dọa Chính vì thế, Hàn Quốc cần phải tận dụng lợi thế này để mang đến các cơ hội mới cho đất nước
Một trong những chính sách ngoại giao của Trung Quốc là “dùng kinh tế để nâng cao địa vị chính trị” Chính sách này nhằm phát triển quan hệ với các quốc gia khác
từ quan hệ thương mại Chính sách này nhắm đến các quốc gia có thể nảy sinh mâu thuẫn với Trung Quốc về mặt chính trị hoặc an ninh Trước đây, trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, do ý thức hệ của Trung Quốc và Hàn Quốc có sự khác biệt nên đã có một thời gian dài tự cô lập nhau Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, khi các nhà lãnh đạo muốn lấy chính sách “dùng kinh tế để nâng cao địa vị chính trị” làm bàn đạp để kiến thiết kinh tế trong nước thì chắc chắn phải giao lưu hợp tác với Hàn Quốc
Về phía Hàn Quốc, với chính sách “Ngoại giao phương Bắc” dưới thời tổng thống Roh Tae-woo, năm 1992, chính phủ Hàn Quốc buộc phải “cắt đứt” quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chuyển hướng sang Trung Quốc Hiện nay, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư và là quốc gia nhập khẩu nhiều thứ 3 của Trung Quốc Còn Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, quốc gia đầu tư nhiều nhất và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Hàn Quốc Theo số liệu của Bộ Kinh tế tri thức Hàn Quốc, năm 1992, kim ngạch thương mại của hai nước đạt 6,38 tỷ USD, nhưng 20 năm sau đã lên đến 220,6 tỷ USD, tăng 34,6 lần (số liệu tháng 7 năm 2012) Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc lớn hơn kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản Một thực tế không thế phủ nhận rằng, trong tình hình kinh
tế thế giới đang khủng hoảng, việc Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trên 8%, đã mang lại nhiều lợi ích cho Hàn Quốc Tuy nhiên, sự phụ thuộc của xuất khẩu Hàn Quốc vào Trung Quốc quá cao, nước này cần phải mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu
Quan hệ thương mại song phương Trung – Hàn cần tiếp tục duy trì ổn định và phát triển thêm các thị trường tiềm năng khác Do sự phụ thuộc thương mại của Hàn Quốc vào Trung Quốc khá cao, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ các yếu tố của kinh tế Trung Quốc Nói cách khác, sức mạnh của kinh tế Hàn Quốc đang phụ thuộc vào “con dao hai lưỡi” Trung Quốc Theo bài viết “Kỷ niệm
20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung – Hàn, xuất khấu của Hàn Quốc sang Trung Quốc, kết quả và vấn đề”, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang
Trang 5Trung Quốc đạt 24,2%, đứng thứ 2 sau Đài Loan (27,2%) Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao như tivi LCD, linh kiện bán dẫn và máy tính chiếm trên 30% Nếu kinh tế Trung Quốc dừng tăng trưởng chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến Hàn Quốc Do đó, Hàn Quốc cần phải khai thác các thị trường mới nổi khác có thể thay thế Trung Quốc Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng cần phải điều chỉnh chiến lược xuất khẩu, hướng đến nhu cầu thị trường nội địa rộng lớn của Trung Quốc Lý do là cho đến nay, 70% sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc là hàng hóa trung gian giá trị gia tăng cao (sản phẩm ngành công nghiệp nặng, hóa chất, thiết
bị bán dẫn, sản phẩm công nghệ thông tin…), nhưng từ năm 2008, Bộ Giáo dục Trung Quốc bắt đầu kế hoạch thu hút nhân tài hải ngoại nhằm phát triển các ngành công nghệ cao Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trong lĩnh vực này là không thế tránh khỏi Tuy hiện tại Hàn Quốc có ưu thế hơn nhưng tình hình có thể đảo ngược trong 10 năm tới Vậy Hàn Quốc cần chuẩn bị thế nào
để đối phó với vấn đề này? Hàn Quốc cần phải chuyển hướng sang thị trường nội địa rộng lớn của Trung Quốc Phó Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc- Vu Quảng Châu phát biểu tại “Diễn đàn phát triển Trung Quốc năm 2008”: “Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sẽ là một cơ hội lớn cho các nền kinh tế trên thế giới” Theo báo cáo “tác động của chính sách tăng trưởng Trung Quốc đến xuất khẩu của Hàn Quốc” do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố, trong tháng 7,8 năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm 5% so với cùng kỳ năm trước Tương lai xuất khẩu sang Trung Quốc có chiều hướng giảm rõ rệt Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết chính phủ Trung Quốc sẽ chuyển hướng phương thức tăng trưởng kinh tế từ xuất khẩu sang thị trường nội địa Vì vậy, Hàn Quốc cũng nên điều chỉnh chính sách xuất khẩu cho phù hợp Theo các chuyên gia phân tích chứng khoán của Samsung, cùng với sự gia tăng mức độ đô thị hóa, sự
mở rộng của các tầng lớp trung lưu, chính phủ tích cực mở rộng nhu cầu trong nước, tích lũy cao nên tiềm năng tiêu thụ cũng tăng cao, vì thế, Trung Quốc dần trở thành một quốc gia tiêu thụ 1
29/10/2015 - Quốc hội Hàn Quốc đã phê chuẩn một thỏa thuận tự do thương mại với Trung Quốc, cho phép mở rộng quan hệ với các đối tác thương mại lớn nhất của đất nước
Các hiệp ước, ký kết giữa hai nước vào tháng sáu và thiết lập có hiệu lực vào đầu năm 2016, sẽ giảm các rào cản thương mại Hàn Quốc là một trong số ít các nước phát triển mà có thặng dư với Trung Quốc – với khoảng 55.2 triệu đola Mỹ trong
1 SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC VÀ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ CỦA HÀN QUỐC
http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=537
Trang 6năm 2014, theo văn phòng tổng thống của nước này - nhờ xuất khẩu của điện thoại thông minh, TV màn hình phẳng, và chất bán dẫn
Các dự luật phê chuẩn về hiệp định thương mại tự
do Trung Quốc-Hàn Quốc đã được thông qua bởi Quốc hội 196-33 với 36 phiếu trắng
Trung Quốc và Hàn Quốc đã ký FTA song phương sau ba năm đàm phán Một phần của thỏa thuận này, hai bên sẽ loại bỏ thuế quan cho hơn 90 phần trăm của hàng hóa được giao dịch mỗi trong vòng
20 năm thực hiện
Hàn Quốc dự kiến các hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc sẽ tăng GDP của nước này lên 0,96 phần trăm và tạo ra khoảng 53.000 việc làm mới trong 10 năm tới
Seoul hy vọng FTA với Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của nước này, vốn bị ảnh hưởng nặng từ suy thoái kinh tế toàn cầu Xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 15,9 % trong tháng Mười so với một năm trước đó.6
Kể từ khi thiết lập quan hệ vào tháng 8 năm 1992, quan hệ Hàn – Trung đã đạt được bước phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực Trong 21 năm kể từ năm 1992 đến năm
2013, quy mô mậu dịch thương mại giữa hai nước này đã tăng lên 36 lần từ 6,4 tỷ
$ lên đến 228 tỷ 800 triệu $ Thêm vào đó, để những vấn đề mang tính lịch sử như vấn đề tội phạm chiến tranh hay những người Triều Tiên vượt biên không trở thành trở ngại lớn cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước, Trung Quốc và Hàn Quốc đã tiến hành các cuộc đối thoại đa dạng cũng như đưa ra phương hướng giải quyết nhanh chóng và phù hợp với tình hình 2
Mặc dù trong những năm gần đây đã xảy ra những vấn đề làm ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ ngoại giao của hai nước Hàn – Trung như: “Cuộc chiến tỏi” năm 2000;
2 NHỮNG TÍN HIỆU TỐT TRONG QUAN HỆ HÀN - TRUNG (Phần 1)
http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=499
6 S Korea legislature okays free-trade pact with China
http://www.chinadailyasia.com/business/2015-11/30/content_15352093.html
Trang 7Công trình nghiên cứu lịch sử và hiện trạng vùng giáp ranh Đông Bắc của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc năm 2004; Vụ việc nhà hoạt động về nhân quyền Bắc Hàn của người Hàn Quốc là Kim Young–hwan bị bắt tại Trung Quốc; hay gần đây nhất
là sự kiện lực lượng bảo vệ biển Hàn Quốc bắn chết ngư dân Trung Quốc Song, hai nước vẫn nỗ lực phát triển mối quan hệ lên thành “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược”
Sau đây là những sự kiện quan trọng liên quan tới 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước (năm 2012)
- Ngày 24 tháng 8 năm 1992, tại Bắc Kinh Trung Quốc, Hàn Quốc và Trung Quốc đã
ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức
- Tháng 9 năm 1992, Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-woo, vị nguyên thủ quốc gia Hàn Quốc đầu tiên thăm chính thức Trung Quốc Sau khi hội đàm với chủ tịch nước Dương Thượng Côn, hai bên đã ra “Thông cáo báo chí Hàn-Trung”
- Tháng 3 năm 1994, Tổng thống Hàn Quốc Kim Young–sang thăm Trung Quốc, hội đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân về việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn và thảo luận về việc ký kết hiệp định chống đánh thuế hai lần, hiệp định hợp tác văn hóa…
- Tháng 11 năm 1995, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân sang thăm Hàn Quốc, hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam, tái xác nhận nguyên tắc giải quyết bốn bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Hàn
- Tháng 11 năm 1998, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung thăm Trung Quốc, sau khi hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã đưa ra Tuyên bố “Quan
hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn –Trung”, tái xác nhận “một nước Trung Quốc”
- Tháng 6 năm 2000, quan hệ Hàn –Trung căng thẳng do Hàn Quốc tăng thuế từ 30% lên 315% đối với hàng nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Hàn Quốc, cụ thể
là mặt hàng tỏi nhằm bảo vệ nông dân trồng loại nông sản trong nước Trung Quốc trả đũa bằng việc tạm ngừng nhập khẩu đối với hai mặt hàng Hàn Quốc là điện thoại di động và polyethylene
- Tháng 7 năm 2000, Hàn – Trung ký “Thỏa thuận giải quyết vấn đề tỏi” Hàn Quốc cam kết giảm thuế nhập khẩu hàng nông sản tỏi của Trung Quốc, Trung Quốc dỡ
bỏ lệnh cấm nhập khẩu điện thoại di động của Hàn Quốc
- Tháng 6 năm 2001, Hiệp định ngư nghiệp Hàn – Trung có hiệu lực
Trang 8- Tháng 10 năm 2001, Tổng thống Kim Dae –jung thăm Trung Quốc, sau khi hội đàm với Chủ tịch Giang Trạch Dân, hai bên đã nhất trí xây dựng “Quan hệ hợp tác toàn diện” Chủ tịch Giang Trạch Dân bày tỏ quan điểm ủng hộ tích cực việc cải thiện quan hệ Nam Bắc Hàn
- Tháng 6 năm 2003, Nhật báo Quang Minh của Trung Quốc đăng bài “Goguryo (Cao
Cú Lệ)- chính quyền dân tộc thiểu số của Trung Quốc”
- Tháng 7 năm 2003, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun thăm Trung Quốc, sau khi hội đàm với Tổng bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, hai nước đã ký Tuyên bố
“Quan hệ đối tác hợp tác toàn diện”
- Tính đến cuối năm 2003, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc
- Tháng 2 năm 2004, Hàn – Trung thảo luận “Giải quyết vấn đề lịch sử Goguryo bằng quan điểm học thuật của hai bên”
- Cuối năm 2004, Trung Quốc là đối tác ngoại thương lớn nhất của Hàn Quốc
- Tháng 11 năm 2005, Tổng bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sang thăm thăm chính thức Hàn Quốc Sau khi hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun, Tổng
bí thư Trung Quốc một lần nữa bày tỏ quan điểm giải quyết một cách hòa bình vấn
đề hạt nhân của Bắc Hàn
- Tháng 9 năm 2006, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đăng trên trang web của mình bản tóm tắt luận văn sát nhập lịch sử nước Balhae (Bột Hải) cổ đại của Hàn Quốc vào lịch sử Trung Quốc
- Tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu lớn nhất của Hàn Quốc
- Tháng 5 năm 2008, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak sang thăm Trung Quốc, hội đàm với Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, hai bên nhất trí phát triển mối quan hệ của hai nước lên thành “ Mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện”
- Tháng 8 năm 2008, Tổng thống Lee Myung –bak tham dự Olimpic Bắc Kinh và hội đàm với Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, đại diện cho Chính phủ hai nước nhất trí thúc đẩy toàn diện “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược” và tổ chức đối thoại chiến lược cấp cao Hàn Trung định kỳ
- Tháng 9 năm 2008, cảnh sát biển ở Mokpo thuộc tỉnh Jeollanam –do, Hàn Quốc
bị rơi xuống biển thiệt mạng khi đụng độ với ngư dân Trung Quốc
Trang 9- Tháng 6 năm 2010, Hàn Quốc nới lỏng quy định cấp thị thực cho công dân Trung Quốc
- Tháng 10 năm 2010: Công dân Trung Quốc cư trú tại Hàn Quốc vượt mốc 600 nghìn người
- Tính đến cuối năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc đạt trên 100 triệu đô la Mỹ
- Mối quan hệ Trung -Hàn bắt đầu cho thấy dấu hiệu của sự căng thẳng trong năm
2010 Hàn Quốc đã bị xúc phạm khi Trung Quốc đứng về phía Triều Tiên sau khi miền Bắc đã đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hải quân (Hàn Quốc) trong năm
2010 Kể từ khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố tại Diễn đàn Khu vực ASEAN 2010 rằng, Washington sẽ can thiệp tích cực trong các tranh chấp ở Biển Đông, ngoại giao của Mỹ đã tập trung chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương Trong bối cảnh Mỹ di chuyển để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Bắc Á, Washington đã kêu gọi Seoul và Tokyo đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực và điều đó đã làm cho Bắc Kinh cảnh giác hơn
- Tháng 12 năm 2011: cảnh sát bảo vệ vùng biển Incheon Hàn Quốc bắn chết ngư dân Trung Quốc
- Vào tháng 5 năm 2012, chinh phủ hai nước Hàn – Trung đã bắt đầu vòng đàm phán chính thức giữa hai chính phủ về Hiệp định tự do thương mại ( tên tiếng Anh viết tắt là FTA) và cho đến tháng 10/ 2012, cả hai bên đã tiến hành 4 vòng đàm phán
- Tháng 7 năm 2012: Trung Quốc bắt giam và tra tấn nhà hoạt động nhân quyền Bắc Hàn của Hàn Quốc vì cho đây là tội danh làm nguy hại đến an ninh quốc gia
- Tháng 8 năm 2012: Bộ ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phủ nhận sự cáo buộc cho rằng Kim Young-hwan đã bị tra tấn bằng điện và Trung Quốc đã đối xử nhân đạo, văn minh với ông Kim
- Ngày 24 tháng 8 năm 2012, Hàn Quốc và Trung Quốc đã long trọng kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Trang 10III Quan hệ ngoại giao Trung – Hàn qua từng giai
đoạn:
1 GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1945
Cho đến cuối thế kỷ 19, Hàn Quốc mới chính thức mở của thông với thế giới bên ngoài Hàng thế kỷ nay, Hàn Quốc vẫn giữ mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc và chịu ảnh hưởng rất lớn cả về văn hoá và chính trị của Trung Quốc trong khi vẫn duy trì nền độc lập với những bản sắc riêng
Từ khi được thành lập 15/8/1948 với cái tên Đại Hàn Dân Quốc, chính phủ nước này đã cam kết đi theo các quan niệm dân chủ và theo đuổi một nền kinh tế thị trường tự do kiểu Phương Tây Nhưng đối với lĩnh vực đối ngoại, các quan hệ quốc
tế của chính phủ Hàn Quốc đã trải qua nhưng thay đổi rất lớn kể từ khi nước này
ra đời
2 GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1945 ĐẾN 1961
Năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền Liên bang Xô viết chiếm đóng miền bắc cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về nam Vĩ tuyến này
đã trở thành đường chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền nam và bắc Triều Tiên
Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc và Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên
Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam cuối cùng dẫn tới chiến tranh Triều Tiên Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn Đại Hàn Dân Quốc, còn đứng đằng sau Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là Liên Xô và Trung Quốc
Trong suốt Chiến tranh Lạnh, không có quan hệ chính thức giữa Trung Quốc Hàn Quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc duy trì quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa của Trung Quốc đối với Đài Loan Tuy nhiên, do nhu cầu kinh tế thứ và gần gũi về địa lý, Hàn Quốc
và Trung Quốc bắt đầu hoạt động thương mại