1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kiến tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh tường huyện vĩnh tưỡng tỉnh vĩnh phúc

35 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 332 KB

Nội dung

Báo cáo kiến tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh tường huyện vĩnh tưỡng tỉnh vĩnh phúc

Trang 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA AGRIBANK

Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Tên gọi tắt: Agribank

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục

vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển màng lưới dịch vụ ngânhàng tiên tiến Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệthống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng cácsản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọiđối tượng khách hàng trong và ngoài nước Hiện nay Agribank đang có 10 triệukhách hàng là hộ sản xuất, 30.000 khách hàng là doanh nghiệp

Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhấtViệt Nam với 1.034 ngân hàng đại lý tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đếntháng 12/2009)

Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu ÁThái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệpQuốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chứcnhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACAnăm 1996 và năm 2004, Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA năm 2001,Hội nghị APRACA về thuỷ sản năm 2002

Agribank là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khaicác dự án nước ngoài Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫnđược các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triểnchâu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu

Trang 2

(EIB)… tin tưởng giao phó triển khai 136 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạttrên 4,2 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD Song song đó, Agribank khôngngừng tiếp cận, thu hút các dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tưchâu Âu (EIB) giai đoạn II; Dự án tài chính nông thôn III do WB tài trợ; Dự ánBiogas do ADB tài trợ; Dự án JIBIC của Nhật Bản; Dự án phát triển cao su tiểuđiền do AFD tài trợ.

Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội củamột doanh nghiệp lớn với sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước Chỉ riêng năm

2009, Agribank đã đóng góp xây dựng hàng chục trường học, hàng trăm ngôinhà tình nghĩa, chữa bệnh và tặng hàng vạn suất quà cho đồng bào nghèo, đồngbào bị thiên tai với số tiền hàng trăm tỷ đồng Thực hiện Nghị quyết30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh vàbền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh, Agribank đã triển khai hỗ trợ

160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộc tỉnh Điện Biên.Cũng trong năm 2009, Agribank vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnhtới thăm và làm việc vào đúng dịp kỷ niệm 21 năm ngày thành lập (26/3/1988 -26/3/2009)

Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, Agribank đã, đangkhông ngừng nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp

to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đấtnước

II TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH CỦA AGRIBANK VIỆT NAM

Agribank phát triển bền vững vì sự thịnh vượng của cộng đồng

Agribank từ khi thành lập (26/3/1988) đến nay luôn khẳng định vai trò là Ngânhàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đấtnước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnhquan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thicác chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàngNhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam vềvốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng Đến31/12/2009, Agribank có tổng tài sản 470.000 tỷ đồng; vốn tự có 22.176 tỷ đồng;tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng; tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng; đội ngũ cán bộnhân viên 35.135 người; 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch; quan hệ đại lý với1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ; được trên 13 triệu khách hàngtin tưởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếpnhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thếgiới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp(AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hộiTín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) Trongnhững năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngânhàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng

Trang 3

phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổchức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toànthị trường tài chính - ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mụctiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đoàn tài chính - ngân hàng mạnh,hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu

Năm 2010 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tụcgiữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tưvốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ởnông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông” Tập trung toàn

hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoàinước Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”,trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanhnghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư chosản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng

dư nợ Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch

vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo kháchhàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trungđổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa Năm

2010, Agribank phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là: so vớinăm 2009, nguồn vốn tăng từ 22%-25%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thônđạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 20%; lợinhuận tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế

Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng

bộ các giải pháp Trước tiên, tiếp tục thực hiện nghiêm túc, kịp thời chủ trươngcủa Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ Đẩy mạnhhuy động vốn từ nhiều nguồn Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổchức, doanh nghiệp lớn Tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để

bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ “tam nông” Thựchiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợxấu để quay vòng vốn đáp ứng vốn cho ‘tam nông” và các chương trình trọngđiểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉđạo của Ngân hàng Nhà nước Tổ chức đánh giá triển khai thực hiện chiến lược

10 năm (2001-2010), xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015, tầmnhìn đến 2020; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank Phát triểnmạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống IPCAS II đểphát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhucầu của khách hàng, nâng cao thế cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển cácsản phẩm thanh toán như thanh toán biên giới, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại

tệ, đầu tư giấy tờ có giá Không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo

mô hình quản lý mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân hàng hiện đại Đặcbiệt, chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất

Trang 4

lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới, đưa thươnghiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước vàvươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, với phương châm vì sự thịnhvượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng

III ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA AGRIBANK VIỆT NAM

Mạng lưới hoạt động Agribank: 2300 chi nhánh / phòng giao dịch trải dài

Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắptrên toàn quốc với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến.Với vai trò trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo chủ lực trên thị trườngtài chính nông nghiệp, nông thôn, Agribank chú trọng mở rộng mạng lưới hoạtđộng rộng khắp xuống các huyện, xã nhằm tạo điều kiện cho khách hàng ở mọivùng, miền đất nước dễ dàng và an toàn được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.Hiện nay, Agribank có số lượng khách hàng đông đảo với trên 10 triệu hộ nôngdân và 30 nghìn doanh nghiệp Mạng lưới hoạt động rộng khắp góp phần tạo nênthế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai

Nhằm đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng trong vàngoài nước, Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trongkhu vực và quốc tế Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.034ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ Đặc biệt, mới đây Agribank đã tiếnhành ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng ACLEDA(Campuchia), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng TrungQuốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Côngthương Trung Quốc (ICBC) triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lạinhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia

Là ngân hàng thương mại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngoài2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, Agribank hiện có 8 công ty trực thuộc, đólà:

Công ty Cho thuê Tài chính 1 - NHNo&PTNT VN (ALC1)

Công ty Cho thuê Tài chính 2 - NHNo&PTNT VN (ALC2)

Tổng Công ty Vàng Agribank Việt Nam - CTCP (AJC)

Công ty Vàng bạc Đá quý NHNo&PTNT TP.HCM (VJC)

Công ty In, Thương mại và Dịch vụ NHNo&PTNT VN

Công ty Cổ phần Chứng khoán NHNo&PTNT Việt Nam (Agriseco)

Công ty Du lịch Thương mại NHNo&PTNT VN (AGRIBANK TOURS)

Công ty Cổ phần Bảo hiểm NHNo&PTNT VN (ABIC)

Tính đến tháng 4/2010, Agribank đã thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với

hơn 1046 ngân hàng và các tổ chức tài chính tại 96 quốc gia và vùng lãnh thổ

Trang 5

IV BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA AGRIBANK

Sơ đồ tổng quát

Trang 6

V MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA AGRIBANK VIỆT NAM TRONG NĂM 2009

Mặc dù kinh tế trong nước và thế giới gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lựccủa toàn hệ thống, hoạt động năm 2009 của Agribank Việt Nam vẫn đạt được kếtquả khả quan

1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung

Đến 31/12/2009 tổng nguồn vốn đạt 434.331 tỷ đồng, tăng 19,7% so với đầunăm Agribank làm tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế Tổng dư nợ chovay và đầu tư vốn đạt 394,828 tỷ đồng, tăng 60,064 tỷ đồng ( tăng 17,9%) so vớiđầu năm, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 354,112 tỷ đồng, tăng 59,415 tỷđồng ( tăng 20,2%) so với đầu năm Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thônchiếm 68,3% tổng dư nợ, riêng cho vay hộ nông dân chiếm 51% Trên 80% hộnông dân trong cả nước được sử dụng vốn và dịch vụ của ngân hàng, Agribanktiếp tục duy trì tốt chất lượng tín dụng và kiểm soát nợ xấu ở mức 2,6% ( tỷ lệ nợxấu năm 2007 là 2,5%, năm 2008 là 2.68%)

2 Bước tiến về công nghệ thông tin ngân hàng

Kế thừa nền tảng hệ thống Core Banking IPCASS đã hoàn thành triển khai tới tất

cả các chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc từ năm 2008, tháng 5/2009Agribank hoàn thành chuyển đổi hệ thống IPCASS sang phiên bản mới, bổ sung

2 module mới: Thông tin quản lý ( MIS) và Quản trị nội bộ ( GA) Đưa vào hoạtđộng đầy đủ các hạng mục hai trung tâm dữ liệu tiên tiến, đồng thời tối ưu hóa

hệ thống mạng WAN tại tất cả các trung tâm vùng, triển khai các dự án về anninh thông tin để đảm bảo tính sẵn sàng của của các hệ thống công nghệ đảmbảo an toàn tài sản của ngân hàng, khách hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ ngânhàng hiện đại

3 Kết quả các nghiệp vụ kinh doanh chính

Agribank luôn đảm bảo cơ cấu nguồn vốn đa dạng, hợp lý và có tính ổn địnhcao

Hình 1: Cơ cấu nguồn vốn năm 2009

Tiền gửi không kỳ hạn

Kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng

Kỳ hạn từ 12 – 24 tháng

Kỳ hạn lớn hơn 24 tháng

Trang 7

tăng 5.638 tỷ đồng ( tăng 25,5%) so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 7,8% tổng dưnợ.

Năm 2009, Agribank hoàn thành Đề án “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Việt Nam mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp,nông dân, nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, với mục tiêugiữ vững tỷ trọng cho vay lĩnh vực này chiếm 70% tổng dư nợ vào năm 2020,trong đó tỷ trọng dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân chiếm khoảng 55% tổng dưnợ; nâng mức dư nợ bình quân/hộ đạt 20-25 triệu đồng vào năm 2010 và 50 triệuđồng/hộ vào năm 2020

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vveef hỗ trợ lãi suất, nhằmgóp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xãhội, tính đến 31/12/2009, Agribank đã hỗ trợ lãi suất cho 1.337.651 khách hàngvới 194.293 tỷ đồng chiếm gần 30% tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của toàn

hệ thống ngân hàng Việt Nam Riêng kh vực nông nghiệp, nông thôn, dư nợ chovay hỗ trợ lãi suất của Agribank chiếm 56,8% tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất

3.3 Thanh toán trong nước

Agribank thực hiện thanh toán trực tuyến, mọi giao dịch được quản lý, xử ls tậptrung Với mặng lưới rộng lớn hơn 2300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toànquốc, Agribank tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàng tiếp cận tới cácđiểm giao dịch nhằm thực hiện lệnh thanh toán nhanh chóng và tiết kiệm nhất.Lưu lượng thanh toán qua Agribank ngày càng tăng Năm 2009, Agribank thựchiện bình quân mỗi ngày thanh toán trong hệ thống 28000 lệnh, thanh toán ngoái

hệ thống 26000 lệnh đi đến

Agribank đã và đang phát triển các dịch vụ thanh toán: Chuyển tiền; Thu Ngânsách nhà nước; Internet Banking; SMS Banking; VnTopup; Kết nối thanh toán

Trang 8

với khách hàng và quản lý luồng tiền; Thanh toán hóa đơn; Bản vẽ máy bay choVietnam Airlines qua mạng Web portal; Gửi rút tiền nhiều nơi; Quản lý vốn;Nhờ thu, nhờ trả qua ngân hàng; Đầu tư tự động

3.4 Thanh toán quốc tế

Tỏng thanh toán quốc tế qua Agribank năm 2009 đạt 9.700 triệu USD, chiếm thịphần 7,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước; trong đó doanh số thanhtoán hàng xuất khẩu đạt 4.926 triệu USD, tăng 10,3% so với năm 2008, chiếm8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; doanh số thanh toán hàng nhập khẩuđạt 4.774 triệu

USD, giảm 32,7% so với năm trước, chiếm 6,9% tổng kim ngạch nhập khẩu cảnước Mặc dù doanh số thanh toán xuất nhập khẩu giảm do ảnh hưởng giảm từthương mại thế giới, nhưng Agribank vẫn giữ được thị phần tương đương năm2008

Trong năm 2009, Agribank triển khai Đề án “ Phát triển sản phẩm dịch vụ Thanhtoán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ” Hoạt động thanh toán quốc tế đảm bảonhanh, chính xác, an toàn; được các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước tintưởng chọn lựa, đánh giá cao, với các chứng nhận “Ngân hàng thực hiện xuấtsắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế” của Citibank; “Chất lượng thanh toán quốc tế”của Standard Chartered Bank; giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế” củaHSBC; giải thưởng “Chất lượng thanh toán quốc tế” của BNY Mellon; giảithưởng “Hợp tác sáng tạo về sản phẩm” từ J.P Morgan Chase

3.5 Kinh doanh vốn và ngoại tệ

Agribank tích cực triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, đảm bảo kinhdoanh vốn và ngoại tệ an toàn, hiệu quả Cùng với đa dạng danh mục đầu tư giấy

tờ có giá, Agribank thực hiện nghiệp vụ Repo giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhànước Việt Nam thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) Tiếp tục là mộttrong những ngân hàng đi đầu trong kinh doanh trên thị trường tiền tệ liên ngânhàng, năm 2009 doanh số tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng của Agribankđạt 314.680 tỷ VND và 19.370 triệu USD

Tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt 11.844 triệu USD, tăng 15% so với năm

2008 Agribank ưu tiên đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng nhập khẩunguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, với mức ngoại tệ bán cho khách hàng tăng30% so với năm trước Toàn hệ thống chấp hành tốt quy định mua bán ngoại tệcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.6 Thanh toán biên mậu

Thanh toán biên mậu là một trong những thế mạnh của Agribank Phát huy lợithế mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch ở khắp các tỉnh biên giới tiếp giápTrung Quốc, Lào, Campuchia, Agribank là ngân hàng đầu tiên thực hiện thanhtoán biên mậu phục vụ khách hàng trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩuqua biên giới bằng đồng bản tệ với các nước láng giềng qua Internet Banking và

hệ thống thanh toán liên ngân hàng SWIFT Năm 2009, Agribank tổ chức thànhcông Hội nghị tổng kết 5 năm (2005- 2009) chuyên đề Thanh toán biên mậu;triển khai hoạt động này với Ngân hàng Phongsavanh (Lào), Ngân hàng

Trang 9

ACLEDA (Campuchia) và ký thoả thuận Thanh toán biên mậu qua InternetBanking giữa Agribank chi nhánh Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng với 04 Ngânhàng lớn nhất Trung Quốc, gồm: Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC),Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (CCB), Ngânhàng Công thương Trung Quốc (ICBC) Thanh toán biên mậu qua InternetBanking đảm bảo an toàn cao, nhanh, chính xác, chi phí cạnh tranh Doanh sốthanh toán biên mậu của Agribank trong 2009 đạt trên 14.000 tỷ đồng Với thịphần hiện tại trên 50% đối với thị trường Trung Quốc, gần 100% đối với thịtrường Lào, Campuchia, Agribank tiếp tục khẳng định là đối tác tin cậy của

khách hàng

3.7 Quản lý dự án ủy thác đầu tư

Agribank tiếp tục được các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng thế giới(WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD),Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế(IFAD) đánh giá là ngân hàng thực hiện tốt và có hiệu quả các dự án ủy thácđầu tư Tính đến 31/12/2009, Agribank đã tiếp nhận và triển khai 138 dự án vớitổng số vốn trên 5,4 tỷ USD, trong đó số vốn qua Agribank đạt hơn 4,4 tỷ USD,

số giải ngân 2,3 tỷ USD

Trong năm, Agribank tiến hành đàm phán, thu hút các dự án mới: Hợp đồng Tíndụng môi trường giai đoạn II (EIB); Dự án tài chính nông thôn III (WB); Dự ánNâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trìnhkhí sinh học (QSEAP) do ADB tài trợ; Dự án tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừagiai đoạn 3 của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Dự án phát triển cao

su tiểu điền (AFD); Dự án Hỗ trợ người nghèo vay vốn tại Đắc Nông thông qua

tổ nhóm (IFAD) Bên cạnh đó, Agribank tích cực thu hút các dự án ngân hàngphục vụ Tính đến 31/12/2009, Agribank đã tiếp nhận 85 dự án ngân hàng phục

vụ với tổng số luỹ kế đạt 3,821 tỷ USD; đăng ký tiếp cận 37 dự án với tổng sốvốn 3,5 tỷ USD

Riêng 2009, Agribank tiếp nhận và giải ngân 09 dự án với tổng trị giá 336 triệuUSD, nâng tổng số dự án lên 28 với trị giá 2,5 tỷ USD

3.8 Nghiệp vụ thẻ

Đến cuối 2009, Agribank phát hành trên 4,2 triệu thẻ các loại, là ngân hàng có sốlượng thẻ phát hành lớn thứ hai tại Việt Nam và là ngân hàng có tốc độ pháthành thẻ

nhanh nhất Với 1.702 ATM hiện có, chiếm 20% thị phần, Agribank trở thànhngân hàng dẫn đầu về số lượng ATM Hệ thống ATM của Agribank chấp nhậnthanh toán thẻ của 18 ngân hàng thành viên Banknetvn, Smartlink; Thẻ quốc tếVisa, MasterCard; là ngân hàng duy nhất chấp nhận thanh toán thẻ CUP quaBanknetvn tại 100% ATM

Đến nay, Agribank đã cung cấp 11 sản phẩm Thẻ các loại, trong đó có 08 sảnphẩm thẻ quốc tế, 03 sản phẩm thẻ nội địa Riêng năm 2009, Agribank đã pháttriển thêm 06 sản phẩm, trong đó có 04 sản phẩm thẻ quốc tế, 02 sản phẩm thẻnội địa (Thẻ lập nghiệp và Thẻ liên kết sinh viên) Các dòng sản phẩm thẻ quốc

Trang 10

tế của Agribank giúp khách hàng thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại hơn 36.620điểm chấp nhận thẻ POS/EDC trong nước, hơn 25 triệu POS/EDC trên phạm vitoàn cầu; rút, ứng tiền mặt và các dịch vụ khác tại 9.723 ATM trong nước và trên1,6 triệu ATM khắp toàn cầu Doanh số giao dịch qua Thẻ đạt 78.497 tỷ đồng,với 59.138.142 món được giao dịch Trong quá trình phát triển thẻ, Agribankluôn chú trọng đảm bảo an ninh và bảo mật thông tin, là ngân hàng đầu tiên tạiViệt Nam hoàn thành lắp đặt hệ thống phòng chống sao chép thông tin chủ thẻtại 100% ATM.

Năm 2010, Agribank đặt mục tiêu tăng số lượng thẻ lên 6 triệu, vươn lên vị trídẫn đầu thị trường Việt Nam về số lượng thẻ phát hành, góp phần thực hiệnthành công chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ

4 Một số kết quả quan trọng năm 2009

Quan hệ đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ

4.3 Các chỉ tiêu hoạt động từ năm 2007 đến năm 2009

Hình 4: Các chỉ tiêu hoạt động tài chính

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Trang 11

3 Doanh số thanh toán quốc tế 116.258 186.180 179.450

4 Doanh số kinh doanh ngoại tệ 69.310 194.867 221.574

VI CÁC HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA AGRIBANK VIỆT NAM TRONG NĂM 2010

1 Ban hành và triển khai Điều lệ mới về tổ chức và hoạt động

Thực thi Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thươngmại, ngày 30/9/2010, Hội đồng Quản trị Agribank Việt Nam ra Quyết định số1269/QĐ-HĐQT ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Agribank ViệtNam, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chuẩn y tại Quyết định số 2339/QĐ-NHNN, ngày 05/10/2010, thay thế Điều lệ tổ chức và hoạt động của AgribankViệt Nam được ban hành theo Quyết định số 117/QĐ/HĐQT-TCCB, ngày03/6/2002

2 Vốn Điều lệ tăng thêm trên 10.000 tỷ đồng

Nhằm tăng cường năng lực tài chính phục vụ tốt hơn nhiệm vụ đầu tư cho nôngnghiệp, nông thôn, tháng 03/2010, Agribank được Chính phủ cấp bổ sung10.202,11 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ Agribank lên 20.810 tỷ đồng, tiếp tục

là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam

3 Triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Tháng 7/2010, Agribank tổ chức triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP trên cơ

sở tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về Chính sách tíndụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Với việc tiên phong triển khaiNghị định số 41/2010/NĐ-CP, Agribank tiếp tục khẳng định vai trò chủ lựctrong đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn với tỷ trọng cho vay khu vực này luônchiếm 70% tổng dư nợ toàn hệ thống

4 Trở thành Ngân hàng số 1 Việt Nam về phát hành Thẻ

Agribank chính thức vươn lên là Ngân hàng số 1 Việt Nam về số lượng thẻ pháthành với trên 6 triệu thẻ Trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, năm 2010đánh dấu sự bứt phá trong phát triển các sản phẩm dịch vụ tiên tiến mà trước đâykhông phải thế mạnh của Agribank, đặc biệt là các sản phẩm thanh toán trongnước như: Thu Ngân sách Nhà nước; Chuyển tiền; Gửi, rút tiền nhiều nơi v.v…

5 Khai trương Chi nhánh tại Campuchia

Ngày 28/6/2010, tại thủ đô Phnômpênh, Vương quốc Campuchia, Agribankchính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài, đánh dấu việcAgribank mở rộng mạng lưới vươn ra khu vực và thế giới

6 Triển khai Dự án xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu

Agribank chính thức triển khai Dự án xây dựng chiến lược phát triển thươnghiệu giai đoạn 2009- 2010 và 05 năm tiếp theo nhằm chuẩn hóa, đồng bộ hệ

Trang 12

thống nhận diện mới, nâng cao hình ảnh, thương hiệu xứng tầm với định hướngmột Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam hoạt động trên ba trụ cột Ngânhàng- Chứng khoán- Bảo hiểm

7 Thành lập Trường Đào tạo cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam

Trường Đào tạo cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam (tiền thân là Trung tâm Đàotạo) chính thức được công bố thành lập vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo ViệtNam 20/11/2010, tạo bước chuyển mới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lựcmạnh cả về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong

8 Khẳng định vai trò một doanh nghiệp lớn trong các hoạt động an sinh xã hội

Triển khai gói hỗ trợ 160 tỷ đồng cho hai huyện Mường Ảng và Tủa Chùa thuộctỉnh Điện Biên nhằm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; ủng

hộ 330 sổ tiết kiệm với tổng số tiền gần 01 tỷ đồng tặng các cựu nữ thanh niênxung phong có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 22 tỉnh, thành phố; ủng hộ 1 tỷ

50 triệu đồng cho các em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn; hỗtrợ 3,2 tỷ đồng và bổ sung nguồn vốn 5.000 tỷ đồng giúp người dân miền Trungkhắc phục thiệt hại sau đợt lũ lịch sử trung tuần tháng 10/2010 v.v

9 Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2010- 2015)

Năm 2010 cũng là năm diễn ra các sự kiện quan trọng trong hoạt động Đảng,Đoàn thể: Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2010-2015); Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ III; Hội thao toàn ngành lần thứ VI,tạo không khí cùng cả nước quyết tâm thực hiện thành công Kế hoạch phát triểnkinh tế- xã hội 05 năm 2011- 2015

VII NHẬN XÉT

Là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, ngay từ những đầu năm 2009,Agribank đã nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình đối với cộng đồng vàtoàn xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu có các chủ trươngchính sách của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nỗ lựcngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng hợp lý, ổn định kinh tế vĩ mô vàđảm bảo an sinh xã hội Agribank hai lần giảm lãi suất cho vay đồng loạt đôi vớikhách hàng lên tới 4.300 tỷ đồng, kịp thời hỗ trợ lãi suất cho 1.337.651 kháchhàng với 194.293 tỷ đồng

Với vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, Agribank tiếptục ưu tiên đầu tư cho “Tam nông” Đến cuối năm, dư nợ cho vay nông nghiệp,nông thôn chiếm 68,3% tổng dư nợ trên toàn hệ thống, trong đó riêng cho vay hộnông dân chiếm 51% Trên 80% hộ nông dân tại tất cả các vùng, miền trong cảnước được tiếp cận vốn và các dịch vụ của Agribank Chính điều này đã gópphần đưa kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra hàng chụctriệu việc làm, thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập, chuyển đổi mạnh mẽkhu vực nông nghiệp sang kinh tế sản xuất hàng hóa

Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, Agribank vẫn được các tổ chức tàichính quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á

Trang 13

(ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… tínnhiệm, ủy thác triển khai 138 dự án với tổng số vốn tiếp nhận đạt trên 4,4 tỷ USD, số giải ngân hơn 2,3 tỷ USD Agribank không ngừng tiếp cận, thu hút các

dự án mới: Hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) giai đoạn II;

Dự án tài chính nông thôn III do WB tài trợ; Dự án Nâng cao chất lượng, an toànsản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP) do ADBtài trợ; Dự án tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 3 của Cơ quan hợp

tác quốc tế Nhật Bản (JICA); Dự án phát triển cao su tiểu điền do AFD tài trợ.Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp và Nông thôn châu ÁThái Bình Dương (APRACA), là thành viên Hiệp hội Tín dụng quốc tế (CICA),Hiệp hội Ngân hàng châu Á (ABA) và đang có quan hệ đại lý với 1.034 ngânhàng nước ngoài tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ

Năm 2010, Agribank đã giữ vững và khẳng định vị thế chủ đạo và chủ lực trongvai trò cung cấp tín dụng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nôngthôn phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng, Nhà nước; Mở rộng hoạt độngmột cách vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính; Không ngừng cải tiến, ápdụng công nghệ thông tin hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi,thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; Nâng caokhả năng sinh lời; Phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh

và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần đưathương hiệu và văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh trong nước và vươn xahơn trên thị trường thế giới Và đến năm 2011 Agribank sẽ tiếp tục vươn xa hơnnữa trên thị trường trong nước và quốc tế

PHẦN II TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH VĨNH TƯỜNG - HUYỆN VĨNH TƯỜNG - TỈNH VĨNH PHÚC

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN AGRIBANK CHI NHÁNH VĨNH TƯỜNG

1 Lịch sử hình thành Agribank chi nhánh Vĩnh Tường

Tên đầy đủ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Vĩnh Tường

Địa chỉ: phố Hồ Xuân Hương, khu II thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Điện thoại: 02113

Chi nhánh ngân hàng NN & PTNT huyện Vĩnh Tường là một ngân hàng thươngmại trực thuộc hệ thống ngân hàng NN & PTNT Việt Nam Chi nhánh ngânhàng NN & PTNT huyện Vĩnh Tường được thành lập theo quyết đinh số280/QĐ- NH5 ngày 15/10/1996 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 310073 ngày 10/4/1998 do Sở kế hoạch

và đầu tư tỉnh Vĩnh phúc cấp với ngành nghề kinh doanh là tín dụng – tiền tệ thanh toán, cụ thể:

Trang 14

- Nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và dân cư Phát hành cácloại trái phiếu, kỳ phiếu bằng tiền Việt Nam.

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho tất cả cácthành phần kinh tế trên địa bàn huyện

- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán khác nhau: Nghiệp vụ chuyển tiền thanhtoán

2 Sự phát triển của Agribank chi nhánh Vĩnh Tường

Trong nhiều năm qua và hiện nay huyện Vĩnh Tường là một trong những vùngtrọng điểm sản xuất lương thực và rau màu, thực phẩm của tỉnh Vĩnh Phúc, cólợi thế và tiềm năng nông nghiệp đa dạng cho phép áp dụng công nghệ sản xuấthiện đại trong các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi Theo Nghị quyết của đảng bộhuyện về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay huyện Vĩnh Tường đang

nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng, tíchcực do vậy nhu cầu về vốn để phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn

và nông dân là rất lớn có thể cần tăng trưởng hàng nghìn tỷ đồng vốn mỗi năm.Agribank chi nhánh Vĩnh Tường hoạt động trong cơ chế thị trường, có quyền tựchủ trong kinh doanh, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, kinh doanh có lãi,

ổn định và phát triển Mạng lưới và cơ cấu tổ chức của chi nhánh Agribankhuyện Vĩnh Tường đã được cải tiến cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, pháthuy và khai thác triệt để lợi thế của mình trong mọi hoạt động huy động vốncũng như sử dụng vốn tại một số huyện trọng điểm có thể khai thác tối đa nguồnvốn huy động đều được bố trí tại 2 phòng giao dich trực thuộc là phòng giao dịch

Bồ Sao và phòng giao dịch Chân Hưng

Sau hơn 10 năm hoạt động Agribank chi nhánh Vĩnh Tường cùng với các banngành chức năng và các tổ chức xã hội nòng cốt như hội nông dân, hội phụ nữ Agribank huyện đã bám sát sự chỉ đạo, định hướng của Agribank tỉnh để tạo ranhững chuyển biến quan trọng trong quá trình thực hiện một số chính sách tíndụng ngân hàng của chính phủ trên địa bàn nông thôn huyện Vĩnh Tường, luôngiữ vai trò chủ đạo, chủ lực trong công tác huy động vốn, cho vay và phát triểnkinh tế nông nghiệp, cung ứng kịp thời về vốn, tín dụng cho nông dân để phục

vụ sản xuất cây lương thực và rau màu cao cấp, phát triển và mở rộng quy môchăn nuôi gia súc, gia cầm, cá, chăn nuôi thủy cầm lấy thịt, trứng, sữa theo quy

mô sản xuất hàng hóa, đồng thời củng cố phát triển các ngành nghề truyền thốngnhư: Mộc, rèn, vận tải thủy và kinh doanh dịch vụ chế biến và xuất khẩu các mặthàng nông sản…

Công tác đầu tư tín dụng của Agribank chi nhánh Vĩnh Tường đối với nôngnghiệp – nông thôn – nông dân trong hơn 10 năm qua đã bám sát và thực hiệnđúng chính sách, đúng định hướng và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và

cơ bản đã đáp ứng kịp thời và khá đầy đủ nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ pháttriển sản xuất, tăng trưởng kinh tế của đại đa số hộ sản xuất nông nghiệp, kinh tế

hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông nghiệp – nông thôn –nông dân

Trang 15

Các chỉ tiêu số liệu đạt được về huy động vốn, cơ cấu và kết quả đầu tư từ năm

1999 đến năm 2009 là như sau:

- Tổng nguồn vốn kinh doan thời điểm 1/12/1999 = 63 tỉ đồng (nội tệ) trong đó :Ngồn vốn huy động tại địa phương = 32 tỉ đồng

- Tại thời điểm 31/12/2009 = 355 tỉ đồng tương đương 56,3% so với năm 1999,trong đó: nguồn vốn hy động tại địa phương = 182 tỉ đồng, tăng trưởng 56,8%sovới 1999

- Tổng dư nợ cho vay trực tiếp : 31/12/2009 = 60 tỉ đồng Trong đó:

+ Cho vay HSX – CN = 48 tỉ đồng + Cho vay hộ nghèo = 10 tỉ đồng + Cho vay doanh nghiệp = 2 tỉ đồng

- Tại thời điểm 31/12/2009 tổng dư nợ = 329 tỉ đồng ( 31/12/2008 nâng cấp vàtách chi nhánh Thổ Tang, dư nợ 31/12/2009 cuả chi nhánh Thổ tang = 202 tỉ).Tăng trưởng 48,5% so với 1999 Trong đó:

+ Cho vay HSX – CN = 25 tỉ đồng, tăng trưởng 61,4% + Cho vay doanh nghiệp = 34 tỉ đồng, tăng trương 17% + Tỉ lệ nợ xấu 1998 = 2,26%/ tổng dư nợ , 2009 =3,7%/tổng dư nợ

- Tổng doanh số cho vay 1999 – 2009 = 2328 tỉ đồng

- Tổng doanh số thu nợ 1999 – 2009 = 2185 tỉ đồng

- Tỉ trọng vốn cho vay nông nghiệp – nông thôn – nông dân chiếm 89,6 % tổng

dư nợ Cơ cấu, tốc độ đầu tư tín dụng đạt mức tăng trưởng phù hợp, tỉ lệ nợ xấuluôn được khống chế ở mức cho phép đã chứng tỏ sự năng động đúng đắn, nắmvững chính sách chỉ đạo của chính phủ, NHNo Việt Nam, đáp ứng đầy đủ nhucầu vốn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện củaNHNo Vĩnh Tường

II SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHÒNG BAN TRONG CHI NHÁNH

1 Sơ đồ tổ chức chi nhánh Agribank Vĩnh Tường

Trang 16

Agribank chi nhánh Vĩnh Tường có 4 phòng ban và 2 phòng giao dịch trực

thuộc, bao gồm: ban Giám đốc, phòng Kế toán & Ngân quỹ, phòng Hành chính

& Nhân sự, phòng Kế hoạch & Kinh doanh, phòng giao dịch Chấn Hưng, phòng

giao dịch Bồ Sao

Các bộ phận chức năng được chuyên môn hóa theo nghiệp vụ ngân hàng và có

quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành mắt xích cùng đóng góp vào

công cuộc đổi mới của Agribank chi nhánh Vĩnh Tường nói riêng và toàn ngành

ngân hàng nói chung Đội ngũ cán bộ nhân viên chức của chi nhánh gồm 40

người trong đó số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 61%, số nhân viên

còn lại đang đươc đào tạo để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một

cao của ngành ngân hàng

2 Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong Agribank chi nhánh Vĩnh

Tường.

Họ và tên Vị trí Nhiệm vụ/ chức năng

Đỗ Văn Nhâm Giám đốc Phụ trách chung;

- Quản lý và điều hành toàn diện mọi hoạt động

- Hỗ trợ các phó giám đốc, cán bộ quản lý, phòng đơn

vị của chi nhánh giải quyết các công việc cụ thể phátsinh thuộc lĩnh vực phụ trách khi phó Giám đốc, cán

bộ quản lý các phòng đi công tác vắng mặt mà không

có người phụ trách giải quyết

Giám đốc chi nhánh

PGD1:

Bồ Sao

Phòng kế toán – ngân quỹ

PGD2:

Chấn Hưng

Phòng hành chính – nhân sự

Phòng kế hoạch - kinh doanh

Trang 17

hành hoạt động của chi nhánh khi Giám đốc vắng mặt

và các công việc khác theo phân công, ủy quyền cụ thểcủa Giám đốc chi nhánh

Hà Văn Học Trưởng

phòng kếhoạch &

kinh doanh

- Đảm bảo các khách hàng (doanh nghiệp và cá nhân)được tư vấn và phục vụ chu đáo về các sản phẩm dịchvụ;

- Đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, hoạt động kinhdoanh hiệu quả và đạt được mục tiêu kế hoạch kinh

- Tham mưu cho Ban lãnh đạo của Chi nhánh về kếhoạch kinh doanh của Chi nhánh trong từng thời kỳ,trong đó nêu rõ phân khúc khách hàng mục tiêu, cáchthức tiếp cận các đối tượng khách hàng đó và kế hoạch

- Tham gia UBTD với vai trò là thành viên có ý kiếntham mưu đối với các khoản cấp tín dụng;

- Các công việc khác do Ban lãnh đạo Chi nhánh phâncông

NQ theo chức năng nhiệm vụ

- - Quản lý nhân sự, phân công công việc và đánh giáhiệu quả công việc đối với nhân viên trực thuộc theoquy định của Ngân hàng

- - Xây dựng kế hoạch, quản lý và điều hành các hoạtđộng tài chính kế toán, ngan quỹ tại Chi nhánh

- - Tổ chức và kiểm soát việc thực hiện công tác kếtoán, giao dịch, ngân quỹ, và các công tác hỗ trợ tíndụng của Chi nhánh; đảm bảo tuân thủ theo đúng qui

Ngày đăng: 08/04/2016, 18:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w