Nhận xét về các nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh tường huyện vĩnh tưỡng tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 33)

Trong các hoạt động diễn ra hàng ngày tại Agribank chi nhánh Vĩnh Tường thì hoạt động cho vay vốn đối với khách hàng là doanh nghiệp là quan trọng và phức tạp nhất. Qua quá trình quan sát thực tế tại Agribank chi nhánh VĨnh Tường em thấy quy trình cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp có các bước tương đối giống với lý thuyết.

Quy trình cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp của Agribank

Bước 1: Tiếp cận và hướng dẫn khách hàng

Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: cán bộ tín dụng hướng dân khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng và các điều kiện vay vốn và tư vấn về việc thiết lập hồ sơ vay

Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn Các hồ sơ vay vốn được cán bộ tín dụng trình lãnh đạo ngân hàng xét duyệt sau đó cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết kết quả xét duyệt các hồ sơ đủ điều kiện vay, hồ sơ không đủ điều kiện vay

Cán bộ tín dụng làm đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, với những nội dung thuộc danh mục hồ sơ pháp lý, danh mục hồ sơ khoản vay, danh mục hồ sơ đảm bảo tiền vay.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

Kiểm tra hồ sơ vay vốn:

Cán bộ tín dụng kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay thông qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc từ các kênh thông tin khác

Kiểm tra hồ sơ pháp lý: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý. Ngoài ra cần kiểm tra các vấn đề sau:

Văn bản quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên, trong hợp đồng liên doanh đối với các doanh nghiệp liên doanh

Điều lệ doanh nghiệp đặc biệt là các điều khoản quy định về quyền hạn, trách nhiệm

Quyết định bổ nhiệm giám đốc ( tổng giám đốc), kế toán trưởng hoặc người quản lý tài chính của doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

Kiểm tra hồ sơ vay vốn và đảm bảo tiền vay:

Kiểm tra tính xác thực của từng loại hồ sơ theo danh mục hồ sơ khoản vay và danh mục hồ sơ đảm bảo tiền vay

Đối với các phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư, khả năng trả nợ vay, nguồn trả nợ, việc kiểm tra và phân tích theo nội dung tại phần” phân tích và thẩm định phương án vay vốn hoặc dự án đầu tư”.

Ngoài ra còn kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư; ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động; xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.

Kiểm tra mục đích vay vốn:

Kiểm tra xem mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư phủ hợp với nội dung đăng ký kinh doanh.

Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn ( đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện theo quy định của Chính phủ)

Đối với những khoản vay vốn bằng ngoại tệ, kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành

Bước 3: Thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh Thẩm định khách hàng:

Cán bộ tin dụng phải đi kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn.

Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bi, kỹ thuật quy trình công nghệ hiện có của khách hàng

Tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay ( nếu có)

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh

Tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh.

Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của dự án đầu tư để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra.

Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từng ngành nghề. Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, đài, internet..); từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quan lý doanh nghiệp.

Tìm hiểu từ các phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư cùng loại.

Bước 4: Xét duyệt khoản vay

Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng.

Trên cơ sở tờ trình của cán bộ tin dụng kèm hồ sơ vay vốn, trưởng phòng tin dụng kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình và trình ban lãnh đạo ngân hàng.

Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định

Cán bộ tín dụng căn cứ ý kiến của trưởng phòng tín dụng để tiến hành làm một số thủ tục sau:

Yêu cầu khách hàng bố sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung điều kiện vay vốn.

Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu chưa đạt yêu cầu.

Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay.

Sau đó trình trưởng phòng tín dụng để kiểm tra lại nội dung, trưởng phòng tín dụng đồng ý và trình lãnh đạo quyết định

Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/tái thẩm định và trưởng phòng tín dụng, khoản vay sẽ được ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt cho vay.

Khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết: Sau khi đã kiểm tra lần cuối các hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ quyết định:

Duyệt đồng ý cho vay Duyệt cho vay có điều kiện Không đồng ý

Đưa ra hội đồng tín dụng tư vấn trước khi quyết định đối với những khoản vay lớn hay phức tạp

Khoản vay vượt thẩm quyền phán quyết: sẽ được hội đồng tín dụng hoặc ban thẩm định dự án ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt. có thông báo ngân hàng’cho vay mới được phép giải ngân.

Nội dung cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay và các điều kiện khác ( nếu có).

Bước 5: Ký kết hợp đồng tín dụng và các hợp đồng liên quan (thế chấp, cầm cố)

Khi khoản vay được phê duyệt, ngân hàng cho vay và khách hàng vay lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay ( nếu có)

Soạn thảo nội dung hợp đồng: Khi khoản vay đã được lãnh đạo duyệt đồng ý cho vay và hình thức đảm bảo nợ vay đã được xác định, trên cơ sở nội dung điều kiện đã được duyệt và hợp đồng mẫu, cán bộ tin dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay cho phù hợp trình trưởng phòng tín dụng kiểm soát.

Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay Giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay

Các giấy tờ cần kiểm tra sau khi ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay

Công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo Hồ sơ tín dụng và lưu trữ hồ sơ tín dụng

Hồ sơ tín dụng gồm có:

Hồ sơ thuộc danh mục hồ sơ pháp lý, danh mục hồ sơ khoản vay và hồ sơ đảm bảo tiền vay

Tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay hoặc tờ trình thẩm định dự án đầu tư.

Hợp đồng tin dụng và các giấy tờ có liên quan đến xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ

Giấy nhận nợ

Hợp đồng đảm bảo tiền vay (đối với các khoản vay phải thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản).

Quản lý hồ sơ tín dụng:

Cán bộ tín dụng lưu trữ toàn bộ hồ sơ tín dụng, các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay và các tài liệu khác liên quan đén khoản vay ( nếu có).

Kế toán cho vay lưu bản chính hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, giấy tờ liên quan đến xử lý nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ

Hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, ( hợp đồng và bản gốc giấy tờ sở hữu tài sản bảo đảm tiền vay) được lưu trữ tại kho theo quy định của ngân hàng.

Thời hạn và tổ chức lưu giữ hồ sơ tín dụng được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của tổng giám đốc ngân hàng.

Bước 6: Thực hiện giải ngân và giám sát khoản vay Giải ngân:

Trên cơ sở hợp đồng tín dụng và lịch giải ngân đã thỏa thuận với khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành các thủ tục giấy tờ đẻ thực hiện việc giải ngân cho khách hàng. Việc giải ngân có thể thực hiện bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt theo yêu cầu của khách hàng.

Kiểm tra giám sát khoản vay:

Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay, hoặc trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn cam kết.

Việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành theo định kỳ, hoặc đột xuất dối với mọi khoản vay.

Bước 7: Thu lãi và nợ gốc

Hàng tháng tiến hành thu lãi cho vay theo hợp đồng tín dụng, nếu nợ gốc được trả nhiều kỳ hạn thì đồng thời thu luôn nợ gốc.

Đến kỳ hạn cuối cùng của hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn đã ghi trong hợp đồng.

Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính, cán bộ tín dụng cần phối hợp với khách hàng để có giải pháp khắc phục

Nếu đến hạn, hoặc đã gia hạn mà khách hàng vẫn không trả nợ thì cán bộ tín dụng cần phối hợp với khách hàng để có giải pháp khắc phục.

Nếu đến hạn, hoặc đã cho gia hạn mà khách hàng vẫn không trả nợ thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm thông báo hướng xử lý chuyển nợ quá hạn cho khách hàng biết. Nếu khách hàng không có biện pháp tích cực, hoặc thiếu tính hợp tác thì bắt buộc chuyển nợ quá hạn để áp dụng lái suất quá hạn.

Bước 8: Thanh lý hợp đồng và lưu trữ hồ sơ tín dụng

Việc thanh lý hợp đồng tín dụng thực hiện khi các bên đã hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Sau khi hợp đồng tín dụng đã được thanh lý, toàn bộ hồ sơ tín dụng phải được đưa vào lưu trữ theo quy định.

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh tường huyện vĩnh tưỡng tỉnh vĩnh phúc (Trang 30 - 33)