Câu 1. Phân tích chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên. Câu 2. Anh N là thương binh suy giảm khả năng lao động 45%. Năm 2010, anh chuyển ngành làm việc tại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP. Tháng 12016, trên đường đi làm về, anh N bị tai nạn giao thông phải vào viện điều trị 1 tháng. Sau khi ra viện, do doanh nghiệp thay đổi công nghệ nên anh N bị mất việc làm. Anhchị hãy giải quyết quyền lợi cho anh N theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành.
Trang 1MỤC LỤC
ĐỀ BÀI 06 2
Câu 1 Phân tích chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên 3
1 Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng: 3
2 Mức trợ cấp: 6
Câu 2 8
1 Chế độ ưu đãi xã hội 8
2 Chế độ về Bảo hiểm xã hội 10
3 Sau khi ra viện, do doanh nghiệp thay đổi công nghệ nên anh N bị mất việc làm 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2ĐỀ BÀI 06
Câu 1 Phân tích chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên
Câu 2 Anh N là thương binh suy giảm khả năng lao động 45% Năm 2010, anh chuyển ngành làm việc tại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP Tháng 1/2016, trên đường đi làm về, anh N bị tai nạn giao thông phải vào viện điều trị 1 tháng Sau khi ra viện, do doanh nghiệp thay đổi công nghệ nên anh N bị mất việc làm Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi cho anh N theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành
Trang 3Câu 1 Phân tích ch đ tr giúp xã h i th ế độ trợ giúp xã hội thường xuyên ộ trợ giúp xã hội thường xuyên ợ giúp xã hội thường xuyên ộ trợ giúp xã hội thường xuyên ường xuyên ng xuyên.
Trợ giúp xã hội là các biện pháp, giải pháp bảo đảm của Nhà nước và xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội (người bị thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống) nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong cuộc sống Việc bảo đảm này thông qua các hoạt động cung cấp tài
chính, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác cho đối tượng
Dựa theo phương thức thực hiện, trợ giúp xã hội được phân ra làm hai loại: trợ giúp xã hội đột xuất và trợ giúp xã hội thường xuyên (TGXHTX)
TGXHTX là sự trợ giúp của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng về vật chất và tinh thần cho những đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống thường nhật bị đe dọa (đối tượng bảo trợ xã hội) không tự lo được cuộc sống (một hoặc nhiều năm) để họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng xã hội và phát triển TGXHTX được xem là một trong những thành tố quan trọng cấu thành nên
hệ thống chính sách TGXH ở nước ta
Quyền hưởng TGXH là quyền cơ bản của cá nhân trong xã hội, do vậy quyền này được áp dụng đối với mọi đối tượng mà không có sự phân biệt Trên thực tế việc cụ thể hóa quyền này trong pháp luật quốc gia phụ thuộc nhiều vào điều kiện cụ thể Thông thường việc xác định phạm vi đối tượng hưởng trợ giúp căn cứ vào nhu cầu trợ giúp với các mức độ rủi ro khó khăn của đối tượng và khả năng đáp ứng về tài chính của Nhà nước và của cộng đồng
Nghị định 136/2013/NĐ-CP Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội đã quy định rất chi tiết về chế độ trợ giúp xã hội thường
xuyên Sau đây em xin phân tích chế độ TGXHTX thông qua Nghị định 136
1 Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
Trang 4+ Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp quy định như: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ
sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật; cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; cả cha và
mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật
và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ
sở cai nghiện bắt buộc; cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại
cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
+ Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên
mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất
+ Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác
Trang 5+ Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới
16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con)
+ Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật
Những quy định mới về chính sách Người cao tuổi:
Một là: Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng: Khoản 5, Điều 5 của Nghị định quy định Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng;
b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a, khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
c) Thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà
xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại công đồng
Hai là: Về mức trợ cấp xã hội hằng tháng: Khoản 1, Điều 6 Nghị định quy định: Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hằng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 1, Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
Trang 6- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 5 Nghị định này
từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 5 Nghị định này
từ đủ 80 tuổi trở lên
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 5 Nghị định này
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm c, khoản 5, Điều 5 nghị định này
Ba là: Về cấp thẻ bảo hiểm y tế: Đối tượng bảo trợ xã hội là Người cao tuổi được Nhà nước cấp thẻ y tế bao gồm:
- Người cao tuổi được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 5, Điều 5 của Nghị định;
- Người đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp hằng tháng khác mà chưa được cấp thẻ y tế miễn phí
Bốn là: Về hỗ trợ chi phí mai táng: – Theo khoản 1, Điều 11 của Nghị định, Người cao tuổi khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng gồm:
+ Những Người cao tuổi được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 5, Điều 5 của Nghị định
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp hằng tháng khác”
- Mức hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng quy định theo khoản 1, Điều 11 bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 1, Điều 4 Nghị định này Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 điều này được hỗ trợ chi phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất
Trang 72 Mức trợ cấp:
Các đối tượng trên được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng Mức này được xác định tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể
Các đối tượng đang hưởng chế độ chính sách theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010, Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 và Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ thì được chuyển sang mức và hệ số tương ứng quy định tại Nghị định này kể từ ngày 01/01/2014
Quyền lợi cơ bản của đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên là được trợ cấp hàng tháng Mức trợ cấp được xác định trên cơ sở nhu cầu sống của đối tượng và khả năng đáp ứng tài chính của Ngân sách nhà nước, điều kiện cụ thể của địa phương Trên cơ sở mức trợ cấp tối thiểu do pháp luật quy định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng thuộc quyền quản lý cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu chung Mức trợ cấp thường xuyên được xác định với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị định 136/2013 nhân với hệ số tương ứng Điều dễ nhận thấy là mức trợ cấp liên tục được điều chỉnh trong các nghị định gần đây Chẳng hạn, Nghị định 07/2000 mức trợ cấp tối thiểu bằng 45 ngàn đồng/người/tháng thì Nghị định 67/2007 nâng lên
120 ngàn đồng/người/tháng và Nghị định 13/2010 tiếp tục nâng mức trợ cấp hàng tháng lên 180 ngàn đồng/người/tháng thì hiện nay tại khoản 1 điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã
hội như sau:“1 Mức chuẩn trợ cấp xã hội, trợ giúp xã hội( sau đây gọi chung là
mức chuẩn trợ giúp xã hội) là 270.000đồng” Như vậy mức trợ cấp xã hội hiện nay
là 270.000 đồng đã tăng 90.000đồng so với Nghị định số 13/2010/NĐ-CP trước
Trang 8đây Đây có thể coi là một ưu điểm lớn trong pháp luật hiện hành khi quy định mức chuẩn trợ cấp xã hội, tạo điều kiện nâng cao mức trợ cấp phù hợp với điều kiện sống dân cư, đảm bảo giá trị trợ cấp cho người thụ hưởng
Bên cạnh quyền lợi trợ cấp hàng tháng, các đối tượng được hưởng quyền lợi
về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe như được cấp thẻ Bảo hiểm y tế, trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề , hỗ trợ mai táng phí theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 136/2013/ NĐ-CP Qua các quy định về chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên
và thực tiễn thực hiện cho thấy sự đa dạng hóa về hình thức trợ giúp đã đem đến những hiệu quả cho công tác trợ cấp xã hội Đối tượng hưởng không chỉ được hỗ trợ về nhu cầu sinh sống tối thiểu mà còn nhận được các hỗ trợ khác nhằm tạo điều kiện vươn lên, tự lực trong cuộc sống
Câu 2 Anh N là th ương binh suy giảm khả năng lao động 45% Năm 2010, anh ng binh suy gi m kh năng lao đ ng 45% Năm 2010, anh ảm khả năng lao động 45% Năm 2010, anh ảm khả năng lao động 45% Năm 2010, anh ộ trợ giúp xã hội thường xuyên chuy n ngành làm vi c t i m t công ty đóng trên đ a bàn t nh HP Tháng ệc tại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP Tháng ại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP Tháng ộ trợ giúp xã hội thường xuyên ịa bàn tỉnh HP Tháng ỉnh HP Tháng 1/2016, trên đ ường xuyên ng đi làm v , anh N b tai n n giao thông ph i vào vi n đi u ề, anh N bị tai nạn giao thông phải vào viện điều ịa bàn tỉnh HP Tháng ại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP Tháng ảm khả năng lao động 45% Năm 2010, anh ệc tại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP Tháng ề, anh N bị tai nạn giao thông phải vào viện điều
tr 1 tháng Sau khi ra vi n, do doanh nghi p thay đ i công ngh nên anh N b ịa bàn tỉnh HP Tháng ệc tại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP Tháng ệc tại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP Tháng ổi công nghệ nên anh N bị ệc tại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP Tháng ịa bàn tỉnh HP Tháng
m t vi c làm ất việc làm ệc tại một công ty đóng trên địa bàn tỉnh HP Tháng
Anh/chị hãy giải quyết quyền lợi cho anh N theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành
Sau đây, em xin đi vào giải quyết quyền lợi cho anh N:
1 Chế độ ưu đãi xã hội.
Như đã biết, N là thương binh giảm 45% sức lao động nên N sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi xã hội đối với thương binh Cụ thể như sau:
Theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh SỐ 26/2005/PL-UBTVQH11 đã được sửa đổi bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ưu đãi người có công với cách mạng:
Trang 9“Điều 20: Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:
1 Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;
2 Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
3 Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
4 Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại 1 khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;
5 Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại 2 khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.”
Theo đó, anh N sẽ được hưởng các chế độ như quy định tại Điều 20 Pháp lệnh SỐ 26/2005/PL-UBTVQH11, đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13
Mức trợ cấp của anh N sẽ được tính theo quy định tại Nghị định 20/2015/
NĐ – CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 Cụ thể như sau:
1 5 Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân đến trình độ đại học;
2 4 Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy
động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng;
Trang 10Theo bảng Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 20/2015/NĐ-CP thì mức trợ
cấp hàng tháng đối với anh N là: Anh N bị suy giảm 45% khả năng lao động sẽ được hưởng 1.901.000 đồng/tháng.
Ngoài ra, anh N còn được hưởng các chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ ưu đãi trong giáo dục, chế độ ưu đãi về nhà ở theo Điều 53, Điều 54, Điều 55 của
Nghị định số 31/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều
của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng.
2 Chế độ về Bảo hiểm xã hội
Chế độ ốm đau.
Trước hết, anh N đủ điều kiện được hưởng chế độ ốm đau theo Khoản 1
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: “Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai
nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế”.
Bởi vì:
Thứ nhất, tai nạn của anh N không phải là tai nạn lao động
.Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế
độ tai nạn lao động như sau:
“ Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1 Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
Trang 11c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2 Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này. ”
Mặc dù anh N bị tai nạn trên tuyến đường từ nơi làm việc về nơi ở nhưng không nêu rõ trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý chưa Và quan trọng
hơn, anh N không được xác định là suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do
bị tai nạn quy định tại khoản 1.
Thứ hai, anh N được điều trị ở viện nên sẽ đáp ứng được điều kiện có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế
Như vậy, ta có thể thấy được tai nạn của anh N xảy ra trên đường đi làm về nên đây là tai nạn thông thường Do đó, anh N sẽ được hưởng các chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội
Theo đó, về thời gian hưởng, anh N sẽ được hưởng tối đa 30 ngày
Bởi vì, theo Điểm a Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“1 Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động
quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;”
Tình huống của đề bài có nêu rõ, anh N bắt đầu đi làm từ năm 2010, tính đến thời điểm bị tai nạn vào tháng 1/2016 thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là