1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mẫu thuyết minh dự án nông thôn miền núi Hà Tĩnh

23 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 320 KB

Nội dung

Mẫu thuyết minh dự án nông thôn miền núi BẢN ĐỀ XUẤT Đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp tỉnh năm 2016 (Trình bày không quá 02 trang) 1. Tên đề tài (dự án) : 2. Tên tổ chức cá nhân đề xuất : Trung tâm Phát triển Nấm ăn Nấm dược liệu Địa chỉ : KP 3 Thị trấn Thạch Hà – huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh Điện thoại: 3. Tóm tắt sự cần thiết phải nghiên cứu : Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Lịch sử vấn đề nghiên cứu (tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước) Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 4. Mục tiêu khoa học của đề tài (dự án): (Cái đích về mặt nội dung mà đề tài định ra để thực hiện) 5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu : (Những nội dung phải nghiên cứu để đạt được mục tiêu khoa học nêu trên) 6. Mô tả tóm tắt phương pháp nghiên cứu : (Những phương pháp phải sử dụng để thực hiện những nội dung ở mục 5) 7. Dự kiến sản phẩm khoa học của đề tài (dự án): (Nêu cụ thể dạng sản phẩm : công nghệ mới, sản phẩm mới, quy trình kỹ thuật, giải pháp, luận cứ, mô hình, ...) 8. Dự kiến địa chỉ ứng dụng kết quả nghiên cứu : 9. Dự kiến thời gian nghiên cứu : (không quá 2 năm) 10. Dự kiến nhu cầu kinh phí : Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện : ........... triệu đồng Trong đó : + Đề nghị ngân sách cấp : ............. triệu đồng + Vốn tự có : ................. triệu đồng +Nguồn khác : .................. triệu đồng ................, ngày ... tháng ... năm ... Tổ chứccá nhân đề xuất (Cá nhân : ký, ghi rõ họ và tên Tổ chức : thủ trưởng cơ quan ký tên, đóng dấu)

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN Thuộc Chương trình nông thôn miền núi

I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1 Tên Dự án:

Ứng dụng KH&CN phát triển kinh tế cho dân tộc Chứt tại bản Rào Tre xã Hương Liên và bản Giàng II

xã Hương Vĩnh huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh

2 Mã số:

3 Cấp quản lý: - Bộ KH&CN:

- Cấp tỉnh, thành phố:

4 Thời gian thực hiện: 18 tháng, từ tháng 06/2016 đến tháng 12/2017

5 Dự kiến kinh phí thực hiện: triệu đồng

Trong đó, -Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương: triệu đồng

- Ngân sách địa phương: triệu đồng

8 Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ:

8.1 Tên cơ quan: Viện Nghiên cứu rau quả

Địa Chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội

Điện thoại : 0438276254

8.2 Tên cơ quan : Viện Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông Thôn

Địa chỉ : Phường Thụy Phương – Quận Bắc Từ Liêm -TP Hà Nội

Điện thoại : 04 38389276 Fax : 0438389775

8.3 Tên cơ quan : Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh

Địa chỉ : 150 Trần Phú – TP Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh

9 Tính cấp thiết của dự án:

Trang 2

9.1 Thực trạng vùng dự án :

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, Phía tây giáo nước Lào, phía đông giáp với Biển Đông Hà Tĩnh với diện tích 6000Km2 đồi núi chiếm 79%, đồng bằng chiếm 21%, với dân số hơn 1,3 triệu người trong đó đồng bào dân tộc 492 hộ với 1979 khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống gồm các tộc người Chứt, Lào, Mường, Mán sống tập trung ở 3 huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang

Tỉnh Hà Tĩnh có dân tộc chứt thuộc nhóm dân tộc thiểu số rất ít người sống tập trung tại Bản Rào Tre xã Hương Liên 34 hộ, 137 nhân khẩu và bản Giàng II xã Hương Vĩnh 11 hộ 31 Khẩu.Trong những năm qua, đảng, nhà nước, chính phủ và các cấp, các nghành từ tỉnh đến huyện đều quan tâm chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Chứt tại Bản Rào Tre xã Hương Liên và Bản Giàng II

xã Hương Vĩnh với nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ đã cải thiện một phẩn cơ sở hạ tầng và đời sống dân sinh Nhìn chung bà con dân tộc Chứt tại Bản Rào tre xã Hương Liên và bản Giàng II xã Hương Vĩnh vẫn còn rất nhiều khó khăn, diện tích đất canh tác rất ít, lương thực sản xuất ra không

đủ ăn( 100% hộ dân sống dưới mức nghèo khổ)

Tình hình đời sống của bà con dân bản được nhà nước hỗ trợ gạo, nhu yếu phẩm, gạo được cấp theo ngày để tránh tình trạng bà con đem đổi rượu và các loại hàng hóa không có giá trị khác Hằng năm, vào dịp lễ tết nguyên đàn cổ truyền dân tộc, UBND tỉnh, UBND huyện hỗ trợ gạo nếp bánh kẹo và các nhu yếu phẩm cho bà con vui tết đón xuân Trong 1 năm được hỗ trợ 6 tháng gạo, mức hỗ trợ 13kg gạo/khẩu/ tháng ; việc sản xuất của bàn con chỉ đáp ứng được 01 đến 02 tháng/năm

Qua kết quả điều tra khảo sát cho thấy, nhìn chung bà con đồng bào dân tộc nơi đây còn quen với cách kiếm sống hái lượm, khai thác lâm sản phụ như song mây, giang nứa, lá nón, hoa quả để sinh sống, chưa quen với cuộc sống sản xuất nông nghiệp để tự cung tự cấp

Từ trước đến nay bà con dân tộc Chứt đã tham gia sản xuất nông nghiệp như : Trồng lúa nước, trồng ngô, sắn các loại…toàn bản có 2,5ha lúa nước, 1,5ha sắn Tuy nhiên do tập quán sản xuất du canh truyền thống, chưa dứt bỏ được những thủ tục lạc hậu trong sinh hoạt sản xuất, tính ỷ lại trong việc hỗ trợ của nhà nước nên năng suất không cao, bình quân đạt 25-30 tạ/ha

Về chăn nuôi, đây là khu vực có nhiều thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm Tuy nhiên bà con dân tộc chưa quan tâm đến chăn nuôi để cải thiện thu nhập

Từ năm 2004 đến nay, bộ đội Biên Phòng tỉnh đã quan tâm, giúp đỡ, trự tiếp đốc thúc, cùng bà con tham gia sản xuất Nhờ vậy bà con dân bản đã từng bước làm quen với tập quán định canh định

cư, một số hộ dân đã bắt đầu có ý thức, có hộ đã biết rào vườn để trồng ngô, làm chuồng nuôi bò, biết lên rừng kiếm củi, kiếm gỗ để bán Tuy vậy do diện tích canh tác còn ít bà con không tự giác tham gia sản xuất, cũng như chưa biết cất giữ lương thực để phục vụ cho cuộc sống của mình nên cuộc sống của bà con vẫn phải phụ thuộc vào sự trợ cấp của nhà nước Lương thực bình quân đầu người :160kg/người/năm ; thu nhập bình quân đầu người : 2.250.000 đồng/người/năm, số hộ đói, hộ nghèo chiếm 100%

Vấn đề rất quan trọng và cấp thiết đặt ra đối với công tác chuyển giao khoa học, kỹ thuât và phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đó là: phải lựa chọn cho được giống lợn phù hợp với khả năng đầu tư, tập quán chăn nuôi, đặc biệt là khả năng tiếp thu quy trình kỹ thuật chăn nuôi, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của người dân trên địa bàn huyện để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhằm xóa đói, giảm nghèo ngay trên địa bàn đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Hương khê nói riêng

Để bào tồn, phát triển đồng bào dân tộc Chứt tại Bản Rào Tre, và Bản Giàng II cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ, đầu tư như : di dân di cư, tăng diện tích sản xuất, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ ,giống cây trồng vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác, chăn nuôi… ; chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống bệnh tật, giáo dục đào tạo, đầu tư xây dựng sữa chữa nâng cấp nhà ở, các

Trang 3

công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống bền vững là thực sự cần thiết và hết sức cấp bách.

Do vậy việc triển khai dự án ‘’ Ứng dụng KH&CN phát triển kinh tế cho dân tộc Chứt tại bản Rào Tre xã Hương Liên và bản Giàng II xã Hương Vĩnh huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh’’ tạo công ăn

việc làm, tăng thu nhập cho bà con dân tộc Chứt, từng bước xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí chất lượng dân số, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, giảm sự chênh lệch về phát triển trong vùng và trên địa bàn, gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới và cũng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giảm thiểu các tác động từ thiên nhiên là cần thiết

9.2 Tình hình nghiên cứu,phát triển trồng Cam Bù, nuôi lợn bản địa và Bò vàng địa phương :

9.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam quýt trên thế giới.

Cam quýt là một trong những loại quả tươi được ưa chuộng vào bậc nhất trên thế giới do vậy nhu cầu về nó ngày càng một tăng lên Điều đó cũng đã dẫn tới trong suốt mấy thập kỷ qua ngành sản xuất cam quýt trên thế giới không ngừng tăng nhanh và mức tiêu thụ quả của thị trường trên thế giới cũng ngày một cao hơn do trồng cam quýt nhanh chóng đươc thu hoạch và đem lại lợi nhuận cao

Hiện trên thế giới có 75 nước trồng cam quýt với diện tích và sản lượng đáng kể Diện tích trồng cam quýt ngày càng được mở rộng: Nhật Bản năm 1947 mới chỉ có 49.000 ha thì đến năm 1971 có tới 180.000 ha trồng cam quýt Liên Xô trước cách mạng chỉ có 160 ha cam quýt thì sau 1950 có tới 20.000 ha cam quýt Ở Trung Quốc diện tích trồng cam quýt sau kế hoạch 5 năm lần thứ 3 tăng lên đến

40 lần có nơi tăng đến 100 lần Ở các nước thuộc khu vực Châu Á thì diện tích trồng cam quýt cũng tương đối lớn so với các loại cây ăn quả khác: Philippin 30.000 ha, Đài loan 19.000 ha, Hồng Kông

4000 ha Với diện tích trồng cam quýt lớn như vậy hằng năm trên thế giới đã sản xuất ra một lượng cam khá lớn Theo dự báo của FAO năm 2000 tổng sản lượng quả có múi trên thế giới đạt trên 85 triệu tấn, tiêu thụ quả cam quýt trên thị trường các nước khoảng 80 triệu tấn, tăng trưởng hằng năm đạt 2,85% Cũng theo thông báo của FAO các khu vực và các khối đứng đầu về sản lượng cam quýt năm 1995 gồm châu Mỹ Latinh 23.628.000 tấn, Bắc Mỹ 14.807.000 tấn, Châu Á 9.879.000 tấn, Nhật Bản 2.628.000 tấn, tổng sản lượng các loại quả năm 1994 là 80.058.000 tấn (chiếm 20% sản lượng các loại quả)

Riêng quýt thì sản lượng trên thế giới khoảng 8triệu tấn, chiếm 15% sản lượng quả có múi, đứng thứ hai sau cam (68%) Trong tổng sản lượng quýt của thế giới thì các nước vùng Đông Nam Á chiếm tới 50% (do khí hậu của vùng này thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của quýt) Nhật Bản là nước sản xuất quýt nhiều nhất, khoảng 3,5 triệu tấn, chiếm 45% sản lượng quýt của thế giới và 83% sản lượng quả có múi ở trong nước.Các nước khác như Thái Lan, Indonexia, Philippin, Đài Loan …sản lượng và diện tích trồng quýt chiếm trên 80% Sản lượng quýt của Thái Lan là 561.000 tấn(1986-1987), Indonexia 486.000 tấn (1986), Philippin 3200 tấn

Như vậy các nước Châu Á đứng đầu về sản lượng quýt, sau đó là Tây Ban Nha với trên 1 triệu tấn,

Ý và Brazil khoảng 500.000 tấn Maroc và Hoa Kỳ trên 350.000 tấn

Trang 4

Cùng với lượng cam quýt sản xuất ngày càng nhiều thì lượng tiêu thụ cũng tăng lên Theo thông báo của FAO những năm của thập kỷ 2000 mức tiêu thụ quả có múi của thế giới tăng khoảng 20 triệu tấn Nhu cầu tiêu thụ cam quýt ngày càng nhiều nên sản lượng cam quýt xuất nhập khẩu trên thị trường ngày càng tăng Các nước xuất khẩu cam quýt chính bao gồm Nhật Bản, Tây Ban Nha, Ixraen, Italia, Brazil, Mỹ…

Các nước Tây Âu như Pháp, Đức, Bỉ là những nước nhập khẩu cam quýt nhiều nhất trên thế giới khoảng 75% sản lượng cam quýt trên thế giới

9.2.2 Tình hình phát triển trong nước

Việt Nam được xem là nơi xuất xứ của một số giống cam quýt trên thế giới, 53 tỉnh thành trong cả nước đều có thể trồng được cam quýt Diện tích canh tác cam quýt cũng như lượng quả cam quýt ở nước ta ngày một tăng theo nhu cầu tiêu thụ về quả có múi ở trong cũng như ở ngoài nước

Ở nước ta từ năm 1990-1995 mức sản xuất cam, quýt, chanh, bưởi tăng nhanh mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết và khí hậu, sâu bệnh phá hoại Theo niên giám thống kê năm 1994 và ước tính, diện tích trồng cam quýt của cả nước khoảng 60.000 ha, sản lượng gần 200.000 tấn Vùng sản xuất cam quýt lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 35.000 ha chiếm 57,86% diện tích trồng cây

có múi của cả nước, sản lượng 124.548 tấn (chiếm 76,04%)

Các tỉnh trồng nhiều cam quýt nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp chiếm tới 88% diện tích và sản lượng toàn vùng, trong đó tỉnh Đồng Tháp có diện tích trồng quýt chiếm 60% trong tổng diện tích cây có múi Tập đoàn giống cây có múi ở đây rất phong phú, các giống được trồng nhiều là cam sành, cam mật, quýt tiều, quýt hồng, quýt xiêm, quýt đường,

bưởi Long Tuyền (Cần Thơ)… Các tỉnh vùng khu 4 cũ là một vùng trồng cam quýt có truyền thống với các giống nổi tiếng như cam Xã Đoài (Nghệ An), cam bù Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh) hiện nay đã có diện tích gần

1000 ha Ở vùng này cam quýt được trồng tập trung nhất ở Phủ Quỳ-Nghệ An Theo tổng cục thống kê (1992) năm 1990 diện tích trồng cam quýt ở đây là 1600 ha, hiện nay diện tích đó đã tăng lên hơn 2000

ha

Trong các vùng trồng cam quýt thì vùng trung du miền núi các tỉnh phía Bắc cho sản lượng quýt cao nhất với thành phần chủng loại hết sức phong phú và đa dạng như cam sành, quýt chum, quýt chun, quýt đỏ, quýt vàng Bắc Giang, quýt đường(cam đường), quýt vàng Bắc Sơn…

Do nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của các loài trong chi Citrus nên ngành sản xuất quả có múi ở nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển Tuy nhiên khác với các nước khác trong vùng, sản xuất quả có múi ở nước ta tập trung chủ yếu là cam còn các giống quýt ngon có giá trị hàng hoá ở các vùng trong cũng như ngoài nước chưa được chú trọng phát triển.Trong khi đó trồng quýt mang lại hiệu quả cao đối với người làm vườn Theo điều tra

Trang 5

của trường Đại học Cần Thơ(12/1992) cho thấy quýt là cây cho hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần trên

1 ha đạt 82,4 triệu đồng Sau quýt là cam với 54,6 triệu, chanh 43,7 triệu và bưởi là 21 triệu/ha [32]

Do vậy trong sản xuất quả có quả có múi, bên cạnh việc mở rộng diện tích canh tác, tuyển chọn các giống tốt, đa dạng hoá hơn nữa về thành phần chủng loại thì cũng cần phải có kế hoạch phát triển các giống quýt để đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như việc xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực và trên thế giới

9.2.3 Tình hình phát triển tại địa phương:

Cam bù là một trong những đặc sản nổi tiếng, có nguồn gốc lâu đời của huyện Hương Sơn, là loại cây bản địa được chọn lọc tự nhiên hàng trăm năm và tồn tại cho đến ngày nay Đây là loại cây có giá trị kinh tế cao mang lại thu nhập chính cho người dân( Khoảng 80% thu nhập của các hộ nông dân có được từ cây Cam Bù Hương Sơn)… < xem thêm BC CB>

9.3 Tình hình chăn nuôi lợn trên thế giới và ở Việt Nam

9.3.1 Tình chăn nuôi lợn trên thế giới

Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm Cách đây một vạn năm nghề chăn nuôi lợn đã xuất hiện và phát triển ở châu Âu và châu Á Sau đó, khoảng thế kỷ XVI bắt đầu phát triển ở châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở châu Úc Đến nay, chăn nuôi lợn đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia Nhiều nước có ngành chăn nuôi lợn với công nghệ cao và tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Singapore, Đài Loan, Nhìn chung các nước tiên tiến có ngành chăn nuôi lợn theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới có sự phân bố không đồng đều ở các châu lục Trong đó, chăn nuôi lợn ở các nước châu Âu chiếm khoảng 52%, châu

Á là 30,4%, châu Úc là 5,8%, châu Phi 3,2% và 8,6% ở châu Mỹ Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt cho con người Ngoài ra, ngành chăn nuôi lợn đã đem lại nhiều lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế của các nước này (Nguyễn Quang Linh và cs, 2006)

9.3.2 Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Ở nước ta, ngành chăn nuôi tương đối phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn Số lượng đàn lợn liên tục tăng qua các năm, từ 21,8 triệu con năm 2001 lên 26,9 triệu con năm 2006, tăng trưởng bình quân 4,29%/năm Năm 2006, đồng bằng Sông Hồng có 7,2 triệu con tăng trưởng bình quân 3,9%/năm, tương ứng các vùng: đồng bằng Sông Cửu Long 4,00 triệu con, tăng 6,21%/năm, Tây Nguyên 1,4 triệu con, tăng 4,25%/năm, Đông Nam Bộ 2,8 triệu con, tăng 8,79%/năm, Đông Bắc 4,5 triệu con, tăng 3,06%/năm, Bắc Trung Bộ 3,8 triệu con, tăng 2,57%/năm, Nam Trung Bộ 2,05 triệu con, tăng 1,32%/năm Riêng vùng Tây Bắc có số lượng 1,1 triệu con, tăng 2,19 %/năm Mười tỉnh có tổng đàn lợn lớn là Thanh Hoá 1,34 triệu con, Hà Tây 1,13 triệu, Nghệ An 1,18 triệu, Thái Bình 1,05 triệu, Đồng Nai 1,24 triệu, Bắc Giang 1,03 triệu, Hải Dương 0,87 triệu, Nam Định 0,83 triệu, Bình Định 0,63 triệu, Hải Phòng 0,61 triệu Những năm qua đàn lợn nái có tốc độ tăng trưởng cao từ 2,95 triệu con năm 2001 lên 4,33 triệu con năm 2006 Đàn lợn nái năm 2006 chiếm trên 16% tổng đàn, trong đó nái ngoại là 442 ngàn con chiếm 10,2% đàn nái Các tỉnh có tỉ lệ lợn ngoại cao là thành phố Hồ Chí Minh (100% nái ngoại), Đồng Nai, Bình Dương,

Những năm gần đây, bên cạnh phương thức chăn nuôi lợn truyền thống, đặc trưng là chăn nuôi hộ gia đình với quy mô nhỏ, năng suất thấp, chăn nuôi lợn theo phương thức tập trung công nghiệp đang có

xu hướng ngày càng phát triển Các tỉnh có trang trại chăn nuôi lợn nhiều như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hà Tây, Đắc Lắc, Hải Dương, Thanh Hoá, Thái Bình, Tiền Giang, Đã có một số điển hình hợp tác xã chăn nuôi lợn hướng nạc như Nam Sách – Hải Dương, Đan Phượng – Hà Tây, Yên Định – Thanh Hoá Đây là loại hình tổ chức sản xuất có nhiều lợi thế giảm chi phí đầu vào vì đã tập trung các dịch vụ như cung cấp con giống, thức ăn công nghiệp, thú y, thụ tinh nhân tạo và bao tiêu sản phẩm, Tỉ trọng chăn nuôi lợn trang trại (công nghiệp và bán công nghiệp)

Trang 6

tăng nhanh Hơn 6 triệu lợn thịt ngoại và phần lớn lợn lai F2, F3 được nuôi trong trang trại Năm 2005,

cả nước có khoảng 10 triệu lợn giết mổ đạt tỉ lệ nạc từ 50 – 58%/tổng số 36,3 triệu lợn giết thịt

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn phổ biến là chăn nuôi nhỏ, phân tán trong nông hộ, năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao Năm 2005, sản lượng thịt sản xuất trung bình/nái/năm đạt 589

kg (nái ngoại đạt 1.423 kg/nái/năm; lợn lai nội ngoại 563 kg/nái/năm, lợn nội 248 kg/nái/năm) Trong khi đó, các nước có trình độ chăn nuôi lợn tiên tiến là 1.800 – 1.900 kg/nái/năm Công tác chọn lọc, nuôi dưỡng và quản lý đực giống chưa tốt, khâu giết mổ, chế biến thịt còn thủ công, chưa đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009)

9.4 Tình hình nghiên cứu chăn nuôi bò vàng

Giống bò vàng ở Việt Nam thuộc loại gia súc lớn nhai lại(hay gia súc lớn có sừng),lớp động vật

có vú(mamalia), bộ guốc chẵn(artiodactyla),bộ phụ nhai lại(Rumibnantia), họ sừng rỗng( Bovidae), tộc

bò (bovini), loài bò Bos indicus Sở dĩ có tên gọi là giống bò vàng Việt Nam vì chúng có sắc lông màu vàng và được lai tạo, chọn lọc thành giống lâu đời tại Việt Nam

Giống bò vàng Việt Nam có nguồn gốc từ bò vàng Ấn Độ có u và Bò vàng Trung quốc không u

do quá trình giao lưu, buôn bán đưa vào ta và thuần hóa tại Việt Nam từ lâu đời( Lê Viết Ly và Cộng Sự 1999) Từ đó Giống bò vàng đã trở thành vật nuôi quý của người dân, gắn với đời sống kinh tế văn hóa

xã hội từng địa phương, hình thành các tên riêng nơi địa phương nó sinh sống Bò vàng Việt Nam rất

đa dạng về ngoại hình, khối lượng (KL) và Kích thước(KT) số đo chiều khác nhau được nuôi hầu hết ở các địa phương khác nhau ở Việt Nam như Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên…

Giống bò vàng Việt Nam được mang tên theo từng địa phương vì có những nét đặc trưng riêng

đã được chọn lọc theo mục tiêu của người dân nên chúng đáp ứng tốt với điều kiện khí hậu ở từng vùng( Lê Viêt Ly và cộng sự, 1999) Các nhóm bò này cùng mang một số đặc trưng nhất là kích thước nhỏ bé, năng suất thịt, sữa thấp, nhưng có khả năng chịu được điều kiện khắc khổ, khả năng kháng bệnh

và sinh sản tốt Mặc dù đã có nhiều chương trình cải tạo giống bò thịt ở nước ta, nhưng bò vàng địa phương vẫn chiếm 74% do chúng đáp ứng tốt điều kiện khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt dinh dưỡng nghèo nàn và phương thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ mang tính lạc hậu so với các giống bò nhập ngoại

Giống bò Vàng Việt Nam có chung màu lông vàng, song cũng biểu thị sự đa dạng về ngoại hình như màu sắc lông, tầm vóc cơ thể và được nuôi ở hầu hết các địa phương trên cả nước Đặc điểm chung nhất của giống là sắc lông màu vàng, da mỏng, lông mịn, tầm vóc nhỏ bé: KL bò cái

Trang 7

là 160-200kg và bò đực là 250-300kg Kết cấu thân hình cân đối, bò cái trước thấp hậu cao, bò đực tiền cao hậu thấp Đầu bò cái thanh hơn bò đực, sừng nhỏ, ngắn, trán phẳng hoặc hơi lõm; trong lúc đó, ở bò đực mõm ngắn, mạch máu nổi rõ, mắt to nhanh nhẹn Cổ bò cái thanh, nhưng cổ bò đực to, dày Yếm kéo dài từ hầu đến vú, cổ có nhiều nếp nhăn nhỏ

Giống bò Vàng Việt Nam có một số ưu điểm nổi bật: chịu đựng tốt với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, thích nghi được với phương thức chăn nuôi tận dụng, đầu tư ít; bò thành thục sớm, mắn đẻ Song, bò có nhược điểm lớn nhất là không đáp ứng với yêu cầu chăn nuôi thâm canh và hiệu quả kinh tế thấp vì sinh trưởng chậm, năng suất thịt và sữa rất thấp, tỷ lệ thịt xẻ thấp

Ngoài những đặc điểm nêu trên, giống bò Vàng Việt Nam được sử dụng chủ yếu cho cày kéo Khả năng cày kéo của bò tốt, có thể làm việc được ở nhiều địa hình khác nhau Đồng thời, bò còn được sử dụng làm nguồn lực kéo xe ở hầu hết các vùng nông thôn trong cả nước

KL trung bình của giống bò Vàng Việt Nam từ 2 đến 5 tuổi là 199,06kg, biến động từ cao nhất 356kg đến thấp nhất 105kg Kết quả này phù hợp với kết quả công bố về KL của Lê Quang Nghiệp (1984) trong cùng độ tuổi 24-60 tháng tuổi

Đối với KT một số chỉ tiêu chính của giống bò Vàng Việt Nam như dài thân chéo (DTC) được xác định ở nghiên cứu này là 111,71cm, cao nhất là 138cm và thấp nhất là 91cm; vòng ngực (VN) trung bình là 138,33cm, cao nhất là 176cm và thấp nhất là 108cm; các chỉ tiêu cao vây (CV) và cao khum (CK) trung bình là 115,45cm và 116,63cm và dài tai (DT) trung bình là 17,82cm, dài nhất là 21cm và ngắn nhất là 15cm Kết quả này phù hợp với kết quả công bố về KT một số chiều đo chính trên giống

bò Vàng Việt Nam của Lê Quang Nghiệp (1984)

10 Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao:

10.1 Nêu những thông tin cơ bản, mới nhất về các công nghệ đang được áp dụng tại địa phương trong lĩnh vực Dự án dự kiến triển khai

Nhìn chung bà con dân tộc chứt tại bản Rào Tre xã Hương liên và bản Giàng II xã Hương Vĩnh vẫn còn rất nhiều khó khăn, diện tích đất canh tác rất ít, lương thực sản xuất ra không đủ ăn( 100% hộ dân sống dưới mức nghèo khổ)

- Về sản xuất nông nghiệp :

+ Trồng trọt : từ trước đến nay đồng bào dân tộc chứt đã tham gia sản xuất nông nghiệp như : Trồng lúa nước, trồng ngô, sắn các loại…toàn bản có 2,5ha lúa nước, 1,5ha ha sắn Tuy nhiên do tập quán du canh truyền thống, chưa dứt bỏ được những tập tục lạc hậu trong sinh hoạt sản xuất, và tính ỷ lại trong việc

hỗ trợ của nhà nước nên năng suất không cao, bình quân đạt 25-30 tạ/ha

+ Chăn nuôi : Khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm Tuy nhiên bà con dân tộc chưa quan tâm đến chăn nuôi để cải thiện thu nhập Hiện tại toàn bản có 10 con

bò, 4 con trâu Kỹ thuật chăn nuôi còn nhiều hạn chế, chưa chủ động được nguồn giống, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và đặc biệt là chưa có giải pháp tạo nguồn thức ăn phù hợp

Số hộ tham gia sản xuất còn ít, quy mô nhỏ lẻ vì vậy hiệu quả kinh tế không cao và chưa tạo được thị trường

10.2 Đặc điểm và xuất xứ công nghệ :

Công nghệ dự kiến áp dụng vào dự án là các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt Đây là những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Hà Tĩnh, Viện Chăn nuôi thực hiện thành công và áp dụng vào sả xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao Dự án sẽ sử dụng các biện pháp

kỹ thuật tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu trước để triển khai nhân rộng

10.3 Nêu tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ :

Trang 8

- Công nghệ dự kiến áp dụng phù hợp với các chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn định hướng đến năm 2020 của tỉnh.

- Công nghệ dự kiến áp dụng hoàn toàn phù hợp với giải pháp phát triển kinh tế xã hội cho đồng bào dân tộc chứt được nêu trong ‘ ‘ Đề án phát triển đồng bào dân tộc chứt đến năm 2020’’ theo quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 03/09/2014 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh

- Công nghệ dự kiến áp dụng không quá phức tạp trong sản xuất ;

- Phù hợp với trình độ, năng lực, quản lý, tiếp nhận và áp dụng công nghệ ;

- Mức đầu tư phù hợp với điều kiện kinh tế tại vùng dự án

- Đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao

- Tính bền vững cao

- Mô hình kinh tế dễ thực hiện và có tính lan tỏa cao

- Tạo công ăn, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc chứt

10.4 Năng lực thực hiện dự án :

10.4.1 Cơ quan Chủ trì : Trung tâm Phát triển Nấm ăn & Nấm dược liệu

- Kinh nghiệm quản lý thực hiện : Trong 5 năm gần đây đơn vị đã chủ trì phối hợp thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống Trong đó

có 1 dự án hợp tác quốc tế, các dự án thuộc chương trình nông thôn miền núi, các dự án cấp tỉnh và nhiều dịch vụ đào tạo nghề, tư vấn chuyển giao công nghệ cho các cá nhân, đơn vị trong và ngoài tỉnh

-Năng lực con người : Trung tâm có 1 thac sỹ, 5 kỹ sư,cử nhân kinh tế và 4 cán bộ hành chính

có đầy đủ năng lực để thực hiện thành công dự án

- Năng lực trang thiết bị : Trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại

10.4.2 Cơ quan phối hợp :

- Ủy ban nhân dân xã Hương liên, UBND xã Hương Vĩnh, ủy ban nhân dân huyện Hương Khê rất quan tâm và tạo mọi điều kiện đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho bà con dân tộc

- Bộ đội biên phòng : Luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ bà con dân tộc chứt tham gia sản xuất phát triển kinh tế

10.4.3 Cơ quan chuyển giao công nghệ :

- Viện chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và PTNT bao gồm :

+ Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng Cỏ Ba Vì+ Trung Tâm nghiên cứu Lợn Thụy Phương

- Viện Nghiên cứu rau quả

Đây là những cơ quan có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đầu nghành có trình độ chuyên môn cao, phù hợp với nhóm thực hiện dự án

10.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dự án :

10.5.1 Thuận Lợi :

- Được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, của huyện và của các tổ chức, cá nhân

- Đồng bào dân tộc chứt Bản Rào Tre xã Hương Liên và Bản Giàng II xã Hương Vĩnh chấp hành nghiêm túc các chủ trương chính sách của đảng và pháp luật nhà nước và các quy định của địa phương, sống hòa hợp, không có xung đột sắc tộc xảy ra

Trang 9

- Phong tục tập quán lối sống lạc hậu chưa có ý thức vương lên trong hoạt động sản xuất cũng như đời sống…còn rất yếu kém, còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước và nhà tài trợ.

II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN

11 Mục tiêu:

10.1.Mục tiêu chung:

Nhằm bảo tồn và tiếp tục phát triển đồng bào dân tộc chứt, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần, từng bước xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng dân số, giảm sự chênh lệch về khoảng cách phát triển trong vùng và trên địa bàn, gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng biên giới và cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đến năm 2020, kết cấu hạ tầng phát triển ngang bằng với thôn, bản các dân tộc khác trên cùng địa bàn, giảm thiểu các tác động từ thiên nhiên, hạn chế khai thác rừng, tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái

10.2 Mục tiêu cụ thể :

- Xây dựng được mô hình sản xuất Cam Bù Hương Sơn, Mô hình nuôi lợn bản địa, Mô hình nuôi bò vàng sinh sản quy mô hộ gia đình góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất, áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ trong lai tạo, nuôi trồng từng bước chủ động cung cấp nguồn con giống,cây giống bố mẹ, con thương phẩm có chất lượng cao cho thị trường

- Xây dựng được mô hình sản xuất Cam Bù Hương Sơn : cho 5 hộ, với 1000m2/hộ

- Xây dựng được mô hình nuôi lợn bản địa : cho 15 hộ,quy mô mỗi hộ 20 con/1 hộ/1 lứa

- Xây dựng được mô hình nuôi bò vàng địa phương sinh sản

12 Nội dung thực hiện(nêu những nội dung và các bước công việc cụ thể mà dự án cần triển khai thực hiện để đạt được mục tiêu):

12.1 Chuyển giao công nghệ :

Cơ quan chuyển giao phối hợp với cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án tổ chức triển khai chuyên giao các quy trình như sau :

12.1.1 Đào tạo,tập huấn chuyển giao được tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất Cam Bù Hương Sơn

1- Kỹ thuật làm đất và đào hố trồng

2- Kỹ thuật bón phân

3 - Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

4- Kỹ thuật cắt tỉa tạo hình

5 - Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại

6- Kỹ thuật thu hoạch bảo quản

12.1.2 Đào tạo tập huấn chuyển giao được tiến bộ kỹ thuật trong nuôi lợn bản địa

Trang 10

-:Quy trình thiết kế chuồng trại

1- Quy trình chăn nuôi lợn sinh sản

2- Quy trình chăn nuôi lợn đực giống làm việc,

3- Kỹ thuật chăn nuôi lợn thương phẩm,

4- Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng thú y phòng và trị bệnh cho lợn,

5- công nghệ trồng và chế biến thức ăn xanh làm thức ăn nuôi lợn cho

12.1.3 Đào tạo tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi bò vàng địa phương sinh sản

1- Kỹ thuạt thiết kế chuồng trại,

2-Quy trình kỹ thuật chọn giống,

3-Quy trình kỹ thuật chế biến khẩu phần ăn

12.2.1 Mô hình sản xuất cam bù Hương Sơn:

Thiết kế vườn trồng, cung ứng cây giống, phân bón, kỷ thuật chăm sóc, thu hoạch với quy mô 5 hộ, mỗi hộ 1000 m2 đảm bảo cam sinh trưởng phát triển tốt

Dự kiến hiệu quả kinh tế từ năm thứ 4 thu hoạch là 50 triệu đồng/ hộ/ năm

12.2.2 Mô hình nuôi lợn bản địa:

Thiết kế chuồng nuôi, cung ứng giống, thức ăn bổ sung, ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý chuồng trại,

kỷ thuật chăm sóc

Quy mô dự án hỗ trợ: 15 hộ, 20 con/ hộ/ lứa, mỗi năm 2 lứa trong 2 năm

Dự kiến hiệu quả kinh tế 2 năm đầu có dự án hỗ trợ dự kiến: 100 triệu đồng/ hộ/ năm

Dự kiến hiệu quả khi hộ tự sản xuất: 20 triệu đồng/ hộ/ năm

12.2.3 Mô hình hộ nuôi bò vàng địa phương sinh sản:

Thiết kế chuồng nuôi, cung ứng giống, thức ăn bổ sung, ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý chuồng trại,

kỷ thuật chăm sóc

Quy mô dự án hỗ trợ 15 hộ, 10 cái + 1 đực/ hộ

Dự kiến hiệu quả kinh tế: 50 triệu đồng/ hộ/ năm (từ bán bê con

12.3 Đào tạo, Tập huấn

- Tổ chức tập huấn sản xuất theo phương châm "cầm tay chỉ việc":

+ Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh tập huấn quy trình kỹ thuật trồng cam Bù Hương Sơn cho 5 hộ và 5 cán bộ thuộc bộ đội Biên phòng tỉnh (những người sẻ trực tiếp cầm tay chỉ việc cho các hộ sản xuất)

+ Phối hợp với Viện Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tập huấn quy trình kỷ thuật nuôi lợn bản địa ,nuôi bò vàng địa phương cho 30 hộ và 5 cán bộ thuộc bộ đội Biên phòng tỉnh (những người sẻ trực tiếp cầm tay chỉ việc cho các hộ sản xuất)

12.4 Hoạt động khác:

- Tổ chức 2 cuộc hội thảo, hội nghị nhắm đánh giá hiệu quả, đúc rút bài học kinh nghiệm

- Biên tập tài liệu kỹ thuật, tổ chức các hoạt động truyền thông, xúc tiến thị trường và đề xuất phương án nhân rộng mô hình

13 Giải pháp thực hiện:

Trang 11

Để thực hiện đúng quan điểm mục tiêu và nội dung của dự án đề ra, cần thực hiện cụ thể các giải pháp sau :

13.1 Nguồn giống ban đầu :

- Giống Cam Bù Hương Sơn : < lấy nguồn giống ở đâu>

- Giống Lợn bản địa và Bò vàng địa phương : Phối hợp với Viện Chăn nuôi đặt mua con giống đảm bảo chất lượng

13.2 Giải Pháp đào tạo dự án :

- Tư vấn và chuyển giao công nghệ : Có hợp đồng cụ thể với cơ quan có chức năng kinh nghiệm Hợp đồng ghi rõ trách nhiệm của bên chuyển giao công nghệ : đào tạo tại chỗ và cử người hướng dẫn trực tiếp trong thời gian chỉ đạo xây dựng mô hình thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên tại vùng dự án

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật : Cử 3 cán bộ kỹ thuật của Trung tâm đi tiếp nhận công nghệ tại đơn vị chuyển giao, đào tạo tại chỗ 10 cán bộ là bộ đội biên phòng có nhiệm vụ cầm tay chỉ việc hỗ trợ bà con dân tộc Chứt tham gia mô hình phát triển kinh tế

- Thành lập nhóm nòng cốt tại địa phương kết hợp với bộ đội biên phòng và đào tạo kỹ thuật cho họ từ

đó làm hạt nhân để nhân rộng cho người dân trong vùng

- Tổ chức các cuộc tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ đến người dân

- Đúc kết bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng mô hình để biên tập lại quy trình kỹ thuật đơn giản dễ tiếp thu công nghệ phù hợp với điều kiện vùng dự án, in ấn phát hành đến các hộ dân làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình

- Xây dựng phóng sự truyền hình để thông tin về kết quả của mô hình và hướng dẫn kỹ thuật

13.3 Giải Pháp xây dựng mô hình :

- Chọn địa điểm và hộ tham gia dự án : Để mô hình thành công, dự án cần quan tâm đến công tác chọn vùng sinh thái phù hợp và người dân cũng như địa phương đồng thuận Chọn những hộ có diện tích sản xuất, có tâm huyết, có điều kiện lao động, có khả năng tiếp thu kiến thức để xây dựng mô hình, có nguyện vọng tham gia dự án

- Tổ chức các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ

- Cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng mô hình

- Phối hợp với địa phương và cơ quan chuyển giao công nghệ theo dõi kết quả từ các mô hình, đánh giá hiệu quả đúc rút các bài học kinh nghiệm từ các mô hình để làm cơ sở cho việc triển khai nhân rộng mô hình tại địa phương

- Các hoạt động xây dựng mô hình cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, theo dõi quá trình thực hiện

13.4 Giải pháp đầu tư :

- Dự án đầu tư kỹ thuật, giống , phân bón và một phần chi phí chuồng trại chăn nuôi Các đầu tư của dự

án được công khai minh bạch đối với chính quyền địa phương

- Người dân đầu tư vật tư phụ trợ, công lao động để tổ chức xây dựng mô hình theo hướng dẫn của dự án

13.5 Giải pháp về nguồn vốn :

- Ngân sách sự nghiệp khoa học Trung ương: 8.500 triệu đồng

- Ngân sách sự nghiệp KH&CN địa phương đối ứng: 400 triệu đồng

- Nguồn hợp pháp khác: 100 triệu đồng

Ngày đăng: 08/04/2016, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w