Mục đích, yêu cầu Mục đích Giới thiệu những vấn đề cơ bản về rủi ro của dự án, từ đó chủ động có phương pháp quản lý và xử lý phù hợp với mỗi loại.. - Rủi ro chung: Là rủi ro ảnh hưởng
Trang 1Chương 6
QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN
Trang 2Mục đích, yêu cầu
Mục đích
Giới thiệu những vấn đề cơ bản về rủi ro
của dự án, từ đó chủ động có phương pháp quản lý và xử lý phù hợp với mỗi loại
Yêu cầu
- Nắm được các cách phân loại rủi ro chủ yếu
- Nắm được quá trình và các phương pháp
quản lý và xử lý rủi ro phù hợp với mỗi loại rủi ro
Trang 3Nội dung
I Khái niệm và phân loại rủi ro
II Quá trình quản lý rủi ro
III.Các phương pháp đo lường rủi ro
PM
Trang 4I Khái niệm và phân loại rủi ro
1.1 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là xác suất không hoàn thành các mục tiêu
dự án đã đề ra và hậu quả của nó.
- Rủi ro được đánh giá trên 2 phương diện: Xác suất không hoàn thành mục tiêu và ảnh hưởng của việc
không hoàn thành mục tiêu
- Rủi ro cũng có thể được đánh giá trên 2 phương diện khác: Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa Ví dụ: Một cái hố sâu trên đường là nguyên nhân, việc
đặt biển cảnh báo là biện pháp phòng ngừa.
- Rủi ro càng cao thì xác suất không hoàn thành dự
án càng cao và ngược lại.
Trang 61.2 Phân loại rủi ro
1.2.1 Theo phạm vi
- Rủi ro theo ngành dọc (RR cá biệt): Là rủi ro ảnh
hưởng đến từng khâu, từng bộ phận riêng biệt trong hoạt động đầu tư Đây là rủi ro có thể giảm thiểu
bằng cách đa dạng hóa đầu tư.
- Rủi ro chung: Là rủi ro ảnh hưởng đến tất cả các
khâu, các bộ phận trong hoạt động đầu tư, như:
Chính sách kinh tế - tài chính của Chính phủ, chính sách tiền tệ, lãi suất, các loại thuế…Chủ đầu tư
thường phải chấp nhận.
Trang 71.2.2 Theo tính chất tác động
- Rủi ro thuần túy: Là rủi ro dẫn đến những tổn
thất cho dự án và cho xã hội, không ai được
hưởng lợi trực tiếp khi xẩy ra rủi ro, như: do
thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn giao thông…
- Rủi ro suy tính: Là rủi ro do dự báo sai hoặc
đưa ra các quyết định sai lầm Khi xuất hiện
loại rủi ro này, có thể chủ đầu tư bị thua thiệt nhưng một số khác lại được lợi, như: Đầu tư chứng khoán
Trang 81.2.3 Theo bản chất
- Rủi ro tự nhiên: Là rủi ro mang tính chất tự
nhiên, chủ đầu tư không thể đề phòng được
mà thường là chấp nhận khi rủi ro xẩy ra, như: Rủi ro do thời tiết
- Rủi ro về công nghệ và tổ chức: Là rủi ro do
công nghệ lạc hậu và tổ chức quản lý thiếu
chặt chẽ và khoa học
- Rủi ro về kinh tế - tài chính: Là rủi ro do các
yếu tố kinh tế - tài chính của nền kinh tế và thế giới gây ra cho dự án, như: Khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, lạm phát, chênh lệch tỷ giá…
Trang 9- Rủi ro về chính trị - văn hóa – xã hội: Là
những rủi ro do các yếu tố về chính trị, văn
hóa, xã hội gây ra cho dự án, như: Sự bất ổn
về chính trị, sự khác biệt về phong tục, tập
quán, lối sống…
- Rủi ro về thông tin: Là những rủi ro do nhận
định về thông tin sai mà dẫn đến những quyết định sai lầm cho dự án
1.2.4 Theo nơi phát sinh
- Rủi ro nội sinh: Là những rủi ro phát sinh từ
những nguyên nhân thuộc bản thân dự án,
như: Quy mô, tính chất phức tạp, mới lạ của dự án
Trang 10- Rủi ro ngoại sinh: Là những rủi ro phát sinh
từ những nguyên nhân bên ngoài dự án, như:
Sự thay đổi chính sách, biến động của thị
trường, ảnh hưởng của thiên tai…
1.2.5 Theo mức độ khống chế rủi ro
- Rủi ro không thể khống chế được (bất khả
kháng): Là những rủi ro nằm ngoài tầm khống chế của con người, như: Rủi ro do thiên tai
- Rủi ro có thể khống chế được: Là những rủi
ro mang tính chủ quan của dự án và chủ đầu tư
có thể lường trước được, như: Công nghệ, tổ chức, quy mô, tính chất phức tạp của dự án…
Trang 111.2.6 Theo giai đoạn đầu tư
- Rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Là những rủi ro do quyết định đầu tư sai và
sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn sau của dự án
- Rủi ro trong giai đoạn thực hiện đầu tư:
Là những rủi ro phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án có thể không như dự
tính làm tăng chi phí và kết quả sai khác với
dự định ban đầu
- Rủi ro trong giai đoạn khai thác dự án: Là
kết quả của rủi ro hai giai đoạn trên và rủi ro trực tiếp của giai đoạn này
Trang 121.2.7 Theo khả năng lượng hóa
- Rủi ro có thể lượng hóa: Là rủi ro có thể thiết
lập được quy luật phân phối xác suất xuất hiện của sự kiện hoặc đại lượng nào đó dựa vào
nghiên cứu số liệu thực tế của các kỳ trước
- Rủi ro không thể lượng hóa: Là rủi ro mà sự
xuất hiện của nó không tuân theo một quy luật nào hoặc chưa có đủ thông tin để xác lập quy
luật biến động của nó
Trang 131.2.8 Theo khả năng bảo hiểm
Rủi ro không thể bảo hiểm: Là rủi ro khi
người ta chủ động đặt mình vào tình huống
ấy nhằm đánh đổi lấy một cơ hội lớn hơn như: Xổ số, cá cược, cờ bạc
Rủi ro có thể bảo hiểm: Các rủi ro không
thuộc loại kể trên về cơ bản đều có thể bảo hiểm, tuy mức độ khó, dễ có khác nhau
Trang 141.3 Quản lý rủi ro
Khái niệm: Là quá trình xác định và nhận dạng, phân tích và đánh giá mức độ của các rủi ro, đề ra các giải pháp để hạn chế khả năng xuất hiện cũng như giảm thiểu mức độ thiệt hại khi nó xảy ra.
Quản lý rủi ro bao gồm các hoạt động chủ yếu sau
đây:
- Nhận dạng rủi ro
- Phân tích, đánh giá mức độ rủi ro
- Theo dõi, kiểm soát rủi ro
- Dự kiến các giải pháp để ngăn ngừa hoặc hạn chế
ảnh hưởng của rủi ro
Quản lý rủi ro mang tính chủ động ngăn ngừa chứ
không phải là phản ứng thụ động.
Trang 15Tác dụng của quản lý rủi ro
Giúp chủ đầu tư chủ động ngăn chặn rủi ro,
hạn chế tổn thất, nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư
Góp phần nâng cao tính khả thi của dự án
Góp phần nâng cao uy tín, sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Giúp hạn chế những thiệt hại chung trong
toàn xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực của nền kinh tế vào các hoạt động đầu tư
Đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và trong giới hạn chi phí cho phép
Trang 16II Quá trình quản lý rủi ro
2.1 Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro
Khái niệm: Kế hoạch quản lý rủi ro là chương trình
hành động chi tiết để quản lý các rủi ro liên quan đến
quản lý rủi ro.
Trang 17Nội dung chủ yếu của kế hoạch
quản lý rủi ro
- Xác định những rủi ro liên quan đến dự
án và khả năng tác động xấu, gây thiệt hại đối với dự án
- Xác định khả năng ngăn chặn rủi ro và
các biện pháp ứng phó với các rủi ro của
dự án
- Dự tính nguồn lực, chi phí để đối phó với rủi ro
Trang 182.2 Nhận dạng rủi ro
Khái niệm: Là xác định và liệt kê tất cả các rủi ro tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến dự án trong tất cả các giai đoạn.
Những công cụ và kỹ thuật nhận biết rủi ro chủ yếu là:
- Phát huy trí tuệ tập thể: Có nghĩa là “cơn bão trí tuệ”, được hiểu là sử dụng trí tuệ của tập thể để giải quyết vấn đề.
- Sử dụng bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp để
điều tra và thu thập dữ liệu của các chuyên gia.
- Phân tích mạnh-yếu; thời cơ-nguy cơ của dự án trước các rủi ro có thể xẩy ra.
Trang 192.3 Phân tích, đánh giá rủi ro
Khái niệm: Là việc xác định xác suất xuất hiện rủi ro
và những thiệt hại mà rủi ro có thể mang lại
Có thể phân tích, đánh giá rủi ro bằng phương pháp định tính và định lượng
- Phương pháp định tính: Rủi ro được sắp xếp và phân loại theo từng nhóm có mức độ cao, trung bình, thấp Nhằm đánh giá tác động đến từng bộ phận cũng như toàn bộ dự án.
- Phương pháp định lượng: Là sử dụng các phương
pháp toán, thống kê, tin học để ước lượng rủi ro về chi phí, thời gian, nguồn lực Trên cơ sở đó xác định mức
độ tác động và tổn thất xẩy ra đối với dự án.
Trang 20 Phân tích rủi ro được thực hiện trên cơ sở
các thông tin chi tiết thu được từ các nguồn:
- So sánh với các dự án tương tự
- Nghiên cứu các bài học kinh nghiệm thực tế
- Các thử nghiệm và mô phỏng
- Các phân tích độ nhạy của dự án v.v
Các thiệt hại do rủi ro bao gồm:
- Thiệt hại trực tiếp: Là những thiệt hại trực
tiếp về vật chất mà dự án phải gánh chịu do các nguyên nhân khác nhau gây ra
Trang 21- Thiệt hại gián tiếp: Là những thiệt hại do ảnh hưởng xấu đến những hoạt động
liên quan của dự án
- Thiệt hại trách nhiệm: Là những khoản tiền phạt hoặc bồi thường mà dự án phải gánh chịu do rủi ro gây ra
PM
Trang 222.4 Thực hiện quản lý rủi ro
Bao gồm: Lựa chọn các phương pháp xử lý rủi ro; xác định các cá nhân hoặc bộ phận chịu trách nhiệm; dự kiến các chi phí cần thiết và tiến độ thực hiện các
công việc
Khi lựa chọn phương pháp xử lý rủi ro cần tính đến
các nhân tố chủ yếu sau đây:
- Số lượng và chất lượng các thông tin hiện có về yếu
tố gây ra rủi ro và những thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra.
- Các thông tin về khả năng xuất hiện rủi ro.
- Những thiệt hại mà dự án có thể phải gánh chịu từ việc chấp nhận rủi ro.
- Sự tồn tại những phương án thay thế Quãng thời gian rủi ro xuất hiện.
Trang 23bằng những yếu tố có rủi ro thấp)
Được sử dụng khi có nhiều sự lựa chọn cho một tình huống và hậu quả mà rủi ro đem lại lớn và khó khắc phục
Đòi hỏi phân tích những đánh đổi giữa các
phương án
Trang 24- Tuy nhiên, phải xác định những khoản dự trữ
về nguồn lực và thời gian cần thiết để đối phó với những vấn đề phát sinh khi xuất hiện rủi
ro
- Phương pháp này đặc biệt thích hợp với các tình huống khi nguy cơ rủi ro thấp hoặc thậm chí cao nhưng mức độ thiệt hại nhỏ
Trang 252.5.3 Kiểm soát rủi ro
các nguyên nhân dẫn đến rủi ro mà chỉ
tìm cách giảm nhẹ rủi ro, giảm xác suất
xuất hiện rủi ro cũng như giảm những
thiệt hại mà rủi ro mang lại
hướng này cần phân tích để lựa chọn
được giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo
tương quan hợp lý giữa rủi ro, chi phí và tiến độ dự án.
Trang 262.5.4 Giảm nhẹ rủi ro
Khái niệm: Là việc giảm bớt ảnh hưởng một
sự kiện rủi ro bằng việc cắt giảm những gì có thể khi sự cố xẩy ra
Trang 272.5.5 Ngăn ngừa thiệt hại
Khái niệm: Là việc áp dụng các biện pháp
ngăn chặn các thiệt hại có thể xẩy ra đối với
dự án
Vì vậy, cần phải:
- Nhận dạng, đánh giá mức độ thiệt hại có thể xẩy ra
- Xác định các nguyên nhân dẫn đến thiệt hại
- Dự kiến các biện pháp phù hợp để ngăn
ngừa thiệt hại, giảm tổn thất đối với dự án
Trang 282.5.6 Chuyển dịch rủi ro
Khái niệm: Là việc phân bố lại rủi ro từ bộ phận này sang bộ phận khác của dự án
nhằm làm cho rủi ro tổng thể của dự án giảm
đi hoặc chuyển dịch rủi ro sang phía các
khách hàng hoặc người bán hàng
Cần chấp nhận đánh đổi giữa rủi ro với lợi ích, chi phí
Trang 292.5.7 Bảo hiểm
Thực chất là chuyển dịch rủi ro theo hợp
đồng
Góp phần làm giảm rủi ro vì các Công ty
bảo hiểm thường áp dụng những giải pháp tích cực để ngăn chặn nguy cơ xảy ra rủi ro
Đặc biệt thích hợp với những rủi ro mà xác suất xuất hiện thấp nhưng thiệt hại là nghiêm trọng khi rủi ro xảy ra
Trang 302.5.8 Tự bảo hiểm
Đây là biện pháp thay thế việc phải mua bảo hiểm trên thị trường bằng cách tự bảo hiểm cho mình
Các doanh nghiệp lớn, đủ mạnh về tài chính lập một quỹ riêng để đáp ứng những tổn thất nếu xẩy ra rủi ro
Trang 31III Các phương pháp đo lường rủi ro
cây
Trang 323.1 Phương pháp phân tích xác suất
Khái niệm: Là việc đánh giá tổng hợp hai
yếu tố xác suất xuất hiện rủi ro và ảnh hưởng của rủi ro thông qua việc tính toán mức thiệt hại kỳ vọng và từ đó đánh giá về mức độ rủi
ro
Mức thiệt hại kỳ vọng được xác định theo
công thức sau:
Trong đó: Xi: Mức thiệt hại xảy ra trong tình huống i
Pi: Xác suất xuất hiện tình huống i (i=1÷n)
Trang 333.2 Phương sai và hệ số biến thiên
Phương sai: Là trung bình cộng của bình phương các độ lệch giữa lượng biến với số trung bình của lượng biến đó, theo công thức:
Trong đó: pi: Xác suất xuất hiện tình huống i (i=1÷n)
xi: Các giá trị có thể nhận của biến cố x : Giá trị trung bình của biến cố x
Phương sai của dự án càng lớn thì độ rủi ro càng cao và ngược lại
Có thể sử dụng độ lệch chuẩn (căn bậc hai của
σ σ
=
Trang 34Hệ số biến thiên
Hệ số biến thiên cho biết mức độ rủi ro tính trên một đơn vị gía trị trung bình của biến cố
Công thức tính hệ số biến thiên:
Hệ số biến thiên của dự án càng lớn thì độ rủi ro càng cao và ngược lại
Hệ số biến thiên đã phản ánh được sự ảnh hưởng đồng thời của cả độ lệch chuẩn và
giá trị trung bình của biến cố
cv
X
σ
=
Trang 353.3 Phân tích độ nhạy của dự án
Cho các thông số của dự án dao động theo chiều hướng xấu và xem xét ảnh hưởng của dao động đó đối với mục tiêu đề ra của dự án.
- Trường hợp những dao động với mức độ nhỏ đã
làm cho mục tiêu không thực hiện được (độ nhạy
cao), thì hoạt động đó được xem là có độ rủi ro cao
- Ngược lại, nếu các điều kiện thay đổi đáng kể (lớn) nhưng mục tiêu đặt ra vẫn thực hiện được (độ nhạy thấp), thì độ rủi ro của hoạt động là thấp
- Qua hai trường hợp trên, cho thấy dự án nhạy cảm với yếu tố nào nhất để tập trung quản lý và xử lý đối với các yếu tố này, nhằm hạn chế thiệt hại.
Trang 363.4 Phân tích quyết định sử dụng
sơ đồ hình cây
Quá trình ra quyết định tại bất cứ giai đoạn
nào cũng tồn tại nhiều sự lựa chọn và mỗi sự lựa chọn sẽ dẫn đến những kết quả khác
Bản chất của phương pháp này là sử dụng
tổng hợp phương pháp phân tích xác suất
Trang 37Ví dụ về sử dụng sơ đồ hình cây