Lý do chọn đề tài Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Mọi người có quyền khiếu
Trang 1Lời mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận
trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, các nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân” Đây là phương thức
thể hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân và là một trong những phương thứcthực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với Nhà nước Trong những năm gầnđây, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có những diễn biến phức tạp, đặc biệttrong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước Khiếu nại, tố cáo hành chính củacông dân phát sinh ở hầu khắp các địa phương và có chiều hướng gia tăng, tínhchất ngày càng phức tạp Giải quyết khiếu nại, tố cáo là nghĩa vụ, trách nhiệm củacác cơ quan nhà nước Việc giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo góp phần ổn định tìnhhình chính trị, xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển Từ trước đến nay, Đảng và Nhànước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và
đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản pháp luật về vấn đề này Với việcban hành các văn bản pháp luật đó đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc và tạo điều kiệnthuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và làm cơ sở cho các cơquan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Qua tìm hiểu sơ bộ tình hình khiếu nại, tố cáo hành chính ở tỉnh Lai Châu thờigian vừa qua đã đạt được những kết quả nhất định như việc giải quyết các vụ việckhiếu kiện đã được tập trung xem xét; quá trình giải quyết cơ bản đảm bảo côngkhai, dân chủ, đúng đường lối của Đảng và Nhà nước và phù hợp với tình hìnhthực tế của địa phương Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hìnhkhiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp và công tác giải quyết vẫn còn hạn chế,hiệu quả giải quyết có nơi, có vụ việc không cao gây bức xúc trong nhân dân: từ
Trang 2năm 2011 tới nay toàn tỉnh tiếp nhận hơn 4000 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiếnnghị, phản ánh và số đơn thư khiếu kiện vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng; tìnhtrạng khiếu kiện đông người, khiến kiện vượt cấp vẫn còn xảy ra; việc giải quyếtđơn thư của người dân còn lúng túng, chưa kịp thời, chưa dứt điểm gây bức xúctrong nhân dân thậm chí người dân còn tiếp tục khiếu kiện; năng lực của cán bộ,công chức trong thực thi công vụ, tham mưu giải quyết công việc còn chưa đạt yêucầu Nếu như tình hình khiếu nại, tố cáo mà vẫn còn tiếp tục gia tăng cùng vớiviệc giải quyết đơn thư của người dân không được triệt để, vẫn tiếp tục yếu kém thì
sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của
tỉnh Lai Châu Do đó em lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở địa bàn tỉnh Lai Châu” với mong muốn đưa ra một số
giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở tỉnhLai Châu trong thời gian tới phù hợp với quan điểm của Đảng về một nhà nước củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về khiếu nại, tố cáo hành chính, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo hành chính; thực tiễn giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính trênđịa bàn tỉnh Lai Châu để đề xuất ra những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giảiquyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở tỉnh Lai Châu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật vềkhiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính nóichung; không nghiên cứu những lĩnh vực khiếu nại, tố cáo hành chính đặcthù và những vụ việc cụ thể Bên cạnh đó, nghiên cứu và đánh giá thực trạnghiệu giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở tỉnh Lai Châu đồng thờinghiên cứu, tìm hiểu một số tạp chí khoa học về khiếu nại, tố cáo hành chính
Trang 3để đưa ra những kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại,
tố cáo hành chính ở tỉnh Lai Châu
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính trênđịa bàn tỉnh Lai Châu
4 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu pháp luật khiếu nại, tố cáo; thuthập, nghiên cứu các báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chínhcủa tỉnh Lai Châu từ năm 2011 đến năm 2014; sử dụng phương pháp thống kê,phân tích, tổng hợp, so sánh; tham khảo một số tạp chí khoa học như Tạp chíThanh tra, Tạp chí Luật học ; nghiên cứu một số đề tài khoa học cấp cơ sở, đề tàiThạc sỹ
Trang 4Danh mục các chữ cái viết tắt
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 5Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về giải quyết khiếu nại, tố cáo
hành chính
1.1 Khiếu nại, tố cáo hành chính
1.1.1 Khái niệm khiếu nại, tố cáo hành chính
1.1.1.1 Khái niệm khiếu nại hành chính
Khiếu nại là một hiện tượng xã hội được quan niệm và hiểu theo nhiều góc
độ khác nhau Theo tiếng Latinh, khiếu nại (complaint) nghĩa là phàn nàn, phảnứng, bất bình của một người nào đó đối với một vấn đề liên quan đến lợi ích củamình Theo sách “3450 thuật ngữ pháp lý phổ thông” do Luật gia Nguyễn NgọcĐiệp biên soạn, xuất bản năm 2009 định nghĩa: “Khiếu nại là việc yêu cầu cơ quannhà nước, tổ chức xã hội hoặc người có chức vụ giải quyết việc vi phạm các quyềnhoặc lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại hay người khác” Trong cuốn
“Từ điển Tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên (2002) đã thu thập và giải nghĩanhững từ ngữ cơ bản và thông dụng nhất trong tiếng Việt hiện đại có giải thích:
“Khiếu nại là thắc mắc, đề nghị, xem xét lại những kết luận, quyết định do cấp cóthẩm quyền đã làm, đã chuẩn y”
Về góc độ xã hội, khiếu nại là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội; đó
là sự phản ứng có tính tự nhiên của một người đối với hành vi của người khác khi
họ cho rằng hành vi đó không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sốngcộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình Nói chung, khiếu nại làphương tiện để yêu cầu các thiết chế xã hội bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bịxâm phạm Về góc độ này thì khiếu nại phản ánh hiện tượng vi phạm những quytắc của xã hội, của cộng đồng và xã hội cần phải có phương thức giải quyết
Về góc độ chính trị - pháp lý, khiếu nại là một quyền tự do, dân chủ quantrọng của công dân được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện bởi bộ máy nhànước Quyền khiếu nại được coi là “quyền để bảo vệ quyền”, là công cụ pháp lý đểcông dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình, nghĩa là “khiếu nại được sử dụng khi
Trang 6quyền chủ thể của bản thân công dân khiếu nại hoặc của người do mình bảo hộ bị
vi phạm do quyết định hoặc hành vi trái pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nướccủa các cơ quan nhà nước hoặc nhân viên nhà nước” Trong mối quan hệ giữa nhànước và công dân thì khiếu nại là một hình thức công dân hướng đến các cơ quannhà nước hay tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang khi có quyết định hayhành vi xâm phạm tới quyền, lợi ích của mình Khiếu nại là phương tiện để côngdân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, phản ánh giá trị của nền dân chủ của mộtquốc gia
Trong mối quan hệ nhà nước – chủ thể quản lý với công dân – đối tượngquản lý thì khiếu nại là sự phản ứng của đối tượng quản lý với chủ thể quản lý vềhoạt động quản lý của Nhà nước, của nhân viên Nhà nước Do đó, khiếu nại làkênh thông tin ngược của đối tượng quản lý với chủ thể quản lý về những tồn tạikhuyết điểm của hệ thống quản lý nhà nước Thông qua khiếu nại và giải quyếtkhiếu nại, Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy và hoàn thiện hoạtđộng quản lý của mình Khiếu nại là một kênh thông tin có giá trị chân thực, kháchquan phản ash hoạt động của bộ máy nhà nước Do đó, khiếu nại còn được coi làcông cụ để công dân và các thiết chế chính trị - xã hội giám sát việc thực thi quyềnlực nhà nước của các cơ quan nhà nước
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước, khiếu nại gắn liền với thuật ngữ khiếu nạihành chính Từ điển Bách Khoa Việt Nam đưa ra quan niệm: “Khiếu nại hànhchính là việc cá nhân hay tổ chức đề nghị cơ quan hành chính nhà nước xem xét,sửa chữa một hành vi hay một quyết định hành chính mà hộ cho là hành vi vàquyết định đó không dúng pháp luât, gây thiệt hại, hoặc sẽ gây thiệt hại đến quyền,lợi ích hợp pháp của họ”
Tuy vậy, mức giới hạn chủ thể của khiếu nại hành chính là cá nhân hay tổchức như trên là cách tiếp cận theo hướng liệt kê, chưa bao hàm hết các chủ thểchịu sự tác động của các quyết định hành chính, hành vi hành chính Trong thực tế,
Trang 7các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức cũng có quyền và lợi ích có thể bị xâmhại từ phiacs các cơ quan nhà nước; do đó, nếu chỉ coi quyền khiếu nại hành chínhgắn với tổ chức và cá nhân thì chư đủ bao quá Mặt khác quan niệm khiếu nại là
“đề nghị” chưa thể hiện hết tính dân chủ trong quan hệ giữa cơ quan hành chínhnhà nước với chủ thể là đối tượng chịu sự quản lý nhà nước
Theo Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 đã đưa ra khái niệm như sau: “Khiếunại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luậtnày quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâmphạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
Vì vậy, để đảm bảo tính bao quát và tính dân chủ, trong cuốn “Khiếu nại, tốcáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Việt Nam hiện nay”của Viện khoa học thanh tra do NXB chính trị - hành chính phát hành năm 2012đưa ra khái niệm khiếu nại hành chính như sau: “Khiếu nại hành chính là việc đốitượng (cơ quan, tổ chức, cá nhân) chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hànhchính, hành vi hành chính yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan hành chính hà nước,người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước xem xét lại các quyếtđịnh hành chính, hành vi hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hànhhoặc thực hiện khi cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó khônghợp pháp, hợp lý, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”
1.1.1.2 Khái niệm tố cáo hành chính
Tố cáo là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội Tố cáođược quan niệm khác nhau tùy theo từng mức độ, phạm vi, đối tương tố cáo Theonghĩa chung nhất, tố cáo là “vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước cơ quan pháp luậthoặc trước dư luận” Như vậy, tố cáo chính là sự phản ứng của xã hội trước những
Trang 8hành vi sai trái nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cánhân và bảo đảm trật tự xã hội Tố cáo là nguồn thông tin quan trọng để cơ quannhà nước có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm và kêu gọi sựđồng thuận của xã hội ngăn chặn, đẩy lùi hành vi đó Xuất phát từ trách nhiệm củacác chủ thể của quyền tố cáo rất rộng, có thể bao gồm cả cơ quan, tổ chức, cá nhânkhi phát hiện bất kỳ hành vi sai trái nào xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp phápcủa người khác và của mình Bảo đảm trật tự xã hội nói chung và trật tự pháp luậtnói riêng được thực hiện bởi nhiều cơ chế khác nhau Trong quản lý xã hội, Nhànước rất cần có thông tin phản ánh kịp thời để xử lý những sai phạm xâm hại đếntrật tự quản lý Vì vậy, Nhà nước khuyến khích công dân và xã hội cung cấp nhữngnguồn tin này Với những mức độ khác nhau, những thông tin thuộc thẩm quyềntiếp nhận và xử lý của cơ quan khác nhau.
Dưới góc độ pháp lý, tố cáo là quyền của công dân phát hiện với cơ quannhà nước có thẩm quyền các quyết định, hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổchức hoặc cá nhân đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhànước, của tập thể, quyền và lợi ích của công dân nói chung, kể cả không gây thiệthại trực tiếp cho công dân thực hiện việc tố cáo Thực tế cho thấy, có nhiều thôngtin về những hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội, có thông tin về việc xâmphạm tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người khác, thông tin về xâmphạm trật tự quản lý xã hội, thông tin về sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ công
vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, Điều đó đòi hỏi phải có sự phân nhóm các chủthể có thẩm quyền giải quyết
Để phân biệt các loại tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quankhác nhau, thời gian gần đây đã xuất hiện một thuật ngữ mới là tố cáo hành chính.Hiện nay, khái niệm tố cáo hành chính chưa được thể hiện trong công trình nghiêncứu cũng như một văn bản pháp luật nào Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn củacông tác giải quyết tố cáo những năm qua thì tố cáo hành chính tạm được dùng
Trang 9như là một từ để chỉ các tố cáo về vi phạm pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chứctrong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và thuộc phạm vi trách nhiệm của các cơquan hành chính nhà nước.
Theo Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 quy định: “Tố cáo là việc công dân theothủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết
về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hạihoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân, cơ quan, tổ chức”
Vì vậy, trong cuốn “Khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tốcáo hành chính ở Việt Nam hiện nay” của Viện khoa học thanh tra do NXB chínhtrị - hành chính phát hành năm 2012 đưa ra khái niệm tố cáo hành chính như sau:
“Tố cáo hành chính là việc công dân báo cho cơ quan hành chính nhà nước, người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước biết hành vi của cơ quan, tổchức, cs nhân nào đó khi cho rằng hành vi đó vi phạm pháp luật cần phải ngănchặn, xử lý kịp thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của xã hội
và của công dân”
1.1.2 Chủ thể và đối tượng của khiếu nại, tố cáo hành chính
1.1.2.1 Chủ thể và đối tượng của khiếu nại hành chính
a Chủ thể của khiếu nại hành chính
Với quan niệm như trên, chủ thể của khiếu nại hành chính rất rộng, bao gồmtất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có mối quan hệ về quyền và lợi ích với cơ quanhành chính nhà nước trong quản lý nhà nước, tức là mối quan hệ chấp hành – điềuhành Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhânđược xác lập trên cơ sở thỏa thuận như hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế thìkhông thể phát sinh khiếu nại hành chính
Ở góc độ quản lý hành chính nhà nước, quyền khiếu nại được pháp luật hànhchính ghi nhận là quyền của bất kỳ công dân, tổ chức nào tham gia vào quan hệ
Trang 10pháp luật hành chính bị ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp bởiquyết định hành chính, hành vi hành chính Như vậy, nếu quyền khiếu nại là quyềncủa mọi công dân thì quyền khiếu nại hành chính là quyền của các cá nhân, tổ chứcchịu sự ràng buộc trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính Tức là,chủ thể có quyền khiếu nại hành chính là những cá nhân, cơ quan, tổ chức cóquyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một quyết định hành chính,hành vi hành chính nào đó.
Như vậy, chủ thể có quyền khiếu nại hành chính bao gồm: công dân ViệtNam, người nước ngoài, người không quốc tịch, cơ quan nhà nước, tổ chức cóquyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành
vi hành chính Đây là những chủ thể được pháp luật hành chính ghi nhận khả năngđược định đoạt việc thực hiện quyền khiếu nại hành chính hay không thực hiệnquyền khiếu nại hành chính
b Đối tượng khiếu nại hành chính
Nhìn chung, đối tượng khiếu nại hành chính là các quyết định, hành vi hànhchính của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền quản lý khi các chủ thể chorằng các quyết định, hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình Một loạiquyết định hành chính có tính chất đặc biệt cũng được quy định triêng khi có khiếunại, đó là quyết định kỷ luật cán bộ, công chức Quyết định kỷ luật cán bộ, côngchức là quyết định bằng văn bản nhằm áp dụng một trong các hình thức kỷ luật làkhiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc đối vớicán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật
về cán bộ, công chức Kỷ luật là chế tài hành chính áp dụng đối với cán bộ, côngchức khi họ vi phạm trách nhiệm công vụ của mình Do quyết định kỷ luật sẽ ảnhhưởng đến quyền lợi của cán bộ, công chức nên pháp luật cho phép người bị kỷluật có quyền khiếu nại quyết định đó Với quan niệm quyết định kỷ luật là quyết
Trang 11định hành chính, pháp luật về khiếu nại chủ yếu quy định về khiếu nại quyết địnhhành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật với cán bộ, công chức.
Theo khoản 8, khoản 9, khoản 10 Điều 2 Luật Khiếu nại giải thích như sau:
- Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặcngười có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyếtđịnh về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nướcđược áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (Khoản 8Điều 2)
- Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính thực hiện hoặc không thực hiệnnhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (Khoản 9 Điều 2)
- Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan,
tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, côngchức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức (Khoản 10 Điều 2)
Như vậy, đối tượng của khiếu nại hành chính bao gồm 2 loại:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhànước
- Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức
1.1.2.2 Chủ thể và đối tượng của tố cáo hành chính
cá nhân Điều đó không loại trừ việc nhiều người tố cáo về cùng một nội dung
Trang 12Trong trường hợp này sẽ có quy định về việc cử người đại diện tố cáo với cơ quannhà nước có thẩm quyền.
b Đối tượng của tố cáo hành chính
Đối tượng của tố cáo nói chung là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơquan, tổ chức, cá nhân nào xâm phạm hoặc có khả năng xâm phạm đến trật tự quản
lý nhà nước, mà biểu hiện trên thực tế là gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợiích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thuộctrách nhiệm quản lý của cơ quan hành chính nhà nước Hành vi bị tố cáo có thể ảnhhưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo hoặc có thể khôngảnh hưởng trực tiếp Nếu hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến người
tố cáo thì cấp độ sai phạm và nguy cơ của hậu quả xảy ra thường cao hơn, mức độ
vi phạm pháp luật nghiêm trọng hơn so với nội dung khiếu nại và hành vi đóthường không thuộc phạm vi thực hiện nhiệm vụ công vụ Đây cũng là đặc điểm
cơ bản để phân biệt khiếu nại và tố cáo
Như vậy, có thể quan niệm rằng đối tượng của tố cáo hành chính là hành vi
vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hệ thống hànhchính hoặc ngoài hệ thống hành chính nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết của cơquan hành chính nhà nước
1.1.3 Đặc điểm, vai trò của khiếu nại, tố cáo hành chính
a Đặc điểm của khiếu nại, tố cáo hành chính
Khiếu nại, tố cáo hành chính về bản chất là việc cá nhân, cơ quan, tổ chứcthực hiện quyền của mình Vì vậy, khiếu nại, tố cáo hành chính có những đặc điểmsau:
Thứ nhất: khiếu nại, tố cáo hành chính là quyền chính trị - pháp lý Quyền
khiếu nại, tố cáo hành chính của công dân thường được mang tính hiến định trongcác Hiến pháp – văn bản chính trị tuyên bố cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
và các mối quan hệ chính trị cơ bản nhất trong xã hội Bản thân việc quy định này
Trang 13đã thể hiện quyền khiếu nại, tố cáo hành chính mang tính chính trị - pháp lý cao.Tính pháp lý còn thể hiện rõ nét qua việc Nhà nước ban hành pháp luật điều chỉnhviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính giữacông dân với cơ quan hành chính nhà nước Do tính phức tạp của hoạt động quản
lý hành chính nhà nước mà việc ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo hành chínhkhông thể quy định tại một đạo luật Hơn nữa, những nội dung quản lý hành chínhnhà nước khác nhau có nhiều điểm đặc thù riêng nên quyền khiếu nại, tố cáo hànhchính của công dân được pháp luật hành chính quy định cụ thể, chi tiết ở mỗi lĩnhvực quản lý hành chính nhà nước nhất định Các quy định này dù được quy định ởcác văn bản khác nhau nhưng đều khẳng định rằng: khi tham gia vào quan hệ phápluật hành chính, các cá nhân được Nhà nước bảo đảm để thực hiện quyền khiếunại, tố cáo hành chính Quyền khiếu nại, tố cáo hành chính cùng với các quyềnkhác của cá nhân là yếu tố không thể thiếu khi xác lập địa vị pháp lý của công dânkhi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính
Thứ hai: khiếu nại, tố cáo hành chính được bảo đảm thực hiện bởi Nhà nước
và hệ thống giám sát từ bên trong và bên ngoài Việc quy định các cá nhân, cơquan, tổ chức có quyền khiếu nại hành chính cũng đòi hỏi Nhà nước thiết lập cơchế giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính Đó là hệ thống cơ quan có thẩm quyềngiải quyết và trình tự giải quyết các khiếu nại, tố cáo hành chính được pháp luậtquy định Ngoài ra, để việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo hành chính đúng phápluật, Nhà nước còn tạo lập cơ chế giám sát hoạt động khiếu nại, tố cáo hành chính,bao gồm sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tratrách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính và sự giám sát của xã hội
Thứ ba: khiếu nại, tố cáo hành chính được thực hiện theo thủ tục hành chính.
Thủ tục pháp lý về khiếu nại, tố cáo hành chính của công dân là trình tự bắt buộccác chủ thể tham gia quan hệ khiếu nại hành chính phải tuân thủ để tạo nên sựthống nhất và hiệu quả
Trang 14b Vai trò của khiếu nại, tố cáo hành chính
Khiếu nại, tố cáo hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chínhnhà nước, trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổchức, cơ quan Trước hết, thông qua việc khiếu nại, tố cáo hành chính, cá nhân, cơquan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự xâm hại (hoặckhả năng bị xâm hại) bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính và nhữnghành vi vi phạm trái pháp luật Bên cạnh đó, khiếu nại, tố cáo hành chính được coi
là bộ phận không thể thiếu trong quản lý hành chính nhà nước Vai trò của khiếu,
tố cáo nại hành chính được thể hiện trên các khía cạnh cụ thể sau:
Thứ nhẩt: thông qua khiếu nại, tố cáo hành chính, hiện tượng lạm quyền,
hiện tượng vi phạm của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xâmphạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức được hạn chế.Nói cách khác, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo hành chính là một trong nhữngphương thức để các cá nhân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích khác củamình khi bị xâm hại trong lĩnh vực quản lý nhà nước
Thứ hai: khiếu nại, tố cáo hành chính là hình thức dân chủ, qua đó nhân dân
tham gia vào quản lý hành chính nhà nước, từ đó cán bộ, công chức có ý thức nângcao tinh thần trách nhiệm và trình độ chuyên môn hơn, góp phần xây dựng bộ máyhành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh Trong quá trình giải quyết khiếu nại,
tố cáo hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể phát hiện ra những hạn chế,thiếu sót trong quá trình quản lý, thậm chí cả những hành vi vi phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước Nhữnghạn chế, thiếu sót và vi phạm được phát hiện qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tốcáo hành chính cũng là cơ sở để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý nhànước, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh
Thứ ba: khi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo hành
chính, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước có thêm thông tin phản hồi quan
Trang 15trọng từ đối tượng quản lý Qua những kênh thông tin đó, Nhà nước xem xét, đánhgiá sự phù hợp của các chính sách, pháp luật đã được ban hành để có những sửađổi, bổ sung kịp thời.
1.2 Giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính
1.2.1 Khái niệm giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính
1.2.1.1 Khái niệm giải quyết khiếu nại hành chính
Hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính là hoạt động của cơ quan hànhchính nhà nước Khi thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành, các cơ quanhành chính nhà nước ra các quyết định quản lý, thực hiện các hành vi hành chính.Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước bao gồm hoạt động hành chính tíchcực – tổ chức điều hành các quá trình xã hội và hoạt động mang tính tài phán – giảiquyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực hành chính bằng con đường hànhchính Khiếu nại được phát sinh trong quá trình cơ quan hành chính nhà nước thựchiện hoạt động chấp hành và điều hành, quản lý hành chính nhà nước, thực hiệnquyền hành pháp Do đó, trước hết cơ quan hành chính nhà nước phải có tráchnhiệm giải quyết những vấn đề phát sinh do chính hoạt động quản lý của mình gây
ra
Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đã quy định về nội dung hoạt động “giảiquyết khiếu nại” trong Luật Khiếu nại, tố cáo Theo đó, giải quyết khiếu nại làviệc xác minh, kêt luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại.Tại Luật Khiếu nại năm 2011, giải quyết khiếu nại được quy định “là việc thụ lý,xác minh , kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại”
Trên cơ sở đó, có thể quan niệm giải quyết khiếu nại hành chính như sau:Giải quyết khiếu nại hành chính là việc cơ quan hành chính nhà nước, người đứngđầu cơ quan hành chính nhà nước xem xét, đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lýcủa quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc thẩm quyền củamình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại
Trang 161.2.1.1 Khái niệm giải quyết tố cáo hành chính
Giải quyết tố cáo hành chính là việc kiểm tra, xác minh, kết luận về tính hợppháp của hành vi bị tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chínhcủa Nhà nước để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệlợi ích nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức
Luật Tố cáo năm 2011 quy định: “Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xácminh, kết luận về nội dung tố cáo và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo”
1.2.2 Đặc điểm, vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành
Thứ hai: giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính là hoạt động phải tuân theo
những hình thức và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định Giải quyết khiếu nạihành chính là hoạt động mang tính chất đặc thù do người có thẩm quyền thực hiện
và phải tuân thủ theo những hình thức, thủ tục chặt chẽ theo quy định và phải côngkhai, dân chủ Những quy định này sẽ góp phần tạo sự minh bạch trong hoạt độngquản lý hành chính nhà nước đây cũng là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền thựchiện chức năng, nhiệm vụ của mình; đồng thời, nó cũng là căn cứ để xã hội thựchiện quyền giám sát quá trình thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước
Thứ ba: giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính là hoạt động mang tính cá
biệt, cụ thể Việc giải quyết khiếu nại hành chính được thực hiện và có hiệu lực với
Trang 17từng chủ thể, từng tình huống cụ thể và chỉ có giá trị pháp lý đối với các chủ thểkhác, nó không làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý Trên cơ sở các quyđịnh của pháp luật, chủ thể có thẩm quyền giải quyết sẽ phân tích, đánh giá, lựachọn các quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng đối với những tình huống cụ thể,
từ đó ban hành văn bản giải quyết và tổ chức thực hiện
Thứ tư: giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính là hoạt động mang tính phối
hợp giữa các cơ quan hành chính với cơ quan, tổ chức khác Đó là mối quan hệgiữa cơ quan hành chính với cơ quan tư pháp (cơ quan thanh tra với cơ quan điềutra, viện kiểm sát, tòa án; giữa cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chínhvới cơ quan công an, viện kiểm sát); mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với cơquan, tổ chức khác (ủy ban kiểm tra đảng, các tổ chức đoàn thể ) nhất là việc giảiquyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức
là đảng viên Mối quan hệ phối hợp này được thể hiện ở những nội dung như: phốihợp trong quá trình tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp nhận thông tin về hành vi viphạm; phối hợp trong quá trinh thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan;trong quá trình giải quyết vụ việc vi phạm hành chính
1.2.2.2 Vai trò của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính
Trong nền hành chính quốc gia, hoạt động chấp hành, điều hành và hoạtđộng giải quyết khiếu nại có mối quan hệ qua lại, gắn bó hữu cơ với nhau Vai tròcủa hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính được thể hiện ở mục tiêu,chức năng của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hoạt động quản lý Điều nàyđược thể hiện qua các điểm sau:
Một là: thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính không
những đảm bảo quyền khiếu nại của công dân, phát huy dân chủ XHCN và sứcmạnh, trí tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước mà còn bảo đảm
kỷ cương, kỷ luật, tăng cường pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước Giảiquyết khiếu nại hành chính thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và
Trang 18nhân dân, tạo lập sự ổn định xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân,
cơ quan, tổ chức; đây cũng là đặc trưng của nhà nước pháp quyền XHCN ở ViệtNam
Hai là: thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính, cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của cấp dưới
và tác động đến ý thức, thái độ của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụcông vụ; từ đó có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém và xử lýhành vi vi phạm pháp luật để xây dựng một nền hành chính vững mạnh, trong sạch,chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực
Ba là: qua giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính, cơ quan hành chính nhà
nước có được những thông tin quan trọng, tin cậy để kiểm tra tính đúng đắn, sựphù hợp của pháp luật và các quyết định quản lý của mình trong đời sống xã hội, từ
đó có cơ sở thực tiễn để hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật và hiệulực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước
1.2.3 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính
1.2.3.1 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại là một nội dung quan trọng vì nó xác định
ai là người có thẩm quyền giải quyết và giải quyết đối với những khiếu nại loạinào Việc quy định phù hợp về thẩm quyền là yếu tố góp phần quyết định hiệu quảgiải quyết khiếu nại hành chính Luật Khiếu nại quy định người giải quyết khiếunại hành chính là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết nại, cụ thểđược xác định cho từng nhóm cấp, ngành quy định tại các Điều từ Điều 17 đếnĐiều 26 Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính gồm:Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện; Chủ tịchUBND cấp huyện; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Tổng Thanh tra Nhànước; Thủ tướng Chính phủ Chánh thanh tra các cấp các ngành có trách nhiệmgiúp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp xác minh, kết luận, kiến nghị
Trang 19việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhànước cùng cấp khi được giao.
1.2.3.2 Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành chính
Thẩm quyền giải quyết tố cáo là quyền của cơ quan, tổ chức thay mặt Nhà nướckhi xem xét giải quyết vụ việc tố cáo Hành vi tố cáo rất đa dạng, có tính chất vàmức độ nguy hiểm khác nhau cho nên việc giải quyết các tố cáo thuộc thẩm quyềncủa nhiều loại cơ quan Luật Tố cáo từ Điều 12 đến Điều 17 đã phân chia rõ từngloại tố cáo và thẩm quyền cụ thể Riêng thẩm quyền giải quyết tố cáo hành chínhtrong các cơ quan được tập trung thể hiện ở Điều 13 gồm: Chủ tịch UBND xã,phường, thị trấn; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc trungương; người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương; Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương; Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ tướng Chính phủ
1.2.4 Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính
1.2.4.1 Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính
Để đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại hành chính đúng đắn, đạt được mụcđích yêu cầu của vụ việc đề ra, quá trình giải quyết phải thực hiện tốt các nguyêntắc sau:
- Giải quyết khiếu nại phải tuân thủ theo quy định của pháp luật
- Giải quyết khiếu nại phải đảm bảo tính công bằng
- Giải quyết khiếu nại phải thể hiện bằng văn bản
Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính là thứ tự các công việc phảilàm mang tính nghiệp vụ để giải quyết vụ việc trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc
cơ bản Theo đó trình tự thủ tục các bước được tiến hành như sau:
a Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính lần đầu
Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính được quy định từ Điều 27 đếnĐiều 35 của Luật Khiếu nại năm 2011 gồm các nội dung cơ bản sau:
Trang 20- Thụ lý giải quyết khiếu nại.
- Xác minh nội dung khiếu nại
- Tổ chức đối thoại
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
- Lập hồ sơ giải quyết khiếu nại
b Trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính lần hai
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu màkhong được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nạilần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người cóthẩm quyền giải quyết lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn có thể kéodài hơn nhưng không quá 45 ngày Trình tự, thủ tục của giải quyết khiếu nại lầnhai cũng tương tự như trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu được quy định
từ Điều 36 đến Điều 43 Luật Khiếu nại năm 2011 bao gồm các bước sau:
- Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
- Xác minh nội dung khiếu nại lần hai
- Tổ chức đối thoại
- Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Gửi công bố quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
- Lập hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
1.2.4.2 Trình tự thủ tục giải quyết tố cáo hành chính
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định từ Điều
18 đến Điều 30 Luật Tố cáo năm 2011, gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo
- Xác minh nội dung tố cáo
- Kết luận nội dung tố cáo
- Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo
- Công khai kết luận nội dung tố cáo
- Quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
1.2.5 Yêu cầu đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính
1.2.5.1 Giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính phải tuân thủ theo
pháp luật
Trang 21Đây là nguyên tắc cơ bản, bao trùm toàn bộ hoạt động giải quyết khiếu nại, tốcáo hành chính, bao gồm những nội dung sau:
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính phải tuân theo thủ tục, trình tự, thẩmquyền mà pháp luật quy định
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính phải căn cứ vào chính sách, phápluật, các quyết định của cấp có thẩm quyền
- Không một cơ quan, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào việckhiếu nại và giải quyết khiếu nại của công dân, nghiêm cấm mọi hành vi cảntrở, trả thù, trù dập, kích động người khiếu nại, tố cáo
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải chấp hành đầy đủ quyết định giải quyếtkhiếu nại đã có hiệu lực
1.2.5.2 Giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính phải đảm bảo tính công
bằng, dân chủ
Yêu cầu đảm bảo tính công bằng, dân chủ ngoài phản ánh khía cạnh pháp lý
nó còn phản ánh khía cạnh chính trị - xã hội của quá trình xem xét, giải quyết vụviệc; là sự thể hiện pharp lý tương ứng với điều kiện kinh tế - chính trị, văn hóa –
xã hội và trình độ dân trí Yêu cầu này đòi hỏi:
Thể hiện sự bình đẳng giữa các bên trước pháp luật trong quan hệ giữa cácbên khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo Đó là quan hệ bên trong quyđịnh về bình đẳng trước quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Giải quyếtkhiếu nại, tố cáo hành chính theo con đường hành chính có ý nghĩa pháp lý là khôiphục công bằng, bình đẳng theo pháp luật trong quan hệ giữa Nhà nước và côngdân Việc giải quyết, xem xét các vụ việc phải đặt trong điều kiện kinh tế, xã hội,dân trí cụ thể
Dân chủ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo đòi hỏi trước hết các ý kiến thỉnhthị của công dân phải được tôn trọng, lắng nghe Biết dựa vào quần chúng, tổ chức,
dư luận lành mạnh để thúc đẩy giải quyết khiếu nại, đi đến kết quả tốt Thực hiệnquyền khiếu nại, tố cáo được coi là một hình thức thực hiện quyền dân chủ trực
Trang 22tiếp đã được pháp luật ghi nhận, là một biện pháp khôi phục và bảo đảm “côngbằng trên cơ sở pháp lý”
1.2.5.3 Giải quyết nhanh, tốt, kịp thời các khiếu nại, tố cáo của nhân
dân
Người dân có oan ức, có bức xúc thì mới khiếu nại, tố cáo hay chưa hiểuchính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng dẫn đến khiếu nại, tố cáo Vậytrách nhiệm của các cơ quan nhà nước là phải xem xét, giải quyết nhanh chóng, kịpthời mọi khiếu nại, tố cáo của người dân nhưng phải đảm bảo chất lượng của quátrình giải quyết Giải quyết nhanh, tốt, kịp thời là thể hiện sự quan tâm của Nhànước của chính quyền đối với công việc của người dân Là thể hiện sự quan tâm,bảo đảm đối với quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thể hiện thái độ tôn trọngcủa cơ quan, tổ chức đối với yêu cầu, nguyện vọng của quần chúng
Tính kịp thời còn được nhấn mạnh ngay cả trong công tác phòng ngừa, điềuchỉnh hành vi, khắc phục các sai phạm của các cấp có thẩm quyền nhằm tránh phátsinh các khiếu kiện
1.3 Hiệu quả giải quyết
1.3.1 Quan niệm chung về hiệu quả
Hiệu quả là một phạm trù có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, làchỉ tiêu hàng đầu để đánh giá chất lượng hoạt động quản lý kinh tế - xã hội Hiệuquả giải quyết là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của lao động để tạo
ra một kết quả hoạt động là tối đa tương ứng với một chi phí tối thiểu
1.3.2 Các chỉ tiêu cơ bản đo lường hiệu quả giải quyết
1.3.2.1 Thời gian giải quyết
Thời gian hoàn thành một nhiệm vụ nói chung hay một công việc bao gồm từ khixác định mục tiêu, kế hoạch thực hiện nội dung công việc tới khi có kết quả xácđịnh theo mục tiêu đã đề ra Với mỗi công việc, mỗi nhiệm vụ và điều kiện đảmbảo về nhân lực, vật lực khác nhau thì thời gian đạt được kết quả cũng khác nhau
Trang 23Nhưng theo xu thế phát triển thì năng xuất lao động ngày càng cao, thời gian thựchiện xong một nhiệm vụ có xu hướng giảm dần so với yêu cầu chung Nó là thước
đo quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi cá nhân, tổ chức
1.3.2.2 Trình tự thủ tục giải quyết
Bất kỳ một hoạt động giải quyết nào cũng đều được thực hiện bằng hàngloạt các hành động nối tiếp nhau theo một trình tự,trật tự, có tính kế tiếp nhau theothứ tự thời gian đặc biệt là khi nghiên cứu về hoạt động của cơ quan hành chínhnhà nước Việc xác định rõ các trình tự, thủ tục là nội dung quan trọng và cần đượcnghiên cứu, quy định chặt chẽ Nếu tình tự, thủ tục giải quyết được quy định thiếuchặt chẽ, logic, không đầy đủ hoặc không phù hợp với yêu cầu thực tiễn thì sẽ tácđộng xấu đến kết quả giải quyết thậm chí làm cản trở việc giải quyết hoặc giảiquyết sẽ thiếu chính xác Do đó, để giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệuquả cần phải tuân thủ theo đúng trình tự, trật tự nhằm đạt hiệu quả giải quyết cao
1.3.2.3 Đảm bảo nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất
Trong quá trình thực hiện bất cứ một công việc nào cũng phải chú ý đến việcđảm bảo nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất Trong đó yếu tố nhân lực là yếu tốquan trọng nhất bởi chỉ có những người có trách nhiệm, có năng lực mới đủ khảnăng giải quyết vụ việc một cách hợp tình, hợp lý nhất Bên cạnh đó cũng phảiquan tâm đến cơ sở vật chất, phương tiện đi lại đảm bảo trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ Nếu như có đủ người có trách nhiệm, có năng lực nhưng không có đầy
đủ công cụ, phương tiện để thực hiện các nghiệp vụ thì hiệu quả đạt được cũngkhông được cao Do đó việc đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện là điều kiện cần
để đảm bảo hiệu quả giải quyết một cách tốt nhất
1.3.2.4 Mục đích đạt được của việc giải quyết
Nói đến hiệu quả giải quyết thì chỉ tiêu mục đích của việc giải quyết là chỉtiêu hàng đầu để đánh giá chung và khái quát nhất Thông qua mục đích của việc
Trang 24giải quyết sẽ phản ánh được hiệu quả đạt được là cao hay thấp, đã đạt tiêu chuẩnhay chưa đạt tiêu chuẩn
1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo
hành chính
1.3.3.1 Ý nghĩa của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính
Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo là thực hiện quyền tự vệ trong quyền tựchủ mà pháp luật cho phép hay nói cách khác khi có vi phạm pháp luật, xâm hạiđến quyền, lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức việc có thực hiện quyền khiếunại, quyền tố cáo đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay không đó cũng làquyền tự chủ của họ trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo Bởi thế công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo bao hàm ý nghĩa và tầm quan trọng như sau:
Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị Mọi tổ chức hoạt động của Nhànước trước hết đều hướng đến bảo vệ thể chế, bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản củagiai cấp thống trị Song song với chức năng đó, Nhà nước còn được coi là nơi bảođảm cho công bằng, an toàn xã hội của công dân Ý nghĩa chính trị - xã hội đó trênthực tế ở từng chế độ xã hội khác nhau không phải lúc nào cũng luôn đạt được.Nhưng ở bất kỳ xã hội nào, công dân luôn hướng vào sự tin tưởng về khả năng giảiquyết kịp thời, công minh của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức chính quyền cáccấp Họ coi đó là nơi bảo vệ, nơi bảo đảm cho công bằng, cho an toàn và ổn định
xã hội
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân
và vì dân Giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp củangười khiếu nại, tố cáo – vừa là yêu cầu của chế độ vừa là con đường bảo đảm cho
sự công bằng xã hội Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân kịp thời, đúngđắn thể hiện bản chất của chế độ, thể hiện quan điểm, tư tưởng, các giá trị của Nhànước pháp quyền
Trang 25Khiếu nại, tố cáo là hiện tượng xã hội, được pháp luật quy định là một loạiquyền đặc biệt Quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân được pháp luật quyđịnh là một trong những quyền cơ bản của công dân Thực hiện quyền năng nàytrước hết họ có quyền tự bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình; thứhai, họ tham gia vào thực hiện quyền làm chủ, giám sát các hoạt động của cơ quanNhà nước một cách chủ động, tích cực, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách Vìvậy việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân kịp thời, đúng đắn trước hết làthể hiện bản chất chế độ xã hội, trách nhiệm của Nhà nước ta đối với công dân.Hơn thế nữa, qua đó Nhà nước tự đánh giá, điều chỉnh lại các hoạt động của mình
để ngày càng hoàn thiện hơn Bởi thế khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tốcáo cũng chính là một hoạt động tích cực, chủ động trong quản lý nhà nước, quản
lý xã hội
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một biện pháp quan trọng và thiết thực đểcủng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, củng cố lòng tin củanhân dân vào Đảng và Nhà nước Trong trường hợp các khiếu nại, tố cáo được các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời và thỏa đáng thìnhững người dân đi khiếu nại, tố cáo và thậm chí cả những người sống chungquanh họ sẽ cảm thấy Nhà nước đã lắng nghe, tôn trọng ý kiến của họ; quan tâm,
lo lắng đến quyền lợi của người dân và cũng rất tự nhiên người dân sẽ thấy Nhànước gần gũi, gắn bó với họ và đã thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.Nhưng ngược lại cũng chính ở những người dân đó sẽ hình thành một tâm trạngbất mãn, thiếu tin tưởng và xa lánh Nhà nước nếu các khiếu nại, tố cáo, các yêucầu, thông tin của họ được các cơ quan, viên chức nhà nước đón nhận bằng mộtthái độ thờ ơ, vô trách nhiệm Cho nên việc giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luậtcác khiếu nại, tố cáo của công dân, gắn liền với đó là việc khôi phục quyền, lợi íchhợp pháp của công dân, xử lý nghiêm minh những người sai phạm tất yếu sẽ gópphần củng cố niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, chính sách của
Trang 26Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm cho mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng vàNhà nước ngày càng gắn bó và bền chặt.
1.3.3.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong giải quyết khiếu nại,
tố cáo hành chính
Trong công cuộc đổi mới của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo đã đạt đượcnhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển toàn diện đấtnước Nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã được triển khai, thựchiện có hiệu quả Bên cạnh đó cũng tồn tại, phát sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hộiphức tạp đòi hỏi phải giải quyết Một trong những vấn đề gay gắt nổi lên là tìnhhình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đông người tham gia khiếu nại, tố cáo với thái độgay gắt của công dân ở nhiều địa phương Để đảm bảo ổn định chính trị, trật tự xãhội, phát huy tốt quyền của công dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo, BộChính trị, Ban Bí thư trương ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiềuvăn bản nhằm tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Chỉ thị số 21/CT-TW ngày 10/10/1997 của Bộ chính trị về “Một số côngviệc cấp bách ở nông thôn hiện nay”
- Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ chính trị về “Xây dựng và thựchiện thể chế dân chủ cơ sở”
- Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 6/3/2002 của Ban bí thư trung ương Đảng về “Vềmột số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáohiện nay”
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng chính phủ về “Về chấnchỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tốcáo”
- Chỉ thị số 1722/TTg-V.I ngày 11/9/2014 của Thủ tướng chính phủ “Về việcchấn chỉnh, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân”
Trang 27- Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/5/2014 của Ban chấp hành trung ương Đảng
về “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giảiquyết khiếu nại, tố cáo”
Từ những văn bản chỉ thị của Đảng và Nhà nước trên có thể thấy quan điểm củaĐảng và Nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo được thể hiện ở một số điểm đúckết như sau:
Thứ nhất: công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị Trước hết đồng chí Bí thư cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạocông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội có vaitrò quan trọng trong việc phối hợp với cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền giảiquyết khiếu kiện của công dân
Thứ hai: việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đúng pháp luật Các cơ quan nhà
nước phải đặc biêt quan tâm đến việc tiếp dân, giải quyết đúng đắn, kịp thời khiếunại, tố cáo của công dân, phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ cương, ngănngừa, khắc phục tình trạng công dân khiếu tố vượt cấp, không đúng nơi quy định,gây mất trật tự công sở hoặc nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo, ảnh hưởng đến
an ninh chính trị và trật tự xã hội Trong xem xét giải quyết vụ việc khiếu kiệnđông người cần xem xét đầy đủ các khía cạnh pháp lý và thực tế của vụ việc để cóbiện pháp giải quyết dứt điểm Những vụ việc khiếu kiện liên quan đến tôn giáo,dân tộc hoặc nhạy cảm về chính trị cần xem xét kỹ, đầy đủ, thận trọng để có biệnpháp giải quyết phù hợp, không để các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chínhtrị lợi dụng Chú ý làm tốt công tác hòa giải trong nội bộ nhân dân hạn chê tối đaviệc phải đưa các tranh chấp dân sự giải quyết trước pháp luật và ngăn ngừa các vụviệc nhỏ trở thành các vấn đề phức tạp
Thứ ba: kịp thời phê phán, lên án nghiêm khắc những hành vi kích động, lôi
kéo, xúi giục công dân đi khiếu nại, tố cáo Kiên quyết xử lý, trừng trị những kẻ cố
Trang 28tình gây rối, coi thường pháp luật trong quá trình khiếu nại, tố cáo và giải quyếtkhiếu nại, tố cáo.
Thứ tư: tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật
nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ để giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo; gắncông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với cải cách hành chính, đấu tranh phòngchống tham nhũng, lãng phí
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính
1.4.1 Hệ thống chính sách, luật pháp, cơ chế
Hệ thống chính sách, luật pháp, cơ chế là nhân tố quan trọng mà các cơ quannhà nước cũng như người dân phải nắm rõ và tuân theo vô điều kiện bởi nó thểhiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước trong giải quyết khiếu nại, tố cáo cũngnhư bởi vệ lợi ích chung của mọi tầng lớp trong xã hội Nhờ có hệ thống chínhsách, luật pháp đó việc thực thi khiếu nại, tố cáo cũng như giải quyết khiếu nại, tốcáo cũng được dễ dàng, công bằng, dân chủ Đồng thời cũng phải chú ý đến cơ chếkhen thưởng, xử phạt đối với cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết khiếunại, tố cáo hành chính
Nhìn ở một khía cạnh khác, bản thân các chủ trương, chính sách của chúng
ta không phải lúc nào cũng rõ ràng đầy đủ Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã
cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội;nhiều văn bản thường xuyên được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu ngày càngcao của nhà nước pháp quyền Sự nắm bắt, cập nhật thường xuyên và nhất là hiểuđúng tinh thần và lời văn của những quy định pháp luật hoàn toàn không dễ dàng.Các quy định đó mặc dù không có gì khác hơn là việc cụ thể hóa, thể chế hóa địnhhướng và mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân,không phải đã được mọi người dân hiểu rõ và trong không ít trường hợp sự mâuthuẫn giữa quyền lợi của từng cá nhân với lợi ích chung có thể nảy sinh trong quá
Trang 29trinh thực hiện sẽ là nguyên nhân gây khiếu kiện, thắc mắc, nguyên nhân của sựviệc.
1.4.2 Trách nhiệm, năng lực của các cơ quan nhà nước trong giải quyết
khiếu nại, tố cáo hành chính
Đề cao trách nhiệm của các cơ quan chính quyền trong việc giải quyết nhanhchóng và có hiệu quả các khiếu nại, tố cáo của dân là biểu hiện cụ thể của một nhànước vì dân mà Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh Trách nhiệm, năng lực củacác cơ quan nhà nước là yếu tố mang tính chủ quan cao, do bản thân mỗi cán bộ,công chức, viên chức ở cơ quan nhà nước đó tự điều chỉnh hành vi của mình và đócũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động giải quyếtkhiếu nại, tố cáo hành chính Chỉ khi nào các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giảiquyết có trách nhiệm cao đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thì hoạt độnggiải quyết mới phát huy được hiệu quả, đạt được mục đích như mong muốn
1.4.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo; về
các quy định, quyết định hành chính
Công tác tuyên truyền, phố biến về các quy định, quyết định hành chínhcũng như pháp luật khiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng đối với quá trình giảiquyết khiếu nại, tố cáo hành chính Việc khiếu nại, tố cáo hành chính xảy ranguyên nhân là do người dân không am hiểu, không hiểu biết đầy đủ về các quyđịnh, quyết định hành chính được ban hành do đó cần phải thường xuyên phổ biến,thông báo về các quyết định, quy định mới khi được ban hành, bổ sung thêm Bêncạnh đó việc hiểu biết về pháp luật khiếu nại, tố cáo cũng ảnh hưởng lớn đến côngtác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính Việc không hiểu rõ pháp luật về khiếunại,tố cáo hành chính ảnh hưởng đến chính việc khiếu nại, tố cáo của người dânnhư việc gửi đơn thư không đúng nơi, đúng người hay mất thời gian đi lại đồngthời cũng ảnh hưởng đến năng suất làm việc của các cơ quan hành chính Do đóviệc tuyên truyền, phổ biến về các quy định, quyết định hành chính cũng như pháp
Trang 30luật về khiếu nại, tố cáo là một công tác rất quan trọng Tuy nhiên việc tuyêntruyền, phổ biến cần phải được thực hiện bằng những hình thức, phương thứcphong phú để người dân dễ hiểu, dễ tiếp thu; chú ý việc tuyên truyền, phổ biến saocho phù hợp với từng vùng miền, địa phương đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa
và đối với các dân tộc thiểu số
1.4.4 Thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành
chính
Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong công tác quản lý.Thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát, chủ thể quản lý nắm được tình hình thựchiện pháp luật, chủ trương, chính sách, quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quancấp trên đối với cơ quan cấp dưới và đối tượng quản lý Để nâng cao hiệu quả giảicông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ngoài hệ thống pháp luật cần tăngcường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về giải quyếtkhiếu nại, tố cáo hanh chính của các cơ quan hành chính nhà nước Việc thanh tra,kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước,các cán bộ, công chức ở trong các cơ quan hành chính; đánh giá việc chấp hànhpháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính; phòng ngừa, phát hiện, xử lýcác hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện ra những sơ hở trong cơ chế quản lý,chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biệnpháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Chương II: Thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở địa
bàn tỉnh Lai Châu 2.1 Khái quát chung về tình hình khiếu nại, tố cáo hành chính ở tỉnh Lai Châu
2.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Lai Châu
Trang 31Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách thủ đô HàNội khoảng 400km về phía Đông Nam, có tọa độ địa lý từ 21051’ đến 22 049’ vĩ độBắc và 102 0 19’ đến 103059’ kinh độ Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh VânNam của Trung Quốc, phía Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và ĐôngNam giáp hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La.
Tỉnh Lai Châu được chia tách, thành lập ngày 01/01/2004 theo Nghị quyết
số 2 của Quốc hội; là tỉnh có vị trí địa lý chính trị, quân sự chiến lược trọng yếutrong đảm bảo quốc phòng, anh ninh Tỉnh Lai Châu có 9.068,78km2 diện tích tựnhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bào gồm thành phố Lai Châu và cáchuyện: Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, ThanUyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 56 phường và 7 thị trấn
Giao thông: chủ yếu là đường bộ Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Thànhphố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4Dchạy tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai) Là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớnphía Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – HảiPhỏng – Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đườn thủy sông Đà.Trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2020 tỉnh đã đề ramục tiêu: khảo sát xây dựng sân bay cỡ nhỏ, nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt:Yên Bái – Văn Chấn – Mù Cang Chải – Than Uyên – Tam Đường góp phần cảithiện điều kiện giao thông giữa địa phương với các tỉnh, thành khác trong nước
Dân số toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sốngtrong đó dân tộc Thái chiếm 34%; dân tộc Mông chiếm 22,3%; dân tộc Kinh chiếm13,94; dân tộc Hà Nhì chiếm 3,78% còn các dân tộc khác chiếm 25,98% 20 dântộc anh em (trong đó có 19 dân tộc ít ngưới) ở trên địa bàn tỉnh có truyền thốngđoàn kết, có lòng tự trọng và tự hào dân tộc cao; từ khi cách mạng thắng lợi đếnnay đồng bào các dân tộc ở Lai Châu cùng với toàn thể cộng đồng dân tộc ViệtNam thực hiện hoàn thành Cách mạng Dân tộc dân chủ và đang thực hiện Cách
Trang 32mạng Xã hội chủ nghĩa theo đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnhđạo, quá trình đó nhiều người con ưu tú của đồng bào các dân tộc đã trở thành cán
bộ, đảng viên cốt cán góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ởtỉnh Lai Châu Mặt khác đồng bào dân tộc thiểu số ở Lai Châu còn có mối quan hệthân tộc, đồng tộc với các dân tộc anh em của các nước trong khu vực Địa bànsinh sống chủ yếu là vùng cao, vùng sâu là nơi khó khăn nhất về kinh tế, y tế, giáodục, giao thông vận tải, các hiện tượng mê tín dị đoan, tập tục ma chay, cưới xinlạc hậu đang chi phối nhiều tới đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Ởnhững địa bàn khó khăn này các thế lực thù địch bên ngoài thường xuyên lợi dụngnhững khó khăn về kinh tế - xã hội, lợi dụng những mê tín dị đoan, những sơ hởtrong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền lừa bịpquần chúng, xuyên tạc vấn đề dân chủ, kích động tính kỳ thị dân tộc, lôi kéo quầnchúng theo đạo một cách mù quáng Các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để hợppháp hóa việc lợi dụng tôn giáo, luôn gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề di dân tự do
và vấn đề dân tộc ở tỉnh Lai Châu, kích động quần chúng gửi đơn thư khiếu nại, tốcáo đòi được công nhận theo đạo tin lành
Lai Châu là tỉnh nghèo, có địa bàn rộng, địa hình núi cao, chia cắtc phức tạp,giao thông đi lại khó khăn, xa các trung tâm kinh tế lớn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình
độ dân trí không đồng đều các hiện tượng mê tín dị đoan, tập tục ma chay, cướixin lạc hậu đang chi phối nhiều tới đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.Tỉnh đang trong quá trình tập trung xây dựng các đô thị, cơ sở hạ tầng và các côngtrình thủy điện trên địa bàn, do đó liên quan nhiều đến công tác giải phóng mặtbằng, di dân tái định cư dẫn đến phát sinh khiếu kiện
Những đặc điểm tình hình cơ bản trên ảnh hưởng không nhỏ tới việc thựchiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân nói chung, của đồng bào dân tộc thiểu sốnói riêng ở Lai Châu và việc xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo đó nhằm mục
Trang 33đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước và tổ chức, gópphần giữ vững an ninh chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
2.1.2 Tình hình khiếu nại, tố cáo hành chính ở tỉnh Lai Châu
Từ năm 2011 đến nay các cấp, các ngành tỉnh Lai Châu đã tiếp nhận 4.638đơn thư: khiếu nại 118 đơn; tố cáo 224 đơn; kiến nghị, phản ánh liên quan tớikhiếu kiện 4.296 đơn Trong tổng số những đơn thư khiếu nại, tố cáo nhận được có
165 đơn/162 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quanhành chính nhà nước; 55 đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơquan tư pháp (10 đơn khiếu nại, 45 đơn tố cáo); 08 đơn tố cáo thuộc thẩm quyềncủa cơ quan Đảng; đơn trùng nội dung, nặc danh, mạo danh, thiếu cơ sở thụ lý giảiquyết 114 đơn (40 đơn khiếu nại, 74 đơn tố cáo)
Qua nghiên cứu cho thấy số lượng đơn khiếu nại, tố cáo thuộc trách nhiệm
cơ quan Hành chính xem xét giải quyết trong những năm qua tuy không nhiều songđáng chú ý là tình trạng gửi đơn chưa đúng nơi quy định, gửi vượt cấp ngày mộtgia tăng, nhất là đối với đơn của đồng bào dân tộc thiểu số thường có nhiều người
ký trong một đơn, lời lẽ trong nhiều đơn có độ gay gắt, quyết liệt Nội dung đơnkhiếu nai, tố cáo hành chính chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực trên các địa bànnhư sau:
- Khiếu nại chủ yếu vẫn là công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư trong giảiphóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất Khiếu kiện về bồi thường hỗ trợtái định cư phục vụ xây dựng các công trình thủy điện Sơn La, Huồi Quảng,Bản Chát, xây dựng tuyến đường quốc lộ 32, xây dựng thành phố Lai Châu,thị trấn Tam Đường, thị trấn Phong Thổ, cửa khẩu Ma Lù Thàng Nội dungchủ yếu không đồng ý với phương án bồi thường trong giai đoạn chuyển đổi
cơ chế bồi thường, đơn giá bồi thường chưa phù hợp, việc bố trí tái định cưchưa kịp thời, chưa có đủ cơ sở hạ tầng nơi tái định cư Khiếu nại xuất phát
Trang 34từ tranh chấp đất đai tuy ít song đều là những vụ việc phức tạp gây khó khăncho chính quyền các cấp trong quá trình giải quyết.
- Tố cáo hành vi vi phạm trong công tác quản lý cán bộ và thu, chi các quỹ; tốcáo hành vi vi phạm đạo đức lối sống của một số cán bộ công chức, viênchức; hành vi đánh người gây thương tích, phá hoại tài sản công dân; hành
vi sai phạm trong quản lý sử dụng tài sản của nhà nước và trong thi hànhcông vụ
Mặt khác qua nghiên cứu đơn khiếu nại, tố cáo thấy trách nhiệm của công dântrong thực hiện thủ tục hành chính về khiếu nại, tố cáo còn chưa đầy đủ, thể hiệnnhư sau:
- Trong đơn khiếu kiện còn nặng về kể lể, nội dung dàn trải; cung cấp sự việcbằng chứng, tài liệu không rõ ràng
- Đơn khiếu nại còn chưa gửi tới đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết,nhiều trường hợp đơn ký tập thể gửi phát tán nhiếu nơi, đơn phát sinh ở cơ
sở thuộc thẩm quyền cấp xã, huyện nhưng gửi vượt cáp lên Tỉnh khá nhiều
- Đơn tố cáo không ghi rõ nội dung, chỉ nêu hiện tượng mà thiếu chứng cứ cụthể
- Một số đơn bao hàm cả nội dung khiếu nại và nội dung tố cáo
Những sai sót từ phía công dân hoặc một nhóm công dân về thực hiện thủ tụckhiếu nại, tố cáo như nêu trên đã gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước khi xem xétxác minh kết luận để giải quyết đơn khiếu nại hoặc đơn tố cáo
2.1.3 Tổ chức bộ máy giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo hành chính ở tỉnh
Trang 35- Cấp sở, ngành: Sở NN & PTNT, Sở Nội vụ, Sở TN & MT, Sở Giáo dục, SởLĐTB & XH, Sở VHTT & DL, Sở Tư pháp, Sở Công thương, Sở y tế, SởGTVT, Ban Dân tộc.
- Cấp huyện, xã: UBND của 7 huyện (Phong Thổ, Tam Đường, Mường Tè,Nậm Nhùn, Than Uyên, Tân Uyên, Sìn Hồ) và UBND thành phố Lai Châu;UBND của gần 200 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh
- Thanh tra tỉnh cùng với thanh tra các ngành, các sở có nhiệm vụ tham mưuvới các cấp, các ngành trong tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hànhchính của người dân
2.2Thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở tỉnh Lai Châu
2.2.1 Thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở
tỉnh Lai Châu
Tỉnh ủy Lai Châu đã phân công đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịchUBND Tỉnh trực tiếp chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo Những vụ việckhiếu nại, tố cáo đông người có tính chất phức tạp đều được Thường trực Tỉnh ủychỉ đạo và định hướng giải quyết Các ngành Thanh tra, Tư pháp, Tài nguyên vàmôi trường cùng với Mặt trận Tổ quốc Tỉnh, Hội nông dân Tỉnh có quy chế phốihợp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân
Trên cơ sở quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, trong thời gian vừaqua các cơ quan hành chính Nhà nước ở Lai Châu đã thực hiện các nội dung củaquá trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo hành chính của công dân như sau:
a Tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo
Tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo là một công việc có ý nghĩa rất quantrọng đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và phát huy quyền dân chủ củangười dân Làm tốt công tác tiếp dân sẽ tạo điều kiện cho việc giải quyết dứtđiểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo từ cơ sở, hạn chế được đơn thư khiếu nại, tốcáo vượt cấp
Trang 36Từ năm 2011 đến nay các cơ quan hành chính đã tiếp 3.241 lượt với7.208 người, trong đó có 53 đoàn đông người với 2.642 người tới khiếu nại, tốcáo và phản ánh, kiến nghị có liên quan tới khiếu nại, tố cáo Trong đó:
- Năm 2011 tiếp 625 lượt bằng 738 người Nội dung khiếu kiện chủ yếu làcông tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư trong giải phóng mặt bằng khi Nhànước thu hồi đất, đề nghị giải quyết tranh chấp đất sản xuất, các chế độchính sách
- Năm 2012 tiếp 865 lượt bằng 1.478 người (tăng so với năm trước 210lượt, 597 người) Nội dung khiếu kiện là việc bồi thường, giải phóng mặtbằng, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm, tái định cư, côngkhai đơn giá bồi thường, việc chi trả bồi thường, đầu tư cơ sở hạ tầngphục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân, tranh chấp đất sản xuất
- Năm 2013 tiếp 641 lượt bằng 1.310 người (giảm 244 lượt, 168 người sovới năm trước) Nội dung khiếu kiện là công tác bồi thường, hỗ trợ táiđịnh cư, tái định cư, bố trí hộ kinh doanh trong chợ mới; thi công cáccông trình làm ảnh hưởng đến đất ở, đất sản xuất của người dân; giảiquyết tranh chấp đất sản xuất, chế độ đối với người nghèo, người laođộng
- Năm 2014 tiếp 1.121 lượt bằng 3.726 người (tăng 480 lượt so với năm2013) Nội dung khiếu kiện là việc thanh toán tiền bồi thường khi Nhànước thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, khai hoang ruộng cho các hộtái định cư; thi công công trình ảnh hưởng đến đời sống nhân dân; thuêmượn đất trồng chè dự án 327 tại Công ty Cổ phẩn trà Than Uyên, khaithác khoáng sản trái phép gây ô nhiễm
Trong thời gian vừa qua đáng lưu ý là tình trạng đoàn đông người (cótrên 5 người) đến khiếu nại, tố cáo hành chính có xu hướng tăng qua các năm
Bảng 1: Số đoàn đông người đến khiếu nại, tố cáo hành chính giai đoạn
2011-2014
Trang 37Năm Số đoàn đông người
(Nguồn: Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2011, 2012, 2013, 2014)
Năm 2013 và 2014 là hai năm có số đoàn đông người khiếu kiện tăngnhanh và đột biết, nội dung liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái định cưthủy điện Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát trên địa bàn 03 huyện Nậm Nhùn,Than Uyên, Tân Uyên (17 đoàn); giải phóng mặt bằng, bố trí hộ kinh doanh tạichợ mới ở Tam Đường (03 đoàn); xây dựng thi công công trình phòng cảnh sátphòng cháy chữa cháy trên địa bàn thĩ xã nổ mìn làm ảnh hưởng đến đời sốngnhân dân (01 đoàn); thanh toán tiền bồi thường đất khi xây dựng tuyến đường
Ma Lù Thang – Lùng Than (01 đoàn); cấp tiền bồi thường giải phóng mặt bằngkhông đúng qui định, thanh toán tiền bồi thường giải phóng mặt bằng, tiền hỗtrợ tái định cư ở huyện Tan Uyên, Than Uyên, Phong Thổ (07 đoàn) Dự báotrong những năm tới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp nên tình hình khiếukiện đông người vẫn tiếp tục xảy ra và số đoàn đông người đến khiếu kiệnđông người chưa có xu hướng giảm do tỉnh Lai Châu hiện đang trong quá trình
đô thị hóa cao, thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội
b Tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo hành chính
Từ năm 2011 đến nay toàn tỉnh đã tiếp nhận tổng số 5.969 đơn trong đó đơnkhiếu nại 131 đơn, đơn tố cáo 232 đơn
Trang 38
Bảng 2: Số đơn thư khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2011-2014
(Nguồn: Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2011, 2012, 2013, 2014)
Số đơn khiếu nại, tố cáo của người dân gửi đến có xu hướng giảm trong đóchủ yếu vẫn là đơn tố cáo chiếm 63,91%
Bảng 3: Số đơn thư khiếu nại, tố cáo hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của
cơ quan hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2014
(Nguồn: Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2011, 2012, 2013, 2014)
Qua quá trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo vẫn còn tồn tại những đơn khiếunại, tố cáo trùng lặp nội dung, tố cáo nặc danh, mạo danh thiếu cơ sở xem xét trong
đó năm 2011: 33 đơn, năm 2012: 45 đơn, năm 2013: 24 đơn, năm 2014: 16 đơn Sốđơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính Nhànước vẫn chiếm đa số (78,51%) trong tổng số những đơn khiếu nại, tố cáo nhậnđược Trong đó đáng chú ý là tình trạng đơn ký tập thể gửi phát tàn nhiều nơi, đơnphát sinh ở cơ sở thuộc thẩm quyền cấp xã, huyện nhưng gửi vượt cấp lên Tỉnh
Trang 39khá nhiều, có năm chiếm gần 20%, đặc biệt có 03 vụ việc người dân gửi đơn vượtcấp lên cơ quan Trung ương.
c Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo hành chính
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo hành chính của công dân đã được thủ trưởng các cấp, các ngành,các cơ quan, đơn vị từ thành phố đến cấp huyện thị quan tâm giải quyết, thể hiện ởkhối lượng đơn thư phát sinh nhiều nhưng đã giải quyết một cách cơ bản, tỷ lệ giảiquyết đơn thư khiếu nại, tố cáo hành chính bình quân đạt 93% Cụ thể:
Năm 2011:
- Giải quyết đơn khiếu nại hành chính: Các cơ quan hành chính Nhà nước cáccấp đã giải quyết 36/38 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền đạt tỷ lệ 94,7%.Kết quả giải quyết có 05 vụ thông qua hòa giải, phân tích kết quả giải quyết
31 vụ khiếu nại có: 07 vụ khiếu nại đúng, 20 vụ khiếu nại sai, 04 vụ có đúng
có sai Còn 02 vụ đang được UBND huyện Tam Đường và UBND huyệnThan Uyên xem xét, giải quyết
- Giải quyết đơn tố cáo hành chính: các cấp, các ngành đã giải quyết 37/39 vụ
tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ lệ 94,8% Phân tích kết quả giải quyết tốcáo hành chính cho thấy: tố cáo đúng 06 vụ; có đúng, có sai 04 vụ; tố cáo sai
27 vụ Còn 02 vụ đang được UBND thị xã Lai Châu xem xét, giải quyết.Năm 2012:
- Tổng số vụ khiếu nại, cơ quan hành chính phải giải quyết là 59 vụ, trong đó
có 04 vụ năm 2011 chuyển sang Đã giải quyết 50/59 vụ đạt tỷ lệ 85%
- Giải quyết đơn khiếu nại hành chính: tổng số đơn khiếu nại phải giải quyết
là 20 vụ việc (có 02 vụ từ năm 2011 chuyển sang) Phân tích kết quả giảiquyết 12 vụ việc cho thấy khiếu nại đúng 2 vụ, khiếu nại đúng một phần 2
vụ, khiếu nại sai 8 vụ Còn 03 vụ khiếu nại được UBND các huyện: Sìn Hồ(2 vụ), Mường Tè (1 vụ) tiếp tục xem xét, giải quyết
Trang 40- Giải quyết đơn tố cáo hành chính: tổng số đơn tố cáo phải giải quyết là 39
vụ việc (trong đó 02 vụ năm 2011 chuyển sang), đã giải quyết 33 vụ Phântích kết quả cho thấy: 07 vụ tố cáo đúng, 10 vụ tố cáo đúng 1 phần và 16 vụ
tố cáo sai toàn bộ Còn 06 vụ các huyện: Sìn Hồ, Mường Tè, Thị xã LaiChâu tiếp tục xem xét giải quyết
Năm 2013:
- Giải quyết đơn khiếu nại hành chính: tổng số đơn khiếu nại hành chính phảigiải quyết là 09 đơn bằng 08 vụ việc (trong đó 02 vụ từ năm 2012 chuyểnsang) Đã giải quyết 08/08 vụ việc đạt 100% Kết quả giải quyết: 01 vụ đúngmột phần, 04 vụ khiếu nại sai, 03 vụ hòa giải thành công Có 02 vụ việc ởHuyện Sìn Hồ giải quyết quá thời hạn quy định
- Giải quyết đơn tố cáo hành chính: tổng số đơn tố cáo hành chính phải giảiquyết là 20 đơn bằng 20 vụ việc ( trong đó có 06 vụ từ năm 2012 chuyểnsang) Kết quả giải quyết: 13 vụ việc tố cáo sai, 05 vụ việc tố cáo đúng mộtphần, 2 vụ tố cáo đúng toàn bộ
Năm 2014:
- Tổng số đơn khiếu nại, tố cáo hành chính nhà nước phải giải quyết là 29đơn/24 vụ việc Đến nay, các cấp, các ngành đã giải quyết được 22/24 vụthuộc thẩm quyền đạt 92% Có 01 đơn khiếu nại hành chính phải giải quyếtlần 2
- Giải quyết đơn khiếu nại hành chính: có 18 đơn/13 vụ khiếu nại đã được giảiquyết trong đó 04 vụ khiếu nại sai, 02 vụ khiếu nại đúng một phần, 6 vụtrong quá trình giải quyết qua vận động, tuyên truyền, giải thích, ngườikhiếu nại tự nguyện rút nội dung khiếu nại, 01 vụ chuyển cơ quan điều tra
do có biểu hiện lợi dụng quyền khiếu nại để gây rối trật tự an ninh, trật tựcông cộng Trong đó 08 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của