1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm về trường PTDTBT hay và hiệu quả các trường bán trú học

20 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 194 KB

Nội dung

một số biện pháp hướng dẫn quản lý trường PTDTBT, tại các xã có điều kiện đặc biệt khó khăn Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này bao gồm trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Đảng ta coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” và với quan điểm chỉ đạo “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, các quan điểm đó đã tạo thuận lợi cho giáo dục phát triển Trên quan điểm nhất quán, các chương trình mục tiêu quốc gia đã tập trung đầu tư cho giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Do đặc điểm miền núi địa hình chia cắt mạnh, thiếu mặt bằng nên sự phân bố dân cư ở các vùng khó khăn không tập trung Dân cư sống rải rác ở khe suối, lưng đèo và đỉnh núi…Sự phân bố đó đã có ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở trường, mở lớp ở các khu vực này Mặc dù khi xây dựng trường học các địa phương đã cố gắng đặt ở các nơi trung tâm, đông dân cư song do mật độ dân số nhỏ, dân cư sống không tập trung nên không đáp ứng được tất cả đối tượng học sinh Do đặc thù địa hình miền núi, sự phân bố dân cư không tập trung, phong tục tập quán canh tác của người dân tộc thiểu số là sống dựa vào rừng nên họ sống rất xa các khu trung tâm Học sinh là con em dân tộc thiểu số cũng phải chịu nhiều thiệt thòi, điều kiện kinh tế gia đình thì eo hẹp (đa số là hộ nghèo, các em vừa phải lao động vừa đi học), hằng ngày các em phải đi bộ cả chục cây số để đến trường nên rất vất vả Nhiều học sinh không đủ điều kiện phải bỏ học giữa chừng hoặc có đi học thì cũng buổi đi buổi nghỉ

Loại hình trường PTDTBT theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú đang dần được hình thành, các trường có lớp có học sinh bán trú đã được các địa phương đặc biệt quan tâm Đại đa số nhân dân các dân tộc thiểu số đều đồng tình ủng hộ, các CBQL và GV có nhận thức đúng và coi đây là giải pháp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Tuy nhiên, trong công tác chỉ đạo triển khai thì mỗi địa phương lại mang một sắc thái riêng, tổ chức hoạt động của mỗi trường thì đều mang tính chủ quan của cán bộ quản lý Chính quyền địa phương cấp xã và gia đình học sinh thì phó mặc cho nhà trường Do đó hiệu quả giáo dục của mô hình trường PTDTBT, các trường có học sinh bán trú chưa cao, nơi nào mạnh thì chất lượng khá, nơi nào ít được quan tâm thì không duy trì được Trước thực trạng đó cần có một mô hình quản lý khoa học, thiết thực

và phù hợp với điều kiện thực tế địa phương trong công tác quản lý trường PTDTBT, các trường có học sinh bán trú để nâng cao chất lượng giáo dục cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn miền núi

II Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Trang 2

Hướng dẫn quản lý tổ chức các hoạt động của lớp Bán trú tại các trường PTDTBT , các trường có học sinh bán trú thuộc các xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Uyên

Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện về thời gian và kinh phí có hạn nên em chỉ tập chung nghiên cứu vấn đề một số biện pháp hướng dẫn quản lý học sinh bán trú ở trường PTDTBT THCS, tại các xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Uyên – Lai Châu

III Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp hướng dẫn quản lý trường PTDTBT, tại các xã có điều kiện đặc biệt khó khăn nhằm huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi TH, THCS góp phần phát triển giáo dục phổ thông ở các địa phương này

IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của một số biện pháp hướng dẫn quản lý học sinh bán trú

- Phân tích được thực trạng quản lý học sinh bán trú ở các trường có học sinh bán trú trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

- Đề xuất ra các giải pháp nhằm hướng dẫn quản lý học sinh bán trú ở các trường PTDTBT, trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu nhằm nâng cao chất lượng dạy- học

PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT.

1 Một số khái niệm:

1.1 Hướng dẫn là cách chỉ bảo, dắt dẫn cho biết phương hướng, cách thức

tiến hành một hoạt động nào đó

1.2 Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy điều khiển các quá trình xã

hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng, ý chí của chủ thể quản lý và phù hợp với quy luật khách quan

1.3 Trường phổ thông dân tộc bán trú

1.3.1 Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này bao gồm trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân

Trang 3

tộc thiểu số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liên cấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú

1.3.2 Học sinh bán trú là học sinh đang học tại các trường phổ thông dân

tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trường tiểu học

và trung học cơ sở công lập khác ở vùng này, được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt cho phép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày

2 Tình hình chung về vấn đề quản lý học sinh bán trú ở các nhà trường PTDTBT

Hình thức bán trú ở huyện Tân Uyên, cũng đã xuất hiện từ khá lâu nhưng chủ yếu là tự phát cho nên chưa có quy mô phát triển và cách quản lý chưa khoa học, bên cạnh đấy những đặc điểm kinh tế, xã hội, phong tục tập quán cùng nhận thức của các cấp chính quyền, nhân dân, mà nó trở nên “đặc dụng” trước hết với một vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn như là xã Tà Mít, Hố Mít, Nậm sỏ, Mường Khoa Là những xã nghèo, xã thuộc chương trình 135, xã có nhiều thôn bản người thái hơn 40% số gia đình thuộc diện hộ nghèo với những đặc điểm đó thì giáo dục muốn duy trì và phát triển, chỉ có thể bằng phương thức bán trú, bán trú Phương thức đó có thể coi như là “Bí quyết” của Giáo dục huyện Tân Uyên nói chung và các xã vùng khó khăn nói riêng Để có thể nuôi dạy và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, duy trì sĩ số, giữ vững phổ cập của xã, đối với các

em học sinh ở nơi quá xa trường, đối với những bản người Thái, người H’Mông cách xa trung tâm hơn 10 km đường xá đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế Điểm đáng lưu ý nhất với học sinh các xã này là tính chuyên cần đi học hơn 10 km và vượt qua bao nhiêu xa xôi khó khăn như vậy nhưng với tinh thần hiếu học các em vẫn cố gắng đến trường nhưng với hoàn cảnh gia đình khó khăn trong các vụ giáp hạt thì gia đình các em lấy đâu lương thực mà cung cấp các em xuống trọ học tại nhà trường, cho nên tỉ lệ học sinh nghỉ và bỏ học vẫn sảy

ra, tuy nhiên nhà trường, Ban giám hiệu cùng với Ban quản lý bán trú đã phân công các giáo viên đến từng gia đình của học sinh bỏ học để vận động các em đến lớp tiếp tục theo học

Trong việc chỉ đạo quản lý học sinh bán trú được sự quan tâm của các cấp các ngành ở các nhà trường PTDTBT, trường có học sinh bán trú đã được Ban giám hiệu nhà trường chú ý, quan tâm Song hiệu quả của hoạt động quản lý chưa cao, nhà trường chưa có kế hoạch chương trình cụ thể cho từng năm học, từng tháng

Trang 4

học Một số giáo viên và phụ huynh học sinh chưa chú ý, quan tâm đúng mức đến hoạt động này, thậm chí còn xem nhẹ, bỏ qua, chỉ giao phó cho giáo viên quản

lý bán trú của nhà trường tự tổ chức điều khiển hoạt động do đó những hoạt động quản lý này còn gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng hoặc có chăng cũng chỉ là những hoạt động chiếu lệ, hình thức và chỉ đạo quản lý một cách máy móc dập khuôn chứ không có sự sáng tạo Từ những năm học 2009-2010 đến nay hoạt động quản lý học sinh bán trú đã được các cấp chỉ đạo sát sao hơn, cụ thể hơn nên hoạt động này đã đi vào nền nếp và nhà trường đã thực sự tạo được sân chơi bổ ích, cũng như một môi trường học tập cho các em được tốt hơn

II THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG PTDTBT

1 Đặc điểm tình hình địa phương và tình hình nhà trường.

1.1 Đặc điểm tình hình địa phương.

Tân Uyên huyện mới được chia tách từ huyện Than Uyên là một trong 62 huyện nghèo của cả nước có 10 xã, thị trấn Huyện Tân Uyên cách thị xã Lai Châu 58 km

về phía Nam Địa hình chủ yếu là đồi núi địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông,

suối và khe nhỏ Tổng diện tích toàn huyện 90.326,75 ha; Tổng dân số 42.221người, gồm các dân tộc chính: Thái, Khơ mú, H’Mông, Tày, Lào, Kinh, Điều kiện kinh

tế của các xã còn gặp rất nhiều khó khăn điều này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng giáo dục, đặc biệt các xã đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và quan tâm đến công tác quản lý học bán trú trọ học tại xung quanh các nhà trường góp phần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường

Vì vậy mà giáo dục của các xã ngày một đổi khác

1.2 Đặc điểm tình hình các nhà trường.

Các trường có học sinh bán trú trong huyện Tân Uyên phải đối mặt với thực tế là chất lượng đầu vào của các trường thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn huyện và tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự ưu tiên của Nhà nước ở một bộ phận không nhỏ học sinh và phụ huynh đặc biệt như ở các xã Hố Mít, Mường Khoa, nên ngay

từ đầu năm Ban giám hiệu của các trường PTDTBT, các trường có học sinh bán trú

đã quan tâm chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện công tác là: Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong; hoạt động dạy và học; lao động và hướng nghiệp, dạy nghề; tổ chức bán trú và công tác Đảng, đoàn thể trong nhà trường Nhà trường sớm tổ chức học tập, quán triệt và triển khai đầy đủ các chỉ thị và văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục – Đào tạo về nhiệm vụ năm học và cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Do tính chất bán trú, các trường đã tổ chức cho học sinh học tập điều lệ trường phổ thông, nội

Trang 5

quy của trường, lớp; duy trì chế độ sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể bán trú và giao ban giữa ban giám hiệu với giáo viên chủ nhiệm để nắm chắc và uốn nắn tình hình đạo đức, học tập của học sinh Với các biện pháp trên, trong năm học vừa qua các nhà trường không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, học sinh xếp loại đạo đức trung bình và yếu giảm rõ rệt

Trong các năm qua số học sinh có nhu cầu bán trú ngày một tăng, học

2011-2012 toàn huyện có1080 học sinh ở bán trú học 2011-2012-2013 toàn huyện có 1407 học sinh ở bán trú Việc đáp ứng về nhu cầu học sinh bán trú ngày một tăng cao là rất khó khăn đối với nhà trường đặc biệt là nhà ở cho học sinh, đa số các trường diện tích, khuôn viên trường chật hẹp, không có sân chơi, bãi tập để tổ chức các hoạt động bán trú đất của các nhà trường thì lại có hạn

Nhà trường có học sinh phải đối mặt với thực tế là tình trạng thiếu nước sạch đặc biệt là vào mùa khô, trường nào có hệ thống nước sạch hay bị tắc, hỏng ống Do vậy trong sinh hoạt của các em sinh bán trú gặp rất nhiều các khó khăn, các em phải thường xuyên đi sách nước từ các khu vực lân cận về nhà trường để nấu ăn, tắm giặt Bên cạnh việc thiếu nước sạch thì các nhà trường có học sinh bán trú còn có các khó khăn về cơ sở vật chất: các phòng học, nhà ở cho học sinh bán trú, giường, chiếu, chăn, màn… đa số các nhà trường phòng ăn chưa có bàn ăn, ghế ăn, nhà bếp Việc quản lí học sinh trong thời gian ngoài giờ lên lớp rất khó khăn: ngủ, nghỉ buổi trưa, buổi tối rất phức tạp Do đa số các nhà trường khu ký túc nhà trường không có tường rào bao quanh, đường dân sinh đi qua… nên người quản lí phải thường xuyên túc trực Học sinh bán trú của các trường thường xuyên bị các đối tượng vào phá quấy, nặng hơn là vào chấn lột, xin tiền… Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình còn phó mặc cho nhà trường đặc biệt là lấy vợ, lấy chồng cho con sớm

Giá cả thị trường không ổn định, các mặt hàng lương thực, thực phẩm đắt đỏ; Chế độ chính sách của nhà nước đến với trường với học sinh nhiều lúc là chưa kịp thời Sức đóng góp của người dân rất ít vì điều kiện sống còn rất khó khăn Do vậy rất khó để tổ chức bữa ăn có đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng

1.3 Đặc điểm tình hình về học sinh bán trú ở nhà trường PTDTBT.

Đại đa số nhân dân ở các vùng đặc biệt khó khăn của huyện Tân Uyên đều thuộc dân tộc thiểu số như người Thái, Mông, Lào…., phong tục tập quán lạc hậu,

tỷ lệ sinh cao, thu nhập bình quân đầu người rất thấp, chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và khai thác lâm sản Hộ nghèo chiếm đa số, nhiều gia còn nằm trong hộ nghèo nên các điều kiện sống của nhân dân rất khó khăn Sống xa trung tâm nên học sinh con em dân tộc ở đây chịu nhiều thiệt thòi, không được tiếp cận các nguồn thông tin đại chúng như: truyền hình, truyền thanh, sách báo, Internet, thiếu sách vở Thậm chí nhiều học sinh còn ăn chưa được no, ngủ chưa được ấm nên nhiều học sinh chậm phát triển về thể lực và trí tuệ Môi trường sống gần thiên nhiên nên các em thường trầm tính, ít hoà đồng Những điều kiện đó có ảnh hưởng không nhỏ

Trang 6

tới tâm lý học sinh dân tộc thiểu số Học sinh dân tộc đi học nội trú chủ yếu là học sinh nhiều tuổi hơn các học sinh khác, nhà cách xa trung tâm xã nên thường nhút nhát và tự ti Đa số các em là con em hộ nghèo và sống trong khu vực rừng núi thưa dân nên các em rất thiếu vốn từ tiếng Việt và kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp trong môi trường tập thể Nhiều học sinh tiểu học, THCS đầu cấp còn chưa có khả năng vệ sinh cá nhân Các em rất hay tự ái và nếu không thích học

là bỏ trốn về nhà, một số học sinh lớn tuổi THCS có biểu hiện quan hệ tình dục tự do

và sớm hơn học sinh phổ thông khác nên khó gần và lầm lì Về quá trình nhận thức

do vốn từ tiếng việt của các em rất hạn chế nên quá trình nhận thức của các em gặp rất nhiều khó khăn Có những câu các em đọc nhưng chưa hiểu, hoặc hiểu lơ mơ dẫn đến tư duy sai lệch

2 Thực trạng về việc quản lý học sinh bán trú trong nhà trường năm

2011 - 2012.

Quản lý bán trú là quá trình quản lý hoạt động giáo dục trong các nhà trường,

là nhiệm vụ trọng tâm có ý nghĩa quyết định đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học trong trường, tránh tình trạng học sinh bỏ và duy trì phổ cập Giáo dục THCS của các nhà trường Thực trạng công tác quản lý học sinh bán trú tại các trường PTDTBT, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu trong những năm qua có đặc điểm sau Huyện Tân Uyên là một trong 62 huyện nghèo theo Quyết định 30a của Chính Phủ Do đó đời sống của một số gia đình còn khó khăn trong những thời điểm giáp hạt Một số gia đình chưa quan tâm việc học tập của con em mình, nhiều khi còn phó mặc cho các thầy cô giáo Nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của các bậc cha mẹ về việc chăm sóc, giáo dục con em mình còn hạn chế Cơ sở vật chất trường lớp học còn nhiều phòng học tạm, thiếu về sân chơi, bãi tập phục vụ nhu cầu học tập ngoài giờ chính khoá cho các em Hệ thống nhà ở, nhà ăn, các công trình phục vụ cho nhu cầu bán trú còn thiếu, số phòng ở của học sinh còn nhiều phòng tạm Nhiều trường chưa có nhà ăn, nhà bếp, thiếu nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên y tế

Địa bàn rộng nhưng dân cư thưa thớt Khoảng cách từ trung tâm huyện đến nhiều xã xa trung bình trên 30 km, có 2 xã xa trung tâm đến hơn 40 km Tình trạng đường giao thông bị chia cắt thường xuyên xảy ra Dân cư không tập trung, nhiều thôn bản xa trường học, những thôn xa nhất cách các nhà trường 20-25km, điều kiện đi lại khó khăn Từ tình hình trên trong các năm qua các nhà trường xuống bản cùng họp với dân để phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, Vận động cha mẹ học sinh tạo mọi điều kiện cho các em được đến trường học tập nhất là các thôn bản xa trường học đi laị khó khăn Học sinh đa

số là con em dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn nên hạn chế về trình độ nhận

Trang 7

thức và ít có điều kiện học tập cũng như là vốn hiểu biết xã hội Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường Thêm vào đó

số học ở trọ học tại trường gặp nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở và quản lý sinh hoạt hàng ngày Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình còn phó thác và giao trách nhiệm hết cho nhà trường

Về phía các nhà trường cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thư viện ít tài liệu, đầu sách tham khảo Đội ngũ giáo viên còn thiếu, không ổn định thường xuyên có sự thay đổi, đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý của trường còn trẻ về tuổi đời

và tuổi nghề nên kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý

Mô hình bán trú ở các trường THCS huyện trong những năm gần đây đã dần

đi vào nền nếp, các nhà trường đã duy trì đều đặn sinh hoạt và tổ chức cho những học sinh ở bán trú các hoạt động thi đua học tập cùng với kết hợp vui chơi thể dục, thể thao sôi nổi với nhiều nội dung phong phú, thu hút được học sinh tham gia Nhà trường đã huy động được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động một cách tích cực Vì vậy, các nhà trường luôn được Phòng Giáo dục, Hội đồng Giáo dục xã đánh giá là những đơn vị có nhiều thành tích về quản lý bán trú, giảm tỉ lệ số học sinh bỏ học và luôn giữ vững duy trì công phổ cập giáo dục THCS, trong đó quản lý bán trú là nòng cốt, và được chọn là những đơn vị xây dựng mô hình mẫu cho các cho các huyện bạn học tập Kết quả trên đã khẳng định được những chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, quản lý học bán trú của Ban Giám hiệu các nhà trường Đây là một cố gắng lớn của Ban giám hiệu và tập thể cán bộ giáo viên trong các nhà trường

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT

Cần có sự chỉ đạo và quản lý thống nhất hoạt động của bán trú với quan điểm học sinh bán trú đi học được ăn ngon hơn ở nhà, đi học vui hơn ở nhà Do đó với những thành quả ban đầu, mô hình bán trú ở huyện Tân Uyên cần được mở rộng Tuy nhiên, từ thực tế triển khai bán trú cũng có những bất cập Trên thực tế điều kiện cơ sở vật chất chật chội, thiếu thốn, chỗ ăn, nghỉ và kinh phí hoạt động Ngoài

ra lợi thế của mô hình này cũng chưa được khai thác triệt để nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục văn hoá, Giáo dục nhân cách và dạy nghề cho học sinh

Biện pháp thứ nhất: Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức và cơ chế hoạt động trường

PTDTBT.

Trường PTDTBT phải được ưu tiên về cơ sở vật chất, trang thiết bị, diện tích và mặt bằng đất Được ưu tiên lựa chọn cán bộ quản lý và giáo viên có năng lực, đủ biên

Trang 8

chế Phải tham mưu và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xây dựng và ban hành đầy

đủ hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn về tổ chức, biên chế, chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh và quy chế hoạt động của nhà trường Thực hiện nghiêm túc theo Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú

Biện pháp thứ hai: Xây dựng, hướng dẫn nhiệm vụ tổ chức quản lý nội

trú, bán trú của các trường PTDTBT.

Để quản lý tốt các hoạt động nội trú, bán trú cần có hướng dẫn cụ thể rõ ràng, có sự thống nhất chung trong toàn huyện về công tác quản lý bán trú cần có các cuộc hội thảo hướng dẫn công tác bán trú xây dựng nhiệm vụ của các tổ chức, cá

nhân trong nhà trường có thống nhất chung như sau

* Nhiệm vụ của Ban Giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường

1 Ban Giám hiệu

1.1 Hiệu trưởng: Quản lý, chỉ đạo chung và chịu trách nhiệm trước Phòng Giáo dục và Đào tạo về kết quả hoạt động của nhà trường Công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật Công tác xây dựng kế hoạch năm học và công tác tổ chức cán bộ Chủ tài khoản Công tác kiểm tra nội bộ trường học

1.2 Các Phó Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm về quản lý chuyên môn: Xây

dựng kế hoạch và quy chế hoạt động chuyên môn; quản lý các tổ chuyên môn; phụ trách chuyên môn và công tác chủ nhiệm Phụ trách cơ sở vật chất; công tác hướng nghiệp; hoạt động ngoại khóa; an ninh, trật tự của nhà trường; quản lí tổ Văn phòng Phụ trách công tác nội trú, bán trú Chủ tài khoản số 1, 2

2 Công đoàn: Xây dựng kế hoạch hoạt động công đoàn, quản lý các công đoàn viên của nhà trường Thực hiện chức năng giám sát Phụ trách công tác thanh tra nhân dân Chăm lo đời sống vật chất cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường

3 Đoàn - Đội: Quản lý đoàn viên, đội viên Xây dựng và tổ chức thực hiện

kế hoạch hoạt động của đoàn, đội Công tác phát triển đoàn viên, đội viên trong nhà trường

Ngoài các nhiệm vụ trên, Ban Giám hiệu và các tổ chức trong nhà trường còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo đúng quy định của Điều lệ trường trung học

cơ sở, trường tiểu học

*Tổ chức, quản lý hoạt động nội trú

1 Công tác quản lý học sinh

1.1 Thành lập Ban quản lý nội trú, gồm: Trưởng ban: 01 Lãnh đạo nhà

trường Phó Trưởng ban: Bí thư Đoàn hoặc Tổng phụ trách Đội Các thành viên: Tổ trưởng tổ Văn phòng, công nhân viên trong nhà trường (do Hiệu trưởng phân công)

và các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm

1.2 Phân công nhiệm vụ

Trang 9

1.2.1 Trưởng ban: Phụ trách chung; Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; Phê duyệt kế hoạch; phê duyệt số lượng học sinh ăn từng ngày

1.2.2 Phó Trưởng ban: Xây dựng kế hoạch hoạt động nội trú và các quy định, nội quy khu nội trú; Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng tuần, từng tháng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện hàng tháng, học kỳ và năm học; theo dõi, chỉ đạo trực khu nội trú Xây dựng lịch biểu quy định về giờ giấc sinh hoạt nội trú: Phụ trách công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hoạt động ngoại khóa; tổ chức giao lưu các hoạt động văn nghệ, thể thao với các đơn vị bạn; phụ trách phong trào thể dục, thể thao trong học sinh Phụ trách công tác thi đua, khen thưởng, các phòng ở trong khu nội trú; xây dựng kế hoạch

hoạt động tập thể (Lịch hoạt động trong từng ngày, từng tuần; lịch hoạt động thể dục thể thao; tổ chức các trò chơi dân gian; tổ chức tết dân tộc cho học sinh ),

bảo vệ môi trường và cùng với bảo vệ đảm bảo trật tự an ninh khu nội trú và an ninh trong nhà trường Tổ chức hướng dẫn học sinh vệ sinh phòng ở, vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu vực nhà ở và toàn bộ mặt bằng khu nội trú, các công trình vệ sinh trong nhà trường; xây dựng nền nếp, tác phong nhanh nhẹn, nếp sống văn

minh trong khu nội trú (phòng ngủ sạch, đẹp, gọn gàng, ngăn nắp; Quy định hệ thống dây phơi khăn mặt, quần áo ngoài sân hợp lý, khoa học ) Xây dựng kế

hoạch, hướng dẫn học sinh trồng, chăm sóc cây xanh, cây cảnh trong khu nội trú đảm bảo xanh, sạch, đẹp; hướng dẫn học sinh tăng gia sản xuất, biết cách trồng và chăm sóc rau xanh cải thiện đời sống; giám sát, kiểm tra và chấm điểm về lao động tăng gia sản xuất đối với từng chi đoàn (liên đội) Tổ chức kiểm tra, đánh giá cho điểm hoạt động nội trú của các chi đoàn (liên đội) hàng ngày để tuyên dương, phê bình kịp thời vào tiết chào cờ đầu tuần; theo dõi, kiểm tra, chấm điểm các hoạt động thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, việc thực hiện nội quy nền nếp trong học sinh và tổng hợp điểm cuối tuần, cuối tháng, cuối học kỳ và cuối năm học để làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân

1.2.3 Các thành viên:

Tổ trưởng tổ Văn phòng và nhân viên trong nhà trường có các nhiện vụ sau:

tổ chức đón tiếp, bố trí xếp phòng ở, sinh hoạt và học tập cho học sinh theo quy định của nhà trường; phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành nội quy của học sinh nội trú; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị khu nội trú, có kế hoạch sửa chữa kịp thời; hướng dẫn học sinh cách nấu nướng và chế biến thực phẩm an toàn; đảm bảo an ninh, trật tự trong khu nội trú và trong nhà trường

Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn: Phối hợp với tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường để quản lý hoạt động tự học sau giờ lên lớp của học sinh bán trú

2 Công tác bảo vệ

Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng bảo vệ, công an địa phương và tổ chức Đoàn (Đội) của nhà trường trong công tác giữ gìn, đảm bảo trật tự, an ninh và phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ Xây dựng các phương án phòng cháy, chữa cháy trong nhà trường

3 Công tác y tế

Trang 10

Xây dựng nội dung hoạt động y tế cho từng năm học, khóa học theo Điều 4 Quy định về hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trường THCS, trường THPT

và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số 37/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với cơ sở y tế địa phương và các ngành liên quan trong việc triển khai, thực hiện các hoạt động y tế trường học và các hoạt động y tế khác Tổ chức thực hiện công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường

Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường trong khu làm việc, lớp học, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tổ chức tuyên truyền và triển khai các biện pháp phòng chống các dịch bệnh, bệnh tật học đường, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh xã hội và các hoạt động khác về y

tế trường học

4 Công tác kế toán

Hàng năm lập dự toán bảo đảm nguồn kinh phí cho công tác bán trú, lập kế hoạch nuôi dưỡng học sinh ăn bán trú theo từng tháng đảm bảo chi đúng, đầy đủ học bổng của học sinh bán trú Hoàn thiện các loại chứng từ bán trú theo quy định Không tham gia vào việc mua bán và giữ tiền mặt Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các chứng từ

5 Công tác thủ kho, thủ quỹ

Quản lý kho, quỹ tiền mặt của nhà trường theo quy định Xuất nhập đầy đủ đúng số lượng theo phiếu kê mua hàng, phiếu xuất kho hợp lệ Khi xuất kho phải căn vào số lượng học sinh theo phiếu báo ăn và bảng chấm công hàng ngày

6 Công tác kiểm tra nội bộ

Ban thanh tra nhân dân kiểm tra số lượng xuất nhập kho hàng ngày, kiểm tra

số lượng học sinh ăn từng ngày, khảo sát giá thị trường trong việc mua bán lương thực, thực phẩm của học sinh ăn theo quy định Ban thanh tra nhân dân kiểm tra hồ

sơ chứng từ kế toán theo quy định, có sổ kiểm tra định kì

* Công tác tổ chức, quản lý nuôi dưỡng học sinh bán trú

1 Tổ chức quản lý bếp ăn

1.1 Mua lương thực, thực phẩm

Mua lương thực, thực phẩm chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm Thực hiện nhập kho, ghi sổ sách tiếp phẩm theo quy định Giữ gìn, bảo quản tốt lương thực, thực phẩm theo quy định

1.2 Chế biến lương thực, thực phẩm

Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, phòng chống dịch bệnh lây truyền qua đường ăn uống theo các văn bản hiện hành của các cấp, các ngành Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, khu chế biến phải đảm bảo sạch sẽ Tổ chức nuôi dưỡng khoa học; cho học sinh ăn đúng giờ, khuyến khích các trường tổ chức cho học sinh ăn 3 bữa/ngày Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nội quy nhà ăn Hàng ngày lưu mẫu thức ăn theo quy định của Pháp lệnh

Vệ sinh an toàn thực phẩm Phải thực hiện tốt vệ sinh, an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ ở khu vực nhà ăn

Biện pháp thứ ba: Huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương

Ngày đăng: 04/04/2016, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w