1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm hay về cách quản lý trường PTDBT THCS

23 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 230,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ Hiện nay, hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú đã và đang hình thành và phát triển mạnh; đạt được nhiều thành tích đáng kể trong sự nghiệp giáo dục ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số trong độ tuổi ra lớp tăng, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến rõ rệt; công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung cơ sở chất lượng đã và đang phát triển ổn định, bền vững.Đề xuất một số biện pháp quản lý, chỉ đạo trường PTDTBT, tại các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nhằm huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi TH, THCS góp phần phát triển giáo dục phổ thông ở các địa phương này.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Khái quát về lý luận

Những thập niên cuối của thế kỉ XX ở vùng núi và đồng bào dân tộc thiểu

số, một hình thức tổ chức trường lớp đặc biệt là phổ thông có học sinh nội trú dânnuôi ra đời Ban đầu loại hình trường này được hình thành do "sáng kiến" của đồngbào các dân tộc miền núi, xuất phát từ thực tế địa phương, địa hình đi lại khó khăn,hiểm trở, để đáp ứng được nhu cầu học tập của con em, đồng bào đưa đến ở gầntrường để theo học

Mô hình trường phổ thông có học sinh bán trú được Đảng và Nhà nước taquan tâm Mỗi giai đoạn khác nhau đều có các chính sách hỗ trợ cho học sinh bántrú nhưng các trường này chưa thực sự phát huy được hiệu quả do còn gặp nhiềukhó khăn bất cập trong công quản lí Từ thực tế đó ngày 02/8/2010 Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT, ban hành hànhQuy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú đã thống nhấttên gọi loại trường này theo Luật Giáo dục ngày 14/6/2005, Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của Luật Giáo dục ngày 15/12/2009 là trường Phổ thông dân tộc bántrú Từ đó, trường phổ thông dân tộc bán trú chính thức được ra đời

1.2 Khái quát về thực tiễn

Hiện nay, hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú đã và đang hình thành

và phát triển mạnh; đạt được nhiều thành tích đáng kể trong sự nghiệp giáo dục ởvùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số trong độtuổi ra lớp tăng, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm, chất lượng giáo dục có sự chuyển biến

rõ rệt; công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục Trung cơ sở chấtlượng đã và đang phát triển ổn định, bền vững

Trước những yêu cầu cấp bách về công tác quản lí, chỉ đạo triển khai thìmỗi địa phương lại mang một sắc thái riêng, tổ chức hoạt động của mỗi trường thìđều mang tính chủ quan của cán bộ quản lý Chính quyền địa phương cấp xã và giađình học sinh thì phó mặc cho nhà trường Do đó hiệu quả giáo dục của mô hìnhtrường PTDTBT nơi nào được quan tâm thì chất lượng khá, nơi nào ít được quantâm thì không duy trì được Trước thực trạng đó cần có một mô hình quản lý, chỉđạo thiết thực và phù hợp với điều kiện thực tế địa phương nhằm cụ thể một số nộidung chính mà cán bộ quản lí của trường PTDTBT cần tổ chức thực hiện

Hi vọng đây là sáng kiến bổ ích dành cho cán bộ quản lí, giáo viên cáctrường Phổ thông dân tộc bán trú huyện Tân Uyên thực hiện tốt công tác quản lícủa đơn vị nhà trường

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Hướng dẫn một số biện pháp quản lý, chỉ đạo các hoạt động của trường phổthông dân tộc bán trú, thuộc các xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân Uyên

Trang 2

- Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện về thời gian và kinh phí có hạn nên SKKN chỉ tập chung nghiêncứu vấn đề một số biện pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động của trường phổ thông dân tộcbán trú

3 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp quản lý, chỉ đạo trường PTDTBT, tại các xã có điềukiện kinh tế đặc biệt khó khăn nhằm huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi TH, THCSgóp phần phát triển giáo dục phổ thông ở các địa phương này

Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các trường PTDTBT nắmchắc các biện pháp quản lý, tổ chức và hoạt động bán trú, góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện cho học sinh

4 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của một số biện pháp quản lý, chỉ đạo các hoạtđộng của trường PTDTBT

- Phân tích được thực trạng công tác chỉ đạo, quản lý các hoạt động của trườngPTDTBT trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

- Đề xuất ra các giải pháp nhằm hướng dẫn công tác chỉ đạo, quản lý các hoạtđộng của trường PTDTBT trên địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu nhằm nângcao chất lượng dạy- học

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC

HOẠT ĐỘNG Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT 1.1 Một số khái niệm

Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy điều khiển các quá trình xã hội

và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng, ý chí của chủ thểquản lý và phù hợp với quy luật khách quan

Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, do cơ quan nhà

nước có thẩm quyền quyết định thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em giađình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này bao gồm trườngphổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu

số và có từ 25% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú liêncấp tiểu học và trung học cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và

có từ 50% trở lên số học sinh ở bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú cấp trunghọc cơ sở có trên 50% học sinh là người dân tộc thiểu số và có từ 50% trở lên sốhọc sinh ở bán trú

Học sinh bán trú là học sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán

trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; trường tiểu học và trunghọc cơ sở công lập khác ở vùng này, được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt chophép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong

Trang 3

- Thông tư Liên tịch số 65/2011/TTLT-BGDĐT-BTC-BKHĐT ngày 22/12/2011 của liên Bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư về Hướng dẫnthực hiện Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủtướng Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổthông dân tộc bán trú.

- Căn cứ Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 06/4/2012 của UBND tỉnhLai Châu về việc quy định điều kiện xác định học sinh không thể đi từ nhà đến trường

và trở về nhà trong ngày đối với học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh Lai Châu

- Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế

- xã hội đặc biệt khó khăn

- Công văn số 92/PGDĐT-GDDT ngày 28/2/2013 của Phòng Giáo dục vàĐào tạo huyện Tân Uyên về việc tổ chức quản lí học sinh bán trú

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN TÂN UYÊN

2.1 Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến

2.1.1 Đặc điểm tình hình địa phương

Huyện Tân Uyên là một trong 64 huyện nghèo của cả nước có 10 xã, thịtrấn Huyện cách thị xã Lai Châu 58 km về phía Nam Địa hình chủ yếu là đồi núi,

bị chia cắt bởi hệ thống sông, suối Tổng diện tích toàn huyện 90.326,75ha; Dân số

khoảng 51.504người, gồm các dân tộc chính: Thái, Khơ mú, H’Mông, Tày, Lào,Kinh, Điều kiện kinh tế, xã hội của các xã, thị trấn đã có những bước phát triểntuy nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn điều này ảnh hưởng khá nhiều đến chấtlượng giáo dục, đặc biệt các xã đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượnggiáo dục và quan tâm đến công tác quản lý học sinh các trường phổ thông dân tộcbán trú và học sinh bán trú trong các nhà trường góp phần đẩy mạnh, nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện của học sinh Vì vậy mà công tác giáo dục của huyện TânUyên ngày càng phát triển

2.1.2 Đặc điểm tình hình các trường phổ thông dân tộc bán trú

Các trường phổ thông dân tộc bán trú trong huyện Tân Uyên đã quan tâm chỉđạo giáo viên và học sinh thực hiện công tác là: Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tácphong; hoạt động dạy và học; lao động và hướng nghiệp, dạy nghề; tổ chức bán trú vàcông tác Đảng, đoàn thể trong nhà trường Nhà trường đã tổ chức học tập, quán triệt

Trang 4

và triển khai đầy đủ các Chỉ thị và văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục - Đào tạo vềnhiệm vụ năm học Do tính chất bán trú, các trường đã tổ chức cho học sinh học tậpđiều lệ trường phổ thông, nội quy của trường, lớp; duy trì chế độ sinh hoạt lớp, sinhhoạt tập thể bán trú và giao ban giữa ban giám hiệu với giáo viên chủ nhiệm để nắmchắc và uốn nắn tình hình đạo đức, học tập của học sinh Với các biện pháp trên, trongnăm học vừa qua các trường Phổ thông dân tộc bán trú không có học sinh vi phạm tệnạn xã hội, học sinh xếp loại đạo đức trung bình và yếu giảm rõ rệt.

Trong các năm qua số học sinh có nhu cầu bán trú ngày một tăng, năm học2013-2014 có 09 trường PTDTBT/1554 học sinh, trong đó số học sinh bán trú củacác trường này là 1620 học sinh

Việc đáp ứng về nhu cầu học sinh ngày một tăng cao là rất khó khăn đối vớinhà trường đặc biệt là nhà ở cho học sinh, một số trường phải sử dụng phòng học

để làm phòng ở cho học sinh còn phòng học là các phòng tạm được dựng lên đểphục vụ nhu cầu học tập Đa số các trường diện tích, khuôn viên trường chật hẹp,không có sân chơi, bãi tập để tổ chức các hoạt động bán trú đất của các nhà trườngthì lại có hạn

Việc quản lí học sinh trong thời gian ngoài giờ lên lớp rất khó khăn: ngủ,nghỉ buổi trưa, buổi tối rất phức tạp Chưa kể đến là một số trường hợp các đốitượng vào khu bán trú phá quấy, nặng hơn là vào chấn lột, xin tiền Việc tổ chứccác hoạt động ngoài giờ lên lớp chưa khoa học, chưa thu hút được nhiều học sinhtham gia Một số phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con

em mình còn phó mặc cho nhà trường đặc biệt là lấy vợ, lấy chồng cho con sớm Chế độ chính sách của nhà nước đến với trường, với học sinh nhiều lúc là chưakịp thời Sức đóng góp của người dân rất ít vì điều kiện sống còn rất khó khăn

2.2 Thực trạng quản lý, chỉ đạo hoạt động ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú huyện Tân Uyên

2.2.1 Thuận lợi

Được sự quan tâm của đảng, nhà nước các chế độ cho học sinh bán trú nóiriêng và học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú ngày càng được đảm bảo, họcsinh được hỗ trợ bổ sung 15 kg gạo/01 tháng nên chế độ dinh dưỡng cho các emngày được đảm bảo

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyệntrong công tác phát triển quy mô mạng lưới trường lớp học Đặc biệt sự chỉ đạothường xuyên, trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác phát triển môhình trường phổ thông dân tộc bán trú của huyện

Cơ sở vật chất trường lớp học tiếp tục được kiên cố hoá, hệ thống nhà Bántrú được xây dựng bổ sung đáp ứng cơ bản theo nhu cầu của học sinh bán trú Cácchương xây dựng nhà bán trú của Huyện Đoàn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đượctriển khai đến các trường học Các đơn vị trường trang cấp các vật dụng phục vụcông tác nuôi dưỡng, các công cụ lao động để tăng gia sản xuất cải thiện bữa ăncho học sinh

Trang 5

Đội ngũ giáo viên, nhân viên các đơn vị trường học được tăng cường đáp ứngđược yêu cầu giảng dạy, giáo dục và nuôi dưỡng học sinh bán trú tại nhà trường.

Các bậc cha mẹ học sinh bước đầu đã có sự quan tâm, hỗ trợ về gạo, củi chocác em đến sinh hoạt tại trường

Các ban ngành, đoàn thể trong huyện thường xuyên quan tâm đến công tácgiáo dục Ban chỉ đạo PCGD huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiệncông tác giáo dục ở các xã, thị trấn, trong đó đặc biệt quan tâm đến công tác chămsóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú

Mô hình bán trú ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú trong những nămgần đây đã đi vào nền nếp, các nhà trường đã duy trì đều đặn sinh hoạt và tổ chứccho những học sinh ở bán trú các hoạt động thi đua học tập cùng với kết hợp vuichơi thể dục, thể thao sôi nổi với nhiều nội dung phong phú, thu hút được học sinhtham gia Nhà trường đã huy động được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhàtrường tham gia hoạt động một cách tích cực Vì vậy, các nhà trường luôn đượcPhòng Giáo dục, Hội đồng Giáo dục xã đánh giá là những đơn vị có nhiều thànhtích về quản lý bán trú, giảm tỉ lệ số học sinh bỏ học, trong đó quản lý bán trú lànòng cốt và được chọn là những đơn vị xây dựng mô hình mẫu cho các cho cáchuyện bạn học tập Kết quả trên đã khẳng định được những chuyển biến tích cựctrong công tác chỉ đạo, quản lý học bán trú của Ban Giám hiệu các nhà trường.Đây là một cố gắng lớn của Ban giám hiệu và tập thể cán bộ giáo viên trong cácnhà trường

2.2.2 Khó khăn

Huyện Tân Uyên là một trong 64 huyện nghèo theo Quyết định 30a của Thủtướng Chính phủ, đời sống của một số gia đình còn khó khăn trong những thờiđiểm giáp hạt Một số gia đình chưa quan tâm việc học tập của con em mình, nhiềukhi còn phó mặc cho các thầy cô giáo Nhận thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của cácbậc cha mẹ về việc chăm sóc, giáo dục con em mình còn hạn chế

Tỷ lệ chuyên cần của học sinh trước khi thành lập trường Phổ thông dân tộcbán trú còn thấp (năm học 2011-2012 của các trường khoảng 82%), chất lượng haimặt giáo dục của các đơn vị còn thấp

Công tác tuyển sinh, xét duyệt có xã thực hiện không đúng đối tượng, số họcsinh được hưởng chế độ hỗ trợ còn ít, số học sinh ăn ở bán trú thì nhiều hơn, chưakịp thời theo kế hoạch

Công tác tuyên truyền về việc học sinh được ở bán trú, hưởng chế độ bán trúcòn thiếu sót đối tượng, học sinh còn đăng kí ở bán trú còn ngại ở tập thể Một số cán

bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, bà con nhân dân, học sinh nắm được cácchế độ chính sách hỗ trợ học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú còn hạn chế

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động bán trú của các đơn vị trường còn chưa cụthể, chưa nêu rõ các hoạt động của công tác bán trú, chưa phân công nhiệm vụ rõràng cho ban quản lý bán trú, chưa gắn trách nhiệm đến cán bộ giáo, giáo viên phụtrách các phòng Thời gian biểu hoạt động cho học sinh chưa cụ thể, một số trường

Trang 6

có thời gian biểu nhưng chưa thực hiện triệt để Học sinh chưa biết cách xây dựngthời gian biểu, cách học và tự học sao cho đạt được hiệu quả cao trong việc học tập.

Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong trường Phổ thông dân tộc bántrú chưa phong phú còn đơn điệu, tổ chức chưa thường xuyên, chưa thu hút đượctất cả học sinh tham gia Học sinh còn tự chơi theo nhóm thiếu sự hướng dẫn củagiáo viên Hoạt động học tập buổi tối của học sinh tổ chức chưa khoa học, chưa tạođược sự hứng thú của học sinh, chất lượng giáo dục của học sinh còn thấp Phươngpháp dạy học sinh tự học, tự nghiên cứu của học sinh còn nhiều hạn chế Việc rèn

kĩ năng sống cho học sinh của các trường chưa thực sự đi vào nền nếp

2.3 Nguyên nhân của hạn chế

2.3.1 Nguyên nhân khách quan

Nhận thức của phụ huynh học sinh, bà con nhân dân, học sinh còn hạn chế.

Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình cònphó thác và giao trách nhiệm hết cho nhà trường

Điều kiện kinh tế của gia đình học sinh còn khó khăn, các em còn phải phụgiúp ra đình, nên việc duy trì tỷ lệ chuyên cần ở một số thời điểm còn thấp, khókhăn trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa

Cơ sở vật chất của các trường phổ thông dân tộc bán trú còn thiếu, phòng ởcho học sinh còn tạm, còn thiếu chưa đảm bảo cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡngbán trú Diện tích sân chơi của một số trường chật hẹp nên việc tổ chức các hoạtđộng ngoại khóa cho học sinh còn nhiều khó khăn

Một số chế độ chính sách của đảng, nhà nước đối với học sinh bán trú chưakịp thời, cấp cùng một lúc dẫn đến lúc thiếu, lúc thừa

Đa số học sinh ở bán trú là người dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn

do vậy kĩ năng giao tiếp tiếng Việt còn nhiều hạn chế như: nói và viết đều bị ngọng,hạn chế về trình độ nhận thức và ít có điều kiện học tập cũng như là vốn hiểu biết xãhội Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường

2.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Công tác xét duyệt học sinh được ở các trường Phổ thông dân tộc bán trú có xãthực hiện không đúng đối tượng, hầu như khoán trắng cho các trường học xét duyệt.Một số cán bộ quản lý trường học do năng lực hạn chế, do nhận thức chưathật đầy đủ, chưa đúng nên chưa tham mưu được cho cấp uỷ, chính quyền địaphương để tổ chức vận động, tuyên truyền nhân dân để thực hiện công tác bán trúcho hiệu quả Công tác quản lý và giáo dục học sinh ở các lớp bán trú còn chưa bàibản, chưa khoa học, chưa bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp

Chưa tuyên truyền thường xuyên về các chế độ chính sách của đảng, nhànước đối với học sinh cho cán bộ, giáo viên và nhân viên, học sinh trong nhàtrường và phụ huynh học sinh

Trang 7

Hiệu trưởng của một số đơn vị còn chưa mạnh dạn trong việc đổi mới tưduy, cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh nhất là việc rèn kĩ năngsống cho học sinh, cách tự chăm sóc bản thân

Một số cán bộ, giáo viên phụ trách bán trú chưa thực sự tâm huyết với họcsinh, chưa quan tâm chia sẻ động viên học sinh kịp thời

Năng khiếu tổ chức các hoạt động ngoại khóa của cán bộ, giáo viên một sốđơn vị còn hạn chế

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG Ở CÁC

TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ 3.1 Các biện pháp đã thực hiện

Xuất phát từ thực tiễn và qua nhiều năm theo dõi, chỉ đạo hoạt động đối vớiloại hình trường PTDTBT, loại hình trường này cần có sự chỉ đạo và quản lý thốngnhất hoạt động của bán trú với quan điểm học sinh bán trú đi học được ăn ngon hơn

ở nhà, đi học vui hơn ở nhà Do đó với những thành quả ban đầu, mô hình bán trú ởhuyện Tân Uyên cần được mở rộng Tuy nhiên, từ thực tế triển khai bán trú cũng cónhững bất cập Trên thực tế điều kiện cơ sở vật chất chật chội, thiếu thốn, chỗ ăn,nghỉ và kinh phí hoạt động Ngoài ra lợi thế của mô hình này cũng chưa được khaithác triệt để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục văn hoá, giáo dục nhân cách và dạynghề cho học sinh do vậy chúng tôi xin đề xuất một số các biện pháp để thực hiệntốt các biện pháp quản lý chỉ đạo đối với trường PTDTBT như sau:

3.1.1 Biện pháp thứ nhất: Quán triệt cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân

viên và học sinh về chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với chính sách giáo dục dân tộc nói chung; về quy chế tổ chức, hoạt động và một số chính sách hỗ trợ HSBT và trường PTDTBT.

Mục tiêu: Quán triệt tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh

về chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với chính sách giáo dục dân tộc nói chung; về

quy chế tổ chức, hoạt động và một số chính sách hỗ trợ HSBT và trường PTDTBT.

Nhận thức là tiền đề căn bản cho hoạt động của con người, có nhận thức đúng, sẽ có

hành động đúng

Nội dung: Thực hiện tốt chính sách hộ trợ học bổng cho học sinh bán trútheo Thông tư số 65/2011/TTLT-BGDĐT-BTC-BKHĐT ngày 22/12/2011 của BộGiáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiệnQuyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ Cácchế độ này được triển khai, bình xét từ thôn bản và có căn cứ pháp lý, việc cấpphát được tiến hành công khai, tập trung có sự chứng kiến của cấp ủy, chính quyềnđịa phương, giám sát của phòng GD&ĐT, thực hiện tốt chính sách theo Quyết định

số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ banhành chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh

tế - xã hội đặc biệt khó khăn Thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở

Trang 8

các trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; Thực hiện tốt Nghịđịnh số 116/200/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán

bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương tron lực lượng vũ trang công tác tạivùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn

Cách thực hiện: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, triển khai vănbản tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh các chính sách củanhà nước về học sinh bán trú và trường PTDTBT để không ngừng tuyên truyền, phổbiến các chủ trương, chính sách, định hướng về phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạocủa địa phương, nhằm tranh thủ sự ủng hộ và đầu tư của toàn xã hội cho giáo dục.Công khai hoá quy hoạch, kế hoạch, phát triển về học sinh bán trú, trườngPTDTBT theo chủ trương của Đảng, Chính quyền các cấp, phối hợp với tổ chứcđoàn thể nhằm phát huy vai trò xã hội hoá giáo dục Gắn việc thực hiện quy hoạchphát triển giáo dục, với mục tiêu phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt

ở trong các trường PTDTBT

3.1.2 Biện pháp thứ hai: Xây dựng kế hoạch hoạt động của trường

PTDTBT

Mục tiêu: 100% Hiệu trưởng các trường PTDTBT biết xác định mục tiêu ổn

định, phát triển nhà trường, các nhiệm vụ cơ bản của nhà trường và định ra một số

biện pháp thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ.

Nội dung: Hướng dẫn Hiệu trưởng các đơn vị trường PTDTBT xây dựng kế

hoạch nhằm xác định mục tiêu ổn định và phát triển của nhà trường, các nhiệm vụ

cơ bản của nhà trường, của các đơn vị và các nhân trong nhà trường cần phải hoànthành trong kỳ kế hoạch Định ra một số biện pháp thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ

Cách thực hiện:

Bước 1: Xác định quy trình xây dựng kế hoạch, thành lập nhóm xây dựng kếhoạch, thu thập, xử lí và phân tích thông tin (về năm học cũ, về học sinh, giáo viêncán bộ, công nhân viên chức năm học mới, về các văn bản chỉ đạo…) phục vụ choviệc xây dựng kế hoạch, phân tích đánh giá thực trạng của nhà trường, phân tíchmôi trường để biết các cơ hội cần tận dụng và các nguy cơ, thách thức cần khắcphục, dự báo chiều hướng phát triển của những chỉ tiêu kế hoạch

Bước 2: Soạn thảo kế hoạch xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được,xâu dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch, dự thảo các phương án kế hoạch

Bước 3: Thông qua dự thảo kế hoạch trước chi bộ, tổ chức hội nghị cán bộcông nhân viên chức

Bước 4: Hoàn chỉnh, ban hành kế hoạch

Ban hành mẫu xây dựng kế hoạch hoạt động công tác bán trú cho Hiệutrưởng các trường PTDTBT

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TÂN UYÊN

Trang 9

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch thực hiện công tác bán trú năm học 201 -201

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG

Căn cứ Điều lệ trường

Căn cứ Hướng dẫn số thực hiện nhiệm vụ của bậc học, các hướng dẫn liênquan

Căn cứ Kế hoạch số về kế hoạch thời gian năm học

(có kế hoạch chi tiết kèm theo)

Điều 2 Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3 Tổ trưởng các Tổ chuyên môn, Tổ Văn phòng chịu trách nhiệm thi

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-VT ngày / /201 của

Hiệu trưởng trường )

Trang 10

(phân tích những thuận lợi nổi bật nhất có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến học sinh bán trú)

2 Khó khăn:

(phân tích những khó khăn lớn nhất, hướng khắc phục).

B MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

I Mục tiêu

1 Mục tiêu chung:

2 Mục tiêu cụ thể:

2.1 Mục tiêu về số lượng:

2.2 Chất lượng của học sinh:

2.3 Công tác thi đua khen thưởng

II Nhiệm vụ trọng tâm

1

2

(Ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng lên trước)

III Giải pháp thực hiện

1 Về công tác tuyên truyền

2 Về bảo quản tu sửa cơ sở vật chất, xã hội hóa giáo dục

3 Về công tác phối kết hợp gữa gia đình -nhà trường -xã hội

4 Về kiểm tra nội bộ trường học

5 Về công tác quản lý nội trú, hoạt động ngoài giờ lên lớp

6 Về công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

7 Về thi đua khen thưởng

Trang 11

3.1.3 Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn các đơn vị trường công tác xét duyệt

học sinh bán trú, duy trì sĩ số trong các trường PTDTBT.

Mục tiêu: 100% các trường PTDTBT tổ chức xét duyệt học sinh bán trú

đúng đối tượng và đủ theo kế hoạch, chỉ tiêu Tỉ lệ chuyên cần của các trườngPTDTBT đạt từ 90% trở lên

Nội dung: Để đảm bảo điều kiện cho việc phát triển hệ thống trường

PTDTBT, các trường cần phải tốt công tác xét duyệt học sinh bán trú công tác xétduyệt học sinh bán trú phải đảm bảo tính khách quan, nghiêm túc, chính xác, côngkhai, minh bạch và không thiên vị Học sinh được thụ hưởng chính sách phải đúngđối tượng, đủ điều kiện theo quy định

Nâng cao tỉ lệ chuyên cần của học sinh trong các trường PTDTBT và học sinh

ở bán trú trong nhà trường, tạo cho học sinh hứng thú đến trường, yêu trường, yêulớp nhanh hòa nhập với môi trường mới

Cách thực hiện:

* Hướng dẫn các đơn vị trường công tác xét duyệt học sinh bán trú

Thành lập Hội đồng xét duyệt học sinh bán trú Thành phần: Hội đồng có ít

nhất 07 thành viên (do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập), gồm:Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo UBND xã nơi đặt trường; Phó Chủ tịch Hội đồng:Hiệu trưởng của các trường; Uỷ viên thường trực: Cán bộ hoặc giáo viên phụ tráchhọc sinh bán trú; Các uỷ viên: Công an xã, Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diệnmột số ban ngành của xã, trưởng các thôn bản có học sinh bán trú (đối với trườngliên xã có thêm đại diện UBND xã có học sinh xin bán trú) Nhiệm vụ: Xét duyệt

học sinh bán trú theo chỉ tiêu được phê duyệt Lưu ý: Mỗi xã thành lập một hội

đồng xét duyệt cho cả học sinh bán trú cấp tiểu học và THCS

Đối tượng xét duyệt: Học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở có đủ cácđiều kiện sau:

a) Bản thân học sinh và bố, mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại các xã đặcbiệt khó khăn và các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ;

b) Do điều kiện nhà ở xa trường hoặc do địa hình cách trở, giao thông khókhăn, học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày (Theo quy định

Ngày đăng: 01/04/2016, 09:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w