Tuy nhiên nếu chỉ có lòng thương yêu, lòng nhiệt tình và sự kiên nhẫn thôi thì vẫn chưa đủ, cha mẹ trẻ cần được cung cấp thêm các kiến thức và các kĩ năng liên quan tới khuyết tật của tr
Trang 1Chương 4
TỔ CHỨC CÔNG TÁC CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ KHUYẾT TẬT
1 Thời điểm bắt đầu can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật
CTS chủ yếu tập trung vào hai nhóm trẻ : từ 0 đến 3 tuổi và từ 3 đến 6 tuổi, nhưng không dừng lại ở 6 tuổi mà còn có thể kéo dài tới khi trẻ vào trường phổ thông nếu điều này là cần thiết và có lợi cho trẻ
Giai đoạn 0-3 tuổi
Đối với trẻ lứa tuổi này công tác CTS chủ yếu tập trung vào vai trò của cha mẹ trẻ Các chuyên gia CTS là người tư vấn và hướng dẫn phụ huynh cách giáo dục và hỗ trợ con mình Nếu trẻ đến nhà trẻ trong giai đoạn này thì các cô bảo mẫu cũng nhận được tư vấn và hướng dẫn từ các chuyên gia CTS Tất nhiên mọi hoạt động CTS ở đây đều dựa trên 5 giai đoạn cơ bản của quá trình CTS nói chung như đã trình bày ở trên
Giai đoạn 3-6 tuổi
ở giai đoạn này trẻ là trung tâm của CTS Chuyên gia CTS không chỉ hướng dẫn, tư vấn cho cha mẹ của trẻ mà còn cho cả giáo viên dạy trẻ trong các lớp mẫu giáo ở đây vai trò của giáo viên, cha mẹ trẻ và chuyên gia CTS là như nhau
Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với trẻ, vì nếu công tác CTS và giáo dục trước tuổi học cho trẻ được thực hiện tốt thì trẻ sẽ có nhiều thuận lợi và cơ hội để vào trường tiểu học
Giai đoạn 6 tuổi trở lên
Dịch vụ CTS ở những hình thức và mức độ khác nhau vẫn có thể duy trì đối với trẻ trên 6 tuổi nếu điều đó là cần thiết và thực sự mang lại lợi ích cho sự tiến bộ của trẻ trong quá trình học tập ở trường Gia đình trẻ, giáo viên và các nhà chuyên môn đều có thể đặt ra vấn đề này và cùng bàn bạc giải quyết
2 Đối tượng của can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật
Trong chương trình CTS cho TKT thì đối tượng nhằm vào TKT, người thường xuyên chăm sóc trẻ và các thành viên trong gia đình
2.1.Cách tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm
Kiểm tra các nghiên cứu về sự CTS, theo dõi cac chương trình và các cuộc đối thoại với những người can thiệp cũng như các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các chương trình tập trung vào trẻ em khuyết tật được phát triển từ một số quan điểm xã hội học trên diện rộng và các giả thuyết Có hai giả thuyết đã tạo ra nền tảng cơ bản cho sự phát triển của chương trình CTS tập trung vào trẻ: (1) Những vấn đề về gen và sinh học có thể được giải quyết hoặc đơn giản hoá; (2) Những kinh nghiệm đầu đời là rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ Nếu không tin rằng có thể giải quyết hoặc ít nhất làm giảm bớt tình trạng khuyết tật thì không nên nói về chương trình CTS nữa Hơn nữa, cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của sự phát triển trong những năm đầu của đứa trẻ
Hai giả thuyết tạo nền tảng cơ bản cho các chương trình CTS phục vụ cho việc phát sinh các lí thuyết có liên quan tới việc xây dựng chiến lược chương trình Sự kết hợp này biểu hiện ý kiến về các nhu cầu và lợi ích ma trẻ thu được từ quá trình tiến triển theo tiền đề chung cho rằng: các kinh nghiệm đầu đời là rất quan trọng và những sắp đặt của môi
Trang 2trường sống có thể bù đắp hoặc giảm bớt những trục trặc về sinh học Nhu cầu cần có một cấu trúc đúng đắn sẽ tạo nền tảng cho bước phát triển cao hơn của chương trình Một cấu trúc đúng đắn chỉ ra rằng những học thuyết về phát triển được những người can thiệp đã qua đào tạo áp dụng một cách hệ thống để có thể thay đổi hành động
Các chương trình tập trung vào trẻ không bỏ qua nhu cầu của gia đình
2.2.Cách tiếp cận tập trung vào người chăm sóc
Những cách tiếp cận tập trung vào người chăm sóc là những cach tiếp cận tập trung chủ yếu vào việc cung cấp dịch vụ cho các bậc cha mẹ Trong nhóm này có hai loại chương trình riêng biệt Loại đầu tiên cố gắng tạo ra một mối quan hệ về trị liệu y tế với cha mẹ trẻ, thường là với người mẹ nhằm tạo ra những thay đổi về tâm lý động VD: Những thay đổi trong quan niệm của người mẹ về bản thân hoặc thay đổi trong cách nhìn nhận và đánh giá đứa trẻ của chính người mẹ Trong cách tiếp cận này, người ta cho rằng một khi những thay đổi tâm lý va tinh cảm được tạo ra thì những tương tác của người mẹ
và mối quan hệ của người mẹ với trẻ sẽ tự động trở nên tích cực Cách tiếp cận thứ hại có thể không tập trung nhìều như vậy vào mối quan hệ mang tính liệu pháp, nhưng các nhà khoa học tin rằng việc giứp củng cố về mặt cảm xúc và hướng dẫn những người chăm sóc
sẽ có tác dụng tốt đối với trẻ sơ sinh
Nhóm các chương trình CTS hướng vào người chăm sóc trẻ tập trung chủ yếu vào việc đào tạo những chiến lược tương tác giữa người chăm sóc và trẻ em, đặc biệt là tương tác bằng ngôn ngữ Cách tiếp cận này mong muốn thay đổi hay củng cố những hành vi của những người chăm sóc khi họ chăm sóc trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ của họ trong môi trương hàng ngày Cách tiếp cận này không yêu cầu cha mẹ của trẻ phải được đào tạo nhưng họ phải biết cách đáp ứng những tín hiệu tự phát trong hành động của trẻ sơ sinh
Rõ ràng là việc lựa chọn các hệ thống để cung cấp hay nhận các dịch vụ là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự hợp tác cẩn thận giữa các bậc phụ huynh và các nhà chuyên môn Các nhà chuyên môn càng thấu hiểu nhu cầu của trẻ và gia đình bao nhiêu thì khả năng họ
để ra biện pháp thích hợp càng lớn bấy nhiêu
Nhìn chung tuỳ từng giai đoạn phát triển của trẻ mà tập trung định hướng vào trẻ hay gia đình Nhìn chung giai đoạn từ 0-3 tưổi thì mục tiêu đối tượng của CTS là hướng dẫn cha mẹ hoặc người thường xuyên chăm sóc trẻ gần gũi trẻ nhất, ví dụ như bà, chị lớn trong gia đình hay cô giúp việc Giai đoạn từ 3-6 tuổi khi trẻ đã đến lớp mẫu giáo thì mục tiêu đối tượng của CTS là tập trung vào trẻ, bên cạnh đó việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên cũng cần được tính đến
3 Môi trường thực hiện can thiệp sớm
Các phụ huynh thường quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề: ai là trọng tâm của dịch vụ? Dịch vụ đó được cung cấp tại đâu? Ai là người cung cấp dịch vụ và mức độ cung cấp dịch vụ cho trẻ trong môi trường trẻ bình thường xung quanh Các chuyên gia cần phải đưa ra phương án cung cấp dịch vụ thích hợp nhất với từng đứa trẻ Đôi khi những dịch vụ này được cung cấp tại nhà của một người họ hàng hoặc người nhận trông trẻ
Các chương trình tại nhà được xác định theo nhu cầu cá nhân của từng đứa trẻ và gia đình Những người cung cấp dịch vụ có khả năng đánh giá những ưu tiên và những nguồn nhân lực của gia đình Những người đến chăm sóc tại nhà bao gồm các chuyên gia thuộc các tỏ chức khác nhau trong cộng đồng.Với trẻ sơ sinh, các dịch vụ can thiệp sớm có thể được cung cấp bởi một y tá về y tế cộng đồng - người có trách nhiệm giải quyết các vấn đề có liên quan đến chăm sóc sức khoẻ
Những dịch vụ can thiệp sớm cần phải được cung cấp trong các môi trường tự nhiên bao gồm nhà và những môi trường cộng đồng đa dạng khác Để cho trẻ và gia đình
có được sự lựa chọn thích hợp nhất, ngày nay các cộng đồng đang phát triển các hình thức
“ thực đơn dịch vụ” Đối với những trẻ sơ sinh và những trẻ có khuyết tật nặng thì các dịch
vụ tại nhà dường như là thoải mái và tốt hơn cả vì đó là môi trường gần gũi nhất đối với trẻ Những vấn đề phụ huynh gặp phải tại nhà có thể được giải quyết ngay Và những người can thiệp có thể thấy ngay là liệu một số kích thích đưa ra có giúp gì cho trẻ không
Trang 3và lời khuyên cho gia đình có phù hợp cho họ không Cũng như với mọi trẻ em, đối với trẻ khuyết tật, gia đình là môi trường lý tưởng nhất để trẻ có thể phát triển tự nhiên Tuy nhiên nếu chỉ có lòng thương yêu, lòng nhiệt tình và sự kiên nhẫn thôi thì vẫn chưa đủ, cha mẹ trẻ cần được cung cấp thêm các kiến thức và các kĩ năng liên quan tới khuyết tật của trẻ, những hiểu biết về quá trình hình thành ngôn ngữ của trẻ nhỏ, một số kĩ năng kích thích và khuyến khích sự phát triển của trẻ nhỏ… Vì vậy, giáo viên và các chuyên gia sẽ phối hợp với nhau để hỗ trợ phụ huynh tại nhà, tại bệnh viện và tại trung tâm, tuỳ theo mục đích của từng buổi gặp.Thông thường, khi trẻ trước 3 tuổi thì gia đình là môi trường chính, khi cần thiết thì trẻ và cha mẹ tới trung tâm để nhận những can thiệp hay chỉ dẫn chuyên môn của bác sĩ, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, gv, nhà tâm lý, nhà giáo dục v.v… Khi trẻ bước vào học hoà nhập ở trường mẫu giáo thì môi trường chính của trẻ lúc này là ở trường Tuy nhiên, trẻ cần sự hỗ trợ của nhiều dịch vụ can thiệp sớm khác
Bản thân môi trường không thể quyết định được hiệu quả của chương trình can thiệp sớm Do có sự đa dạng về các loại hình chương trình nên rất khó so sánh hiệu quả tương đối của chương trình giáo dục tại gia đình và chương trình giáo dục tại trung tâm
4 Người thực hiện can thiệp sớm
Để chương trình can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật có hiệu quả, những người thực hiện chương trình can thiệp sớm cần có những kĩ năng, sự thành thạo về chuyên môn và kinh nghiệm Làm việc theo phương thức cộng tác nhóm là một mô hình sử dụng rất có hiệu quả trong lĩnh vực giáo dụccho trẻ khuyết tật, đặc biệt là trong công tác can thiệp sớm Nhóm cộng tác làm việc bao gồm: Cha mẹ, giáo viên , nhóm chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau( gv chuyên ngành, nhà xã hội học, bác sĩ nhi khoa, nhà tâm lý giáo dục, chuyên gia chỉnh âm, chuyên gia vật lý trị liệu, bác sĩ tai mũi họng… tuỳ theo từng loại khuyết tật)
Sự phối hợp giữa cha mẹ với các chuyên gia và giữa các chuyên gia thuộc các ngành có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ phối hợp, hoàn chỉnh Các chuyên gia không chỉ cộng tác với gia đình mà cả với những nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng Các chương trình càng ngày càng tập trung vào một mô hình mới nhằm tăng cường kích thích hoặc chữa trị, ở đó phản ánh quan điểm sinh thái về trẻ và gia đình trẻ đặt trong một cộng đồng rộng lớn Để đáp ứng được những nhu cầu chuyển đổi của mô hình này, các chương trình đào tạo đang bỏ dần những chương trình giảng dạy tuân theo những giới hạn chuyên môn truyền thống để chuyển sang những chương trình giảng dạy tuân theo hướng kết hợp đa chuyên môn, đa ngành Những chương trình như vậy sẽ làm cho các chuyên gia thuộc các chuyên môn khác nhau cộng tác cùng với gia đình theo những phương pháp khác nhau, kết hợp những mô hình tư vấn liên ngành, đa chuyên môn với những cách thực hành tối ưu của giáo dục chính qui và gddb cho trẻ trước tuổi học
Việc tập trung vào sự hợp tác liên ngành và đa chuyên môn sẽ thúc đẩy việc học hổi những kĩ năng cần thiết làm việc trong những nhóm có nhiều chuyên môn và có nhiều ngành Phương pháp làm việc phối hợp đa chuyên môn cho phép trẻ và gia đình hưởng lợi
từ nhiều chuyên môn khác nhau mà không când phải gặp gỡ trực tiếp với nhiều chuyên gia Các chuyên gia thuộc các chuyên môn khác nhau sẽ làm việc trên tinh thần hợp tác để đào tạo lẫn nhau sao cho một chuyên gia có thể cung cấp một loạt dịch vụ quan trọng Ví dụ như một giáo viên hoặc một người trông trẻ có thể dựa trên hướng dẫn của nhà trị liệu về ngôn ngữ lời nói mà định hướng lại hoạt động vui chơi nhằm thúc đẩy việc phát triển ngôn ngữ
Để chương trình can thiệp sớm thành công:
- Các thành viên trong nhóm xem mục tiêu là việc để giúp đỡ trẻ là quan trong hơn
cả
- Trong nhóm cần có người bao quát chung cho cả quá trình
- Gia đình được coi là trung tâm của cả quá trình và là những người quan trọng nhất của các quá trình đó
Trang 45 Qui trình can thiệp sớm
Hầu hết các chương trình can thiệp sớm đều được tiến hành theo ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Phát hiện, chẩn đoán và giới thiệu trẻ vào chương trình
Giai đoạn 2: Đánh giá ban đầu, xây dựng chương trình kế hoạch giáo dục cá nhân, thực hiện chương trình và đánh giá kết quả
Giai đoạn 3: Kết thúc, tập trung vào các hệ thống chuyển tiếp cho trẻ từ chương trình can thiệp sớm tới những can thiệp tiếp theo
Sơ đồ Qui trình can thiệp sớm
giai ®o¹n 1
giai ®o¹n 3 giai ®o¹n 2
Phát hiện
Chẩn đoán
Giới thiệu
Đánh giá ban đầu
Chuyển sang môi trường hoà nhập
Thực hiện chương
trình
Đánh giá kết quả Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân
Trang 5Giai đoạn 1
Là giai đoạn phát hiện, chẩn đoán và giới thiệu trẻ vào chương trình
Phát hiện là tìm tòi các dấu hiệu và tín hiệu cho thấy sự phát triển của trẻ có nguy
cơ hoặc đang tiến triển không bình thường Phát hiện bao gồm việc quan sát các dấu hiệu
và tín hiệu nói trên và các chương trình khám sàng lọc (phát hiện khả năng nghe, thử nghiệm Ewing và các rối loạn về phát triển - thử nghiệm về phát triển của Denver, phát hiện bệnh tuyến giáp trạng nhỏ bẩm sinh ) Kết quả không phái là một sự chẩn đoán Trẻ
em được sàng lọc ra để kiểm tra tiếp Hiện nay ở Việt Nam, hệ thống dịch vụ khám sàng lọc cho trẻ sơ sinh hoặc chẩn đoán, phát hiện trẻ có vấn đề hoặc nguy cơ vẫn còn thiếu Đây sẽ là một thiệt thòi lớn cho trẻ khuyết tật Vì những năm tháng đầu tiên trong cuộc đời
có ý nghĩa cực kì quan trọng cho sự phát triển
Chẩn đoán là quá trình thu thập các thông tin liên quan tới tình trạng phát triển, sức khoẻ và nguyên nhân gây ra những khó khăn cho trẻ để đưa ra những phương thức hỗ trợ phù hợp Việc chẩn đoán được thực hiện theo kết quả của việc phát hiện các dấu hiệu và tín hiệu cho thấy có sự lệch lạc hay có nguy cơ về phát triển
Trong quá trình chẩn đoán còn cần phải xem xét xem tới mỗi trẻ có những mặt mạnh nào, nhu cầu đặc biệt của trẻ là gì? Những mặt mạnh và nhu cầu của phụ huynh và các thành viên trong gia đình là gì? Mối liên hệ giữa trẻ và các thành viên trong gia đình ra sao? Ai là người chăm sóc chính?…
Phát hiện và chẩn đoán sớm mới có hi vọng điều trị và ngăn chặn tật, kịp thời tiến hành phục hồi chức năng
Trẻ em được phát hiện qua khám sàng lọc được đưa tới các địa chỉ thích hợp để thực hiện các chẩn đoán toàn diện và sâu hơn Trước khi tham gia chương trình giáo dục đặc biệt, trẻ em được chẩn đoán và đánh giá toàn diện về các nhu cầu giáo dục của chúng Mục đích chính của quá trình này là để xác định trẻ bị khuyết tật như thế nào, và nếu có thể cũng xác định phạm vi và cách thức giáo dục, các dịch vụ cần thiết để can thiệp Quá trình đánh giá đó phải đa dạng và do nhiều nguồn, phải được kết luận bởi nhóm chuyên gia đa chức năng Các thành viên của nhóm này phải đa dạng tuỳ theo đặc điểm riêng của mỗi trẻ
Thực tế cho thấy có sự không tương xứng giữa các thông tin do chẩn đoán đưa ra
và các thông tin tìm kiếm bởi các chuyên gia can thiệp sớm Trước hết, các nhà giáo dục hoạt động với giả định rằng các thông tin về chẩn đoán là có ích cho việc xây dựng các chương trình định lượng Tuy nhiên, các thông tin này hiếm khi được cung cấp, nếu có thì rất chung chung Các công cụ chẩn đoán đưa ra và các thông tin liên quan tới tình trạng phát triển, sức khoẻ và y tế nhiều hơn phát triển quy trình can thiệp đặc biệt Thông qua các bước trong cùng một quá trình (ví dụ: đảm bảo và cung cấp các dịch vụ giáo dục), đánh giá chẩn đoán và phát triển chương trình định hướng cung cấp các chức năng hoàn toàn khác biệt Nếu sự mất cân bằng này thực sự rõ rệt, thì không có lí do gì để tin rằng các thông tin do một hoạt động tạo ra có thể dùng cho các hoạt động khác Thất bại về việc sử dụng đánh giá chẩn đoán thường dẫn đến thất bại trong việc hoàn thiện các chức năng của
nó
Giai đoạn 2
Việc tìm ra những trẻ em cần can thiệp sớm dựa vào một đánh giá chẩn đoán được
đánh giá được nhắc đến trong giai đoạn 2 Phần lớn các chương trình can thiệp sớm có quy trình đòi hỏi các trẻ em thực hiện các đánh giá dựa trên chương trình đã tham gia Các nhân viên của chương trình dùng các công cụ đánh giá và các quy trình khác nhau để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân (nói rộng hơn là kế hoạch can thiệp cá nhân) cho các trẻ
em tham gia chương trình Những đánh giá ban đầu đưa ra mức độ hiểu biết so với những thay đổi trong tương lai Trong các chương trình can thiệp sớm, đôi khi đấy được coi là một cẩm nang cơ bản
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân là bước tiếp nối của đánh giá ban đầu trong chuỗi làm việc liên tục của chương trình can thiệp sớm Quy trình thực hiện kế hoạch
cá nhân có lẽ cũng tương tự như tất cả các chương trình can thiệp sớm Kế hoạch giáo dục
Trang 6cá nhân là xác định rõ những mục tiêu giáo dục, những biện pháp giáo dục để đạt những mục tiêu này
Một kế hoạch giáo dục cá nhân thường bao gồm các thành phần sau:
1 Những thông tin về trẻ Đó là những thông tin cần thiết về tình trạng ban đầu
của trẻ, bao gồm những thông tin về cá nhân trẻ, về tình trạng khuyết tật của trẻ và những thông tin có liên quan tới tiền sử bệnh tật trong gia đình trẻ, những chẩn đoán, kết luận và chỉ định của bác sỹ; những đánh giá về mức độ phát triển của trẻ các kỹ năng, các chức năng, sự trì hoãn hoặc những điểm mạnh của trẻ, những nhu cầu cần được đáp ứng hoặc hỗ trợ Ngoài ra, cần thu thập thông tin về hoàn cảnh sống, người thân, đặc biệt là người chăm sóc trẻ hàng ngày
2 Mục tiêu dài hạn Mục tiêu dài hạn thường là mục tiêu năm Mục tiêu năm là
những gì đứa trẻ có thể làm được trong vòng một năm trong những lĩnh vực nhất định Nó
là kì vọng của mỗi chúng ta về những điều mà đứa trẻ có thể thực hiện được sau thời gian một năm Mục tiêu năm được đặt ra để giải quyết những lĩnh vực còn yếu hoặc tăng cường những điểm mạnh đã được xác định trong tình trạng ban đầu của trẻ Mục tiêu dài hạn là các mục tiêu được lựa chọn trên cơ sở đánh giá của các giáp viên, bảng quan sát, thông tin
y tế, bảng phỏng vấn cha mẹ Mục tiêu bao trùm các lĩnh vực: hành vi xã hội, tình cảm, học đường, các kỹ năng tự lực, kỹ năng giao tiếp Không có số lượng, mục tiêu nào được coi là số lượng chuẩn Sau quá trình đánh giá, cần lựa chọn những hành vi và kĩ năng làm phần cốt lõi cho kế hoạch giáo dục cá nhân Cần xác định các ưu tiên dựa trên những khả năng thể chất và tinh thần của trẻ, tuổi đứa trẻ, thời gian đến trường và những hi vọng trong tương lai
3 Mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu ngắn hạn là những mô tả về các bước cần thực
hiện nhằm đạt được mục tiêu năm Thông thường các kỹ năng được hình thành bởi một chuỗi các hành vi và kỹ năng nhỏ Mỗi bước nhỏ để đi đến hoàn thành mục tiêu năm có thể
là một mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu ngắn hạn được xây dựng trên phân tích nhiệm vụ Việc phân tích nhiệm vụ là một bản mô tả về mỗi hành vi cần phải có để thực hiện một hành vi phức tạp Ví dụ, đối với một trẻ có khuyết tật thể chất nặng mà mục tiêu năm là tự ăn cơm thì các mục tiêu ngắn hạn có thể là cầm bát, cầm thìa, xúc thức ăn bằng thìa, đưa thức ăn vào miệng Số lượng các mục tiêu ngắn hạn cho mỗi mục tiêu năm liên quan tới dạng và mức độ nặng của khuyết tật, ảnh hưởng của nó tới việc học của trẻ cũng như mức độ phức tạp của mục tiêu năm Một số trẻ chỉ cần vài mục tiêu ngắn hạn, một số trẻ khác lại cần nhiều mục tiêu ngắn hạn cho mỗi mục tiêu năm
Các mục tiêu năm và các mục tiêu ngắn hạn cần được mô tả rất kĩ, bao gồm 3 phần sau: mô tả một kĩ năng hoặc một biểu hiện nào đó, dự tính mà trẻ đạt được; liệt kê các điều kiện cần đảm bảo cho các kĩ năng đó có thể xảy ra; sử dụng phép đo và lựa chọn các tiêu chí để xác định được những biểu hiện hoặc kĩ năng đó được coi là chấp nhận được Đôi khi mục tiêu ngắn hạn của kế hoạch giáo dục cá nhân cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với thay đổi của trẻ
- Thời gian thực hiện: Mỗi kế hoạch giáo dục cá nhân cần phải chỉ rõ ngày bắt đầu
chương trình và ngày đánh giá Những ghi chép của giáo viên mỗi lần đn gia đình trẻ hoặc
ở trường đều là những thông tin vô cùng bổ ích và quan trọng Đặc biệt là ngày bắt đầu các dịch vụ và thời gian thực hiện các nhiệm vụ này
4 Các biện pháp thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân cũng phải thể hiện đầy đủ
các biện pháp thực hiện để đạt được những mục tiêu đề ra Trong đó, cần xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm cho từng việc Các biện pháp thực hiện có thể là: các dịch vụ trị liệu ngôn ngữ, các dịch vụ trị liệu vận động,
5 Kế hoạch đánh giá Trong khi xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cần phải xác
định rõ cách thức và công cụ đo lường/ đánh giá sự tiến bộ của trẻ trong việc thực hiện các mục tiêu năm Đối với mỗi mục tiêu, cần chỉ rõ ràng các tiêu chí dùng để đánh giá xem liệu trẻ có đạt được tiêu chí đề ra hay không Các tiêu chí và quy trình đánh giá cũng phải
Trang 7được cá nhân hoá Tuỳ theo yêu cầu đối với các mục tiêu giáo dục trẻ mà việc đánh giá trẻ cần phải được thực hiện
6 Chữ kí Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân không phải là công việc của riêng
nhà trường mà đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhà chuyên môn vì kế hoạch giáo dục cá nhân có liên quan đến nhiều mặt của cuộc sống của trẻ Tối thiểu nhất, cha mẹ trẻ, giáo viên, các nhà trị liệu, các nhà tâm lý, hiệu trưởng nên cùng tham gia để quyêt định các mục tiêu giáo dục trẻ Sự nhất trí về nội dung và cách thức tiến hành của những người tham gia khi xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân thể hiện bằng chữ kí của họ Vây, một kế hoạch giáo dục cá nhân cần bao gồm các chữ kí của cha mẹ trẻ, giáo viên, các nhà trị liệu, các nhà tâm lý,
Thực hiện chương trình can thiệp sớm thông qua kế hoạch giáo dục cá nhân được thể hiện ở sơ đồ sau:
Một vấn đề khác có trong giai đoạn 2 là đánh giá Nội dung được đánh giá của chương trình tập trung vào trẻ thường đưa ra những kết quả đánh giá rộng Đánh giá này có hai nội dung chủ yếu: đánh giá để thấy rõ quy trình của trẻ với mục đích thấy rõ quy trình của trẻ với mục đích định hướng và đánh giá kết quả trên toàn cầu để xác định tác động của chương trình (chủ yếu là những thay đổi trong chỉ số IQ hay mức độ phát triển) Nội dung của quy trình và kết quả thường là tổng quát và ít khi được hỗ trợ bởi các hiệu quả xã hội rộng rãi, như số trẻ tham gia vào các lớp học thông thường hay tiết kiệm về mặt tài chính Một số nhà phân tích đã đánh giá và công bố các dữ liệu đánh giá được thực hiện trên toàn cầu nhưng hầu như chưa có phân tích về những kết quả xã hội nói chung
Giai đoạn 2 là giai đoan can thiệp (thực hiện kế hoạch) có nghĩa đây là giai đoạn hướng dẫn cha mẹ trẻ cách hỗ trợ, chăm sóc trẻ Giai đoạn này chúng ta sẽ phải hướng dẫn
và dạy trẻ nhằm thực hiện kế hoạch hoàn thành mục tiêu đặt ra ban đầu
• Xác định được mục tiêu của chương trình can thiệp sớm nhằm hỗ trợ gì cho trẻ và gia đình của trẻ
• Lập kế hoạch can thiệp sớm có nghĩa là giai đoạn quyết định phải làm gì/ hỗ trợ như thế nào/ dạy cái gì Dựa trên những thông tin thu thập được trong giai đoạn 2 Kế hoạch giáo dục cá nhân phải đáp ứng được nhu cầu của trẻ, phụ huynh và gia đình
• Thực hiện triển khai kế hoạch: Đây là giai đoạn các chuyên gia can thiệp sớm
và cha mẹ cũng như giáo viên trực tiếp hướng dẫn trẻ làm việc với giáo dục cá nhân Tuỳ theo mỗi trẻ mà mức độ tham gia của mỗi chuyên gia trong giai đoạn này khác nhau
• Đánh giá giá lại việc can thiệp: Đánh giá nhằm xác định lại xem chúng ta đã đạt được muc tiêu đặt ra ban đầu chưa? Kết quả thực hiện như thế nào? Đánh giá có thể dựa trên:
- Sự tiến bộ của trẻ;
Đặt mục tiêu
Lập kế hoạch
Thực hiện kế hoạch Đánh giá
Điều chỉnh, phát
triển
Trang 8- Khả năng của phụ huynh trong việc tham gia hỗ trợ trẻ;
- Thái độ của phụ huynh;
- Sự thích ứng xã hội của trẻ;
- Mục tiêu đặt ra đã phụ hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ và gia đình chưa
• Điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp
Giai đoạn 3
Như trên đã nêu, giai đoạn chuyển sang môi trường kế tiếp của trẻ rất ít khi nhận được sự quan tâm của nhà trường Tuy nhiên, giai đoạn chuyển tiếp là giai đoạn liên quan tới các chương trình can thiệp sớm Hơn nữa, việc chăm sóc trong thời gian chuyển tiếp có thể tạo ra sự khác biệt: liệu những đứa trẻ có thành công hay thất bại trong các bước tiếp theo của chúng Phần lớn những chương trình can thiệp sớm thực hiện quy trình chuyển tiếp không chính thức, nhưng cũng có những chiến lược đáng kể Một chiến lược liên quan tới hệ thống thông tin giữa các tổ chức tham gia và rút lui có liên quan tới nhu cầu của từng đứa trẻ Những hệ thống như thế có thể sẽ có ích trong việc lập kế hoạch và thực hiện giai đoạn chuyển tiếp với cha mẹ và con cái giữa các chương trình
Đây là giai đoạn trẻ trong chương trình can thiệp sớm có khả năng học tập trong môi trường giáo dục hoà nhập ở trường Mầm non hoặc trường tiểu học Phần lớn chương trình can thiệp sớm thực hiện qui trình chuyển tiếp không chính thức
6 Những nhân tố cần để một chương trình can thiệp sớm đạt hiệu quả
Mặc dù chưa có nghiên cứu, đánh giá nào xác định mô hình can thiệp sớm có hiệu quả nhất nhưng cũng có thể chỉ ra một số hướng phát triển các chương trình có hiệu quả Nói một cách vắn tắt các nhà can thiệp sớm cần xem xét những yếu tố sau đây như những thông số về chất lượng khi xây dựng hoặc đánh giá một chương trình
1/ Mô hình và quan điểm xây dựng chương trình rõ ràng trong đó các thành viên tham gia phải trung thành với phương pháp đã áp dụng
2/ Một hệ thống thống nhất để thúc đẩy sự tham gia và hỗ trợ của gia đình với trọng tâm là sự tương tác giữa người chăm sóc và trẻ
3/ Lên kế hoạch và thực hiện chương trình theo sự hợp tác của nhóm
4/ Sự phối hợp giữa các chuyên môn và các cơ quan ban ngành
5/ Việc cung cấp dịch vụ theo hướng hoà nhập
6/ Thúc đẩy các kỹ năng chức năng để giúp trẻ đối phó với những kỳ vọng của môi trường như đã đề ra trong chương trình cá nhân hoá và trong việc đặt kế hoạch cung cấp dịch vụ
7/ Vận dụng linh hoạt những kỹ thuật can thiệp để tìm ra phương pháp tốt nhất nhằm thực hiện những mục tiêu tập trung vào gia đình và vào trẻ
8/ Phối hợp những phương pháp thực hành tốt nhất mà liên tục xuất hiện từ thực hành và nghiên cứu thực tế
9/ Nhấn mạnh vào việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và xã hội
10/ Một hệ thống đào tạo và phát triển được thiết kế tốt cho nhân viên và cha mẹ trẻ
11/ Đánh giá liên tục mức độ hiệu quả của chương trình và xem xét lại chương trình khi cần
7 Giới thiệu một số chương trình can thiệp sớm ở Việt Nam
7.1 Can thiệp sớm cho trẻ CPTTT
7.1.1 Khái niệm can thiệp sớm cho trẻ CPTTT
Can thiệp sớm cho trẻ CPTTT là những hướng dẫn mang tính giáo dục và cung cấp các dịch vụ dành cho trẻ và gia đình trẻ CPTTT trước tuổi tiểu học nhằm kích thích và huy động sự phát triển tối đa ở trẻ, tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bình thường và cuộc sống sau này
Mục đích của can thiệp sớm:
- Phát triển hết tiềm khả năng học hỏi ở trẻ
Trang 9- Phát triển hết khả năng tự phục vụ của trẻ
- Để trẻ có thể hoà nhập với gia đình và xã hội
- Để trẻ trở thành thành viên của cộng đồng
Chương trình can thiệp sớm được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn một từ 0 tới 3 tuổi: Cung cấp những kỹ năng giáo dục Trẻ CPTTT như
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cho gia đình trẻ tại gia đình
- Giai đoạn hai từ 3 tới 6 tuổi: Tại trường mầm non
Can thiệp sớm được nhìn nhận như một sự chuẩn bị tốt cho trẻ CPTTT bước vào hệ thống giáo dục Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
Như vậy, mục đích của Can thiệp sớm là tối đa hoá khả năng học tập, kỹ năng sống hàng ngày của đứa trẻ, tăng cơ hội thể hiện chức năng một cách có hiệu quả trong cộng đồng của đứa trẻ
7.1.2 Các giai đoạn CTS
7.1.2.1 Phát hiện và chẩn đoán sớm
Phát hiện và chẩn đoán sớm là yếu tố đặc biệt quan trọng trong can thiệp sớm cho Trẻ CPTTT Ngay từ khi cha mẹ trẻ hoặc bác sĩ phát hiện thấy những dấu hiệu phát triển không bình thường ở trẻ thì việc có những kiểm tra đặc biệt về tâm lí và y tế cho trẻ là rất quan trọng Khi nhận thấy những dấu hiệu không bình thường với đứa trẻ thì cha mẹ ngay lập tức cần phải có những biện pháp can thiệp kịp thời bởi vì những năm đầu tiên có ảnh hưởng đặc biệt tới sự phát triển của trẻ nhỏ Kiểm tra sớm rất cần thiết cho việc bắt đầu tiến hành can thiệp sớm
Can thiệp sớm giai đoạn 1
Người ta chia trẻ cần có sự hỗ trợ của dịch vụ can thiệp sớm thành hai nhóm chính dựa trên độ tuổi đời của trẻ: nhóm thứ nhất là những trẻ từ độ tuổi 0 - 3 tuổi Đối nhóm này thì vai trò của chuyên gia can thiệp sớm và cha mẹ trẻ có thể được sơ đồ hoá sau:
Hình vẽ trên cho thấy vai trò chủ đạo trong giáo dục sớm cho trẻ ở giai đoạn này là của cha mẹ trẻ, chuyên gia can thiệp sớm chỉ là người tư vấn cho cha mẹ trẻ cách giáo dục con của mình Chuyên gia can thiệp sớm dựa vào những đánh giá hết sức cẩn thận trên trẻ qua đó cùng cha mẹ trẻ xây dựng nên kế hoạch giáo dục cá nhân hỗ trợ gia đình Trên cơ
sở đó dịch vụ can thiệp sớm được tiến hành
Cha mÑ
Chuyªn gia CTS
Trang 10Can thiệp sớm giai đoạn 2
Đối với nhóm trẻ thứ 2 là những trẻ có độ tuổi thật từ 3 - 6 tuổi thì vai trò của cha
mẹ trẻ và chuyên gia can thiệp sớm được minh hoạ như sau:
Trong mối quan hệ này vai trò của cha mẹ vẫn vô cùng quan trọng Bên cạnh đó chuyên gia can thiệp sớm có thêm một thành viên nữa là giáo viên hỗ trợ trực tiếp cho trẻ Giai đoạn này trẻ vẫn là trung tâm của dịch vụ can thiệp sớm, tuy nhiên chuyên gia can thiệp sớm không chỉ hướng vào cha mẹ trẻ mà còn hướng vào giáo viên Lúc này vai trò của giáo viên, cha mẹ trẻ và chuyên gia can thiệp sớm là như nhau
7.1.3 Tổ chức dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ CPTTT
¾ Chức năng của trung tâm can thiệp sớm cho trẻ CPTTT
Dịch vụ can thiệp sớm được hình thành tại trung tâm can thiệp sớm đặc biệt Trong trường hợp lí tưởng thì nhóm tổng hợp là những người cung cấp dịch vụ Nhóm này gồm
có giáo viên, nhà tâm lí, bác sỹ, nhà vật lí trị liệu, nhân viên xã hội
Mỗi nhà chuyên môn sẽ hỗ trợ cho trẻ và gia đình thông qua chuyên ngành của mình Tại trung tâm can thiệp sớm, 3 chức năng chính cần được phân biệt rõ:
• Những hoạt động trực tiếp cho gia đình trẻ CPTTT và cho các chuyên gia trong lĩnh vực này
• Đào tạo các chuyên gia mới và nâng cao trình độ cho các cán bộ chuyên môn
đã làm việc trong lĩnh vực này
• Phát triển và nghiên cứu phương pháp và dich vụ can thiệp sớm phù hợp
¾ Tổ chức dịch vụ can thiệp sớm
- Hình thành can thiệp sớm tại nhà
- Can thiệp sớm tại trung tâm
¾ Phát triển các dịch vụ CTS và tiến trình làm việc
Để hỗ trợ gia đình của trẻ cần phải rõ ràng trung tâm có thể làm gì và sẽ hỗ trợ gia đình trong bao lâu
Cần phải lập tiến trình làm việc nhằm làm cho gia đình thấy rõ trách nhiệm, vai trò của gia đình cũng như chuyên gia Tiến trình mô tả chính xác cách làm việc của trung tâm
Nó sẽ mô tả các mục sau một cách rõ ràng dựa trên các tiêu chí:
- Ai cung cấp những dịch vụ nào?
- Ai có thể sử dụng những dịch vụ này?
- Ai sẽ cung cấp các dịch vụ này?
- Các thành viên khác nhau có những công việc nào?
- Các thành viên khác nhau có những trách nhiệm gì?
7.1.4.Tổ chức can thiệp sớm cho trẻ CPTTT
7.1.4.1 Phát hiện, chẩn đoán trẻ CPTTT
Phát hiện sớm trẻ CPTTT
Trang 11Phát hiện sớm trong giáo dục đặc biệt được hiểu là tìm tòi những dấu hiệu cho thấy
sự phát triển của trẻ có nguy cơ hoặc đang tiến triển một cách không bình thường
* Các biện pháp phát hiện sớm trẻ CPTTT:
Phát hiện sớm bao gồm việc quan sát những dấu hiệu cho thấy trẻ có nguy cơ bị CPTTT hay có những bất thường trong tiến trình phát triển Chương trình phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ CPTTT đòi hỏi phải phối hợp nhiều ngành: y tế, giáo dục, trong
đó vai trò của gia đình cũng không kém phần quan trọng
Để có thể phát hiện sớm trẻ CPTTT người ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
Khám sàng lọc
Tuỳ thuộc vào thời điểm thực hiện mà có hai hình thức khám sàng lọc: trước khi sinh
và sau khi sinh
¾ Trước khi sinh:
Các bác sỹ có một số biện pháp khám sàng lọc ở người mẹ mang thai:
- Thử nghiệm quét siêu âm
- Thử nghiệm Alpha Fetoprotein (tuần thứ 15 hoặc 18 trong thai kỳ)
- Chọc dò nước ối (tuần thứ 14- 18 hay trễ hơn)
- Lấy mẫu màng nhau (từ 6 đến 8 tuần)
¾ Sau khi sinh
Sử dụng một số biện pháp khám sàng lọc đơn giản:
- Tính điểm APGAR
- Thang đánh giá hành vi ở trẻ sơ sinh của Brazelton
- Khám sàng lọc dùng thủ thuật kiểm tra mẫu máu gót chân
- Những công cụ để khám sàng lọc trẻ em ở độ tuổi lớn hơn hiện đang được
sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới và thường do giáo viên thực hiện: thang đo khám sàng lọc Denver, FirstStep và một số công cụ khác
Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng:
- Cung cấp thông tin trên báo, chương trình ti vi, trên đài
- Rải các tờ rơi với những thông tin chính xác về tật CPTTT và nơi có hỗ trợ
- Sử dụng loa truyền thanh ở các khu vực dân cư để phổ biến thông tin
- Cung cấp thông tin ở tất cả các nơi mà phụ huynh và các thành viên khác trong gia đình trẻ có thể đến: phòng khám của các bác sỹ, trạm xá phường,
Chẩn đoán trong CTS cho trẻ CPTTT
* Quy trình chẩn đoán:
Quy trình chẩn đoán gồm những bước sau:
- Mô tả lí do và mục đích
- Mô tả tiền sử phát triển của đứa trẻ
- Nghiên cứu chẩn đoán tâm lí: sử dụng các trắc nghiệm về chỉ số thông minh Thang
đo hành vi thích ứng, bảng kiểm tra hành vi, các bảng kiểm tra hội chứng liên quan, hoặc các bảng hỏi điều tra,
- Thu thập thông tin toàn diện về đứa trẻ sử dụng phương pháp khác như: quan sát, nghiên cứu các tài liệu về dứa trẻ
- Kết luận và đưa ra lời khuyên
Trang 12- Thứ hai là nếu trẻ đã đến tuổi đi học nhà trẻ thì nên lựa chọn mô hình giáo dục nào
và nội dung kế hoạch can thiệp cá nhân là gì?
Tiền sử phát triển của trẻ
- Tiền sử phát triển của trẻ cho ta biết những thông tin liên quan đến điều gì đã xảy ra đối với trẻ từ trước đến nay Cùng với thông tin thu thập được trong hồ sơ cá nhân, Bảng đánh giá về tiền sử phát triển cho ta biết nên thu thập thông tin nào và có thể thu thập được vào lúc nào
Tất cả các thông tin phải được thể hiện một cách đầy đủ, tòan diện và có hệ thống về đứa trẻ được chẩn đoán
Nghiên cứu chẩn đoán tâm lý
Nghiên cứu chẩn đoán tâm lý là việc sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ, Thang đo hành
vi thích ứng, Bảng kiếm tra hành vi và bảng kiểm tra những hội chứng liên quan và nhiều công cụ khác để có được những thông tin đầy đủ, thông qua đó có kết luận đúng đắn về đứa trẻ
Mục đích của việc sử dụng những trắc nghiệm, thang đo và bảng kiểm tra tâm lí là:
- Có thể chẩn đoán là CPTTT hay không
- Xác định mức độ CPTTT
- Lí giải những vấn đề về học tập, hành vi, hoặc xã hội và tình cảm
- Hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt của trẻ
Kết luận và đưa ra lời khuyên
Mỗi quá trình chẩn đoán đều kết thúc bằng phần kết luận và đưa ra lời khuyên Phần kết tóm lược lại những kết quả của từng khâu đánh giá, cung cấp những phần diễn giải cần thiết, giải thích khi có thể và đặt chúng theo trật tự, liên hệ giữa các đánh giá với nhau khi
có thể
Phần kết là khung tham chiếu để đưa ra những lời khuyên Lời khuyên là câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra ở phần một: “lí do và mục đích đánh giá”
* Chẩn đoán CPTTT sử dụng Trắc nghiệm trí tuệ
Trắc nghiệm trí tuệ hay còn gọi là Trắc nghiệm chỉ số thông minh IQ sẽ giúp chúng ta phần nào xác định xem một đứa trẻ liệu có bị CPTTT hay không Để có thể khẳng dịnh chắc chắn rằng một đứa trẻ là CPTTT thì chỉ sử dụng trắc nghiệm trí tuệ là chưa đủ, ở đây cần phải dựa trên kết quả chẩn đoán sử dụng thang đo hành vi thích ứng (dựa theo các tiêu chí chẩn đoán vủa AAMR và DSM – IV)
Trắ nghiệm trí tuệ dùng để đo lường khả năng lĩnh hội hay mức độ trí tuệ của một người nào đó
Chỉ số thông minh IQ là số đo trí thông minh của một con người, căn cứ vào kết quả
so sánh các thành tích làm một trắc nghiệm đo IQ với các kết quả của những người khác cùng tuổi cũng làm trắc nghiệm đó
* Chẩn đoán CPTTT sử dụng thang đo hành vi thích ứng
Thường là một bảng các kĩ năng chuẩn trẻ cần đạt để có thể thực hiện chức năng trong môi trường hàng ngày Chúng mang lại những đánh giá về hành vi thích ứng ở nhiều lĩnh vực Ưu điểm của các thang đo này là các mục đưa ra có liên quan đến đời sống hàng ngày của trẻ Nhược điểm là nó không đánh giá được khả năng của đứa trẻ trong việc thích ứng với tình huống thay đổi Sử dụng các thang đo này có thể mang lại thông tin góp phần vào việc xác định các kĩ năng chức năng cần thiết và những khu vực cần tập trung, hướng dẫn trẻ
Ngoài các trắc nghiệm về chỉ số thông minh đã được chẩn hoá, các Thang đo hành vi thích ứng được dùng đề xác định liệu một đứa trẻ có bị CPTTT hay không
Các thang đo hành vi thích ứng quan trọng nhất và có ích nhất là:
- Thang đo hành vi thích ứng của AAMR - trường học (ABS:S2)
- Thang đo hành vi thích ứng của Vineland: bản hiệu đính cho lớp học
Ngoài việc giúp chẩn đoán CPTTT, ABSS:S2 và Thang đo hành vi thích ứng của Vineland cũng cho các thông tin phù hợp để lập kế hoạch can thiệp cá nhân
Trang 13* Sử dụng các thang phát triển
Dùng để đo trật tự phát triển thông thường của trẻ Các mục kiểm tra được viết theo hướng quan sát, có nghĩa là có hoặc không có một kỹ năng sẽ là tiêu chí quyết định Các kĩ năng được liệt kê theo thứ tự thời gian nên các thang hành vi có thể giúp định hướng dạy những kĩ năng tiếp theo Khó khăn đối với việc áp dụng thang phát triển là trẻ khuyết tật có thể phát triển theo một trật tự khác biệt và mối quan hệ giữa các kĩ năng có thể khác Phương pháp tiếp cận theo hướng phát triển giả định rằng những hành vi nhất định phải xuất hiện trước khi trẻ đạt được một số hành vi khác, vì vậy kết quả kiểm tra có thể dẫn đến việc giáo viên hướng dẫn cho trẻ một số kĩ năng không phù hợp với tuổi của trẻ và cũng không thích hợp cho việc thực hiện chức năng của trẻ trong môi trường hàng ngày
* Các công cụ chẩn đoán tâm lý khác thường được sử dụng đối với trẻ CPTTT
- Bảng kiểm tra hành vi: CBCL/TRF
- Các bảng hỏi điều tra về những hội chứng có liên quan: AD/HD, Tự kỷ,
- Bảng kiếm tra sinh thái
7.1.4.2 Tổ chức hướng dẫn phụ huynh CTS cho trẻ CPTTT
Nội dung và cách thức hướng dẫn phụ huynh CTS cho trẻ nhỏ CPTTT
Có hai mục tiêu chính mà giáo viên luôn phải ghi nhớ khi hướng dẫn cha mẹ trẻ
- Giúp đỡ cha mẹ trở thành cha mẹ có khả năng tốt trong việc chăm sóc trẻ
- Cùng với cha mẹ thường xuyên kiểm soát những tiến bộ và thay đổi của đứa trẻ
* Cách thức
Để có thể đạt được những mục tiêu trên, chuyên gia nên:
- Xác định sự ưu tiên: Một trong những ưu tiên có thể là xác định xem cha mẹ trẻ có cần sự hỗ trợ để giải quyết các vấn đề sinh hoạt hàng ngày hay không Thường thì với những cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ hay ở mức sống kinh tế - văn hoá thấp trong xã hội, giáo viên có thể trợ giúp một phần nào đó cho những bậc cha mẹ này khi thiết lập kế hoạch chi tiêu, giải quyết công việc hàng ngày một cách có tổ chức hơn cho chính họ và đứa con CPTTT
- Thường xuyên liên lạc với cha mẹ: Nên liên lạc với các bậc cha mẹ này qua điện thoại hơn là bằng sổ tay ghi chép Chỉ cần 10 phút đến thăm gia đình, giáo viên có thể giúp
họ rất nhiều
- Tránh giải thích quá dài dòng: tốt nhất là hãy làm mẫu cho cha mẹ thấy cần phải làm
gì và làm như thế nào Cha mẹ nào cũng sẽ cố gắng hết sức nếu họ hiểu phải làm gì
- Tránh yêu cầu cha mẹ trẻ phải đọc nhiều
- Giúp đỡ cha mẹ cách lí giải những hành vi của con mình: Thường thì cha mẹ trẻ CPTTT thường không hiểu và lí giải đúng hành vi của con mình Họ thường cho rằng con
họ là đứa trẻ hư cho nên cách mà họ giáo dục con là trừng phạt
- Hỗ trợ phụ huynh trong phối hợp với giáo viên:
Bất cứ lúc nào có thể hãy mời cha mẹ tới quan sát trẻ tại trường, tham gia vào các hoạt động công ích, tự nguyện, các buổi thảo luận với những cha mẹ khác Hãy trả lời mọi thắc mắc của họ bằng những câu ngắn gon và từ ngữ dễ hiểu
Hãy luôn nhớ rằng những bậc cha mẹ này tương tác với trẻ thường xuyên hơn bất cứ
ai Nếu họ có thể cải thiện được kỹ năng tương tác với trẻ thì sẽ có lợi cho cả hai phía: cha
mẹ và chính đứa trẻ CPTTT
* Nội dung hướng dẫn phụ huynh
Hoạt động hướng dẫn phụ huynh cần phải được bắt đầu và duy trì ở mọi giai đoạn của quá trình can thiệp sớm: thắc mắc/có vấn đề, chẩn đoán/ đánh giá, lập kế hoạch can thiệp (điển hình cho lứa tuổi này là lập kế hoạch giáo dục cá nhân), tiến hành can thiệp (dựa trên
kế hoạch giáo dục cá nhân), đánh giá lại
* Kết thúc giai đoạn chẩn đoán và đánh giá - buổi họp tư vấn phụ huynh đầu tiên:
Ở cuối giai đoạn chẩn đoán và đánh giá, tất cả các thông tin đã thu thập cần được thu gọn lại Nhà chuyên môn cần phải phân tích thông tin
Trang 14Nhà tâm lý có vai trò quan trọng trong việc sắp đặt tất cả các thông tin theo trình tự hợp lý và phân tích kết quả Sau khi phân tích, chúng ta có thể xác định liệu đứa trẻ có thuộc nhóm CPTTT hay không Có thể chúng ta có nhiều thông tin về nguyên nhân gây nên CPTTT và chia sẻ thông tin này cho gia đình
Kết quả của toàn bộ nghiên cứu được viết trong báo cáo nghiên cứu và được chia sẻ với phụ huynh/ gia đình trong buổi họp tư vấn
Trong buổi họp này, cha mẹ có quyền quyết định những thành viên nào trong gia đình cần phải có mặt
- Trong buổi họp tư vấn, không phải các nhà chuyên môn nói chuyện với nhau về phụ huynh , trẻ hay thứ khác- chúng ta trao đổi với phụ huynh về tình trạng trẻ
- Dành cho phụ huynh cơ hội để bộc lộ cảm xúc Hãy giải thích cho phụ huynh biết rằng những thông tin mà chúng ta chia sẻ là rất khó khăn đối với họ, chúng ta không thể thay đổi sự thật được Tuy nhiên, với tình thương và sự kích thích trẻ thường xuyên của gia đình thì nhất định sẽ tiến bộ Nếu thiếu tình thương và sự kích thích thì trẻ sẽ ít tiến bộ hơn
- Đừng bao giờ so sánh trẻ với những trường hợp khó và nặng hơn khi muốn khuyến khích phụ huynh Đó vẫn là con của họ và thông điệp đó vẫn rất buồn cho dù có những trường hợp khác nặng hơn Chúng ta cần thận trọng với cảm xúc của mình vì đôi khi do muốn động viên phụ huynh và nói ra những điều không đúng với sự thật
Một số lưu ý khi sử dụng cụm từ CPTTT với phụ huynh
Mặc dù không dễ dàng gì để nói với phụ huynh và gia đình là trẻ bị CPTTT , nhưng theo kinh nghiệm cho thấy thì cần phải nói điều này thật sớm sau khi chắc chắn về tình trạng của trẻ Đó là khi:
- Chúng ta đã dựa vào những nghiên cứu cẩn thận
- Chúng ta biết chắc về những nhu cầu đặc biệt và khả năng của trẻ
- Chúng ta tạo cho phụ huynh và gia đình những mong đợi đúng đắn Chúng ta nên cố gắng tìm được sự cân bằng giữa sự thật và hy vọng để phụ huynh thấy cần phải hành động
vì tương lai của trẻ
- Hãy bày tỏ để phụ huynh thấy rằng bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ Nếu bạn chỉ thông báo cho cha mẹ trẻ biết rằng trẻ bị CPTTT và không hỗ trợ thì phụ huynh chỉ nhận được thông điệp đáng buồn, họ đi về một giấc mơ bị vỡ tan và không có hy vọng nào cho tương lai
* Hướng dẫn phụ huynh tham gia xây dựng kế hoạch can thiệp cá nhân cho trẻ và gia đình mình - Buổi họp tư vấn thứ hai:
Các bậc cha mẹ nên tham gia vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho con mình.Vì cha mẹ thường biết rõ đứa trẻ hơn là giáo viên cho nên những thông tin mà họ cung cấp có ý nghĩa rất lớn Cha mẹ là người tiếp xúc với trẻ trong một thời gian dài và mỗi ngày, thời gian trẻ ở nhà cũng nhiều hơn ở lớp vì thế giáo viên nên tận dụng những thông tin của cha mẹ về đứa trẻ để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân sao cho phù hợp với cuộc sống thực của đứa trẻ
Vì vai trò của cha mẹ là rất quan trọng nên giáo viên cần tiến hành một số bước để đảm bảo cha mẹ có thể tham gia vào cuộc họp xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân Những bước này bao gồm:
- Thông báo trước về cuộc họp và đặt lịch sao cho thuận lợi cho cả hai phía: Giáo viên
nên làm cho cha mẹ cảm thấy yên tâm khi tham gia vào cuộc họp Cha mẹ có thể mời các thành viên gia đình hoặc những người khác có hiểu biết tham gia cuộc họp xây dựng kế hoạch can thiệp cá nhân Điều này sẽ giúp cho cha mẹ cảm thấy mình có đồng minh và có thêm thông tin cho việc xây dựng kế hoạch Trước khi có cuộc họp bàn về kế hoạch can thiệp cá nhân, có thể mời cha mẹ điền vào một phiếu điều tra ý kiến dành cho cha mẹ Đây là một cách hiệu quả để cha mẹ tham gia vào việc đặt kế hoạch và để họ biết rằng những thông tin của họ có vai trò quan trọng cho việc xây dựng một kế hoạch giáo dục thích hợp Phiếu điều tra ý kiến này có thể được dùng để mô tả mức độ chức năng hiện tại của đứa trẻ nhằm đạt mục tiêu dài hạn
- Tiến hành tổ chức cuộc họp bàn về kế hoạch can thiệp cá nhân:
Trang 15+ Chuẩn bị trước: Thông báo với cha mẹ về mục đích của cuộc họp và sắp xếp thời gian, địa điểm hợp lí, thu thập các báo cáo của tất cả những người tham gia vào việc đánh giá, giáo dục đứa trẻ: giáo viên cũ, bác sỹ, cha mẹ, nhà trị liệu ngôn ngữ, nhà trị liệu vật lý tạo nên một biên bản sơ bộ trong đó có mô tả về mức độ chức năng hiện tại của đứa trẻ
và một số gợi ý về các mục tiêu giáo dục
+ Bắt đầu cuộc họp: Có những hội thoại mở đầu thoải mái, tự nhiên, chia sẻ viễn cảnh tương lai bằng cách khuyến khích cha mẹ bày tỏ những kỳ vọng của họ
+ Xem xét bản đánh giá chính thức và mức độ chức năng hiện tại: mời cha mẹ và các thành viên khác bày tỏ sự nhất trí hoặc không nhất trí với các kết quả đánh giá và nêu lí do, thảo luận về ý nghĩa đối với việc ưu tiên các mục tiêu giáo dục và điểm mạnh, nhu cầu của trẻ, thoả thuận về các mục tiêu giáo dục và các dịch vụ can thiệp sớm khác cần thiết cho trẻ
* Sự phối hợp giữa gia đình và giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch can thiệp cá nhân - nội dung quan trọng trong công tác tư vấn phụ huynh
Để tìm ra những kỹ năng cần thiết cho mỗi đứa trẻ, giáo viên và cha mẹ cần tiếp cận theo mô hình sinh thái Thách thức trong việc dạy trẻ những kỹ năng khác nhau là trẻ nhỏ CPTTT có thể không vận dụng được những kỹ năng đã học ở trường vào bối cảnh tại nhà hoặc cộng đồng Cộng tác với cha mẹ là cần thiết để xác định những kỹ năng sẽ được sử dụng tại nhà và phương pháp dạy trẻ
Một trong những cách hướng dẫn cha mẹ trẻ là giáo viên đưa ra dịch vụ can thiệp sớm
tại nhà Chương trình can thiệp sớm tại nhà có rất nhiều lợi thế Tại nhà cả trẻ và cha mẹ
chúng đều ở trong môi trường tự nhiên
Thường thì giáo viên có một chương trình thăm gia đình đều đặn để tiến hành hình thức hướng dẫn giáo dục sớm cho trẻ và cha mẹ chúng Cha mẹ trẻ được hướng dẫn cách phải dạy dỗ và tương tác với con mình nhờ sử dụng những đồ chơi, vật liệu có sẵn trong nhà Bằng cách này giáo viên có thể giảm bớt thời gian và sức lực cho những giờ dạy một cách gò bó tại lớp học
Cách thứ hai để giáo biên có thể hướng dẫn cha mẹ trong can thiệp sớm là cùng làm
việc trong môi trường lớp học Khuyến khích cha mẹ cùng làm việc với giáo viên trong
môi trường lớp học của trẻ có thể đem lại lợi ích trên nhiều khía cạnh khác nhau: giáo viên
có thể làm mẫu một cách tự nhiên cho cha mẹ cách hướng dẫn và quản lý hành vi của trẻ Một số cha mẹ có thể chuyển giao những gì mà họ thấy trong lớp học để áp dụng cho việc dạy dỗ trẻ trong môi trường tại gia đình Mặt khác những cha mẹ có tài đặc biệt như
âm nhạc, hoạ, thêu có thể cảm thấy hứng thú được đóng góp cho việc dạy dỗ trẻ tại lớp Cách thứ ba để giáo viên có thể hướng dẫn cha mẹ là khuyến khích cha mẹ tham gia
vào buổi họp phụ huynh
Họp phụ huynh thường nhằm cung cấp thông tin cho một số lượng lớn các bậc cha
mẹ Tại các buổi họp này, người ta mời các chuyên gia đến nói chuyện, trưng bày sách,
Do có sự đa dạng trong nhu cầu của những bậc cha mẹ tham gia họp cho nên các cuộc hội thảo nên có sự cân bằng giữa các vấn đề giáo dục với mục đích tạo sự tham gia xã hội của cha mẹ trẻ CPTTT
7.1.4.3 Sự phối hợp giữa chuyên gia can thiệp sớm và gia đình
Sự phối hợp giữa chuyên gia và gia đình trong can thiệp sớm cho trẻ CPTTT ở lứa tuổi mầm non là quá trình cha mẹ và các chuyên gia dùng cộng tác với nhau trong mọi giai đoạn của quá trình can thiệp sớm để tạo nên môi trường giáo dục thích hợp nhất tại trường
và tại gia đình cho sự phát triển của trẻ
Ý nghĩa sự phối hợp làm việc giữa chuyên gia và gia đình trong can thiệp sớm cho trẻ CPTTT ở lứa tuổi mầm non
Cha mẹ trẻ bao giờ cũng là người hiểu rõ con mình nhất và có thể dành thời gian, công sức hơn bất cứ ai để giáo dục trẻ Tuy nhiên, cha mẹ thường không được trang bị những kiến thức, kĩ năng đặc thù như giáo viên và các nhà chuyên môn để có thể phát huy tối đa khả năng và đáp ứng nhu cầu của trẻ Họ cần sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn
Trang 16Ngược lại, mặc dù là những người có kiến thức và kĩ năng đặc thù trong việc giáo dục trẻ nhưng giáo viên và các nhà chuyên môn rất khó hiểu hết về trẻ, họ cần có cha mẹ là cầu nối để hiểu trẻ, để biết được các thông tin về trẻ khi các em ở gia đình Sự hỗ trợ giữa các nhà chuyên môn cho cha mẹ và sự hỗ trợ của cha mẹ cho các nhà chuyên môn là sự hỗ trợ qua lại và mục đích chung cùng hướng tới là sự tiến bộ của trẻ
Những trải nghiệm của cha mẹ trẻ CPTTT là hết sức đa dạng Ở một thái cực này họ hết sức lo lắng mong đợi kết quả chuẩn đoán của các chuyên gia và những tiên lượng về tương lai của trẻ, cảm giác bất lực, vô phương khi đứa trẻ thường xuyên thể hiện những khó khăn về thể chất cũng như hành vi, tình cảm, sự thất vọng và phản ứng khi gặp phải những thách thức từ phía xã hội Ở một thái cực khác họ có những thời điểm tràn đầy hạnh phúc của con người chiến thắng, niềm vui, sự hồi sinh sau khi trải qua khó khăn và nhất là
hy vọng lại sống dậy trong họ với một sức lực mới Chính với những cảm xúc và trải nghiệm đó mà cha mẹ trẻ hoàn toàn có quyền tin tưởng rằng chỉ có con họ mới có khả năng và quyền được đòi hỏi, lựa chọn, đánh giá những hỗ trợ từ phía xã hội để đảm bảo quyền lợi cho con của mình Do vậy, cho dù nhà chuyên môn có đưa ra bất cứ giải pháp nào có thể là rất có lợi cho trẻ thì quyền quyết định tối cao từ cha mẹ trẻ
Sự tham gia nhiệt tình của cha mẹ trẻ là nguồn lực cho thành công của can thiệp sớm
Sự tham gia nhiệt tình của cha mẹ trẻ bao gồm nhiều mục đích khác nhau trong đó có sự
nỗ lực thiết lập nên sự hỗ trợ chặt chẽ giữa họ với nhau và với các nhà chuyên môn, điều chỉnh các thiết chế xã hội sao cho những trẻ khuyết tật nhận được các quyền lợi trong xã hội một cách công bằng như những trẻ khác Cha mẹ trẻ tham gia nhiệt tình để sao cho đứa trẻ có thể sống trong gia đình, trong môi trường giáo dục bình thường mà vẫn nhận được
sự hỗ trợ tối đa từ phía dịch vụ can thiệp sớm, với mục tiêu kích thích sự phát triển lành mạnh của các khía cạnh như ngôn ngữ, vận động, trí tuệ, xã hội- tình cảm Cha mẹ trẻ tham gia và ủng hộ tích cực các dịch vụ can thiệp sớm trong bất cứ cộng đồng nào để trẻ có thể nhận được những dịch vụ đó mà không cần phải đi quá xa khỏi nhà hay trường học Chính yếu tố này có thể gây nên khó khăn và hẫng hụt rất lớn cho gia đình
Giữa cha mẹ và các nhà chuyên môn cần có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ Những gì mà giáo viên dạy trẻ ở trường phải thích hợp với những đòi hỏi của môi trường sống của trẻ, những kĩ năng mà trẻ học tại trường cần phải
có ích cho chúng tại gia đình Cha mẹ cũng cần phải có mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục giống như giáo viên tại cùng thời điểm đó Do vậy họ phải phối hợp với nhau trong can thiệp sớm cho trẻ Chỉ bằng cách này can thiệp sớm mới thực sự đạt được hiệu quả cao Hơn thế nữa trẻ có cơ hội thành công nhiều hơn nếu cha mẹ chúng và các giáo viên trong trường duy trì những kì vọng giống nhau
Giáo viên, người thực hiện dịch vụ can thiệp sớm cho trẻ phải hiểu thật rõ sự tiếp diễn của tương tác năng động giữa trẻ và gia đình của chúng trong chính bối cảnh gia đình đó Khi đứa trẻ CPTTT bắt đầu được can thiệp, cha mẹ của chúng thường đóng vai trò người ngoài cuộc thụ động và đứng từ xa quan sát xem con của mình được tiếp nhận những dịch
vụ như thế nào Lúc này cần hết sức nỗ lực động viên cha mẹ trẻ tích cực tham gia vào quá trình can thiệp sớm Khuyến khích sự tham gia của cha mẹ trẻ không có nghĩa là trao toàn
bộ trách nhiệm hướng dẫn giáo dục hay trị liệu cho họ, biến họ thành những giáo viên hay nhà trị liệu cho con cái mình Cuộc sống của cha mẹ trẻ CPTTT đã có quá nhiều đỏi hỏi thách thức để họ có thể nhận thêm một trách nhiệm lớn lao như vậy Ngày nay, trong điều luật 105 – 17 tại Mỹ đã mô tả rõ ràng một lĩnh vực mới mẻ trong việc thừa nhận gia đình
và cụ thể là cha mẹ của trẻ khuyết tật là những đối tác quan trọng có vai trò tương đương với các chuyên gia khác trong quá trình can thiệp sớm, hơn thế nữa nó nâng cao và đẩy mạnh hơn nữa vai trò của họ Những hướng dẫn giáo dục sớm mà người ta tiến hành với đứa trẻ không thể bị tách rời khỏi gia đình Gia đình của trẻ phải được xem như môi trường nuôi dưỡng quan trọng nhất ảnh hưởng tới trẻ và chịu ảnh hưởng từ phía đứa trẻ Chính ảnh hưởng qua lại này tác động tới kết quả của sự phát triển ở đứa trẻ cũng như gia đình
Trang 17Trong điều luật này có quy định đòi hỏi các chuyên gia thực hiện dịch vụ can thiệp sớm phải có được đánh giá đúng về gia đình trẻ, mối quan hệ tác động qua lại giữa trẻ và gia đình chúng, nhu cầu cá nhân của cha mẹ trẻ và kì vọng của họ đối với dịch vụ này Cha
mẹ trẻ và đứa trẻ ở một phía và nhà giáo dục ở phía bên kia đều có quyền và trách nhiệm trong việc đưa ra bất kỳ một quyết định nào liên quan đến đứa trẻ Chúng ta có thể hiểu rõ tầm quan trọng của sự tham gia của cha mẹ trẻ CPTTT trong công tác can thiệp sớm qua 5 nguyên tắc cơ bản của điều luật này
Trẻ bình thường và trẻ CPTTT có nhiều điểm giống nhau hơn là khác nhau, cũng tương tự như vậy cha mẹ của trẻ bình thường và cha mẹ CPTTT cũng có nhiều điểm giống nhau hơn là khác nhau Họ đều có những nhu cầu nhất định: lo lắng, hy vọng, sợ hãi, mơ ước Tuy nhiên cha mẹ trẻ CPTTT cũng có những cảm xúc đặc biệt khác Chính vì vậy giáo viên không thể áp dụng cách làm việc với cha mẹ trẻ bình thường cho đối tượng cha
Cách thức phối hợp giữa chuyên gia và gia đình trong CTS cho trẻ CPTTT
Có rất nhiều cách phối hợp giữa gia đình và các chuyên gia trong can thiệp sớm cho trẻ CPTTT Sau đây là một số cách thức mà chúng ta có thể tiến hành để tăng cường sự phối hợp giữa chuyên gia can thiệp sớm và gia đình trong quá trình CTS cho trẻ CPTTT
* Tăng cường giao tiếp trao đổi thông tin
Giao tiếp được xem là nhân tố chủ chốt tong sự cộng tác giữa cha mẹ các chuyên gia Thông qua giao tiếp để cung cấp thông tin cho nhau, cùng nhau giải quyết các vấn đề xung quanh việc giáo dục trẻ Nhờ có việc trao đổi, những vấn đề nảy sinh như bất đồng về phương pháp, quan điểm có thể được tháo gỡ
Các biện pháp để tăng cường giao tiếp giữa chuyên gia và gia đình trẻ gồm:
- Trao đổi trực tiếp: qua các cuộc gặp gỡ có hẹn trước, các buổi gặp gỡ tình cờ
- Trao đổi gián tiếp: qua sổ liên lạc, gọi điện,
* Thu hút cha mẹ tham gia các hoạt động cùng các nhà chuyên môn
Đây là biện pháp cực kì hữu ích để tăng cường sự phối hợp giữa chuyên gia và gia đình Khi tham gia vào các hoạt động cùng các nhà chuyên môn, cha mẹ sẽ thực hiện sẽ thực hiện được đúng vai trò của mình trong việc giáo dục trẻ Sự chung sức của cha mẹ và các nhà chuyên gia sẽ đem lại những hiệu quả to lớn trong việc giáo dục trẻ
Cha mẹ có thể tham gia vào tất cả các giai đoạn của quá trình tổ chức can thiệp sớm với những mức độ và nội dung khác nhau Họ có thể cùng các nhà chuyên môn đánh giá, xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ cũng như thực hiện kế hoạch này Ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khoá của cha mẹ cũng làm cho sự phối hợp giữa gia đình và các nhà chuyên môn thêm khăng khít
7.1.4.4 Một số kỹ thuật hỗ trợ trẻ CPTTT trong công tác CTS
Tạo cơ hội giảng dạy
Tạo cơ hội giảng dạy đó là quá trình giao tiếp mà cha mẹ, giáo viên dạy trẻ kĩ năng
và những khái niệm đơn giản nhằm thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của trẻ Người
Trang 18lớn có thể dạy trẻ những kĩ năng mới hoặc những kĩ năng phức tạp hơn kĩ năng mà trước đậy trẻ đã thực hiện được Có thể cũng tận dụng những cơ hội đó để khích lệ trẻ thực hành những kĩ năng mà trẻ ít vận dụng, vận dụng chưa phù hợp hoặc thể hiện không phù hợp với hoàn cảnh
Cơ hội giảng dạy biểu hiện khi trẻ thể hiện mối quan tâm của mình tới một đồ vật, sự kiện hay mối quan hệ Sự chú ý đó có thể thể dưới nhiều hình thức khác nhau như nhìn hoặc lắng nghe một cái gì đó hoặc một người nào đó Cũng có thể là trẻ thích thú, lấy tay ra dấu hiệu hoặc vươn người lẫy đồ vật, chỉ tay và nói một điều gì đó
Biện pháp tạo cơ hội giảng dạy
* Biện pháp yêu cầu
Là biện pháp tạo ra cơ hội giảng dạy bằng cách yêu cầu trẻ làm hoặc nói gì đó hay trả lời một câu hỏi mà bắt buộc trẻ phải nói nhiều hơn "có" hoặc "không" Yêu cầu dùng để chỉ những yêu sách (làm thế này, làm thế kia) trẻ làm theo chỉ dẫn của người lớn để rèn luyện những kĩ năng đã có và hình thành kĩ năng mới
* Biện pháp lựa chọn
Là biện pháp đưa cho trẻ lựa chọn giữa các vật thể, sự kiện hoặc hoạt động dựa trên mối quan tâm của trẻ Ví dụ: Trẻ muốn ăn gì thì trước khi cho trẻ ăn giáo viên đưa ra cho trẻ các phướng án lựa chọn bằng cách đưa ra các câu hỏi:
- Con có muốn ăn không?
- Con có muốn ăn gì?
- Ăn cơm hay ăn cháo?
* Biện pháp ngăn tiếp cận
Là biện pháp gây cho trẻ những khó khăn khi lấy đồ vật mà trẻ muốn hoặc tham gia hoạt động trẻ muốn Khi vận dụng biện pháp này, người lớn có thể đặt đồ vật ngoài tầm với của trẻ hay vào chỗ đóng kín, tạm thời muốn ngăn chặn trẻ thực hiện hoạt động trẻ muốn làm
Ví dụ: Trẻ muốn lấy ô tô mà trẻ thích, người lớn đặt cái ô tô đó ở vị trí cao hơn tầm với của trẻ Trẻ không với tay lấy được buộc trẻ phải sử dụng ngôn ngữ hoặc ra dấu hiệu yêu cầu giúp đỡ
* Biện pháp phân chia không đồng đều
Là biện pháp đưa cho trẻ một số ít của vật thể mà trẻ muốn Để lấy được nhiều hơn trẻ phải khởi xướng một sự giao tiếp
Ví dụ: Bé thích ăn bánh, mẹ cho bé đi miếng bánh nhưng không cho nguyên cái mà chỉ cho một ít (cho phần thiếu) đợi trẻ phản ứng ra dấu hiệu đòi thêm
* Biện pháp cung cấp vật liệu không đầy đủ
Là biện pháp cung cấp một số đồ vật cần thiết cho một hoạt động nhưng không cung cấp hết
Ví dụ: Trong giờ học vẽ giáo viên phát giấy bút cho tất cả trẻ trong lớp những riêng trẻ khó khăn về học giáo viên chỉ phát bút hoặc phát giấy để trẻ phát hiện ra đồ vật thiếu và phải yêu cầu giáo viên lấy thêm
* Biện pháp gây bất ngờ
Là biện pháp dùng ngôn ngữ nói hoặc làm một điều gì đó mà trẻ không ngờ dựa trên hiểu biết hiện thời của trẻ về hoạt động hoặc sự kiện đó Đó có thể là những điều ngốc nghếch, buồn cười hoặc thú vị mà người lớn nói và dùng nó làm kích thích để trẻ đưa ra nhận xét, đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề hoặc giao tiếp với môi trường
* Biện pháp giúp trẻ nhận xét
Là biện pháp mô tả những thứ mà trẻ có, nhìn thấy hoặc thực hiện, hoặc thứ mà người lớn có, nhìn thấy hoặc thực hiện Đây là biện pháp mà giáo viên cần phải quan sát, dựa vào phản ứng của trẻ và yêu cầu buộc trẻ phải nói ra một điều gì đó
* Biện pháp mở rộng