1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiệp vụ thị trường mở

40 1,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 280,47 KB

Nội dung

Nghiệp vụ thị trường mở

Trang 1

Mục lục L

ờ i m ở đầ u 3

Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở 5

1 T ổ ng quan nghi ệ p v ụ th ị trườ ng m ở 5

1.1 ị ch L s ử hình thành 5

1.2 ữ ng Nh khái ni ệm cơ bả n 5

1.2.1 Khái niệm chung về thị trường mở 5

1.2.2 Khái ni ệ m gi ấ y t ờ có giá 6

2 Cơ chế tác độ ng c ủ a nghi ệ p v ụ th ị trườ ng m ở 6

2.1 Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng 6

2.2 Về mặt giá – Tác động qua lãi suất 6

3 Vai trò c ủ a nghi ệ p v ụ th ị trườ ng m ở 7

3.1 Đố i v ới ngân hàng trung ương 7

3.2 Đố i v ớ i n ề n kinh t ế 8

3.3 Đố i v ớ i các thành viên tham gia th ị trườ ng m ở 8

Chương 2 Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Việt Nam 9

1 L ị ch s ử hình thành 9

2 Khung pháp lý 9

3 Cách th ứ c v ậ n hành 9

3.1 ổ chT ứ c 9

3.2 Thành viên tham gia 10

3.3 Các lo ạ i hàng hóa giao d ị ch 11

3.4 Phương thứ c 12

3.5 Phương thức đấ u th ầ u 13

3.6 Kh ối lượ ng giao d ị ch 16

3.7 Công nghệ kĩ thuật trong giao dịch 17

Chương 3 Liên hệ thị trường mở các nước 19

1 Th ị trườ ng m ở M ỹ 19

1

Trang 2

1.1 L ị ch s ử hình thành 19

1.2 Cơ quan điề u hành 20

1.3 Thành viên tham gia 20

1.4 Hàng hóa 21

2 Th ị trườ ng m ở Hàn Qu ố c 23

2.1 L ị ch s ử hình thành 23

2.2 Cơ quan điề u hành 23

2.3 Hàng hóa 23

2.4 Hình th ứ c giao d ị ch 24

Chương 4 So sánh nghiệp vụ thị trường mở với các nước, bài học kinh nghiệm, đề xuất 26

1 So sánh 26

2 Nh ậ n xét 27

2.1 Thành t ựu đạt đượ c 27

2.2 H ạ n ch ế 28

3 Đề xu ấ t 29

K ế t lu ậ n 32

Tài liệu tham khảo 34

Câu hỏi góp ý 35

2

Trang 3

Lời mở đầu

Nếu lấy hình ảnh nền kinh tế của một quốc gia là con tàu thì NHTW đóng vai trò rất quan trọng như một vị thuyền trưởng Theo như mọi người đều mong muốn con tàu kinh tế có thể di chuyển thuận buồm xuôi mái, nhưng đại dương bao la không phải lúc nào cũng tĩnh lặng mà luôn chứa đựng nhiều sóng gió, đòi hỏi chiến lược đúng đắn của vị thuyền trưởng Nhằm mục tiêu đưa con tàu kinh tế có thể vượt qua mọi khó khăn và tiến

xa hơn, thuyền trưởng sẻ sử dụng đến các công cụ hỗ cho mình như là tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở

Tuy ở Việt Nam nghiệp vụ thị trường mở chỉ được áp dụng từ ngày 12/07/2000 muộn hơn so với các nước phát triển khác hàng thập kỉ, nhưng đã không ngừng hoàn thiện trở thành công cụ hữu hiệu của NHNN Năm 2008 trong cơn bão khủng hoảng thế giới và lạm phát vừa qua, con tàu kinh tế Việt Nam không bị nhấn chìm mà có thể vượt lên tiến tới nhờ vào vai trò rất lớn của thị trường mở Bên cạnh những vai trò tích cực OMO ở Việt Nam vẫn còn điều hạn chế như số lượng các tổ chức tín dụng tham gia ít, doanh số giao dịch nhỏ, các quy định về quy trình, xử lý thông tin còn chưa hoàn thiện…

Vì vậy, nhu cầu học hỏi và tìm hiểu về nghiệp vụ thị trường mở là rất quan trọng

và cần thiết đặc biệt đối với sinh viên khối ngành Ngân Hàng Nhận thức được điều dó,

nhóm đã lựa chọn “Thị trường mở” làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn nắm vững

những kiến thức về nghiệp vụ thị trường mở không chỉ ở Việt Nam mà còn học hỏi nghiên cứu thêm OMO của những nước phát triển

Mục đích phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở

của NHTW Tìm hiểu về nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Việt Nam và ở các nền kinh

tế lớn trên thế giới Mỹ, Hàn Quốc.Từ đó rút ra nhận xét và đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện OMO ở Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ thị trường mở của NHTW bao gồm các khái niệm cơ

bản, cơ chế tác động, vận hành và thực trạng hiện nay

Trang 4

Phạm vi nghiên cứu : Thực trạng nghiệp vụ thị trường mở của NHNN trong giai đoạn từ

năm 2000 cho đến nay

Kết cấu bài tiểu luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4 chương:

Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng trung ương

Chương 2 Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam

Chương 3 Liên hệ thị trường mở các nước

Chương 4 So sánh nghiệp vụ thị trường mở ở NHTW các nước, học hỏi bài học kinh

nghiệm và đưa ra đề xuất

Trang 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Tổng quan nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Trung Ương

1 Tổng quan nghiệp vụ thị trường mở.

Lịch sử hình thành

Nghiệp vụ thị trường mở có lịch sử hình thành lâu đời hơn một trăm năm và bắt nguồn đầu tiên ở Ngân hàng Anh (BoE) vào những năm 30 của thế kỉ 19 Ở giai đoạn này lãi suất chiết khấu đang là một công cụ đắc lực cho NHTW các nước kiểm soát cung tiền tệ tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạn chế Do đó BoE phải tìm kiếm một công cụ mới hiệu quả hơn và cũng từ đây nghiệp vụ thị trường mở được hình thành vớ chức năng sơ khai nhất là hỗ trợ cho công cụ lãi suất chiết khấu Cơ chế ban đầu của nghiệp vụ thị trường mở rất đơn giản nhằm làm tăng lãi suất trên thị trường:

- Bán chứng khoán chính phủ đồng thời hứa mua lại nó vào một ngày xác địn trong tương lai Phương thức này sau này phát triển thành giao dịch mua hoặc bán có kì hạn (giao dịch có hoàn lại-repo)

- Vay trên thị trường được đảm bảo bằng chứng khoán Chính phủ

- Bán hẳn các chứng khoán chính phủ cũng là tiền thân của giao dịch mua bán hẳn (giao dịch không hoàn lại)

- Vay trực tiếp từ các ngân hàng thương mại

Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm chung nhất về thị trường mở:

Thị trường mở là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngắn hạn các chứng từ có giá

của NHTW với các NHTM, thông qua đó NHTW tác động đến khối cung ứng tiền để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn cụ thể

Hiện nay nghiệp vụ thị trường mở là công cụ phổ biến và quan trọng của hầu hết các quốc gia hình thành nên sự khác nhau về hàng hóa cũng như cách thức giao dịch… Mỗi quốc gia sẽ có những qui định riêng về nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với đặc điểm thể chế cũng như nền kinh tế của quốc gia đó Ví dụ thị trường mở của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) chỉ giao dịch các

Trang 6

chứng khoán nợ ngắn hạn và chỉ các TCTD mới được phép tham gia Ngược lại ở Mỹ, Hàn Quốc, Việt Nam cho phép giao dịch cả chứng khoán dài hạn.

Ở Việt Nam theo luật số 46/2010/QH12 điều 15 ghi rõ:

“NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua bán các chứng từ có giá với các tổ chức tín dụng và NHNN qui định các chứng từ có giá được phép giao dịch thông qua thị trường mở.”

Khái niệm giấy tờ có giá

Theo điều 8 Luật số 46/2010/QH12 – Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

“Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá

với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.”

2 Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở

Thông qua hoạt động mua, bán các GTCG trên thị trường mở, NHTW có thể thực hiện mục tiêu CSTT của mình theo cơ chế sau:

Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng (cơ số tiền tệ)

Hành vi mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năng tác động ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW (nếu các NHTM là đối tác tham gia OMO) và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu các khách hàng là đối tác tham gia OMO)

Khi NHTW bán các chứng từ có giá, lúc này các NHTM sẽ là người mua vào Nên các NHTM

sẽ sử dụng quỹ dự trữ của mình, làm dự trữ NH giảm, điều này tác động đến khối lượng tín dụng từ đó làm cung tiền giảm

Về mặt giá - Tác động thông qua lãi suất

Hành vi mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnh hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau:

Trang 7

Thứ nhất: NHTW bán chứng từ có giá trên thị trường mở cho các NHTM làm giảm dự trữ

của NH và tác động kéo theo cung của quỹ cho vay giảm Khi đó các NH phải hạn chế cho vay bằng cách tăng lãi suất và lãi suất thị trường tăng Theo lí thuyết khi lãi suất tăng đầu tư phải giảm xuống do chi phí sử dụng vốn tăng

Thứ hai: Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm tăng cung CTCG trên

thị trường, từ đó làm giảm giá của CTCG Hàng hóa CTCG lúc này trở nên hấp dẫn hơn vì tỷ suất sinh lợi tăng dẫn đến sự chuyển dịch vốn đầu tư sang CTCG Khi cung tín dụng trở nên khan hiếm đẩy lãi suất tăng và đầu tư cũng giảm

Các loại giấy tờ có giá được sử dụng để mua bán ở mỗi quốc gia là khác nhau Nhưng để phù hợp với mục tiêu và yêu cầu hoạt động của NHTW thì các hàng hóa của thị trường mở phải có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp, sử dụng phổ biến và giao dịch hết sức thuận lợi, dễ dàng

4.1 Giao dịch mua hoặc bán hẳn (không hoàn lại)

Các giao dịch này bao gồm các nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá của NHTW trên thị trường theo phương thức mua đứt, bán đoạn trên cơ sở giá thị trường Tức là việc NHTW mua hoặc bán các chứng từ có giá với các đối tác mà không có bất kỳ một cam kết nào về việc mua

Trang 8

hay bán lại các chứng từ đó.Hình thức giao dịch này làm chuyển hẳn quyền sở hữu đối với các chứng khoán là đối tượng giao dịch Vì vậy ảnh hưởng của nó đối với dự trữ các Ngân hàng là dài hạn các giấy tờ đó phải là các công cụ nợ có mức rủi ro thấp và phải được phát hành bởi các

tổ chức đủ điều kiện theo quy định

Trong giao dịch không hoàn lại, giá cả mua bán chứng từ có giá được xác định tùy theo thời hạn

và phương thức trả lãi của chứng từ

Giao dịch này có thể làm mất đi tính linh hoạt và uyển chuyển trong việc thực thi chính sách tiền tệ vì sự di chuyển một chiều của giao dịch đó

4.2 Giao dịch mua hoặc bán có kỳ hạn

Giao dịch có hoàn lại là nghiệp vụ giao dịch mua hoặc bán chứng từ có giá của NHTW với đối tác, kèm theo điều kiện là bên bán phải mua lại các chứng từ có giá đã bán bằng 1 hợp đồng cụ thể (hợp đồng mua lại)

Giao dich mua bán có kỳ hạn tồn tại dưới dạng:

+ Thứ nhất: Mua bán theo hợp đồng mua lại: Là việc NHTW ký hợp đồng bán chứng từ có giá với NHTM và NHTW cũng đồng ý mua lại các giấy tờ có giá đã bán đó vào một ngày xác định trong tương lai theo giá cả đã ghi trong hợp đồng

Ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại

Giao dịch có kỳ hạn ( REPO)

(1) NHTW bán CTCG

(2) NHTW mua lại CTCG

Tiềna Tiền

Thứ hai : Mua bán theo hợp đồng mua lại đảo ngược : là việc NHTM bán các giấy tờ có giá cho NHTW và NHTM đồng ý mua lại các giấy tờ có giá đã bán cho NHTW vào một ngày xác định trong tương lai theo giá cả xác định ở hợp đồng

Ngân hàng thương mại Ngân hàng trung ương

Giao dịch có kỳ hạn ( REPO)

(1) NHTM bán CTCG

(2) NHTM mua lại CTCG

Tiền Tiền

Trang 9

Giao dịch có hoàn lại là chuyển dịch 2 chiều tức là bên bán chuyển giao quyền sở hữu chứng từ

có giá cho bên mua và nhận tiền, sau đó đến kỳ hạn xác định bên bán mua lại những chứng từ

có giá đó bằng việc chuyển tiền thanh toán

Các đối tác tham gia vào giao dịch này vừa là người bán, vừa là người mua ( mang tính chất của một giao dịch hoán đổi)

Giao dịch có hoàn lại được sử dụng chủ yếu trong nghiệp vụ thị trường mở vì đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước , chi phí giao dịch thấp hơn giao dịch mua bán hẳn, thích hợp trong trường hợp các định hướng của chính sách tiền

tệ không hoàn hảo dẫn đến phải sử dụng các biện pháp khắc phục, làm giảm bớt thời gian thông báo, do đó giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW Giá cả mua bán chứng từ có giá của giao dịch này được xác định bới nhiều yếu tố: thời hạn ban đầu, thời hạn còn lại, phương thức trả lãi, lãi suất trúng thầu, lãi suất công bố…

4.3 Giao dịch song phương

Thủ tục giao dịch song phương được định nghĩa theo nghĩa rộng là bất cứ thủ tục giao dịch nào

mà NHTW trực tiếp giao dịch với một hoặc một số ít các tổ chức không thông qua thủ tục đấu thầu Xuất phát từ định nghĩa này, có hai loại thủ tục song phương là:

4.3.1 Giao dịch của NHTW trực tiếp với đối tác

Là hình thức giao dịch mà NHTW trực tiếp giao dịch với một hoặc một số ít đối tác trong nước Các đối tác này được lựa chọn theo tiêu chí chung về tư cách đối tác

Các giao dịch song phương trực tiếp với các đối tác có thể được áp dụng với các giao dịch có hoàn lại, giao dịch không hoàn lại và giao dịch hoán đổi ngoại tệ

4.3.2 Giao dịch thông qua sở giao dịch chứng khoán và các đại lý thị trường

Đối với giao dịch này, các đối tác tham gia giao với NHTW là không bị giới hạn và thủ tục giao dịch các công cụ nợ được điều chỉnh theo tập quán thị trường

Hình thức giao dịch song phương được áp dụng khi có những sự biến động tiền tệ cục bộ ở từng đối tác của NHTW trong nghiệp vụ thị trường mở

5 Vai trò của nghiệp vụ thị trường mở

Đối với ngân hàng trung ương

 OMO là công cụ CSTT gián tiếp quan trọng nhất tại nhiều quốc gia làm thay đổi cung - cầu tiền tệ dẫn đến thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ Như vậy, OMO đã tạo điều kiện cho NHTW hạn chế sử dụng các công cụ mang tính trực tiếp trong điều hành CSTT nhưng vẫn mang lại hiệu quả tích cực

 Bên cạnh mục đích điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng, thông qua mua bán GTCG trên thị trường mở, NHTW còn cấp tín hiệu cho thị trường về định hướng điều hành CSTT trong tương lai là nới lỏng hay thắt chặt,qua đó NHTW có thể hạn chế những biến động của lãi suất thị trường

Trang 10

 OMO là một công cụ CSTT có tính chủ động cao OMO do NHTW chủ động khởi xướng, NHTW có thể chủ động thực hiện OMO theo định kỳ hoặc vào các thời điểm cần thiết OMO có thể được thực hiện linh hoạt xét trên góc độ về khối lượng cũng như thời gian giao dịch NHTW có thể thực hiện OMO ở quy mô lớn/nhỏ (khối lượng mua bán

Trang 11

GTCG lớn/nhỏ) với thời hạn dài/ngắn tuỳ theo quyết định mua/bán GTCG có thể hạn chế phần nào ý muốn chủ quan của NHTM.

Đối với nền kinh tế

 Thông qua việc phát hành, mua bán GTCG trên thị trường mở, các chủ thể của thị trường

mở đã làm tăng thêm tính thanh khoản cho các GTCG này Điều này góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển Sự phát triển của thị trường mở tác động mạnh đến sự hoàn thiện và phát triển của thị trường liên ngân hàng

 Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới Tại các quốc gia phát triển hay các quốc gia trong khu vực Đông Nam á đều sử dụng OMO trong điều hành CSTT để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô Chính vì vậy, việc sử dụng OMO là một điều kiện cần thiết để hội nhập nền kinh tế vào khu vực và thế giới

Đối với các thành viên tham gia thị trường mở

 Đáp ứng hoạt động quản lý và sử dụng vốn khả dụng cần phải chủ động và linh hoạt hơn

và quan trọng nhất không gây ách tắc trong thanh toán cũng như đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng Khi cần thiết, các ngân hàng có thể bán lại các GTCG này trên thị trường

mở để giải quyết khó khăn về nguồn vốn

Với tình trạng dư thừa vốn trong các NHTM hiện nay nghiệp vụ thị trường mở đang là kênh đầu tư hiệu quả nhất

 Ngoài ra, OMO góp phần đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của các TCTD, không chỉ đơn thuần thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như cho vay, bảo lãnh, dịch vụ

… mà còn sử dụng một nguồn vốn nhất định để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh mới là mua bán các GTCG OMO cũng thúc đẩy các mối quan hệ mang tính kinh doanh giữa các thành viên tham gia thị trường

 OMO do các ngân hàng tự nguyện tham gia thực hiện theo các nguyên tắc thị trường, không mang tính chất bắt buộc và lãi suất trên thị trường mở cũng mang tính chất thị trường chứ không bị áp đặt như trong công cụ chiết khấu GTCG của NHTW Điều này tạo điều kiện cho các TCTD chủ động hơn trong việc phối hợp với NHNN nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ

Trang 12

Chương 2 Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1 Lịch sử hình thành

Khi đất nước bước vào giai đoạn mới, để phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, cũng như những thông lệ quốc tế, Nhà nước ta đã chính thức vận hành thị trường mở ngày 12/07/2000 bởi quyết định số 85/2000/QĐ – NHNN14 ngày 9/3/2000 Đây là bước tiến vô cùng quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong chính sách tiền tệ nước

ta, từ điều hành trực tiếp sang điều hành gián tiếp Qua đó, Ngân hàng nhà nước có thể quản lý nền kinh tế linh động hơn, giúp các tổ chức tín dụng sử dụng vốn có hiệu quả

Từ khi thành lập , Nghiệp vụ thị trường mở ở nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong cả chính sách lẫn hoạt động

2 Khung pháp lý

Để ngày càng hoàn thiện cách thức vận hành nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã không ngừng đổi mới, cải thiện khung pháp lý Đánh dấu là sự ban hành quyết định 01/2007/QĐ – NHNN và quyết định sửa đổi bộ sunh 27/2008/QĐ – NHNN Hơn thế, trong giai đoạn này, chúng ta đang dự thảo một quyết định mới về Thị trường mở để cách vận hành ngày càng trơn chu, minh bạch và hiệu quả hơn

10876/QT-NHNN Quy trình nghiệp

vụ thị trường mở 12/12/2008

7477/QT-NHNN ngày 10/07/2008

27/2008/QĐ-NHNN

Sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế nghiệp vụ thị trường mở

30/09/2008

Trang 13

01/2007

QĐ-NHNN

Quy chế nghiệp vụ thị trường mở 05/01/2007

•85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/3/2000

•1439/2001/QĐ-NHNN ngày 20/11/2001

•877/2002/QĐ-NHNN ngày 19/8/2002

•1085/2003/QĐ-NHNN ngày 16/9/2003

3 Cách thức vận hành

3.1 Tổ chức

Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở do một Phó Thống đốc làm Trưởng ban và các thành viên là đại diện của các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng, Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch, Vụ Kế toán tài chính, Cục Công nghệ tin học Ngân hàng)

Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở có thẩm quyền quyết định các nội dung:

Trang 14

- Khối lượng các loại giấy tờ có giá cần mua hoặc bán tính theo giá thanh toán giữa

Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng;

- Quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng giấy tờ có giá Ngân hàng Nhà

nước cần mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu;

- Các loại giấy tờ có giá cần mua, bán;

- Tỷ lệ giao dịch của các loại giấy tờ có giá;

- Phương thức đấu thầu;

- Phương thức xét thầu (Trường hợp đấu thầu lãi suất)

- Thời hạn của giao dịch mua, bán;

- Lãi suất mua hoặc bán

Thời gian, cách thức xem xét và quyết định các nội dung chủ yếu trong phiên giao dịch

nghiệp vụ thị trường mở do Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban uỷ quyền quyết

định

Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở sẽ thông báo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước

các nội dung mà Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở đãquyết định về phiên giao dịch

để Sở Giao dịch thông báo cho các thành viên

3.2 Thành viên tham gia thị trường mở

Các thành viên tham gia vào thị trường mở bao gồm Ngân hàng trung ương, các ngân

hàng và tổ chức phi ngân hàng Khi mới hình thành, vào tháng 7/2000, ban đầu OMO có

21 tổ chức tín dụng tham gia Số lượng thành viên OMO tăng dần qua các năm, nhưng

với tốc độ chậm, chỉ1-2 thành viên mỗi năm Đến ngày 31/12/2005 đã có 30 Tổ chức tín

dụng được công nhận là thành viên tham gia OMO, năm 2006 và 2007, con số này tăng

lên và duy trì ở mức 35 thành viên Năm 2008, sốlượng thành viên tham gia OMO là 56

thành viên, tăng thêm 21 thành viên và tăng 27,3% so với năm 2007, đến 31/3/2009 đã

1

Trang 15

có 58 thành viên Lí do có việc tăng mạnh như vậy là các tổ chức tín dụng đã nhận thức

đầy đủ hơn về tầm quan trọng của kênh cung ứng vốn thông qua OMO của Ngân hàng

nhà nước trong điều kiện chính sách tiền tệ được điều hành thắt chặt trong nửa đầu năm

2008 Số lượng thành viên tham gia chưa đông, chủ yếu tập trung vào một số ngân hàng

thương mại (NHTM) Nhà nước và NHTM cổ phần lớn, do lượng nắm giữ giấy tờ có

giá còn ít, khối lượng giao dịch chưa nhiều Tuy nhiên, trong các phiên giao dịch, bên

cạnh các thành viên là Ngân hàng thương mại Nhà nước thì số thành viên là các Ngân

hàng thương mại cổ phần và ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài tăng mạnh Từ

năm 2010 đến nay, còn có sự tham gia của các thành viên thuộc khối ngân hàng

liên doanh, ngân hàng nước ngoài thể hiện sự tăng trưởng không ngừng về cả số lượng và

chất lượng của thành viên tham gia thị trường mở Việt Nam

3.3 Các loại hàng hóa giao dịch:

• Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước là loại giấy tờ có giá ngắn

hạn do Ngân hàng nhà nước phát hành để làm công cụ cho OMO Hiện nay đó là loại giấy

tờ có giá được giao dịch chính trên thị trường mở Việt Nam Việc sử dụng tín phiếu ngân

hàng nhà nước làm hàng hoá trên thị trường mở có một số ưu điểm như tăng cường tính

độc lập của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi chính sách tiền tệ và là công cụ linh

hoạt cho việc quản lý vốn khả dụng

o Tuy nhiên, việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước để thực thi chính sách tiền tệ sẽ làm cho chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước tăng lên, mặc dù Ngân hàng Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận Việc

sử dụng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước đòi hỏi phải có sự phối hợp nhất định với Bộ Tài chính Khi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đồng thời phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và tín phiếu kho bạc, nếu lãi suất chênh lệch thì các đối tác trên thị trường mở sẽ tập trung mua loại tín phiếu

có lãi suất cao hơn Khi đó sẽ có sự phân khúc giữa thị trường tín phiếu kho bạc và thị trường tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, làm cho mục đích phát

1

Trang 16

hành các giấy tờ có giá này không đạt được và có thể làm giảm hiệu quả tác động của 2 loại hàng hoá này

• Trái phiếu Chính phủ, bao gồm: Tín phiếu Kho bạc; Trái phiếu Kho bạc; Trái phiếu công trình Trung ương; Công trái xây dựng Tổ quốc; Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành

• Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm: Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam

và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành và trái phiếu của công ty Quản lý tài sản quốc gia ( VAMC) được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn

• Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành

• Riêng đối với giao dịch mua có kỳ hạn Ngân hàng Nhà nước chỉ giao dịch đối với: Công trái xây dựng Tổ quốc; Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Namvà Ngân hàng Chính sách

xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn; Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành

3.4 Phương thức:

Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn)

Giao dịch không hoàn lại là các giao dịch mua bán giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước theo phương thức mua đứt, bán đoạn trên cơ sở giá thị trường Theo phương thức này, quyền sở hữu của giấy tờ có giá là đối tượng giao dịch được chuyển sang cho Ngân hàng Nhà nước hoặc ngược lại cho các thành viên tham gia giao dịch Do vậy tác động của giao dịch này đối với dự trữ ngân hàng thường là dài hạn

Trang 17

Giao dịch mua hoặc bán có thời hạn ( REPO)

Phương thức giao dịch này thường được sử dụng cho mục đích giao dịch tạm thời thông qua các hợp đồng mua lại (Repos) hoặc hợp đồng mua lại đảo ngược Repos được sử dụng khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua giấy tờ có giá với thoả thuận là sau một thời gian ngắn trong tương lai người bán sẽ mua lại các giấy tờ có giá đó Repos đảo ngược được sử dụng khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện bán giấy tờ có giá với thoả thuận người mua sẽ bán lại vào một ngày xác định trong tương lai Thông thường, Repos và Repos đảo ngược được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn với mục đích điều tiết vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại một cách linh hoạt Giao dịch theo hợp đồng Repos thực chất là một khoản cho vay của Ngân hàng Nhà nước có bảo đảm bằng các giấy tờ có giá có tính thị trường cao

Các giao dịch mua bán có kỳ hạn được sử dụng chủ yếu trong OMO do các lý do: Đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu những ảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ ngân hàng, Chi phí giao dịch thấp hơn các giao dịch mua bán hẳn, Thích hợp trong trường hợp các định hướng của chính sách tiền tệ không hoàn hảo dẫn đến phải sử dụng các giải pháp khắc phục, Làm giảm bớt thời gian thông báo, do đó mà giảm bớt biến động của thị trường trước các quyết định hàng ngày của Ngân hàng Trung ương

3.5 Phương thức đấu thầu

Đấu thầu theo phương thức lãi suất

Theo phương thức đấu thầu lãi suất thì các thành viên tham gia tự đăng ký số tiền ứng với mỗi mức lãi suất do tự mình lựa chọn

Trường hợp Ngân hàng Nhà nước cần cung ứng tiền thêm vào lưu thông thông qua việc mua giấy tờ có giá, các đơn dự thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân bổ theo các mức lãi suất từ cao xuống thấp Nghĩa là những đơn dự thầu ứng với lãi suất cao sẽ được

ưu tiên phân bổ trước cho đến khi khối lượng phân phối được sử dụng hết Nếu tại mức

Trang 18

lãi suất thấp nhất được chấp nhận, khối lượng đăng ký dự thầu lớn hơn khối lượng được phân phối thì quá trình phân bổ như sau:

Gọi:

A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán

rt : là mức lãi suất thứ t được đăng ký

b(rt)i là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i ứng với mức lãi suất rt

b(rt) là tổng khối lượng đặt thầu của các thành viên ứng với mức lãi suất rt

rm là mức lãi suất cuối cùng được chấp nhận

Đối với trường hợp Ngân hàng Nhà nước đấu thầu để bơm thêm vốn khả dụng cho hệ thống ngân hàng thì: r1 ≥ rt ≥ rm

k(rm) là tỷ lệ % trúng thầu được phân bổ tại mức lãi suất cuối cùng

Trang 19

phạm vi đặt thầu đều thực hiện theo đúng mức lãi suất đã đăng ký Nếu đấu thầu theo kiểu Hà Lan thì tất cả lượng đặt thầu được xác định cùng mức lãi suất đạt thầu.

Đấu thầu khối lượng

Đấu thầu khối lượng là phương thức đấu thầu với lãi suất được Ngân hàng Nhà nước công bố trước Ngân hàng Nhà nước công bố khối lượng tiền cần mua hoặc cần bán bằng phương thức đấu thầu và ấn định mức lãi suất thực hiện Ngân hàng Nhà nước công bố điều kiện đặt thầu để các thành viên đăng ký số tiền dự thầu trên cơ sở chấp thuận mức lãi suất đã xác định trước Sau khi mở thầu Ngân hàng Nhà nước sẽ xác định tỷ lệ giá trị đạt thầu và phân bổ cho từng tổ chức tham gia đặt thầu

Việc phân bổ thầu được tiến hành thực hiện như sau: Trước hết toàn bộ số lượng đăng ký

dự thầu được cộng lại với nhau Nếu tổng khối lượng đặt thầu nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng Ngân hàng Nhà nước chào mua/chào bán thì toàn bộ các đơn dự thầu đều được phân bổ theo khối lượng đặt thầu Nếu tổng khối lượng đặt thầu lớn hơn khối lượng Ngân hàng Nhà nước chào mua/chào bán thì khối lượng trúng thầu của từng thành viên được phân bổ tỷ lệ thuận với khối lượng đặt thầu của thành viên đó Các đơn dự thầu sẽ được phân bổ như sau:

A: là khối lượng Ngân hàng Nhà nước chào mua/chào bán

n: là tổng số thành viên tham gia dự thầu

bi là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ

i k là tỷ lệ phân bổ thầu

Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k, khối lượng trúng thầu của thành viên thứ i (Wi) được xác định như sau:

Trang 20

Wi = k x bi

Thời gian qua, nhằm ổn định thị trường và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên trong các phiên đấu thầu, NHNN đã sử dụng phương pháp đấu thầu khối lượng để xét thầu Qua đó, tạo điều kiện cho tất cả các thành viên dự thầu đều trúng thầu, có tiền

3.6 Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng mạnh qua các năm Năm 2008, NHNN thực hiện 401 phiên đấu thầu, tăng 46 phiên so với năm 2007 Tổng doanh số giao dịch năm 2008 là 1.036 nghìn tỷ đồng, tăng 618 nghìn tỷ đồng so với năm 2007 Năm 2011, để đáp ứng nhu cầu vốn cho các tổ chức tín dụng trong điều kiện gặp khó khăn về thanh khoản, NHNN tổ chức 431 phiên mua có kỳ hạn giấy tờ có giá với tổng doanh số trúng thầu là 2.800 nghìn tỷ đồng Năm 2012, thanh khoản của hệ thống được cải thiện hơn, số tiền NHNN cung ứng cho các ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường

mở trong 10 tháng đầu năm đạt 404 nghìn tỷ đồng với số phiên đấu thầu giảm xuống còn

257 phiên

Ngày đăng: 03/04/2016, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w