Hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quantrọng trong quá trình điều hành các hoạt động của nền kinh tế Tuy nhiên,chính sách tiền tệ thực sự có ý nghĩa và thể hiện đúng vai trò vị trí của mìnhhay không lại phụ thuộc vào quá trình sử dụng các công cụ để thực thi chínhsách tiền tệ của ngân hàng trung ương Để thực hiện vai trò và trách nhiệm đãđược quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam đã sử dụng các công cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữbắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở
Sau một thời gian dài chuẩn bị về hàng lang pháp lý, trang thiết bị, nhânlực, … nghiệp vụ thị trường mở đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Namchính thức khai trương vào ngày 12/7/2000 Trải qua hơn 5 năm hoạt động,nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện an toàn, góp phần quan trọng vàoviệc điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước Tuynhiên, cũng như các công cụ chính sách tiền tệ khác của Ngân hàng nhà nước,nghiệp vụ thị trường mở đã bộc lộ những hạn chế nhất định Số lượng các tổchức tín dụng tham gia ít, doanh số giao dịch nhỏ, hàng hoá giao dịch chưanhiều, các quy định về quy trình, xử lý thông tin còn chưa hoàn thiện Vì vậy,nhu cầu đổi mới và hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trưởng mở là hết sức cấp
bách và cần thiết Nhận thức được điều dó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoànthiện nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” để làm
đề tài nghiên cứu của Luận văn
Trang 2- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2000 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu đãđược sử dụng là phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp duy vậtlịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê Ngoài ra, trong luậnvăn còn sử dụng một số biểu, bảng để minh hoạ.
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn bao gồm 3 chương:
Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở của Ngân
hàng trung ương
Chương 2 Thực trạng hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
Trang 31.1.1 Khái niệm về chính sách tiền tệ
CSTT là một chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó NHTW sử dụng cáccông cụ của mình để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ của nền kinhtế nhằm đảm bảo sự ổn định giá trị tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăngtrưởng kinh tế và duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý.
Theo nghĩa rộng, CSTT là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiềntệ trong nền kinh tế nhằm phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồn lựcnhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế trên cơ sở đó ổnđịnh giá trị đồng tiền quốc gia Theo nghĩa hẹp, CSTT là chính sách đảm bảosao cho khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong một năm tương ứng vớimức tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát nhằm ổn định giá trị của đồngtiền, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô
NHTW có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định các vấn đề liênquan đến CSTT vì mọi hoạt động của NHTW và hệ thống ngân hàng đều ảnhhưởng đến hệ thống điều kiện tiền tệ của nền kinh tế được thể hiện qua cácchỉ tiêu như khối lượng tiền, tín dụng, lãi suất, tỷ giá … Vì thế công tác xâydựng và điều hành CSTT là trọng tâm hoạt động của một NHTW.
1.1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Nội dung của CSTT thể hiện thông qua việc thiết kế hệ thống mục tiêucủa CSTT trong từng thời kỳ bao gồm các mục tiêu tổng quát và hệ thốngmục tiêu điều hành
Trang 41.1.2.1 Mục tiêu tổnq quát (mục tiêu cuối cùng)
Mục tiêu CSTT hầu như thống nhất ở các nước Sự điều chỉnh lượng tiềncung ứng nhằm mục tiêu trước hết là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó gópphần tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm Ngoài các mục tiêu vĩ môtrên, một số nước còn tập trung vào các mục tiêu cụ thể, tuỳ thuộc vào đặcđiểm kinh tế phát triển đặc thù quốc gia Tuy nhiên do tính chất mâu thuẫngiữa các mục tiêu nên NHTW không thể theo đuổi tất cả các mục tiêu trêntrong một khoảng thời gian nhất định Điều này buộc NHTW phải có sự lựachọn và ưu tiên cho những mục tiêu quan trọng trong từng thời kỳ mặc dùmục tiêu ổn định giá cả luôn là mục tiêu dài hạn của NHTW.
1.1.2.2 Mục tiêu điều hành
Các mục tiêu chính sách trên chỉ là mục tiêu cuối cùng mà các CSTTnhắm tới Đây là các mục tiêu mang tính định tính nên để tạo điều kiện thuậnlợi trong quá trình điều hành CSTT, các NHTW đều xây dựng hệ thống mụctiêu điều hành mang tính định lượng cụ thể hơn
Mục tiêu điều hành là các biến số tiền tệ có tác động mạnh theo mộtchiều nhất định đến mục tiêu cuối cùng (mục tiêu chính sách) của CSTT Căncứ vào sự phát triển và diễn biến của thị trường tiền tệ, NHTW các nước đềulựa chọn các mục tiêu điều hành của CSTT Mục tiêu điều hành của CSTTbao gồm mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt động.
a, Mục tiêu trung gian
NHTW không thể sử dụng các công cụ CSTT tác động trực tiếp và ngaylập tức đến các mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế Ảnh hướng của CSTT chỉxuất hiện sau một thời gian nhất định Để khắc phục hạn chế này, NHTW củatất cả các nước thường xác định các chỉ tiêu cần đạt được trước khi đạt đượcmục tiêu cuối cùng.
Tiêu chuẩn của chỉ tiêu trung gian: (1) Có thể đo lường được một cáchchính xác và nhanh chóng, bởi vì các chỉ tiêu này chỉ có ích khi nó phản ánhđược tình trạng của CSTT nhanh hơn mục tiêu cuối cùng; (2) Có thể kiểmsoát được để có thể điều chỉnh mục tiêu đó cho phù hợp với định hướng củaCSTT; (3) Có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng
Cả tổng lượng tiền cung ứng và lãi suất đều thoả mãn các tiêu chuẩntrên, nhưng NHTW không thể chọn cả hai chỉ tiêu trên làm mục tiêu trung
Trang 5gian mà chỉ có thể chọn một trong hai chỉ tiêu đó Bởi lẽ, nếu đạt được mụctiêu về tổng khối lượng tiền cung ứng thì phải chấp nhận sự biến động của lãisuất và ngược lại.
b, Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnhcủa công cụ CSTT đồng thời có mối quan hệ chi phối tới các mục tiêu trunggian Việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thích hợp làm mục tiêu hoạt động có ýnghĩa quan trọng quyết định hiệu quả tác động của CSTT Hệ thống chỉ tiêunày vừa đóng vai trò phản ánh tình trạng CSTT đồng thời phản ánh dấu hiệuvề định hướng CSTT của NHTW.
Các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ tiêu làm mục tiêu hoạt động cũng tương tựnhư tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian, bao gồm: (1) Phải đo lườngđược nhằm tránh những suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu củaCSTT; (2) Phải có mối quan hệ trực tiếp và ổn định với các công cụ củaCSTT; (3) Phải có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với mụcc tiêu trung gianđược lựa chọn Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, các chỉ tiêu thường được lựa chọnlàm mục tiêu hoạt động của NHTW bao gồm: lãi suất liên ngân hàng và dựtrữ ngân hàng.
1.1.3 Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ
Để thực hiện CSTT theo các mục tiêu đã xác định trong từng thời kỳ,NHTW sử dụng một số công cụ CSTT nhằm tác động đến khối lượng tiền tronglưu thông và lãi suất (chi phí) vay vốn Công cụ CSTT là các hoạt động được thựchiện trực tiếp bởi NHTW nhằm tác động trực tiếp tới các mục tiêu hoạt động, quađó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới mục tiêu trung gian, từ đó đạt được cácmục tiêu cuối cùng của CSTT
1.1.3.1 Các công cụ chủ yếu
Đây là nhóm công cụ tác động trước hết vào các mục tiêu hoạt động củaCSTT như lãi suất thị trường liên ngân hàng, dự trữ không vay, dự trữ đi vay, …và thông qua cơ chế thị trường mà tác động này truyền tới các mục tiêu trung gianlà khối lượng tiền cung ứng và lãi suất Nhóm công cụ này bao gồm:
a, Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc (DTBB) là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trênmột tài khoản tiền gửi tại NHTW trong một thời kỳ nhất định DTBB được
Trang 6tính trên cơ sở tỷ lệ DTBB do NHTW quy định đối với từng loại tiền gửi cấuthành nên nguồn vốn hoạt động của một ngân hàng Tỷ lệ DTBB do NHTWquy định và được xác định bằng một tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư tiềngửi của khách hàng tại NHTM Tỷ lệ DTBB được áp dụng có phân biệt đốivới các loại tiền gửi có thời hạn khác nhau, quy mô và tính chất hoạt độngcủa NHTM
DTBB tác động tới cung ứng tiền tệ bằng cách gây ra thay đổi số nhâncung ứng tiền tệ Tỷ lệ DTBB tăng lên sẽ làm giảm số tiền gửi được nâng đỡbởi một mức nhất định của cơ số tiền tệ và dẫn đến việc thu hẹp cung ứngtiền Mặt khác, tỷ lệ DTBB giảm xuống sẽ dẫn đến một sự tăng lên của cungứng tiền tệ do việc tạo thêm tiền gửi gấp nhiều lần Việc quy định tỷ lệDTBB do NHTW quyết định tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế.
b, Chính sách chiết khấu
Chiết khấu là một trong những hình thức cho vay của NHTW đối với cácNHTM Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, một mặt NHTW đã làm tănglượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khaithông được năng lực thanh toán của họ.
Chính sách chiết khấu bao gồm các quy định về hạn mức chiết khấu, lãi suấtchiết khấu và điều kiện cho vay của NHTW đối với các ngân hàng NHTW chovay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng từ có giá của ngân hàng NHTWkiểm soát công cụ này chủ yếu bằng cách tác động tới giá cả khoản vay thông qualãi suất chiết khấu căn cứ vào mục tiêu của CSTT là thắt chặt hay nới lỏng, từ đótác động tới lượng tiền trong lưu thông
Sự thay đổi về lãi suất chiết khấu được xem là một dấu hiệu thông báo củaNHTW trong định hướng thực hiện CSTT Các tuyên bố của NHTW về chiềuhướng biến động lãi suất chiết khấu (tăng lên hoặc giảm xuống) có tác dụnghướng dẫn hành vi của thị trường theo định hướng CSTT
c, Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động NHTW mua, bán GTCGnhư tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiềngửi trên thị trường tiền tệ, nhằm làm thay đổi cơ số tiền tệ mà đặc biệt làtiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng, qua đó tác động đến khối lượng tiềncung ứng Do vậy, thị trường này có khả năng tiếp nhận được một lượng rất
Trang 7lớn nghiệp vụ của NHTW mà không làm cho giá cả biến động mạnh
OMO là công cụ CSTT quan trọng của NHTW Nghiệp vụ này là yếu tốquyết định quan trọng nhất đối với những thay đổi trong cơ số tiền tệ và đócũng là nguồn gốc chính gây nên những biến động trong cung ứng tiền tệ.
OMO là một trong những cửa ngõ quan trọng để NHTW phát hành tiềnvào lưu thông hoặc rút bớt tiền trong lưu thông về thông qua mua hay bán cáccác loại GTCG Qua nghiệp vụ mua bán này NHTW làm tăng hay giảm dựtrữ của các NHTM, tác động đến khả năng tín dụng của các ngân hàng này vàtừ đó làm tăng hay giảm lượng tiền cung ứng.
Thông qua chính sách chiết khấu đối với các ngân hàng, NHTW thực hiệnquản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với nền kinh tế Khi muốnđiều chỉnh lãi suất của các ngân hàng, NHTW điều chỉnh các lãi suất của mình, từđó tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, cuối cùng sẽ tácđộng đến lãi suất huy động, cho vay của các ngân hàng Ngoài ra, NHTW có thểquản lý trực tiếp lãi suất của các TCTD đối với nền kinh tế thông qua quy địnhcác mức lãi suất cụ thể về cho vay và huy động Tuy nhiên hình thức quản lý trựctiếp clãi suất này chỉ phù hợp tại các nước có hệ thống tài chính tiền tệ chưa pháttriển, và xu hướng chung là giảm dần sự quản lý trực tiếp này.
b, Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp trực tiếp củaNHTW để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụngcung ứng cho nền kinh tế đảm bảo mức tăng trưởng của tổng phương tiện thanhtoán theo mục tiêu đề ra Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộccác ngân hàng phải tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế Mức dư nợ quy
Trang 8định cho từng ngân hàng căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của ngân hàng, trongđịnh hướng cơ cấu kinh tế và trong giới hạn tổng dư nợ tín dụng dự tính của toànbộ nền kinh tế trong một thời gian xác định
Hạn mức tín dụng được sử dụng để khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đókhống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế Do vậy cơ chế tác động củanó mang tính áp đặt của NHTW đối với hệ thống ngân hàng
c, Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa sức mua của đồng nội tệ và đồngngoại tệ, hay có thể nói là giá cả của đồng tiền này đo bằng một đồng tiềnkhác Tỷ giá vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện quan hệcung cầu ngoại tệ Đến lượt mình, tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điềutiết cung cầu ngoại tệ, có tác động mạnh mẽ đến xuất nhập khẩu và hoạt độngsản xuất kinh doanh trong nước Chính sách tỷ giá tác động nhạy bén và mạnhmẽ đến sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, tình trạng tài chính tiền tệ, cán cânthanh toán quốc tế, vốn đầu tư và dự trữ của quốc gia.
Về thực chất thì tỷ giá không phải là công cụ CSTT bởi lẽ tỷ giá khônglàm tăng giảm khối lượng tiền trong lưu thông, mà chỉ góp phần thay đổi cơcấu khối lượng tiền Tuy nhiên tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia cónền kinh tế đang phát triển, có mức độ đôla hoá cao, thì tỷ giá được xem làmột công cụ bổ trợ quan trọng cho điều hành CSTT.
1.2 NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG1.2.1 Khái niệm
Theo cách hiểu chung nhất thì khái niệm “Nghiệp vụ thị trường mở” là
hoạt động mua bán các GTCG của NHTW với các đối tác được lựa chọn đểqua đó tác động tới lãi suất của thị trường hoặc dự trữ của các đối tác này, vìthế có thể ảnh hưởng tới các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế thông qua nhữngảnh hưởng về mặt lượng và giá cả Thuật ngữ "Thị trường mở" ở đây đượchiểu là một thị trường có tính chất mở, nghĩa là đa dạng về các đối tác thamgia thị trường và đa dạng về các loại giao dịch trên thị trường
Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) được Ngân hàng Anh áp dụng đầu tiêntừ năm 1914 trong nỗ lực tìm kiếm công cụ có hiệu quả hơn để điều chỉnh lãisuất thị trường theo hướng mong muốn
OMO là một trong các công cụ CSTT có hiệu quả cao và hiện đang được
Trang 9các nước trên thế giới sử dụng Mặc dù OMO được sử dụng phổ biến nhưngviệc đưa ra một khái niệm chung là không thống nhất Sự không thống nhấtnày thể hiện ở sự khác nhau về hàng hoá giao dịch, các đối tác tham gia thịtrường và các loại giao dịch trên thị trường.
Các GTCG được sử dụng trên thị trường mở là các GTCG ngắn hạn vàdài hạn như tín phiếu, trái phiếu chính phủ, tín phiếu NHTW, trái phiếu doanhnghiệp, trái phiếu ngân hàng v.v Các chủ thể của thị trường mở là NHTW vàcác đối tác chủ yếu là các ngân hàng, và có thể là các tổ chức tài chính, tíndụng phi ngân hàng.
Xét về mặt hình thức, thị trường mở là thị trường giao dịch các chứngkhoán nợ cả ngắn hạn và dài hạn Tuy nhiên khác với các khái niệm có phạmvi và loại hình công cụ rõ ràng như thị trường chứng khoán hay thị trườngtiền tệ, thị trường mở ở các nước khác nhau lại khác nhau về phạm vi, loạihình công cụ và thời hạn của các công cụ giao dịch trên thị trường Đối vớimột số nước, hàng hoá giao dịch trên thị trường mở chỉ gồm các GTCG ngắnhạn và đối tác tham gia chỉ là các TCTD Khi đó, thị trường mở là một bộphận của thị trường tiền tệ Đối với nước khác như Mỹ, Đức thì các GTCGdài hạn cũng có thể giao dịch, khi đó thị trường mở bao gồm cả một phần củathị trường chứng khoán Điều đó có nghĩa là các giới hạn, quy định khác nhauvề hàng hoá và đối tác tham gia OMO với NHTW sẽ quyết định khái niệm cụthể về thị trường mở ở từng nước.
1.2.2 Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở
Thông qua hoạt động mua, bán các GTCG trên thị trường mở, NHTW đãtác động trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đếncác mức lãi suất trên thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu củachính sách tiền tệ cả về mặt giá và mặt lượng.
a, Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng
Hành vi mua bán các GTCG trên thị trường mở của NHTW có khả năngtác động ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnhhưởng đến tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW (nếu các NHTM là đối táctham gia OMO) và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu cáckhách hàng là đối tác tham gia OMO)
Sơ đồ 1.1 Cơ chế tác động của OMO tới dự trữ ngân hàng
Trang 10Khi NHTW thực hiện bán GTCG cho các ngân hàng thì tiền gửi củangân hàng tại NHTW sẽ giảm xuống tương ứng với khối lượng GTCG màNHTW bán ra Trường hợp người mua là các khách hàng của ngân hàng thìsố tiền mua GTCG sẽ làm giảm số dư tiền gửi của họ tại hệ thống ngân hàng.Kết quả là dự trữ của hệ thống ngân hàng giảm sút tương ứng với khối lượngGTCG mà NHTW bán ra Sự giảm sút dự trữ của hệ thống ngân hàng sẽ làmgiảm khả năng cho vay của ngân hàng và vì thế khối lượng tín dụng giảm dẫnđến cung tiền sẽ giảm Ngược lại, khi NHTW thực hiện mua GTCG trên thịtrường mở, kết quả làm dự trữ của các ngân hàng tăng lên Như vậy, khiNHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường nó sẽ tác động đến dự trữ của các ngânhàng, làm ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng, từ đó ảnh hưởng đến lượngtiền cung ứng.
b, Về mặt giá - Tác động qua lãi suất
Hành vi mua bán GTCG của NHTW trên thị trường mở có thể ảnhhưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau:
Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung
cầu vốn NHTW trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Đến lượt nó, cung cầutiền trung ương thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTW thay đổi.Mức lãi suất ngắn hạn này, thông qua dự đoán của thị trường và các hoạtđộng arbitrage về lãi suất, sẽ truyền tác động tới các mức lãi suất trung và dàihạn trên thị trường tài chính Tại một mức lãi suất thị trường xác định, tổngcầu AD của nền kinh tế, và do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được quyếtđịnh.
Sơ đồ 1.2 Cơ chế tác động của OMO qua lãi suất
NHTW bán GTCG
Dự trữ NH giảm
Dự trữ mở rộng cho vay giảm
Khối lượng TD
MS giảm
Cung TPKB tăngNHTW bán
Dự trữ NH giảm
Đầu tư giảm
Cung của quỹ
cho vay giảmLãi suất ngắn hạn tăngtrường tăngLãi suất thị Giá TPKB
LS thị trường tăngtăng
Trang 11Thứ hai, việc mua bán GTCG sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung
cầu về loại GTCG đó trên thị trường và giá cả của nó Khi giá chứng khoánthay đổi, tỷ lệ sinh lời của chúng cũng thay đổi Nếu khối lượng chứng khoánnày chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thayđổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường, và vì thế mà tácđộng đến tổng cầu AD và sản lượng.
Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc sẽ làm giảm dự trữ của hệ thống ngânhàng Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắnhạn, làm lãi suất ngắn hạn có xu hướng tăng lên và tác động vào làm tăng cáclãi suất thị trường Bên cạnh đó khi NHTW thực hiện bán tín phiếu kho bạctrên thị trường mở sẽ làm tăng cung tín phiếu kho bạc trên thị trường, từ đólàm giảm giá của tín phiếu kho bạc Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinhlời của tín phiếu kho bạc theo hướng tăng lên, dẫn đến sự chuyển dịch vốnđầu tư sang tín phiếu kho bạc Để cân bằng lãi suất và hạn chế sự dịch chuyểnvốn đầu tư, lãi suất thị trường sẽ tăng lên Khi lãi suất thị trường tăng lên thìhoạt động đầu tư của các chủ thể đối với nền kinh tế sẽ giảm xuống do tỷ suấtsinh lời giảm Từ đó tổng cầu trên thị trường giảm xuống và góp phần làmgiảm sản lượng, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng.
1.2.3 Vai trò và sự cần thiết của nghiệp vụ thị trường mở1.2.3.1 Đối với ngân hàng trung ương
Để thực hiện nhiệm vụ ổn định giá trị đồng tiền, NHTW đã xây dựng vàthực thi các công cụ CSTT nhằm đưa tiền ra và rút tiền về từ lưu thông theotín hiệu thị trường Trong đó, OMO là công cụ CSTT gián tiếp quan trọngnhất tại nhiều quốc gia làm thay đổi cung - cầu tiền tệ dẫn đến thay đổi lãisuất trên thị trường tiền tệ Thông qua việc mua bán GTCG tại thị trường mở,NHTW có thể mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền dự trữ trong hệ thốngngân hàng và tác động một cách tốt nhất đến cơ số tiền tệ, lượng tiền cungứng Như vậy, OMO đã tạo điều kiện cho NHTW hạn chế sử dụng các công
Trang 12cụ mang tính trực tiếp trong điều hành CSTT.
Bên cạnh mục đích điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng,thông qua mua bán GTCG trên thị trường mở, NHTW còn cấp tín hiệu cho thịtrường về định hướng điều hành CSTT trong tương lai là nới lỏng hay thắtchặt Đặc biệt khi thực hiện OMO thường xuyên và hiệu quả, lãi suất thịtrường mở có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo lãi suấtthị trường và qua đó NHTW có thể hạn chế những biến động của lãi suất thịtrường.
OMO là một công cụ CSTT có tính chủ động cao OMO do NHTW chủđộng khởi xướng, khác với các nghiệp vụ cho vay hỗ trợ vốn khác củaNHTW thường do các ngân hàng có nhu cầu vay vốn chủ động khởi xướng.Như vậy, NHTW có thể chủ động thực hiện OMO theo định kỳ hoặc vào cácthời điểm cần thiết OMO có thể được thực hiện linh hoạt xét trên góc độ vềkhối lượng cũng như thời gian giao dịch NHTW có thể thực hiện OMO ở quymô lớn/nhỏ (khối lượng mua bán GTCG lớn/nhỏ) với thời hạn dài/ngắn tuỳtheo quyết định mua/bán GTCG.
OMO có thể khắc phục được những hạn chế của các công cụ kiểm soáttiền tệ trực tiếp và các công cụ gián tiếp khác Các giao dịch OMO có tính haichiều, qua đó NHTW có thể bơm thêm tiền vào lưu thông hoặc rút tiền từ lưuthông, trong khi công cụ TCV chỉ có thể bơm thêm tiền vào lưu thông Mặtkhác, với công cụ OMO, NHTW có thể chủ động hơn trong việc điều tiết lưuthông, không phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của NHTM như trongcông cụ TCV Qua việc tính toán và dự báo vốn khả dụng cũng như lượngtiền cung ứng, NHTW có thể biết chính xác được khối lượng tiền cần bơmthêm hoặc rút về từ lưu thông
1.2.3.2 Đối với các đối tác của ngân hàng trung ương
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong cơ chế thị trường ngàycàng đa dạng dẫn đến hoạt động quản lý và sử dụng vốn khả dụng cần phảichủ động và linh hoạt hơn Hiện nay trong cơ cấu nguồn vốn của các ngânhàng, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn với thời gian dưới 12 tháng thườngchiếm tỷ trọng từ 60-70% Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay đối với các ngânhàng là làm thế nào để sử dụng vốn linh hoạt hiệu quả và giải quyết được khó
Trang 13khăn tạm thời về vốn khả dụng trong thời gian ngắn, không gây ách tắc trongthanh toán cũng như đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng
Thị trường mở là nơi các đối tác của NHTW được chủ động tham giamua bán GTCG với NHTW và lãi suất thực sự là mang tính thị trường Thôngqua thị trường mở, các ngân hàng có thể sử dụng các nguồn vốn tạm thờinhàn rỗi để đầu tư vào các GTCG để thu được lợi tức và đáp ứng nhu cầu dựtrữ thứ cấp Khi cần thiết, các ngân hàng có thể bán lại các GTCG này trên thịtrường mở để giải quyết khó khăn về nguồn vốn Các thành viên tham gia thịtrường mở thường là các đối tác có độ tin cậy cao, nên việc mua bán GTCGtrên thị trường mở có độ an toàn rất cao Bên cạnh đó, những điều kiện vềchủng loại và chất lượng các GTCG được giao dịch trong OMO sẽ gián tiếplàm thay đổi danh mục đầu tư GTCG của các ngân hàng, từ đó cải thiện theohướng tích cực cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng, làm giảm dự trữ khôngsinh lợi và cải thiện bảng tổng kết tài sản của ngân hàng.
Ngoài ra, OMO góp phần đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh của cácTCTD Các TCTD không chỉ đơn thuần thực hiện các nghiệp vụ kinh doanhtruyền thống như cho vay, bảo lãnh, dịch vụ … mà còn sử dụng một nguồnvốn nhất định để thực hiện nghiệp vụ kinh doanh mới là mua bán các GTCG.OMO cũng thúc đẩy các mối quan hệ mang tính kinh doanh giữa các thànhviên tham gia thị trường.
OMO do các ngân hàng tự nguyện tham gia thực hiện theo các nguyêntắc thị trường, không mang tính chất bắt buộc như DTBB và cũng không cótác động như một hình thức "đánh thuế" đối với hoạt động của các ngân hàngnhư DTBB Lãi suất trên thị trường mở cũng mang tính chất thị trường chứkhông bị áp đặt như trong công cụ chiết khấu GTCG của NHTW.
Như vậy, thị trường mở tạo điều kiện cho các ngân hàng sử dụng nguồnvốn tạm thời nhàn rỗi hiệu quả hơn và đa dạng hoá thêm các nghiệp vụ kinhdoanh của các ngân hàng.
1.2.3.3 Đối với nền kinh tế
Mặc dù thành viên của OMO chủ yếu là các tổ chức tín dụng, tài chínhvà NHTW nhưng OMO cũng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế
Thông qua việc phát hành, mua bán GTCG trên thị trường mở, các chủthể của thị trường mở đã làm tăng thêm tính thanh khoản cho các GTCG này.
Trang 14Điều này góp phần thúc đẩy các thị trường tài chính phát triển Từ đó, tạođiều kiện cho các trung gian tài chính thu hút vốn trong nền kinh tế và thayđổi thói quen tiết kiệm, tiêu dùng của các hộ gia đình trong nền kinh tế
Thị trường mở có sự gắn kết chặt chẽ với các thị trường tiền tệ, đặc biệtlà thị trường nội tệ liên ngân hàng Sự phát triển của thị trường mở tác độngmạnh đến sự hoàn thiện và phát triển của thị trường liên ngân hàng
Mặt khác, hiện nay Việt Nam đang trong quá trình mở cửa và hội nhậpvào nền kinh tế thế giới Việt Nam phải thực hiện các cam kết yêu cầu của cáctổ chức tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế hay các quốc gia phát triển,trong đó có yêu cầu về cải cách hệ thống ngân hàng và nâng cao tính minhbạch trong các hoạt động của NHTW Tại các quốc gia phát triển hay cácquốc gia trong khu vực Đông Nam á đều sử dụng OMO trong điều hànhCSTT để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô Chính vì vậy, việc sử dụngOMO là một điều kiện cần thiết để hội nhập nền kinh tế vào khu vực và thếgiới
1.2.4 Thành viên nghiệp vụ thị trường mở
Thị trường mở là một thị trường có tính chất mở nên các thành viên thịtrường rất đa dạng với các mục đích khác nhau Nhìn chung, mọi nhà đầu tưđều có thể là đối tác giao dịch với NHTW trong các giao dịch OMO nếu thoảmãn những tiêu chuẩn cụ thể của NHTW ở các nước Các tiêu chuẩn nàynhằm mục đích: (i) Các đối tác phải đảm bảo độ tin cậy nhất định và (ii) Việcgiao dịch với các đối tác phải có hiệu quả xét trên khía cạnh can thiệp củaNHTW Thông thường, thành viên OMO bao gồm:
1.2.4.1 Ngân hàng trung ương
NHTW là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trườngmở theo các mục tiêu CSTT NHTW là người quyết định lựa chọn sử dụngcác loại OMO và tần suất sử dụng OMO NHTW tham gia thị trường thôngqua việc mua bán các GTCG nhằm tác động đến dự trữ của hệ thống ngânhàng để đảm bảo khả năng thanh toán và gián tiếp tác động đến các lãi suấtthị trường theo mục tiêu CSTT NHTW cũng là người can thiệp thị trường khicần thiết thông qua thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng nhằm kiểmsoát tiền tệ, đảm bảo đủ phương tiện thanh toán cho các TCTD cũng như nhucầu tín dụng của nền kinh tế.
Trang 15Như vậy, NHTW tham gia thị trường mở không phải vì mục tiêu kinhdoanh mà để quản lý, chi phối, điều tiết thị trường làm cho CSTT được thựchiện theo các mục tiêu xác định của nó.
1.2.4.2 Các đối tác của ngân hàng trung ươnga Các ngân hàng thương mại
Các NHTM là thành viên chủ yếu tham gia OMO của NHTW và là đốitác quan trọng của NHTW xét trên 2 phương diện độ tin cậy và tính hiệu quả.Các NHTM tham gia thị trường nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khảnăng thanh toán và đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi.
Sự tham gia của các NHTM trong các giao dịch OMO có ý nghĩa quantrọng xét trên góc độ hiệu quả CSTT do: (i) NHTM là trung gian tài chính lớnnhất, có mạng lưới hoạt động rộng NHTM đóng vai trò quan trọng trong việccung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển; (ii) Hơnnữa NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay trên thị trường tiền tệ.
b Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Tại một số quốc gia, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được thamgia OMO Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm… coi thị trường mở như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụng vốnnhàn rỗi để mua bán các GTCG.
c Các nhà giao dịch sơ cấp
Các nhà giao dịch sơ cấp tham gia vào OMO với tư cách là người trunggian trong việc mua bán các GTCG giữa NHTW và các đối tác khác Các nhàgiao dịch sơ cấp có thể là các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính.Thực tế ở nhiều nước, 70% giao dịch can thiệp của NHTW trên thị trường mởđược thực hiện thông qua các nhà giao dịch sơ cấp Khi đó, NHTW chỉ thựchiện mua bán GTCG với các nhà giao dịch sơ cấp Và để thực hiện được vaitrò này, các nhà giao dịch sơ cấp phải có nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng yêu cầuquy định của NHTW và phải sẵn sàng thực hiện vai trò người tạo lập thịtrường trong tất cả các phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc
1.2.5 Hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở
Các loại GTCG được sử dụng trong các giao dịch OMO ở các nước cókhác nhau Tại Anh, Mỹ, OMO được hiểu là nghiệp vụ mua bán các chứngkhoán Chính phủ của NHTW nhưng chủng loại các GTCG của Chính phủ
Trang 16được sử dụng lại phong phú hơn ở một số nước khác như Nhật Bản, úc, Pháp.Hơn nữa, tại một số nước chỉ cho phép các GTCG ngắn hạn được sử dụngtrong OMO, nhưng tại một số nước khác thì các GTCG dài hạn cũng được sửdụng làm hàng hoá của OMO Như vậy, OMO không giới hạn cụ thể vềchủng loại cũng như thời hạn các GTCG giao dịch, nhưng bao gồm nhữngloại chủ yếu sau:
1.2.5.1 Tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán Chính phủ được phát hành nhằmmục đích bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trong năm tài chính Thờihạn của tín phiếu kho bạc thường dưới 12 tháng Đây là loại hàng hoá chủ yếucủa OMO ở hầu hết thị trường mở các nước vì một số lý do sau: (i) Có tínhthanh khoản cao, (ii) Được phát hành định kỳ với khối lượng lớn và đáp ứngnhu cầu can thiệp của NHTW với mức độ và quy mô khác nhau.
Việc sử dụng tín phiếu kho bạc trong OMO có một số ưu điểm nhấtđịnh Khi NHTW bán tín phiếu kho bạc thay cho việc phát hành tín phiếuNHTW để thực hiện CSTT thắt chặt thì gánh nặng về thực hiện CSTT sẽchuyển sang ngân sách và được thể hiện rõ ràng trên số liệu ngân sách Mặtkhác khi thị trường tiền tệ chưa phát triển, số dư tín phiếu kho bạc lại khá lớnthì việc sử dụng tín phiếu kho bạc để thực hiện CSTT sẽ giảm rủi ro của việcphân tách thị trường.
1.2.5.2 Tín phiếu ngân hàng trung ương
Tín phiếu NHTW là loại GTCG ngắn hạn do NHTW phát hành để làmcông cụ cho OMO Việc sử dụng tín phiếu NHTW làm hàng hoá trên thịtrường mở có một số ưu điểm như tăng cường tính độc lập của NHTW trongviệc thực thi CSTT và là công cụ linh hoạt cho việc quản lý vốn khả dụng
Tuy nhiên, việc phát hành tín phiếu NHTW để thực thi CSTT sẽ làm chochi phí hoạt động của NHTW tăng lên, mặc dù NHTW hoạt động không vìmục tiêu lợi nhuận Việc sử dụng tín phiếu NHTW đòi hỏi phải có sự phốihợp nhất định với Bộ Tài chính Khi NHTW và Bộ Tài chính đồng thời pháthành tín phiếu NHTW và tín phiếu kho bạc, nếu lãi suất chênh lệch thì các đốitác trên thị trường mở sẽ tập trung mua loại tín phiếu có lãi suất cao hơn Khiđó sẽ có sự phân khúc giữa thị trường tín phiếu kho bạc và thị trường tín
Trang 17phiếu NHTW, làm cho mục đích phát hành các GTCG này không đạt được vàcó thể làm giảm hiệu quả tác động của 2 loại hàng hoá này.
1.2.5.3 Trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu chính phủ là giấy nhận nợ dài hạn do Chính phủ phát hànhnhằm mục đích huy động vốn cho ngân sách Mặc dù là GTCG dài hạn cóthời hạn lên đến 10-30 năm nhưng trái phiếu Chính phủ được sử dụng khárộng rãi trong các giao dịch OMO ở một số nước bởi tính an toàn, ổn địnhtrong phát hành và khối lượng phát hành thường lớn, có khả năng tác độngtrực tiếp giá cả trên thị trường tài chính.
1.2.5.4 Trái phiếu Chính quyền địa phương
Tương tự như trái phiếu Chính phủ, nhưng trái phiếu chính quyền địaphương khác về thời hạn và các điều kiện ưu đãi về thuế thu nhập từ tráiphiếu và thường do các chính quyền địa phương lớn phát hành Sự can thiệpcủa NHTW thông qua việc mua bán loại trái phiếu này cũng tương tự như tráiphiếu Chính phủ.
1.2.5.5 Chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi (CD) là giấy nhận nợ của ngân hàng hay tổ chức tàichính phi ngân hàng phát hành, xác nhận một món tiền đã được gửi vào ngânhàng với một kỳ hạn và lãi suất nhất định Thời hạn của CD có thể từ 7 ngàyđến 7 năm nhưng thường là ngắn hạn CD được sử dụng khá phổ biến trên thịtrường tiền tệ do các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền khi cầnthiết mà không phải rút tiền gửi trước hạn
1.2.6 Phương thức giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở 1.2.6.1 Các loại giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở
Có 2 loại giao dịch trên thị trường mở là giao dịch không hoàn lại (muabán hẳn) và giao dịch (mua bán) có kỳ hạn.
a, Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn)
Giao dịch không hoàn lại (mua bán hẳn) là các giao dịch mua bán GTCGcủa NHTW theo phương thức mua đứt, bán đoạn trên cơ sở giá thị trường.Theo phương thức này, quyền sở hữu của GTCG là đối tượng giao dịch đượcchuyển sang cho NHTW hoặc ngược lại cho các thành viên tham gia giaodịch Do vậy tác động của giao dịch này đối với dự trữ ngân hàng thường làdài hạn.
Trang 18b, Giao dịch mua bán có kỳ hạn
Phương thức giao dịch này thường được sử dụng cho mục đích giao dịchtạm thời thông qua các hợp đồng mua lại (Repos) hoặc hợp đồng mua lại đảongược Repos được sử dụng khi NHTW thực hiện mua GTCG với thoả thuậnlà sau một thời gian ngắn trong tương lai người bán sẽ mua lại các GTCG đó.Repos đảo ngược được sử dụng khi NHTW thực hiện bán GTCG với thoảthuận người mua sẽ bán lại vào một ngày xác định trong tương lai Thôngthường, Repos và Repos đảo ngược được sử dụng trong một khoảng thời gianngắn với mục đích điều tiết vốn khả dụng của các NHTM một cách linh hoạt.Giao dịch theo hợp đồng Repos thực chất là một khoản cho vay của NHTWcó bảo đảm bằng các GTCG có tính thị trường cao.
Các giao dịch mua bán có kỳ hạn được sử dụng chủ yếu trong OMO docác lý do: (i) Đây là công cụ có hiệu quả nhất để bù đắp hoặc triệt tiêu nhữngảnh hưởng không dự tính trước đến dự trữ ngân hàng, (ii) Chi phí giao dịchthấp hơn các giao dịch mua bán hẳn, (iii) Thích hợp trong trường hợp cácđịnh hướng của CSTT không hoàn hảo dẫn đến phải sử dụng các giải phápkhắc phục, (iiii) Làm giảm bớt thời gian thông báo, do đó mà giảm bớt biếnđộng của thị trường trước các quyết định hàng ngày của NHTW
1.2.6.2 Phương thức đấu thầu của nghiệp vụ thị trường mở
Các giao dịch OMO thường được thực hiện thông qua 2 phương thứcđấu thầu là đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất
a, Đấu thầu khối lượng
Đấu thầu khối lượng là phương thức đấu thầu với lãi suất được NHTWcông bố trước NHTW công bố khối lượng tiền cần mua hoặc cần bán bằngphương thức đấu thầu và ấn định mức lãi suất thực hiện NHTW công bố điềukiện đặt thầu để các thành viên đăng ký số tiền dự thầu trên cơ sở chấp thuậnmức lãi suất đã xác định trước Sau khi mở thầu NHTW sẽ xác định tỷ lệ giátrị đạt thầu và phân bổ cho từng tổ chức tham gia đặt thầu.
Việc phân bổ thầu được tiến hành thực hiện như sau: Trước hết toàn bộsố lượng đăng ký dự thầu được cộng lại với nhau Nếu tổng khối lượng đặtthầu nhỏ hơn hoặc bằng khối lượng NHTW chào mua/chào bán thì toàn bộcác đơn dự thầu đều được phân bổ theo khối lượng đặt thầu Nếu tổng khốilượng đặt thầu lớn hơn khối lượng NHTW chào mua/chào bán thì khối lượng
Trang 19trúng thầu của từng thành viên được phân bổ tỷ lệ thuận với khối lượng đặtthầu của thành viên đó Các đơn dự thầu sẽ được phân bổ như sau:
Tỷ lệ % phân bổ thầu: k = A/
Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k, khối lượng trúng thầu của thành viênthứ i (Wi) được xác định như sau:
Wi = k x bi
b, Đấu thầu lãi suất
Theo phương thức đấu thầu lãi suất thì các thành viên tham gia tự đăngký số tiền ứng với mỗi mức lãi suất do tự mình lựa chọn
- Trường hợp NHTW cần cung ứng tiền thêm vào lưu thông thông quaviệc mua GTCG, các đơn dự thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân bổtheo các mức lãi suất từ cao xuống thấp Nghĩa là những đơn dự thầu ứng vớilãi suất cao sẽ được ưu tiên phân bổ trước cho đến khi khối lượng phân phốiđược sử dụng hết Nếu tại mức lãi suất thấp nhất được chấp nhận, khối lượngđăng ký dự thầu lớn hơn khối lượng được phân phối thì quá trình phân bổ nhưsau:
Gọi: - A: là khối lượng NHTW chào mua/chào bán - rt : là mức lãi suất thứ t được đăng ký
- b(rt)i là khối lượng đặt thầu của thành viên thứ i ứng với mức lãisuất rt
- b(rt) là tổng khối lượng đặt thầu của các thành viên ứng với mứclãi suất rt
- rm là mức lãi suất cuối cùng được chấp nhận.
Đối với trường hợp NHTW đấu thầu để bơm thêm vốn khả dụng cho hệthống ngân hàng thì: r1 rt rm
- k(rm) là tỷ lệ % trúng thầu được phân bổ tại mức lãi suất cuối cùng
k(rm) =
A -
( )
b r
B(rm)
Trang 20Trên cơ sở xác định được tỷ lệ k(rm), khối lượng trúng thầu của thànhviên thứ i (Wi) tại mức lãi suất rm được xác định như sau:
1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng tới sự vận hành nghiệp vụ thị trườngmở của Ngân hàng trung ương
OMO là một công cụ CSTT có tính chất tự nguyện theo các nguyên tắcthị trường và linh hoạt nên sự vận hành của OMO phụ thuộc nhiều vào cácyếu tố xuất phát từ bản thân NHTW và từ các thành viên thị trường.
1.2.7.1 Nhân tố chủ quan
a Dự báo về vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng
Với vai trò tổ chức, xây dựng và điều hành các hoạt động OMO, trên cơ sởdự báo các diễn biến tiền tệ, tình hình vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng,NHTW quyết định thời điểm, khối lượng chào mua-bán GTCG, thời hạn vàphương thức giao dịch OMO nhằm điều tiết thị trường tiền tệ theo mục tiêu đãxác định
Khi dự báo vốn khả dụng dư thừa trong ngắn hạn, NHTW sẽ thực hiện cácphiên chào bán GTCG hoặc phát hành tín phiếu NHTW nhằm thu hút và hấp thụvốn khả dụng dư thừa của hệ thống ngân hàng Trường hợp dự báo vốn khả dụngthiết hụt thì NHTW sẽ thực hiện chào mua GTCG hoặc chứng chỉ tiền gửi đểcung ứng vốn cho hệ thống ngân hàng Vì vậy, việc quyết định thực hiện cácphiên giao dịch OMO và kết quả giao dịch OMO phụ thuộc rất nhiều vào độchính xác của việc dự báo vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng Nếu việc dự báovốn khả dụng của NHTW phù hợp với thực tế diễn biến thị trường thì khả năngtham gia phiên giao dịch OMO của các ngân hàng sẽ cao hơn Nếu dự báo saihoặc ngược chiều thì kết quả giao dịch OMO sẽ rất thấp hoặc không có đối tácnào khác tham gia giao dịch OMO.
Trang 21b, Các quy định về nghiệp vụ thị trường mở
Nhìn chung, nghiệp vụ thị trường mở rất đa dạng về hình thức giao dịch,hàng hoá giao dịch, tần suất giao dịch, đối tác giao dịch, kỳ hạn giao dịch Cácquy định về OMO này đều có tác động nhất định đến sự vận hành của OMO.
Hiện nay, OMO thường được NHTW thực hiện dưới các hình thức chủ yếusau: NHTW mua hẳn hoặc bán hẳn GTCG, NHTW mua hoặc bán có kỳ hạn cácGTCG, NHTW phát hành tín phiếu NHTW, cầm cố các chứng chỉ tiền gửi, chovay không có bảo đảm hoặc hoán đổi ngoại tệ Việc quyết định sử dụng các hìnhthức nào phụ thuộc vào thực tế diễn biến thị trường và sự phát triển của NHTW vàhệ thống ngân hàng tài chính Hình thức mua bán có kỳ hạn GTCG là hình thứcgiao dịch OMO chủ yếu tại nhiều NHTW xuất phát từ tính linh hoạt của hình thứcnày và tiết kiệm chi phí giao dịch Hơn nữa, NHTW sử dụng hình thức này có thểkhắc phục dễ dàng các sai lầm của mình Bên cạnh đó, hàng hoá của OMOthường là các GTCG có thu nhập cố định (lãi suất cố định) và tính thanh khoảncao như chứng khoán của chính phủ, tín phiếu NHTW Vấn đề nổi lên gần đây làsự thiếu hụt các GTCG đủ điều kiện giao dịch trên thị trường mở của các ngânhàng, xuất phát từ quy mô thị trường trái phiếu chính phủ nhỏ Ngoài ra, các giaodịch hoán đổi ngoại tệ cũng chỉ được thực hiện tại một số quốc gia
Một quy định nữa của NHTW cũng tác động đến sự vận hành OMO là quyđịnh về đối tác tham gia thị trường Tại nhiều quốc gia, chỉ có các ngân hàng mớiđược giao dịch trên thị trường mở Tuy nhiên tại Ấn Độ và Ba Lan thì các đối tácchủ yếu lại là các nhà giao dịch sơ cấp Tại Hàn Quốc thì ngân hàng, công ty tínthác và đầu tư, công ty chứng khoán cũng là các đối tác trên thị trường mở Chínhvì vậy, quy định về đối tác thị trường mở của NHTW tác động rất lớn tới sự sôiđộng và quy mô hoạt động của thị trường
1.2.7.2 Các nhân tố khách quan
a Trình độ phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia
OMO là công cụ có tính chất tự nguyện theo các nguyên tắc thị trường,không có tính chất bắt buộc Chính vì vậy, hoạt động OMO không chỉ phụ thuộcvào NHTW mà còn bị chi phối bởi môi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của côngchúng, sự tham gia thị trường và nhu cầu giao dịch của các ngân hàng.
Các ngân hàng tham gia OMO nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản và mụctiêu lợi nhuận từ việc kinh doanh GTCG Để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của
Trang 22mình, các ngân hàng có thể thực hiện việc bán các GTCG, vay từ các tổ chức tàichính, tín dụng khác trên thị trường vốn hoặc vay từ NHTW Việc giao dịch trênthị trường mở phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngânhàng thông qua thị trường tiền tệ và thường được lựa chọn cuối cùng bởi vì các lýdo phi kinh tế Khả năng tìm kiếm các nguồn vốn khác của ngân hàng phụ thuộcnhiều vào trình độ phát triển của thị trường tiền tệ quốc gia
Chính vì vậy, nếu ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản củamình trên thị trường tiền tệ qua việc huy động các nguồn vốn mới, bán các tài sản,vay các ngân hàng khác, … hoặc thông qua các công cụ khác thì việc giao dịchOMO tại NHTW sẽ giảm thiểu Khi đó khả năng tác động của OMO sẽ bị hạnchế
b Hàng hoá thị trường mở do các ngân hàng nắm giữ
Để tham gia thị trường mở, nhất là khi cần bổ sung nguồn vốn, các ngânhàng phải nắm giữ một lượng hàng hoá nhất định về cả khối lượng và chủng loạiphù hợp với điều kiện và nhu cầu giao dịch của NHTW Chỉ khi các hàng hoánắm giữ của ngân hàng phù hợp với nhu cầu giao dịch của NHTW thì các ngânhàng mới có thể tham gia giao dịch OMO.
Khi thực hiện giao dịch OMO, NHTW thường yêu cầu sử dụng các GTCGcó độ rủi ro rất thấp và tính thanh khoản cao Chính vì vậy, các GTCG do Bộ Tàichính hay chính NHTW phát hành thường được NHTW ưu tiên chấp thuận CácGTCG này thường được nắm giữ bởi các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh,quy mô lớn hoặc nguồn vốn dồi dào Bên cạnh đó, NHTW cũng chấp thuận cácGTCG khác như: GTCG do Chính phủ các nước phát triển phát hành, GTCG dochính quyền địa phương phát hành hoặc GTCG do các tổ chức tín dụng, tài chínhcó độ tín nhiệm cao phát hành
Chính vì vậy, danh mục GTCG được chấp thuận sử dụng trong giao dịchOMO càng đa dạng thì các ngân hàng cũng có thêm sự lựa chọn trong cơ cấu đầutư GTCG nhằm đảm bảo tính thanh khoản và khả năng sinh lợi
1.3 KHẢO CỨU SỰ VẬN HÀNH NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA MỘT SỐNGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.3.1 Sự vận hành OMO của NHTW các nước phát triển a Ngân hàng Nhật Bản
Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) là NHTW của Nhật Bản, có một quá trìnhlịch sử thực hiện mua bán GTCG khá lâu năm từ thời kỳ trước chiến tranh.
Trang 23Tuy nhiên lúc đầu các hoạt động OMO được thực hiện rất hạn chế trongnhững trường hợp ngoại lệ để hỗ trợ cho hoạt động tái cấp vốn của BOJ.
Đến tháng 11/1962, BOJ bắt đầu thực hiện mua bán GTCG một cáchlinh hoạt hơn cùng với việc áp dụng hạn mức tín dụng nhằm đa dạng hoá cáccông cụ điều hành CSTT, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ Thông qua cáchoạt động mua bán GTCG trên thị trường mở, BOJ cung ứng khối lượng tiềncần thiết cho phát triển kinh tế thay cho việc cung ứng tiền qua kênh TCVnhư trước đây Dần dần OMO đã trở thành một trong các công cụ CSTT đượcBOJ sử dụng thường xuyên và ngày càng quan tọng trong thực thi CSTT.
Hàng hoá được sử dụng đầu tiên trong OMO là các GTCG có tính thanhkhoản cao như trái phiếu và tín phiếu Chính phủ Hiện nay ngoài các chứngkhoán Chính phủ, BOJ còn sử dụng các trái phiếu công ty làm hàng hoá chocác giao dịch này Tuy nhiên, đến nay thị trường tín phiếu, trái phiếu Chínhphủ vẫn là cơ sở quan trọng cho các hoạt động của thị trường mở của NhậtBản Đặc biệt là trên thị trường đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, BOJđược phép thực hiện vai trò là người mua cuối cùng Điều này giúp cho BOJluôn có công cụ chủ động điều hoà thị trường tiền tệ mà không nhất thiết phảiphát hành tín phiếu NHTW.
Ban đầu phương thức giao dịch được áp dụng trong OMO của BOJ làgiao dịch mua bán có kỳ hạn thông qua các hợp đồng mua lại theo lãi suất cốđịnh Sua đó phương thức giao dịch được chuyển sang thực hiện trên cơ sởmua bán GTCG theo giá thị trường, thông qua hình thức đấu thầu nhằm nângcao khả năng điều chỉnh lãi suất trên thị trường Việc tổ chức đấu thầu khôngchỉ được thực hiện theo định kỳ mà BOJ còn tổ chức đấu thầu nhanh, trong đókhối lượng GTCG mà NHTW cần mua được xác định và thực hiện ngay trongmột ngày Điều này góp phần nâng cao tính linh hoạt của thị trường.
Đối tác của BOJ chủ yếu là các ngân hàng Ban đầu BOJ thực hiện muabán GGCG trực tiếp với các ngân hàng Hiện nay, BOJ đã thực hiện các giaodịch OMO chủ yếu thông qua các nhà giao dịch sơ cấp và chỉ giới hạn trongphạm vi các ngân hàng mà không bao gồm các trung gian tài chính phi ngânhàng và các doanh nghiệp Vì vậy, tác động của OMO tại Nhật Bản khôngmạnh như tại các NHTW của các nước phát triển khác trên thế giới.
b, Cục dự trữ liên bang Mỹ
Trang 24Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed, NHTW của Mỹ) bắt đầu thực hiện OMOtừ cuối những năm 1920 Khi đó, OMO được sử dụng như một công cụ hỗ trợthực hiện cho vay chiết khấu của Fed Nhưng đến nay, OMO được coi là côngcụ CSTT linh hoạt, có hiệu quả và quan trọng nhất của Fed vì hoạt độngOMO có tính chất quyết định đến sự thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàngvà lãi suất thị trường Để điều hành OMO, Fed đã thành lập Uỷ ban nghiệp vụthị trường mở (FOMC) Theo định kỳ 6 tuần/lần, FOMC họp bàn phân tíchcác diễn biến kinh tế - tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra các quyếtđịnh về mục tiêu tăng trưởng M1, M2 và lãi suất liên ngân hàng định hướng,lãi suất chiết khấu từ đó quyết định khối lượng GTCG giao dịch trên thịtrường mở, phương thức giao dịch và thời hạn giao dịch.
Fed lựa chọn những chứng khoán có tính thanh khoản và độ an toàn caolàm công cụ thực hiện OMO nhằm đạt được mục tiêu điều tiết vốn khả dụngcủa hệ thống ngân hàng một cách có hiệu quả nhất Chứng khoán Chính phủMỹ (đặc biệt là tín phiếu kho bạc) là công cụ chủ yếu được sử dụng trong cácgiao dịch OMO do có khối lượng giao dịch trên thị trường lớn, có tính thanhkhoản và độ an toàn cao Thời hạn của các chứng khoán Chính phủ được giaodịch trên thị trường khá đa dạng, từ dưới 01 năm đến trên 10 năm
Đối tác giao dịch chủ yếu của Fed là các ngân hàng Tuy nhiên hầu hếtcác giao dịch OMO thực hiện thông qua các nhà giao dịch chứng khoán chínhphủ chuyên nghiệp (ngân hàng).
Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà Fed áp dụng hình thức mua bán hẳnhoặc mua bán có kỳ hạn, thông qua hình thức đấu thầu lãi suất Các giao dịchmua bán hẳn thường được sử dụng khi việc dự báo các nhân tố ảnh hưởng đếnmức dự trữ của các NHTM như khối lượng tiền ngoài lưu thông, khả năng chitiêu của Chính phủ … cho thấy mức dự trữ cần được tiếp tục điều chỉnh trongmột thời gian dài Ngoài ra khi cần tăng dự trữ, bên cạnh việc mua hẳn, Fedcó thể sử dụng thêm hình thức cho trả trước hạn các chứng khoán Thực chấtcả 2 nghiệp vụ mua bán hẳn và thanh toán trước hạn chứng khoán đều có tácđộng giống nhau.
Trong trường hợp dự báo cho thấy cần thay đổi tạm thời dự trữ của cácngân hàng, hoặc không dự báo được chính xác mức độ cũng như thời hạnbiến động của dự trữ, Fed có thể thực hiện phương thức mua bán có kỳ hạn
Trang 25ngắn thông qua các hợp đồng Repos, với thời gian thường không quá 15 ngày.
1.3.2 Sự vận hành OMO của Ngân hàng Thái Lan
Ngân hàng Thái Lan (BOT, NHTW của Thái Lan) thực hiện OMO thôngqua mua bán GTCG với các thành viên (bao gồm các NHTM, tất cả các địnhchế tài chính khác và một số DNNN).
Hàng hoá sử dụng trong các OMO bao gồm các chứng khoán chính phủ,tín phiếu NHTW và trái phiếu DNNN được Bộ Tài chính bảo lãnh phát hànhvà được gửi tại NHTW Tại Thái Lan, do số dư trái phiếu chính phủ giảmmạnh trong một vài năm qua từ tình trạng ngân sách nhà nước bội thu vànhiều trái phiếu chính phủ đã được thanh toán trước hạn nên BOT đã mở rộnggiao dịch bằng chứng khoán khác và tự phát hành tín phiếu NHTW để tạođiều kiện thuận lợi cho OMO.
Phương thức giao dịch OMO chủ yếu của BOT là các giao dịch có kỳhạn thông qua các hợp đồng repo Thậm chí đã có thời gian BOT dựa hoàntoàn vào hình thức giao dịch mua bán có kỳ hạn thông qua các hợp đồng muabán lại trên thị trường thứ cấp mà không thực hiện các hoạt động OMO trênthị trường sơ cấp Nhưng sau này, khi số dư trái phiếu chính phủ giảm mạnh,BOT cũng thực hiện việc đấu thầu tín phiếu NHTW trên thị trường mở.
Do thị trường tiền tệ có quy mô nhỏ và tính cạnh tranh giữa các thànhviên so với các nước phát triển, phạm vi hoạt động OMO của BOT tương đốirộng Mặc dù vậy, sự hạn chế về hàng hoá cũng như sự phát triển thị trườngchưa hoàn hảo làm cho tác động có thể thiệp của BOT thông qua OMO cònhạn chế Hiện nay, hoạt động OMO của BOT vẫn còn hai hạn chế chủ yếu:
Thứ nhất là, BOT chưa thực hiện OMO năng động vơi mục đích thay đổi
mức dự trữ của các ngân hàng theo các mục tiêu của CSTT, mà chủ yếu thựchiện OMO nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Thứ hai là, quy mô và mức độ biến động của các luồng vốn quốc tế ngày
càng tăng khiến cho BOT tăng cường quy mô hoạt động OMO nhằm bù đắplại những biến động của các nhân tố khác gây ra đối dự trữ của các ngân hàng(mà cụ thể là nhằm bù đắp lại việc bơm/hút đồng Baht của Quỹ ổn định tỷgiá).
Khác với các nước khác, thị trường tài chính Thái Lan bị ảnh hưởngmạnh bởi nguồn vốn đầu tư nước ngoài Để đảm bảo CSTT độc lập, BOT
Trang 26phải sử dụng OMO một cách tích cực để điều chỉnh luồng vốn này Một sựđiều tiết có hiệu quả trong trường hợp này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽhoạt động có thể thiệp của NHTW trên thị trường mở với chính sách lãi suấtvà chính sách tỷ giá Đây là vấn đề mà BOT đang phải đương đầu, để đảmbảo tính hiệu quả của CSTT.
Hiện nay, Thái Lan đang thực hiện hai chiến lược nhằm tăng cường hiệuquả hoạt động của OMO:
Trước tiên, BOT đưa ra thêm nhiều công cụ thực hiện OMO nhằm tăng
cường khả năng can thiệp của NHTW cả thị trường tiền tệ và thị trường ngoạihối Chẳng hạn BOT đã phát hành các tín phiếu NHTW vào các ngày thứ sáuhàng tuần Danh mục các GTCG đủ điều kiện sử dụng trên thị trường mua lạisẽ được mở rộng bao gồm cả các trái phiếu của các DNNN không được BộTài chính bảo lãnh phát hành Nghiệp vụ swap cũng được coi như mộtphương tiện khác để thực hiện việc bơm hay rút tiền Baht thông qua sử dụngUSD.
Thứ hai, BOT coi việc thiết lập một hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp
như một kênh bổ sung thực hiện thị trường mở Theo kế hoạch, bước đầu,BOT sẽ có lựa chọn một số các NHTM, các công ty tài chính và các công tychứng khoán thực hiện vai trò các đối tác không chính thức mua bán cácGTCG với NHTW Chứng khoán được giao dịch giữa NHTW và các đối tácnày sẽ giới hạn, chỉ gồm chứng khoán chính phủ, trái phiếu NHTW và các tráiphiếu DNNN Trong giai đoạn này, các định chế tài chính thực hiện vai tròcác nhà giao dịch sơ cấp không chính thức sẽ không phải chấp nhận thực hiệnnghĩa vụ cụ thể nào Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh và tạo lập thịtrường của các đối tác này sẽ được đánh giá làm cơ sở lựa chọn tiếp các nhàgiao dịch sơ cấp chính thức Khi được chỉ định chính thức, các nhà giao dịchsẽ phải chấp nhận các nghĩa vụ nào đó như tham gia đều đặn vào các phiênđấu thầu trái phiếu NHTW hàng tuần và thực hiện vai trò tạo lập thị trườngđối với trái phiếu Chính phủ và trái phiếu NHTW thông qua việc sẵn sàngchào giá hai chiều đối với BOT và các đối tượng khác (gồm các thể chế tàichính và các nhà đầu tư tư nhân) và cung cấp thông tin thị trường theo yêucầu của NHTW
1.3.3 Sự vận hành OMO của Ngân hàng quốc gia Ba Lan
Trang 27Ba Lan là một quốc gia thuộc khối Đông Âu, đã và đang chuyển đổisang nền kinh tế thị trường Ba Lan cũng đang chuẩn bị gia nhập khối EU vàthực hiện những cải cách quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng Cũng như cácquốc gia khác, công cụ OMO trở thành công cụ chính của NBP trong thực thiCSTT.
Việc phát hành tín phiếu NBP vào năm 1990 là hình thức đầu tiên củaOMO Các giao dịch đảo ngược (repo và repo đảo ngược) được NBP đưa vàosử dụng vào năm 1993, khi thị trường tiền gửi liên ngân hàng tại Ba Lan đãphát triển Lúc này NBP đã có thể thực hiện các giao dịch nhằm bổ sung hoặchấp thụ vốn cho hệ thống ngân hàng Sau một thời gian, do nguồn vốn của cácngân hàng gia tăng nên giao dịch cung ứng vốn của NBP đã ngừng lại Giaodịch repo cuối cùng thực hiện vào ngày 27/01/1995 Kể từ đó, NBP chỉ thựchiện các giao dịch nhằm hấp thụ vốn dư thừa từ hệ thống ngân hàng.
NBP cũng đã từng nhận tiền gửi từ nền kinh tế trong thời kỳ từ tháng 9
đến tháng 12/1997 và đây là một công cụ ngoại lệ trong OMO Việc nhận tiền
gửi của NBP đã làm gia tăng lãi suất huy động tiền gửi của hệ thống ngânhàng Hiện nay NBP thực hiện các hình thức của OMO như sau:
- Các giao dịch hấp thụ vốn như bán hẳn, bán có kỳ hạn tín phiếu khobạc và trái phiếu kho bạc, phát hành tín phiếu NBP;
- Các giao dịch bổ sung vốn như mua đảo ngược, mua hẳn tín phiếu khobạc, trái phiếu kho bạc.
Mặc dù quy định về thời hạn giao dịch khá rộng nhưng NBP chủ yếu sửdụng hình thức phát hành tín phiếu NBP với thời hạn 14 ngày trong các giaodịch thị trường mở Hiện nay, các giao dịch bổ sung vốn không được sử dụngdo nguồn vốn của hệ thống ngân hàng liên tục gia tăng Bên cạnh đó, các giaodịch đảo ngược hay hoặc bán hẳn tín phiếu kho bạc không được thực hiện doNBP không nắm giữ các GTCG này Nguyên nhân là do NBP chỉ có thể muacác GTCG này trên thị trường mở do việc tài trợ thâm hụt ngân sách của NBPkể cả việc mua trực tiếp các GTCG do kho bạc phát hành đã bị cấm thực hiệntheo quy định tại Hiến pháp của Ba Lan.
Từ tháng 9/2000, NBP đã bán các trái phiếu kho bạc hiện đang nắm giữ.Đây là các trái phiếu mà NBP mua được từ các giao dịch trước khi thay đổiquy định về việc tài trợ ngân sách của NBP, được thực hiện trong tháng 9 và
Trang 28tháng 12/1999 NBP bán các GTCG này là một hình thức giao dịch OMO cấutrúc nhằm giảm bớt sự dư thừa nguồn vốn của hệ thống ngân hàng Từ tháng2/2002, giao dịch OMO cơ bản - hình thức phát hành tín phiếu NBP thời hạn28 ngày (và 14 ngày kể từ 01/01/2003), được thực hiện vào ngày thứ 6 hàngtuần Khối lượng phát hành tín phiếu NBP được xác định trên cơ sở tình hìnhthị trường và nhu cầu thanh toán của hệ thống ngân hàng Kể từ khi Ban điềuhành CSTT được thành lập vào năm 1998, NBP bắt đầu đưa vào áp dụng lãisuất tham chiếu, được xác định từ lãi suất tín phiếu NBP thời hạn 28 ngày Kểtừ năm 2003, lãi suất tham chiếu được xác định từ lãi suất tín phiếu NBP thờihạn 14 ngày Quy mô phát hành tín phiếu NBP được công bố trên mạngReuters Các nhà giao dịch thị trường tiền tệ và Quỹ bảo hiểm ngân hàng cóthể mua các tín phiếu này tại thị trường sơ cấp, trong khi các NHTM chỉ có
thể mua các tín phiếu trên thị trường thứ cấp
Sau khi gia nhập Liên minh châu Âu, NBP trở thành một thành viên củahệ thống NHTW châu Âu (ESCB) Vì vậy, NBP phải điều chỉnh các công cụCSTT của mình phù hợp với quy định của ESCB Lý do điều chỉnh xuất pháttừ thực tế tình trạng dư thừa vốn của hệ thống ngân hàng Ba Lan và sự thayđổi trong địa vị pháp lý của NBP Sự khác biệt trong công cụ OMO của NBPvà ESCB xuất phát từ tình trạng dư thừa vốn do đó NBP không sử dụng cácgiao dịch TCV ngắn hạn (14 ngày) và dài hạn (3 tháng) mà chỉ thực hiện cácgiao dịch hấp thụ vốn
Trong các giao dịch dài hạn, NBP không loại trừ việc sử dụng các côngcụ có thời hạn dài hơn Vì vậy, NBP đã phát hành tín phiếu NBP thời hạn 3tháng nhằm phù hợp với quy định về công cụ thời hạn 3 tháng của ECB.Ngoài ra NBP đã thực hiện các giao dịch bán hẳn đối với trái phiếu kho bạcvới toàn bộ thời hạn còn lại của trái phiếu
1.3.4 Một số kiến nghị đối với Việt Nam
Qua thực tế sử dụng công cụ OMO của NHTW một số nước trên thế giớinêu trên với các trình độ phát triển khác nhau, chúng ta có thể rút ra một sốkiến nghị đối với việc vận hành OMO để điều tiết và kiểm soát lượng tiềncung ứng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam như sau:
Thứ nhất, tuỳ theo điều kiện cụ thể của nền kinh tế và mức độ phát triển
của thị trường tài chính của từng quốc gia để vận dụng và xử lý linh hoạt công
Trang 29cụ OMO trong điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng nhằm thực thiCSTT Công cụ OMO ngày càng được sử dụng phổ biến tại các quốc gia cótrình độ phát triển khác nhau và vai trò đang ngày càng quan trọng Tại hầuhết các quốc gia hiện nay, công cụ OMO đều được sử dụng với các hình thứcvà mức độ khác nhau Điều này chứng tỏ sự ưu việt của công cụ này trongđiều hành CSTT Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, công cụ nàyđược sử dụng phổ biến và chủ yếu Còn tại Thái Lan, công cụ này đang tronggiai đoạn phát triển và hoàn thiện Tại Ba Lan, NBP đã và đang thực hiệncông cụ này và điều chỉnh nhằm phù hợp với quy định của NHTW châu Âu.
Chính vì vậy, việc áp dụng công cụ OMO tại Việt Nam vào năm 2000 làmột bước đột phá trong xây dựng và điều hành CSTT của Việt Nam, trongđiều kiện các thị trường tài chính tiền tệ chưa thực sự phát triển
Thứ hai, cần phối kết hợp sử dụng hài hoà công cụ OMO với các công cụ
khác trong quá trình thực thi CSTT để thực hiện các mục tiêu CSTT cụ thể trongtừng thời kỳ
Tuy công cụ OMO là loại công cụ được sử dụng phổ biến trong thực thiCSTT nhưng không thể giải quyết được tất cả các tình huống của thị trường.Chính vì vậy, NHTW các nước đã lựa chọn các công cụ khác như swap, tỷ giá,lãi suất của BOT, chiết khấu của Fed … để phối hợp sử dụng Tại Ba Lan, bêncạnh OMO, NBP cũng sử dụng các công cụ khác như DTBB, tín dụng Lombard,công cụ tiền gửi cuối ngày, chính sách lãi suất Cùng với OMO, các công cụ nàyđã hình thành nền hệ thống công cụ CSTT và đảm bảo thực hiện có hiệu quảCSTT trong các tình huống.
Thứ ba, về các loại hàng hoá giao dịch trên thị trường mở Nhìn chung tất
cả các quốc gia đều xem các loại chứng khoán của Chính phủ như tín phiếu khobạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính quyền địa phương và tín phiếu NHTWlà các loại hàng hoá chủ yếu trong các giao dịch OMO Đây cũng là điều dễ hiểubởi vì các loại GTCG này nhìn chung có thời hạn ngắn, có khối lượng đủ lớn đểNHTW có thể can thiệp và có tính thanh khoản cao Bên cạnh đó, một số loạiGTCG của các doanh nghiệp lớn, có uy tín, đã được niêm yết trên thị trườngchứng khoán hoặc được Bộ Tài chính bảo lãnh cũng được phép giao dịch Đốivới Thái Lan, do nhiều trái phiếu Chính phủ được thanh toán trước hạn nên BOTđã mở rộng sang sử dụng các loại GTCG khác và tự phát hành tín phiếu NHTW
Trang 30để giao dịch.
Như vậy, việc lựa chọn và quyết định chủng loại hàng hoá cho giao dịch thịtrường mở tuỳ thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng quốc gia Tuynhiên, các loại chứng khoán của Chính phủ vẫn là hàng hoá chủ yếu và khôngthể thiếu tại bất kỳ một quốc gia nào Các loại GTCG do các doanh nghiệp pháthành cũng có thể được giao dịch nếu như đủ uy tín và có tính thanh khoản cao
Thứ tư, đối tác giao dịch của NHTW trong các hoạt động OMO Trong
giai đoạn đầu thì BOJ chỉ giao dịch với các TCTD, sau đó chuyển sang giao dịchvới các nhà giao dịch sơ cấp BOT còn thành lập các nhà giao dịch sơ cấp gồmcác ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán như là một kênh giaodịch bổ sung NBP chỉ giao dịch với các nhà giao dịch thị trường và Quỹ Bảohiểm ngân hàng trên thị trường sơ cấp Đối tác giao dịch chủ yếu của Fed là cácngân hàng Như vậy, khi hệ thống ngân hàng đủ lớn mạnh và có thể tác động tớithị trường tài chính thì NHTW vẫn ưa thích lựa chọn các ngân hàng làm các đốitác giao dịch chủ yếu Còn nếu thị trường tài chính chưa thực sự phát triển nhưtrong trường hợp của Thái Lan thì NHTW sẽ mở rộng các đối tác giao dịchnhằm tăng cường khả năng tác động tới thị trường
Trang 31thị trường mở là một công cụ thực hiện CSTT quốc gia, theo đó: “OMO là
nghiệp vụ mua, bán các GTCG ngắn hạn do NHNN thực hiện trên thị trườngtiền tệ nhằm thực hiện CSTT quốc gia.”
2.1.1 Sự cần thiết ra đời nghiệp vụ thị trường mở trong điều hànhchính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
2.1.1.1 Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thấp
Nhìn chung, công tác điều hành CSTT của NHNN giai đoạn 1995-2000đã đem lại những thành công đáng kể khi nhìn vào các chỉ số phản ánh sựbiến động của các mục tiêu vĩ mô: tỷ lệ lạm phát ở mức một chữ số, tốc độtăng trưởng kinh tế đạt bình quân 8,6%/năm
Tuy nhiên nếu quan niệm rằng mục tiêu hàng đầu của CSTT là ổn địnhgiá trị đồng tiền thì mục tiêu này chưa được thực hiện tốt Tỷ lệ lạm phát biếnđộng tương đối mạnh và khó dự đoán Đặc biệt từ năm 1996, mặc dù tổngphương tiện thanh toán vẫn tăng liên tục nhưng chỉ số giá cả, tiếp đó là tốc độtăng trưởng kinh tế, vẫn có xu hướng giảm ở các tháng đầu năm 1996, 1997,1998 và 1999 Điều này chứng tỏ sự hạn chế trong hiệu quả tác động của cáccông cụ CSTT của NHNN, thể hiện sự thiếu chủ động, linh hoạt và khả năngtruyền dẫn tác động chậm chạp.
Hoạt động TCV bước đầu đã hình thành cơ chế cho vay bù đắp sự thiếuhụt tạm thời về nguồn vốn của NHNN đối với các ngân hàng, tạo ra kênhcung ứng vốn tin dụng ngắn hạn có kiểm soát của NHNN Tuy nhiên, việcTCV mới chỉ thực hiện chủ yếu tại 4 NHTMNN và hơn 70% các khoản vaydành cho mục tiêu chỉ định Hiệu lực tác động của công cụ này thấp, khôngcó tác dụng kích thích nhu cầu tiền tệ của các TCTD và tác động tới lãi suất
Trang 32thị trường Nguyên nhân chủ yếu do lãi suất TCV được quy định cứng nhắc,xa rời lãi suất thị trường và chỉ điều chỉnh nhằm phù hợp với lãi suất thịtrường hơn là điều tiết thị trường.
Bên cạnh đó, do NHNN không quy định phải tính DTBB đối với tiền gửicó kỳ hạn trên 12 tháng nên khả năng kiểm soát và điều tiết M2 của NHNNcòn hạn chế Việc trả lãi tiền gửi vượt DTBB đã không khuyến khích cảTCTD tận dụng tối đa nguồn vốn Thêm vào đó việc quản lý vốn khả dụngcủa các NTHM còn yếu, chưa chủ động trong dự báo dẫn đến tình trạng cóthời kỳ các NHTM để dự trữ dư thừa nhiều, hạn chế các hoạt động của thịtrường tiền tệ, nhất là hoạt động cho vay ngắn hạn hoặc qua đêm giữa cácngân hàng, có lúc gây ra thiếu phương tiện thanh toán trầm trọng.
Các công cụ hiện hành không cho phép NHNN có thể điều chỉnh linhhoạt lượng vốn khả dụng trong điều kiện dư thừa Tình trạng dự trữ dư thừakhông mong muốn tại các ngân hàng bắt đầu từ năm 1994 và kéo dài đến năm2000 là cho các ngân hàng phải chịu áp lực mạnh về chi phí vốn, đồng thờigiảm hiệu quả tác động của CSTT, đặc biệt công cụ TCV Các công cụ này tỏra thiếu chủ động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng Điều này thểhiện rõ trong hai năm 1998-1999 khi trần lãi suất cho vay liên tục giảm nhưngkhối lượng tín dụng không tăng tương ứng, đồng thời giá cả và sản lượnggiảm liên tục
Hiệu quả của CSTT thấp còn bởi vì chúng chỉ tác động được qua kênhtruyền dẫn duy nhất là kênh tín dụng của hệ thống ngân hàng Các kênh tácđộng khác như lãi suất và thị trường tài chính chưa phát huy do thị trường tiềntệ và chứng khoán chưa hoạt động Vì vậy, tác động của CSTT trong giaiđoạn này chủ yếu thông qua tác động về khối lượng.
Để khắc phục nhược điểm này, bên cạnh việc tiếp tục đổi mới và hoànthiện các công cụ hiện có cũng như kênh truyền dẫn tác động, việc đưa vào ápdụng các công cụ CSTT gián tiếp có khả năng tác động đến lãi suất và khốilượng vốn của nền kinh tế là cấp thiết Một trong những công cụ đó là nghiệpvụ thị trường mở Chính vì vậy, sự hình thành thị trường mở trở thành mụctiêu của NHNN trong việc hoàn thiện công cụ CSTT trong giai đoạn này.
2.1.1.2 Sự tồn tại của các thị trường chứng khoán nợ
Trang 33Trước năm 1990, nền kinh tế Việt Nam được tài trợ từ các trung gian tàichính mà chủ yếu là các ngân hàng Từ đầu thập niên 1990s, tình trạng này đãđược cải thiện Nhiều người có nhu cầu vốn đã bắt đầu làm quen với hìnhthức huy động vốn trực tiếp từ công chúng trên cơ sở sử dụng các GTCG vớicác thời hạn khác nhau Đây là điều kiện nền tảng cho hoạt động thị trườngmở Các thị trường chứng khoán nợ (ngắn hạn và dài hạn) đã ra đời và pháttriển, đó là thị trường trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu chính phủ đã trở thành nguồn bù đắp chi tiêu ngân sách phổbiến từ năm 1994 khi Chính phủ bắt đầu phát hành tín phiếu kho bạc, tráiphiếu kho bạc và trái phiếu công trình Từ năm 1995, tín phiếu kho bạc đã bắtđầu được phát hành theo hình thức đấu thầu tại NHNN với số lượng trúngthầu ngày càng tăng Lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu qua NHNN đã tạocơ sở tiền đề về hàng hoá ban đầu cho hoạt động thị trường mở sau này Bêncạnh trái phiếu chính phủ, một số chứng khoán nợ của doanh nghiệp cũngđược phát hành, trong đó chủ yếu là các kỳ phiếu ngân hàng Tuy nhiên cácgiao dịch đối với trái phiếu doanh nghiệp là nhỏ bé và tự phát
Mặc dù thị trường giao dịch trái phiếu chưa phát triển nhưng cũng đã tạora những điều kiện tiền đề cho sự vận hành của thị trường mở
2.1.1.3 Xu thế hội nhập kinh tế
Xu hướng toàn cầu hoá các hoạt động thương mại và tài chính đã ảnhhưởng đến các chính sách kinh tế vĩ mô và các công cụ CSTT ở hầu hết cácnước trên thế giới Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Xu hướng toàn cầuhoá tất yếu dẫn đến trào lưu liên minh khu vực và tự do hoá các thị trường tàichính khu vực Trào lưu này đòi hỏi các công cụ CSTT phải đảm bảo mối liênhệ linh hoạt giữa các cân bằng nội và cân bằng ngoại Nghiệp vụ thị trườngmở, với cơ chế hoạt động chủ yếu dựa vào thị trường, là công cụ CSTT thíchhợp nhất tại hầu hết các quốc gia Thông qua OMO, NHTW có thể tác độngtrức tiếp và nhanh chóng đến các mục tiêu hoạt động Bên cạnh đó, OMOđang trở thành một công cụ CSTT phổ biến ở các quốc gia phát triển và đangphát triển Đây là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc học hỏi kinhnghiệm và tổ chức hoạt động của thị trường mở tại Việt Nam.
2.1.2 Quá trình hình thành và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý củanghiệp vụ thị trường mở
Trang 342.1.2.1 Khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời của nghiệp vụ thị trườngmở
Bên cạnh các điều kiện vĩ mô về tiền tệ ngân hàng cho sự ra đời củanghiệp vụ thị trường mở thì việc thiếu cơ sở pháp lý hợp lý và đồng bộ sẽ hạnchế hoạt động và phát triển của thị trường mở Về cơ bản, hành lang pháp lýcần thiết cho hoạt động thị trường mở phải bao gồm các lĩnh vực sau: Giớihạn phạm vi thị trường, các công cụ của thị trường, quy định về phát hànhGTCG, cơ chế hoạt động của thị trường thứ cấp, quy chế hoạt động can thiệpcủa NHNN, quản lý vốn khả dụng của NHNN Cho đến tháng 3/2000, về cơbản, hệ thống văn bản pháp lý làm cơ sở cho sự ra đời và hoạt động của OMOđã hình thành Cụ thể:
Thứ nhất, khung pháp lý về phạm vi thị trường và công cụ
Theo quy định tại Điều 21 Luật NHNN: "NHNN thực hiện OMO thông
qua việc mua bán tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửi vàcác loại GTCG ngắn hạn trên thị trường tiền tệ để thực hiện CSTT quốc gia."
Như vậy, thị trường mở chỉ giới hạn trong phạm vi thị trường tiền tệ, ngụ ýrằng các giao dịch thị trường mở phải có thời gian dưới 12 tháng và các loạiGTCG giao dịch cũng phải đáo hạn trong vòng 1 năm.
Ngoài ra, Luật NHNN cũng đã cụ thể hoá các loại công cụ (GTCG) giaodịch thông qua OMO là tín phiếu KBNN, tín phiếu NHNN, chứng chỉ tiền gửivà các loại GTCG ngắn hạn khác do Thống đốc quy định cụ thể
Thứ hai, khung pháp lý về việc phát hành các giấy tờ có giá - hàng hoá
của thị trường
Để cung cấp hàng hoá cho thị trường, một số loại GTCG đã được pháthành Hệ thống pháp lý về việc ban hành các GTCG này đã được hoàn thiện,như:
- Quy chế phát hành tín phiếu NHNN ban hành theo Quyết định số362/1999/QĐ-NHNN1 ngày 08/10/1999 của Thống đốc;
- Quy chế phát hành trái phiếu chính phủ theo Nghị định số 72/CP ngày26/7/1994 của Chính phủ và Quyết định số 01/2000/QĐ-TTg ngày13/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ;
- Pháp lệnh thương phiếu tháng 2/1999;- Luật Thương mại năm 1997.
Trang 35Thứ ba, khung pháp lý về thị trường thứ cấp
NHNN đã ban hành nhiều văn bản quy định về các giao dịch thứ cấpnhằm tạo tính thanh khoản cho các GTCG trên và thị trường thứ cấp, như:
- Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường nội tệ liên ngân hàng theoQuyết định số 136 QĐ/NH2 ngày 20/7/1993 của Thống đốc;
- Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàngtheo Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999 của Thống đốc;
- Quy chế về nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với cácngân hàng theo Quyết định 356/1999/QĐ-NHNN14 ngày 06/10/1999 củaThống đốc.
Thứ tư, khung pháp lý về hoạt động can thiệp của NHNN trên thị trường
Quy chế nghiệp vụ thị trường mở được ban hành theo Quyết định85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/3/2000 của Thống đốc Quy chế này hướngdẫn thực hiện giao dịch trên thị trường mở, nghiệp vụ thanh toán, lưu ký, …và sự can thiệp của NHNN trên thị trường NHNN cũng đã thành lập Banđiều hành nghiệp vụ thị trường mở để quyết định tất cả các vấn đề liên quan
Thứ năm, khung pháp lý về quản lý vốn khả dụng
Quy chế quản lý vốn khả dụng được ban hành theo Quyết định số37/2000/QĐ-NHNN1 ngày 24/01/2000 của Thống đốc Đây là yếu tố nềntảng cho hoạt động OMO và hoạt động TCV của NHNN Nó xác định lượngvốn khả dụng thừa thiếu hàng ngày làm căn cứ để quyết định chiều hướng vàmức độ can thiệp của NHNN trên thị trường mở.
Như vậy, để chuẩn bị cho công cụ OMO triển khai hoạt động, NHNN đãban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan, không những trực tiếp quy định vềcông cụ này như quy chế về OMO, thành lập Ban điều hành OMO, quy trìnhthực hiện OMO, hạch toán giao dịch OMO, chế độ thông tin báo cáo, … màcòn ban hành quy định về những vấn đề liên quan đến công cụ này như quychế quản lý vốn khả dụng, quy chế lưu ký GTCG ngắn hạn, quy trình đấuthầu tín phiếu kho bạc, Thông qua các quy định này, NHNN đã hướng dẫncụ thể việc tổ chức và thực hiện các giao dịch trên thị trường mở, tạo điềukiện cho các TCTD nắm bắt và triển khai thực hiện Hệ thống các văn bảnpháp lý cho sự ra đời và hoạt động của thị trường mở đã cơ bản đầy đủ và sẽ
Trang 36hoàn thiện trong tương lai Các quy định này đảm bảo hoạt động thị trườngmở trôi chảy từ khâu phát hành GTCG đến giao dịch GTCG cũng như cơ sởđể xác định mức độ can thiệp thị trường của NHNN.
2.1.2.2 Quá trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động củanghiệp vụ thị trường mở
Sau một thời gian chuẩn bị, nghiệp vụ thị trường mở chính thức đượcNHNN khai trương và đưa vào vận hành vào ngày 12/7/2000, đánh dấu mộtbước tiến quan trọng của NHNN trong việc chuyển sang điều hành CSTTbằng các công cụ gián tiếp
Trong thời gian 5 năm triển khai thực hiện, NHNN cũng đã tiến hànhsửa đổi kịp thời các văn bản nhằm thúc đẩy sự hoạt động của thị trường nhưsửa đổi quy chế hoạt động OMO vào các năm 2001, 2002, 2003 và 2004; quychế lưu ký GTCG được sửa đổi năm 2004,
a Quy chế về nghiệp vụ thị trường mở
Để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai công cụ OMO tại Việt Nam,ngày 09/3/2000, Thống đốc đã ban hành Quy chế hoạt động nghiệp vụ thịtrường mở kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN (gọi tắt là Quy chế85) Theo đó, OMO là nghiệp vụ mua bán các GTCG ngắn hạn giữa một bênlà NHNN với một bên là các TCTD là thành viên của thị trường mở trên thịtrường tiền tệ để thực hiện CSTT quốc gia Các GTCG ngắn hạn được giaodịch ở thị trường mở bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN và các loạiGTCG ngắn hạn khác do Thống đốc quy định Quy chế 85 cũng quy định vềcác giao dịch trên thị trường mở, phương thức giao dịch, phương thức đấuthầu, điều kiện tham gia thị trường mở, các loại GTCG được giao dịch thôngqua thị trường mở, quy trình tham gia OMO
Tuy nhiên, việc quy định về hình thức giao dịch đấu thầu lãi suất, ngàythanh toán, lãi suất mua hoặc bán, khối lượng mua hoặc bán tại Quy chế 85chưa phù hợp nên NHNN đã tiếp tục sửa đổi, bổ sung bằng các Quyết định số1439/2001/QĐ-NHNN ngày 20/11/2001 và Quyết định số 877/2002/QĐ-
NHNN ngày 19/8/2002 Theo đó, “Đấu thầu lãi suất là việc xác định lãi suất
trúng thầu của các TCTD tham gia OMO trên cơ sở lãi suất dự thầu của cácTCTD và khối lượng GTCG NHNN cần mua hoặc bán.” và “Ngày thanh toánlà ngày đấu thầu, các TCTD trúng thầu thực hiện giao, nhận GTCG và thanh
Trang 37toán với NHNN.” Bên cạnh đó, NHNN cũng quy định thẩm quyền của “Banđiều hành OMO quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượngGTCG NHNN cần mua hoặc cần bán trước mỗi phiên đấu thầu”trong phương
thức đấu thầu lãi suất.
Sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN được banhành, NHNN đã ban hành Quyết định số 1085/2003/QĐ-NHNN ngày16/9/2003 và công văn số 1511/NHNN-TD ngày 28/12/2004 để sửa đổi, bổ
sung một số quy định tại Quy chế nghiệp vụ thị trường mở Theo đó, “NHNN
thực hiện OMO thông qua việc mua bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, tínphiếu NHNN và các loại GTCG khác với TCTD trên thị trường tiền tệ để thựchiện CSTT quốc gia.” Bên cạnh đó, cuối năm 2005, Thống đốc ban hành
Quyết định số 1909/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 cho phép trái phiếu chínhquyền địa phương và trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển được phép giao dịchtrong nghiệp vụ thị trường mở Chủng loại GTCG được giao dịch trên thịtrường mở cũng được mở rộng, ngoài những GTCG ngắn hạn như tín phiếukho bạc, tín phiếu NHNN còn bao gồm cả những GTCG dài hạn như tráiphiếu kho bạc, trái phiếu đầu tư do ngân sách trung ương thanh toán, côngtrái, trái phiếu công trình trung ương và các loại GTCG khác do Thống đốcquy định Ngoài ra, NHNN cũng đã sửa đổi các quy định liên quan đến thờigian thực hiện nghiệp vụ, các mẫu biểu đi kèm … nhằm tạo điều kiện thuậnlợi hơn cho các TCTD khi tham gia thị trường mở
Để khắc phục những hạn chế và tiến dần tới chuẩn hóa các quy định củaNgân hàng Nhà nước trong các giao dịch liên quan đến GTCG, Thống đốc đãban hành Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 về ban hànhQuy chế nghiệp vụ thị trường mở, thay thế tất cả các quy định trước đó.
b Quy chế quản lý vốn khả dụng
Để quyết định việc “bơm”, “hút” tiền qua thị trường mở, NHNN cầnphải căn cứ vào thực trạng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng Vì vậy việcquản lý và dự báo vốn khả dụng nhằm phục vụ cho điều hành CSTT là hếtsức cần thiết
Theo Quy chế quản lý vốn khả dụng kèm theo Quyết định số37/2000/QĐ-NHNN ngày 24/01/2000 của Thống đốc, vốn khả dụng là số tiềngửi của các TCTD (gồm tiền gửi DTBB, tiền gửi thanh toán và các loại tiền
Trang 38gửi khác) tại NHNN Trên cơ sở tính toán, phân tích và dự báo sự thay đổi vềvốn khả dụng, NHNN sẽ xác định mức vốn khả dụng cần duy trì của cácTCTD để đảm bảo thực hiện CSTT, từ đó đưa ra các giải pháp để can thiệpđến vốn khả dụng của các TCTD thông qua các công cụ CSTT
NHNN dự báo vốn khả dụng của các TCTD trên cơ sở xác định các nhântố ảnh hưởng đến vốn khả dụng, như: cung cầu ngoại tệ trên thị trường tiền tệvà sự can thiệp của NHNN; diễn biến thu chi ngân sách nhà nước; doanh sốphát hành và thu hồi tiền mặt của NHNN; nhu cầu vay và khả năng huy độngvốn của các NTHM, … Kết quả dự báo vốn khả dụng của các TCTD được sửdụng làm cơ sở thực hiện OMO và dự đoán cung cầu vốn trên thị trường tiềntệ để điều hành CSTT.
Như vậy, việc tính toán và dự báo diễn biến vốn khả dụng là cơ sở choviệc điều hành OMO nói riêng và CSTT nói chung của NHNN.
2.1.3 Bộ máy tổ chức điều hành nghiệp vụ thị trường mở
Để tổ chức và điều hành OMO, NHNN cũng đã hình thành được một bộ máytổ chức và triển khai hoạt động thị trường mở tại NHNN bao gồm Ban điềuhành OMO do một Phó Thống đốc làm trưởng ban Bên cạnh đó, một số bộphận tại các Vụ Cục cũng được thiết lập và hoàn thiện nhằm huy động tối đamọi nguồn lực về con người, trang thiết bị để xây dựng và hoàn thiện hoạtđộng thị trường mở
2.1.3.1 Ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở
Ban điều hành OMO trực tiếp chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động OMO tạiViệt Nam Trưởng ban điều hành là 1 Phó Thống đốc Ban điều hành có 1 phótrưởng ban thường trực là Vụ trưởng Vụ CSTT, 1 phó trưởng ban là Giám đốcSở giao dịch NHNN Các uỷ viên Ban điều hành OMO là đại diện lãnh đạocác Vụ Tín dụng, Vụ Quản lý ngoại hối và Sở Giao dịch Thư ký ban làchuyên viên của Vụ CSTT và Sở giao dịch.
Mọi vấn đề từ chủ trương định hướng đến các quyết định cụ thể trong từngphiên hay các sáng kiến cải tiến cơ chế, quy chế, quy trình kỹ thuật đều đượcBan điều hành bàn bạc tập thể và Trưởng ban quyết định trên cơ sở các ý kiếnđã thống nhất Việc điều hành OMO đã ngày càng mang tính thị trường, cácquyết định mua và bán GTCG với các phương án đấu thầu, xét thầu cụ thể đốivới từng phiên đều được Ban điều hành cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở xem xét