Yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sựđược ra đời từ rất sớm ở mỗi quốc gia Trải qua từng thời kỳ khác nhau việc quy định vềngười phải bồi thường, cách thức bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng như mức độphải bồi thường… có sự khác biệt Vấn đề này phụ thuộc vào quan điểm giai cấp, điềukiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia Do sự phát triển của xã hội, các chế định pháp luậtcũng dần thay đổi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại không còn được coi là hình phạt mà
là nghĩa vụ bổn phận của người gây thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản của người
bị thiệt hại Trong lịch sử pháp luật của nước ta nói riêng, dù dưới hình thức nào thì cũng
có thể nhận định chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng xuất hiện từ rất sớm.Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường dân sự nóichung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng Xuất phát từ ý nghĩaquan trọng của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong lý luận cũng như trongthực tiễn nên em chọn đề tài về “Yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”
Trang 2CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung được quy định tại Điều 307 Bộ luật Dân
sự 2005 như sau:
“1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường về vật chất,
trách nhiệm bồi thường bù đắp về tổn thất tinh thần.
2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, boa gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3 Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại”.
Trong Điều luật không nêu khái niệm thế nào là trách nhiệm bồi thường thiệt hạinhưng có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sựphát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên, do đó bên có hành vi vi phạm nghĩa
vụ trong hợp đồng mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra chophía bên kia tương ứng với mức độ lỗi của mình1
Nguyên tắc của việc bồi thường đầy đủ về các thiệt hại như được quy định là nềntảng trong Bộ luật Dân sự Trừ những trường hợp được miễn trừ trách nhiệm, ví dụ nhưtrường hợp bất khả kháng, hoặc trường hợp miễn trừ trách nhiệm, thì trên nguyên tắc bênkhông thực hiện hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên kia Quyền đòi bồi thườngthiệt hại cũng phát sinh khi một bên không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào trong hợpđồng Vì vậy cũng không cần phải nhất thiết phải phân biệt đó là nghĩa vụ chính haynghĩa vụ phụ
Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh khoa Luật Dân sự, Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi
Trang 3Bên bị vi phạm có thể hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, hoặc kết hợp với nhữngbiện pháp xử lý khác Do vậy, khi hợp đồng bị chấm dứt, các bên có thể yêu cầu đòi bồithường thiệt hại đối với những thiệt hại phát sinh do việc chấm dứt hợp đồng hoặc là khiđược tòa án ra quyết định buộc bên kia phải thực hiện một công việc nhất định, có thể đòibồi thường việc chậm trễ thực hiện nghĩa vụ và những chi phí phát sinh Bồi thường thiệthại có thể đi kèm theo những biện pháp xử lý khác (ví dụ như xin lỗi, cải chính công khaitrên báo chí, hoặc công nhận sai lầm,…).
Quyền bồi thường thiệt hại có thể nảy sinh không chỉ trong việc không thực hiện hợpđồng mà còn nảy sinh trong giai đoạn khác, tuy nhiên lúc đó sẽ xét thêm phương diện bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có các đặc điểm sau:
Giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có quan hệ hợp đồng hợp pháp;
Nội dung của trách nhiệm phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên;
Trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng chỉ giới hạn trong phạm vi những thiệt hạithực tế và những thiệt hại có thể tiên liệu được vào thời điểm ký hợp đồng
Lỗi là một trong những điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại tronghợp đồng, nhưng không phân biệt hình thức lỗi là cố ý hay vô ý vì mức trách nhiệm bồithường không phân hóa theo hình thức lỗi như trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng
Thực hiện xong trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng không đương nhiênlàm chấm dứt hợp đồng giữa các bên
2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
2.1 Khái niệm
Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Như vậy, một người gây thiệt hại cho người khác thì giữa người gây thiệt hại vàngười bị thiệt hại phát sinh một quan hệ pháp luật; trong đó người bị thiệt hại có quyềnyêu cầu bên gây thiệt hại phải bồi thường, còn bên gây thiệt hại phải có nghĩa vụ bồithường những thiệt hại đã gây ra Quan hệ pháp luật đó gọi là nghĩa vụ phát sinh do gâythiệt hại hay còn gọi là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Từ đó có thể suy
ra, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh giữa
Trang 4các chủ thể mà trước đó không có quan hệ hợp đồng hoặc tuy có quan hệ hợp đồngnhưng hành vi của người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thi hành hợp đồng đã kýkết1.
2.2 Phân biệt trách nhiệm ngoài hợp đồng với trách nhiệm trong hợp đồng và trách nhiệm hình sự
Giữa trách nhiệm trong hợp đồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng có mối quan hệ đanxen với nhau, tuy nhiên cũng có những điểm khác nhau nhất định
Trách nhiệm trong hợp đồng là trách nhiệm về việc vi phạm một nghĩa vụ mà cácbên đã cam kết thực hiện Còn trách nhiệm ngoài hợp đồng là trách nhiệm phát sinh dướitác động trực tiếp của các quy phạm pháp luật Khi có hành vi vi phạm pháp luật gây rathiệt hại thì phát sinh nghĩa vụ bồi thường Nói cách khác thì hai loại trách nhiệm phátsinh từ hai nguồn gốc khác nhau: một từ hợp đồng và một thì từ hành vi vi phạm phápluật Vậy chỉ có trách nhiệm hợp đồng nếu như có một hợp đồng hợp pháp Mọi tráchnhiệm không xuất phát từ một hợp đồng hợp pháp đều là trách nhiệm ngoài hợp đồng.Ngoài ra nội dung của trách nhiệm trong hợp đồng bị chi phối một phần bởi hợp đồng tức
là sự thỏa thuận của các bên; còn nội dung của trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồngthì hoàn toàn do luật định
Trách nhiệm ngoài hợp đồng đưa đến một hệ quả là người gây thiệt hại phải bồithường toàn bộ thiệt hại (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) cho người bị thiệt hại, ngược lại thìngười gây ra thiệt hại trong hợp đồng chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp vànhững thiệt hại có thể tiên liệu được khi ký kết hợp đồng
Những người gây thiệt hại ngoài hợp đồng đương nhiên phải chịu trách nhiệm liênđới Nhưng trong hợp đồng thì chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới nếu có thỏa thuận trước.Ngoài những sự khác biệt căn bản trên giữa hai loại trách nhiệm này còn khác biệt vềyếu tố lỗi, về căn cứ xử lý và thẩm quyền xử lý,…
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng khác với trách nhiệm hình sự.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi pháp nhân, cánhân và các chủ thể khác nhưng trách hiệm hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân
Chế tài trong hình sự được áp dụng nhằm tác động vào nhân thân người phạm tội.Chế tài này có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ phạm pháp của cá nhân Hành vicàng có lỗi bao nhiêu thì sự trừng phạt càng phải gia tăng Tuy nhiên, Tòa án không thể
Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh khoa Luật Dân sự, Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi
Trang 5tuyên phạt một ai về một hành vi mà luật hình sự không cấm đoán Ngược lại, tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng lại dựa trên cơ sở thiệt hại Lỗi chỉ là cơ sởcủa trách nhiệm chứ không phải là thước đo trách nhiệm Việc xem xét đến mức độ lỗichỉ được đặt ra trong trường hợp thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế lâu dàicủa người gây thiệt hại Mặt khác lỗi cũng là yếu tố cấu thành trách nhiệm dân sự nhưngngoại trừ trường hợp cố ý còn tất cả các trường hợp khác chỉ cần người gây thiệt hại nhậnthức được hành vi của họ là trái với quy tắc xử sự chung, có thể bị mọi người lên án làtrái đạo đức thì bị coi là lỗi.
3 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phải dựa vào một cơ sở pháp lýnhất định, đó là sự thống nhất của bốn điều kiện bao gồm: phải có thiệt hại xảy ra; hành
vi gây thiệt hại phải là hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vitrái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hại xảy ra; phải có lỗi của người gây thiệt hại Nếuthiếu một trong bốn điều kiện kể trên thì thông thường chưa đủ cơ sở pháp lý để buộcngười gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm Tuy nhiên bốn điều kiện đó mới chỉ lànhững điều kiện nói chung của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tức là những trườnghợp thông thường, còn có những trường hợp đặc biệt khác hoặc là không cần bốn điềukiện đó (trách nhiệm về thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không cần điều kiện
có lỗi)
3.1 Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại xảy ra là điều kiện bắt buộc để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại.Trong trách nhiệm dân sự dù thiệt hại không nghiêm trọng cũng phải bồi thường Nếukhông có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại Thiệt hại là những tổn thấtthực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhânphẩm, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức Từ Điều 608 đến Điều 611 Bộ luật Dân sự
2005 quy định về các loại thiệt hại, trong đó:
Thiệt hại về tài sản, đó là việc tài sản bị mất, bị hủy hoại, hư hỏng, những chi phí đểngăn chặn, hạn chế, sửa chữa, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác côngdụng của tài sản
Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phícứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bịgiảm sút do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm hại
Trang 6Thiệt hại về tinh thần Thiệt hại về vật chất đã được quy định rõ tại khoản 2 Điều 307
Bộ luật Dân sự 2005 nhưng thiệt hại về tinh thần vẫn chưa được quy định cụ thể Khoản
3 Điều 307 quy định: “Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại” Ngoài ra, Nghị quyết 03/2006/NQ-
HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn ápdụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại
điểm 1.1 khoản 1 thì: “thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng
bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu” và
“thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp
nhân (gọi chung là tổ chức) là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu” Mặc dù Bộ luật Dân sự đã ghi nhận
việc bồi thường thiệt hại về tinh thần nhưng cho đến nay vẫn còn tồn tại những quanđiểm khác nhau chưa thống nhất Pháp luật dân sự của các nước cũng có những quy địnhkhác nhau về vấn đề này Có những quan đểm chấp nhận bồi thường và những quan điểmkhông chấp nhận Những người theo quan điểm không chấp nhận cho rằng thiệt hại vềtinh thần chỉ là khái niệm xã hội, không thể dùng tiền để chuộc lại hay mua được
3.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật
Hành vi tráí pháp luật trong trách nhiệm dân sự là hành vi xâm phạm đến lợi ích nhànước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và do đó xâm phạmđến những quy định của pháp luật bảo vệ lợi ích đó
Vi phạm những quy định của pháp luật bao gồm việc không làm những điều phápluật bắt phải làm hoặc làm một việc mà pháp luật cấm không được làm và vi phạm phápluật trong trách nhiệm dân sự là vi phạm bất cứ luật nào chứ không riêng luật dân sự.Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
Nhân dân Tối cao thì: “hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được
thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với pháp luật”.
Trang 7Hành vi trái pháp luật trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không những viphạm đến pháp luật nói chung mà còn phải xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân hay tổ chức được pháp luật bảo vệ Thiếu điều kiện ấy thì hành vi trái pháp luậttrong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa có mặc dù rất có thể sẽ làmột hành vi trái pháp luật hình sự hoặc hành chính.
Tuy nhiên một số hành vi gây ra thiệt hại không bị coi là trái pháp luật Đó là hành vicủa người thừa hành nhiệm vụ công tác trong trường hợp cần thiết do pháp luật quy định
mà gây thiệt hại; những hành vi gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết hay phòng vệchính đáng cũng không bị coi là trái pháp luật Nhưng nếu hành vi gây ra thiệt hại trongtrường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết hay vượt quá phạm vi của phòng vệchính đáng thì lại trở thành hành vi trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm bồi thường
3.3 Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hại đã xảy ra
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hại đã xảy
ra được hiểu là hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó
và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên Thiệt hại
sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi với những điều kiện cụ thểkhi đã xảy ra đã chứa đựng một khả năng hiện thực khách quan làm phát sinh ra nó.Tuy nhiên có trường hợp cá biệt hành vi trái pháp luật tuy không phải nguyên nhântrực tiếp gây ra thiệt hại nhưng trong điều kiện hoàn cảnh nhất định lại là nguyên nhân có
ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại thì cũng được coi là có mối quan hệ nhân quả vớithiệt hại
3.4 Người thiệt hại có lỗi
Người thiệt hại có lỗi tức là người đó thấy hoặc phải thấy trước được hành vi củamình có thể gây thiệt hại, nhận thức được hoặc đáng lẽ phải nhận thức được hành vi củamình tất nhiên phải dẫn đến việc gây thiệt hại cho người khác và hành vi đó trái phápluật
Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì dù người gây thiệt hại cólỗi vô ý hay cố ý cũng phải bồi thường vì người gây ra thiệt hại trước khi tiến hành mộtcông việc nào đấy phải thấy trước những tác hại có thể xảy ra và phải áp dụng nhữngbiện pháp đề phòng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xây dựng trên cơ sở lỗi cónghĩa là: không có lỗi, không phải bồi thường
Trang 8CHƯƠNG 2 LỖI TRONG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1 Khái niệm lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình
và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Lỗi là một yếu tố chủ quan nói lên thái độ tâm lý của con người đối với hành vi của mình
và hậu quả của hành vi đó Lỗi được chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý Cố ý gây thiệt hại làtrường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác màvẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khảnăng gây thiệt hại mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại xảy ra hoặc có thể thấytrước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy
ra hoặc có thể ngăn chặn được Hành vi có lỗi được quy định tại Điều 308 Bộ luật Dân sự
2005 như sau: “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì
phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi vô ý hoặc cố ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Xung quanh vấn đề lỗi thường có một câu hỏi được đặt ra là: Mọi trường hợp tráchnhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều tiên niệm có sự thiệt hại, nhưng có phảimọi sự thiệt hại đều phát sinh trách nhiệm không? Hay sự thiệt hại đó còn cần phải domột lỗi gây ra? Về vấn đề này có hai quan điểm: một quan điểm cổ điển cho rằng phải cólỗi mới có trách nhiệm, một quan điểm khác lại chủ trương trách nhiệm khách quankhông cần điều kiện lỗi
Khuynh hướng cổ điển đặt căn bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng trên ý niệm lỗi của người gây ra thiệt hại cho người khác Theo đó, lỗi là một trongbốn điều kiện gây phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Chỉ khi nàomột người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp phápcủa người khác thì mới phải bồi thường Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường là
họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại
Đây cũng là quan điểm của Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005: “Người nào do lỗi cố ý
hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
Trang 9quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Giá trị của khuynh hướng cổ điển khi đặt trách nhiệm trên nền tảng lỗi là đã xác địnhphạm vi của tự do cá nhân: mọi người trong xã hội đều được tự do hoạt động, sự tự do ấychỉ bị giới hạn bởi quyền lợi của người khác; vậy chỉ khi nào một người do lỗi của mình
mà xâm phạm đến quyền, lợi ích của người khác thì mới phải bồi thường Song trong tìnhhình kinh tế - xã hội ngày nay, khuynh hướng cổ điển nhiều khi tỏ ra chật hẹp và khôngche chở được một cách có hiệu quả quyền lợi cho nạn nhân trong khi việc bồi thườngthiệt hại cho người bị thiệt hại là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng Trong trường hợpthiệt hại xảy ra mà không ai chứng kiến, hoặc xảy ra mà không do lỗi của ai cả, nếu buộcnạn nhân phải dẫn chứng lỗi, tức là gián tiếp bác bỏ quyền đòi thường của người bị thiệthại Ngoài ra, khuynh hướng cổ điển cũng không giải thích được trách nhiệm của ngườichưa thành niên và người mất năng lực hành vi về các thiệt hại mà họ gây ra
Khuyh hướng thứ hai là khuyh hướng trách nhiệm khách quan, không cần điều kiệnlỗi Khuynh hướng này đặt ra trách nhiệm khách quan cho người gây ra thiệt hại, do đó,trong mọi trường hợp, người này đều phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Khuynhhướng này cũng không thỏa đáng vì bảo đảm sự bồi thường cho người bị thiệt hại trongmọi trường hợp không hẳn là một giải pháp lợi ích cho xã hội Trên lập trường lợi íchcông cộng còn phải quan tâm đến quyền tự do hoạt động của cá nhân, nếu thừa nhận sựbồi thường mà không đòi hỏi lỗi, mọi sự hoạt động của cá nhân sẽ bị tê liệt vì tâm lý e sợgây thiệt hại phải bồi thường dù không có lỗi
Từ những lập luận trên, cùng với thực tế cho thấy các tai nạn mang tính khách quannhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người ngày càng gia tăng cùng với
sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ giới hóa, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sứckhỏe, tài sản của con người, để đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ người bị thiệt hại, Bộluật Dân sự xây dựng trên cơ sở dung hòa hai khuynh hướng trên Bên cạnh những điềukhoản quy định yếu tố lỗi là điều kiện bắt buộc phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hạingoài hợp đồng, Bộ luật cũng áp dụng chế độ trách nhiệm khách quan đối với các thiệthại do tác động của các phương tiện cơ giới, súc vật,… Theo đó, trách nhiệm bồi thườngthiệt hại trong một số trường hợp có thể phát sinh mà không cần điều kiện lỗi Ví dụ, tại
khoản 3 Điều 627 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi” Hoặc Điều 624 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Cá nhân, pháp nhân và
Trang 10các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm không có lỗi”.
Khi xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần phải phân biệt vớinhững hành vi gây thiệt hại khác không thuộc hành vi do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý gây ra Đó
là hành vi gây thiệt hại được xác định là sự kiện bất khả kháng Sự kiện bất khả khángđược hiểu là một thuật ngữ pháp lý được quy định trong pháp luật dân sự nói chung, đểchỉ những việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát và khả năng khắc phục của con người Khi sựkiện bất khả kháng xảy ra thì bên có dấu hiệu có lỗi được hưởng quyền miễn trừ tráchnhiệm dân sự
Ngoài ra, vì lỗi liên quan đến khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình,nên Bộ luật Dân sự 2005 đã quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hạicủa cá nhân tại Điều 611 trên cơ sở năng lực hành vi dân sự của cá nhân Theo đó, đốivới người tâm thần, người chưa thành niên dưới 15 tuổi hoặc bị người khác cố ý dùngchất kích thích làm cho mất khả năng nhận thức, không điều khiển được hành vi củamình, khi họ có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại thì không bị coi là có lỗi, từ đó họkhông phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trong trường hợp này, lỗi được xemxét là lỗi của người quản lý người gây thiệt hại hoặc là lỗi của người đã có ý dùng chấtkích thích làm cho người khác mất năng lực hành vi dẫn tới thiệt hại
2 Hình thức lỗi
Lỗi được chia làm hai hình thức là lỗi cố ý và lỗi vô ý được quy định tại khoản 2Điều 308 Bộ luật Dân sự 2005 như sau:
“Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây
thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra
Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.
2.1 Lỗi cố ý
Về mặt khách quan, quy định tại khoản 2 Điều 308 đã dự liệu trường hợp người gâythiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện,cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ để mặc cho
Trang 11thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi có lỗi cố ý củamình.
Về mặt chủ quan, người gây thiệt hại khi thực hiện hành vi gây thiệt hại luôn nhằmmục đích có xảy ra thiệt hại cho người khác và được thể hiện dưới hai mức độ: mongmuốn có thiệt hại xảy ra hoặc không mong muốn có thiệt hại nhưng để mặc cho thiệt hạixảy ra
Mức độ thể hiện ý chí – hành vi của người cố ý gây thiệt hại trong trường hợp người
đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, thìphải chịu trách nhiệm dân sự do lỗi cố ý là nguyên nhân của thiệt hại
2.2 Lỗi vô ý
Lỗi vô ý thể hiện ở việc người gây thiệt hại không thấy trước hành vi của mình cókhả năng gây thiệt hại mặc dù phải thấy trước mà vẫn thực hiện hành vi ấy vì cho rằnghậu quả đó không thể xảy ra
Đối với lỗi vô ý, tùy theo mức độ trầm trọng của nó, cũng có thể phân chia thành lỗinặng, lỗi nhẹ, lỗi rất nhẹ như trong trường hợp trách nhiệm hợp đồng, nhưng đối vớitrách nhiệm ngoài hợp đồng, sự phân biệt này không có lợi ích gì trên thực tế, vì trênnguyên tắc một lỗi rất nhẹ cũng đủ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoàihợp đồng
Lỗi cố ý hay lỗi vô ý cần được xem xét trên các căn cứ như thời gian, địa điểm, điềukiện, diễn biến của sự việc, căn cứ vào sự hiểu biết xã hội, nghiệp vụ chuyên môn củangười có hành vi gây thiệt hại, từ đó kết luận người gây thiệt hại có nhận thức được hành
vi của mình hay không Khác với cách giải quyết trong trách nhiệm hình sự dù đối với lỗi
cố ý hay lỗi vô ý thì người gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự Trong tráchnhiệm hình sự lỗi vô ý gây thiệt hại nhỏ thì không phải truy cứu trách nhiệm hình sự, còntrong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì không vì sự cố ý hay vô ý củangười gây thiệt hại mà xét họ có phải bồi thường hay không hoặc là xét ở mức độ tănghay giảm mà ở đây chỉ xem xét mức độ giảm bồi thường được quy định ở khoản 2 Điều
605 Bộ luật Dân sự 2005
Về ý nghĩa của việc phân biệt hai hình thức lỗi ta nhận thấy rằng, mặc dù Điều 308chia lỗi thành hai hình thức – lỗi vô ý và lỗi cố ý nhưng ý nghĩa về sự phân chia nàykhông được thể hiện trong các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ Điều
615 có nhắc đến lỗi cố ý của người dùng rượu hoặc các chất kích thích khác làm chongười khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình