1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

70 446 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 581,76 KB

Nội dung

Nghiên cứu đề tài "Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh về lỗi với tư cách là một trong bốn yếu tố làm phát sinh TN BTTHN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỨA THU HẰNG

YẾU TỐ LỖI TRONG TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG

THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự

Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS PHẠM VĂN TUYẾT

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

Đồng thời tôi cũng xin được cảm ơn tới các bạn học viên đã luôn ở bên, động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu hoàn thành luận văn này nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót Do vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo để Luận văn được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014

Học viên

Hứa Thu Hằng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong Luận văn là trung thực Các kết luận khoa học trong Luận văn chưa từng được ai công bố trong các công trình khác

Tác giả luận văn

Hứa Thu Hằng

Trang 4

MỤC LỤC

A LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 1

3 Giới hạn của việc nghiên cứu 2

4 Cơ sở nghiên cứu đề tài 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Điểm mới của luận văn 3

7 Kết cấu của luận văn 3

B NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ LỖI TRONG TN BTTHNHĐ 4

1.1 Khái quát chung về lỗi trong TN BTTHNHĐ 4

1.1.1 Khái niệm lỗi 4

1.1.2 Hình thức lỗi 10

1.2 Ý nghĩa của yêú tố lỗi trong việc xác định TN BTTHNHĐ 11

1.3 Mối liên hệ giữa lỗi và các yếu tố khác trong TN BTTHNHĐ 18

1.3.1 Mối liên hệ giữa lỗi và thiệt hại xảy ra 18

1.3.2 Mối liên hệ giữa lỗi và hành vi trái pháp luật 19

1.4 Phân biệt ý nghĩa của yếu tố lỗi trong việc xác định TN BTTHNHĐ và trong TN pháp lý khác 21

1.4.1 Phân biệt ý nghĩa của yếu tố lỗi trong TN BTTHNHĐ và trong TN BTTH do vi phạm hợp đồng 22

1.4.2 Phân biệt ý nghĩa của yếu tố lỗi trong TN BTTHNHĐ với lỗi trong trách nhiệm HS 23

1.5 Khái quát chung về sự phát triển của pháp luật dân sự về lỗi trong TN BTTHNHĐ 27

CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BLDS HIỆN HÀNH VỀ LỖI TRONG TN BTTHNHĐ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ LỖI 30

Trang 5

2.1 Lỗi với việc xác định TN BTTHNHĐ 30

2.1.1 Lỗi với việc xác định mức độ TN BTTHNHĐ 30

2.1.2 Lỗi với việc xác định loại BTTH 32

2.1.3 Lỗi với việc xác định chủ thể BTTH 39

2.2 Một số bất cập trong quy định của pháp luật liên quan đến lỗi trong TN BTTHNHĐ 54

2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về lỗi trong TN BTTHNHĐ 60

C KẾT LUẬN 64

Trang 6

DANH MỤC CHỨ VIẾT TẮT

BTTHNHĐ : Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Trang 7

A LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang đậm tính nhân dân là

đề cao các nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, đề cao nguyên tắc bình đẳng, công bằng Đây là lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta Trong một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, khi mà các giá trị quyền con người được tôn vinh và là đích đến của toàn xã hội thì việc giải quyết kịp thời các vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng được coi là một đại lượng để đánh giá uy tín và chất lượng của nền dân chủ đó

Về nguyên tắc, TN BTTHNHĐ chỉ được đặt ra khi có đủ bốn điều kiện:

có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, lỗi, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Trong đó điều kiện lỗi có ý nghĩa quan trọng với việc chứng minh vấn đề trách nhiệm, xác định chủ thể phải bồi thường và mức bồi thường Tuy nhiên, việc nhận thức được yếu tố lỗi trong thực tế không hề đơn giản

Việc nghiên cứu một cách có hệ thống về yếu tố lỗi nói riêng và trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung có liên hệ mật thiết với việc xây dựng thành công một nên dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung Vì đây là vấn đề gắn liền với các quyền tự nhiên của con người, tới vấn đề công lý và công bằng xã hội

Xuất phát từ tính cấp thiết, từ ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề lỗi trong TN BTTHNHĐ, tôi đã chọn đề tài "Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài:

Cùng với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, một số đề tài khoa học cấp Bộ về trách nhiệm dân sự BTTHNHĐ, lỗi trong TN BTTHNHĐ đã được đưa ra nghiên cứu và hoàn thiện Ngoài ra có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến TN BTTHNHĐ do hành vi trái pháp luật gây ra như:

Luận văn thạc sỹ Luật học của Lê Mai Anh "Những vấn đề cơ bản về bồi thường

Trang 8

thiệt hại ngoài hợp đồng", Luận văn thạc sỹ luật học của Lê Thị Bích Lan "Một

số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín", Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Minh Châu "Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm, một số vấn

đề lý luận và thực tiễn" và sách chuyên khảo của tác giả, TS Phùng Trung Tập

"Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm

phạm" do NXB Hà Nội xuất bản năm 2009 những luận văn và sách chuyên

khảo này đều có đề cập đến yếu tố lỗi trong TN BTTHNHĐ

Bàn riêng về yếu tố lỗi có Luận văn thạc sỹ luật học của Bùi Thị Thủy

Chung "Lỗi trong trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng", và các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học như "Bàn về yếu tố lỗi trong trách

nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" của TS Phùng Trung Tập - Trường

đại học Luật Hà Nội (Tạp chí Luật học số 10/2004); hay "Yếu tố lỗi trong trách

nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra" của Hoàng Đạo,

Vũ Thị Lan Hương (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13/2013)

Tuy nhiên, hầu hết các công trình, tài liệu nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh của yếu tố lỗi Do vậy, việc nghiên cứu yếu tố lỗi trong TN BTTHNHĐ là hết sức cần thiết

3 Giới hạn của việc nghiên cứu

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thể nảy sinh trong bất kì một quan

hệ nào: Dân sự, lao động, hành chính, hình sự, Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung khai thác các quy định của BLDS về vấn đề này Cụ thể hơn đó chính là các quy định của BLDS về "lỗi" tại Điều 308 và trong chế định trách nhiệm BTTHNHĐ tại Chương XXI - Phần thứ ba BLDS 2005

Nghiên cứu đề tài "Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" nhằm đưa ra một bức tranh toàn cảnh về lỗi với tư cách là một trong bốn yếu tố làm phát sinh TN BTTHNHĐ, nhận thức về vấn đề này trong xã hội nói chung vả của những người nghiên cứu, áp dụng pháp luật nói riêng; đánh giá những gì đã đạt được và những bất cập, hạn chế còn tồn tại; trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra ý kiến đề xuất hướng hoàn thiện

Trang 9

4 Cơ sở nghiên cứu đề tài:

- Cơ sở khoa học của đề tài: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Trong đó, có việc hoàn thiện hơn nữa các quy định của Pháp luật về lỗi trong TN BTTHNHĐ

- Cơ sở thực tiễn của đề tài: Đánh giá thực trạng về lỗi thông qua các trường hợp cụ thể và thông qua thực tiễn nhận thức về lỗi trong TN BTTHNHĐ,

về lỗi trong TN BTTHNHĐ qua một số bài viết, bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí

5 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp nghiên cứu, trong luận văn, tôi đã sử dụng các phương pháp như phân tích, logic, lịch sử, so sánh giữa những quy định cùng loại, đánh giá, tổng hợp một số tài liệu, số liệu, thông tin trong các báo cáo, tạp chí, bài báo, sách tham khảo, đề tài nghiên cứu khoa học, các văn bản pháp luật có liên quan cùng các gợi ý của giáo viên hướng dẫn để hoàn thành luận văn này

6 Điểm mới của luận văn

Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích về yếu tố lỗi trong TN BTTHNHĐ Trong đó, các quan điểm về lỗi hiện nay được Luận văn tổng hợp

và phân tích Từ đó, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra quan điểm cá nhân về khái niệm lỗi, so sánh yếu tố lỗi trong TN BTTHNHĐ với yếu tố lỗi trong các trách nhiệm pháp lý khác Đồng thời, luận văn phân tích chi tiết ý nghĩa của yếu tố lỗi trong việc xác định TN BTTHNHĐ và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật

7 Kết cấu của luận văn

Về kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 2 chương

Chương I: Lý luận về lỗi trong TN BTTHNHĐ

Chương II: Những quy định của BLDS hiện hành về lỗi trong TN BTTHNHĐ và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về lỗi

Trang 10

B NỘI DUNG CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ LỖI TRONG TN BTTHNHĐ 1.1 Khái quát chung về lỗi trong TN BTTHNHĐ

1.1.1 Khái niệm lỗi

Trong khoa học pháp lý, yếu tố lỗi là một trong những cơ sở phát sinh TNDS Xét riêng TN BTTHNHĐ, Điều 604 BLDS 2005 quy định:

"1 Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,

danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường

2 Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó"

Mặc dù yếu tố lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm dân sự nhưng hiện nay chưa có một định nghĩa nhất quán về lỗi Điều này đã gây

ra một số khó khăn, bất cập trong việc xác định trách nhiệm khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự, đặc biệt là trong trách nhiệm dân sự liên đới

BLDS Việt Nam 2005 không đưa ra khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự nói chung và lỗi trong TN BTTHNHĐ nói riêng mà chỉ ghi nhận có yếu tố lỗi trong loại trách nhiệm này tại Điều 308 và Điều 604 Đồng thời, nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTHNHĐ cũng không định nghĩa "lỗi" là gì mà chỉ đưa ra định nghĩa về "lỗi cố ý" và "lỗi vô ý" Nhìn chung, quan điểm hiện nay của các luật gia đều thừa nhận lỗi được hiểu là "trạng thái tâm lý" của người có hành vi gây thiệt hại Trạng thái tâm lý ở đây bao gồm hai yếu tố, đó là lý trí và ý chí Yếu tố ý chí thể hiện ở nhận thức thực tại khách quan (nhận thức được hoặc không nhận thức được mặc dù đủ điều kiện để nhận thức khả năng gây thiệt hại của hành vi) Yếu tố lý trí thể hiện năng lực điều khiển hành vi (khả năng kiềm chế hành vi gây thiệt hại hoặc có khả năng thực hiện hành vi khác phù hợp với pháp luật) Như vậy, người gây thiệt hại

bị coi là có lỗi khi người đó nhận thức được hoặc không nhận thức được nhưng có

Trang 11

đủ điều kiện thực tế để nhận thức được tính chất gây thiệt hại của hành vi và có đủ điều kiện để điều khiển một hành vi khác không gây thiệt hại Việc hiểu lỗi là nhận thức của chủ thể thực ra đã tồn tại khá lâu trong khoa học pháp lý Việt Nam Theo thông tư số 173/UBTP ngày 23/3/1972 hướng dẫn xét xử về BTTHNHĐ thì

điều kiện phát sinh TN BTTHNHĐ là "phải có lỗi của người gây thiệt hại", nghĩa

là "người gây thiệt hại phải nhận thức hoặc có thể nhận thức được rằng hành vi

của mình là trái pháp luật và có thể gây thiệt hại cho người khác" Đó cũng là

quan điểm của tác giả Ngô Văn Thâu, trong cuốn "Các thuật ngữ cơ bản trong luật dân sự Việt Nam" xuất bản năm 1996

Tuy nhiên, có quan điểm lại cho rằng "Lỗi trong pháp luật dân sự không

thể coi là trạng thái tâm lý, là nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả

do hành vi đó gây ra" Đây là quan điểm của tác giả Phạm Kim Anh trong bài

viết "Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự" đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp

lý số 3/2003 Bà cho rằng định nghĩa lỗi được quy định tại Khoản 2 Điều 308 BLDS 2005 cũng như tiểu mục 1.4 Mục 1 Phần I Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP đã được các nhà làm luật lấy toàn bộ ý tưởng dùng để xây dựng yếu tố lỗi trong cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự vào việc xây dựng khái niệm lỗi trong dân sự Tuy nhiên, cách xác định và đánh giá lỗi để áp dụng trách nhiệm dân sự hoàn toàn khác với các xác định và đánh giá lỗi để truy cứu trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự là hai chế định khác nhau và được xây dựng dựa trên những nguyên tắc hoàn toàn khác nhau Vì vậy, không thể xây dựng định nghĩa lỗi trong trách nhiệm dân sự dựa trên cơ sở định nghĩa lỗi trong trách nhiệm hình sự, mà cần thiết phải có một định nghĩa, một cách xác định đúng đắn về lỗi trong pháp luật dân sự Lỗi trong pháp luật dân sự không thể coi là trạng thái tâm lý, là nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra Tác giả Phạm Kim Anh đưa ra ví

dụ: Khoản 2 Điều 621 BLDS 2005 quy định: "người mất năng lực hành vi dân

sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, các tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, các tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra"

Theo quy định trên, việc xác định lỗi của bệnh viện hay các tổ chức khác không

Trang 12

thể dựa trên cơ sở trạng thái tâm lý hay sự nhận thức của các tổ chức đó đối với hành vi của người mất năng lực hành vi dân sự và hậu quả do hành vi đó gây ra,

mà lỗi của các tổ chức đó biểu hiện khi thực hiện nghĩa vụ quản lý người mất năng lực hành vi dân sự Vì thế, theo tác giả Phạm Kim Anh, việc xây dựng khái niệm lỗi phải dựa trên sự quan tâm, chu đáo của chủ thể đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình Một cá nhân hay pháp nhân, được coi là không có lỗi nếu khi

áp dụng mọi biện pháp để thực hiện đúng nghĩa vụ đã biểu hiện sự quan tâm chu đáo mà tính chất của nghĩa vụ và điều kiện lưu thông dân sự yêu cầu đối với họ

Như vậy, hiện nay tồn tại nhiều quan điểm về khái niệm lỗi, trong đó chú

ý đến hai quan điểm:

1) Lỗi là trạng thái tâm lý, nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra;

2) Khái niệm lỗi dựa trên sự quan tâm, chu đáo của chủ thể đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình, theo đó, một cá nhân hay pháp nhân được coi là không có lỗi nếu áp dụng tất cả mọi biện pháp để thực hiện đúng nghĩa vụ đã biểu hiện sự quan tâm chu đáo mà tính chất của nghĩa vụ và điều kiện lưu thông dân sự yêu cầu đối với họ

Những người cùng quan điểm thứ hai cho rằng: Trong Luật dân sự không thể coi lỗi là trạng thái tâm lý, là nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra Ví dụ: A biết rõ B không có bằng lái xe nhưng vẫn cho

B mượn xe, và B điều khiển xe máy gây tai nạn Đương nhiên theo luật thì người cho mượn xe này phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại cùng người mượn xe Khi xem xét lỗi của từng người: Lỗi của người cho mượn xe là đã không quan tâm đến việc người mượn xe có bằng lái hay không

Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tôi thì trong trường hợp này lỗi của người cho mượn xe vẫn là trạng thái tâm lý Nếu A biết rõ B không có bằng lái mà vẫn cho B mượn xe tức là A nhận thức được rằng hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng tin rằng thiệt hại sẽ không xảy ra Hoặc giả sử A không hỏi B có bằng lái hay không mà đã cho mượn xe tức là A không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù phải biết hoặc có thể

Trang 13

biết trước Trong trường hợp nào, yếu tố lỗi đều là hoạt động của tâm lý và nhận thức bên trong của con người cụ thể Còn việc người cho mượn xe có quan tâm hay không, quan tâm như thế nào lại là vấn đề khác

Theo T.S Phạm Kim Anh, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh: "khác với nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự trong nhiều trường hợp được áp dụng do hành vi của người khác gây ra Điều 621 BLDS quy định rằng: Trường học, bệnh viện, các tổ chức khác nếu có lỗi trong việc quản lý thì phải bồi thường thiệt hại do người chưa đủ 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự gây ra cho người khác trong thời gian trường học, bệnh viện, các tổ chức khác quản lý những người đó, nếu trường học, bệnh viện, các tổ chức khác không có lỗi thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thường Theo điều luật này, việc xác định lỗi của trường học, bệnh viện hay các tổ chức khác không thể dựa trên

cơ sở trạng thái tâm lý hay sự nhận thức của các tổ chức đó đối với hành vi của người dưới 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự và hậu quả do hành

vi đó gây ra, mà lỗi của các tổ chức nói trên phải được xác định dựa trên cơ sở mức độ quan tâm mà các tổ chức đó biểu hiện khi thực hiện nghĩa vụ quản lý người dưới 15 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự”1

Theo tôi, khi xác định lỗi là sự quan tâm của người gây thiệt hại thì sẽ đặt

ra một số câu hỏi như: Quan tâm được hiểu như thế nào đối với từng công việc, từng hành vi cụ thể? Nếu quan tâm thì mức độ quan tâm ra sao để xác định mức

độ lỗi? Thiết nghĩ, về mặt lý luận cũng như Điều luật thực định đều đưa đến một cách hiểu về yếu tố lỗi đó là trạng thái tâm lý và sự nhận thức của một con người

cụ thể Chẳng hạn đối với trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại Tại sao pháp luật không buộc những chủ thể đặc biệt này có TN BTTH? Lý do là người chưa thành niên chưa có đầy đủ năng lực nhận thức và khả năng lựa chọn hành vi xử sự; còn người mất năng lực hành vi dân sự không có năng lực nhận thức cũng như khả năng điều khiển hành vi của mình Vì vậy, yếu tố lỗi không bao giờ đặt ra đối với những chủ thể này Pháp luật quy định cha mẹ, người giám hộ, trường học, bệnh viện, có lỗi trong việc quản lý con

Trang 14

chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự phải BTTH Bởi đây là những chủ thể có trách nhiệm quản lý người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự

Trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự mà những người này gây thiệt hại thì trường học, bệnh viện, tổ chức khác có TN BTTH Lỗi trong trường hợp này là của người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự Người được giao quản lý có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi nhưng bất cẩn trong việc quản lý (lỗi vô ý) dẫn đến xảy ra thiệt hại Tuy nhiên, pháp luật quy định trường học, bệnh viện, tổ chức khác có TNBTTH bởi người được giao quản lý trực tiếp nhân danh trường học, bệnh viện thực hiện nhiệm vụ Còn lỗi của người trực tiếp quản lý đến đâu thì nó liên quan đến trách nhiệm bồi hoàn giữa người đó với trường học, bệnh viện, tổ chức khác

Đồng thời, đối với TN BTTHNHĐ của pháp nhân thì theo quan điểm của một số luật gia: Không thể coi lỗi của các nhân viên riêng biệt là lỗi của pháp nhân, mà lỗi của pháp nhân là lỗi của cả tập thể như là một thể thống nhất Một

số khác lại cho rằng lỗi của pháp nhân chỉ có thể được biểu hiện qua hành vi có lỗi của các thành viên pháp nhân khi thực hiện nghĩa vụ lao động nghề nghiệp của mình Ví dụ: lỗi của công ty kinh doanh trong việc chậm giao hàng do thiếu nhân công hay máy móc bị hỏng được thể hiện trong hành vi có lỗi của người lãnh đạo, người này đã không áp dụng kịp thời những biện pháp để khắc phục những thiếu sót sai lầm trong hoạt động của công ty mình Lỗi của pháp nhân cũng có thể được thể hiện trong hành vi có lỗi của công nhân khi gia công những sản phẩm không phù hợp

Khi phân tích các quan điểm trên, ta thấy rằng chúng đều có một điểm chung đó là lỗi của pháp nhân được xây dựng trên cơ sở trạng thái tâm lý, sự nhận thức hoặc là của một cá nhân riêng biệt hoặc là của tập thể thống nhất, đối với hành vi của mình và hậu quả của nó Theo quan điểm của tôi, lỗi là trạng thái tâm lý, sự nhận thức của một cá nhân riêng biệt, không tồn tại lỗi của một pháp

Trang 15

nhân, cơ quan hay tổ chức Đơn cử đối với trường hợp người của pháp nhân gây

ra thiệt hại Ta thấy, pháp nhân có TN BTTH trong ba trường hợp sau: (1) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (nhân danh pháp nhân thực hiện những công việc vì lợi ích của pháp nhân, trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật) gây ra thiệt hại; (2) người của pháp nhân nhân danh pháp nhân thực hiện nhiệm vụ gây ra thiệt hại; (3) người được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi ủy quyền gây ra thiệt hại Đó là ba trường hợp phát sinh TN BTTH của pháp nhân Pháp luật buộc pháp nhân có TN BTTH không phải vì pháp nhân có lỗi trong việc quản lý cán bộ, nhân viên dẫn đến xảy ra thiệt hại mà bởi việc thực hiện nhiệm vụ là nhân danh pháp nhân, vì lợi ích của pháp nhân Đồng thời, buộc pháp nhân có TN BTTH vi thiệt hại xảy ra cần phải được bồi thường kịp thời đúng với nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định trong BLDS 2005 và Nghị Quyết số 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về BTTHNHĐ Còn đối với người nhân danh pháp nhân thực hiện nhiệm vụ mà có lỗi trong việc gây thiệt hại thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi hoàn của cá nhân đó với pháp nhân Trường hợp thiệt hại xảy ra do cán bộ, công chức nhà nước gây thiệt hại cũng tương tự như vậy TN BTTH thuộc về cơ quan nhà nước (bồi thường nhà nước) nhưng nói đến yếu tố lỗi là phải gắn với một cá nhân, con người cụ thể

Trong khoa học pháp lý của Việt Nam, số đông quan điểm về lỗi được xây dựng trên cơ sở trạng thái tâm lý, nhận thức Đây vốn là tư tưởng của các luật gia của Liên Xô cũ.Trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau bản thân tôi cho rằng nên xây dựng khái niệm lỗi dựa trên trạng thái tâm lý, sự nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của một con người cụ thể Còn quan điểm xây dựng khái niệm lỗi dựa trên sự quan tâm chu đáo của các chủ thể đối với một công việc nào đó theo tôi quan điểm này chưa rõ ràng và còn nhiều lỗ hổng Chẳng hạn đối với thiệt hại xảy ra do người mất năng lực hành vi dân sự, pháp luật không đặt ra TN BTTH đối với họ vì họ không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi chứ không phải họ không có khả năng quan tâm đến công việc nào

đó Thêm vào đó, nói đến sự quan tâm chu đáo đến một công việc, thực hiện mọi

Trang 16

biện pháp để ngăn chặn thiệt hại xảy ra thì phải chỉ ra được như thế nào là quan tâm chu đáo, và quan tâm chu đáo đến công việc gì? Trong khi thiệt hại xảy ra giữa các bên không có thỏa thuận hợp đồng về nghĩa vụ phải thực hiện không thể xác định được công việc phải làm để bày tỏ sự quan tâm

Theo tôi, "lỗi" có thể được hiểu như sau: "Lỗi là trạng thái tâm lý của con

người có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó".Thiết

nghĩ, các nhà làm luật cần nghiên cứu và đưa ra một định nghĩa thống nhất về yếu tố lỗi trong TNDS nói chung để tránh những hiểu lầm và tranh cãi trong thực

tế áp dụng pháp luật cũng như trong nghiên cứu khoa học

- Lỗi cố ý:

Khoản 2 Điều 308 BLDS 2005 quy định “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp

một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”

Về mặt khách quan, quy định trên đã dự liệu trường hợp người gây thiệt hại nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện, cho dù người đó mong muốn hoặc không mong muốn nhưng đã có thái độ

để mặc cho thiệt hại xảy ra thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi

Trang 17

con người như thế nào, bản thân công ty cũng không mong muốn hậu quả đó xảy

ra nhưng có thái độ để mặc cho hậu quả xảy ra Đây là trường hợp cố ý gián tiếp

- Lỗi vô ý

Khoản 2 Điều 308 BLDS 2005 quy định "Vô ý gây thiệt hại là trường hợp

một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc

có thể ngăn chặn được”

Ta thấy lỗi và hình thức lỗi là kết hợp của sự nhận thức, động cơ, mục đích, thái độ, sự quan tâm đến hậu quả của người thực hiện hành vi Để xác định chính xác một hành vi gây thiệt hại thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý, cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp thì người tiến hành tố tụng phải xem xét hoàn cảnh, điều kiện thực hiện hành vi, và xem xét mối liên hệ giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế xảy ra

Hình thức lỗi trong TN BTTHNHĐ ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm Thậm chí người gây thiệt hại khi không có lỗi vẫn phải bồi thường

theo quy định tại Khoản 2 Điều 604 BLDS năm 2005 "Trong trường hợp pháp

luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó" Ví dụ Điều 623, 624 BLDS năm 2005 quy định về

trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc người gây thiệt hại có lỗi vô ý (Khoản 2 Điều 605 BLDS 2005) Ngoài ra, trong các trường hợp sau thì người gây thiệt hại cũng không phải bồi thường: có sự kiện bất khả kháng; người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi; người gây thiệt hại do thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1.2 Ý nghĩa của yêú tố lỗi trong việc xác định TN BTTHNHĐ

Trách nhiệm dân sự BTTHNHĐ là một loại trách nhiệm pháp lý Về bản chất, TN BTTHNHĐ là một dạng cụ thể của TNDS, được hiểu là nghĩa vụ phải

Trang 18

gánh chịu những biện pháp cưỡng chế, áp dụng với người có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại

Cũng như các trách nhiệm pháp lý khác, TN BTTHNHĐ được áp dụng với chủ thể có hành vi vi phạm, có năng lực trách nhiệm pháp lý và có lỗi

Thứ nhất, lỗi là một trong bốn điều kiện phát sinh TN BTTH

Điều 604 BLDS 2005 quy định về cơ sở phát sinh TN BTTHNHĐ Mặc

dù điều luật không nêu rõ ràng các điều kiện phát sinh là gì, nhưng tại Mục I Nghị quyết số 03/2003/NQ-HĐTP thì bốn điều kiện làm căn cứ phát sinh TNBTTHNHĐ bao gồm: (1) có thiệt hại xảy ra, (2) có hành vi trái pháp luật, (3)

có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, (4) Người gây thiệt hại có lỗi cố ý hoặc vô ý Pháp luật quy định lỗi là một trong bốn điều kiện phát sinh TN BTTH bởi mỗi người sống trong xã hội cần phải làm chủ và chịu trách nhiệm về hành vi của mình Một người có đầy đủ khả năng nhận thức, có sự lựa chọn để không gây ra thiệt hại nhưng vô ý hoặc cố ý gây ra thiệt hại, tổn thất về tính mạng, tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác thì phải chịu TN về hành vi của mình Quy định về yếu tố lỗi là một trong các điều kiện phát sinh TN BTTH buộc con người phải luôn ý thức, làm chủ và quan tâm đến các hành vi, ứng xử của bản thân trong cuộc sống nói chung và trong giao lưu dân sự nói riêng

Về nguyên tắc, người gây thiệt hại có lỗi mới phát sinh TN BTTH Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, người gây thiệt hại vẫn phải chịu TN BTTH trong trường hợp không có lỗi Đó là trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và do làm ô nhiễm môi trường Đây là trường hợp ngoại lệ không có lỗi vẫn phải BTTH Pháp luật quy định như vậy với mục đích bảo vệ triệt để quyền của người có lợi ích bị xâm phạm, bảo vệ lợi ích chung của toàn

xã hội Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ dù không có lỗi vẫn phải bồi thường (Điều 623 BLDS 2005); cá nhân, pháp nhân,

Trang 19

chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường dù không có lỗi vẫn phải BTTH (Điều 624 BLDS 2005)

Ngoài ra, các trường hợp BTTH do xâm phạm thi thể (Điều 628 BLDS 2005), mồ mả (Điều 629 BLDS 2005), BTTH do xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng (Điều 630 BLDS 2005) không đề cập đến yếu tố lỗi Đây không phải là trường hợp không có lỗi nhưng vẫn phát sinh TN BTTH theo quy định của pháp luật mà là không xét yếu tố lỗi trong TN BTTH Tại sao lại nói như vậy? Bởi thi thể, mồ mả của người đã khuất và lợi ích của người tiêu dùng là những khách thể được bảo vệ tuyệt đối trong quan hệ pháp luật dân sự Điều này phù hợp với truyền thống đạo đức, phong tục tập quán của người Việt Nam và điều kiện kinh

tế thị trường hiện nay Khi có hành vi xâm phạm đến các khách thể này thì TN BTTH sẽ được đặt ra, bất kể có lỗi hay không có lỗi, lỗi cố ý hay vô ý

Thứ hai, lỗi là căn cứ xác định chủ thể có TN BTTHNHHĐ

Về nguyên tắc, khi có sự xâm phạm đến tính mạng, tài sản, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác, thì TN BTTHNHĐ sẽ đặt ra với chủ thể có lỗi Tuy nhiên, để hiểu một cách cụ thể và chính xác yếu tố lỗi có ảnh hưởng như thế nào đến việc xác định chủ thể chịu TN BTTHNHĐ thì ta xét các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Thiệt hại do con người gây ra

- Nếu người gây thiệt hại có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người đó có đầy đủ khả năng nhận thức, làm chủ, điều khiển hành vi nhưng đã lựa chọn cách

xử sự không phù hợp gây thiệt hại thì người đó có lỗi và phải chịu trách nhiệm

về hành vi của mình

- Nếu người gây thiệt hại do bị người khác cố ý dùng chất kích thích làm cho lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì người gây thiệt hại không có lỗi, lỗi thuộc về người đã cố ý dùng chất kích thích đối với người gây thiệt hại và phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại (Khoản 2 Điều 615 BLDS 2005)

- Nếu thiệt hại do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì

Trang 20

lỗi ở đây thuộc về trường học, bệnh viện, tổ chức trực tiếp quản lý do không thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ của mình, khiến người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại Do đó, nếu có thiệt hại xảy ra thì các đơn vị, tổ chức này có TN bồi thường trừ trường hợp trường học, bệnh viện, chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý Trong trường hợp trường học, bệnh viện, tổ chức khác không có lỗi trong việc quản lý thì cha mẹ, người giám hộ có

TN bồi thường (Điều 621 BLDS 2005)

- Nếu thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng, người của pháp nhân, cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước gây ra thì các Cơ quan nhà nước và pháp nhân này có TN BTTH do người của cơ quan, pháp nhân mình gây ra Bởi như đã phân tích ở mục 1.1.1, pháp luật buộc cơ quan nhà nước, pháp nhân bồi thường những thiệt hại do người của cơ quan mình gây ra bời hành vi gây thiệt hại là nhân danh cơ quan, pháp nhân Hơn thế nữa, thiệt hại phải được bồi thường kịp thời, do đó khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thì TN BTTH của cơ quan nhà nước, pháp nhân được đặt ra Yếu tố lỗi như đã phân tích

là trạng thái tâm lý của con người nhận thức được hành vi và hậu quả của hành

vi Lỗi gắn với con người cụ thể và trong trường hợp này là cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, người của pháp nhân Trong quá trình thi hành công vụ, người của cơ quan nhà nước, pháp nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm quy tắc nghề nghiệp gây ra thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi hoàn lại cho cơ quan nhà nước, pháp nhân Tương tư như vậy đối với trường hợp thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

- Nếu thiệt hại xảy ra trong tình thế cấp thiết thì theo quy định tại Điều

614 người gây ra tình thế cấp thiết phải BTTH cho người bị thiệt hại Còn người gây ra thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế Việc buộc người gây ra tình thế cấp thiết phải BTTH căn cứ vào lỗi của người đó khi gây ra tình thế cấp thiết, đưa người khác vào tình huống buộc phải gây ra một thiệt hại nào đó để làm giảm bớt một nguy cơ thiệt hại lớn hơn có thể xảy ra

Trường hợp 2: Thiệt hại do tài sản gây ra

Trang 21

Tài sản được nhắc tới ở đây có thể là súc vật, cây cối, nhà cửa, công trình, vật xây dựng khác, nguồn nguy hiểm cao độ (phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, thú dữ, ) Tùy từng trường hợp mà pháp luật có quy định riêng phù hợp với thực tại khách quan, tuy nhiên về nguyên tắc, chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng chịu TN BTTH khi thiệt hại do tài sản gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại, hoàn toàn do lỗi của người thứ ba, Quy định của pháp luật buộc chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản phải có trách nhiệm đối với tài sản của mình,

do mình quản lý Khi người khác bị thiệt hại do tài sản gây ra, yếu tố lỗi đặt ra với chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng trong công tác bảo quản, trông giữ, vận chuyển Tuy nhiên, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu sử dụng không phải chịu TN BTTH, hay thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thứ ba thì người thứ ba có TN bồi thường Ta thấy yếu tố lỗi ở đây có vai trò quan trọng trong việc xác định chủ thể chịu TN BTTHNHĐ

Thứ ba, lỗi là căn cứ xác định mức BTTHNHĐ

Cách xác định mức bồi thường thiệt hại dựa trên mức độ lỗi của các bên chủ thể là hết sức hợp lý Chẳng hạn như trong quy định về BTTH do nhiều

người cùng gây ra tại Điều 616 BLDS 2005: "Trong trường hợp nhiều người

cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại Trách nhiệm bồi thường của từng nười cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo từng phần bằng nhau" Hay quy định về

BTTH trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi tại Điều 617 BLDS 2005: "Khi

người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường" Ta thấy chủ thể gây ra thiệt hại với mức độ lỗi như thế nào chính

là căn cứ để xác định mức bồi thường mà người đó phải gánh chịu

Trang 22

Đồng thời theo quy định tại Khoản 2 Điều 605 BLDS 2005" Người gây

thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình" Như vậy, khi xét xử

tại Tòa án, "lỗi vô ý" là một trong hai điều kiện để Tòa án xét giảm mức BTTH cho người gây thiệt hại

Thứ tư, lỗi là căn cứ xác định loại trách nhiệm mà các chủ thể gây thiệt hại phải gánh chịu

Loại trách nhiệm mà luận văn muốn nói đến ở đây là TNDS liên đới, riêng rẽ, hỗn hợp, độc lập Về các quy định của pháp luật liên quan đến lỗi và loại trách nhiệm thì luận văn xin trình bày cụ thể tại chương II Tuy nhiên, phải khẳng định rằng trong TN BTTHNHĐ từ nhận thức đến trạng thái tâm lý đến việc lựa chọn hành vi xử sự của con người quyết định loại trách nhiệm mà chủ thể đó phải gánh chịu

Qua những phân tích ở trên, ta có thể thấy yếu tố lỗi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong TN BTTHNHĐ Nó có vai trò lớn trong việc xác định chủ thể phải chịu TH BTTH và mức BTTH Do vậy việc nghiên cứu và phân tích để hiều đúng và đầy đủ về yếu tố lỗi trong TN BTTHNHĐ là hết sức cần thiết

Về yếu tố lỗi trong TNDS, có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng lỗi trong TNDS ngoài hợp đồng phải do pháp luật quy định về hình thức

và mức độ Nhưng cũng có quan điểm lại cho rằng lỗi trong TNDS ngoài hợp đồng là lỗi suy đoán Hai quan điểm khác nhau trong việc xác định lỗi vẫn tồn tại

Quan điểm cho rằng "lỗi trong TN BTTHNHĐ là lỗi suy đoán" bởi hành

vi gây thiệt hại là trái pháp luật nên người thực hiện hành vi đó bị suy đoán là có

lỗi Điều này thể hiện ở khoản 3 Điều 606 BLDS “nếu người giám hộ chứng

minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường” hoặc khoản 3 Điều 621 BLDS "nếu trường học, bệnh viện,

tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân

sự phải bồi thường" Như vậy, chủ thể gây thiệt hại muốn thoát khỏi TN BTTH

thì phải chứng minh rằng mình không có lỗi

Trang 23

Quan điểm còn lại cho rằng "lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phải

do pháp luật quy định cả về hình thức và mức độ"2 Theo quan điểm này, cơ sở để xác định lỗi, hình thức lỗi do pháp luật quy định trước, mà không thể do suy đoán

Cá nhân tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất "lỗi trong TN BTTHNHĐ là lỗi suy đoán" Tại sao lại là suy đoán? Bởi khi có thiệt hại xảy ra sẽ phát sinh TN BTTH đối với người gây thiệt hại Lỗi suy đoán có ý nghĩa trong quá trình tố tụng tại Tòa án Người gây ra thiệt hại muốn thoát khỏi TN BTTH thì phải chứng minh được mình không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại (trừ trường hợp pháp luật quy định không có lỗi vẫn phải bồi thường) Tòa án sẽ xem xét các chứng cứ chứng minh để phán xét xem người đó có lỗi trong việc gây ra thiệt hại hay không Đây chính là điểm khác biệt giữa TNDS và TNHS Đối với TNHS, bất kì người nào cũng được suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định Để có căn cứ buộc tội một người thì cơ quan điều tra phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh tội phạm Tòa án dựa trên bằng chứng của cơ quan điều tra kết hợp lời khai của người phạm tội để xác định tội danh theo quy định của BLHS

Còn đối với quan điểm "lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phải

do pháp luật quy định cả về hình thức và mức độ" không phải là lỗi suy đoán Theo tôi, quan điểm này chưa rõ BLDS có quy định về hai hình thức lỗi đó là "lỗi

cố ý" và "lỗi vô ý" còn về mức độ lỗi hay căn cứ xác định lỗi thì luật không quy định Đồng thời nói đến lỗi có tính suy đoán là nói về mặt tố tụng khi xác định TN BTTH, tức là nếu người gây thiệt hại không chứng minh được mình không có lỗi thì đương nhiên họ bị coi là có lỗi trong việc gây ra thiệt hại

Bàn về lỗi - một điều kiện xác định trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là cần thiết Vì đối với ngành Toà án khi giải quyết những tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, cần thiết phải hiểu rõ cơ sở lý luận về lỗi để

áp dụng chuẩn xác các quy phạm pháp luật về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, qua đó đưa ra những nhận định và quyết định chuẩn xác, đúng pháp luật

2 TS Phùng Trung Tập, “Lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Luật học số

Trang 24

1.3 Mối liên hệ giữa lỗi và các yếu tố khác trong TN BTTHNHĐ

Các điều kiện phát sinh TN BTTHNHĐ không tách biệt mà có mối liên hệ thống nhất với nhau Do đó, để đánh giá đúng, chính xác về lỗi của chủ thể, đồng thời làm sáng tỏ được TN BTTHNHĐ thì luôn phải đặt lỗi trong mối liên hệ với các căn cứ khác làm phát sinh TN Trong đó, mỗi liên hệ giữa lỗi và thiệt hại xảy

ra, mối liên hệ giữa lỗi và hành vi trái pháp luật thể hiện rõ nét hơn cả

1.3.1 Mối liên hệ giữa lỗi và thiệt hại xảy ra

Thiệt hại xảy ra là tiền đề, là điều kiện tiên quyết của TN BTTH bởi mục đích của loại TN này là nhằm khắc phục thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây

ra, khôi phục lại tình trạng như ban đầu cho chủ thể bị vi phạm Thiệt hại là sự suy giảm, sự mất mát, giảm sút (sự biến thiên theo chiều hướng xấu) của tài sản, của các giá trị nhân thân được pháp luật bảo vệ Tất cả các thiệt hại xảy ra hoặc chắc chắn xảy ra được xem là thiệt hại thực tế Theo Nghị quyết số 03/2006/HĐTP ngày 8/7/2006 về hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại bao gồm thiệt hại

về vật chất và thiệt hại về tinh thần Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS 2005; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS 2005; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS 2005; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS 2005 Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu Thiệt hại của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) là thiệt hại về mặt tài sản và thiệt hại về uy tín bị xâm phạm, bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu

Trang 25

Yếu tố lỗi và thiệt hại thực tế xảy ra không tồn tại độc lập mà có mối liên

hệ với nhau Lỗi là trạng thái tâm lý, nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra Còn thiệt hại thực tế chính là hậu quả của việc lựa chọn hành vi xử sự dựa trên trạng thái tâm lý và nhận thức Lỗi biểu hiện ra bên ngoài bằng việc lựa chọn hành vi của con người trong từng hoàn cảnh cụ thể Một người có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi, họ hoàn toàn có thể lường trước được hậu quả có thể xảy ra khi không thực hiện, thực hiện không đúng một công việc nào đó Và khi người đó lựa chọn một cách xử sự thì họ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại có thể xảy ra khi thực hiện hành vi của mình

Đồng thời, về mặt lý luận, mức độ thiệt hại thực tế xảy ra cũng có khả năng phản ánh mức độ lỗi Trong thực tế, thông thường, thiệt hại càng lớn thì có thể suy đoán mức độ lỗi là lớn Chủ thể thực hiện hành vi có thể lường trước được thiệt hại xảy ra nhưng vẫn xử sự gây thiệt hại Tuy nhiên, nhiều trường hợp thiệt hại thực tế xảy ra rất lớn nhưng người gây thiệt hại lại thực hiện hành vi với lỗi vô ý do cẩu thả, khi thực hiện hành vi không lường trước được hậu quả xảy ra mặc dù buộc phải nhận thức được điều đó Ngược lại, trong nhiều trường hợp,

do yếu tố khách quan mà thiệt hại xảy ra không lớn không lớn tương đương với mức độ lỗi Nhưng dù với hình thức lỗi thế nào thì người gây thiệt hại vẫn phải bồi thường cho thiệt hại thực tế xảy ra Điều đó cho thấy hình thức lỗi không ảnh hưởng lớn đến mức BTTH ngoài hợp đồng, mức BTTH chỉ phụ thuộc vào thiệt hại thực tế xảy ra Còn việc chứng minh có lỗi hay không, mức độ lỗi như thế nào thuộc về người gây thiệt hại Trong hoạt động xét xử, Tòa án căn cứ vào chứng cứ, chứng minh của đương sự để xác định mức BTTH

Tóm lại lỗi và thiệt hại thực tế xảy ra không tồn tại độc lập mà có mối liên

hệ với nhau Nếu lỗi thuộc về ý thức thì thiệt hại xảy ra là kết quả của sự thể hiện

ý thức đó ra bên ngoài

1.3.2 Mối liên hệ giữa lỗi và hành vi trái pháp luật

Trước tiên, ta cần hiểu thế nào là hành vi trái pháp luật để từ đó xác định được mối liên hệ giữa yếu tố lỗi và hành vi trái pháp luật Như ta đã biết, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản là quyền tuyệt đối của

Trang 26

mọi công dân, tổ chức Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền

tuyệt đối này Bởi vậy, Điều 604 BLDS năm 2005 quy định “người nào… xâm

phạm đến… mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” Quy định này xuất phát từ

nguyên tắc chung của pháp luật dân sự là “không được xâm phạm đến lợi ích của

nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” (Điều 10

BLDS năm 2005) Việc “xâm phạm” mà gây thiệt hại có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự… mà theo Nghị quyết 03/2006 thì đây được coi là hành vi trái pháp luật Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể và vi phạm đường lối chính sách pháp luật và các quy tắc chung của xã hội Tuy nhiên, trong thực tế hành vi trái pháp luật theo dạng hành động là phổ biến Hiện nay có quan điểm cho rằng, hành vi trái với chủ trương, chính sách của Đảng cũng là hành vi trái pháp luật3 Tuy nhiên, tôi cho rằng quan điểm này là không phù hợp bởi lẽ chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền Mà pháp quyền tức là mọi cơ quan, tổ chức phải hoạt động theo pháp luật và tôn trọng pháp luật

Do đó, việc đưa chính sách của Đảng vào một trong những quy định mà làm trái được coi là trái pháp luật là không hợp lý

Trong TN BTTHNHĐ, hành vi trái pháp luật chính là biểu hiện ra bên ngoài của yếu tố lỗi Như đã nói ở trên, lỗi là trạng thái tâm lý, nhận thức của chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra Nếu lỗi không thể hiện bằng hành vi cụ thể thì sẽ không có thiệt hại xảy ra Pháp luật bảo vệ các quyền

và lợi ích chính đáng của con người, của xã hội như tính mạng, tài sản, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín Hành vi xâm phạm đến các giá trị được pháp luật bảo vệ là hành vi trái pháp luật và về nguyên tắc, người thực hiện hành vi đó được coi là có lỗi và có trách nhiệm bồi thường

3

Nguyễn Công Huy, "Bình luận cơ sở phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ",Báo Sinh viên và Khoa học pháp

Trang 27

Người ta nhận biết được lỗi của chủ thể thông qua hành vi trái pháp luật của chủ thể đó Nếu hành vi xâm phạm đến những giá trị được pháp luật bảo vệ thì người thực hiện hành vi được xác định là có lỗi Nói như vậy bởi có những trường hợp hành vi "tước đoạt" tính mạng hay quyền tải sản, quyền tự do của người khác lại nằm trong quy định của pháp luật, là thực thi quy định của pháp luật Đó chính

là hoạt động của cơ quan công an, cơ quan thì hành án dân sự và hình sự trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ Việc tước đoạt tính mạng, quyền đối với tài sản, quyền tự do của một số chủ thể bản chất là buộc chủ thể đó phải chịu trách nhiệm pháp lý do đã vi phạm pháp luật hình sự, dân sự hay hành chính, kinh tế, Do vậy, việc "tước đoạt" tính mạng, quyền đối với tài sản, quyền tự do của các cơ quan đó không trái pháp luật và người thực hiện hành vi "tước đoạt" không bị coi

là có lỗi và không phải chịu TNBT Tương tự như vậy, hành vi gây thiệt hại có thể

là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành vi đó Ví dụ: bác sĩ cắt bỏ bộ phận hoặc làm các phẫu thuật khác… Trong trường hợp này người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại Ngoài ra người gây thiệt hại không phải bồi thường trong trường hợp phòng vệ chính đáng (Khoản 1 Điều 613 BLDS), trong tình thế cấp thiết (Điều 614 BLDS) hoặc trong trường hợp có sự đồng ý của người bị thiệt hại với điều kiện là người bị thiệt hại tự nguyện, thỏa thuận và sự thỏa thuận này là hợp pháp Những trường hợp này, người gây thiệt hại được xác định là không có lỗi và không phải chịu trách nhiệm bồi thường Luận văn phân tích như vậy là để phân biệt với các trường hợp xâm phạm đến tính mạng, tài sản, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự được pháp luật bảo vệ và hành vi xâm phạm đó được xác định là có lỗi và phải có TNBT

1.4 Phân biệt ý nghĩa của yếu tố lỗi trong việc xác định TN BTTHNHĐ

và trong TN pháp lý khác

Với bất kì một loại trách nhiệm pháp lý nào, lỗi cũng đều có ý nghĩa là cơ

sở phát sinh trách nhiệm Tuy nhiên, do đặc thù của từng loại quan hệ mà yếu tố lỗi ở từng loại có những điểm khác nhau TN BTTHNHĐ không phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng mà trên cơ sở do pháp luật quy định, là một dạng cụ thể của

Trang 28

TNDS nói chung Do đó, khi xem xét lỗi trong TN BTTHNHĐ rất cần thiết phải tìm hiểu sự khác nhau giữa lỗi trong TN BTTHNHĐ với lỗi trong các trách nhiệm pháp lý khác, đặc biệt, khi mà TN BTTHNHHĐ được gộp vào giải quyết đồng thời với trách nhiệm pháp lý đó Trên cơ sở nhận thức được sự khác nhau,

ta sẽ hiểu được ý nghĩa của lỗi trong từng loại trách nhiệm cụ thể và vì thế góp phần giúp cho việc xác định trách nhiệm được đúng đắn

1.4.1 Phân biệt ý nghĩa của yếu tố lỗi trong TN BTTHNHĐ và trong TN BTTH do vi phạm hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra

Nếu trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên

cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác So với trách nhiệm BTTH theo hợp đồng thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có một số khác biệt như sau:

Thứ nhất, đối với TN TBTH do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, về

nguyên tắc, người đã được xác định là có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì đương nhiên bị coi là có lỗi Vì vậy người thực hiện nghĩa vụ chỉ không phải bồi thường thiệt hại nếu họ chứng minh được thiệt hại là

do bất khả kháng (hoặc trong trường hợp do các bên thỏa thuận) hoặc hoàn toàn

là do lỗi của bên có quyền Còn việc vi phạm nghĩa vụ với lỗi cố ý hay vô ý không làm thay đổi trách nhiệm dân sự trừ khi các bên có thỏa thuận khác Trong khi đó TN TBTHNHĐ, về nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ

Tuy nhiên pháp luật lại có quy định “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức

bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”(Khoản 2 Điều 605 BLDS)

Đây là nguyên tắc thể hiện tính nhân văn của pháp luật Việt Nam Khi xét

xử tại Tòa án, lỗi vô ý là một điều kiện để làm căn cứ xét giảm mức bồi thường

Trang 29

thiệt hại Trong khi đó, đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng, người gây thiệt hại do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dù với lỗi cố ý hay vô ý thì trách nhiệm dân sự đối với người đó không hề thay đổi Quy định này nhằm bảo vệ chủ thể có nghĩa vụ bị vi phạm Bởi trong quan hệ hợp đồng, các bên chủ thể luôn hướng tới một lợi ích vật chất nhất định, các quyền và nghĩa vụ của các bên được thể hiện rõ trong hợp đồng và các bên phải tôn trọng các thỏa thuận đó Khi có sự vi phạm, pháp luật bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ thể bị thiệt hại trước sự vi phạm của chủ thể còn lại dù đó là lỗi cố

ý hay vô ý Đó chính là điểm khác biệt về yếu tố lỗi trong TN BTTHNHĐ so với trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng

Thứ hai, đối với TN BTTHNHĐ, người có hành vi vi phạm gây thiệt hại

có thể phải chịu trách nhiệm BTTH ngay cả khi không có lỗi Khoản 2 Điều 604

BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại

phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó”

Hiện nay, pháp luật dân sự Việt Nam quy định 2 trường hợp người gây thiệt hại phải chịu TN BTTH ngay cả khi không có lỗi, đó là: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623 BLDS 2005) và bồi thường thiệt hại

do làm ô nhiễm môi trường (Điều 624 BLDS 2005) Còn đối với BTTH do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, không phát sinh trách nhiệm BTTH nếu chủ thể gây thiệt hại không có lỗi Bên gây thiệt hại không có lỗi khi đã thực hiện những biện pháp phù hợp và cần thiết để thực hiện nghĩa vụ nhưng thiệt hại xảy ra do

sự kiện bất khả kháng, hoàn toàn do lỗi của bên có quyền, do lỗi của người thứ

ba Trong những trường hợp như vậy, người có nghĩa vụ không có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ nên không phải bồi thường đối với những thiệt hại xảy ra

1.4.2 Phân biệt lỗi trong TN BTTHNHĐ với lỗi trong trách nhiệm hình sự

Theo khoa học HS, lỗi được định nghĩa như sau: "Lỗi là thái độ tâm lý

bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra" Giống như TN BTTHNHĐ, yếu tố lỗi

cũng là một trong các điều kiện phát sinh TNHS Tuy nhiên, yếu tố lỗi trong TNHS và TN BTTHNHĐ lại có ý nghĩa khác nhau trong việc xác định TN Một

Trang 30

điểm giống nhau giữa 2 loại TN này mà ta có thể dễ dàng nhận thấy đó là: Yếu

tố lỗi trong TN BTTHNHĐ và lỗi trong TNHS đều không đặt ra với người mất

năng lực hành vi dân sự Điều 13 BLHS quy định:" Người thực hiện hành vi

nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thực hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự " Còn theo quy định của BLDS 2005 thì:

"Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời

gian bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, tổ chức khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra" "Nếu bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường" (Điều 621 BLDS 2005) Nếu người mất

năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại khi không thuộc sự quản lý của bệnh viện hay tổ chức khác thì người giám hộ được dùng tài sản của người được giám hộ

để bồi thường, nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản

để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường Bản thân người mất năng lực hành vi dân sự họ không thể nhận thức, điều khiển được hành vi của mình nên không thể nói rằng họ có lỗi cố ý hay vô ý khi thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội hoặc gây thiệt hại cho một chủ thể nào đó Người mất năng lực hành vi không phải chịu TNHS, còn pháp luật dân sự về cơ bản đặt trách nhiệm đối với bệnh viện, tổ chức, cá nhân (người giám hộ) trong việc quản

lý người mất năng lực hành vi dân sự Tuy vậy, nếu người mất năng lực hành vi dân sự có tài sản riêng thì phải sử dụng khối tài sản riêng đó cho việc bồi thường, nếu tài sản riêng không đủ cho việc bồi thường thì phải sử dụng đến tài sản riêng của người giám hộ nếu xét thấy họ có lỗi trong việc quản lý, chăm sóc Trong trường hợp người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc quản lý, chăm sóc và người mất năng lực hành vi dân sự không có tài sản riêng thì người bị thiệt hại phải gánh chịu rủi ro mà mình gặp phải

Trang 31

Trên đây là điểm giống nhau về ý nghĩa của yếu tố lỗi trong TNHS và TN BTTHNHĐ Còn về ý nghĩa của yếu tố lỗi đối với việc xác định từng loại TN có những điểm khác nhau như sau:

Thứ nhất, trong quan hệ HS lỗi đặt ra với chủ thể nào thì chủ thể đó chịu

TNHS còn đối với QHPLDS chủ thể có lỗi trong việc gây ra thiệt hại và chủ thể chịu TN BTTH đôi khi không trung lặp nhau Bởi chủ thể vi phạm pháp luật hình sự, thực hiện hành vi phạm tội là những cá nhân cụ thể, không phải là một

tổ chức chung chung Người thực hiện hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm về việc lựa chọn hành vi, lựa chọn cách xử sự và thực hiện tội phạm của mình Ý nghĩa của TNHS là giáo dục, trừng phạt chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hình sự do vậy, TNHS được cá thể hóa đối với từng cá nhân độc lập

Còn đối với TN BTTHNHĐ nhằm mục đích để cho những tổn thất về tính mạng, tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại được bù đắp hợp

lý và kịp thời Yếu tố lỗi trong BTTHNHĐ trong nhiều trường hợp đặt ra với cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý người gây thiệt hại vì hành vi gây thiệt hại

là nhân danh cơ quan tổ chức, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà gây thiệt hại Do vậy trong TN BTTHNHĐ, có các trường hợp TN BTTH đặt ra với chủ thể không phải là cá nhân như BTTH do người của pháp nhân; cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước; người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; BTTH do người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý Còn trong quan hệ giữa pháp nhân, cơ quan Nhà nước với nhân viên, cán bộ, công chức thì trong trường hợp cá nhân thực hiện hành vi gây thiệt hại có lỗi thì pháp nhân, cơ quan Nhà nước có quyền hay có trách nhiệm yêu cầu người đó hoàn trả một khoản tiền theo quy định của Pháp luật

Thứ hai, về cơ bản, lỗi cố ý hay vô ý trong TN BTTHNHĐ ảnh hưởng

không nhiều đến việc xác định mức BTTH Trong khi đó, lỗi cố ý hay vô ý lại có

ý nghĩa lớn đến việc xác định TNHS mà người phạm tội phải gánh chịu

Trang 32

Trong TNHS, hình thức lỗi và mức độ lỗi có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh và quyết định hình phạt Không có lỗi thì không thể cấu thành tội phạm

Lỗi là một nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm,

là căn cứ để phân loại các cấu thành tội phạm Trong HS, lỗi là một trong những yếu tố xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nó là một trong những căn cứ để quy định hình phạt đối với từng loại tội phạm

Ví dụ: Theo quy định tại Điều 12 BLHS: "Người từ đủ 14 tuổi trở lên,

nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng" Lỗi cố ý trong trường

hợp này kết hợp với tính chất nguy hiểm của tội phạm là cơ sở để buộc người từ

đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi chịu TNHS

Hoặc Ví dụ: A thực hiện một hành vi trái pháp luật khiến B tử vong Trong luật HS, nếu A thực hiện hành vi này với lỗi cố ý thì hành vi của A cấu thành "tội giết" người quy định tại Điều 93 BLHS và tùy vào tình huống mà A

có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù trung thân hoặc tử hình

Còn nếu A vô ý làm chết B thì hành vi của A cấu thành "tội vô ý làm chết người" quy định tại Điều 98 BLHS và hình phạt có thể là phạt tù từ 6 tháng đến

Trang 33

bồi thường trong TNDS căn cứ vào thiệt hại thực tế xảy ra mà không phụ thuộc vào hình thức lỗi của người gây thiệt hại Việc phân biệt mức độ lỗi trong TN BTTHNHĐ cũng chỉ được coi là căn cứ để xem xét giảm mức bồi thường khi người gây thiệt hại do lỗi vô ý gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình theo Khoản 2 Điều 605 BLDS 2000

Đồng thời, nếu trong quan hệ pháp luật hình sự, người không có lỗi không phải chịu TNHS thì trong quan hệ pháp luật dân sự, có những trường hợp theo quy định của pháp luật, không có lỗi vẫn phải chịu TN BTTHNHĐ Đó là trường hợp thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623 BLDS 2005) và do làm ô nhiễm môi trường (Điều 624 BLDS 2005) Quy định như vậy với mục đích bảo vệ triệt để quyền của người có lợi ích bị xâm phạm, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội Còn đối với TNHS, việc coi lỗi là cơ sở về mặt chủ quan của TNHS gắn liền mục đích của luật hình sự, của TNHS và hình phạt Chúng ta đều biết rằng mục đích của luật hình sự và TNHS là giáo dục và cải tạo người phạm tội Nếu TNHS và hình phạt được áp dụng cho một người không có lỗi thì TNHS và hình phạt không đạt được ý nghĩa của nó

1.5 Khái quát chung về sự phát triển của pháp luật dân sự về lỗi trong

TN BTTHNHĐ

BTTHNHĐ là một trong những chế định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự Trải qua các thời kì lịch sử khác nhau có những quy định khác nhau

Và các quy định về việc gây thiệt hại với lỗi vô ý như Điều 494 dự liệu trường

Trang 34

hợp người trông nom công dịch mà đánh người phục dịch đến chết thì bị xử tội

đồ và bị phạt một nửa số tiền đền mạng nhưng nếu đó chỉ là sự không may ngộ sát thì người trông nom công dịch chỉ phải đền tiền mai táng 20 quan, còn nếu mượn cớ việc công để đánh chết người vì oán thù riêng thì xử phạt theo tội đánh chết người; Điều 498 là trường hợp một người do chơi đùa mà làm người bị thương hay lỡ làm chết người khác cũng được xử nhẹ hơn so với tội đánh người

bị thương hay chết người thông thường, sau đó hình phạt và sự bồi thường tăng dần phụ thuộc vào sự đánh giá lỗi của kẻ vi phạm là nhẹ hay nặng Ta thấy, nếu các nhà làm luật thời Lê áp dụng chế tài rất nghiêm khắc đối với hành vi gây thiệt hại với lỗi cố ý thì đối với lỗi vô ý, sự khoan dung độ lượng được thể hiện khá rõ

Tuy nhiên, do TN BTTHNHĐ nói riêng và TNDS nói chung chưa có sự phân định rõ với trách nhiệm hình sự Điều đó là có thể hiểu được bởi trong xã hội phong kiến thì thiết lập sự phục tùng cả về tư tưởng lẫn hành vi là rất quan trọng Đồng thời, trong các điều luật cụ thể không thấy có quy định nào mang tính khái quát về lỗi trong TN BTTHNHĐ

Đến thời kì Pháp thuộc, TNDS đã được tách khỏi TN hình sự, nhưng chế tài hình sự trong TNDS không được áp dụng nữa và yếu tố lỗi được ghi nhận chính thức trong luật, được coi là căn cứ phát sinh TN BTTHNHĐ

Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ được áp dụng ở nước ta cho đến năm 1959 khi có chỉ thị 772 của Tòa án nhân dân tối cao đưa ra quyết định đình chỉ áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến Từ năm 1960 đến trước khi có BLDS, vấn đề lỗi trong TNDS BTTHNHĐ cũng được đề cập đến trong một số văn bản luật Tuy nhiên, vấn đề này chưa được xem xét, nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể mà các quy phạm pháp luật về vấn đề này chỉ nằm rải rác, không mang tính hệ thống

Cho đến khi BLDS ra đời, cùng với việc TN BTTHNHĐ trở thành một chế định riêng nằm trong một chương riêng của BLDS, vấn đề lỗi được khẳng định rõ ngay tại điều đầu tiên của chương Theo đó, lỗi là một căn cứ làm phát sinh TN BTTH Một điểm mới tiến bộ khác hẳn với các quy định trước đây là

Trang 35

trong BLDS không chỉ ghi nhận yếu tố lỗi mà còn có sự giải nghĩa rất cụ thể về hình thức lỗi dưới phương diện luật học bao gồm lỗi cố ý và vô ý, ảnh hưởng của lỗi với việc xác định TN bồi thường, mức bồi thường và chủ thể có trách nhiệm bồi thường Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, có hành vi xâm phạm đến khách thể là đối tượng bảo vệ của BLDS thì TN BTTHNHĐ vẫn phát sinh ngay cả khi không có yếu tố lỗi (BTTH do làm ô nhiễm môi trường và BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra)

Ngày đăng: 28/03/2018, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w