1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tiền đông dương

29 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 3,51 MB

Nội dung

Tiểu luận tiền đông dương

Trang 1

TIỀN ĐÔNG DƯƠNG

I. Lịch sử ra đời:

1. Khái quát :

Tờ bạc 100 đồng Đông Dương(1954)

Tiền Đông Dương hay Đồng Đông Dương (tiếng Pháp: piastre) là đơn vị tiền tệ người Pháp cho phát hành và

lưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ năm

1885 đến năm 1954

Tiền Đông Dương được chia thành các đơn

vị piastre, cent/centime và sapèque Một piastre bằng

100 cent Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo triều đại.Theo tỷ lệ đó thì một đồng bạc Đông Dương có giá trị từ 200đền 600 đồng tiền cổ truyền của người Việt Mặt trước của các

tờ tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp Mặt sau ghibằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Lào và chữ Khmer, songcũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp

Piastre phiên dịch sang chữ Hán thành 元 (nguyên); thông dụng gọi là đồng, hoặc đồng bạc hay thậm chí ngắngọn là bạc (khi tiền Đông Dương còn theo chế độ bản vị bạc cho đến tháng 5, 1930), hoặc đồng vàng (khi tiềnĐông Dương theo chế độ bản vị vàng từ tháng 5, 1930 về sau) Cent tức sou khi phiên âm sang chữ quốc ngữthành xu Người Việt Nam còn có thói quen gọi các tiền mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc (gọi chệch từ

âm giác của chữ Hán 角) Về sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ quốc ngữ là hào và bằng chữ Hán là 毛(mao) Sapèque tục gọi là đồng kẽm hay đồng điếu là đơn vị có giá trị nhỏ nhất

2. Tiền kim loại:

Đồng bạc Đông Dương được phát hành để ổn định tình hình tiền tệ tại các xứ thuộc địa của Pháp Ban đầuđồng Đông Dương mang giá trị tương đương với đồng peso Mexico, thường gọi là đồng hoa xòe, đồng con

cò hay đồng con ó khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm(tức đồng điếu), bằng giá với một quan tiền cổ truyền

Đồng hoa xòe peso Mexico đúc năm 1838

Để có đơn vị nhỏ hơn để tiêu dùng, chỉ vài năm sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp giao cho Ngân hàng

Trang 2

là đồng xu lá bài hay đồng chiêm (gọi trại centime) Ngoài racòn có những đồng 10 centimes, 20 centimes (tục gọi là đồnggóc tư), 50 centimes (tục gọi là đồng ru-bi) và giá trị lớn nhất

là 1 piastre tức $1 Thay vì đục lỗ ở giữa, những đồng tiền nàyxóa hẳn biểu tượng của cựu triều và thay thế bằng dòngchữ République française và Cochinchine française Mặt kia có hình biểu tượng nước Pháp: Marianne NgườiViệt quen dần gọi đồng bạc 1 piastre đầu tiên đó của Ngân hàng Đông Dương là bạc hoa xòe giống như đồngpeso Mexico cũ vì phía sau Marianne có vầng hào quang tia sáng tỏa ra như cánh hoa Đồng piastre với trọnglượng 27,125 gr này được lưu hành với mục đích dần loại bỏ tiền đồng con cò

3. Tiền giấy đầu tiên:

Về tiền giấy thì tờ giấy bạc Đông Dương được lưu hành đầu tiên ở Nam kỳ Sắc lệnh của Tổng thống Pháp rangày 5 tháng 7 năm 1881 đã quy định đồng bạc Đông Dương là đơn vị dùng trông việc giữ sổ sách cùng soạnngân sách, và kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị này

Sau khi Pháp tiếp tục gây hấn ở Đông Dương và triều đình Huế phải chấp nhận Hòa ước Quý Mùi ngày 25tháng 8 năm 1883 thì một đồng bạc Đông Dương được quyền lưu hành tự do ở cả hai xứ Trung kỳ và Bắc kỳ

Vì vậy vào cuối thế kỷ 19 ở Việt Nam, trên toàn quốc có ba loại tiền cùng lưu hành một lúc: tiền Việt Nam(tiền, quan tiền - tiền đồng, tiền kẽm), peso México, và đồng bạc Đông Dương Dần dà những thể tiền cũ bịloại bỏ và riêng đồng Đông Dương chiếm vị thế duy nhất kể từ năm 1906 khi có lệnh hủy bỏ giá trị lưu hànhpháp lý của đồng peso México

4. Giá trị:

Đồng bạc Đông Dương giữ bản vị bạc nhưng vì giá bạc giao động nên năm 1895 đồng $1 được đúc lại vớitrọng lượng giảm từ 27,215 gr xuống còn 27 gr chẵn.[8] Năm 1920 giá trị của đồng bạc Đông Dương dựa vàođồngFranc Pháp Bản vị bạc lại được phục hồi vào năm 1921 và giữ đến tháng 5 năm 1930 thì trở lại ràng buộcvào đồng Franc Pháp theo tỷ giá 1 đồng Đông Dương = 10 franc Từ tháng 5 năm 1930 đến năm 1939, nó

Trang 3

là 0,976 đồng = 1 yen Sau chiến tranh, tỷ giá với đồng franc Pháp lại được khôi phục Tuy nhiên, tháng 12năm 1945, để tránh sự mất giá của đồng franc, tỷ giá hối đoái đã bị thay đổi thành 1 đồng = 17 franc.

Năm 1946, "tiền cụ Hồ" được phát hành và được sử dụng ở vùng do Việt Minh kiểm soát song song với đồngbạc Đông Dương Trong khi đó Viện Phát hành Việt, Miên, Lào (Institut d'Emission des Etats du Cambodge,

du Laos et du Viet-Nam) thành lập năm 1951 bắt đầu cho lưu hành loại tiền tệ mới trong thời kỳ chuyển tiếp

từ Liên bang Đông Dương sang ba nước riêng với đồng kip của Lào (1952), riel của Campuchia (1953),

và đồng Quốc gia Việt Nam (1953) lần lượt phát hành và sử dụng song song với đồng bạc cũ Tiền giấy thì cóhai dạng: một kiểu chung cho cả ba nước Việt, Miên, Lào; kiểu kia là riêng cho mỗi nước Tiền kim loại thìngay từ khởi đầu đã đúc riêng cho mỗi xứ Tỷ giá 1 đồng = 10 franc được khôi phục vào năm 1953 Tờ tiềngiấy ghi 2 mệnh giá tiếp tục lưu hành cho đến năm 1955 tại Việt Nam Cộng hòa và Campuchia, và mãi đếnnăm 1957 tại Lào

II. Cơ chế phát hành và lưu thông:

Việc phát hành và lưu thông được thực hiện thông qua ngân hàng Đông Dương.

1. Khái quát về Ngân hàng Đông Dương:

Ngân hàng Đông Dương tức Banque de l'Indochine ( viết tắt BIC) là một ngân hàng và cơ sở tài chính thànhlập ngày 21 tháng 1 năm 1875 ở Paris để phát hành giấy bạc và tiền kim loại cho các xứ thuộc địacủa Pháp ở ÁChâu cùng điều hành quyền lợi kinh tế của Pháp ở Viễn Đông Hai chi nhánh đầu tiên đặt Sài Gòn và HảiPhòng Cơ sở này tuy là một công ty tư nhân nhưng hoạt động như một ngân hàng trung ương với nhiều đặcquyền tại Liên bang Đông Dương

a. Sự thành lập:

Ngân hàng Đông Dương (Banque de I’Indochine, viết tắt là BIC) được thành lập theo sắc lệnh của tổngthống Pháp ngày 21 tháng 1 năm 1875 Chính quyền Pháp có ý định xây dựng Ngân hàng Đông Dương thànhmột ngân hàng phát hành, cho vay và chiết khấu có đặc quyền trong 20 năm, với một đặc quyền hơn hẳn các

ngân hàng thuộc địa khác: quyền phát hành đồng bạc Đông Dương.

Vào thời điểm đó Nam kỳ tuy đã trở thành thuộc địa của Pháp, vẫn sử dụng đồng tiền cổ truyền của ngườiViệt cùngđồng bạc Mexico lưu hành từ trước khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở cuộc xâm lược ĐôngDương Ngân hàng Đông Dương ra đời với nhiệm vụ phát hành đồng bạc Đông Dương để thay thế các loại tiền

Trang 4

Tài chính-Tiền tệ

b. Mở rộng hoạt động:

Trụ sở chính của ngân hàng đặt ở Paris và một chi nhánh ở Sài Gòn Sau khi Pháp mở rộng cuộc xâm lược ViệtNamthì Ngân hàng Đông Dương mở thêm chi nhánh tại Trung kỳ và Bắc kỳ từ năm 1885 Hai năm sau khithành lập Liên bang Đông Dương năm 1887, ngân hàng lại mở thêm chi nhánh trên toàn cõi Đông Dương vàcác thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ nhằm tạo thuận lợi cho việc mua thuốc phiện vốn chủ yếu xuất phát từ Ấn Độ.Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ngân hàng Đông Dương đã trở thành một công cụ tài chính mạnh của Phápvới khoảng 20 chi nhánh, trong đó có sáu ở Đông Dương và sáu ở Trung Quốc, số còn lại ở các thuộc địa Pháptại Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và châu Á.

c. Chấm dứt hoạt động:

Sau năm 1953, Ngân hàng Đông Dương ở Việt Nam bị giải thể Nhiệm vụ phát hành giấy bạc được chuyển

cho Viện Phát hành Việt, Miên, Lào (Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viet-Nam)

kể từ năm 1951 rồi giao lại cho Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, tức ngân hàng trung ươngcủa Việt Nam Cộnghòa vào năm 1955 Phần thương vụ thì chia cho Ngân hàng Việt Nam Thương tín (thành lập năm 1956) và hậuthân của Ngân hàng Đông Dương là Ngân hàng Pháp Á

Tuy vắng mặt ở Việt Nam sau năm 1953, Ngân hàng Đông Dương tái hoạt động vào năm 1958 ở những nơi

khác ở Á Châu Năm 1975 thì nhập với Banque de Suez et de L'Union des Mines với tên mới: Banque

Indosuez và đến năm 2001 thì nhập vào Alliance Banking Group, hoạt động chính ở Malaysia.

2. Cơ chế phát hành và lưu thông tiền Đông Dương:

a. Việc phát hành và lưu thông tiền Đông Dương:

Tiền kim loại:

Từ thế kỷ 17 (thời Trịnh – Nguyễn Phân tranh) các thương thuyền của Châu Âu đã đến Việt Nam Việc buôn bán diễn ra khá tấp nập và bắt đầu xuất hiện những đồng tiền ngoại thương đầu tiên tại Việt Nam để phục vụ cho việc trao đổi Một số nước lớn đã phát hiện ra nguồn tài nguyên vô cùng phong phú và có dã tâm xâm chiếm hòng vơ vét của cải Pháp đã làm điều đó, năm 1859 Pháp chiếm Sài Gòn, ngân hàng Đông Dương ra đời và người Pháp dần thay thế các đồng tiền thương mại bằng đồng xu Đông Dương tại Nam Kỳ

(Cochinchine), Trung Kỳ (Annam), Bắc Kỳ (Tonkin), Cao Miên và Ai Lao

ĐỒNG TIỀN THUỘC ĐỊA XỨ NAM KỲ (COCHINCHINE)

Năm 1875, Pháp mang đồng 1 centieme từ “mẫu quốc” sang sở đúc tiền Ba Son để đục lỗ gọi là đồng sapèque,

Trang 5

Năm 1879, Pháp đúc một loại tiền mới tiêu dùng tại Nam Kỳ, trên mặt của đồng tiền có dòng chữ Cochinchine Francaise, gồm có:

- Đồng 10 cents, 20 cents, 50 cents bằng bạc có hình tượng nữ thần tự do ngồi – biểu tượng cho nền cộng hòa của Pháp

- Đồng 1 centieme bằng đồng đỏ (Bronze) có hình chữ nhật ở giữa, bên trong hình chữ nhật có dòng chữ viết bằng tiếng Hán: “Bách phân chi nhất” Dân gian vẫn gọi là đồng “lá bài”

- Đồng sapèque được đúc lại theo mẫu mới, kích thước to hơn đồng 1 centieme đục lỗ vuông, trên mặt tiền có dòng chữ Hán “Đại Pháp quốc chi An Nam” Đồng này có giá trị bằng 1/5cent

- Năm 1885, lần đầu tiên Pháp cho đúc đồng 1 piastre với độ bạc ròng 0.9000, trọng lượng 27.2156 Gram, với kiểu mẫu tượng nữ thần tự do ngồi (1piastre = 100 cent)

ĐỒNG TIỀN BẢO HỘ XỨ BẮC KỲ (TONKIN)

Nhằm thay thế những đồng tiền kẽm, năm 1905 Pháp đúc một mẫu sapèque khác ở xứ bảo hộ Bắc Kỳ, trên mộtmặt xu đúc dòng chữ PROTECTORAT DU TONKIN và mặt còn lại ghi chữ Hán LỤC BÁCH PHÂN NHẤT CHI THÔNG BẢO Đồng xu này có giá trị bằng 1/600 của 1 piastre Tuy nhiên cũng như ở Nam Kỳ đồng xu này cũng không được hưởng ứng

TIỀN XU ĐÔNG DƯƠNG (INDOCHINE)

Cuối năm 1885, trên tất cả các đồng xu đều thay dòng chữ Cochinchine bằng Indochine để sử dụng trên toàn Đông Dương (Tonkin, Annam, Cochinchine, Cao Miên, Ai Lao) Từ sau năm 1903, đồng sapèque không được đúc nữa Từ sau thế chiến thứ nhất, đồng tiền Đông Dương ngày càng mất giá, độ bạc và trọng lượng của các đồng xu được giảm dần Đồng bạc đầu tiên có độ bạc ròng là 0.9000 sau đó giảm xuống 0.8350 và 0.6800 (cá biệt năm 1920, đồng 20 cents chỉ có độ bạc là 0.4000) Một số kiểu mẫu mới được đúc thay thế:

- Năm 1896, đồng 1 cent bằng đồng đỏ, hình biểu tượng Pháp với chữ “Bách phân chi nhất”, đục lỗ tròn

Trang 7

- Năm 1935 (đến 1940), đồng 1/2 cent bằng đồng đỏ

TIỀN XU ĐÔNG DƯƠNG THỜI NHẬT BẢN CHIẾM ĐÓNG

Chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra, Pháp bị phát xít Nhật chiếm đóng vào tháng 6 năm 1940 Việc này đã làm xáo trộn mọi thứ tại Đông Dương, trong đó có kinh tế Bị cô lập, gián đoạn giao thương với Pháp và chịu áp lực mọi mặt từ phía Nhật, chính quyền Đông Dương buộc phải có nhiều sự điều chỉnh Sự điều chỉnh đồng tiềncũng là một sự đánh dấu cho thời kỳ mới Những đồng tiền được đúc vào thời kỳ này gồm:

- Đồng 10 cents (1939 – 1940) và 20 cents (1939 – 1941) bằng đông – kền, hình biểu tượng Pháp cầm bông lúa

và mặt sau có hình bó lúa

Trang 8

Tài chính-Tiền tệ

- Đồng 1 cent (1943) và 5 cents (1943) bằng nhôm, có dập chữ ETAT FRANCAIS trên mặt xu

- Đồng 1/4 cent (1942 – 1944) bằng kẽm có chữ ETAT FRANCAIS trên mặt xu

Trang 9

TIỀN XU ĐÔNG DƯƠNG SAU THẾ CHIẾN THỨ II

Thế chiến thứ 2 chấm dứt với phần thắng thuộc về phe đồng minh, quân phát xít thua trận Pháp theo chân quân đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật Cuộc kháng chiến chống Pháp của cách mạng Việt Nam nổ ra Cao trào đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ Đương nhiên việc này

có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế mà chính phủ Pháp tại Đông Dương đang điều hành Pháp buộc phải pháthành một loại tiền mới vào năm 1945 với kim loại rẻ tiền hơn Đồng Đông Dương càng mất giá

- Đồng 5 cents (1946),10 cents (1945) và 20 cents ((1945) được đúc bằng nhôm, có hình bó lúa giống như năm1939

- Đồng 50 cents (1946) và đồng 1 piastre (1946 – 1947) không còn được đúc bằng bạc nữa mà thay vào đó là bằng đồng – kền, có hình bó lúa

Trang 10

Tài chính-Tiền tệ

ĐỒNG TIỀN XU LIÊN HIỆP PHÁP

Sau chiến tranh thế giới thứ II, nền kinh tế Pháp càng “xuống dốc” mà tình hình Đông Dương thì vẫn căng nhưdây đàn Pháp buộc phải chọn giải Pháp cho Đông Dương là thỏa hiệp hơn là đối đầu trực tiếp Liên tiếp một

số hiệp định được ra đời, theo đó Pháp công nhận nền độc lập thống nhất của Việt Nam, đổi lại Việt Nam phải gia nhập khối Liên hiệp Pháp Cũng vì việc này mà đồng tiền tiếp tục có sự thay đổi

Năm 1953, Viện Phát hành (Institut d’Esmision des États du Cambodge, du Laos, et du Vietnam) tiến hành đúc

3 đồng xu mới bằng nhôm loại 10 su, 20 su và 50 xu Trên một mặt xu in hình 3 cô gái đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam và có dòng chữ QUỐC GIA VIỆT NAM Những đồng tiền này được dùng chođến khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ (1954) và vẫn còn được lưu hành đến năm 1960, vài năm sau khi nền

đệ nhất cộng hòa ở miền Nam Việt Nam được thành lập

Trang 11

Tiền giấy:

Theo nghị định ngày 21 Tháng Giêng, 1875 thì Ngân hàng Đông Dương cho lưu hành những tờ giấy bạc đầutiên với ba mệnh giá: $5, $20, và $100 Loại này mặt trước ghi bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh Mặt saughi chữ Nho: Đông phương hối lý ngân hàng (東方滙理銀行).

Kỳ thứ nhì năm 1893-6 thêm tờ $1; kỳ thứ ba 1903-7 thì bỏ phần tiếng Anh nhưng ghi thêm xuất xứ: CaoMiên (高綿),Lục Tỉnh (六省) cho khu vực miền nam và Đông Kinh (東京), An Nam (安南) cho khu vực miềnbắc vì lúc đó đã hình thành Liên bang Đông Dương Tổng cộng có nhiều thay đổi ít nhiều về hình thức, màusắc Tờ $20 được người Việt gọi là tờ "hoảnh", đọc trại âm "vingt" của Pháp

GIAI ĐOẠN I - KỲ I (PHÁT HÀNH NĂM 1876 - 1892)

Sau khi chiếm được Lục tỉnh Nam kỳ, Quốc hội Pháp ban hành đạo luật ngày 24.6.1874 quy định sự

phát triển các ngân hàng thuộc địa; và đến ngày 21.1.1875 thì có sắc lệnh thành lập Banque de l'

Indochine (Ngân hàng Đông Dương - NHĐD - chữ Hán đọc là Đông Dương Hối lý Ngân hàng) rồi dần

đúc đồng tiền Piastre de Commerce (PDC) theo hệ thống ngân bản vị với các đồng bạc lẻ 10 cent, 20

cent, 50 cent cùng các loại xu bằng đồng Vào những năm 1880, các nước Âu - Mỹ ào đến giao lưu

thương mãi ở vùng Đông Á, mang theo những đồng bạc có giá trị quốc tế như đồng Mexicana, Trade

Dollar Mỹ, đồng Dollar Anh, đồng Yen và Trade Dollar của Nhật, các đồng 5

franc của các nước châu Âu nhưng không được người Việt tín dụng Do vậy, năm 1883, Bác sĩ

Harmand - được chính phủ Pháp cử làm Tổng ủy viên ký hòa ước Quý Mùi - đã cưỡng bức triều đình

Huế phải cho các đồng tiền Mexicana và tiền của NHĐD được lưu hành song song với tiền Việt trên

toàn cõi Việt Nam Luồn theo đó, các đồng tiền ngoại nhập cũng mặc sức tung hoành trên thị

trường Đông Dương Vì thế, NHĐD đã phát hành tiền giấy lần đầu bằng 3 thứ tiếng: mặt trước

ghi"Banque de l'Indo - Chine" (chú ý chữ Indo - Chine viết rời) cùng hai cột song song chữ Anh và chữ

Pháp:

* One dollar - Une piastre (mặt sau ghi chữ Hán: Nhất nguyên: tức 1 đồng bạc)

* Five dollars - Cinq piastres (Ngũ nguyên, tức 5 đồng bạc)

* Twenty dollars - Vingt piastres (Nhị thập nguyên, tức 20 đồng bạc)

* Hundred dollars - Cent piastres (Nhất bách nguyên, tức 100 đồng bạc)

Bộ bạc giấy này phát hành tại hai chi nhánh: Sài Gòn in màu xanh, Hải Phòng in cùng kiểu nhưng màu

đỏ, kèm theo 2 hàng chữ bằng 2 thứ tiếng "To be paid on demand to bearer - Payable en espèces au

porteur", mặt sau cũng có hàng chữ Hán với nội dung tương tự, hàm ý: giấy tiền được thanh toán bằng

số đồng tiền Vì số tiền giấy được trả bằng bạc nên mỗi lần xuất kho một tờ thì đích thân Thủ quỹ Ngân

hàng phải ký bằng tay trên tờ giấy bạc! Như vậy số lượng tiền giấy phát hành rất ít ỏi, chủ yếu là sử

dụng đồng PDC nặng 27 gram bạc có ghi năm đúc trên đồng tiền

Trang 12

Tài chính-Tiền tệ

Chữ ký được ký trên 3 loại tiền này như sau:

20 Dollars/20 Piastres 02 avril 1886 date manuscrite SAIGON

Giai đoạn 1 - Kỳ 1 (1876 - 1892)Mặt trước: Cô gái Pháp ngồi cạnh con bò và cô gái Lào ngồi cạnh con beo

Mặt sau: có chữ GIA ĐỊNH - TÂY CỐNG

100 Dollars/Cent Piatres 15 avril 1885 SAIGON

Giai đoạn 1 - Kỳ 1 (1876 - 1892)Mặt trước: Hình 1 sĩ quan hải quân Bồ Đào Nha VASCO DE GAMA

Mặt sau: Có chữ GIA ĐỊNH - TÂY CỐNG

Trang 13

GIAI ĐOẠN I - KỲ II (PHÁT HÀNH NĂM 1893 - 1896)

Năm 1893, theo sắc lệnh 21/01/1875 và 20/02/1888 tiếp tục cho phát hành 4 loại giấy bạc như kỳ I

nhưng mang vài đặc điểm khác:

* Địa điểm phát hành không in trên giấy bạc

* Nơi phát hành là Sài Gòn thay vì viết tay, được đóng bằng con dấu

* Chữ ký Un Aminisstrateur không có à Paris:DELESSERT không có chữ Edouard

Trong thời gian này Pháp có thêm chi nhánh Battambang, Pnompenh của xứ Cao Miên và thành phố HộiAn.Nhưng ngày nay người sưu tập mới chỉ tìm thấy 2 loại đóng dấu ở Sài Gòn (nếu Phát hành ở Nam

Kỳ) và ở Hải Phòng (Nếu phát hành ở miền Bắc và Trung kỳ)

GIAI ĐOẠN I - KỲ III (PHÁT HÀNH NĂM 1898 - 1903)

Đến năm 1898, dựa vào 2 sắc lệnh 1875 và 1888, 4 loại giấy bạc (1$, 5$, 20$ và 100$) được in thêm đểphát hành từ 1898 đến 1903 theo nhu cầu của Bộ thuộc Pháp lúc bấy giờ.Nhưng tờ 1$ màu xanh đổi

thành tờ 1$ màu đỏ và trên 3 tờ loại 5$, 20$ và 100$ có in địa danh nơi phát hành:

* Mặt trước: Để chữ SAIGON, le (là dùng cho miền Nam và Cao Miên)

Để chữ HAIPHONG, le (là dùng cho miền Bắc và Trung Kỳ)

* Mặt sau: Có hoa văn và chữ nho:

CAO MIÊN - LỤC TỈNH (Là dùng cho miền Nam và Cao Miên)

Trang 14

Tài chính-Tiền tệ

GIAI ĐOẠN I - KỲ IV (PHÁT HÀNH NĂM 1903 - 1907)Năm 1903, Đông Dương ngân hàng in thêm 4 loại giấy bạc cũ, dựa vào 3 sắc lệnh 21/01/1875,20/02/1888, 15/05/1900 và sắc lệnh ngày 03/04/1901, bỏ hẳn tiếng Anh chỉ còn lại tiếng Pháp và tiếng

Tàu (chữ nho) trên tờ bạc.Các loại giấy bạc này được phát hành trong các năm sau:

* 1903 - 1907 phát hành loại 1$

* 1903 phát hành loại 100$

* 1905 phát hành loại 5$ và 20$

* 1907 phát hành loại 5$, 20$ và 100$

Ngày tháng phát hành được in luôn lên gấy bạc.Riêng tờ 1$nơi phát hành vẫn đóng dấu tay và chỉ có 2

chữ ký.Còn lại5$, 20$ và 100$ có 3 người ký, chữ ký giai đoạn này như sau:

Trong thời gian này miền Bắc đã bị Pháp đô hộ nên các tờ bạc cũng được in với màu sắc khác để dễphân biệt với màu chữ Tàu (chữ nho) phía mặt sau: ĐÔNG KINH AN NAM, với dụng ý là Pháp đã

chiếm xong nước ta

Une Piastre - Un Piastre Chữ ký L'Admr Directeur

Giai đoạn 1 - Kỳ 4 (1903 - 1907)Mặt trước: Hình ảnh Marianne, biểu tượng nước Pháp và 1 phụ nữ Việt ngồi bên dưới

Mặt sau: Con rồng và chữ nho

Ngày đăng: 03/04/2016, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w