1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận QT marketing toàn cầu

31 537 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Tiểu luận QT marketing toàn cầu

Trang 1

MỤC LỤC NỘI DUNG

1 LỰA CHỌN QUỐC GIA MỤC TIÊU

2 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC

2.1 Môi trường Vĩ mô

2.2 Môi trường Vi mô

3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU Ở VIỆT NAM

4 MA TRẬN SWOT

5 GIỚI THIỆU CÔNG TY XUẤT KHẨU

6 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING QUỐC TẾ

6.1 Mục tiêu Marketing

6.2 Chiến lược chủ đạo

6.3 Chiến lược Marketing Mix

6.3.1 Chiến lược Sản phẩm

6.3.2 Chiến lược Giá

6.3.3 Chiến lược Phân phối

6.3.4 Chiến lược Truyền thông

Trang 2

1 LỰA CHỌN QUỐC GIA MỤC TIÊU

Quốc gia mà công ty Hạ My lựa chọn đó là Thái Lan, Hàn Quốc và Campuchia Các yếu tố được xem xét khi lựa chọn các quốc gia bao gồm:

 GDP bình quân đầu người (trọng số 0.3)

 Tổng dân số (tr.số 0.2)

 Tỷ lệ lạm phát (tr.số 0.2)

 Giá trị nhập khẩu nội địa (tr.số 0.2)

 Lãi suất thực (tr.số 0.1)

Nhập khẩu nội địa (US$)

Lãi suất thực (%) HÀN QUỐC $ 20,756.69 48,875,000 4% 503,205,542,965 2% THÁI LAN $ 4,608.12 69,122,000 4% 203,498,732,688 2% CAMPUCHIA $ 795.12 14,139,000 3% 6,691,502,087 0

Nguồn: World Bank Data Center, năm 2010 1

 Bảng quy đổi điểm để đánh giá lựa chọn

a Tổng quan về mơi trường kinh tế:

Hàn Quốc đã trở thành một nước cơng nghiệp phát triển sau 30 tiến lên từ một nước thuộc thế giới thứ 3 và hiện nay là 1 trong 4 con hổ ở châu Á Tốc độ tăng trưởng nhanh, GDP trên đầu

1

Truy cập tại: http://data.worldbank.org/

Trang 3

người thuộc nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới, vì vậy sức mua của người dân Hàn Quốc là rất lớn Hiện nay các ngành sản xuất mũi nhọn của Hàn Quốc là:

 Ngành công nghiệp điện tử số

 Ngành công nghiệp thông tin viễn thông

 Ngành công nghiệp phụ tùng nguyên liệu

Hàn Quốc là nền kinh tế đứng thứ 15 thế giới với hàm lượng sản xuất công nhệ rất

cao Tuy nhiên, với tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 3% trong cơ cấu nền kinh tế, gần 75%

lượng thực phẩm tiêu thụ nội địa của Hàn Quốc phải nhập khẩu Đặc biệt, các loại khoáng

sản, nông lâm thủy sản, rau quả nhiệt đới, hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng có

triển vọng ở thị trường Hàn Quốc vì đây là những mặt hàng nhu cầu thiết yếu của người dân Hàn Quốc mà nước này còn thiếu hoặc không tự sản xuất được

Người Hàn Quốc chi 14.2% tổng thu nhập hàng tháng cho mua lương thực, các loại ngũ cốc, các sản phẩm bánh, sữa, bánh kẹo và cà phê gia tăng đáng kể trong khoảng thời gian

từ năm 2007 cho đến nay, mặt hàng thủy sản tươi sống, rau quả lại tương đối giảm

 Tỷ giá hối đoái so với đồng đô la Mỹ: 1 USD =150,8 KRW (Won)

 Kim ngạch xuất khẩu: 422,6 tỷ USD

 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Thiết bị bán dẫn, thiết bị viễn thông không dây, ô tô, máy tính, thép, tàu biển, hoá dầu

 Các đối tác xuất khẩu: Trung Quốc (21,5%), Mỹ (10,9%), Nhật Bản (6,6%), Hồng

Kông (4,6%)

 Kim ngạch nhập khẩu: 503.3 tỷ USD

Trang 4

 Các mặt hàng nhập khẩu: Máy móc, thiết bị điện tử, dầu, thép, thiết bị giao thông, hoá chất hữu cơ, nhựa

 Các đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc (17,7%), Nhật Bản (14%), Mỹ (8,9%), Ả rập Xê út (4,4%), Australia (4,1%)

 Thị trường Hàn Quốc khá khó tính đối với thực phẩm nhập khẩu, ngoài các tiêu chuẩn chất lượng thì để thâm nhập thị trường này, các doanh nghiệp cần tìm được đối tác tốt

b Văn hóa tiêu dùng và con người Hàn quốc ảnh hưởng đến cơ hội của sản phẩm hạt điều

 Hàn Quốc là thị trường lớn với 48 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người khoảng

20 ngàn USD/năm

 Khẩu vị : thích ăn cay

 Ẩm thực Hàn Quốc liên quan đến việc sử dụng rất nhiều tỏi (nhiều hơn trong thực phẩm Thái Lan , Ý , Tây Ban Nha hay Hy Lạp ẩm thực), rất nhiều ớt đỏ, loại gia vị như gừng, doenjang (dán lên men đậu nành), nước tương và gochujang (màu đỏ ớt bột)

 Các dầu ăn thường được sử dụng bởi người Hàn Quốc là dầu mè

 Thích mua những lô hàng nhỏ, ít mua hàng quá to

 Có xu hướng tiêu dùng thiên về thuỷ sản, gạo, ngũ cốc, sử dụng sản phẩm không sử dụng hoá chất, ít calo và chất béo, không sử dụng thực phẩm sử dụng công nghệ biến đổi gen thay thế cho các sản phẩm thịt

 Người tiêu dùng Hàn Quốc ưa thích việc mua sắm thực phẩm tại các siêu thị, đại siêu thị hơn là các cửa hàng bán lẻ, đặc biệt là tận dụng triệt để những đợt khuyến mại giảm giá Thực phẩm được bày bán trong các siêu thị, đại siêu thị của Hàn Quốc rất lớn: ước tính trong siêu thị lên tới 85% và đại siêu thị là 51% Kênh bán hàng qua tivi cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tiêu thụ hàng hóa ở Hàn Quốc

 Người Hàn Quốc có thói quen sử dụng rượu sochu nhắm với các món ăn gọn nhẹ trong các buổi tụ tập trò chuyện với nhau khi thời tiết trở lạnh, các món ăn đó có thể

là dĩa kim chi hoặc các món lạc rang

 Người tiêu dùng Hàn quốc mua sắm theo thương hiệu, nghĩa là sản phẩm từ các thương hiệu lớn trên thế giới, được quảng bá rộng rãi, hoặc phải thông qua những công ty phân phối nội địa có uy tín

 Không sử dụng chất bảo quản, màu thực phẩm, mỳ chính (bột ngọt) và thành phần nguyên liệu từ thực phẩm biến đổi gene trong hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này

c Yếu tố tự nhiên:

Hàn quốc là nước có khí hậu ôn đới, có bốn mùa rõ rệt Mùa xuân và mùa thu khá ngắn, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông thì lạnh và khô và tuyết rơi nhiều Khí hậu cũng

Trang 5

khác nhau tại các vùng trên đất nước, với nhiệt độ trung bình từ 6oC(43oF) đến 16o

C Nhiệt

độ trung bình vào tháng 8, tháng nóng nhất trong năm là từ 19o

C(66oF) đến 27o

C (81oF), trong khi đó vào tháng 1, nhiệt độ vào tháng 1, tháng lạnh nhất trong năm là -8o

d Nghiên cứu về môi trường pháp luật trong kinh doanh và các quy định cần thiết khi nhập khẩu sản phẩm:

Quy định về nhãn hàng thực phẩm nhập khẩu

Theo luật định, các sản phẩm nhập khẩu đều phải dán nhãn về vệ sinh an toàn theo quy định và hướng dẫn của KFDA bằng tiếng Hàn Quốc Nhãn dán không được bao trùm hết nhãn sản phẩm gốc và phải hiển thị đầy đủ các thông tin cơ bản như sau:

 Tên sản phẩm

 Loại sản phẩm

 Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu, địa chỉ nơi các sản phẩm lỗi hoặc khiếm khuyến

có thể đổi hoặc trả lại

 Ngày, tháng, năm sản xuất

 Thời hạn sử dụng

 Các nội dung chính bao gồm trọng lượng, dung lượng, số lượng sản phẩm

 5 thành phần cơ bản nhất của sản phẩm hoặc nguyên liệu sản xuất sản phẩm

 Các thông tin khác liên quan đến sản phẩm như các lưu ý, tiêu chuẩn hay cách thức sử dụng, tiêu dùng sản phẩm

Các quy trình thông quan hàng thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc

Các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc cần phải thực hiện chặt chẽ quy

trình cơ bản như sau:

1 Hàng thực phẩm trước khi nhập cảnh vào Hàn Quốc, nhà nhập khẩu phải mở

“Tờ khai hải quan nhập khẩu cho hàng thực phẩm” (Import Declaration for Food) để Cục

Trang 6

trưởng KFDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc) hoặc Giám đốc Trạm Kiểm dịch Quốc gia xem xét

2 Cục trưởng KFDA sẽ tiến hành các bước kiểm tra và thẩm tra đối với hàng thực phẩm nhập khẩu Có nhiều phương pháp áp dụng cho việc thẩm tra và kiếm tra khác nhau áp dụng cho các trường hợp khác nhau, và được phân chia ra như sau:

a Thẩm tra trên hồ sơ

b Thẩm tra trong phòng thí nghiệm

c Thẩm tra trực quan và cảm quan

d Thẩm tra mẫu xác suất

3 Nếu một sản phẩm thực phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn Hàn Quốc, KFDA sẽ ban hành chứng nhận hay chứng chỉ cho nhập khẩu Hàng thực phẩm nhập khẩu sẽ được thông quan và được phân phối ngay trên thị trường

4 Ngược lại nếu sản phẩm thực phẩm này không đáp ứng đầy đủ các điều kiện

và quy định tiêu chuẩn Hàn Quốc, KFDA sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu về sự vi phạm tiêu chuẩn Nhà nhập khẩu có thể sửa chữa những lỗi vi phạm (thường liên quan đến nhãn sản phẩm) và nộp lại hồ sơ xin chứng nhận của KFDA Với những lỗi vi phạm về mặt vệ sinh, chất lượng thực phẩm thì nhà nhập khẩu buộc phải tiêu huỷ hoặc tái xuất hàng nhập khẩu

1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Hàng hóa thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc nhiều loại có chất lượng không thua kém các nước khác, tuy nhiên hàng Việt Nam xâm nhập thị trường này muộn hơn nhiều nước khác, trong khi đó cơ cấu mặt hàng lại không khác biệt nhiều so với các nước đến trước như Thái Lan (chủ yếu thủy sản) nên gặp khó khăn trong việc giành thị phần

Sau vụ động đất tại Nhật Bản ảnh hưởng đến các lò phản ứng hạt nhân, vì thế sản phẩm Nhật bị nhiễm phóng xạ, và hạn chế nhập khẩu sang Hàn Quốc, giảm bớt một đối thủ nặng ký , ngoài ra còn có các sản phẩm từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia…nhập khẩu vào Hàn Quốc chiếm tỷ trọng cao

Nếu tính về lợi thế giá cả, hàng thực phẩm của Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, vì thế các doanh nghiệp cần giữ uy tín

2 Sản phẩm thay thế

Trang 7

lẻ (cửa hàng tiện ích, nhà hàng), tuy nhiên có tới 75% thị trường tập trung vào bán buôn nên doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng cần quan tâm đến thị trường và đối tác trong phân khúc này

Các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài dưới thương hiệu của họ và nhà sản suất phải chịu sự kiểm tra hàng năm xem có đáp ứng được yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc hay không

Năng lực chế biến và xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện Các chuyên gia cho rằng, thời gian tới DN Việt Nam cần tranh thủ cơ hội, nhất là sự cắt giảm thuế theo cam kết giữa các thành viên WTO để tăng cường xuất khẩu, thu hẹp khoảng cách nhập siêu trong quan hệ thương mại song phương

Hiện nay, trên thị trường hạt điều ở Hàn Quốc, các công ty sản xuất nội địa hầu như không có, thị phần thuộc về các công ty nhập khẩu và phân phối sản phẩm nội địa và các công ty nước ngoài đặt chi nhánh tại thị trường Hàn Quốc, với danh sách bao gồm:

 Các nhà phân phối nông sản nội địa chính thức:

 Kumho Mulsan Corporation

 Công ty Coman Corp

 Darim Nutsville Co., Ltd

Điều Việt Nam đang giai đoạn thất mùa , nguyên liệu đầu vào không ổn định , phải thường xuyên nhập điều thô từ một số nước

Trang 8

3 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU Ở VIỆT NAM

Trở về sau Hội nghị tiêu chuẩn chất lượng nhân điều được tổ chức tại bang Florida (Hoa Kỳ), quyền Chủ tịch Hiệp hội Điều VN Nguyễn Đức Thanh đã khơng giấu được tự hào

Ơng Thanh cho biết: "Tại hội nghị này, các DN nhập khẩu điều hàng đầu thế giới đã xác nhận: Năm 2006, VN đã vượt Ấn Độ - "cường quốc" về cây điều - để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về XK hạt điều Chất lượng nhân điều VN cũng được ca ngợi là số 1, là thơm ngon hơn hẳn nhân điều của Ấn Độ, Brazil hay Tanzania "

Được phát triển từ 1981, đến nay ngành điều Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế Từ 2006 đến nay, ngành điều nước ta đã qua mặt Ấn Độ, trở thành nhà xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới, với kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước: năm 2006 đạt 504 triệu USD, năm 2007 đạt 651 triệu USD, năm 2008 đạt 920 triệu USD, năm 2009 do tác động khủng hoảng kinh tế thế giới song vẫn đạt 850 triệu USD Trong năm 2010 này, kim ngạch xuất khẩu của ngành điều ước đạt 1 tỷ USD Chất lượng điều Việt Nam được các bạn hàng đánh giá là số một thế giới

Sản phẩm điều Việt Nam cĩ mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng vẫn chủ yếu là sản phẩm sơ chế, rồi sau đĩ được các hãng trên thế giới nhập khẩu - chế biến- đĩng nhãn hiệu - cung cấp cho thị trường Do đĩ, người tiêu dùng trên thế giới khơng biết mình đang dùng sản phẩm điều từ Việt Nam

Hệ quả là phần lớn lợi nhuận trong chuỗi cung ứng điều rơi vào tay các hãng nước ngồi, trong khi lẽ ra chúng ta là người được hưởng quyền lợi đĩ! Xảy ra điều này, trước hết chúng ta phải biết tự trách mình, vì hạt điều Việt Nam chưa cĩ thương hiệu

NHỮNG KHĨ KHĂN TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỀU VN

Ơng Nguyễn Văn Học- Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam- cho rằng: Xác định làm ăn với các nước phát triển, địi hỏi phải xây dựng thương hiệu Doanh nghiệp phải đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu với các nước tiêu thụ sản phẩm, để tránh hàng gian, hàng giả Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu điều là một quá trình, khơng phải cĩ tiền là cĩ được ngay Hiện các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hạt điều của nước ta đang trong quá trình phát triển thương mại, họ phải đối mặt với các yêu cầu về an tồn vệ sinh thực phẩm, với các hàng rào kỹ thuật, các quy định riêng của các nước nhập khẩu hạt điều Vì vậy, địi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện hệ thống quản lý chất lượng Các khách hàng nước ngồi cho biết nếu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam cĩ giấy chứng nhận sản xuất sạch, giá trị sản phẩm

sẽ tăng thêm 40% giá trị

Nhưng cái khĩ hiện nay là cĩ quá nhiều doanh nghiệp chế biến điều Hiện cả nước cĩ tới 203 doanh nghiệp, trong đĩ chỉ cĩ 20 doanh nghiệp lớn, cịn lại là doanh nghiệp quy mơ

Trang 9

nhỏ, thậm chí quy mơ gia đình, nên khâu kiểm sốt chất lượng rất lỏng lẻo Vì vậy, để xây dựng thương hiệu điều Việt Nam, cần tạo điều kiện để thành lập Hiệp hội Điều thế giới, từ đĩ thống nhất quy chuẩn sản xuất sạch, xây dựng thương hiệu Mặt khác, phía cơ quan quản lý Nhà nước cần ban hành quy chuẩn nhà máy chế biến, sắp xếp lại khơng để quá nhiều đầu mối xuất khẩu như hiện nay Về phía mình, Hiệp hội điều Việt Nam sẽ khơng đăng ký thương hiệu điều Việt Nam, nhưng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp trực thuộc tiến hành đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu ở các thị trường lớn.

Các doanh nghiệp chưa cĩ tầm nhìn thương hiệu dài hạn, chưa xây dựng được thương hiệu riêng nên xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thơ, giá trị thấp, bị chèn ép giá, bị động trong đầu ra Lãnh đạo doanh nghiệp chưa nhận thức được vai trị thương hiệu cũng như xác định phương xây dựng thương hiệu Cuối cùng là thiếu phối hợp giữa cơng ty, chính quyền và người trồng điều: người trồng điều chưa được hỗ trợ từ phía Nhà nước và doanh nghiệp nên gặp khĩ khăn trong các khâu chọn giống, kỹ thuật trồng trọt, tưới tiêu, thu hoạch, ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng nguồn nguyên liệu Trong khi các doanh nghiệp chỉ quan tâm thu mua nên nguồn nguyên liệu bấp bênh, chất sản phẩm thấp, dẫn tới khĩ khăn trong mở rộng quy mơ kinh doanh, đầu tư cơng nghệ, sử dụng nguồn lực và chiến lược kinh doanh dài hạn

4 MA TRẬN SWOT

ĐIỂM MẠNH

1 Nhà xuất khẩu điều nhân số 1 thế giới

2 Hàng hĩa thực phẩm của Việt Nam

xuất khẩu sang Hàn Quốc nhiều loại cĩ

chất lượng khơng thua kém các nước

4 Nơng sản và hoa quả của Việt Nam rất

phong phú nhưng để xuất khẩu được

sang Hàn Quốc

5 Năng lực chế biến và xuất khẩu thực

phẩm của Việt Nam đang ngày càng

được cải thiện

ĐIỂM YẾU

1 Cơng nghệ chế biến chưa cao

2 Nhiều doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh và nhận thấy họ chỉ ngồi đợi khách hàng chứ khơng chịu đi tìm khách hàng để cĩ mối quan hệ lâu dài

3 Khơng biết tìm đối tác xuất khẩu

4 Các doanh nghiệp chưa cĩ tầm nhìn thương hiệu dài hạn, chưa xây dựng được thương hiệu

Trang 10

CƠ HỘI

1 Thị trường HQ đầy tiềm năng

2 Cục Xúc tiến Thương mại và các hiệp

hội ngành nghề tại Việt Nam để làm

cầu nối cho doanh nghiệp hai bên hiểu

nhau, tăng cường cơ hội xúc tiến đầu

tư, hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực thực

phẩm, đồng thời giúp các doanh nghiệp

giải quyết các tranh chấp thương mại

xảy ra

3 Sự cắt giảm thuế theo cam kết giữa các

thành viên WTO để tăng cường xuất

khẩu, thu hẹp khoảng cách nhập siêu

trong quan hệ thương mại song phương

4 Hiện nay, trên thị trường hạt điều ở

Hàn Quốc, các cơng ty sản xuất nội địa

hầu như khơng cĩ

5 Giảm bớt đối thủ nặng ký là Nhật Bản

THÁCH THỨC

1 Thị trường Hàn Quốc khá khĩ tính đối với thực phẩm nhập khẩu

2 Các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam đã đi sau Thái Lan và Nhật Bản một bước

3 Nhiều loại thực phẩm cĩ nguồn gốc

từ các mĩn ăn Việt Nam lại được xuất sang Hàn Quốc từ… Thái Lan

4 DN VN muốn xuất khẩu thực phẩm sang Hàn Quốc khơng chỉ địi hỏi chất lượng sản phẩm, giá cả, mà

DN cần phải chú ý phương thức kinh doanh, chiến lược tiếp cận thị trường, bao bì mẫu mã

5 Điều trong nước mất mùa – nguyên liệu khơng ổn định -> nhập điều thơ

<- tỷ giá biến động

6 Hàn Quốc cũng đang cĩ một số thay đổi về chính sách nhập khẩu

và điều này cĩ thể gây khĩ khăn hơn cho xuất khẩu của Việt Nam

GIẢI PHÁP CHO MA TRẬN SWOT

 Nên học hỏi tiêu chuẩn, quy trình sản xuất tại Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm thay thế

vị trí của Nhật đang bị khủng hoảng từ đợt động đất vừa qua

KẾT HỢP S-T

Trang 11

Do thị trường HQ khĩ tính với các sản phẩm nhập khẩu, và chúng ta nên tận dụng ưu

thế là cĩ sản phẩm hạt điều chất lượng, xây dựng uy tín thương hiệu, ban đầu sẽ nhờ vào nhà phân phối uy tín tại nước sở tại, nhưng sẽ cĩ đội ngũ hổ trợ và gíam sát đi cùng

 Ổn định đầu vào, tham gia sàn giao dịch nơng sản, mở rộng khu trồng điều , tìm nguồn nhân điều nhập khẩu giá rẻ từ Ấn Độ, Châu Phi…

 Linh hoạt thay đổi, cho nhân viên đi học các khĩa xuất nhập khẩu, cập nhật những thay đổi hải quan cuả Việt Nam cũng như là Hàn Quốc

 Xây dựng chiến lược Marketing cụ thể, hiệu quả

KẾT HỢP W-O

 Thay đổi máy mĩc cơng nghệ chế biến để phù hợp tốc độ phát triển của thị trường

 Chủ động tìm kiếm khách hang, thực hiện các chính sách Push-pull

 Tìm các đối tác thong qua sự giúp đỡ các hiệp hội thương mại

 Xây dựng thương hiệu uy tín trong tâm trí người Hàn Quốc với sản phẩm Việt Nam chất lượng hợp khẩu vị

KẾT HỢP W-T

 Đối thủ lớn của sản phẩm này là các sản phẩm cĩ xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan vì vậy sản phẩm cần tăng tính khác biệt nhưng vẫn duy trì nét truyền thống văn hĩa xứ Hàn

 Nhờ sự nổi tiếng sản phẩm rượu Shochu mà đưa hình ảnh sản phẩm hạt điều đi kèm

 Chất lượng sản phẩm tốt, giá cả cạnh tranh, kênh phân phối rộng và của cơng ty phân phối kinh nghiệm, uy tín cộng với các chiêu thức thu hút khuyến mãi khách hang đầy sáng tạo

5 GIỚI THIỆU CÔNG TY XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU

Cơng ty Cổ phần Hà Mỵ là một doanh nghiệp chuyên sản xuất hạt điều và thu mua nơng sản hàng đầu ở Tỉnh Bình Phước Là đối tác và là bạn hàng của nhiều khách hàng lớn ở các thị trường như HongKong, Philipines, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Úc

Chúng tơi tự hào nằm trong vùng nguyên liệu tốt nhất Việt Nam với sản lượng hàng năm cao nhất nước Trong những năm qua hạt điều Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế về chất lượng và sản lượng

Bên cạnh kinh doanh và sản xuất hạt điều, Hà Mỵ JSC cịn tham gia hoạt động trong các lĩnh vực:

 Thu mua nơng sản

 Chế biến nơng sản

 Xuất nhập khẩu nơng sản ( Điều , bắp , gạo , đậu nành, sắn lát, cà phê )

Trang 12

Tại Bình Phước, địa phương được mệnh danh là “thủ phủ” điều của Việt Nam, vấn đề xây dựng thương hiệu điều Bình Phước cũng đang được Hội điều Bình Phước rốt ráo xúc tiến Với diện tích 157.000 ha, chiếm 45% diện tích điều của cả nước, chất lượng điều được xem là tốt nhất cả nước, cĩ gần 100 nhà máy chế biến, Bình Phước cĩ nhiều điều kiện để xây dựng thương hiệu điều Bình Phước Hiện tỉnh đã cĩ một số doanh nghiệp, đơn vị cĩ thương hiệu Điển hình như Hamyco với cơng suất 50.000 tấn/năm, đã được trao nhiều giải thưởng như Thương hiệu Vàng Việt Nam, Cúp vàng sản phẩm, Nhà cung ứng uy tín, Tinh Hoa Việt, Quả cầu vàng doanh nghiệp

Hà Mỵ JSC là hội viên của Hội Doanh Nghiệp Trẻ Tỉnh Bình Phước Là một trong những doanh nghiệp trẻ, năng động cĩ nhiều đĩng gĩp cho xã hội và cộng đồng

Email: hamyco@hamyco.com.vn - Website: www.hamyco.com.vn

6 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING QUỐC TẾ

6.1 MỤC TIÊU MARKETING

Chúng tơi tự hào nằm trong vùng nguyên liệu tốt nhất Việt Nam với sản lượng hàng năm cao nhất nước Cơng ty luơn cố gằng nổ lực cùng bà con nơng dân làm cho hạt điều Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế về chất lượng và sản lượng đặc biệt là nhắm tới thị trường mới, duy trì và phát huy thị trường hiện cĩ

Triết lý kinh doanh của cty : mong muốn các doanh nghiệp sx điều đồn kết nhau lại từ khâu thu mua, cơng nghệ khoa học để sớm đưa thương hiệu điều Việt Nam rạng danh trên thị trường thế giới Thương hiệu khơng chỉ gắn liền với một cơng ty, mà một tập thể nơng dân tạo dựng được

Mục tiêu kinh doanh:

 Trong tháng 1/2011, kim ngạch xuất khẩu nơng sản cả nước đạt 1,6 tỷ USD

 Trong 11 tháng đầu năm xuất khẩu nhân điều của VN đạt 177.000 tấn các loại với kim ngạch vượt 1 tỉ USD  100 triệu USD/tháng  điều chiếm khoảng 10% xuất khẩu nơng sản

 Cơng suất cơng ty sản xuất điều 50.000 tấn/năm trích 5% sang thị trường Hàn Quốc  2500 tấn/ năm

Trang 13

 Kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc của nước ta đạt 3,1 tỷ USD, chiếm hơn 4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

 Mức độ tăng trưởng trung bình của ngành là 35% /tháng

 Thực phẩm ngũ cốc xuất khẩu sang Hàn Quốc chiếm khoảng 0,7%

Mục tiêu sản lượng xuất khẩu tại Hàn Quốc

Mục tiêu năm đầu tiên là thâm nhập thị trường sản phẩm nhân Điều tại Hàn Quốc

6.2 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM

6.2.1 PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG

Công ty lựa chọn những biến số sau để tiến hành phân khúc thị trường tại Hàn Quốc:

 Địa lý

 Độ tuổi

 Thu nhập

 Nghề nghiệp

Công ty tiến hành phân khúc và xác định thị trường mục tiêu như sau:

Địa lý: TP Seoul, Hàn Quốc

Đối tượng khách hàng theo nghề nghiệp: học sinh sinh viên, bà nội trợ

Thu nhập: tập trung vào phân khúc thu nhập trung bình và trung bình khá

Độ tuổi: từ 8 – 24 (học sinh, sinh viên); 25 – 56 (nhóm còn lại)

Tóm lại, có 2 phân khúc để phục vụ:

Phân khúc Học sinh – sinh viên: sản phẩm dành cho sinh viên – học sinh, với bao gói từ

50gr – 100gr, 3 sản phẩm với 3 khẩu vị đáp ứng cho lứa tuổi năng động, thích đổi mới

Trang 14

Phân khúc khách hàng phổ thông: phân khúc này gồm các khách hàng có độ tuổi chung

từ 25 – 50 tuổi, có thu nhập trung bình đến trung khá Phân khúc này phục vụ tất cả các khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm Sản phẩm sẽ bổ sung thêm loại 500gr dành cho biếu, tặng…

6.2.2 ĐịNH VỊ

Do tính cách, thói quen của người dân Hàn Quốc, hầu hết các bữa tiệc, giao lưu, gặp gỡ, hay nhân dịp lễ, kỷ niệm…họ đều dùng rượu Soju hoặc bia Nắm bắt cơ hội đó, công ty định vị cho sản phẩm sẽ luôn song hành với Soju, và bia và trở thành sản phẩm bổ sung cho người dân Hàn trong các bữa tiệc Do đó, tiêu chí định vị sẽ là định vị theo dịp sử dụng:

 Định vị chung của sản phẩm như sau:

T.BÌNH

T.BÌNH KHÁ

Trang 15

 Đối với phân khúc HS-SV, khẩu hiệu định vị sẽ là: “Cùng bạn đến trường”

 Đối với phân khúc Khách hàng phổ thông: “Người bạn đồng hành trong mọi bữa tiệc”

6.3 CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐẠO

Lựa chọn chiến lược là Thâm nhập thị trường theo hình thức xuất khẩu gián

tiếp

Tìm đối tác nhập khẩu và phân phối cho sản phẩm Cơng Ty sẽ chọn tổ chức trung gian là cơng ty cơng ty Coman Corp, một trong những cơng ty lớn chuyên nhập khẩu các loại gia vị, thực phẩm chế biến Vì hiện tại cơng ty xuất sang thị trường Hàn quốc với sản lượng

và quy mơ nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng

và chưa thơng thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc

6.4 CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX

6.4.1 Chiến lược Sản phẩm

a) Giới thiệu sản phẩm:

Tên sản phẩm:

 Hạt điều rang rong biển vị cay

 Hạt điều rang kim chi

 Hạt điều rang tỏi phi

HÀ MỴ

SP MALAYSIA

SP TRUNG QUỐC

CHẤT LƯỢNG

GIÁ

Ngày đăng: 03/04/2016, 14:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w