1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình sử dụng đất tại phường chiềng sinh TP sơn la giai đoạn 2003 2012

62 524 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 560,62 KB

Nội dung

1.2 Mục đích nghiên cứu Đánh giá, thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Chiềng Sinh - TP Sơn La từ đó đề xuất những giải pháp phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụn

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU "Học đi đôi với hành”, lấy kiến thức lí thuyết làm nền tảng để vận dụng

vào thực tế công việc Đó là phương châm học của học sinh, sinh viên trường Trường Cao Đẳng Sơn La

Nhận được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường và khoa nông Lâm,

và UBND phường Chiềng Sinh - TP Sơn La Dưới sự hướng dẫn chi tiết của cô

giáo Phùng Thị Hương, bản thân em nhận thấy đây là một cơ hội quý báu để

em vận dụng lý thuyết đã học được ở trường vào công việc thực tế, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân ngày một vững chắc hơn

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp chuyên ngành địa chính môi trường

và quá trình viết báo cáo em đã tiếp thu được rất nhiều điều bổ ích về kiến thức

cơ bản cũng như chuyên môn nghiệp vụ đặc thù của chuyên ngành Nhưng do thời gian có hạn và trình độ tiếp thu kiến thức chưa cao nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu xót Vậy em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa Lâm nông, để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn

Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường và cùng toàn bộ các thầy, cô trong khoa nông Lâm Đồng thời xin trân thành cảm ơn UBND phường Chiềng Sinh - TP Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ

em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này này

Em xin trân thành cảm ơn!

Chiềng Sinh, ngày 19 tháng 3 năm 2013

CÀ VĂN HÙNG

Trang 2

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong các ngành kinh tế quốc dân, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các công trình văn hóa, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh Trong nông nghiệp đất đai vừa là tư liệu sản xuất vừa là lực lượng sản xuất tạo ra các nông sản phẩm nuôi sống con người và cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp

Quá trình phát triển của loài người luôn gắn liền với quá trình quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, vì vậy quá trình quản lý và sử dụng đất đai luôn là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhu cầu đất đai cho các hoạt động sản xuất, đất ở và các nhu cầu khác đang gây sức ép lớn đối với đất đai Mặt khác, quỹ đất của mỗi quốc gia là cố định không thay đổi được do đó vấn đề quản lý và sử dụng đất Để quản lý và

sử dụng có hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản mà ngược lại đây là vấn đề hết sức phức tạp Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi đất nước chuyển sang nền kinh tế Hội nhập thì các vấn đề về đất đai là một trong những vấn đề nhạy cảm và được quan tâm nhiều nhất Một thực trạng đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay đó là sức ép về dân số và quá trình đô thị hóa đối với đất đai đang trở thành một thách thức với nhiều quốc gia trên thế giới

Vì vậy yêu cầu đặt ra trong quá trình quản lý và sử dụng là làm thế nào

có thể sử dụng hợp lý, khoa học và có hiệu quả nguồn tài nguyên đất Chính vì vậy Công tác quản lý nhà nước về đất đai luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm

Xuất phát từ tình hình thực tế và nhu cầu thiết yếu của việc quản lý và sử

dụng đất, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ Tình hình quản lý sử dụng đất

tại phường Chiềng Sinh - TP Sơn La”

Trang 3

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá, thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Chiềng Sinh - TP Sơn La từ đó đề xuất những giải pháp phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, khoa học và đạt hiệu quả cao trong thời gian tiếp theo

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Chiềng Sinh

- TP Sơn La giai đoạn 2003 – 2012 theo 13 nội dung quy định trong luật đất đai 2003

- Đánh giá sự hiểu biết của người dân và cán bộ của phường Chiềng Sinh - TP

Sơn La về công tác quản lý nhà nước về đất đai

1.4 Ý nghĩa của đề tài

- Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Củng cố kiến thức đã học và

bước đầu làm quen với công tác quản lý nhà nước về đất đai ngoài thực tế

- Trong thực tiễn: Đề tài nghiên cứu tình hình quản lý nhà nước về đất đai

từ đó đưa ra những giải pháp giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường được tốt hơn

Trang 4

PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học và tính pháp lý của công tác quản lý nhà nước về đất đai

2.1.1 Sơ lược lịch sử của ngành Địa chính và Quản lý nhà nước về đất đai qua các thời kỳ

Đất đai là tài sản quốc gia, là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất xã hội, cộng đồng và cũng là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng của người

sử dụng đất Tuy nhiên, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu thì ngày càng tăng, cùng với sức ép về dân số thì việc sử dụng đất cần tuân theo các nguyên tắc hợp lý, tiết kiệm, bền vững Từ yêu cầu cấp thiết trên, công tác địa chính xuất hiện Tại Việt Nam công tác địa chính được tiến hành từ thế kỷ thứ VI bắt đầu bằng việc kiểm tra điền địa, trải qua các thời kỳ khác nhau

nhưng đều ảnh hưởng và có tác động trực tiếp đến việc quản lý sử dụng đất

2.1.1.1 Thời kỳ phong kiến

Trong lịch sử hàng ngàn năm phong kiến đất nước ta tồn tại song song hai hình thức về ruộng đất: sở hữu đất công và sở hữu đất tư

Thời kỳ Hùng Vương, Thời kỳ An Dương Vương - Thục phán: Quan hệ đất đai thời kỳ này có nhiều hình thức sở hữu khác nhau: Sở hữu Nhà nước, sở hữu của công xã nông thôn và sở hữu của quan lại quý tộc

Thời kỳ nhà Đinh tồn tại chủ yếu hai hình thức sở hữu về đất đai: Sở hữu của nhà vua, sở hữu của công xã nông thôn và gần như không có sở hữu của tư nhân về ruộng đất Một số quan lại được nhà vua cấp đất để thưởng công, nhưng đất đó vẫn là đất thuộc sở hữu của Nhà nước

Thời kỳ nhà Lý tồn tại ba hình thức sở hữu về đất đai: Sở hữu nhà vua, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân Chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất chiếm ưu thế trong xã hội Đại bộ phận ruộng đất lúc đó là của công xã Ruộng đất tư hữu mới bắt đầu phát triển Ở thời kỳ này, Nhà nước ban hành các luật lệ quy định

về mua bán ruộng đất

Trang 5

Thời kỳ nhà Trần tồn tại ba hình thức sở hữu về đất đai: Sở hữu của nhà vua, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân Ruộng đất tư hữu thời kỳ này phát triển mạnh Chế độ thuế khoán dựa trên chế độ sở hữu ruộng đất Việc mua bán đất đai được Nhà nước thừa nhận

Thời kỳ Hồ Quý Ly, ban hành chính sách “hạn danh điền” nhằm củng cố chế độ sở hữu về đất đai của Nhà nước và xoa dịu nỗi bất bình trong dân chúng, cải cách chính sách thuế khoá

Thời kỳ nhà Lê: Tiến hành kiểm kê đất đai, lập sổ địa bạ Cùng với chính sách “hạn điền” Nhà nước chính thức tuyên bố hàng loạt đạo dụ và theo luật quân điền thời Hồng Đức ban hành năm 1481 “Đất đai là tài sản Nhà nước”

Thời kỳ nhà Nguyễn (1802 – 1808) đã hoàn tất việc lập sổ địa bạ cho 18.000 xã từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, bao gồm 10.004 tập Địa bạ được lập thành ba bản:

+ Bản “Giáp” nộp tại Đinh Bộ Hộ

+ Bản “Bính” nộp tại Đinh Bộ Chánh

+ Bản “Đinh” để tại xã

Nhà Nguyễn còn ban hành bộ luật thứ hai của nước ta - Bộ Luật Gia Long Bộ luật này gồm 14 điều nhằm điều chỉnh mối quan hệ về nhà, đất, thuế lúa Đây là bộ Luật xác định quyền sở hữu tối cao của nhà vua về ruộng đất

Thời kỳ Gia Long (1860): Nhà nước phong kiến đã tiến hành đo đạc, lập

sổ địa bạ cho từng xã với nội dung phân rõ công tư điền thổ, diện tích, tứ cận, định dạng thuế

2.1.1.2 Thời kỳ Pháp thuộc

Chúng chia nước ta thành ba kỳ để cai trị:

* Ở Nam Kỳ: Sở địa chính được thành lập năm 1867 và bắt đầu lập nền

tam giác đạc từ 1871 – 1895, ở các tỉnh có trắc địa viên làm bao đạc cho từng làng và lập biểu thuế điền thổ

Trang 6

Từ năm 1896, Sở Địa chính dưới đặc quyền của Thống đốc Nam Kỳ đã tiến hành làm bản đồ giải thửa Đến năm 1930, hầu hết các tỉnh Nam Kỳ đã đo đạc xong bản đồ giải thửa ở tỷ lệ 1/4000, 1/2000 và 1/500

Từ 1911 các tư liệu địa chính phải lưu trữ ở các Phòng Quản lý địa bộ Các Tỉnh trưởng đảm nhiệm việc quản thủ địa bộ cho người trong nước, còn Pháp và ngoại kiều khác có chế độ Đế đương do Ty bảo vệ quyền sở hữu theo luật napôlêôn

* Tại Trung Kỳ: Để có căn cứ tính thuế, từ năm 1806 đã tiến hành đo đạc

đơn giản để lập địa bộ

Ngày 26/4/1930, Khâm sứ Trung Kỳ ban hành Nghị quyết số 1358 lập Sở Bảo tồn điền trạch, sau đổi thành Sở Quản thủ địa chính

Các thủ tục lập tài liệu địa chính được quy định rõ, lập Hội đồng phân ranh giới xã, có kèm theo sơ đồ cắm mốc giới, duyệt các bảng kê khai từng thửa, từng chủ ruộng có ranh giới rõ ràng, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 được công sứ duyệt Các tài liệu này được công bố trong vòng hai tháng nếu có khiếu nại được xử lý và chuyển sang Sở địa chính ghi vào sổ địa bộ chính thức Thời kỳ này chủ yếu duy trì quỹ đất công làng xã và sở hữu nhỏ của nông dân

* Tại Bắc Kỳ: Năm 1906, Sở Địa chính chính thức ra đời và phân định

địa giới huyện, xã và bắt đầu làm bản đồ bao đạc nhằm mục đích đánh thuế

Trong giai đoạn 1928, tiến hành lập bản đồ địa chính chính quy Từ năm

1937, những nơi đã làm xong bản đồ địa chính chính quy thì được Quản thủ địa chính thu các tài liệu đã được phê chuẩn, bao gồm các tài liệu: bản đồ giải thửa chính xác, sổ địa chính, sổ điền chủ, sổ khai báo…

2.1.1.3 Thời kỳ Mỹ Ngụy

Ở Miền Nam trong thời kỳ từ 1954 – 1975 tồn tại hai chế độ ruộng đất khác nhau Đó là chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng và chính sách ruộng đất của Mỹ - Ngụy: Gồm chính sách “cải cách điền địa” của Ngô Đình Diệm và chính sách “Người cày có ruộng” của Nguyễn Văn Thiệu Từ

Trang 7

năm 1945 đến trước ngày giải phóng Miền nam (30/4/1975), tổ chức địa chính thay đổi theo ba thời kỳ

* Từ năm 1954 đến 1955: Nha địa chính được thành lập tại các phần

Tại Nam Kỳ, Nha địa chính Việt Nam được thành lập bởi Nghị định số 3101/HCDV ngày 05/10/1954, được đặt dưới quyền trực tiếp của đại biểu Chính phủ và tại mỗi tỉnh đều có Ty địa chính

Tại Trung Kỳ, Nha địa chính được thiết lập tại Huế theo Nghị định số 421/NĐPC ngày 03/3/1955, có giám đốc phụ trách Ở mỗi tỉnh, tuỳ theo yêu cầu công việc có Ty hay Phòng, Ban lao động để làm công tác địa chính

Tại Cao nguyên Trung Kỳ, Nha địa chính vùng Cao nguyên được thành lập theo Nghị định số 495/NĐ – DBSP ngày 02/8/1955 và trụ sở được đặt tại

Đà Lạt

* Từ năm 1956 đến năm 1959: Ngày 14/12/1955, tuyên bố xoá bỏ tư cách

pháp nhân của các “phần” và thành lập Nha tổng giám đốc địa chính và địa hình theo Nghị định số 01/ĐTCC – NĐ ngày 21/1/1957 để thi hành chính sách về điền địa và nông nghiệp

* Từ năm 1960 đến năm 1975: Ngày 01/12/1959, Bộ trưởng điền thổ và

cải cách điền địa đã ban hành Nghị định số 211/HĐBT/NĐ thiết lập tổng nha điền địa

2.1.1.4 Thời kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, ngành Địa chính từ Trung ương đến cơ sở được duy trì và củng cố Chính sách đất đai thời kỳ này mang tính chất “chấn hưng nông nghiệp” Hàng loạt các Thông tư, Nghị định, được ban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tránh lãng phí đất đai

Ngày 02/02/1947, ngành địa chính được sát nhập vào ngành canh nông;

Trang 8

Ngày 18/6/1949, thành lập Nha địa chính trong Bộ Tài chính, toàn bộ các cán bộ địa chính được đưa đi làm thuế nông nghiệp;

Tháng 7/1949, Chính phủ ra Sắc lệnh số 78/SL quy định giảm 25% địa tô;

Theo sắc lệnh số 40/SL, ngày 13/7/1951, ngành địa chính chính thức hoạt động theo chuyên ngành;

Ngày 05/3/1952, Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về việc sử dụng công điền, công thổ chia cho người nghèo;

Ngày 14/12/1953, Quốc hội thông qua “Luật cải cách ruộng đất”;

Ngày 19/12/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 179/SL ban hành luật cải cách ruộng đất, nhằm đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng” Nhà nước thực hiện hình thức tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất theo từng đối tượng sở hữu đất đai khác nhau để chia cho nông dân

Giai đoạn 1954 – 1959, giai cấp địa chủ phong kiến đã sụp đổ hoàn toàn, chế độ sử dụng đất đã thay đổi căn bản, người cày thực sự có ruộng đất, sản lượng lương thực tăng, kinh tế đất nước được phục hồi

Ngày 03/7/1958 Chính phủ ban hành Chỉ Thị số 354/CT – TTg thành lập

cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương là Sở địa chính, nằm trong Bộ Tài chính, chức năng là quản lý ruộng đất và thu thuế nông nghiệp

Ngày 9/12/1960, Chính phủ ra Nghị định số 70/1960/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, tổ chức ngành địa chính và chuyển ngành địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp và đổi tên là ngành quản lý ruộng đất

Ngày 9/11/1979, Chính phủ ban hành Nghị định số 404/NĐ-CP về thành lập Hệ thống quản lý đất đai thuộc Hội đồng Bộ trưởng và UBND các cấp

Trang 9

Năm 1988, Luật đất đai lần đầu tiên ra đời, tiếp sau hàng loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật nhằm đưa công tác quản lý ruộng đất vào nề nếp và đúng pháp luật

Chỉ thị số 67/CT-TTg ngày 23/3/1989 về triển khai thi hành Luật đất đai Hiến pháp 1992 đã mở ra thời kỳ đổi mới hệ thống chính trị Lần đầu tiên chế độ sở hữu về quản lý đất đai được ghi vào hiến pháp, trong đó quy định,

“đất đai thuộc sở hữu toàn dân” (điều 17)

Luật đất đai ngày 14/7/1993, Nhà nước khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, đất đai được giao ổn định lâu dài cho

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân

Quyết định số 12/QĐ-CP của Chính phủ, ngày 22/02/1994 về việc thành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở hợp nhất và tổ chức lại Tổng cục Quản lý ruộng đất và Cục đo đạc và bản đồ Nhà nước

Nghị định số 34/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 23/4/1994 quy định chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng cục Địa chính Tổng cục Địa chính là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện tổ chức quản lý nhà nước về đất đai

Theo thông tư số 470/TT-TCĐC ngày 18/7/1994 thì hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương trực thuộc UBND các cấp gồm: Sở Địa chính trực thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Địa chính trực thuộc UBND huyện, quận, Thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Cán bộ địa chính xã trực thuộc UBND xã, xã, thị trấn

Ngày 05/8/2002, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất thông qua Nghị quyết số 02/2002/QH 11 quy định danh sách các bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ, trong đó có Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày 26/11/2003, Luật đất đai ra đời trên cơ sở khắc phục những ách tắc, trở ngại trong quản lý sử dụng đất Theo điều 6, Luật đất đai 2003, quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm 13 nội dung Để triển khai thi hành Luật đất đai 2003,

Trang 10

nhằm nhanh chóng đưa Luật đất đai vào áp dụng thực tiễn cuộc sống thì Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra hàng loạt các văn bản, Nghị định, Chỉ thị, và các Thông tư,…hướng dẫn thi hành luật đất đai, tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong quản lý và sử dụng đất

2.1.2 Cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý của công tác quản lý sử dụng đất

2.1.2.1 Cơ sở lý luận

Để một hệ thống quản lý đất đai tốt phải đảm bảo được các mục tiêu sau:

- Trên cơ sở ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai nhằm tạo cơ

sở pháp lý đảm bảo quyền sở hữu nhà nước về đất đai (quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, hướng dẫn, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất …) và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, góp phần giả quyết tốt mọi tranh chấp đất đai tạo cơ sở vững chắc cho việc tính thuế đất và thuế bất động sản

- Phát triển và quản lý tốt thị trường bất động sản bao gồm cả hệ thống

thế chấp quyền sử dụng đất đai và quyền sở hữu bất động sản

- Trên cơ sở điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng, thống kê, kiểm kê đất nhà nước nắm chắc số lượng và chất lượng đất đai

Như vậy, quản lý nhà nước về đất đai là nhằm bảo vệ quyền lợi cho mọi đối tượng khi quyền và nghĩa vụ của các đối tượng sở hữu và sử dụng đất được giải quyết thoả đáng thì sẽ mang lại ổn định xã hội, an ninh chính trị và có tác

dụng thúc đẩy phát triển kinh tế

2.1.2.2 Căn cứ pháp lý liên quan đến đất đai

- Căn cứ luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ

về thi hành luật đất đai;

- Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ

về thu tiền sử dụng đất;

Trang 11

- Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;

- Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất;

- Quyết định số 201/QĐ-ĐKTK ngày 14/7/1980 của Tổng cục Quản lý ruộng đất về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 02/ 9 /1993 của Chính phủ quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

- Nghị định số 02/NĐ-CP năm 1994 quy định về giao đất lâm nghiệp

- Thông tư số 364/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính về hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Nghị định số 84/2007NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về quy định bổ sung cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện QSDĐ, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quyết định bổ xung về quy hoạch sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư

- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Quyết định số 08/2004/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc ban hành quy định về cấp GCNQSDĐ

- Thông tư số 29/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính

Trang 12

- Thông tư số 09/ 2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính

- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

Để tạo cơ sở vững chắc cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, tại điều

6 luật đất đai năm 2003 nêu rõ các nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau:

+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

+ Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất;

+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp GCNQSDĐ;

+ Thống kê, kiểm kê đất đai;

+ Quản lý tài chính về đất đai;

+ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản;

+ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;

Trang 13

+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm về đất đai;

+ Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai;

+ Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai;

2.2 Tình hình quản lý đất đai trên phạm vi cả nước

2.2.1 Tình hình quản lý đất đai của cả nước trong những năm qua

Trước năm 1993, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai một cách chặt chẽ Tuy nhiên các văn bản chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai bởi việc sử dụng đất đai là vấn

đề phức tạp chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau Từ năm 1993 đến nay, ngành tài nguyên môi trường đã xây dựng được hệ thống chính sách tương đối đồng bộ về công tác quản lý nhà nước về đất đai như: Luật Đất đai năm 1993, luật sửa đổi bổ sung năm 1998, luật sử đổi bổ sung năm 2001, các văn bản liên ngành… và gần đây nhất là Luật đất đai sửa đổi bổ sung của Luật Đất đai năm

2003 Hệ thống các văn bản đó về cơ bản đã giải quyết được các quan hệ đất đai, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định chính trị

2.2.1.1 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ hành chính

Để giúp cho các địa phương có cơ sở pháp lý thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói riêng và quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực, cung cấp tài liệu cho các ngành khác…Trong hoạt động phát triển thì công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản

đồ địa chính có ý nghĩa rất quan trọng Công tác xác định địa giới hành chính hàng năm được đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm Thực hiện Chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1994 của Thủ tướng Chính phủ, nhà nước ta đã tiến hành đo đạc và cắm mốc địa giới hành chính trên toàn lãnh thổ và cho đến nay công việc

về cơ bản đã thực hiện xong Các mốc địa giới đã được cắm mốc từ các mốc địa

Trang 14

giới quốc gia đến các mốc địa giới cấp tỉnh, huyện, xã mốc địa giới này là cơ

Hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50000 trùm phủ các nước và 1/25000 trùm phủ các khu vực kinh tế trọng điểm cùng với hơn 50% khối lượng bản đồ công nghệ

số đã được hoàn thành Hệ quy chiếu quốc gia VN-2000, hệ thống các điểm toạ

độ, độ cao nhà nước đã hoàn thành và được thủ tướng chính phủ ra quyết định đưa vào sử dụng từ ngày 12/9/2000 Đến nay đã hoàn thành và bàn giao lưới toạ

độ hạng III cho tất cả các tỉnh, thành phố và hoàn thành đo vẽ 20 mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1/50000 khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng và khu vực Bình Trị Thiên phục vụ hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

2.2.1.3 Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch sử dụng đất là một nội dung quan trọng trong quản lý đất đai, là cơ sở để tiến hành giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cũng như thu hồi đất đai Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác lập quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất trên phạm

vi cả nước

2.2.1.4 Công tác giao đất cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hiện nay đang tiếp tục giao đất cho các tổ chức kinh tế và hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Cấp GCNQSD đất:

Trang 15

Thực hiện luật đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, trên cả nước đã tiến hành cấp GCNQSD đất cho các đối trượng sử dụng đất

2.2.1.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Công tác này thường xuyên được đôn đốc thực hiện kết quả đã giả quyết nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai nhằm tạo điều kiện cho nhân dân yên tâm sản xuất Bên cạnh đó thì vấn đề khiếu nại vượt cấp về lĩnh vực đất đai còn xảy ra nhiều mà nguyên nhân là do nhà nước chưa thực hiện đúng các chính sách cho người dân, công tác quản lý còn lỏng lẻo Vì vậy trong những năm tới nhà nước cần hoàn thiện các cơ chế chính sách đảm bảo luật

pháp được thi hành đúng và có hiệu quả

2.2.2 Tình hình quản lý sử dụng đất trên toàn địa bàn tỉnh Sơn La từ khi có luật đất đai năm 2003 đến nay

Sơn La là một tỉnh miền núi phía bắc nông nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người thấp

Trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả sau:

* Về xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính của tỉnh được tiến hành đầy đủ Ranh giới hành chính tỉnh được xác định bằng các yếu tố địa vật, được cắm mốc giới rõ ràng Hiện nay tỉnh đã hoàn thành BĐHC và HSĐGHC, hàng năm các mốc giới đều được kiểm tra, nếu phát hiện hỏng hóc hoặc bị phá huỷ đều được xử lý và thay thế kịp thời

Trang 16

* Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đến năm 2000 tỉnh đã hoàn thành việc lập quy hoạch giai đoạn 2001-2010, kế hoạch sử dụng đất 2001-2005, kế hoạch 2006-2010 Đồng thời năm 2005-2009 tỉnh đã tiến hành

đo đạc thành lập bản đồ địa chính cho 5 huyện là: Phù Yên, Thuận Châu, Mường La, Quỳnh Nhai và Sông Mã do đó số liệu có nhiều biến động UBND tỉnh đã chỉ đạo trong kỳ quy hoạch 2011-2020 sẽ sử dụng số liệu sau đo đạc để làm cơ sở cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

* Công tác cấp giấy CNQSD đất: Nhìn chung công tác cấp giấy CNQSD đất của tỉnh về cơ bản tương đối ổn định nhưng vẫn còn chậm, trong thời gian tới cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn

* Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: Hàng năm xét từ nguồn quỹ đất của địa phương cũng như nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức và người dân có nhu cầu sử dụng đất và đủ điều kiện giao đất, cho thuê đất, UBND tỉnh vẫn ký quyết định cho các tổ chức thuê đất và chỉ đạo các huyện cho người dân thuê đất cũng như giao đất cho người dân sử dụng, tính đến năm 2003 tỉnh đã

cơ bản hoàn thành công tác giao đất nông nghiệp, giao rừng tự nhiên cho người dân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

* Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tỉnh Sơn La tiến hành thường xuyên và đầy đủ

* Về quản lý thị trường đất trong thị trường bất động sản: Trước đây khi Nhà nước chưa công nhận hoạt động của thị trường đất trong thị trường bất động sản, các giao dịch có liên quan đến đất đai vẫn diễn ra nhưng không công khai làm cho giá đất tại thời điểm đó lên cao Từ khi có Luật đất đai 2003 ra đời công nhận thị trường đất trong thị trường bất động sản thì hoạt động này càng ngày phát triển mạnh

* Về quản lý dịch vụ công: 11 huyện, thành phố đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ cuối năm 2006, Văn phòng đã tiến hành tổ chức thực hiện đăng ký sử dụng đất và biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa

Trang 17

chính về giúp sở Tài nguyện và Môi trường trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước về đất đai của tỉnh Sơn la trong thời gian qua được thực hiện tương đối tốt Trong thời gian tới cẩn đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp giấy CNQSD đất , giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại tố cáo còn tồn đọng trong thời gian qua, giúp người dân yên tâm sản xuất Đồng thời cần phát triển hơn nữa thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường

bất động sản để làm tăng nguồn tài chính từ đất đai

2.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên toàn phường Chiềng Sinh

Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 6/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ, địa giới hành chính của phường Chiềng Sinh với các xã lân cận đã được xác định Qua công tác cập nhập, chỉnh lý theo số liệu thống kê đất đai theo địa giới hành chính phường xác định tổng diện tích tự nhiên của phường là: 2.261 ha

Uỷ ban nhân dân phường đã căn cứ vào quy định của Luật đất đai năm

2003, các văn bản hướng dẫn của nhà nước và căn cứ vào nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất hàng năm được Hội đồng nhân dân phường thông qua để giải quyết hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất cho các cá nhân, tổ chức một cách nhanh chóng thuận lợi

Công tác đăng ký quyền sử dụng đất cho các đối tượng được thực hiện thường xuyên cùng với công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính Đến nay toàn phường đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đến từng hộ gia đình cụ thể như:

- Kết quả giao đất và cấp giấy CNQSD đất nông nghiệp trên địa bàn phường Chiềng Sinh theo Chỉ thị 10/198-CT-TTg và cấp bổ sung cho đến nay

- Tổng số GCNQSD đất đã cấp được cho hộ gia đình và cá nhân: 2.885 giấy CNQSD đất với diện tích 923,84 ha trong đó

+ Đất nông nghiệp: 880 ha

Trang 18

+ Đất phi nông nghiệp trên địa bàn phường Chiềng Sinh, cấp được cho các

hộ gia đình và cá nhân: 2.740 giấy với diện tích 43,84 ha

- Kết quả giao đất và GCNQSD đất Lâm nghiệp trên địa bàn phường như sau:

Tổng số GCNQSDĐ đã được cấp là 589 giấy trong đó:

+ Hộ gia đình cá nhân: 557 giấy CNQSDĐ với diện tích 599,8 ha

+ Các tổ chức 12 GCNQSDĐ với diện tích 30,29 ha

Thực hiện Nghị định 181/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân phường có trách

nhiệm theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương

Đã đưa việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm vào thực tiễn có hiệu quả, đáp

ứng được nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích của địa phương

2.2.4 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên toàn phường Chiềng Sinh -

TP Sơn La

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 và kết quả thống kê đất đai năm 2013; kết quả điều tra khảo sát ngoài thực địa Hiện nay phường Chiềng Sinh có tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính là 2.266 ha, chiếm 6,98% tổng diện tích tự nhiên , bình quân 457 người/Km2

Trang 19

- Đất sản xuất nông nghiệp toàn phường có 1.323,61 ha chiếm 58,41% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp

- Trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với 309,93 ha, chiếm 23,42%, còn lại là đất trồng cây lâu năm 294,23 ha, chiếm 22,23% diện tích đất sản xuất nông nghiệp

2 Nhóm đất phi nông nghiệp

Năm 2010 phường Chiềng Sinh có 456,57 ha diện tích nhóm đất phi nông nghiệp chiếm 20,15% tổng diện tích tự nhiên bao gồm:

- Đất quốc phòng: Diện tích năm 2010 có diện tích là 40,30 ha, chiếm

8,83% diện tích đất phi nông nghiệp ( Viện Quân y 6, Trường Quân sự tỉnh)

- Đất An ninh: Diện tích năm 2010 có 5,96 ha chiếm 1,31% diện tích đất phi nông nghiệp ( Trụ sở Cảnh sát cơ động tỉnh Sơn La)

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp năm 2010 có 51,01 ha chiếm 11,17% diện tích đất phi nông nghiệp là đất của các cơ sở kinh doanh ( Công ty

CP Cơ khí Sơn La )

Trang 20

- Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sử: Diện tích năm 2010 có 45,50 ha chiếm 9,97% diện tích đất phi nông nghiệp như: Công ty CP Xi Măng, Nhà máy Gạch Tuylen,

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa toàn phường có 49,39 ha, chiếm 10,82% diện tích đất chuyên dùng phân bố ở khu dân cư

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có 10,09 ha chiếm 2,21 % diện

tích nhóm đất phi nông nghiệp

3 Đất chưa sử dụng

Toàn phường có 546,61 ha đất chưa sử dụng chiếm 24,18% , tổng diện tích tự nhiên của phường trong đó: Đất đồi núi chưa sử dụng có 254,61 ha, chiếm 46,60% đất chưa sử dụng, phân bố rải rác ở các bản, mỗi bản 10 - 25 ha Diện tích núi đá không có rừng cây 292 ha, chiếm 53,4% đất chưa sử dụng, phân bố ở các bản: Bản Hẹo 55 ha, Bản Noong La 29,5 ha, Bản Thẳm 22 ha, Tổ

- Tình hình quản lý chung (một số nét nổi bật)

Thực hiện Nghị định 181/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương

Đã đưa việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm vào thực tiễn có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích của địa phương

Trang 21

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Chiềng Sinh - TP Sơn

La giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2012

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trong giới hạn 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quy định trong Luật Đất Đai năm 2003

3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

Đề tài nghiên cứu tại UBND phường Chiềng Sinh - TP Sơn La từ ngày 18/02/2013 đến ngày 28/04/2013

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá công tác quản lý đất đai theo 13 nội dung quản lý đất Nhà

nước về đất đai của phường Chiềng Sinh giai đoạn 2003 – 2012 cụ thể như sau:

1 Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

2 Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

3 Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất đai, lập bản đồ hành chính, bản đồ hiên trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sư dụng đất

4 Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

6 Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trang 22

7 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

8 Công tác quản lý tài chính về đất đai

9 Công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

10 Công tác quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

11 Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp Luật đất đai

12 Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết việc khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

13 Công tác quản lý các dịch vụ công về đất đai

Nguyên nhân tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai của phường Chiềng Sinh - TP Sơn La

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết về tình hình quản lý đất đai trên địa bàn phường Chiềng Sinh

- Tìm hiểu các văn bản pháp luật: Luật, Nghị định, Thông tư, Nghị Quyết…về quản lý và sử dụng đất đai do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành Tìm hiểu các văn bản pháp luật về quản lý đất đai của UBND tỉnh Sơn La

và UBND phường Chiềng Sinh

- Nghiên cứu các văn bản Luật và văn bản dưới Luật về quản lý đất đai, đặc biệt nắm vững 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo luật đất đai

2003

- Phương pháp thu thập số liệu bao gồm:

Trang 23

+ Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra, bằng phương pháp chọn 4 bản thuộc phường bao gồm cả người dân và cán bộ Tổng hợp kết quả điều tra chia làm 2 nhóm điều tra người dân và cán bộ thuộc 4 bản

+ Thu thập số liệu thứ cấp qua việc kế thừa những tài liệu, số liệu tại các

cơ quan chức năng có liên quan

- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu thông qua phần mềm tin học excel; đối chiếu, so sánh với các quy định hiện hành trong luật

Trang 24

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Phường Chiềng Sinh là cửa ngõ, trung tâm kinh tế, văn hóa phía Đông Nam TP Sơn La, địa bàn rộng dân cư đông đúc, là đô thị trẻ đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 14%, cơ cấu kinh tế của phường đã từng bước chuyển dịch quan trọng, đúng hướng, phù hợp với phát triển của Thành phố theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

Phường có 25 cơ sở, tổ bản trong đó có 8 tổ và 17 bản Đây là thế mạnh tạo tiền đề cho nhân dân các dân tộc của phường Chiềng Sinh phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, Quốc phòng - An ninh với tổng diện tích

tự nhiên là 2.266 ha, với vị trí giáp ranh như sau:

+ Phía Bắc và phía Đông : Giáp xã Chiềng Ngần TP Sơn La

+ Phía Nam : Giáp xã Chiềng Ban, Chiềng Mung huyện Mai Sơn

+ Phía Tây : Giáp xã Chiềng Cơi, Hua La và phường Quyết Tâm -TP Sơn La

Trung tâm phường cách trung tâm Thành Phố 10km Phường có 8,2 km Quốc lộ 6 chạy dọc địa bàn từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có 350 m Quốc lộ 4G

đi huyện Sông Mã chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, phát triển kinh tế - xã hội của phường

4.1.1.2 Địa Hình - Địa Mạo

Phường Chiềng Sinh là phường mới thành lập, thuộc đô thị miền núi, có

độ cao trung bình từ 660 - 854m so với mực nước biển, địa bàn bị chia cắt bởi các dãy núi đá vôi như: Núi Kéo Ngu Bướm, núi Ngu Lườn, núi Phòng Không, núi Pa Mút, núi Xam Khá, núi Bọng Nọi Địa hình dốc cục bộ nhiều, đi lại giữa các bản còn khó khăn nhất là về mùa mưa Nằm giữa các dãy núi là các

Trang 25

thung lũng khá bằng phẳng: Khu vức dọc hai bên Quốc lộ 6, thung lũng Bản Giỏ, khu thung lũng từ Bản Noong Đúc - Bản Lay - Noong La hiện đang là địa bàn sản xuất nông nghiệp chủ yếu của nhân dân trong vùng

Phường có nhiều núi đa vơi, cao lanh tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất vật liệu xây dựng

4.1.1.3 Khí hậu

Phường Chiềng Sinh nằm trong khu vực Thành phố nên có chung

những đặc điểm khí hậu thời tiết của khu vực Thành phố Sơn La Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn Tỉnh Sơn La

Nhiệt độ trung bình là 21,10 C trong đó nhiệt độ thấp nhát tuyệt đối - 0,50C ( tháng 1), nhiệt độ cao nhất tuyệt đối vào khoảng 380

C ( tháng 5)

Lượng mưa trong năm dối dào nhưng phân bố không đồng đều trong các tháng lượng mưa cao nhất là vào khoảng tháng 7 và tháng 8 với 278,2mm

Khí hậu có một số yếu tố hạn chế như: Hạn hán vào mùa khô sương mù

và gió nóng ảnh hưởng xấu tới sản xuất

4.1.1.4.Các Nguồn Tài Nguyên

Trang 26

- Nhóm đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước ( Ký hiệu Lf): Diện tích

858 ha, chiếm 37,95% diện tích tự nhiên; tập trung tại các thung lũng, phần lớn

là đất có dấu hiệu bạc màu hiện nay hiệu quả khai thác sử dụng còn thấp

- Núi đá vôi: 360 ha, chiếm 15,92% diện tích tự nhiên tập trung chủ yếu ở các dãy núi bao quanh các thung lũng, một phần được khai thác sản xuất vật liệu xây dựng và làm đường giao thông

Hầu hết các loại đất ở phường Chiềng Sinh phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau song phần lớn diện tích đất đang bị suy thoái do thảm thực vật

bị tàn phá, đát bị sói mòn, rửa trôi và tập quán canh tác lạc hậu, quảng canh bóc lột đất Do vậy trong thời gian tới cần đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhất là biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm bảo vệ đất để sử dụng đất có hiệu quả lâu dài

*Tài nguyên nước

Hầu hết nhân dân trong phường sử dụng nước máy và các mó nước tự nhiên làm nước sinh hoạt, nước sản xuất chủ yếu dựa vào nước mưa để phục vụ sản xuất do diện tích ao hồ và nguồn nước tự nhiên do địa bàn rồng diện tích ao

hồ và đập chứa kém , kênh tưới bị hư hỏng xuống cấp nên việc khai thác đưa vào sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất là rất khó khăn

* Tài nguyên rừng

Nguồn tài nguyên rừng của phường không còn nhiều Tập đoàn cây rừng

tự nhiên hiện chủ yêu là còn cây gỗ tạp như: Dùng, kháo, dẻ, cây bụi lùm bụi, cỏ diện tích rừng hiện còn 636,1 ha, độ che phủ rừng đạt 28,13% Hiện tại rừng của phường chủ yếu là rừng phục hồi trữ lượng nghèo, rừng tre mạy lay vằng hỗn giao Thảm thực vật tự nhiên còn lại thưa thớt, phân bố không đồng đều trên địa bàn phường Những năm gần đây các dự án khoanh nuôi bảo vệ, trồng rừng kinh tế đang phát huy hiệu quả rừng đang dần được phục hồi Trên địa bàn phường hiện có 20 ha rừng trông có tính đặc dụng, đó là khu vườn thực

Trang 27

nghiệm đang khảo nghiệm một số nguồn gen thực vật quý và cũng là điểm tham quan du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học

* Tài nguyên nhân văn

Phường Chiềng Sinh có nền văn hoá lâu đời mang đậm bản sắc văn hoá của miền núi Tây Bắc nhân dân trong phường luôn thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, vượt qua khó khăn thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo

vệ tổ quốc Cộng đồng các dân tộc trong phường đoàn kết, gắn bó chung sống

từ lâu đời, trong đó: Chủ yếu là dân tộc Thái, dân tộc Kinh chiếm, dân tộc H'mông, dân tộc Dao và dân tộc Mường

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Dân số, mức độ tăng trưởng trong năm

a Dân số

Công tác dân số kết hợp lồng ghép các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình được duy trì thường xuyên Kết quả, tỷ suất sinh hàng năm đều giảm, tỷ lệ tăng dân

số tự nhiên giảm còn, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm

Theo số liệu thống kê đến năm 2013, dân số toàn phường là 11.013 người với 2.669 hộ gia đình

Bảng 4.1.Tình hình dân số - Mức độ tăng trưởng trong năm

2008 2009 2010 2011 2012 1.Tổng số nhân khẩu Người 9.690 9,810 10,302 10,640 11,013

Trang 28

b Thành phần dân tộc

- Dân tộc Thái chiếm: 4.790 người

- Dân tộc Kinh chiếm: 6.120 người

- Dân tộc Mông: 113 người

c Thu nhập

- Thu nhập bình quân đầu người 1.100.000 đồng/ người/ tháng

- Tỷ lệ đói nghèo 5,7 %

d Trình độ dân trí

- Tỷ lệ người biết chữ, biết nói tiếng phổ thông 93 %

- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường 100 %

Hệ thống gia thông trên địa bàn phường bao gồm:

- Quốc lộ 6 chạy dọc phường Chiềng Sinh có chiều dài 8,2km nối trung tâm TP với Huyện Mai Sơn đã được xây dựng mới với Bm=40m, mặt nhựa apfan

- Quốc lộ 4G được cải tạo nối TP Sơn La và Huyện Sông Mã và Huyện Sốp Cộp

Nhìn chung hệ thông giao thông trên địa bàn phường từ trung tâm UBND phường đi tới các bản hậu như đã được giải nhựa nên việc đi lại tương đối thuận tiện

4.1.2.3 Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2012

Năm 2012 tổng sản lượng lương thực có hạt đạt khoảng 5000 tấn, bình quân thu nhập trên đầu người đạt 12 triệu đồng/năm Lương thực bình quân trên đầu người đạt trên 750 kg/năm/người An ninh lương thực được bảo đảm

Trang 29

Đẩy nhanh tốc độ chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp, đẩy nhanh phát triển chăn nuôi so với trồng trọt, nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm với khối lượng hàng hoá lớn, tập chung: Mở rộng các hoạt động dịch vụ tăng thu nhập cho ngân sách, thực hiện chính sách thu hút đầu tư, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đón dân tái định cư thuỷ điện Sơn La

Biểu đồ: Cơ cấu diện tích đất

Trang 30

Bảng 4.3 Cơ cấu đất nông nghiệp năm 2012

Trong đó:

1.1

Đất lúa nước ( gồm đất chuyên

trồng lúa nước và đất lúa nước

còn lại)

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 309,93 23,42

a Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp 1.323,61 ha, chiếm 58,41% trong đó:

- Diện tích đất trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa của phường năm 2010

có 102,93 ha, chiếm 7,78% diện tích đất nông nghiệp, trong đó trồng lúa nước còn lại chiếm 100% diện tích tập trung tại các bản: Bản Thẳm, Bản Lay, Bản

Pùa, Bản Ban, Bản Có

- Đất trồng cây hàng năm: Diện tích đất trồng cây hàng năm có 309,93

ha, chiếm 100% diện tích đất nông nghiệp được phân bố rải rác trên toàn bộ địa bàn phường

- Đất trồng cây lâu năm: Diện tích năm 2010 có 294,23 ha, chiếm

22,23% diện tích đất trồng nông nghiệp ( Phân bố trong khu dân cư và ngoài

khu dân cư) trong đó: Cây công nghiệp lâu năm có diện tích 76,7 ha, chiếm

26,07% diện tích trồng cây lâu năm được sử dụng để trong cây cà phê Diện tích cây ăn quả 156,84 ha, chiếm 53,31% diện tích trồng cây lâu năm diện tích này năm trong khuôn viên của các hộ gia đình và trong khu dân cư và trồng trên đất

trồng cây hàng năm

Trang 31

c Đất nuôi trồng thủy sản

Có tổng diện tích 10,96 ha, chiếm 0,83% diện tích nhóm đất nông nghiệp

là diện tích ao do các hộ gia đình tự đào để nuôi thả cá được phân bố trong các khu dân cư và ven suối

2 Đất phi nông nghiệp

Năm 2012 phường Chiềng Sinh có 456,57 ha diện tích nhóm đất phi nông nghiệp chiếm 20,15% diện tích đất tự nhiên gồm có các loại đất sau:

Bảng 4.4 Cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2012

Ngày đăng: 01/04/2016, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w