Nhưng trong những năm gần đây thực trạng phát triển đàn bò ở địa phương ngày càng giảm do người dân chạy theo hướng chăn nuôi các con khác bằng công nghiệp, diện tích cỏ tự nhiên, cỏ trồ
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của chuyên đề
Từ ngày sơ khai, chăn nuôi đã trở thành ghành nghề không thể thiếu của loài người Chăn nuôi cùng với trồng trọt cung cấp thực phẩm, lương thực cho xã hội
Ơ Việt Nam nông nghiệp là nguồn sinh kế và hơn 60% dân số cả nước làm nông nghiệp Với vị trí như vậy, chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung là chìa khóa của sự ổn định và phát triển đối với người dân trong bối cảnh hội nhập WTO Kinh tế nước ta có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít khó khăn Nghành chăn nuôi cũng không thoát khỏi quy luật đó, chăn nuôi phải đối đầu với thách thức
về an toàn thực phẩm
Hiện nay, xã hội phát triển nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn của người dân ngày càng tăng cao Cụ thể đó là những thực phẩm an toàn do người dân ở địa phương sản xuất ra không bị ảnh hưởng bởi chất kích thích tăng trọng, tồn dư kháng sinh, vi sinh vật, các kim loại nặng độc hại …
Thịt bò là một trong những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Nếu được chú trọng nuôi dưỡng và phát triển thì nó sẽ trở thành nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào,
an toàn Nhưng trong những năm gần đây thực trạng phát triển đàn bò ở địa phương ngày càng giảm do người dân chạy theo hướng chăn nuôi các con khác bằng công nghiệp, diện tích cỏ tự nhiên, cỏ trồng ngày càng giảm
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển đàn bò và tạo dựng được thương hiệu thịt bò an toàn Từ đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái để phát triển bền vững, có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác
Để đánh giá được hiện trạng đàn bò và đề xuất một số giải nhằm phát triển đàn
bò, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “ Điều tra thực trạng chăn nuôi bò tại xã Nà
Nghịu huyện Sông Mã tỉnh Sơn La”
2 Mục đích, yêu cầu
2.1 Mục đích
- Đánh giá hiện trạng đàn bò tại xã Nà Nghịu huyện Sông Mã tỉnh Sơn La
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đàn bò
2.2 yêu cầu
Trang 2PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1 Một số giống đang đƣợc nuôi ở Việt Nam
1.1 Bò vàng
- Bò vàng Việt Nam phân bố ở nhiều vùng trong cả nước Bò được nuôi để lấy thịt, cày kéo và lấy phân Hầu hết chúng có lông da màu vàng nên gọi là bò vàng Việt Nam, và gọi theo địa danh: Bò Thanh Hóa, bò Mèo (Hà Giang), bò Phú Yên
- Đặc điểm ngoại hình: Con cái đầu thanh, sừng ngắn, con đực đầu to sừng dài chĩa
về phía trước, gân mặt nổi dõ, mắt tinh, lanh lợi, cổ con cái thanh, cổ con đực to, con đực có u vai, con cái không có, lưng và hông thẳng, hơi rộng Bắp thịt nở nang, mông hơi xuôi, ngực phát triển tốt sâu nhưng hơi lép, bụng o tròn nhưng không xệ Bốn chân thanh cứng, hai chân trước thẳng, hai chân sau thường chạm kheo
- Khả năng sản xuất: khối lượng sơ sinh từ 14 đến 15 kg, khối lượng trưởng thành: con đực nặng 250 - 280kg, con cái nặng từ 160 - 200 kg và có khoảng 20% có khối lượng lớn hơn 200kg khả năng sinh sản tương đối tốt: tuổi đẻ lứa đầu khá sớm (30-
32 tháng), nhịp đẻ khá mau (13 - 15 tháng/ lứa)
1.2 Bò lai Sindhi
- Cách đây khoảng 70 - 80 năm, bò Red Sindhi được đưa vào Việt Nam và được nuôi ở 1 số địa phương Việc lai giữa bò Sindhi và bò vàng đã hình thành lên giống bò lai Sind
- Đặc điểm ngoại hình : Đầu hẹp, trán ghồ, tai to, rốn và yếm rất phát triển, u vai nổi rõ, âm hộ có nhiều nết nhăn, bầu vú phát triển, đuôi dài, màu lông vàng sẫm
Khả năng sản xuất: Bò có tầm vóc tương đối lớn, trọng lượng sơ sinh từ 17 20kg, trọng lượng trưởng thành con đực nặng 250 - 350kg, con cái nặng 200 - 250kg, khả năng sinh sản tương đối tốt, có thể phối giống lúc đầu 20 - 24 tháng tuổi, khoảng cách lứa đẻ 15 tháng
-1.4 Bò u đầu rìu
- Bò được phân bố rải rác ở Nghệ An, Hà Tĩnh nhưng nhiều nhất ở huyện Nam Đàn - Nghệ An
Trang 3- Đặc điểm ngoại hình : Bò có màu nâu nhạt đến màu vàng Một số bò đực có u vai màu đen Cấu tạo cơ thẻ cân đối, chắc chắn, mặt thanh, sừng ngắn to ở bò đực, nhỏ ở bò cái
- Khả năng sản xuất: Bò có kích thước trung bình như bò vàng Khối lượng trưởng thành, bò đực nặng 270 - 320kg, con cái năng 190 - 210kg, bê sơ sinh nặng 13-16kg, tỉ lệ thịt xẻ tương ứng ở bò cái và bò đực là: 44-47%
2 Thức ăn nuôi bò
- Nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ tươi ngoài bãi chăn, cỏ khô, rơm rạ và 1 số loại thức ăn thô xanh khác như ngọn lá mía, bã dứa, than cây khô, dây lang, dây lạc các loại bèo, thân cây chuối
- Ngoài những loại trên phải cho ăn thêm cỏ trồng, thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô, khô dầu….) Sau đây là 1 loại thức ăn chính dành cho chăn nuôi bò
2.1 Thức ăn xanh
- Cỏ Voi: Giống cỏ có năng xuất cao nhất hiện nay, rễ chùm, trồng bằng hom như mía, cây cao từ 1,2 - 1,8m có thể thu cắt từ 6-8 lứa đạt 120 - 180 tấn/ năm Tỉ lệ protein 101g/kg chất khô
Ở nước hiện nay thường trồng cỏ Voi để cho bò ăn tại chuồng hoặc ủ xanh làm thức ăn dự trự khi khan hiếm thức ăn
- Cỏ Pangola: Cỏ thân bò là giống hoà thảo trồng để chăn thả và cắt phơi khô dự trữ, cỏ thu hoạch 5 - 6 lứa/năm Sản lượng cỏ xanh đạt 40- 60 tấn/ha/năm, lượng protein 7-8% chất khô
- Cây keo dậu: Thân cây gỗ họ đậu cao từ 7 - 10m, trồng để chống xói mòn đất, lấy lá làm thức ăn xanh cho bò Năng xuất chất xanh bình quân từ 40-60 tấn/ha/năm, lượng protein khá cao 270 - 280g/kg chất khô Đây là thức ăn xanh có thể thay thế thức ăn tinh trong chăn nuôi bò thịt
- Các loại cỏ tự nhiên
2.2 Thức ăn thô khô
- Rơm: Là phế phụ phẩm của ngành trồng lúa, giá trị dinh dưỡng thấp nhiều sơ (32 - 34%) nghèo protein (2 - 3%), các chất hữu cơ trong rơm tiêu hóa được ít
Trang 4- Thân cây ngô sau khi thu bắp: Là nguồn thức ăn thô cho nhiều vùng, giá trị dinh dưỡng tùy thuộc vào các giống ngô, vụ thu hoạch Trong 1kg thân cây ngô co 600 - 700g chất khô, 60
- 70g protein thô, 310 - 320g xơ, tỷ lệ tiêu hóa trung bình 52 - 55%
- Cỏ khô: Cỏ khô có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại thức ăn thô khác Giá trị dinh dưỡng phụ thuộc vào cỏ tươi khi mang phơi và kĩ thuật phơi, điều kiện bảo quản Độ ẩm thích hợp trong cỏ khô là dưới 15%, nếu trên 18% cỏ dễ bị mốc
- Thóc
3 Chế biến thức ăn dùng trong chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt
3.1 Kĩ thuật kiềm hóa rơm làm thức ăn dùng cho chăn nuôi bò
- Nguyên liệu: Bao gồm các loại thức ăn thô, phụ phẩm nông nghiệp rơm lúa, thân cây ngô, đây là nguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng Thành phần chủ yếu là xơ, tuy nhiên rơm lúa chứa nhiều nguồn năng lượng tiềm tang đáng kể
- Công thức hỗn hợp nguyên liệu ủ:
Trang 5- Phương tiện chứa rơm để ủ: Bể xây, góc tường, ủ trong bao phân đạm, bao tải xác rắn, … Dùng mảnh vải nhựa, ni-lon lót kín để không nhiễm bẩn lót cát và hạn chế thoát ure
- Các bước tiến hành:
+ Hòa ure, vôi, muối và nước
+ Khối lượng rơm ủ tùy thuộc nhu cầu sử dụng và dụng cụ chứa
+ Lần lượt rải rơm theo từng lớp 20cm vào hố ủ, quấy đều dung dịch sau đó dùng ô-doa tưới đều vào lớp rơm vừa rải
+ Sau đó phủ kín đống ủ dùng các vật liệu đậy lên đống ủ
+ Lưu ý nơi ủ phải tránh rãnh thoát nước, mạch nước ngầm
- Cách sử dụng:
+ Rơm ủ kín trong vòng 15-20 ngày bắt đầu lấy cho gia súc ăn
+ Rơm ủ đạt chất lượng chế biến tốt có màu vàng chanh và mùi ure không có mùi mốc
+ Khi lấy rơm cho gia súc ăn chỉ lấy 1 vị trí và lấy dần, lấy đến đâu gọn đến đấy
+ Cho gia súc ăn tùy khả năng
+ Lúc đầu bò chưa ăn nên phơi rơm chế biến dưới bóng mát 30-32 độ C
3.2 Kĩ thuật ủ xanh thức ăn dành cho chăn nuôi
* Các loại cây thức ăn có khả năng ủ tươi:
- Cây ngô dùng làm thức ăn Ủ toàn bộ thân, lá và bắp cắt vào thời điểm hạt ngậm sữa là thức ăn lý tưởng cho chăn nuôi bò sữa
- Cây ngô sau khi thu hoạch hạt
+ Sau khi thu hoạch hạt ở giai đoạn ngậm sữa còn thân, lá đem ủ
+ Sau khi thu hoạch hạt ở giai đoạn bột khô, cây ngô ở thời điểm này VCK nhiều bắt buộc nén chặt cho thêm rỉ mật đường
- Cỏ tự nhiên, cỏ trồng đều có thể mang ủ
* Hố ủ phải chuẩn bị sẵn sàng, hố ủ tùy thuộc vào lượng thức ăn mà xây hố ủ có dung tích 1,5m3 chứa được 750 đến 900 kg thức ăn ủ tươi
* Kĩ thuật ủ: Trạng thái lý tưởng để đem ủ các loại cây thức ăn độ ẩm là 65-70% vật chất khô khoảng 30%
Trang 6- Đối với cây ngô và cỏ voi trồng làm thức ăn sau khi cắt để phơi héo từ 3-6 tiếng sau đó kiểm tra rồi đem ủ
- Đối với cây ngô sau khi thu hoạch hạt ngô không cần phơi
- Cỏ tự nhiên phụ thuộc vào vật chất khô, nếu đạt đổ ẩm sau 50-70% ủ tốt, tươi quá phải phơi
- Sau mỗi lớp ta tiến hành tưới rỉ mật đều
- Sau đó tiến hành đóng hố ủ
* Sử dụng thức ăn ủ tươi có thể sử dụng ở tuần thứ 8 sau khi ủ
- Thức ăn ủ tươi được cho là tốt khi mở ra có mùi dễ chịu hơi chua
- Thức ăn không đảm bảo khi mở có mùi ammoniac, màu trắng mốc
- Mỗi ngày lấy một lần thức ăn trong hố ủ sau đó đóng lại như cũ
4 Kĩ thuật chăn nuôi bò cái sinh sản
4.1 Kĩ thuật chăn nuôi bò cái có chửa
* Phát hiện có thai ở bò cái
- Dựa vào lịch phối giống sau 23-25 ngày mà không thấy bò biểu hiện động dục trở lại là có chửa
4.2 Kĩ thuật chăn nuôi bò cái đẻ
* Những vấn đề cần biết đối với bò cái đẻ
- Những trạng thái khi đẻ
- Mọi biểu hiện khi bò sắp đẻ
+ Bụng sệ xuống, dây chằng hông khung nhão
+ Niêm dịch chảy ra ngoài
Trang 7+ Bầu vú và căng đỏ vắt đã có sữa
- Quá trình đẻ chia làm 3 giai đoạn
+ Giai đoạn 1: Mở cửa tính từ khi bắt đầu đẻ đến lúc cổ tử cung mở hoàn toàn + Giai đoạn 2: Tính từ khi cổ tử cung mở hoàn toàn đến khi thai đưa ra ngoài
+ Giai đoạn 3: Ra nhau từ lúc thai ra đến khi nhau bong ra hết khoảng 4 đến 6 giờ nếu từ 10 đến 12h mà nhau không ra thì phải can thiệp vào
4.3 Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc bò cái sinh sản
- Trước khi đẻ từ 10-15 ngày cần phải chuẩn bị chuồng đẻ thường phải khô ráo
có độn chuồng và có người trực đẻ
- Làm thức ăn tinh và thức ăn có nhiều nước
- Trong thời gian đẻ cần cẩn thận khi đỡ đẻ
- Sau khi đẻ 30 phút nên cho bò ăn nước cháo có pha muối
- Hằng ngày theo dõi thân nhiệt sau 5 ngày nếu trời không mưa, rét có thể chăn thả ở bãi gần chuồng
4.4 Nuôi dưỡng và chăm sóc bê
* Nuôi dưỡng: Sau khi đẻ cần cho bê bú sữa đầu, trong tháng đầu cần cho bê bú sữa theo nhu cầu
* Chăm sóc: Tắm mùa hè, chải mùa đông
5 Kĩ thuật chăn nuôi bò thịt
5.1 Kĩ thuật nuôi dưỡng
* Giai đoạn bú sữa mẹ
- Giai đoạn này bắt đầu từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi
- Đặc điểm: Khi bê mới sơ sinh bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, thức
ăn chính là nguồn sữa mẹ
* Giai đoạn nuôi thịt
- Giai đoạn này bắt đầu từ cai sữa đến 21 tháng tuổi, nuôi vỗ béo kéo dài 3 tháng từ
21 tháng đến 24 tháng tuổi
Trang 85.2 Vỗ béo bò loại thải
Ở Việt Nam bò nuôi theo hướng dùng cho cày kéo và sinh sản, khi bò này không còn khả năng sản xuất thì ngươi ta nuôi loại thải, hầu hết các bò già và yếu, thịt
bò loại này chiếm số lượng kháng trên thị trường hiện nay Nhằm nâng cao tỉ lệ chất lượng thịt việc vỗ béo chúng trước khi giết thịt là hết sức cần thiết Việc chăm sóc nuôi dưỡng giai đoạn 22-24 tháng tuổi, có thể sử dụng khẩu phần sau để vỗ béo cho
bò loại thải
5.3 Quản lí chăm sóc bò thịt
* Phương thức chăn nuôi
- Nuôi chăn thả có bổ sung thức ăn tại chuồng, bò được chăn thả tự nhiên ngoài đồng cỏ nhiều giờ nhằm tận dụng hết khả năng tiếp nhận thức ăn thô xanh sau đó về chuồng trại bổ sung các loại thức ăn
- Nuôi tại chuồng kết hợp với chăn thả, phương thức này chủ yếu áp dụng đối với vùng đồng cỏ đẹp như ven đê, đồng bằng
- Nuôi nhốt hoàn toàn áp dụng cho bò vỗ béo
* Chăm sóc quản lí
- Đối với phương thức chăn thả, việc bổ sung thức ăn chỉ tiến hành sau khi bò
về chuồng vào banb đêm
- Đối với phương thức chăn thả kết hợp với nuôi tại chuồng cho bò ăn 2 lần/ngày
- Nhu cầu nước uống 50-60 lít /con/ngày
6 Một số bệnh thường gặp ở bò
6.1 Bệnh dịch tả ở bò
* Đặc điểm của bệnh: Bệnh dịch tả ở bò (Pesti Bovum) là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan mạnh của loài nhai lại do virus dịch tả gây nên
- Bệnh dịch tả do Pestibovum Virut gây nên
- Hình thái: virus có cấu trúc đa hình thái phổ biến là dạng hình cầu
- Sức đề kháng: virus có sức đề kháng kém, nhiệt độ cao, ánh sang, tia tử ngoại
Trang 9* Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 3-9 ngày, trung bình từ 4-6 ngày (có khi kéo dài từ 12- 15 ngày) thường diễn ra 3 thể: quá cấp, cấp, mãn tính
6.2 Bệnh lở môm long móng
* Đặc điểm của bệnh: Bệnh lở mồm long móng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính
và lây lan rất nhanh, rất manh và rất rộng của loài nhai lại Bệnh xảy ra với đặc điểm các tế bào thượng bì bị thủy hóa làm hình thành các mụn nước ở niêm mạc miệng, da
+ Thể biến chứng: những biến chứng có thể xảy ra hoặc đi kèm theo sau sự tiến triển của bệnh do kém vệ sinh, các mụn vỡ ra bị nhiễm trùng ở miệng các vết loét sâu xuống, ở chân chỗ viền móng bị loét
6.3 Bệnh trướng hơi dạ cỏ
* Đặc điểm của bệnh
+ Do thức ăn chứa nhiều nước, cỏ non, thân ngô non… Thức ăn chứa gluxit cao
+ Do thời tiết thay đổi đọt ngột nắng nóng mưa nhiều… Thay đổi mùa vụ đông sang xuân
+ Do chế độ làm việc cay kéo không khoa học
* Triệu chứng: Bệnh xảy ra nhanh chóng sau vài giờ, con vật bồn chồn ngừng ăn,bụng to Triệu chứng toàn thân con vật giảm ăn, giảm nhai lại
Trang 106.4 Bệnh viên tử cung
* Đặc điểm bệnh:
+ Do mắc bệnh
+ Do kế phát từ bệnh sát nhau, bệnh xảy thai truyền nhiễm
+ Do bị nhiễm trùng sau khi trong quá trình thao tác đỡ đẻ gây sát, đẻ nơi không sạch sẽ
- Bệnh thường gây kí sinh ở đường ống dẫn mật, sán có kích thước lớn
- Gây viên gan viên ống dẫn mật, gây rối loạn tiêu hóa, trúng dộc toàn thân có thể gây chết
- Sán ăn máu và ăn mô bào ở gan
Trang 11PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
- Con bò đang được nuôi trong các hộ gia đình của xã Nà Nghịu
2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn xã Nà Nghịu huyện Sông Mã tỉnh Sơn La
3 Nội dung nghiên cứu
* Điều tra, đánh giá hiện trạng chăn nuôi bò tại xã Nà Nghịu về các mặt:
- Diễn biến về số lượng của đàn bò ở xã Nà Nghịu qua các năm gần đây: năm
2010, năm 2011, năm 2012, năm 2013
- Quy mô chăn nuôi bò
- Phương thức chăn nuôi bò
- Chuồng trại nuôi bò
- Tình hình về giống và cơ cấu đàn bò đang được nuôi tại Nà Nghịu
- Tình hình sinh sản của đàn bò đang được nuôi tại Nà Nghịu
- Tình hình sinh trưởng của đàn bò tại Nà Nghịu
* Điều tra, đánh giá các nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi bò:
- Cỏ tự nhiên: Tìm hiểu về diện tích cỏ tự nhiên, chất lượng cỏ
- Cỏ trồng: Tìm hiểu về diện tích cỏ trồng, chất lượng cỏ
- Nguồn phụ phẩm: Số lượng, chất lượng phụ phẩm
- Chế biến và dự trữ thức ăn nuôi bò
* Điều tra, đáng giá tình hình dịch bện trên đàn bò và công tác thú y
Trang 124 Phương pháp nghiên cứu
- Chọn mẫu nghiên cứu
+ Chọn 9 bản trên địa bàn xã Nà Nghịu trong đó có 3 bản chăn nuôi bò nhiều nhất xã, 3 bản chăn nuôi bò trung bình, 3 bản chăn nuôi bò ít nhất xã
+ Mỗi bản chọn 15 hộ gia đình để nghiên cứu trong đó có 5 hộ chăn nuôi bò nhiều nhất bản, 5 hộ chăn nuôi bò trung bình và 5 hộ chăn nuôi bò ít nhất bản
- Điều tra, thu thập thông tin
* Điều tra, thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập thông tin trên các tài liệu có sẵn, qua các cán bộ địa chính xã, cán bộ quản lý ở xã, cán bộ khuyến nông xã… Thu thập thông tin về các mặt:
+ Diễn biến về số lượng của đàn bò ở xã Nà Nghịu qua các năm gần đây: năm
2010, năm 2011, năm 2012
+ Tình hình chung về giống và cơ cấu đàn bò tại xã Nà Nghịu
+ Tổng diện tích cỏ trồng và cỏ tự nhiên toàn xã Nà Nghịu
+ Tình hình chung về công tác thú y
* Điều tra, thu thập thông tin sơ cấp: Phỏng vấn hộ gia đình chăn nuôi bò bằng
bộ câu hỏi điều tra
Nội dung phỏng vấn hộ gia đình chăn nuôi bò chủ yếu tập trung vào:
+ Quy mô chăn nuôi bò tại nông hộ
+ Phương thức chăn nuôi bò
+ Chuồng trại nuôi bò
+ Về giống và cơ cấu đàn bò
+ Tình hình sinh sản của đàn bò
+ Tình hình sinh trưởng của đàn bò
+ Về diện tích cỏ tự nhiên, chất lượng cỏ
+ Về diện tích cỏ trồng, chất lượng cỏ
+ Nguồn phụ phẩm: Số lượng, chất lượng phụ phẩm
+ Chế biến và dự trữ thức ăn nuôi bò
+ Tình hình dịch bệnh và loại thải đàn bò
+ Công tác thú y
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt bò của các nông hộ
Trang 13- Phương pháp tính khối lượng của con bò: Khối lượng của con bò được tính theo
công thức của viện chăn nuôi, theo cơ sở của các số đo dài thân và vòng ngực đo được
trên từng con bò
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Số liệu thu thập được tiến hành tổng
hợp, phân tích để đánh giá hiện trạng đàn bò tại Nà Nghịu và tìm ra giải pháp phát triển chăn nuôi bò phù hợp
Trang 14PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1 Hiện trạng chăn nuôi bò tại xã Nà Nghịu
1.1 Diễn biến về số lƣợng của đàn bò ở xã Nà Nghịu
Qua điều tra và tổng hợp các số liệu tôi thu được kết quả được trình bày ở bảng 1
Bảng 1: Diễn bến của đàn bò trong những năm gần đây
Thời gian
Số lượng bò xã Nà Nghịu
Trang 15Qua bảng số liệu cho thấy số lượng bò xã Nà Nghịu đang giảm đi đáng kể qua các năm, năm 2011 giảm so với năm 2010 la 7,81%, năm 2012 giảm so với năm 2011
là 10, 94 %, năm 2013 giảm so với năm 2012 là 8,7%
Từ tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy rằng đàn bò ở đây giảm đi như vậy do rất nhiều nguyên nhân như: Diện tích bãi chăn thả bị tự nhiên bị thu hẹp dần, diện tích chăn thả dưới tán cây rừng còn lại rất ít Mặt khác, nhiều hộ nông dân đều trồng hoa màu, ngô, sắn trên nương nên đã làm cho diện tích đất tự nhiên bị thu hẹp, khiến cho nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn trước đây thường thả hoang trong rừng giờ đây phải bán bớt đi và chuyển sang chăn dắt tại các bãi cỏ tự nhiên gần rừng, dọc bờ suối, sông Một số hộ nuôi quy mô vừa và nhỏ theo phương thức bán thả thì chuyển sang nuôi các con vật khác như lơn, gia cầm Hơn nữa, mấy năm gần đây giá bò giống tăng cao nhưng giá thịt bò tăng không đáng kể làm người dân hạn chế mua thêm bò giống Cùng với quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp nên càng làm giảm đàn bò ở đây Bảng số liệu cũng cho thấy sự chênh lêch giữa tỷ lệ bò đực và bò cái, sự chênh lệch này rõ nhất ở năm 2013, số bò cái chiếm 63,62% và số bò đực chỉ chiếm 36,38
% Có sự chênh lệch ngày càng nhiều là do hiện nay người nông dân đã sử dụng nhiều máy móc trong nông nghiệp nên giảm sức cày kéo của bò đực Người chăn nuôi chú trọng phát triển đàn bò cái để tự cung cấp con giống tại chỗ
Năm 2013 xã Nà Nghịu với 3.128 hộ và tổng cộng có nuôi 1941 con bò, tính trung bình mỗi hộ nuôi 0,62 con Như vậy, tôi nhận thấy với một vùng núi cao như Nà Nghịu điều kiện tự nhiên, khí hậu rất thuận lợi cho chăn nuôi bò thịt thì con số 0,62con/hộ là quá thấp, chưa khai thác được hết nguồn tài nguyên và thế mạnh của vùng
1.2 Quy mô chăn nuôi bò tại xã Nà Nghịu
Tôi tiến hành điều tra về quy mô chăn nuôi nuôi bò ở các hộ tại 9 bản thuộc xã
Nà Nghịu Kết quả thu được tôi trình bày ở bảng 2
Trang 16Bảng 2: Quy mô đàn bò trong các nông hộ tại Nà Nghịu
(số bò/hộ) (con) (con) (con)