NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG LOÀI CẦY HƯƠNG VIVERRICULA INDICA TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA CHUYÊN NGHÀNH: NÔNG LÂM NGHIỆP Sinh viên thực hiện : Vừ A Hùng... Thịt Cầy hương thơm ngon và có giá trị d
Trang 1NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG LOÀI CẦY HƯƠNG
(VIVERRICULA INDICA) TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA
CHUYÊN NGHÀNH: NÔNG LÂM NGHIỆP
Sinh viên thực hiện : Vừ A Hùng
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi tới thầy cô giáo Trường Cao Đẳng Sơn La
đã truyền dạy kiến thức cho tôi trong 3 năm học, để tôi có thể hoàn thành được quá trình thực tập này Và hơn hết tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Vũ Thị Thảo người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong qúa trình thực tập Đặc biệt tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các cán bộ của (Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam_Trung Tâm Khoa Học Sản Xuất Lâm Nghiệp Vùng Tây Bắc
Và Thành Phố Sơn La) đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin để hoàn thành bài báo cáo này
Do điều kiện thời gian thực tập có hạn, kinh nghiện thực tế còn hạn chế nên bài báo cáo thực tập sẽ có nhiều thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn để tôi
có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình và phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Vừ A Hùng
Trang 3MỤC LỤC
BẢNG BIỂU 5
PHẦN I 6
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Mở đầu 6
PHẦN II 9
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 9
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Thành phố Sơn La 9
2.2 Cơ sở khoa học của đề tài 11
2.2.1 Tên gọi, nguồn gốc, phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống. 11
2.2.2 Cơ sở k hoa học về sự si nh trưởng, phát triển và sinh sản, giá trị kinh tế của Cầy hương 12
2.3 Tình trạng trong và ngoài nước 12
2.3.1 Tình trạng trong nước 12
2.3.2 Tình trạng ngoài nước. 14
PHẦN III 18
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 18
3.2 Nội dung nghiên cứu 18
3.2.1 Điều tra xác định vùng phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống, để làm cơ sở cho việc nhân nuôi. 18
3.2.2 Nghiên cứu kĩ thuật chăm sóc Cầy hương. 18
3.3 Địa điểm, đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu 18
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu loài Cầy hương (Viverricula indica) được nuôi tại thành phố Sơn La. 18
3.3.2 Địa điểm nghiên cứu (Trung Tâm Khoa Học Lâm Nghiệp vùng Tây Bắc) 18
3.3.3 Thời gian từ ngày 18/02/2013 đến ngày 28/04/2013 18
3.3.4 Phương pháp nghiên cứu cụ thể. 18
3.3.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu. 18
3.3.4.2 Phương pháp điều tra xác định vùng phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống, để làm cơ sở cho việc nhân giống. 19
3.3.4.3 Tìm hiểu quá trình xây dựng chuồng trại. 19
3.3.4.4 Tìm hiểu quá trình chăn sóc, nuôi dưỡng, bệnh tập ở Cầy Hương 19
3.3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu. 19
Trang 4PHẦN IV 20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
4.1 Điều tra xác định vùng phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống, để làm cơ sở cho việc nhân nuôi 20
4.1.1 Môi trường sống của Cầy hương. 20
4.1.2 Tập tính sinh hoạt của cầy hương. 20
4.1.3 Hình thức nuôi nhốt. 21
4.2 Nghiên cứu kỹ thuật chăm sóc Cầy hương 21
4.2.1 Tìm hiểu quy trình xây dựng chuồng trại. 21
4.2.1.1 Xây dựng chuồng cho mô hình nuôi nhốt Cầy hương từng ô nhỏ. 21
4.2.1.2 Xây chuồng cho mô hình nuôi nhốt Cầy hương trong nhà rộng. 22
4.2.1.3 Xây chuồng cho mô hình chăn nuôi nhốt Cầy hương bán hoang dã. 23
4.2.2 Tìm hiểu cách thức xây dựng khẩu phần thức ăn cho Cầy hương. 24
4.3 Chăm sóc và phòng trị một số bệnh thường gặp cho Cầy hương 27
4.3.1 Chăm sóc. 27
4.3.2 Một số bệnh thường gặp và cách điều trị 29
4.4 Quá trình phát dục và giao phối của Cầy hương 30
4.4.1 Quá trình phát dục của Cầy hương. 30
4.4.2 Quá trình giao phối và sinh sản của Cầy hương. 31
4.4.2.1 Quá trình giao phối của Cầy hương: 31
PHẦN V 33
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 33
5.1 Kết luận 33
5.2 Tồn tại 34
5.3 Kiến nghị 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KỸ THUẬT NUÔI CẦY HƯƠNG 36
Trang 5BẢNG BIỂU Bảng 01: Khẩu phần thức ăn cho Cầy hương
Bảng 02: Lượng thức ăn theo mùa của Cầy hương
Bảng 03: Kết quả tổng hợp quá trình giao phối của Cầy hương cái ở 3 mô hình nuôi nhốt
Trang 6PHẦN I TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Mở đầu
Với điều kiện khí hậu thuận lợi, Việt Nam có thế mạnh rất lớn trong việc nhân nuôi các loài động vật hoang dã có giá trị cao, nhu cầu tiêu thụ lớn trên thế giới Số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất, nhập khẩu sản phẩm động vật, thực vật hoang dã hàng năm của nước ta tăng lên nhanh chóng, năm 1995 ước đạt 500.000 USD, đến năm 2005 tăng lên khoảng 50 triệu USD và ở thời điểm hiện nay, con số đó còn cao hơn nữa
Theo nhận định, trong tương lai sản phẩm từ các loài vật nuôi mới sẽ chiếm
ưu thế trong sản xuất nông nghiệp và là thế mạnh độc quyền của các nước giàu tài nguyên đa dạng sinh học trong đó có Việt Nam Sản phẩm từ động vật hoang
dã được nhân nuôi sẽ dần thay thế các sản phẩm từ tự nhiên Tiến tới các sản phẩm được khai thác và buôn bán bất hợp pháp sẽ không có chỗ đứng trên thị trường thế giới Hiện nay, các nước trên thế giới đang tăng cường liên kết đấu tranh với những hoạt động buôn bán bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã Việc bảo tồn và phát triển động vật hoang dã quốc gia mang ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hội nhập của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các trại nuôi, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng động vật hoang dã trong nước tiếp cận
dễ dàng thị trường thế giới Đồng thời, mở ra cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh, tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật của các nước phát triển
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, lĩnh vực bảo tồn và phát triển động vật hoang dã của Việt Nam chưa được chú trọng đúng mức, thiếu định hướng và chưa phát huy được thế mạnh về tài nguyên đa dạng sinh học, mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước
Việc chăn nuôi động vật hoang dã ở nước ta đang bộc lộ nhiều bất cập, chủ yếu mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chưa trở thành một nghề sản xuất hàng hoá Việc lựa chọn loài chăn nuôi thiếu định hướng; thiếu sự hướng dẫn, quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương Người chăn nuôi còn gặp nhiều rủi ro vì thiếu hiểu biết về sinh học, sinh thái
Trang 7loài, về kỹ thuật chăn nuôi và hành lang pháp lý, phương pháp chăn nuôi đơn giản, nuôi nhốt là chủ yếu, chuồng nuôi chưa phù hợp với đặc điểm sinh thái học của loài, chưa có biện pháp phòng và chữa bệnh, chưa biết kết hợp công nghệ sinh học trong nhân nuôi đặc biệt, do chưa có quy trình quản lý đàn giống bố
mẹ hợp lý dẫn đến hiện tượng cận huyết, thoái hoá đàn giống, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển sinh lý vật nuôi, giảm năng suất và chất lượng sản phảm Nhiều sản phẩm chăn nuôi như cá sấu, trăn, nhím bờm do không đánh giá, dự đoán được nhu cầu thị trường tiêu thụ, nông dân sản xuất thủ công ồ ạt theo phong trào, không theo quy trình chuẩn chăn nuôi cho từng loài động vật, sản phẩm chất lượng Cầy hương cũng đang nằm trong tình trạng chung đó
Hiện nay, số lượng Cầy hương trong tự nhiên suy giảm với mức độ nghiêm trọng, một phần do môi trường sống bị thu hẹp, một phần do loài này đang có giá trị khá cao trên thị trường nên bị săn bắt tới kiệt quệ Có lẽ trong thời gian tới lượng Cầy hương nói riêng và các loài động vật hoang dã có giá trị cao trong
tự nhiên sẽ bắt đầu cạn kiệt Hiện nay giá Cầy hương tại những trung tâm tiêu thụ lớn như: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một lượng lớn xuất đi Trung Quốc với giá khoảng 1,4 triệu đồng/kg Từ những vấn đề trên cho nên việc nuôi Cầy hương vừa có tác dụng bảo tồn loài này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi
Thịt Cầy hương thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, ít mỡ, cùng với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, một bộ phận người dân có thu nhập khá cao với thị hiếu thưởng thức những món ngon, làm dược liệụ và một thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc rộng lớn nên đầu ra của Cầy hương có lẽ như hiện nay thì chưa đủ cung, không những thế giá ngày càng cao nên người chăn nuôi không phải lo lắng đến đầu ra và đây là một trong những ưu thế lớn đối với việc chăn nuôi những loài động vật hoang dã như Cầy hương
Cầy hương có đặc tính là loài ăn đêm, ban ngày ngủ cho nên việc chăm sóc khá đơn giản và khẩu phần ăn hàng ngày ít, Cầy hương là loài ăn tạp nên rất dễ kiếm nguồn thức ăn cho việc chăn nuôi
Trang 8Tuy nhiên, nuôi Cầy hương cũng không hề đơn giản, Cầy hương trong điều kiện nuôi nhốt cũng mắc khá nhiều bệnh như những con vật nuôi khác: Bệnh tiêu chảy, bệnh ký sinh trùng
Tại Sơn La, Cầy hương chủ yếu là nuôi tự phát ở một số hộ gia đình và số lượng chưa nhiều; người dân muốn phát triển việc nhân nuôi loài vật này nhưng chưa có hướng dẫn kĩ thuật cụ thể nên chưa phát triển được
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nhân
giống loài Cầy hương (Viverricula indica) tại Thành phố Sơn La” để mở ra
hướng mới cho người nông dân là nuôi Cầy hương sinh sản và nuôi Cầy hương thương phẩm Góp phần phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã và bảo tồn nguồn gen Phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và giảm áp lực săn bắt động vật hoang dã trong tự nhiên
Trang 9PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại Thành phố Sơn La
* Điều kiện tự nhiên
Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam trong khoảng 20039’ - 22002’ vĩ độ Bắc 103011’ - 105002’ kinh độ Đông
Ranh giới
+ Phía Bắc giáp 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai
+ Phía Đông giáp Hoà Bình, Phú Thọ
+ Phía Tây Giáp 2 tỉnh Lai Châu, Điện Biên
+ Phía Nam giáp Thanh Hoá
Sơn La có 250km đường biên giới với nước bạn Lào
Với vị trí địa lý như vậy, Sơn La có một vị trí quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng Cùng với Hoà Bình Điện Biên và Lai Châu, Sơn La còn được coi là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ
là 1200 - 1600 mm Độ ẩm không khí trung bình là 81% Số ngày có gió tây khô
Trang 10nóng tăng lên: ở thị xã Sơn La là 4,3 ngày/năm Sơn la có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩn, mưa nhiều Do địa hình bị chia cắt sâu mạnh nên hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất Nông - lâm nghiệp phong phú Thống kê nhiệt độ trung bình năm của Sơn La có xu hướng tăng trong 20 năm lại đây với mức tăng 0,5 °C - 0,6 °C, nhiệt độ trung bình năm của thị xã Sơn La hiện ở mức 21,1 °C, Yên Châu 23 °C; lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố hiện ở mức 1.402 mm, Mộc Châu 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm
Tình trạng khô hạn vào mùa đông, gió tây khô nóng vào những tháng cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng 3 - 4) là yếu tố gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sương muối, mưa đá, lũ quét là yếu tố bất lợi
* Điều kiện kinh tế xã hội tại thành phố Sơn La
Sơn La có diện tích tự nhiên là 14.055 km2, chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước và đứng thứ 5 về diện tích trong số 64 tỉnh, thành phố cả nước
+ Giao thông
Sơn La là một tỉnh miền núi vùng cao, địa hình bị chia cắt mạnh bởi một số sông, suối, chất lượng đường giao thông thấp nên công tác vận chuyển hành khách và hàng hoá, đi lại gặp nhiều khó khăn Giao lưu kinh tế chủ yếu bằng một số tuyến đường quốc lộ như: quốc lộ 6, quốc lộ 37 các tuyến đường ngang
đi một số huyện chỉ thông suốt về mùa khô Hệ thống đường giao thông còn thiếu, trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay còn 4/189 xã chưa có đường giao thông
+ Hệ thống đường bộ:
Tổng chiều dài mạng: Tổng số đường ô tô đi được trong tỉnh: 3481,3 Km mật độ đường ô tô đạt 0,18 Km/Km2 (không kể đường xã và ngõ xóm) Nếu chỉ tính riêng đường quốc lộ và đường tỉnh thì mật độ là 0,07 Km/Km2)
+ Đường thuỷ:
- Tổng chiều dài mạng đường sông của tỉnh Sơn La dài khoảng 300 Km + Trong đó có hai tuyến chính: Sông Đà dài 230 Km, Sông Mã dài 70 Km
Trang 11+ Vùng hồ Sông Đà rất thuận lợi cho việc vận tải thuỷ với tổng chiều dài
hơn 200 km
Theo nguồn thông tin:
http://diendankienthuc.net/diendan/dia-ly-viet-nam/33622-dia-ly-tinh-son-la.html#ixzz2JWjh9VM1
2.2 Cơ sở khoa học của đề tài
2.2.1 Tên gọi, nguồn gốc, phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống
* Cầy hương
Tên khoa học là (Viverricula indica)
Họ: Cầy Viverridae
Bộ: Ăn thịt Carnivora
+ Tên gọi: Tên Việt Nam gọi là cầy hương (có nơi còn gọi là chồn hương,
chồn mướp, ngận hương, cầy xạ, cu tỏi)
+ Phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống:
- Cầy hương phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam
Á Ở Việt Nam, cầy hương có ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du
- Trong tự nhiên Cầy hương sinh sống trong các khu vực rậm cỏ hay cây bụi
thấp như nương rẫy ven suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi… bản tính tự nhiên
của cầy hương hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu (thường từ chập tối
đến nửa đêm) và thường sống đơn độc
+ Tình hình nuôi Cầy hương tại Sơn La có 3 loại Chúng có màu lông,
độ to nhỏ và trọng lượng khác nhau
- Loại thứ nhất: Lông xám tro ngả vàng có 4 - 6 dãi sọc màu nhạt hơn chạy
dọc theo thân Đây là giống Cầy Hương có số lượng nuôi nhiều nhất ở Việt
Nam, nhưng hiện nay giá con giống loại nầy vẫn cao nhất trong ba loại Con đực
trưởng thành thường nặng từ 5 - 7 kg, con cái từ 3 - 5 kg Tuy Cầy Hương là
loại thú hoang dã, không dễ thuần hóa nhưng đây là giống dễ nuôi hơn cả Giống
Cầy Hương này nuôi mau lớn, sinh từ 1- 5 con một lứa
- Loại thứ hai: Lông xám tro hay lông mốc ngã đen có các đốm đậm màu
hơn nổi trên nền lông Loại này thân ngắn hơn loại trên, nhìn có vẻ mập mập
hơn loại trên, nhưng trọng lượng con trưởng thành nhẹ cân hơn loại trên Loại
Trang 12này ghét bầy đàn, thích cô độc, tính tình hung dữ hơn loại trên, đôi lúc rất năng động, hay cắn nhau nếu sống gần nhau, và chúng có thể ăn cả con nhỏ
- Loại thứ ba: lông vàng hay đốm đỏ Loại con đực trưởng thành nặng
khoảng 2,5 - 3kg, con cái chỉ nặng từ 1,2 - 1 - 5 kg Loại này cũng dữ tính, hay biểu lộ sự hung hăng, tuy bé hơn 2 loại trên nhưng mắn đẻ hơn, động dục sớm, Chồn nuôi từ 6 - 8 tháng tuổi đã động dục và mỗi năm sản sinh 2 lứa đẻ, mỗi lứa
từ 2 - 6 con
Với điều kiện thời tiết và khí hậu ở Sơn La tại (Trung Tâm Khoa Học Lâm
Nghiệp vùng Tây Bắc) Cầy hương được nuôi nhiều nhất là loại Lông xám tro
ngả vàng có 4 - 6 dãi sọc màu nhạt hơn chạy dọc theo thân Đây là giống Cầy
Hương có số lượng nuôi nhiều ở Sơn La và giá cũng cao nhất trong ba loại
2.2.2 Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản, giá trị kinh tế của Cầy hương
* Cơ sở khoa học của Cầy hương
Cầy hương được các nhà nghiên cứu sử dụng tuyến xạ và lấy da để sản xuất thuốc, làm mỹ phẩm và nước hoa
Ngoài ra tuyến xạ hương còn có tác dụng trấn tâm, chống độc, tiêu viên, giảm đau, thông kinh chứa trúng phong, mê sảng, co giật, thất nhiệt…
* Giá trị kinh tế của Cầy hương
Do thịt Cầy hương thơm ngon nên giá trị cao và phương thức chăn nuôi kinh phí thất lượng thức ăn chủ yếu phần lớn cũng là hoa củ quả
Thịt Cầy hương thơm ngon được nhiều người ưu thích nên có giá trị kinh tế cung cấp ra thịt trường là chủ yếu
Trang 13Vòi Đốm, cầy Vòi Mốc, cầy Gấm, cầy Giêng … riêng Cầy hương đặc biệt nhất
vì ở dưới bụng của con đực, giữa hậu môn và dương vật có một túi xạ, phần giữa túi có 2 lỗ thông, phía bên trên phủ dầy lông, đồng màu với lông trên bụng cầy Trong túi xạ, có các tuyến xạ tiết ra chất xạ hương sánh đặc như mật ong, màu nâu đỏ, có mùi thơm nồng Trong thành phần của xạ có amoniac, tinh dầu, rất nhiều muối khoáng và các thành phần hợp chất hương hữu cơ đây là chất
xạ của con đực để dẫn dụ con cái vào mùa sinh sản
Cả nước ta hiện nay mới có một số tỉnh đã nuôi Cầy hương như Đắc Lắc, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh hoá, Ninh Bình, Bắc Cạn, Bắc Giang hầu hết trong các tỉnh đã nuôi Cầy hương thì qui mô nuôi còn nhỏ, số lượng Cầy hương được nuôi rất ít, kỹ thuật chăn nuôi còn mò mẫm, chủ yếu theo kinh nghiệm của người nuôi ở từng địa phương có khác nhau
Cầy hương sinh sống trong các khu vực cây bụi thấp như nương rẫy ven suối, bụi rậm trong rừng, ven đồi… bản tính tự nhiên của Cầy hương hoạt động
và kiếm ăn vào ban đêm là chủ yếu (thường từ chập tối đến nửa đêm và thường sống đơn độc) Cầy hương có môi trường sống chủ yếu ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du, đó là môi trường sống thích nghi của chúng
Trong tự nhiên Cầy hương thường chỉ đẻ 1 lứa/năm, còn trong nuôi thuần dưỡng tại hộ gia đình hay trang trại, nhiều cá thể Cầy hương đã đẻ 2 lứa/năm Mùa sinh sản của Cầy hương chưa rõ ràng, nhưng thường tập trung vào từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm Cầy hương cũng là loài thú có nhiều chu kỳ động dục trong năm
và độ tuổi thành thục sinh lý và chu kỳ động dục cũng không rõ ràng Cầy hương sống trong tự nhiên người ta chỉ biết rất ít về tập tính sinh sản của chúng
Cầy hương là loài thú ăn thịt, ăn tạp các loại củ quả, rễ cây Cầy hương trưởng thành có thân hình thon dài trung bình từ 55 - 75 cm, cân nặng trung bình
từ 2 - 5 kg Bốn chân thấp, ngắn, màu đen, có 5 ngón Đầu dài, mõm nhọn Bộ lông màu xám vàng, xám đen, nâu thẫm hoặc xẫm Hai tai và mõm hơi đen, đuôi dài từ 35 - 50 cm với các vòng đen trắng hoặc nâu thẫm xen kẽ nhau Cầy hương được xếp vào động vật quí hiếm
Trang 14Trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, ngày 30/3/2006 của Chính phủ ban hành danh mục động, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm và chế độ quản lý, bảo
vệ Cầy hương được xếp vào nhóm IIB
Cầy hương có tuyến xạ rất thơm, dùng làm hương liệu chế nước hoa rất có giá trị, thịt Cầy rất thơm ngon, là đặc sản rất bổ dưỡng và hấp dẫn
Ngoài ra, người chăn nuôi cho Cầy hương ăn quả cà phê để thu lượm phân chế biến thành cà phê chồn, tại các tỉnh Tây Nguyên giá cà phê chồn được thu mua trên dưới 1 triệu đồng/kg
Về phương diện bảo vệ đa dạng sinh học, thì việc nuôi Cầy hương có ý nghĩa thiết thực góp phần làm giảm thiểu số lượng ngày càng cạn kiệt do săn bắn cầy hương trong tự nhiên
2.3.2 Tình trạng ngoài nước
Các giống vật nuôi là một bộ phận quan trọng của đa dạng sinh học, nó là tài sản quý giá hiện đang phát huy ý nghĩa bảo tồn gien như là giống thuần, thích nghi với điều kiện sinh thái địa phương Đồng thời còn là nguyên liệu phục vụ cho công tác lai tạo giống trước mắt và sau này
Trên thế giới, Cầy hương còn có ở nhiều quốc gia như Ấn độ, Xrilanca, Mianma, miền nam Trung quốc, Thái Lan, Malayxia, Indonexia và Campuchia Trước đây, người ta săn bắt Cầy hương để lấy thịt, lấy da và tuyến xạ Thịt Cầy hương ngon và lại hiếm nên giá luôn đắt Da nó được thuộc và dùng trong may mặc Đặc biệt, tuyến xạ ở Cầy hương rất thơm, nó được dùng để sản xuất thuốc, làm mỹ phẩm và nước hoa
Ở Malayxia, Với những con Cầy hương được nuôi thuần dưỡng trong nhà, người ta có thể khai thác xạ mà không cần phải giết nó Người ta nuôi và huấn luyện Cầy hương theo hiệu lệnh tới chìa túi xạ cho con người khai thác, kinh nghiệm cho thấy nếu cho Cầy hương ăn càng nhiều chuối hoặc các loại hoa quả
có vị ngọt thì lượng xạ càng nhiều
Theo ngài stuart chapman - chuyên gia thuộc Quỹ bảo tồn thiên nhiên Quốc
tế (WWF) tại Anh, cho biết: “Nếu cứ tính theo trọng lượng thì xạ hương là một
Trang 15trong những thứ quý giá nhất trong tự nhiên, quý gấp 3 lần vàng” (Viêt Namnet
Trong y học xạ hương có vị vậy, tính ấm, mùi thơm mạnh, có tác dụng trấn tâm, chống độc, tiêu viêm, giảm đau, thông kinh chữa trúng phong, mê sảng, co giật, thấp nhiệt
Giới thượng lưu và dân nghiện cà phê trên thế giới đều biết đến loại cà phê chồn Người ta tin rằng, dưới tác dụng lên men tiêu hóa trong dạ dày của Cầy hương, cà phê bị lên men và tạo nên hương vị cà phê độc đáo, một thứ hương vị đậm đà như mang theo âm hưởng của rừng già và socola
Hiện nay, nổi tiếng nhất trên thế giới là loại cà phê Kopi luwak, loại cà phê này chỉ có ở Inđônêxia, sản lượng Kopi luwak mỗi năm cũng chỉ nhỉnh hơn 200
kg, giá từ 1200 - 4500 USD/kg
Theo nhiều tài liệu có nhận xét: Cà phê Kopi luwak được rằng ở nhiệt độ
249 0C nên bị nhiễm rất ít vi khuẩn đường ruột
Trên thế giới Cầy hương được nghiên cứu từ rất sớm: Theo trang wed http://www.smallcarnivoreconservation.org đã đưa ra một số công trình nghiên cứu:
- Balakrishnan, M & Sreedevi, M B 2007 Chăn nuôi và quản lý Cầy hương tại Ấn độ
- R F & Wemmer, C 1974 Các biểu hiện trong điều kiện nuôi nhốt của Cầy châu Phi (Civettictis Civetta)
- Hongfa, X Helin, S 1995 Biểu hiện sinh sản của Cầy hương (V indica)
- Kitchener, AT, Clegg, N, Thomson, HW & MacDonald, AA 1993 Hồ sơ đầu tiên của Cầy Malay, Viverra tangalunga Gray, 1832
Trang 16- Sreedevi, M B 2001 Một nghiên cứu về các khía cạnh nhất định của chăn nuôi và hành vi của Cầy hương, Viverricula indica (Desmarest) Đại học Kerala (luận án tiến sĩ), Thiruvananthapuram, Ấn Độ
- UNEP năm 1992 Công ước về đa dạng sinh học Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc, Nairobi
- Xavier, F 1994 Một nghiên cứu về Cầy hương (Viverricula indica)
- Chuang, S L Lee 1993 Thức ăn theo thói quen của ba loài động vật ăn thịt (Viverricula indica, Herpestes urva và Melogale moschata) trong Fushan Forest, phía bắc Đài Loan Tạp chí Động vật học, 243 (1): 71 - 79
- Xu, H., B Zhu, H Sheng Năm 1995 Một nghiên cứu về hành vi của Cầy hương (Viverricula indica) Trong thời gian động dục Nghiên cứu động vật học,
16 (4): 359 - 364
Như vậy, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về Cầy hương: Nghiên cứu về một số biểu hiện của Cầy hương trong thời kỳ động dục: Nghiên cứu về thức ăn của Cầy hương: Nghiên cứu về các hành vi của Cầy hương trong điều kiện nuôi nhốt: Biểu hiện sinh sản của Cầy hương: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Cầy hương… tất cả những nghiên cứu này sẽ là tiền đề, cơ sở khoa học và là những bài học kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát triển Cầy hương trên thế giới cũng như ở Việt Nam
Tại Sơn la:
Hiện nay chỉ có một số ít hộ bắt đầu nuôi thử Cầy hương, số lượng cá thể trong mỗi hộ nuôi cũng chưa nhiều, các hộ đang nuôi Cầy hương chủ yếu tìm hiểu thông tin trên các trang mạng internet và qua học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, vì vậy việc nhân nuôi cũng gặp rất nhiều khó khăn
Đánh giá chung:
Trên thế giới, đã có những nghiên cứu về những biểu hiện động dục của Cầy hương Nghiên cứu về khẩu phần và các loại thức ăn của Cầy hương Nghiên cứu về tập tính của Cầy hương trong điều kiện nuôi nhốt Nghiên cứu bảo tồn và phát triển Cầy hương
Trang 17Trong nước, nghiên cứu về Cầy hương rất ít Kỹ thuật nuôi, chăm sóc và nhân giống của con Cầy hương chỉ được đúc kết từ kinh nghiệm nuôi Cầy hương của người dân và của một số trang trại nhỏ
Tại Sơn La, Cầy hương được nuôi ở một số hộ gia đình dưới hình thức nuôi thử ở qui mô nhỏ lẻ, chưa có hướng dẫn kỹ thuật
Như vậy, vấn đề đặt ra của đề tài là: Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc và nhân giống Cầy hương tại Sơn La
Trang 18PHẦN III MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Nhân giống Cầy hương tại Sơn La để bảo vệ nguồn gen và cung cấp thịt ra thị trường
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều tra xác định vùng phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống,
để làm cơ sở cho việc nhân nuôi
3.2.2 Nghiên cứu kĩ thuật chăm sóc Cầy hương
3.3 Địa điểm, đối tượng, thời gian, phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Đối tượng nghiên cứu loài Cầy hương (Viverricula indica) được nuôi tại thành phố Sơn La
Là loại Cầy Hương (Viverricula indica) lông xám tro ngả vàng có 4 - 6 dãi
sọc màu nhạt hơn chạy dọc theo thân Đây là giống Cầy Hương có số lượng nuôi nhiều nhất ở Việt Nam, nhưng hiện nay giá con giống loại này vẫn cao nhất trong ba loại Con đực trưởng thành thường nặng từ 5 - 7 kg, con cái từ 3 - 5 kg Tuy Cầy Hương là loại thú hoang dã, không dễ thuần hóa nhưng đây là giống
dễ nuôi hơn cả Giống Cầy Hương này nuôi mau lớn, sinh từ 1 - 5 con một lứa
và mang lại giá trị kinh tế cao
Với điều kiện thời tiết và khí hậu ở Sơn La rất thuận lợi cho việc chăn nuôi loài vật này
3.3.2 Địa điểm nghiên cứu (Trung Tâm Khoa Học Lâm Nghiệp vùng Tây Bắc)
3.3.3 Thời gian từ ngày 18/02/2013 đến ngày 28/04/2013
3.3.4 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.3.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài kế thừa một số tài liệu sau:
- Thông tin về việc nuôi Cầy hương ở Việt Nam và một số kinh nghiệm nuôi Cầy hương được đăng tải trên các trang mạng internet
Trang 193.3.4.2 Phương pháp điều tra xác định vùng phân bố, tập tính, sinh thái và môi trường sống, để làm cơ sở cho việc nhân giống
- Điều tra xác định tại Thành phố Sơn La
- Hình thức nuôi nhốt
- Tập tính: Ăn uống, đại tiểu tiện, tiếp xúc giữa các con cầy hương với người
và với các loại vật nuôi khác
3.3.4.3 Tìm hiểu quá trình xây dựng chuồng trại
Quá trình xây dựng chuồng trại theo 3 mô hình nuôi nhốt:
- Chuồng xây nuôi nhốt bầy đàn trong nhà rộng: đã xây được 30 m2 chuồng,
có lưới thép mắt cáo bao toàn bộ
- Xây chuồng nuôi nhốt theo đôi ở ô nhỏ: Tường xây bằng gạch, xung quanh có lưới thép mắt cáo bao toàn bộ, đảm bảo Cầy hương không thể sổng ra ngoài, diện tích xây dựng theo mô hình là 30 m2, mỗi ô nhỏ có diện tích 3 m2
- Xây chuồng để nuôi bán hoang dã (ngoài trời): Tường xây bằng gạch xung quanh, trên không che bằng tấm lợp mà được chắn bằng 2 lớp lưới để Cầy không ra ngoài được, diện tích xây dựng này là 50 m2
, mái cao khoảng 2,5 m Tổng diện tích xây dựng 3 mô hình là 110 m2
3.3.4.4 Tìm hiểu quá trình chăn sóc, nuôi dưỡng, bệnh tập ở Cầy Hương
- Nghiên cứu qúa trình chăn sóc, nuôi dưỡng
+ Cách chăm sóc Cầy hương khi đã thích nghi với điều kiện nuôi nhốt tại Sơn La + Lượng thức ăn của Cầy hương vào các mùa trong năm
+ Vệ sinh chuồng trại
3.3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được sử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2000) và thực hiện trên phần mền Excel