1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học Xác suất Thống kê theo hướng vận dụng vào nghiệp vụ Y tế cho sinh viên ngành Y – Dược

28 752 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 853,39 KB

Nội dung

Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và đề cập một cách có hệ thống về việc khai thác các yếu tố thực tiễn trong dạy học XSTK cho ngành Y – Dược Việc dạy học môn XSTK ở các Trường Đại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Trang 2

Người hướng dẫn Khoa học: 1 TS Trần Luận

2 PGS.TS Cao Thị Hà

Phản biện 1: GS.TS Đào Tam

Trường Đại học Vinh Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Tiến Đạt

Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Phản biện 3: TS Nguyễn Hắc Hải

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp: Trường

họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1 Nguyễn Thanh Tùng (2012), “Một hướng tiếp cận dạy học thực hành

gắn với chuyên môn nghiệp vụ cho SV chuyên ngành y tế”, Tạp chí

3 Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Dạy học Thống kê cho SV chuyên ngành

Y tế bước đầu NCKH qua thực hành và bài tập lớn”, Tạp chí Khoa học

Giáo dục, số đặc biệt, tháng 4 năm 2015, tr.41-45

4 Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Phát triển năng lực nghề nghiệp thông qua tổ chức một số hoạt động ngoại khóa về việc vận dụng kiến thức

Thống kê Y học trong NCKH và hoạt động nghiệp vụ y tế”, Kỉ yếu

Hội thảo Khoa học: Phát triển năng lực nghề nghiệp Giáo viên Toán Phổ thông Việt Nam, NXB ĐHSP, tr.221-227

5 Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Dạy học Thống kê cho SV Y – Dược”,

Chương trình và Tóm tắt báo cáo Hội thảo toàn quốc XSTK: Nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy, tại Thành phố Đà Nẵng từ ngày 23 đến 25/5/2015

6 Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Đổi mới dạy học XSTK theo hướng tích

hợp để nâng cao năng lực NCKH cho SV Y – Dược”, Tạp chí Khoa học

Đại học Sài gòn, số 30, tháng 7/2015, tr.74-77

7 Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Khai thác số liệu thực tế thuộc lĩnh vực y học

nhằm kích thích hứng thú cho SV chuyên ngành Y – Dược trong dạy học

XSTK”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 119, tháng 8/2015

8 Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Dạy học XSTK cho SV ngành Y – Dược

theo hướng phân hóa phù hợp từng chuyên ngành”, Tạp chí Giáo dục,

Y học, Tin học và Nghiên cứu khoa học trong các Trường Đại học Y –

Dược”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 8A,

Trang 4

BÁO CÁO KHOA HỌC

1 Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Nâng cao hiệu quả dạy học nội dung XSTK cho

SV chuyên ngành Y tế thông qua tập dược NCKH“ Báo cáo tại Hội thảo Quốc

tế Pháp – Việt tại Đại học Sư phạm Huế, ngày 17-19 tháng 4 năm 2015

2 Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Dạy học Thống kê cho SV Y – Dược” Báo

cáo tại Hội thảo toàn quốc XSTK: Nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy, tại Thành phố Đà Nẵng từ ngày 23 đến 25/5/2015

3 Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Một số đề xuất về việc dạy học tích hợp ba

môn XSTK, Tin học ứng dụng và Nghiên cứu khoa học” Báo cáo tại Hội

thảo: Dạy học Xác suất Thống kê, SPSS và Nghiên cứu Y học, tại Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng, ngày 14/10/2015

4 Nguyễn Thanh Tùng (2015), “Đổi mới Dạy học Thống kê cho sinh viên các

Trường Đại học Y – Dược” Báo cáo tại Hội thảo và tập huấn về: Nội dung

và Phương pháp giảng dạy Thống kê toán học “Chương trình trọng điểm Quốc gia phát triển toán học”, tại Thành phố Cần Thơ, từ ngày 4 đến 5/12/2015

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Mục tiêu giáo dục đại học

Nghị quyết 29-NQ/TW nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để mọi người tự học, tự cập nhật

và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học (NCKH) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”

1.2 Những khó khăn trong NCKH của cán bộ y tế và sinh viên (SV) Y-Dược

Thuận lợi đối với các y bác sĩ là nguồn cơ sở dữ liệu, số liệu nhưng

họ lại không biết vận dụng Xác suất Thống kê (XSTK) vào đề tài nghiên

cứu của mình

Đối với SV thì ngược lại, họ được trang bị kiến thức XSTK ngay từ khi vào trường, thế nhưng việc lấy số liệu thực tế trong y học rất khó khăn, phải khám và chữa bệnh mới có số liệu để NCKH

1.3 Vai trò của XSTK đối với lĩnh vực Y học

* Vai trò của XSTK đối với cán bộ y tế

XSTK giúp cho việc chẩn đoán bệnh: Một bệnh nhân khi đến khám bệnh, họ sẽ được Bác sĩ hỏi một số điều về tình trạng bệnh tật của bệnh nhân, nếu chưa đủ cơ sở chẩn đoán bệnh, họ sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm để

hỗ trợ cho việc chẩn đoán Từ kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, các kết quả xét nghiệm (dữ liệu), các dữ kiện y học kết hợp với các phương pháp XSTK sẽ là cơ sở để họ đưa ra chẩn đoán đúng và chọn phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân

Việc khám chữa bệnh, đòi hỏi cán bộ y tế phải ghi chép lại, rút kinh nghiệm cho các lần chẩn đoán bệnh, khám bệnh và chữa trị bệnh sau này

Họ cần phải coi trọng Thống kê và NCKH Nếu một y bác sĩ chỉ chú trọng đến khám chữa bệnh thì họ chỉ là một người thợ có tay nghề, nếu đúng nghĩa là y bác sĩ thì họ cần phải làm và biết NCKH, và có như thế người y bác sĩ mới được gọi là thầy thuốc

* Vai trò của Thống kê đối với nghiên cứu Y học

Ngoài việc khám và chữa bệnh, nhân viên y tế cần phải biết XSTK để làm NCKH và ứng dụng các NCKH đối với công việc của mình

Trang 6

Thống kê học chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện các công trình NCKH Vì một bài báo y học nếu không được phân tích thống kê đúng phương pháp thì sẽ không có giá trị về mặt khoa học

Nếu nhà nghiên cứu có rất ít những hiểu biết về thống kê trước khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu, thì sau đó họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng các phép toán thống kê để phân tích lý giải số liệu Mặt khác số liệu thu thập không sử dụng các giá thiết, phương pháp kiểm định của thống kê

sẽ ít có giá trị khoa học, ít có ý nghĩa ứng dụng trong lý luận và thực hành

Thống kê đóng một vai trò cực kì quan trọng, một vai trò không thể thiếu được trong các công trình NCKH, nhất là khoa học thực nghiệm Có thể nói rằng ngày nay, nếu không có thống kê thì các thử nghiệm gen với triệu triệu số liệu chỉ là những con số vô hồn, vô nghĩa Một công trình NCKH, cho dù có tốn kém và quan trọng cỡ nào, nếu không được phân tích đúng phương pháp sẽ không có ý nghĩa khoa học gì cả

1.4 Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và đề cập một cách có hệ thống về việc khai thác các yếu tố thực tiễn trong dạy học XSTK cho ngành Y – Dược

Việc dạy học môn XSTK ở các Trường Đại học Y – Dược còn ít gắn với nghiệp vụ y tế GV dạy lý thuyết nhiều nhưng ít thực hành, các minh họa cho môn học thiếu sát thực, sử dụng các dữ liệu giả định, dẫn đến SV học tập

và nghiên cứu thiếu hứng thú GV dạy môn XSTK không liên hệ môn học này với các môn học liên quan như môn Tin học ứng dụng (Phần mềm Thống kê), Y học và môn NCKH GV và SV chưa thấy được vai trò của XSTK đối với nghiệp vụ y tế Do đó, SV không biết vận dụng XSTK vào NCKH cũng như vào nghiệp vụ y tế của mình trong khi học tập và sau khi ra trường.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để SV chuyên ngành Y tế thích học môn XSTK và thấy rõ vai trò quan trọng của XSTK trong Y học? Phải đổi mới phương pháp dạy và học XSTK Y học như thế nào cho phù hợp, đúng đắn và

hiệu quả? Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Dạy học XSTK theo

hướng vận dụng vào nghiệp vụ Y tế cho SV ngành Y – Dược

2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về dạy học XSTK cho SV chuyên ngành Y – Dược

Chương trình LOE cho việc học thống kê ở trường Y, do GS.TS

Muriel NEY, Viện nghiên cứu LIG, Trung tâm NCKH Quốc gia và TS Marie – Caroline Croset, Viện Đào tạo Giáo viên và Viện Nghiên cứu LIG, Đại học Grenoble biên soạn: Ở Grenoble từ năm 2009, một hoạt động giả lập trên mạng để tạo động cơ và lôi cuốn SV SV được trải nghiệm thế

Trang 7

giới sức khỏe cộng đồng SV sẽ học cách phê phán những bài báo khoa học bằng cách tự mình thực hiện điều tra và viết bài Họ sử dụng các dữ liệu thực (điều tra trên đối tượng SV hoặc công chúng), tuy nhiên không phải

Năm1990, Thụy Điển, Hà Lan hỗ trợ các dự án nghiên cứu Y tế tại Việt Nam, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài bằng các chương trình cung cấp kĩ năng Phân tích Thống kê trong Y học cho cán bộ Việt Nam

Năm 1996, bài báo đầu tiên có áp dụng phân tích thống kê trong nghiên cứu Y học tại Việt Nam công bố trên tạp chí quốc tế

Các công bố khoa học từ năm 2000 đến 2014 có trên 250 bài báo trong tạp chí quốc tế về áp dụng Thống kê toán nghiên cứu Y tế Việt Nam Có trên

80 luận án Tiến sĩ sử dụng phương pháp Thống kê nghiên cứu Y tế được bảo

vệ ở nước ngoài

Đào tạo Tiến sĩ trong nước: Từ năm 2005, các nghiên cứu y học ngày càng được chú trọng và đòi hỏi dùng Phương pháp Thống kê trong luận án tiến sĩ

Các kết quả nghiên cứu thống kê trong Y học đã từng bước được sử dụng trong hoạch định chính sách y tế, các hoạt động can thiệp và quản lí

Luận án đề xuất một phương án dạy học XSTK cho SV ngành Y tế

ở trường Đại học Y – Dược theo hướng tăng cường vận dụng vào nghiệp

vụ Y tế, nhằm góp phần nâng cao năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn (TT) nghề nghiệp tương lai cho SV

Trang 8

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

* Tổng quan một số vấn đề có liên quan đến đề tài

* Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc vận dụng XSTK vào hoạt động nghiệp vụ trong lĩnh vực y tế

* Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và giáo trình XSTK trong một số Trường Đại học Y – Dược

* Tìm hiểu thực trạng dạy học XSTK cho SV khối ngành Y tế với việc tăng cường vận dụng vào TT nghề nghiệp

* Đề xuất một số biện pháp dạy học XSTK cho SV ngành Y tế ở trường đại học Y – Dược theo định hướng tăng cường vận dụng Toán học vào TT y học

* Thực hiện thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu việc dạy học một số chương của môn XSTK mà chủ yếu là Thống kê cho SV ngành Y tế ở trường

Đại học Y – Dược theo hướng tăng cường vận dụng vào nghiệp vụ y tế

6 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

6.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học môn XSTK ở trường Đại học Y – Dược

6.2 Đối tượng nghiên cứu

Dạy học môn XSTK ở trường Đại học Y – Dược theo hướng tăng cường vận dụng vào nghiệp vụ y tế

7 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được các biện pháp dạy học XSTK cho SV ngành Y – Dược theo định hướng tăng cường vận dụng vào nghiệp vụ y tế và sử dụng hợp lí các biện pháp đó trong quá trình dạy học thì sẽ nâng cao năng lực vận dụng XSTK vào nghiệp vụ y tế

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nghiên cứu lí luận

8.2 Điều tra, quan sát

Trang 9

- Phương án tích hợp ba môn: XSTK, Tin học ứng dụng và NCKH trong dạy học ở Trường Đại học Y - Dược có cơ sở lý luận và TT

- Hệ thống các ví dụ và bài tập bổ sung theo hướng phân hóa phù hợp với các đối tượng SV theo các chuyên ngành khác nhau ở Trường Đại học

- Xây dựng lại nội dung hai chương “Mẫu và các đặc trưng mẫu” và

“Tương quan - Hồi quy” của giáo trình XSTK của Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng theo hướng tăng cường vận dụng vào nghiệp vụ

y tế

- Đề xuất các biện pháp tác động vào quá trình dạy học các chương Lí thuyết mẫu, Ước lượng tham số Thống kê, Kiểm định giả thuyết Thống kê, Tương quan và Hồi quy cho SV ngành Y tế ở trường Đại học Y – Dược

Trang 10

* Bài toán thực tiễn

Bài toán thực tiễn (TT) là bài toán có thực và phù hợp trong TT, nhằm phục vụ những mục đích thiết thực trong TT và có ý nghĩa trong TT Kết quả của bài toán TT phải là một ứng dụng, một bài học hoặc một đóng góp cho xã hội

1.3.2 Mối liên hệ giữa XSTK và TT y học

Bài toán XSTK Y học là bài toán sử dụng kiến thức XSTK nhằm mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong việc phòng bệnh, khám bệnh

và chữa bệnh

1.3.3 Năng lực vận dụng XSTK vào TT y học

Năng lực nói chung và năng lực vận dụng XSTK vào TT y học nói riêng đều tồn tại và phát triển thông qua hoạt động, chúng đều có thể được bồi dưỡng phát triển thông qua giáo dục đào tạo Do đó để hình thành và phát triển các thành tố năng lực này cho SV Đại học Y – Dược qua dạy học XSTK chúng ta cần phải:

- Biên soạn giáo trình theo quan điểm tăng cường và làm rõ mạch tri thức XSTK Trong đó giảm tính toán thuần túy mà chú trọng đến cơ sở dữ liệu thống kê, xử lý thống kê và năng lực đọc hiểu, suy luận thống kê và tư duy thống kê

- Tăng cường khai thác các bài toán thực tế trong y học liên quan đến XSTK để SV làm quen và có ý thức ứng dụng tri thức đã học để giải quyết các bài toán xuất hiện trong nghề nghiệp của mình sau này Đặc biệt, số liệu đưa ra giảng dạy trong XSTK phải gắn liền với y học, đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho SV trong quá trình học

- Xây dựng hệ thống bài tập theo từng chuyên ngành Y – Dược, phù hợp với từng nội dung XSTK

- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo xu hướng tiếp cận năng lực

Trang 11

người học, trong đó năng lực vận dụng giải quyết các bài toán TT trong y học phải được xem trọng trong chương trình

- Đổi mới thi cử, tăng cường tỉ trọng toán ứng dụng, phần thực hành trong đánh giá, kiểm tra SV

- Xây dựng khung đánh giá năng lực vận dụng XSTK vào TT y học trong đánh giá SV

1.4 Thực trạng Dạy học XSTK ở Trường Đại học Y – Dược

1.4.1 Giới thiệu một số chuyên ngành Y học ở Trường Đại học Y – Dược

1.4.2 Thực trạng Dạy học XSTK cho SV chuyên ngành Y – Dược ở Việt Nam

Việc dạy học XSTK ở Việt Nam dường như đang bị coi nhẹ Thực tế cho thấy nhiều giảng viên (GV) còn lúng túng trong thực hành giảng dạy, thậm chí có những quan niệm sai lầm về mục đích dạy học XSTK Các kiến thức về XSTK được giảng dạy hoàn toàn tách rời và ít vận dụng vào nghiệp vụ y tế

1.4.3 Thực trạng việc giảng dạy XSTK ở các trường đào tạo cán bộ y tế với việc tăng cường vận dụng Toán học vào TT nghề nghiệp

1.4.3.1 Khảo sát một số giáo trình XSTK tại một số trường Đại học Y – Dược

Một số giáo trình tại các Trường Đại học Y – Dược đã đưa một số nội dung về y tế nhưng không nhiều, vẫn còn nhiều nội dung không gắn với nghề nghiệp, một số nội dung thuần túy về lĩnh vực toán Các nội dung liên quan đến ngành nghề thì có tính chắp vá và không đi theo một chuyên ngành nào

1.4.3.2 Thực trạng việc dạy học XSTK ở một số trường Đại học Y – Dược

1 Mục tiêu khảo sát

Khảo sát thực trạng để làm cơ sở đề xuất các biện pháp dạy học XSTK theo hướng tăng cường vào nghiệp vụ y tế cho SV Y – Dược

2 Đối tượng khảo sát

Lập các phiếu điều tra đối với GV, các Y bác sĩ và SV nhằm đánh giá thực trạng dạy và học XSTK đối với SV Y – Dược, tình hình NCKH của các cán bộ y tế

3 Thời gian khảo sát

Thời gian khảo sát tháng 4/2015 và tháng 9/2015

4 Phương pháp khảo sát

Đối với GV: Trao đổi, bàn luận với các GV dạy môn XSTK tại các trường Đại học Y – Dược, tìm hiểu về Giáo trình, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá SV Chúng tôi tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc về nội dung, chương trình và thời lượng, số đơn vị học trình khi dạy môn này

Trang 12

Đối với các cán bộ y tế, bác sĩ, dược sĩ, các SV sau khi ra trường: Tìm hiểu về công tác tham gia NCKH, tìm ra những khó khăn và lý do yếu kém của họ khi làm NCKH để tìm hướng khắc phục

Đối với SV Y – Dược: Trao đổi, dự giờ, thăm lớp và phát phiếu điều tra, thăm dò nhằm thu thập số lượng thông tin cần thiết về vấn đề học XSTK tại trường và học môn này theo hướng tăng cường vận dụng vào nghiệp vụ y tế

5 Kết quả khảo sát và phân tích

a Đối với GV: Phần lớn các GV dạy học XSTK cho SV ngành Y –

Dược đều có ý kiến cần phải gắn môn học XSTK với nghiệp vụ y tế (83%) 58% GV không bao giờ giao bài tập lớn về lĩnh vực y học cho SV khi dạy học XSTK cho SV Y – Dược Việc đưa TT Y học vào nội dung trong các bài học XSTK sẽ làm cho SV hứng thú và dễ hiểu bài (58%) Giáo trình XSTK theo chuyên ngành Y – Dược chưa có (42%)

b Đối với các y bác sĩ, dược sĩ: Các cán bộ y tế đều có chung nhận

xét rằng: môn Thống kê rất quan trọng đối với việc NCKH (53%) Tuy có thuận lợi về kinh nghiệm (44%), có nguồn dữ liệu từ việc khám chữa bệnh (56%) và có thực tế (32%) nhưng các y bác sĩ ít làm NCKH và nếu có làm thì chất lượng còn yếu kém Nguyên nhân do họ không nắm vững kiến thức Thống kê và chỉ sử dụng kiến thức Thống kê sơ sài, đơn giản (54%); thiếu hiểu biết NCKH (66%) và không biết sử dụng phần mềm Thống kê SPSS (22%)

c Nhận xét kết quả điều tra dành cho SV

Qua điều tra, chúng tôi nhận được: 82% SV cho rằng XSTK là môn học khó, trừu tượng, chỉ có 26% SV thích học môn này Các em không xác định được hướng giải bài tập hoặc làm sai ngay từ đầu, hiểu sai bản chất Một số SV có ý thức học tốt thì cũng chỉ tập trung vào áp dụng lý thuyết, công thức đã học để tính toán, giải một số bài toán trong giáo trình Việc vận dụng kiến thức XSTK vào các tình huống nghiệp vụ y học còn nhiều hạn chế Khi được hỏi: Có nên tăng cường ứng dụng vào nghiệp vụ y tế đối với môn XSTK không? thì có đến 95% SV trả lời là nên và đồng tình ủng hộ

Trang 13

CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP DẠY HỌC XÁC SUẤT THỐNG KÊ THEO HƯỚNG VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN

CHO SINH VIÊN NGÀNH Y – DƯỢC

2.1 Một số định hướng xây dựng và thực hiện các biện pháp sư phạm tăng cường vận dụng Toán học vào TT cho SV Y – Dược

Định hướng 1: Các biện pháp phải hướng đến mục tiêu bồi dưỡng năng

lực vận dụng XSTK vào TT Y học cho SV

Định hướng 2: Các biện pháp phải phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản

và toàn diện giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay

Định hướng 3: Các biện pháp phải có tính khả thi trong điều kiện hiện nay

của các Trường Đại học Y – Dược

Định hướng 4: Các biện pháp phải đảm bảo mục tiêu, nội dung chương

trình đào tạo môn XSTK cho SV Y – Dược

2.2 Một số biện pháp dạy học XSTK theo hướng tăng cường vận dụng Toán học vào TT cho SV ngành Y – Dược

Từ những định hướng trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp sư phạm để tăng cường khả năng vận dụng XSTK vào TT cho SV trường Đại học Y – Dược như sau:

2.2.1 Biện pháp 1: Điều tra, khai thác số liệu thực tế nhằm gợi động cơ, kích thích hứng thú và bồi dưỡng năng lực suy luận thống kê cho sinh viên ngành Y – Dược trong dạy học XSTK

2.2.1.1 Cơ sở khoa học của biện pháp

- Theo Wilbert J Mckeachie thì: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học là làm cách nào để hình thành động cơ học tập bên

trong để SV hứng thú học tập”

- Theo Phan Anh: “Khai thác nguồn gốc TT của các tri thức sẽ gợi được động cơ trực tiếp cho việc tiếp thu các tri thức toán học cần truyền thụ Mặt khác, nó giúp cho SV thấy được ứng dụng thực tế của các tri thức toán học Từ đó, dần dần hình thành cho SV động cơ hoạt động vận dụng Toán học vào TT đời sống.”

2.2.1.2 Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

- Mục đích của biện pháp là gây động cơ và kích thích hứng thú cho

SV thông qua việc khai thác số liệu thực tế trong y học, đồng thời hướng dẫn SV biết xử lý số liệu và diễn giảng các kết quả sau khi đã xử lý số liệu

- Ý nghĩa của biện pháp là làm cho SV thấy được việc học XSTK thực sự là để phục vụ cho nghiệp vụ của mình sau này

Trang 14

2.2.1.3 Nội dung và kỹ thuật thực hiện biện pháp

a Kỹ thuật 1: Sử dụng những công cụ khám sức khỏe có thật từ thực tế

Thuốc viên bổ sung vitamin tổng hợp

Multivitamin

Thuốc men tiêu hóa sống

Biosubtyl - II

Ngày đăng: 31/03/2016, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w