1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10

22 2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

“Tổ chức trò chơi ”là một phương pháp đáp ứng được các yêu cầu đó.Tham gia vào trò chơi trong giờ học do giáo viên tổ chức là học sinh đã vượt lênchính bản thân mình, chiến thắng tính nh

Trang 1

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp trong giảng dạy

để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hộikiến thức “Tổ chức trò chơi ”là một phương pháp đáp ứng được các yêu cầu đó.Tham gia vào trò chơi trong giờ học do giáo viên tổ chức là học sinh đã vượt lênchính bản thân mình, chiến thắng tính nhút nhát, hòa mình vào tập thể đồng thờicũng tự mình suy nghĩ, giải đoán đáp án thậm chí còn tự mình sáng tạo ra đáp ánmới, cách làm mới Đây thực sự là cách để học sinh chủ động lĩnh hội, khắc sâu kiếnthức bài học

Xu hướng tích hợp trong dạy học GDCD ở nhà trường phổ thông hiện nayđòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên nghành mà phải biết vận dụng các

Trang 2

kiến thức và phương pháp của nhiều bộ môn khoa học khác nhau, nhiều lĩnh vựckhác nhau trong đời sống Tổ chức trò chơi là điều kiện để giáo viên vận dụng kiếnthức của các bộ môn như ngữ văn, lịch sử, địa lí, vật lí, toán học góp phần trang bịkiến thức toàn diện cho học sinh Bên cạnh đó, giáo viên còn có thể vận dụng sángtạo một số trò chơi tổ chức trên truyền hình vào trong bài học Việc làm này cũngrất bổ ích và thiết thực trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt độngngoại khóa hay trong các buổi sinh hoạt tập thể

Bằng sự quan sát và tìm hiểu của riêng mình, tôi nhận thấy: mặc dù phươngpháp tổ chức trò chơi được đề cập đến từ lâu, được hướng dẫn trong nhiều tài liệutham khảo như : Tài liệu hướng dẫn thực hiện đổi mới phương pháp của Bộ Giáodục và Đào tạo, Sách giáo viên, một số quyển tạp chí chuyên nghành như Giáo dục

và thời đại, Thế giới trong ta nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở sự định hướng, gợi ýchứ chưa có tài liệu nào nêu cụ thể và hướng dẫn tỉ mỉ giáo viên cách thực hiệntừng trò chơi trong quá trình dạy học

Trang 3

thức, đơn điệu nhàm chán, chưa phù hợp với bài học, với thực tiễn, với đối tượnghọc sinh địa phương đang sống.

Từ những lí do trên đây, tôi chọn đề tài: “Tổ chức trò chơi trong dạy học mônGDCD phần đạo đức lớp 10” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình

II MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

1 Mục đích: Thực hiện đề tài này, tôi muốn đưa ra cách thức tổ chức các trò

chơi một cách cụ thể để các bạn đồng nghiệp có thể coi đó như một tài liệu thamkhảo bổ ích, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy bộ môn ở nhà trường THPT

2 Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, bài sáng kiến của tôi phải giả

quyết các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cho mình một cơ sở líluận thích hợp

- Tìm hiểu thực tế giảng dạy môn GDCD ở một số trường THPT trong địa phương

và ngoài địa phương để nắm bắt cụ thể tình hình, cách thức tổ chức trò chơi trongdạy học bộ môn của các giáo viên khác để tham khảo

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là “Cách

thức tổ chức các trò chơi trong dạy học môn GDCD lớp 10”

2 Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi

hạn chế phạm vi nghiên cứu của đề tài là: “Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạyhọc môn GDCD lớp 10 ở trường THPT”

IV Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Trang 4

1 Ý nghĩa lí luận: Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn góp một tiếng nói vào

việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học các môn ở nhà trường THPT nói riêng

và với riêng việc dạy học môn GDCD nói riêng

2 Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể sử dụng

được trước hết trong dạy học môn GDCD nói riêng và một số môn học khác hoặctrong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra thực tiễn

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích diễn dịch

- Phương pháp quy nạp

VI BỐ CỤC CỦA SÁNG KIẾN

Sáng kiến này ngoài phần mở đầu, kết luận, bài học kinh nghiệm, hạn chế của đềtài, kiến nghị đề và tài liệu tham khảo, được chia làm 4 chương

Chương I: Đặc điểm và biện pháp áp dụng trò chơi

Chương II Vận dụng một số trò chơi trong dạy học GDCD

Chương III Kết luận

Chương IV Một số hạn chế của đề tài

VII TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

B NỘI DUNGCHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRÒ CHƠI

1 Đặc điểm và tác dụng của việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD ở trường THPT.

Giảng dạy GDCD để gây hứng thú cho học sinh, giáo viên phải đa dạng hóacác phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn: Khắc phục tính chất đơnđiệu, nghèo nàn trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.Trò chơi là phương pháp rất có hiệu quả để thu hút sự tham gia của học sinh Trongcuộc chơi mỗi người đều bình đẳng và đều có cố gắng thể hiện hết mình Vì vậy tổchức trò chơi chẳng những là biện pháp để tăng cường hứng thú trong học tập, nângcao sự chú ý, thay đổi các trạng thái tâm lí mệt mỏi trong quá trình nhận thức màcòn là biện pháp rèn luyện các kĩ năng ứng xử giao tiếp, củng cố và phát triển khảnăng tự tin của các em trong học tập và trong ứng xử xã hội Cụ thể phương phápnày có tác dụng:

-> Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học của các em

-> Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳngtrong trong học tập của học sinh

-> Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh vớinhau, giúp học sinh rèn luyện khả năng ứng xử, giao tiếp

-> Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động

Trong quá trình dạy học môn GDCD có thể vận dụng phương pháp tổ chức tròchơi nhằm:

- Hình thức tri thức mới

- Hình thành kĩ năng

Trang 6

Ngoài việc tổ chức trò chơi khác nhau còn có tác dụng củng cố tri thức, hìnhthành thái độ liên quan đến chuẩn mực hành vi quy định.

Để vận dụng thành công phương pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy phầnđạo đức môn GDCD lớp 10 cần thực hiện những bước sau:

Bước 1: Tôi đã linh hoạt lựa chọn các biện pháp sau:

+GV chọn thời gian vận dụng phương pháp

+GV chọn những nội dung tổ chức trò chơi

+GV cần sử dụng phương tiện tổ chức trò chơi

+GV chọn cáh thức tổ chức như thế nào cho có hiệu quả

Bước 2: Sáng tạo trò chơi

GV có thể tùy từng bài, từng thời gian sử dụng và phụ thuộc thực tế học sinh để

tổ chức với những trò chơi sau: Trò chơi sắm vai, trò chơi ô chữ, trò chơi tiếp sức,trò chơi đoán tên hành động, trò chơi “Tam sao thất bản”, trò chơi đố vui

2 Biện pháp áp dụng tổ chức trò chơi

2.1: Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi.

Chúng ta nên lưu ý rằng, trong giảng dạy GDCD không nhất thiết giờ nào cũngbắt buộc áp dụng phương pháp mới này Tài liệu “Bồi dưỡng GV giảng dạy SGKlớp 10” môn GDCD viết : Tùy từng bài, từng phần, tường điều kiện dạy học của nhàtrường, khả năng của học sinh và năng lực sở trường của giáo viên mà lựa chọnphương pháp Chính vì điều đó, khi áp dụng giáo viên phải biết lựa chọn thời điểmnội dung bài cần áp dụng để thích hợp nhất

* Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mớiCách vận dụng đó vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi đồngthời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học Bên cạnh đó, còn tạo tâm lí thoảimái, hứng khởi, học sinh hào hứng học tập hơn, giải tỏa tâm lí mệt mỏi, căng thẳngtinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn cảnh xung quanh gây ra

* Sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới

Trang 7

Trò chơi thường được tổ chức sau khi đã tìm hiểu hoạt động 1 ( đặt vấn đề hoặcthông tin - sự kiện), từ những kiến thức thực tế qua hoạt động 1, vận dụng nhữngkiến thức đó giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá, phát hiện ra tri thức

đó nằm ngay trong nội dung bài học

* Sử dụng trò chơi để hình thành kĩ năng

Xác định mục đích của việc tổ chức trò chơi nhằm hình thành kĩ năng cho các em,chúng ta tổ chức trò chơi trên cơ sở vận dụng những tri thức của bài học, từ đó giúphọc sinh hình thành được những kĩ năng xử lí tình huống đạo đức, pháp luật Vì đây

là thời điểm thử nghiệm để học sinh dựa vào lí thuyết giải quyết những vấn đề xảy

ra trong môi trường xung quanh, rèn luyện được kĩ năng lựa chọn cách giải quyếtkhi gặp những tình huống đạo đức, pháp luật trong thực tế cuộc sống

* Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ

Khác với việc tổ chức trò chơi vào các thời điểm, mục dích khác nhau như trên,

ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố, tri thức, hình thành thái độ có mục đíchkhác đó là: Để học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu nhớ rõ hơnnội dung vừa học xong, từ đó vận dụng vào các tình huống giả định, vào trò chơi giảđịnh nào đó để học sinh bày tỏ thái độ của mình trước môi trường tập dượt đó Thờiđiểm tổ chức trò chơi với mục đích này thiết nghĩ vào cuối giờ học là hợp lí nhất

2.2 Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi

Cụ thể nội dung trò chơi cần đảm bảo những yêu cầu như:

- Phù hợp với bài đạo đức mà học sinh đang học, nếu có nội dung “lạ” thì các emrất khó xác định

- Nội dung phải vừa sức học sinh, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh

đã nắm được, không dễ quá và cũng không khó quá

- Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ vậndụng vào thực tiễn

- Nội dung trò chơi phải có tính khả thi, trò chơi đưa ra phải phù hợp với thực tế

Trang 8

trường, lớp kẻo không đủ phương tiện để tổ chức.

2 3 Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi

Từ lâu, qua các giờ thăm lớp dự giờ ở trường tôi và trường bạn, tôi thấy thườngkhi cho học sinh chơi trò chơi đa số chỉ tổ chức “suông” mà thiếu sự chuẩn bị như:không hóa trang nhân vật, không đủ phiếu cá nhân, không có thẻ xanh, thẻ đỏ đẻphục vụ đánh giá, không có phần thưởng Chính vì điều đó mà mỗi lần tổ chức tròchơi là một lần thiếu hấp dẫn học sinh, dẫn đến sự đơn điệu và nhàm chán

2.4: Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả.

* Bước phổ biến trò chơi

- Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: tên trò chơi, nội dung, cách chơi,cách phân thắng bại

- Giáo viên chọn một số học sinh tham gia trò chơi, đảm bảo qua các giờ học, lầnlượt được học sinh tham gia cả, đặc biệt chú ý những học sinh nhút nhát, ít phátbiểu

* Bước học sinh thực hiện trò chơi

- Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi

- một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp - cả lớp theo dõi

- Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi ( đối với trò chơisắm vai thì có cách giải quyết khác)

* Bước tổng kết, đánh giá

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi: trò chơi có đượcthực hiện đúng quy tắc không ? có thể rút ra bài học gì qua việc thực hiện trò chơinày ?

- Giáo viên nhận xét đánh giá chung và tuyên bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc(nếu có)

- Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách

+ Tặng một tràng pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi

Trang 9

+ Cho điểm các thành viên trong nhóm

+ Trao thẻ xanh cho nhóm thực hiện tốt, thẻ đỏ cho nhóm chưa tốt

+ Trao thưởng một hay hai gói quà cho đội thắng

Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nộidung khác nhau, nó thực sự phát huy hiệu quả Giờ dạy, học thực sự là một giờ vừahọc vừa chơi, kết hợp giữa học với hành, hấp dẫn học sinh và tạo nên chú ý họcnhiều hơn

CHƯƠNG II MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN DỤNG TRONG GIẢNG DẠY PHẦN ĐẠO ĐỨC GDCD LỚP 10

Việc sáng tạo và lựa chọn một số trò chơi để vận dụng nhằm nâng cao hiệu qủagiờ học GDCD lớp 10 trong trường THPT là một vấn đề hết sức cần thiết

1: Trò chơi sắm vai

Sắm vai là phương pháp học sinh thực hành, làm thử một số cách ứng xử nào

đó trong một tình huống đạo đức, pháp luật giả định GV cần để học sinh lựa chọncách giải quyết một vấn đề xảy ra trong cuộc sống thực tế, nhằm tập dượt cho họcsinh kịp thời ứng phó khi bắt gặp Khi đó các em sẽ đứng trước những lựa chọn cóthể xấu hoặc tốt áp dụng vào đầu hoặc cuối giờ học

Cách thức tiến hành trò chơi

- Đưa tình huống lên máy chiếu

- Cho học sinh các nhóm thảo luận cách giải quyết, hóa trang nhân vật

- GV đến từng nơi để góp ý cho từng nhóm, sau đó cho các nhóm len diễn

- Cả lớp và GV nhận xét, tổng hợp và đưa ra cách gải quyết tối ưu nhất

- Tổng kết, khen thưởng

VD: Khi dạy bài 10: “Quan niệm về đạo đức”, tôi đưa ra tình huống lên máy chiếu.

Em sẽ làm gì trong trường hợp sau đây: Trên đường đi học về, tình cờ em đi cùng

Trang 10

chiều với một phụ nữ vừa bế con, vừa xách một túi nặng? Tại sao em lại làm như vậy?

Và sau đó yêu cầu 3 nhóm thảo luận và sắm vai thể hiện cách giải quyết của mình.Sau khi diễn giáo viên cho học sinh kết luận được: Trong trường hợp trên em sẽgiúp người phụ nữ đó vì trong cuộc sống mỗi cá nhân phải biết tự điều chỉnh hành vicủa mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội

2: Trò chơi ô chữ hoặc hoàn thành cây thư mục

Trò chơi ô chữ bí mật với phương châm học mà chơi chơi mà học sẽ tạo đượctâm lí thoải mái cho học sinh, tạo được không khí hòa đồng giữa giáo viên và họcsinh và sẽ thu hút được nhiều em tham gia

Còn gì thú vị hơn khi kết thúc một giờ học, các em thật sự thỏa mãn, hài lòng vớitiết học khi mình đã thực sự chinh phục được trí thức bằng hoàn thành cây thư mục

- GV nêu luật chơi

- Tổng kết : GV ghi nhận thành tích đội thắng, động viên đội còn lại có gắng hoànthành phần của mình

VD: Khi dạy bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” tôi đưa lên

màn chiếu cây thư mục để học sinh hoàn thành bằng câu hỏi :

? Dựa vào kiến thức bài học em hãy hoàn thành cây thư mục sau?

Trang 11

Yêu đương quá sớm

Yêu một lúc nhiều người

Có quan hệ tình dục trước hôn nhân

Trang 12

luật Biểu hiện của chuẩn mực đạo đức hay pháp luật trong cuộc sống hàng ngày rấtnhiều, vì thế các em có thể thảo luận và nêu ra những biểu hiện đó.

Cách thức tiến hành trò chơi

- Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân

- Trên lớp GV treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi

- Tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng

VD: Khi dạy bài 13 “Công dân với cộng đồng”

Mỗi nhóm được phát một tập phiếu trắng, các em hãy suy nghĩ và ghi lại nhữngbiểu hiện của Hợp tác và những biểu hiện ngược lại với hợp tác trong cuộc sống vàophiếu (mỗi khiếu được ghi một biểu hiện) Sau đó mỗi nhóm lần lượt từng người lêndán phiếu vào bảng phụ cho phù hợp hai cột của nhóm mình Trò chơi diễn ra 3phút, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện hơn thì thắng cuộc ( Lưu ý HS lần lượttừng người lên, người trước dán xong người sau mới được lên)

- GV tuyên bố kết thúc cuộc chơi

- GV hướng dẫn học sinh nhẫn ét góp ý

- GV bổ sung thêm những biểu hiện mà HS chưa đề cập đến

4: Trò chơi đoán tên hành động

Đây là hình thức tổ chức trò chơi “kịch câm trên lớp” Nội dung của trò chơi là:

- Cho tình huống để học sinh cả lớp theo dõi, đồng thời cho diễn viên đóng kịchthảo luận tình huống giải quyết tốt nhất phù hợp với chuẩn mực đạo đức vừa học

GV cần góp ý cách diễn cho các diễn viên

- Cho diễn viên diễn “kịch câm” sau khi đã thảo luận

- HS cả lớp theo dõi vở kịch và đoán tên hành động, đoán cách giải quyết củanhững diễn viên khi gặp những tình huống đó như thế nào, có ưu thế không

Với trò chơi, bằng cách nhận biết từ việc đoán tên hành động của trò chơi để nắmchắc hơn phần nội dung bài học và học tập cách ứng xử khi gặp tình huống thực ởngoài đời Hơn nữa, vừa rèn được cách nhận biết, óc phán đoán đồng thời phát triển

Ngày đăng: 28/03/2016, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w