1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tìm hiểu về khái niệm “báo chí công dân”

40 4K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

1.1. Tính cấp thiết của đề tàiSớm có mặt trong làng báo quốc tế và Việt Nam, “Báo chí công dân” sớm nhận được sự ưu ái của người cầm bút lẫn công chúng. Bởi ở đó nó thể hiện tính cá nhân, tính công dân của mỗi con người. Họ vừa là người tiếp nhận thông tin vừa là người đưa tin. Nhiều người đã đi tìm cho mình câu trả lời “Báo chí công dân – anh là ai?”. Nhiều định nghĩa trong nước và ngoài nước được đưa ra. Song thực sự theo khảo sát thì chưa có một tài liệu chính thức nào nghiên cứu sâu về hiện tượng này. Nó mới chỉ dừng lại ở các hội thảo báo chí, ở các bài viết. Như ở Việt Nam có Hải Đăng, Lê Quang, blogger Phạm Văn Tú....

Trang 1

I MỞ ĐẦU

Năm 2007, tạp chí Time (Mỹ) đã quyết định chọn nhân vật của năm là

“Bạn” với lý giải rằng bởi vì chính bạn, chứ không phải chúng tôi, đang làm

thay đổi kỷ nguyên thông tin Đây là sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử của

tờ tạp chí nổi tiếng này(thay vì chọn những nhân vật nổi tiếng trên các lĩnh vực)

(Nguồn: Internet)

Và thực sự bất ngờ khi anh chàng tỷ phú sớm nổi danh ở cái tuổi 26 –Mark Zuckerberg – cha đẻ của mạng xã hội Facebook dẫn đầu bảng và được đánhgiá là người kế tục “kỳ tích” Bill Gates

Nhìn vào bối cảnh thế giới qua màn hình nhỏ máy tính vừa qua, không khó

để nhận thấy rằng các cuộc bình chọn đã sản sinh ra một lớp công chúng truyềnthông mới Họ là ai? Họ là những người vừa đọc/nghe/xem các thông tin toàn cầu,vừa đồng thời là chủ nhân của thông tin trên môi trường Internet Bởi đó là BẠN.Cùng trong thời điểm năm 2007, trả lời trên Tạp chí Tempo (Indonesia) Oh Yeon

Ho cha đẻ của OhMyNews đã nói rằng:

Trang 2

“ Tôi cảm thấy rằng nhiều tiếng nói của công dân là điều cần thiết để làm cho

công luận mang tính dân chủ hơn Vì vậy tôi nghĩ ra khẩu hiệu 'mọi công dân có thể là nhà báo.' Như bạn biết, báo chí thế kỷ 20 là báo chí một chiều: phóng viên

tường thuật và độc giả đọc Nhưng tôi muốn tạo ra báo chí hai chiều nơi độc giả

có thể tham gia vào việc hình thành ý kiến công chúng Tôi nghĩ Internet đem đến khả năng tham gia đó Tôi đã quan sát 11 năm để đưa ra khái niệm rằng mọi người đều có thể trở thành phóng viên ”

Đó là hai trong nhiều câu chuyện về cái gọi là tôi là trung tâm và tôi làngười đưa tin Suy cho cùng đó là sự tham gia của công chúng trong hoạt động báo

chí truyền thông Và cụm từ “Báo chí công dân” xuất hiện.

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sớm có mặt trong làng báo quốc tế và Việt Nam, “Báo chí công dân” sớmnhận được sự ưu ái của người cầm bút lẫn công chúng Bởi ở đó nó thể hiện tính cánhân, tính công dân của mỗi con người Họ vừa là người tiếp nhận thông tin vừa làngười đưa tin

Nhiều người đã đi tìm cho mình câu trả lời “Báo chí công dân – anh là ai?” Nhiều định nghĩa trong nước và ngoài nước được đưa ra Song thực sự theo

khảo sát thì chưa có một tài liệu chính thức nào nghiên cứu sâu về hiện tượng này

Nó mới chỉ dừng lại ở các hội thảo báo chí, ở các bài viết Như ở Việt Nam có HảiĐăng, Lê Quang, blogger Phạm Văn Tú

Rõ ràng việc tìm hiểu về đề tài này là điều cần thiết nhất là với mỗi nhàbáo trẻ tương lai trong sự phát triển của thế giới Sẽ là thiếu sót nếu chúng ta chỉnghĩ rằng: ta là nhà báo Nhưng thực sự thì chưa hẳn đã vậy Đó là lý do tôi hứngthú khi chọn đề tài này

1.2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Như trên đã nói, “Báo chí công dân” sớm chào đời “làng báo” và “làngmạng” song đến bây giờ vẫn chưa có một tờ “khai sinh” cụ thể cho đứa con này.Nhiều nước đã chấp nhận hiện tượng báo chí công dân chạy đua với báo chí truyềnthống Song cũng nhiều nơi chỉ xem đó là phong trào “được khen trong ngắn hạn

và bị chê trong dài hạn”

Trang 3

Các bài nghiên cứu, khảo sát không nhiều Nó mới chỉ dừng lại trên nhữngbài viết “xách tay”

Ở nước ta, các bài viết của Hải Đăng, trên các blog của các nhà báo, haycác bài viết trên báo Lao động là một trong số ít những tài liệu đó

1.3 Mục đích nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của tiểu luận không gì hơn là tìm hiểu về khái niệm “Báo chícông dân” Đồng thời phân tích tính hai mặt của vấn đề này Nó có thực sự là cởitrói cho ngành truyền thông, giúp truyền thông đa chiều hơn hay chỉ đơn giản là sựthỏa mãn cá nhân “You” là như vậy

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Sự ra đời, những hoạt động của báo chí cá nhân và xu hướng vận độngcủa nó

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Nhằm giới hạn mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tiểu luận tập trung phân tíchnhững yếu tố sau đây:

Báo chí công dân và lịch sử ra đời của nó

Những thuận lợi khó khăn gặp phải của nhà báo công dân

Tình hình “báo chí công dân” trên thế giới và ở Việt Nam

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Với tiểu luận này, người viết sử dụng các cơ sở lý luận đồng thời khảo sátthực tế để phân tích và rút ra kết luận

1.7 Kết cấu tiểu luận được trình bày như sau:

I MỞ ĐẦU

II NỘI DUNG

A Cơ sở lý luận

B Cơ sở thực tiễn

C Tình hình báo chí công dân ở nước ta

D Những lợi ích báo chí công dân mang lại và đề xuất giải pháp

III KÊT LUẬN

Trang 4

II NỘI DUNG

A CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Nhà báo là gì?

Có nhiều những định nghĩa khác nhau về nhà báo Có người cho rằng: nhàbáo là người đưa tin đến với công chúng

Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Nhà báo là người làm nghề viết báo

chuyên nghiệp”.( Nguyên Như Ý - chủ biên, Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn

hóa – thông tin, Tr 1225).

Định nghĩa pháp lý ở Pháp thì cho rằng: nhà báo chuyên nghiệp là người làm nghề báo thường xuyên, có ăn lương, làm việc cho một hoặc nhiều tờ báo hay hãng thông tấn có thu nhập chính từ nghề báo (chiếm trên 50% tổng thu nhập),

được cấp thẻ nhà báo và phải đổi thẻ hàng năm (Dẫn lại theo Trần Quang, Xã

hội học báo chí, Tr.93-94).

Theo Vũ Bằng, ở Hà Nội thời kỳ tiền chiến, trong một tòa soạn báo ngoài

chủ nhiệm và chủ bút còn lại “tất cả các cộng sự viên của một tờ báo đều được gọi

bằng một danh từ chung: Nhà báo, đúng theo tiếng Pháp là Journalistes” (Văn sĩ

tiền chiến, NXB Hội nhà văn, Tr 305).

Ở nước ta theo chức danh và được Nhà nước qui định: “Nhà báo là người

có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; có đủ tiêu chuẩn chính trị, đạo đức nghề nghiệp báo chí do Nhà nước qui định, đang hoạt động hoặc cộng tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”.

(Vụ Báo chí, Các qui định pháp lý về báo chí, Bộ Văn hóa – Thông tin, Hà Nội

1998, Tr.16).

Như vậy khái niệm nhà báo có thể được nhìn nhận theo các góc độ khácnhau Tuy nhiên, theo cách hiểu chung, đơn giản thì nhà báo thường dùng để chỉnhững người hoạt động nghiệp vụ thường xuyên trong lĩnh vực báo chí nói chung

Trang 5

2 Vai trò của nhà báo

chí sơm xuất hiện ở Phương Tây Nếu so với bây giờ báo chí được xemnhư một “quyền lực thứ tư” với sức mạnh vạn năng của nó thì trước đây, khi mớicất tiếng chào đời, báo mới là những mảnh viết tay, và “nhà báo” là những tay viếtthuê Chính vì thế mà thường bị xem nhẻ, coi rẻ và cả thái độ khinh thường, có vịtrí thấp kém trong xã hội

Việt Nam cũng không ngoại lệ Hình ảnh “mõ làng” xưa kia vác loa loan báo tin khắp làng rồi lại lụi khụi nhục nhã ăn “cơm thừa, canh cặn” ở xó bếp mỗi

khi hội làng có tổ chức ăn uống Anh “mõ” xưa cùng với thời gian năm tháng phảichăng chính là hình ảnh nhà báo bây giờ

Như vậy, làng không thể thiếu mõ, đất nước không thể thiếu báo chí Và vìvậy, nhà báo đóng một vai trò quan trọng trong cơ quan báo chí và cuộc sống

Trong giới hạn phần này, xin được khái quát vài điểm sau:

- Nhà báo là người đứng nơi mũi đầu thông tin để truyền tải thông tin đếnvới công chúng Anh không thể nói khi mà anh bảo anh không biết; anh không thểviết khi anh nói anh không hiểu gì Nhà báo phải lao vào đầu nguồn tin như ngườichiến sĩ lao vào trận đánh Sứ mệnh của nhà báo là thông tin Cuộc sống của nhàbáo là thông tin

- Những thông tin của nhà báo không chỉ là thông tin mà còn góp phầnđịnh hướng công chúng Sức mạnh của báo chí là ở điểm này Công chúng luônmong chờ nguồn thông tin mới nhất, nóng hổi nhất Họ muốn biết ngày hôm naygiá vàng bao nhiêu? Quốc hội đưa ra bộ luật gì? Hay vụ án Lê Văn Luyện đi đếnđâu? Dừng lại ở tin thôi chưa đủ Bằng kinh nghiệm, trình độ, vốn sống thì góc

độ khai thác vấn đề, cách viết, cách bình luận của nhà báo góp phần định hướngcông chúng

- Là cầu nối dân với Đảng, chính sách Nhà nước đến với nhân dân Nghịquyết Đảng ta nêu rõ nhiệm vụ của báo chí là “cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhànước và là diễn đàn của quần chúng nhân dân” Nhà báo lao vào cuộc sống, họ làngười gần dân nhất Họ hiểu cuộc sống của dân cho đến quan Qua đó nói lênnguyện vọng của nhân dân với Đàng, Nhà nước Góp phần xây dựng chính phủ và

Trang 6

xã hội dân chủ Đồng thời nhà báo thông qua các phương tiện đưa các chính sáchcủa Đảng tới dân Giúp hoàn thiện hơn Nhà nước pháp quyền.

3 Nhà báo công dân là gì?

3.1 Một số quan niệm về báo chí công dân trên thế giới

Báo chí công dân ( citizen journalism) có rất nhiều những tên gọi khác

nhau như: báo chí tham gia ( participatory journalism), báo chí công cộng ( publicjournalism) hay báo chí đám đông ( mass journalism)… Đây là một thuật ngữ rộngvừa mang tính cụ thể lại vừa trừu tượng, vì thế đã có rất nhiều những quan niệmkhác nhau về hiện tượng truyền thông này:

ảnh mang tính minh họa

Theo Charlence Porter ông đưa ra quan niệm rằng: Báo chí công dân là

nền báo chí mà ở đó mỗi công dân là một phóng viên, một nhà báo trong kỹ nghệtruyền thông Theo nghĩa này cho chúng ta thấy, những nhà báo công dân đượcthai nghén trong các công cụ truyền thông, vì thế để trở thành nhà báo công dân thìtrước hết họ phải có kiến thức truyền thông

Oh Yeon Ho người khởi xướng tổ chức Oh MyNews đã khẳng định rất

quyết đoán khi đưa ra thuật ngữ này: “ mỗi công dân là một nhà báo”.

Trang 7

Dưới góc độ nghiên cứu, các nhà lý luận phương Tây đã rút ra những kết

luận, báo chí công dân là khái niệm dùng để chỉ hoạt động truyền thông của nhữngnhà báo không chuyên nghiệp Hiểu một cách rộng, báo chí công dân là hoạt độngthu thập, phân tích và chia sẻ truyền thông trên phương tiện truyền thông đại chúng(chính xác là trên môi trường Internet) của những người không phải là nhà báo

Trên một cuộc bàn tròn trực tiếp, TS Rebeca MC Kinnon người đã quyết định rời

bỏ vị trí của một nhà báo nổi tiếng của CNN để tham gia vào một dự án phát triểnWeblog tại trường đào tạo về School of Government của trường ĐH Harvard Với

tư cách là một nhà truyền thông, Rebeca cho rằng báo chí công cộng là ở đó “ tất

cả mọi người đều có thể trở thành nhà báo thông qua Weblog, ai cũng có thể tạo

ra phương tiện truyền thông”

Dan Gillmor người đi tiên phong trong lĩnh vực báo chí công dân, đã nói

“Trong một thế giới mà ở đó các công cụ truyền thông có mặt ở mọi lúc mọi nơi, ở trong đó bất cứ ai cũng có thể có mặt ở hiện trường, tham gia cộng sự ở bất cứ lúc nào”.

Jorvis cũng khẳng định “Báo chí công dân trong thời đại truyền thông

cho phép nhà báo trẻ có thể tư duy như một nhà kinh doanh”.

Trong bài viết có tên “ We media how audiences are shapping the future

of new and information” Shayne Bownman và Chris Willis đưa ra định nghĩa

báo chí tham dự là hoạt động cảu các công dân muốn đóng góp một vai trò tích cựctrong tiến trình thu thập tường thuật, phân tích, phổ biến tin tức và thông tin

Như vậy có thể thấy dù xuất hiện dưới những tên gọi khác nhau nhưngngay từ đầu chúng ta phải khẳng định rằng tất cả chúng đều có một đặc điểm đó làtôn trọng nguyên tắc tính dân chủ và gắn với những phwong tiện truyền thông hiệnđại Chính điều đó đã làm nên tính đặc trưng của trào lưu này

Trang 8

3.2 Quan niệm về báo chí công dân ở Việt Nam.

Khi thuật ngữ báo chí công dân vào Việt Nam lập tức dân luận đã tung ratrên mạng, sách báo rất nhiều những ý kiến, lời bình ( comment) Đặc biệt đối vớidân mạng, thuật ngữ này đã trở thành đề tài nóng hổi được mang ra tranh luận Vìthế để đưa ra một thuật ngữ báo chí công dân đầy đủ, báo giới Việt Nam đã tổn haokhông biết bao nhiêu giấy mực Dưới đây là một số cách nhìn về báo chí công dâncủa dân chúng dùng mạng:

Ông Vũ Mạnh Cường – Phó TBT báo Lao Động khi hội thảo về đề tài

“Blog: báo chí công dân” đã phát biểu: “ báo chí công dân là một trào lưu mà ở

đó nhà báo nghiệp dư và nhà báo ngoài nghiệp dư có thể tự do tham gia viết bài, chia sẻ thông tin về mọi vấn đề xoay quanh cuộc sống thực tiễn Ví như ở Việt Nam, câu chuyện tỏ tình gây chấn động của một sinh viên trường ĐH Bách Khoa,

vụ cảnh sát chặn bắt taxi vượt đèn đỏ, nhật ký của Trần Tuyên – chàng trai bị bệnh máu trắng là những ví dụ sinh động về việc báo chí thống nhất sử dụng nguồn tin của báo chí công dân” ( trích : Nguồn Vietbao.com).

Nhà báo Hải Đăng trong bài viết “ Nhà báo vỉa hè lái nhà báo salon”

cũng nêu ra quan niệm: báo chí công dân là một hình thức cụ thể của phương tiệntruyền thông công cộng Thực chất, nó phản ánh khía cạnh hợp tác làm việc, thảoluận giữa các nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo không chuyên nghiệp

Theo TTXVN, nhà báo Lê Quang đã phân tích: báo chí công dân là bước

phát triển tất yếu của công nghệ truyền thông cho những người muốn trở thành nhà

Trang 9

báo công dân bằng hình ảnh, SMS, Fax để chuyển tải mọi thông tin thông quakhông gian ảo.

Gần đây, dư luận trên mạng đang có xu hướng đồng nhất hóa giữa Blog vàbáo chí công dân là một Nhưng khi xét trên thực tế ở góc độ truyền thồng, tuychúng có mối quan hệ mật thiết với nhau song Blog xét cho cùng cũng chỉ là mộtphần, biểu hiện cụ thể của báo chí công dân

Những quan niệm trên đây cho chúng ta thẩy, mỗi nhà báo, ở mỗi góc độtiếp cận khác nhau, có những góc độ tiếp cận khác nhau Đó là những cơ sở đểhình thành nên một khái niệm đầy đủ nhất về báo chí công dân

Song giữa cấc quan niệm trên chúng cũng có những nét tương đồng: khẳngđịnh tính công khai, dân chủ hóa báo chí như ở trên ta đã nói, tạo môi trường tự do

sẻ chia thông tin của những người ngoài ngành báo, gói gọn thông qua mạng lướitruyền thông…

Tổng hợp những quan niệm trên đây cho chúng ta một định nghĩa chungnhất về thuật ngữ báo chí công dân

Báo chí công dân là loại hình báo chí ở đó mỗi công dân được xem như một nhà báo, họ có thể tự do cung cấp, chia sẻ thông tin mọi vấn đề, ở mọi lúc, mọi nơi thông qua một hệ thống truyền thông hóa toàn cầu.

Với khái niệm trên cho chúng ta thấy dường như quyền lưc của báo chíđang được thiết lập giữa nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp

Trang 10

B CƠ SỞ THỰC TẾ

1 Đi tìm lịch sử cụm từ “Citizen Journalism - CJ”

Lợi thế lớn nhất của báo chí công dân đó chính là chộp ngay được các hìnhảnh nóng hổi tại hiện trường bằng điện thoại di động (ĐTDĐ), máy MP3 Sự hiệnđại ngày càng cao của các thiết bị điện tử, giá thành lại rẻ đã tạo điều kiện chonhiều nhà báo nghiệp dư tác nghiệp Nó đang nổi lên như một trào lưu phổ biếntrong cách làm báo hiện đại và tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong bộ mặt của ngànhtruyền thông đa phương tiện

Và ngay chính cái ngày được coi là khởi phát của nền “báo chí công dân”cũng thể hiện rõ nét điều đó Qua khảo sát trên các phương tiện thông tin, chủ yếu

là Internet, người viết xin được khái quát ngắn gọn các sự kiện đánh dấu sự ra đờicủa báo chí công dân như sau:

Z film và 9.11

Ba tiếng súng vang lên giữa ban ngày và Tổng thống Mỹ John F Kennedy

đổ gục xuống trong chiếc xe Cadillac vào cái ngày định mệnh 22.11.1963 tạiDalas Tất cả xung quanh nhốn nháo tháo chạy, khung cảnh hỗn loạn trong tiếng lahét Trong đám đông đó, nhà nhiếp ảnh nghiệp dư Abraham Zapruder (1905-1970)may mắn là người duy nhất tình cờ bấm máy ghi lại được những khoảnh khắc kinhhoàng và sự kiện bi thảm này đã khiến tên ông cùng cuốn phim được gọi tắt là "Zfilm" nổi bật trên mọi phương tiện truyền thông sau đó, với rất nhiều lời đồn đoán

Trang 11

về cuộc chạy đua tranh mua và cái giá phải trả để được độc quyền "Z phim"

Abraham Zapruder (1905-1970)

7.7 và VT

Một cuộc cách mạng truyền thông đã nổ ra ngày 7/7/2005 Đó là ngày xảy

ra vụ đánh bom khủng bố tầu điện ngầm ở Luân Đôn - xứ sở sương mù Người dânchứng kiến sự kiện đó đã cung cấp cho các báo và các đài phát thanh truyền hình

vô số bức ảnh, đoạn băng video và các bản tường thuật những gì đã xảy ra Nhiềuhãng tin đã nhanh chóng sử dụng thông tin của khách hàng

Theo thống kê, ngay giờ đầu tiên sau vụ nổ bom thứ nhất ở London đã cótới 50 bức ảnh và videoclip do các CJ ghi tại chỗ bằng ĐTDĐ và chuyển tới đài.Vài ngày sau đó, khoảng 3.000 CJ đã chuyển các hình ảnh quay vụ 7.7 qua băngvideo lên địa chỉ Moblog UK

Đây là lần đầu tiên hình thức đưa tin có nội dung xuất phát từ độc giả nhưvậy đóng vai trò quan trọng trong breaking news (tin chấn động) ở Anh Cácthông tin ban đầu về loạt vụ đánh bom trên xe điện ngầm ở kinh đô điện ảnhMumbai của Âận Độ cũng được chuyển tải tới công chúng theo cách tương tự Nhưng có lẽ sự kiện gây chấn động lớn hơn là vụ nổ kho chứa xăng dầuBuncefield ở Anh ngày 11/12/2005 Sự kiện này gây ra phản ứng chưa từng có từphía các nhà báo công dân Họ đã gửi hàng nghìn thư điện tử, bức ảnh và băngvideo về thảm họa tới các trang web, rất lâu trước khi cánh phóng viên chuyên

Trang 12

nghiệp tới được địa điểm xảy ra thảm họa vào lúc sáng sớm, cách Luân-đôn 43 km.

Ví dụ, BBC nhận được hơn 6.500 thư điện tử kèm theo băng video và những bức

ảnh về vụ nổ và lửa bốc ngùn ngụt, với sức mạnh gấp 1.000 so với vụ đánh bomtàu điện ngầm ở Luân-đôn Những bức ảnh và đoạn băng video đầu tiên được gửitới chỉ vài phút sau khi vụ nổ xảy ra

Người đứng đầu hãng tin BBC, Peter Clifton, đã phát biểu với trang tin

MediaGuardian như sau về tác động của tin tức do người dân cung cấp: “Khối lượng tư liệu mà chúng tôi nhận được từ độc giả nhiều chưa từng có Những đoạn băng video, bức ảnh và thư điện tử được tới tấp gửi về ngay khi vụ nổ xảy ra Những tư liệu này đóng vai trò trụ cột trong cách thức chúng tôi đưa tin về các sự kiện xảy ra”.

Vào ngày xảy ra vụ nổ, nửa triệu người sử dụng đã truy cập trang web củaBBC để xem ảnh và băng hình Báo chí công dân đã trở thành một phần quan trọng

và lâu dài trong lĩnh vực truyền thông

Trong vụ thảm sát đẫm máu ngày 16.4.2007 tại Đại học công nghệVirginia (Virginia Tech - VT) ở bang Virginia làm 32 người chết và 21 nạn nhânkhác bị thương, lại nổi lên một ngôi sao CJ khác

Những hình ảnh đầu tiên về thảm kịch này gần như ngay lập tức đã đượckênh truyền hình Mỹ CNN truyền đi, sau đó được sử dụng lại trên hầu khắp cácphương tiện thông tin đại chúng khác Tác giả là chàng sinh viên người Palestine,Jamal Albarghouti vừa tốt nghiệp VT

11/9

CJ lại nổi lên nhiều năm sau trong một sự kiện bi thảm khác của nước Mỹ.Những hình ảnh đầu tiên về vụ chiếc máy bay bị không tặc dâm thẳng vào mộttrong hai tòa tháp đôi WTC nổi tiếng ở New York trong vụ khủng bố ngày11/9/2011 đã cướp đi mạng sống của 3.000 người Nhiều đài đã sử dụng chínhnhững cuốn băng, ảnh do chính các CJ ghi lại

Trang 13

(Nguồn Internet – 2 tòa tháp đôi bốc cháy ngày 11/9)

Qua các sự kiện tổng hợp trên, ta thấy rằng các sự kiện đã là nảy nở ra các

CJ hay còn được gọi một cách “bụi đời” là “báo chí đường phố - Street Journalism” Ở Việt Nam, trước khi khái niệm “báo chí công dân” xuất hiện, trên

thực tế, sự tham gia của mọi người dân vào công việc truyền thông của báo chítruyền thống đã phát triển từ lâu, thông qua các hình thức Hộp thư bạn đọc, haysau này là Đường dây nóng Tuy nhiên, chỉ tới khi các mạng xã hội, các trang nhật

ký điện tử trở thành một phần của đời sống thì “báo chí công dân” mới thực sự lộdiện như một làn sóng mới…

2 Môi sinh nào cho “Nhà báo công dân” ra đời và phát triển

Không một hiện tượng nào ra đời mà không có lý do của nó Kinh thánhcũng nói rằng: khi một hiện tượng nào đó ra đời thì phải có một môi sinh tất yếutồn tại cho hiện tượng đó Và CJ cũng vậy Dù tuổi đời chưa lâu nhưng chính môisinh tốt đã giúp CJ ngày một phát triển trong xu thế thời đại

2.1 Internet - mảnh đất gieo trồng nên những CJ

Internet (gọi tắt là NET) là mạng máy tính toàn cầu, sử dụng giao thức TCP/

IP để trao đổi thông tin giữa các máy tính trên mạng, bao gồm nhiều mạng máytính được nối lại với nhau

Năm 1965, nhà tin học Ted Nelson đã có những giấc mơ về máy tình là tạo

ra một siêu văn bản (Hypertext) Đến tháng 7/1968, ARPA đưa ra ý tưởng liên kếtmáy tính tại bốn điểm trên nước Mỹ với nhau: Viện nghiên cứu Stanford, Trườngđại học California ở Los Angelex, UC – Stanta Barbara và trường đại học tổng hợp

Trang 14

Utah Năm 1969, liên kết thành công và lấy tên là ARPANET đã đánh dấu sự rađời của Internet ngày này Nhưng đến năm 1992 mới là sự kiện đánh dấu bướcngoặt trong lịch sử hình thành Internet.

Internet ra đời đã tạo nên một cơn sốt trong giới tin học và toàn thế giới Từđây con người bước sang một kỷ nguyên mới, một nền văn minh mới mà ở bất cứđâu trên địa cầu người ta vẫn có thể trao đổi với nhau dễ dàng qua mạng

Chính Internet đã tạo cơ hội cho báo mạng điện tử ra đời với sức cạnh tranhvạn năng mà khó có loại hình nào có được Đó là tính đa phương tiện trên báomạng điện tử Người ta có thể nghe đọc báo, xem hình ảnh, video và đọc tin tứcngay trên chiếc máy tính có mạng

Internet còn mang trong mình như Email – thư điện tử, Chat, Newsgroup –nhóm thảo luận… Với việc ứng dụng các phần mềm hiện đại, các trang xã hội rađời: Facebook, Youtue, Flickr, Wikipedia, Blong, Netlog, Twite, Zing…

Mạng xã hội trở thành nơi giao lưu kết bạn, chia sẻ những thông tin mộtcách tùy ý Đó có thể là những bức ảnh bạn chụpđược khi đi ra đường, là video về một vụ cháy…

Những thông tin đó sẽ nhanh chóng được phát

trở thành của tập thể

Thuận lợi lớn nhất là khả năng kết nối và băng thông đường truyền Internetrộng Người ta không phải đạp xe lọc cọc đến tòa soạn gửi tin bài cũng không phảihỏi thăm nhà báo có lấy đoạn video hay bức ảnh này không Chỉ cần thiết bị điện

tử có khả năng chụp, quay, ghi nhất là ĐTDĐ và dây kết nối với máy tính thì ngaylập tức thông tin đó sẽ được đưa lên mạng hoặc đến nơi mà bạn cần

Blog được xem như điển hình của báo chí công dân Blog hay còn gọi lànhật ký trên mạng của người dùng Blog Trước đây nhật ký được viết tay thì chỉcho mình biết hoặc số ít hiếm hoi nào đó Nhưng với nhật ký mạng, người viết sẽnhận được những phản hồi chia sẻ của cư dân mạng Có thể đó là những người mà

ta chưa một lần biết mặt

Trang 15

Song chính điều đó đã giúp CJ phát triển Nhiều bloger hoạt động nhưnhững nhà báo chuyên nghiệp Họ đưa tin nhanh, chính xác và có độ tin cậy cao.

Họ viết vào đó những suy nghĩ của mình và đó là cơ sở để báo chí khai thác mộtthông tin khi cần thiết

Khó ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của Internet trong cuộc sống cũng nhưtrong công việc Có lẽ các CJ phải thầm cảm ơn người cha Internet đã tạo một môisinh tốt lành cho mình

2.2 Dân chủ hay chính cái “tôi” phát triển

Có thể khẳng định một điều rằng: dân chủ là môi sinh cho nhiều hình thái xãhội phát triển Ngay tron chính văn học nghệ thuật, nhà mĩ học người nga Bachtin

đã nói “Ở đâu thiếu vắng tiếng cười ở đó tiểu thuyết khó có thể hình thành hoặc dễ

bị thui chột” Phải chăng tiếng cười chính là dân chủ.

Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin cũng như nền kinh tế thế giời,chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng mà mọi nhất cử nhất động đều có thể

là đối tượng tìm kiếm trên mạng Báo chí đã vượt qua ranh giới co hẹp của đấtnước nào, thay vào đó là sự mở rộng đường biên

Không ai có thể bưng bít thông tin trong một xã hội có thông tin Vì thếtruyền thông đã phần nào được cởi trói khỏi chính phủ cầm quyền Những vụ bêbối tình ái của Bill Clinton, những hoạt động đen của Tổng thống Mĩ Bush, cáichết của công nương Diana… nhanh chóng lan rộng trên báo chí

Sự dân chủ đó còn thể hiện ở tự do ngôn luận trên báo chí Nhiều chính phủ

khẳng định, báo chí phải phục vụ số đông quần chúng Với Việt Nam đó là “diễn đàn của quần chúng nhân dân”

Ngay chính mạng Internet đã là một sự dân chủ không gì hơn Đó là mọingười có thể trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm về một vấn đề Mọi người có thểchính là người cung cấp thông tin về một sự kiện, vấn đề nào đó mà nhà báo khôngthể có mặt

Ngay tại Đức và nhiều nước châu Âu khác, nhiều người sinh hoạt trên mạng

xã hội có chung quan điểm, chí hướng đã thành lập cho mình Đảng riêng đó là

Trang 16

Đảng cướp biển Đảng tập hợp những trí thức trẻ, đưa ra những yêu sách với chínhphủ Sau đó, họ dùng chính mạng xã hội để đăng quan điểm đường lối của Đảngmình.

Song sự dân chủ suy cho cùng đó là cái “tôi” đang ngày càng phát triển Aicũng có quyền được thổ lộ hay bày tỏ quan điểm của mình Họ có quyền được chia

sẽ những gì mình có tới số đông Và mạng xã hội, các trang cá nhân giúp họ làmđược điều đó

Cái “tôi” khao khát, chiếm lĩnh và bung nở trong xã hội thông tin Có thể đó

là những ngôi sao giải trí muốn đưa thông tin của mình tới các fan, hay những vụlùm xùm rồi lên đấy bình luận Đó cũng chính là nguồn cho báo chí khai thác Đúng như Oh Yeon Ho cha đẻ của OhMyNews đã nói rằng:

“ Tôi cảm thấy rằng nhiều tiếng nói của công dân là điều cần thiết để làm cho công luận mang tính dân chủ hơn”

2.3 Cái nhìn cởi mở của giới truyền thông và nhu cầu của người tiếp nhận

Trước đây nhà báo lấy tin và đưa thông tin tới công chúng Công chúng thụđộng tiếp nhận Hay có vụ gì xảy ra họ phải gọi nhà báo đến lấy tin Nhưng giờđây tất cả đã thay đổi

Nhà báo có thẻ không phải có mặt bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào Mà sựkiện thì luôn diễn ra, nhu cầu công chúng ngày một tăng Để kéo chân độc giả vềphía mình các nhà truyền thông buộc phải sử dụng đến mạng lưới cộng tác viên.Song tiếp tục đặt ra bài toán cộng tác viên với các nhà quản lý Và giờ đây, côngchúng của họ chính là người đưa tin cho họ

Như vụ sập cầu dẫn Cần Thơ, báo Thanh Niên đã tiếp nhận cuộc điện thoại

từ một độc giả Và chính người này đã đưa tin đến cho báo trước khi phóng viên cómặt ở hiện trường Hay như vụ ám sát tổng thống Kennerdy là một ví dụ điển hình

Hai biểu hiện chính cho sự cởi mở của giới truyền thông đó là:

Thứ nhất: họ luôn có tài khoản trên các mạng xã hội, lớn nhất là facebook và

sẵn sàng kết bạn với độc giả

Trang 17

Thứ hai: Các cơ quan báo chí luôn có nhiều cách để nhận thông tin của công

chúng; Đài phát thanh có hộp thư bạn nghe đài hay đóng góp ý kiến, trả lời thư bạnnghe đài; Đài truyền hình cũng vậy

Báo in: đó là trang bạn đọc, hỏi đáp, thư đọc giả Và để nâng cao tính tươngtác với độc giả, các tờ báo in đểu có trang báo mạng trên Internet Và ngay trangđầu, báo luôn cung cấp địa chỉ Web và email

Báo mạng là ưu thế hơn cả Họ luôn dành một diện tích nhất định để đăngcác bài viết của độc giả gửi đến và các ảnh, video clip

Nhu cầu người tiếp nhận cũng là yếu tố kích thích báo chí công dân ra đời

và phát triển Không ai sống mà không cần thôn tin Thông tin với con người nhưbữa ăn, nước uống hàng ngày Liệu những thông tin các trang báo cung cấp đã đủchưa? Câu trả lời là chưa bao giờ là đủ Mặt khác, họ cần những thông tin cập nhậtnhanh chóng hơn là phải chờ đợi nhà báo tác nghiệp Chính vì thế có thể họ làngười tiếp nhận thông tin đấy nhưng không thể không là một CJ

Trong bài viết “We media: How audiences are shaping the future of news and information”, Shayne Bowman và Chris Willis đưa ra định nghĩa: báo

chí tham dự (participatory journalism hay citizen journalism) là hành động của các

công dân muốn “đóng một vai trò tích cực trong tiến trình thu thập, tường thuật, phân tích, phổ biến tin tức và thông tin” Báo chí tham dự (chính là báo chí công

dân) xuất hiện ở Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống năm 1988 như một biện pháp đốiphó trước nạn tin tức ngày càng mất dần tính chân thật và trước tình trạng côngchúng ngày càng cảm thấy vỡ mộng về những vấn đề chính trị và công dân

Nhiều khi báo chí truyền thống chỉ đưa tin một chiều, thiên lệch Trong khicông chúng cần cái nhìn khách quan toàn cảnh chứ không phải là sự uốn nắn câybút của một thế lực nào Và báo chí công dân đã làm được điều đó Nhiều trangblog đắt khách không kém gì các trang báo

2.4 Cuối cùng, phải chăng là sự tất yếu

Trang 18

Nhà báo Lê Quang đã phân tích rằng: báo chí công dân là bước phát triển

tất yếu của công nghệ truyền thông cho những người muốn trở thành nhà báo côngdân bằng hình ảnh, SMS, Fax để chuyển tải mọi thông tin thông qua không gianảo

Internet đã đẻ ra những dịch vụ quan trọng mà không một công cụ nào sánhkịp Nó thúc đẩy con người hoạt động, sáng tạo và sẻ chia là điều tất yếu

Hơn nữa, trình độ con người ngày một cao Việc đưa thông tin cũng trở nên

dễ dàng hơn mà không phải cứ học báo mới là nhà báo

Hiện nay trên thế giới có hàng triệu bloger Họ hoạt động liên tục, gặp gỡ vàtrao đổi kinh nghiệm Nhiều người từ đó đã trở thành cộng tác cho các cơ quan báochí

Xác định rõ điều này nhiều trường đại học trên thế giới đã đào tạo sinh viêntheo cách mới Trường Đại học City của New York (CUNY) đã cho ra đời một

“ngành học lạ” đó là ngành “truyền thống mới” (New media).

Ông Jeff Jarvis – 51 tuổi giám đốc chương trình truyền thông mới giảng dạymôn này cho rằng truyền thông có thể trở nên minh bạch hơn qua việc sử dụng các

blog, podcast và các đoạn video trực tuyến “Tôi muốn sinh viên khám phá mối quan hệ giữa truyền thông và công chúng”, Jarvis nói.

3 “Báo chí công dân” - một xu thế mới

3.1 “Làm gì có báo nào thiếu mục Thư bạn đọc” – Nick Wrenn phụ trách sản

xuất chương trình thời sự của CNN International.

Không ai có thể phủ nhận hay ngăn chặn được làn sóng mới trong ngànhtruyền thông khi mà mỗi người đều có thể là một phóng viên Trên thế giới hiện

nay, đúng như lời Nick nói “Làm gì có báo nào thiếu mục Thư bạn đọc” Qua khảo

sát, xin đưa ra một số dẫn chứng cho sự bùng nổ của báo chí công dân hiện nay

* Một ngày đẹp trời năm 2000, mấy nhà báo Seoul ham viết lách đã bắt taynhau nhất trí thành lập một blog cao cấp Nghĩ là không chỉ như một trang nhật kýmang tính cá nhân và tùy tiện mà còn là một tờ báo mạng chính cống Mỗi người

Trang 19

ghi lại những quan sát, trải nghiệm và quan điểm của mình rồi lăng xê lên mạng

duwois đầu đề chung là “OhMyNews” Người khởi xướng là nhà báo Oh Yeon –

Ho bắt đầu với 4 nhân viên

Oh Yeon-ho, người sáng lập trang OhmyNews - Top 10 trong giới truyền thông Hàn Quốc

Trang tin OhMyNews có trụ sở tại Hàn Quốc được coi là một trong nhữngtrang thôn tin đi tiêng phong trong lĩnh vực báo chí công dân

Phóng viên chuyên nghiệp Oh Yeon-ho khởi động trang tin với tư cách mộtthử nghiệm về tham gia truyền thông trực tuyến với hơn 700 nhà báo công dân.Đến nay Oh là chủ của 70 nhân viên có hợp đồng và 70.000 cộng tác viên khôngchuyên trên toàn cõi kim chi Năm 2004 Ohmy News có chi nhánh nước ngoàiđầu tiên và 2006 ra số tiếng Nhật

Năm 2000, sự thành công và phát triển của OhmyNews bắt đầu thu hút sựquan tâm chú ý của giới quan sát truyền thông toàn thế giới khi cộng đồng mạngtại Hàn Quốc tích cực tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống và tác động tới kết quảbầu cử

Uy tín toàn cầu của trang tin và người sáng lập ra nó lên đến đỉnh cao khiTrường Báo chí Missouri danh tiếng ở Mỹ tháng 10/2007 trao huân chương danh

dự Vì Sự nghiệp Báo chí cho Oh Yeon-ho “ghi nhận nỗ lực tiên phong của ông

trong việc lôi kéo công dân trở thành phóng viên hoạt động vì nền dân chủ”.

Trang 20

Giải thưởng này có hơn 70 năm lịch sử và những người được nhận giải thưởng nàyđều là các tác giả, các phóng viên báo in và báo hình hàng đầu.

Oh phát biểu khi nhận giải tại buổi lễ ở Columbia, Missouri: “Hôm nay tôi được nhận huân chương này, nhưng vinh dự này không chỉ thuộc về tôi Nó thuộc về 60.000 nhà báo công dân và các phóng viên chính thức của chúng tôi, những người nhiệt tình tham gia thế giới báo chí công dân mới mẻ này”.

Có được thành công và được ghi nhận với tư cách một ngành truyền thôngmới nổi với những phương pháp thông tin mới, bản thân điều đó đã là một thànhcông rồi Nhưng Oh cũng phát biểu trước cử tọa Columbia rằng ông hy vọng báochí công dân sẽ làm được nhiều hơn thế Theo OhmyNews đưa tin về sự kiện này,

Oh nói: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là cung cấp nhiều thông tin hơn nữa,

mà là mang đến một cuộc sống hạnh phúc và thỏa mãn hơn”.

Thành công đột phá của Oh Yeon-ho không chỉ dựa trên niềm đam mêInternet của dân sở tại, mà một phần cũng vì luật báo chí ở đây tuy nêu danh nghĩa

“tự do ngôn luận” song vẫn chịu tác động mạnh mẽ từ chính phủ Phóng viên “gaigóc” thường khó được dự các buổi họp báo cao cấp, thông tin nội chính do đóthường trơn tru một chiều, khiến người đọc ưa tự khai thác các nguồn dữ liệu ngoàiluồng Hôm nay OhmyNews cũng ngắc ngoải trong cơn bão khủng hoảng tài chính

và chịu sự cạnh tranh của các mạng xã hội khác, song hàng ngày tối thiểu vẫn cóhơn 2,5 triệu người truy cập - con số trong mơ đối với mọi báo giấy của thế giớinày

* Endemol, người xây dựng loạt chương trình truyền hình Big Brother (Đại ca),

đã khởi động ở Hà Lan chương trình tin tức hàng ngày trên truyền hình với nộidung tin tức do người sử dụng tạo ra Các nhà báo công dân gửi tin dưới dạng băngvideo, sau đó được tập hợp để trở thành bản tin “Tôi trên TV”

* Ở Pune, Ấn Độ, Hiệp hội Báo chí Sakaal đã xây dựng “phụ trang công dân”

hàng tuần Phụ trang này hoàn toàn do độc giả tự viết Biên tập viên DeendayalVaidya cho biết: “Mọi người muốn đọc những tin tức tích cực, những việc làm tích

Ngày đăng: 26/03/2016, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w