1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lý thuyết giá năng lượng bùi xuân hồi ĐHBKHN

246 2,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 246
Dung lượng 2,98 MB

Nội dung

• Nắm vững các vấn đề phương pháp luận về định giá các sản phẩm năng lượng • Giải thích các biến động của giá và thị trường năng lượng trong nước và quốc tế... Lý thuyết cơ bản về chi p

Trang 1

LÝ THUYẾT GIÁ NĂNG LƯỢNG

Phụ trách môn học:

PGS TS Bùi Xuân Hồi ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Trang 2

• Nắm vững các vấn đề phương pháp luận về

định giá các sản phẩm năng lượng

• Giải thích các biến động của giá và thị trường năng lượng trong nước và quốc tế

Trang 3

NỘI DUNG CHI TIẾT

Môn học Lý thuyết giá năng lượng: 60 tiết

Kết cấu: 6 chương

• Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản về chi phí

và giá năng lượng

• Chương II: Chính sách giá năng lượng và vai trò

quản lý của nhà nước

• Chương III: Thị trường dầu mỏ và lý thuyết về

giá dầu

• Chương IV: Lý thuyết về định giá khí đốt

• Chương V: Các vấn đề về lý thuyết giá than

• Chương VI: Lý thuyết về định giá điện

Trang 4

CHƯƠNG I

CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ & GIÁ

NĂNG LƯỢNG

Trang 5

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản về

chi phí & giá năng lượng

I Lý thuyết cơ bản về chi phí

I.1 Khái niệm về chi phí

+ Chí phí hoạt động của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị các nguồn lực mà doanh nghiệp đã tiêu

hao cho các hoạt động sản xuất kinh doanh

trong một thời kỳ nhất định

+ Kỳ đánh giá thường là theo năm

+ Có nhiều quan điểm khác nhau khi nhân dạng

chi phí phát sinh

Trang 6

I.2 Lý thuyết kinh tế vi mô về chi phí

Kinh tế học vi mô phân biệt: chi phí kế toán và chi phí kinh tế

- Chi phí kế toán: là các khoản chi nhìn rõ được, tức là chi trả minh

nhiên bằng tiền tệ

- Chi phí kinh tế: chi phí tượng trưng cho các phương án hành

động bị bỏ lỡ Chính những cơ hội bị bỏ lỡ đó tạo ra chi phí thực

sự khi chúng ta bắt tay vào một hoạt động Các nhà kinh tế nói đến ý nghĩa của chi phí cơ hội theo khía cạnh này

- Chi phí cơ hội là khoản bị mất đi khi ta từ bỏ một cơ hội kinh

doanh tốt nhat để thực hiện một cơ hội kinh doanh khác Chi phí cơ hội mặc nhiên tiềm ẩn

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ

bản về chi phí & giá năng lượng

Trang 7

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

* Nhận dạng chi phí theo quan hệ với quy mô sản xuất

+ Tổng chi phí (TC): Tổng chi phí của doanh nghiệp là những phí

tổn phải chịu khi sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ trong thời

kỳ đó Nó có thể bao gồm việc chi trả minh nhiên bằng tiền

khi sử dụng các yếu tố đầu vào hoặc có thể bao hàm các chi phí cơ hội mặc nhiên tiềm ẩn khi người ta có thể lượng chúng qua việc xem xét giá trị của phương án hành động bị bỏ lỡ

Tổng chi phí được chia thành: Chi phí cố định + chi phí biến đổi

+ Chi phí cố định (FC) là chi phí không đổi khi sản lượng sản xuất

thay đổi

+ Chi phí biến đổi (VC) là chi phí thay đổi khi sản lượng sản xuất

thay đổi

Trang 8

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

+ Chi phí bình quân (AC): chi phí tính trung bình

trên một đơn vị sản phẩm

AC = TC/Q

+ Chi phí cố định bình quân AFC: Chi phí cố định

tính trung bình trên một đơn vị sản phẩm

AFC = FC/Q

+ Chi phí biến đổi bình quân AVC: Chi phí biến đổi

tính trung bình trên một đơn vị sản phẩm

AVC = VC/Q

Trang 9

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

Chi phí cận biên MC: chi phí tăng thêm do việc

sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

Trang 10

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

I.3 Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí

Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí, tức là căn cứ

vào chi phí phát sinh tương ứng với bản chất nguồn

lực sử dụng Có 5 yếu tố chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu: mua sắm đối tượng lao động

- Chi phí nhân công: chi phí cho nguồn lực lao động

- Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: nlượng, thuê sửa chữa vv

- Chi phí bằng tiền khác: thuế, lệ phí phải nộp, vv

Trang 11

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

I.4 Phân loại theo khoản mục chi phí

Căn cứ vào công dụng kinh tế của chi phí tương

ứng với quá trình phát sinh Cách phân loại được

áp dụng trong hệ thống kế toán tài chính Có 5

khoản mục chi phí:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí phát sinh

để mua sắm các đối tượng lao động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ xem xét

+ Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí cho lao động

tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm

Trang 12

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

+ Chi phí sản xuất chung: nhiên liệu–năng lượng,

lương và các khoản khác của cán bộ quản lý trực tiếp, khấu hao TSCĐ, phát sinh tại các bộ phận sản xuất

+ Chi phí bán hàng: lương của nhân viên bán hàng,

chi phí marketing, khấu hao TSCĐ dùng trong bán hàng và các yếu tố mua ngoài liên quan

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm lương của cán

bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao

TSCĐ dùng trong quản lý và các yếu tố mua ngoài liên quan

Trang 13

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

• Từ 5 khoản mục chi phí các khái niệm mới

đuợc hình thành:

- Tổng các khoản mục 1+2+3 = Giá thành sản xuất

- Giá thành sản xuất của số sản phẩm đã bán được

gọi là giá vốn hàng bán

- Các khoản mục 4 và 5 được gọi là chi phí giai đoạn

- Sự phân biệt này liên quan đến quá trình hạch

toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp

Trang 14

K53-ECOLE POLYTECHNIQUE-ENERGY

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

I.5 Mối quan hệ của các cách phân loại chi phí

a) Quan hệ giữa yếu tố và khoản mục

Trang 15

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

b) Quan hệ giữa khoản mục và quy mô sản xuất

Khoản mục

Trang 16

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

II GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ

II.1 Khái niệm

- Giá thành sản phẩm, dịch vụ là toàn bộ

những chi phí tính bằng tiền để sản xuất

và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm hoặc

dịch vụ nhất định

- Đối tượng tính: sản phẩm và dịch vụ hoàn

thành

- Kỳ tính giá thành: kỳ kế toán

Trang 17

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

II.2 Quan hệ giữa chi phí và giá thành

Điểm giống nhau:

- Nội dung cơ bản của chi phí và gthành đều là biểu diễn những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ là cơ sở để tính giá

thành sản phẩm dịch vụ

- Tiết kiệm hoặc lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm Quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí Điểm khác nhau:

- Chi phí SX gắn liền với kỳ đã phát sinh, còn giá thành SP

gắn với một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành

Trang 18

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

- Chi phí sản xuất: gồm chi phí đã trả trước của kỳ

nhưng chưa phân bổ cho kỳ này + chi phí phải trả kỳ

trước nhưng kỳ này mới phát sinh thực tế, nhưng

không bao gồm chi phí trả trước của kỳ trước phân bổ cho kỳ này, và những chi phí phải trả kỳ này nhưng

thực tế chưa phát sinh

- Giá thành sản phẩm lại chỉ liên quan đến chi phí phải

trả trong kỳ và chi phí trả trước được phân bổ trong kỳ

• Chi phí sản xuất liên quan đến: sản phẩm hoàn thành,

sản phẩm dở dang cuối kỳ, sản phẩm hỏng

• Giá thành không liên quan đến chi phí sản xuất dở

dang cuối kỳ, nhưng liên quan đến chi phí sản xuất sp

dở dang kỳ trước chuyển sang

Trang 19

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

II.3 Phân loại giá thành

+ Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng)

• Chi phí nguyên liệu trực tiếp

• Chi phí nhân công trực tiếp

• Chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm, công việc đã hoàn thành

= Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý + Giá thành toàn bộ

= Giá thành công xưởng + Chi phí tiêu thụ

Trang 20

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

Toàn bộ chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

tính cho toàn bộ sản lượng hàng hóa sản xuất trong kỳ

Trang 21

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

III- Các phương pháp định giá sản phẩm

• Hai cách tiếp cận trong định giá

+ Định giá theo chi phí (cost-based approach)

+ Định giá theo thị trường (market-base

approach)

• Định giá theo giá trị

• Định giá theo đối thủ cạnh tranh

Trang 22

III-1 Cách tiếp cận định giá theo chi phí based approach)

• Là cách tiếp cận định giá trong đó coi chi phí là nhân tố

quyết định để đưa ra giá bán

• Giá bán (chưa VAT) = CP + LN mong đợi (trước thuế

TNDN)

• CP có thể là CP đơn vị (CP bình quân) hoặc CP biến đổi

đơn vị (biến phí bình quân), hoặc CP biên

• LN mong đợi: do doanh nghiệp tự đặt ra, thường theo

mức thông thường của ngành

Trang 23

1.2 Các phương pháp định giá theo chi phí

• Phương pháp định giá theo chi phí bình quân cộng phụ giá (average cost-plus pricing)

• Phương pháp định giá theo chi phí biến đổi

bình quân cộng phụ giá (variable cost-plus

pricing)

• Phương pháp định giá theo chi phí tăng thêm cộng phụ giá (incremental cost-plus pricing)

• Phương pháp định giá theo hiệu quả đầu tư

mong đợi (target return pricing)

Trang 24

a Phương pháp định giá theo chi phí bình quân cộng

phụ giá

• Quy trình:

– Dự báo lượng bán Q

– Ước tính chi phí bình quân AC

– Đặt ra tỷ lệ phụ giá mong đợi mC hoặc mP

– Xác định giá bán P

• Công thức:

– P = AC (1 + mC) hoặc P = AC / (1 – mP)

– mC : tỷ lệ lãi mong đợi trên chi phí, hệ số phụ giá

trên chi phí

– mP: tỷ lệ lãi mong đợi trên giá bán, hệ số phụ giá

trên giá bán

– AC = (TFC/Q) + AVC

Trang 25

b Phương pháp định giá theo biến phí bình

quân cộng phụ giá

• Quy trình

– Ước tính biến phí bình quân AVC

– Đặt ra tỷ lệ phụ giá/ tỷ lệ lãi mong đợi mC

Trang 26

c Phương pháp định giá theo chi phí tăng thêm

• Quy trình:

– Ước tính chi phí tăng thêm TC khi sản xuất

thêm một lượng sản phẩm Q

Trang 27

d Phương pháp định giá theo hiệu quả đầu tư

mong đợi

• Quy trình:

– Dự báo lượng bán Q

– Ước tính chi phí bình quân AC

– Đặt ra tỷ lệ lãi mong đợi trên vốn đầu tư ROI

– Tính ra giá bán

• Ký hiệu

– AC: chi phí bình quân hay chi phí đơn vị

– I: vốn đầu tư

– ROI: tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư mong đợi

– Q: lượng bán mong đợi

Trang 28

III-2 Cách tiếp cận định giá theo giá trị

(Value-based approach)

2.1 Nội dung cách tiếp cận

• Là cách tiếp cận trong đó nhận thức của người mua về chất

lượng/ giá trị/ lợi ích của sản phẩm trong sự so sánh với những sản phẩm cạnh tranh là yếu tố quyết định để định ra giá bán

• Giá được cân nhắc cùng với những biến số marketing-mix khác

trước khi thiết kế sản phẩm và xây dựng chương trình kinh

doanh

• Ưu điểm:

– Tuân thủ quan điểm marketing về định vị giá trị

– Giá đưa ra có xu hướng hợp lý hơn

• Nhược điểm:

– Việc xác định chính xác những đánh giá của khách hàng là

khó khăn và mất thời gian, đặc biệt là khi kinh doanh nhiều chủng loại sản phẩm

Trang 29

So sánh cách tiếp cận đinh giá theo chi phí và

theo giá trị

Sản

phẩm Chi phí Giá Giá trị Khách hàng

Sản phẩm

Chi phí Giá

Giá trị

Khách

hàng

Cách tiếp cận định giá theo chi phí

Cách tiếp cận định giá theo giá trị

Trang 30

2.2 Các phương pháp định giá theo giá trị

• Phương pháp định giá theo giá trị gia

tăng/ giá trị cảm nhận (value-added/

perceived-value pricing)

• Phương pháp định giá cung cấp nhiều

giá trị (value pricing)

Trang 31

• Quy trình:

– Phân tích giá trị (tổng lợi ích) của những sản phẩm cạnh tranh dựa

trên những ý kiến của khách hàng

– Thiết kế giá trị (tổng lợi ích từ sản phẩm và dịch vụ) nhằm tạo sự

khác biệt ưu việt

– Đ̣inh giá tương xứng với giá trị đã thiết kế

• Công thức:

a) Phương pháp định giá theo giá trị tăng thêm/ giá trị cảm nhận (added-

value/ perceived-value pricing)

Trang 33

b) Phương pháp định giá cung cấp nhiều giá trị

(value pricing)

• Quy trình:

– Phân tích giá trị (tổng lợi ích) của nhưng sản phẩm cạnh tranh dựa trên

những ý kiến của khách hàng

– Thiết kế giá trị (tổng lợi ích từ sản phẩm và dịch vụ) nhằm tạo sự khác

biệt ưu việt

– Định giá cung cấp tỷ số tổng giá trị/giá lớn hơn so với của đối thủ

• Công thức:

– P A , P B : Giá của sản phẩm A (của DN) và B (của đối thủ)

– V A , V B : Giá trị cảm nhận của sản phẩm A và B

• Một số kiểu định giá của nhà bán lẻ:

– Định giá thấp mọi ngày (every day low pricing)

– Định giá lúc cao lúc thấp (high-low pricing)

VV

Trang 34

III-3 Cách tiếp cận đ̣inh giá theo đối thủ cạnh

tranh (Competition-based approach)

3.1 Nội dung cách tiếp cận

• Là cách tiếp cận trong đó giá của những sản phẩm cạnh tranh

tương tự là yếu tố quyết định trong việc định giá

– Không khuyến khích tư duy định giá theo khách hàng và cạnh

tranh phi giá

Trang 35

3.2 Các phương pháp định giá theo đối thủ cạnh

tranh

• Phương pháp định giá theo giá hiện

hành (going-rate pricing)

• Phương pháp định giá bằng đấu giá và

đấu thầu (auction-based pricing)

– Định giá theo đấu giá công khai

(open-auction pricing)

– Đ̣inh giá đấu thầu kín (sealed-bid

pricing)

Trang 36

a) Phương pháp đ̣inh giá theo giá hiện hành

(Going-rate pricing)

• Là phương pháp định giá trong đó DN căn cứ vào mức giá hiện hành của các đối thủ để đưa

ra mức giá của mình và thay đổi giá theo

cùng xu thế thay đổi của giá hiện hành

• DN phân tích bản thân và các đối thủ để đưa

ra mức giá của mình

• Giá này có thể thấp hơn, bằng hoặc cao hơn mức giá trung bình của các đối thủ

Trang 37

b) Phương pháp định giá bằng đấu giá và đấu

thầu

• Đấu giá kiểu Anh: đấu giá tăng dần

– Một người bán và nhiều người mua Người bán có sản phẩm cần bán,

đặt một mức giá khởi điểm thấp, rồi yêu cầu những người mua chào giá

• Đấu giá kiểu Hà Lan: đấu giá hạ dần

– Một người mua và nhiều người bán: Người mua cần mua một sản phẩm

nào đó từ những người bán, yêu cầu những người bán chào giá

– Một người bán và nhiều người mua: Người bán có sản phẩm cần bán,

xướng một mức giá ban đầu rất cao, rồi hạ dần

• Đấu thầu

– Giá là thông tin bí mật, nằm trong các hồ sơ dự thầu của những người

bán nộp cho người mua

– Chủ yếu dựa trên dự đoán về mức giá mà đối thủ đưa ra

– Với mỗi mức giá định đưa ra, doanh nghiệp cân nhắc 2 yếu tố: (1) xác

suất trúng thầu; (2) lợi nhuận có được nếu trúng thầu

Trang 38

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ

bản về chi phí & giá năng lượng

IV CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT GIÁ NĂNG LƯỢNG

- Mục tiêu macro, kinh tế, xã hội, chính trị

- Chiến lược quốc gia, thương mại quốc tế

>>> Giá năng lượng có nhiều đặc trưng khác biệt so với giá của sp hàng hoá thông thường Chính sách giá năng lượng được xây dựng trên những nguyên tắc riêng biệt <<<

Trang 39

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

IV-1 Biến số kinh tế quan trọng và sự can

thiệp của nhà nước

- Biến số kinh tế được xác định từ quy luật của thị

Trang 40

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

- Giá năng lượng là chi phí của đơn vị kinh tế này,

nhưng là lợi ích với đơn vị kinh tế khác

- Là biến số biểu thị sự dồi dào về tài nguyên năng

lượng nhưng đồng thời cũng là một yếu tố của sự mất cân bằng trong các hoạt động về năng lượng

- Giá năng lượng là một biến tổng hợp trong ngắn

hạn nhưng lại là biến qui nạp trong dài hạn

- Cực đoan: Giá năng lượng là một biến số ngoại

sinh, được xác định từ các điều kiện về cung và cầu của các dạng năng lượng khác nhau, quan sát được trên các thị trường quốc tế.

Trang 41

Chương I: Các vấn đề lý thuyết cơ bản

về chi phí & giá năng lượng

Xây dựng chính sách giá năng lượng có hai hướng tiếp

- “chính sách giá năng lượng là một sự hòa hợp giữa cái

mà người ta mong muốn về khía cạnh kinh tế, một cơ hội về khía cạnh chính trị và cái có thể làm được trong thực tế”

- >>>> Chính sách giá năng lượng luôn có sự can thiệp

của nhà nước <<<

Ngày đăng: 26/03/2016, 19:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w