Có nhiều loại bắp, thường được xếp vào các loại khác nhau về cả tính chất và công dụng như bắp nếp hạt màu trắng, dẻo hạt, chủ yếu để ăn, bắp tẻ hạt màu trắng hoặc vàng, cứng nhưng sản l
Trang 1Lịch sử nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khảo cổ, di truyền học, thực vật học, dân tộc học và địa lý học…quan tâm và đưa ra nhiều giả thuyết Có giả thuyết cho là nguồn gốc cây bắp khoảng năm 5.500 tới 10.000 trước công nguyên (TCN) Những nghiên cứu về di truyền học gần đây cho rằng quá trình thuần hóa bắp diễn ra vào khoảng năm 7000 TCN tại miền trung Mexico và tổ tiên của nó là loại cỏ teosinte hoang dại gần giống nhất với bắp ngày nay vẫn còn mọc trong lưu vực sông Balsas Liên quan đến khảo cổ học, người ta cũng đã phát hiện các bắp ngô có sớm nhất tại hang Guila Naquitz trong thung lũng Oaxaca, có niên đại vào khoảng năm 4.250 TCN, các bắp ngô cổ nhất trong các hang động gần Tehuacan, Puebla, có niên đại vào khoảng 2750 TCN Một số giả thuyết cho rằng, có lẽ sớm nhất khoảng năm 1500 TCN, bắp bắt đầu phổ biến rộng và nhanh, bắp là lương thực chính của phần lớn các nền văn hóa tiền Columbus tại Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và khu vực Caribe Với người dân bản xứ tại đây, bắp được suy tôn như bậc thần thánh và có tầm quan trọng
về mặt tôn giáo do ảnh hưởng lớn của nó đối với đời sống của họ
Việc gieo trồng bắp đã lan rộng từ Mexico vào tây nam Hoa Kỳ sau đó vào đông bắc nước này cũng như đông nam Canada, làm biến đổi cảnh quan các vùng đất này
do thổ dân châu Mỹ đã dọn sạch nhiều diện tích rừng và đồng cỏ để trồng bắp bắp lan truyền sang châu Âu và phần còn lại của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ
Bắp được đưa vào châu Âu đầu tiên ở Tây Ban Nha trong chuyến thám hiểm thứ hai của Columbus vào khoảng năm 1494 Người châu Âu đã nhận biết được giá trị của nó và nhanh chóng phổ biến rộng rãi Vào những năm đầu của thế kỷ XVI, bằng đường thủy các tầu của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia đã đưa cây bắp ra hầu hết
Trang 2đảo Indonesia Vào khoảng năm 1575 ngô đến Trung Quốc
Ở Việt Nam, bắp là loại cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa.bắp được trồng khắp nơi, từ đồng bằng đến trung du và khá nhiều ở miền núi Có nhiều loại bắp, thường được xếp vào các loại khác nhau về cả tính chất và công dụng như bắp nếp (hạt màu trắng, dẻo hạt), chủ yếu để ăn, bắp tẻ (hạt màu trắng hoặc vàng), cứng nhưng sản lượng cao nên dùng làm thức ăn cho gia súc hai loại là bắp đường (hạt màu vàng không đều), vị ngọt và bắp rau (bắp nhỏ, ít tinh bột) dùng để ăn
Cây bắp ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc Theo Lê Quý Đôn trong “Vân Đài loại ngữ “ hồi đầu đời Khang Hi (1662-1762), Trần Thế Vinh, người huyện Tiên Phong (Sơn Tây, phủ Quảng Oai) sang sứ nhà Thanh lấy được giống bắp đem về nước Khắp cả hạt Sơn Tây đã dùng bắp thay cho lúa gạo Từ đó bắp được phổ biến
và phát triển ra khắp đất nước Nhà nông có câu: “Được mùa chớ phụ ngô khoai”, điều đó đủ để thấy rằng, mặc dù trong những năm tháng đã có đủ lúa gạo nhưng bắp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với người nông dân
Tuy nhiên, do là một nước có truyền thống sản xuất lúa gạo, trong một thời gian dài ngô ít được chú ý mà chỉ những năm gần đây mới phát triển Cuộc cách mạng về giống bắp lai đã góp phần phần tăng nhanh diện tích, năng suất và sản lượng bắp toàn quốc, đưa nước ta đứng vào hàng ngũ những nước trồng bắp lai tiên tiến của vùng châu Á Chúng ta cũng đã bước đầu xuất khẩu được giống bắp lai cho các nước trong khu vực
Trang 31.2 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới và việt nam
1.2.1 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới
Cây bắp là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới:bắp,lúa nước,lúa mì,sắn,khoai tây.trong đó ba loại cây gồm bắp,lúa gạo và lúa mì chiếm khoảng 87% sản lương thực toàn cầu và khoảng 43% calori từ tất cả mọi lương thực thực phẩm.trong ba loại này ,bắp là cây trồng có sự tang trưởng mạnh cả về diện tích,năng suất,sản lượng và là cây có năng suất cao nhất.vào năm 1961 ,năng suất ,sản lượng bắp trung bình của thế giới chỉ xấp xỉ 20 tạ/ha,thì năm 2008 tăng gấp hơn 2,5 lần ,sản lượng tang từ 204 triệu tấn lên 822,712 triệu tấn (gấp 4 lần),diện tích tăng từ 104 triệu lên 161triệu hecta (hơn 1,5 lần)
Hình 1.2- Biểu đồ diện tích ,năng suất,sản lượng bắp thế giới 1961-2008
Trang 4Hình 1.3- Dự báo nhu cầu bắp thế giới đến năm 2020
1.2.2 Tình hình sản xuất ngô ở việt nam
Trước đây, sản xuất bắp ở Việt Nam còn nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu là tự cung tự cấp theo nhu cầu của hộ nông dân Tại một số vùng miền núi do khó khăn về sản xuất lúa nước nên nông dân phải trồng bắp làm lương thực thay gạo Các giống ngô được trồng đều là các giống truyền thống của địa phương, giống cũ nên năng suất rất thấp Vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, diện tích bắp Việt Nam chưa đến 300 nghìn hecta, năng suất chỉ đạt trên 1 tấn/ha, đến đầu những năm 1980 cũng không cao hơn nhiều, chỉ ở mức 1,1 tấn/ha, sản lượng đạt khoảng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống bắp địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo bắp và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống bắp cải tiến đã được đưa vào trồng góp phần nâng năng suất bắp lên gần 1,5 tấn/ha
Ngành sản xuất bắp nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ đầu những năm 1990 đến nay Từ năm 2006, năng suất và sản lượng bắp của Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt cao nhất từ trước đến nay Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng bắp của Việt Nam cao hơn nhiều lần của thế giới
Trang 5Hình 1.4 - biểu đồ diện tích ,năng suất ,sản lượng bắp việt nam 1961-2009
1.3 Vai trò của bắp
Bắp có nhiều công dụng Tất cả các bộ phận của cây bắp từ hạt, đến thân, lá đều
có thể sử dụng được để làm lương thực, thực phẩm cho người, thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp (rượu bắp, sản xuất ethanol để chế biến xăng sinh học, thậm chí còn còn chế biến tạo ra một số vật dụng đồ dùng như điện thoại, đồ trang sức của phụ nữ…), một số bộ phận của bắp có chưa một số chất có vai trò như một loại thuốc chữa bệnh, làm chất đốt …
1.4 Tính chất của hạt bắp
1.4.1 Độ ẩm của bắp
Độ ẩm của bắp có liên quan mật thiết với độ bền giữa hạt và cùi bắp Độ ẩm càng cao thì độ bền giữa hạt và cùi càng lớn Vì vậy độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tách hạt
Trang 61.4.3.Thành phần cấu tạo của bắp
- Cấu tạo của bắp ngô giống hình chóp
- Chiều dài của bắp ngô khoảng (100-250) mm
Trang 7Khối lượng riêng hạt bắp: ( 600700) kg/m3
1.4.6 Thành phần hoá học của quả bắp
Bảng 1.1.Thành phần hóa học của bắp
Thành phần
Tinh bột
prôtein lipit xenlulo tro Nước
Hàm lượng (%)
1.5 Thu hoạch và bảo quản
1.5.1 Xác định thời điểm thu hoạch bắp
thu hoạch bắp có ý nghĩa quan trọng đến năng suất, chất lượng bắp Thu hoạch sớm trước khi bắp chín sinh lí do bắp chưa đủ thời gian tích luỹ vật chất vào hạt nên khối lượng hạt thấp Thu hoạch quá muộn, hạt có thể bị mọt hoặc mốc làm giảm chất lượng hạt
Độ chín của hạt và thời điểm thu hoạch có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng ngô Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi bắp chín gìa, toàn bộ ruộng bắp đã có
80 - 85% số bắp có lá bi chín vàng (râu bắp khô, đen, bẹ bắp chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm, nếu là bắp lai chân hạt đã có điểm đen) Không nên để bắp chín treo đèn ở ngoài nương rồi mới thu hoạch, vì khi bắp chín treo đèn, nếu gặp mưa hoặc ẩm độ không khí cao, bắp dễ bị thối, mốc, nảy mầm tại ruộng, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bắp bảo quản Chọn ngày khô ráo, nắng để thu hoạch bắp nhằm hạn chế ngô bị ướt do mưa.Nếu bắp chín vào đợt mưa dài ngày (nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, vụ thu hoạch bắp thường trùng vào các dịp này), việc nên làm là cần vặt râu, bẻ gập bắp ngô chúi xuống để nước mưa không thâm vào trong làm thối hỏng hạt bắp Đến khi nắng ráo
Trang 8nhanh chóng bốc nóng, toả nhiệt gây thối mốc)
Hình 1.6 – Thu hoạch bắp
1.5.2.Thu hoạch bắp
Thu hoạch bắp bao gồm các công đoạn chính là: Thu bắp trên đồng, vận chuyển
về nhà, làm khô bắp, tách hạt, làm khô hạt và bảo quản hạt Ngoài ra có thể làm khô bắp rồi bảo quản cả bắp Hạt được tẽ khi cần sử dụng Với phương pháp này, khâu làm khô bắp và hạt có thể dùng máy sấy, còn khâu tách hạt có thể sử dụng các thiết bị tẽ ngô Thu lấy bắp trên đồng cho phép thu hoạch khi hạt có độ ẩm cao (< 40%) Thu hoạch ngô bắp
có thể thực hiện theo 2 phương án:
- Thu lấy bắp đồng thời băm nhỏ thân cây
- Thu lấy bắp còn để lại thân cây trên đồng Thân cây có thể phơi khô làm chất đốt
Ở Việt Nam chủ yếu thu hoạch bắp bằng phương pháp thủ công (bằng tay) Bẻ bắp
từ ruộng, cho vào sọt, bao dứa hoặc bao tải, gánh về nhà hoặc thồ về nhà bằng xe đạp, xe trâu, thậm chí trên nương có thể gùi hoặc ngựa thồ Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện để thu hoạch bắp được nhanh gọn
Trang 9Trên những cánh đồng rộng có thể thu hoạch bằng máy Thu hoạch bằng máy có
ưu điểm là nhanh, các máy thu hoạch liên hợp có thể thu bắp nhưng cũng có khả năng tẽ ngay được hạt
1.5.3 Bảo quản bắp
Sau khi thu hoạch, bắp cần được bảo quản để sử dụng làm lương thực thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và nhiều mục đích khác nhau Do vậy, bảo quản đúng kỹ thuật sẽ góp phần giảm tỷ lệ hao hụt, thối hỏng ở mức thấp nhất Đặc biệt, với đặc điểm khí hậu nước
ta nóng ẩm quanh năm, nấm mốc, mối mọt, côn trùng động vật hại phát triển mạnh nên công tác bảo quản lại càng quan trọng bắp có thể được bảo quản ở dạng bắp, dạng hạt với nhiều cách khác nhau Nơi bảo quản, phương tiện bảo quản cũng cần được chuẩn bị chu đáo Do những nơi này cũng là chỗ mà các loại côn trùng như sâu, mọt, các loại nấm mốc tiềm ẩn,trú ngụ , chúng có thể tồn tại trong các loại nông sản cũ, ẩn náu trong các vật dụng kho, trong các khe kẽ nền kho, tường nhà… chờ khi có điều kiện thuận lợi là phát triển sinh sôi gây hại, đặc biệt là khi có nông sản mới đưa vào bảo quản Vì vậy, việc vệ sinh, quét dọn, tẩy trùng kho và đồ chứa là rất cần thiết giúp ta hạn chế được các tổn thất
và kéo dài thời gian bảo quản của nông sản Phải thu gom các loại sinh vật co nguy cơ gây hại như sâu mọt, nấm mốc đem đốt, phát hiện những chỗ hỏng của kho, dụng cụ chứa
để sửa chữa kịp thời Vị trí làm kho chứa, đồ đựng nông sản phải cao ráo thoáng mát, có mái che, không dột nát, dễ dàng kiểm tra, dễ lấy khi sử dụng Tùy theo điều kiện, có thể lựa chọn biện pháp bảo quản phù hợp vừa kinh tế lại đạt hiệu quả sử dụng cao
1.5.3.1 Bảo quản bắp nguyên trái
Bảo quản bắp trong kho
bắp bị sâu bệnh giập nát cần đưa vào sử dụng ngay Những bắp để bảo quản cần lựa chọn những bắp tốt, thu hoạch xong bóc hết lá, phơi thật khô để thoát hết nước trong lõi và tiêu diệt mầm bệnh sâu mọt rồi mới cho vào kho bảo quản Xếp các bắp thành từng cũi, cuống bắp quay ra ngoài
Kho bảo quản cả bắp phải được thiết kế thoáng, xung quanh có lót lưới sắt hoặc phên thưa, cách sàn mặt đất và tường 40 – 60cm Nếu kho kín thì xung quanh tường có lót phên nứa cách mặt tường 20cm Kho lớn thì cần đặt ống thông hơi để lưu thông không khí, không bị tích tụ nhiệt
Bảo quản bắp trên giàn trần nhà, gác bếp, trong chòi ngoài nương rẫy
Thường áp dụng ở quy mô hộ gia đình với số lượng bắp ít Sau khi thu hoạch bắp
Trang 10bắp trên xà nhà, giàn bếp để bảo quản sử dụng dần bắp để trên giàn bếp sẽ được hơi nóng của bếp đun hàng ngày, bắp luôn khô nỏ và khói bếp phủ 1 lớp muội đen,
có tác dụng hạn chế mọt, mốc phá hoại Tuy nhiên, để ngô như vậy vẫn bị chim, chuột phá hoại
Cũng có thể hong bắp ngô trên giàn bếp 1-2 tháng cho bám muội, sau đó xếp vào cũi bắp trong các nhà chòi làm ở nơi cao ráo, thoáng đãng và có phễu ngăn chuột trên các chân cột Nhà kho chòi này bảo đảm chống chim, chuột và phần lớn các loại sâu mọt phá hoại, hạn chế tổn thất mà các phương pháp khác không làm được
Hình 1.7 – Bảo quản bắp
Bảo quản bắp hạt rời
Bảo quản bắp hạt rời kém an toàn hơn bảo quản cả bắp vì phôi không được bảo vệ nên dễ hút ẩm và dễ bị nấm mốc, sâu mọt xâm nhiễm
Bảo quản trong kho
Theo kinh nghiệm của ngành lương thực thì bảo quản kín là tốt nhất Ở trong kho cần làm những bức tường bằng trấu dày 20cm bao phủ lấy khối hạt Trước khi đổ hạt, lót một lớp trấu dày như trên rồi rải thêm một lớp vôi dày khoảng 3 – 5cm, xong lót một lớp cót và đổ hạt lên trên Sau khi đổ đầy hạt, san phẳng lớp mặt, trải
Trang 11cót lên và lại tiếp tục đổ một lớp vôi, một lớp trấu dày lên trên, úp kín bề mặt khối hạt Phương pháp này giữ được hàng năm, không bị sâu mọt, nấm mốc và sinh vật khác phá hại Trong điều kiện gia đình, với số lượng ít có thể dùng cót quây thành vựa làm hai lớp, lớp nọ cách lớp kia 20cm, ở giữa trải trấu khô sạch, đáy vựa cũng lót lớp trấu dày 20cm rồi trải cót hoặc bao tải sạch, sau đó đổ đầy hạt bắp để bảo quản Muốn đạt kết quả tốt khi bảo quản hạt bắp rời bằng phương pháp kín cần chú ý:
- Trước khi nhập kho, hạt bắp phải được phơi thật khô Loại bỏ tạp chất và những hạt sâu mọt
- Kho phải được vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc khử trùng, lót trấu khô và chọn loại trấu to bản và trong đống trấu thỉnh thoảng bỏ thêm những bọc thuốc Basudin 10H nhỏ (khoảng 50 – 100g/bọc)
- Khi hạt chớm phát sinh sâu hại hoặc nấm bệnh thì cần đem phơi nắng ngay hoặc phun thuốc khử trùng
- Ngoài ra còn có thể bảo quản hạt ngô bằng các bao tải, thuận tiện cho việc bảo quản, không tốn phương tiện chứa đựng Bao tải được xếp theo khối hẹp, chạy dài, chiều rộng 3 –4 bao, chiều cao không quá 10 bao Giữa các khối có chừa lối đi để kiểm tra dễ dàng Bao tải đựng cần phơi khô, sạch sẽ
Bảo quản trong chum, vại, thùng chứa
- Thường với số lượng ít Phơi bắp thật khô (kiểm tra bằng cách cắn hay đập thấy hạt vỡ vụn thành các mảnh sắc cạnh), sàng sảy sạch tạp chất và loại bỏ hạt non, hạt lép
- Trộn lá xoan, lá cơi, lá trúc đào khô vào ngô theo tỷ lệ 1-1,5kg lá khô cho 100kg ngô hạt Khi sử dụng bắp, phải sàng sảy sạch các loại
lá trên sẽ không còn gây độc hại cho người và gia súc
- Đổ ngô đã trộn lá vào vật chứa như: chum, vại sành, thùng kim loại hay thạp bắp, san phẳng và phủ lên trên mặt 1 lớp tro bếp khô dày 2-4cm Bịt miệng bằng giấy bao xi măng hay tấm ni lông và đậy nắp kín
Bảo quản bắp hạt bằng phương pháp xử lý nước nóng.
Hiện nay, bắp thường được bảo quản bằng cách phơi nắng hoặc sấy khô để độ ẩm
Trang 12nên trong quá trình bảo quản hạt hút ẩm mạnh và phôi dễ bị phân hủy Mặt khác,
do có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên hạt ngô dễ bị nhiễm các loại vi sinh vật
gây hại, nhất là nấm tạo ra độc tố aflatoxin gây độc cho người và động vật khi sử
dụng Vì vậy, thời gian bảo quản đối với ngô hạt chỉ khoảng 2-3 tháng Điều này làm hạn chế khả năng phát triển sản xuất ngô ở những vùng sâu, vùng xa, nơi mà điều kiện tự nhiên khá phù hợp với cây bắp Tuy nhiên, có thể sử dụng biện pháp đơn giản sau đây để giảm tổn thất và kéo dài thời gian bảo quản bắp Đó là biện pháp xử lý ngô bằng nước nóng trước khi bảo quản Quá trình xử lý được tiến hành như sau:
Bắp sau khi thu hoạch được phơi khô sơ bộ (độ ẩm 17-18%), sau đó được tách khỏi lõi, loại bỏ tạp chất và làm sạch hạt Sau khi tẽ, có thể tận dụng thời gian nắng to để tiến hành xử lý nước nóng cho bắp, vì sau quá trình này bắp cần phải được phơi khô ngay mới đạt hiệu quả cao Tùy theo điều kiện sân bãi (đối với việc làm khô ngô bằng phơi nắng), hoặc công suất máy sấy (đối với việc làm khô cưỡng bức), mà quyết định quy mô của quá trình xử lý Thông thường, đối với một
hộ gia đình nên sử dụng quy mô 100kg ngô/ngày là hợp lý Để xử lý nước nóng cho ngô, người ta sử dụng một chiếc xoong to (loại xoong quân dụng 50-70 lít là phù hợp nhất) có miệng rộng, cho nước vào đun sôi Bắp được đựng trong một chiếc rổ thưa, nhúng vào nồi nước đang sôi, xóc đều rồi nhấc ra ngay Nước nóng
có tác dụng tiêu diệt phần lớn các loại vi sinh vật gây hại trên bề mặt hạt bắp, hạn chế sự phá hoại của các tác nhân này trong quá trình bảo quản Thời gian để bắp tiếp xúc với nước nỏng khoảng 1-3 phút là thích hợp Thời gian này quá ngắn thì khả năng tiêu diệt các loại vi sinh vật trên bề mặt của hạt ngô bị hạn chế, hiệu quả của biện pháp không cao Ngược lại, nếu để bắp tiếp xúc với nước nóng quá lâu, phôi và một phần nội nhũ bị biến tính, khả năng bảo quản ngô cũng giảm Sau khi
xử lý nước nóng, ngô được phơi hoặc sấy khô ngay trong ngày đến độ ẩm 14% rồi đóng vào bao để bảo quản Ngô được xử lý bằng nước nóng không yêu cầu việc đóng bao bảo quản phức tạp như các phương pháp bảo quản khác Ngay khi chỉ sử dụng 1 loại bao xác rắn (bao phân đạm) cũng có thể bảo quản được bắp trong khoảng 5-7 tháng mà hao hụt không đáng kể Áp dụng phương pháp bảo quản này một số hộ gia đình ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) nhiều năm qua đã bảo quản được
từ 500 đến 1000kg bắp/hộ/năm để sử dụng cho nhu cầu trong gia đình cũng như
Trang 13tránh được sự ép giá mỗi khi thu hoạch rộ Đặc biệt, các đầu mối thu gom bắp rất
ưa chuộng loại bắp được bảo quản bằng biện pháp xử lý nước nóng vì chất lượng bắp được bảo đảm
Qui trình công nghệ của bắp được tóm tắt như sau:
Hình 1.8 – quy trình sản xuất bắp
Trang 14CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT
- Cả hai phương pháp này cho năng suất rất thấp, chỉ phù hợp với hộ sản xuất nhỏ và có lao động nhàn rỗi
Hình 2.1- Tách hạt bắp thủ công
Trang 152.1.2 Tách hạt bằng máy
Tách hạt bằng máy cho năng suất cao,giảm chi phí ,thời gian ……
Hình 2.2 – tách hạt bắp bằng máy
Trang 162.2 Một số máy tách hạt hiện đang được sử dụng ở nước ta
2.2.1 Máy tẽ bắp quay tay
Cấu tạo :
Công cụ tẽ bắp quay tay gồm: thân (hai nửa), đĩa răng, tay quay, bộ phận kẹp Thân gồm có hai nửa: nửa trong cố định và được kẹp vào giá chắc chắn khi làm việc (có thể là bàn, ghế bằng gỗ, hoặc khung chân bằng thép) bằng 2 tai kẹp và 2 cặp bu lông - đai ốc M8 Nửa ngoài được gắn vào nửa trong bằng bản lề và được
ép vào bằng lò xo Hai nửa úp vào nhau tạo miệng phễu để nạp bắp ở phía trên Đĩa răng là vành tròn có các vấu răng nhô lên ở một mặt, được lắp với trục tay quay và nằm giữa hai nửa của thân Toàn bộ được chế tạo bằng gang trừ trục quay.Bộ phận làm việc chính cuả công cụ tẽ ngô là đĩa tẽ có các răng nhọn, phễu
hình côn được ép vào đĩa bằng lò xo
Hình 2.3 – Máy tẽ bắp quay tay
Nguyên lý :
Khi làm việc, nhờ tay quay, đĩa quay và các răng trên đĩa chà xát vào
bắp ngô tách hạt ra khỏi bắp Trong quá trình tẽ, bắp vừa quay tròn, vừa chuyển động từ miệng phễu xuống phía dưới Hạt được tẽ rơi xuống, cònlõi sau khi tẽ nhờ
cơ cấu đặc biệt được chuyển sang ngang và rơi ra ngoài
Ưu điểm :
xuất hộ gia đình ở các tỉnh miền núi và đồng bằng không chuyên thâm canh bắp
Trang 18 Nguyên lý làm việc :
Động cơ (1) truyền chuyển động đến trục răng (4) qua bộ truyền đai thang (3) , Trái bắp được đưa vào qua máng (5), do trục răng xoay ngược chiều kim đồng hồ nên trái bắp sẽ bị cuốn xuống và bị ép vào gai (2) được hàn vào vách cong , khi đó trái bắp sẽ bị răng của trục răng tách hạt theo phương tiếp tuyến Những thanh thép tròn được hàn vào thép tấm uốn cong Tấm thép này được uốn cong theo bán kính lớn ở đầu vào bắp và nhỏ dần ở đầu ra Tại vị trí cùi bắp chạy ra thì khoảng
hở giữa thanh thép tròn chỉ đủ để cùi bắp đã được tách hạt đi qua, do đó đảm bảo tách hết hạt trước khi cùi bắp ra ngoài Hạt bắp sau khi tách sẽ rớt xuống máng (7)
và chảy ra ngoài, còn cùi bắp theo máng rớt ra ngoài
Trang 20 Nguyên lý làm việc :
Động cơ (1) truyền chuyển động đến trục vít (4) qua bộ truyền đai thang (2) , Trái bắp được đưa vào qua máng (3),trục xoay nó vừa vận chuyển trái bắp ,vừa ép bắp vào ống vít ,lực ép của trục vít ép hạt bắp văng ra khỏi cùi,cùi sẽ bị trục vít đẩy xuống cuối ống và đánh văng ra ngoài, Hạt bắp sau khi tách sẽ rớt xuống máng (9) và chảy ra ngoài, còn cùi bắp theo máng (7) rớt ra ngoài
nó tạo ra lực trượt trên bẹ và hạt Quá trình bóc bẹ, tẽ hạt xảy ra gần giống như tẽ bằng tay Hạt được tẽ lọt qua máng tẽ rơi xuống sàng lỗ tròn, được thổi sạch bằng quạt rồi theo cửa ra ở phần gom hạt rơi vào thúng hứng phía dưới Lõi và bẹ được hắt qua cửa ra
Trang 21Hình 2.6– sơ đồ động máy BBTH- 2,5 1- động cơ điện hoặc động cơ nổ
2- bộ truyền đai trống đập 3- bộ truyền đai quạt 4- phễu
5- trục đập
6- cửa ra lõi ,bẹ 7- quạt đẩy bẹ,lõi 8- bộ truyền đai sàng lắc 9- quạt bụi
Trang 222.5.Máy lên hợp thu hoạch bắp THB-0,2
Nguyên lý :
Máy liên hợp thu bắp ngô khi làm việc, bộ phận vơ gạt (1) ởphía trước bàn bẻ bắp
sẽ dẫn đỡ cây lên đưa vào giữa hàng cắt, sau đó xích gạt (2) gạt vềphía sau vào trục bẻ bắp (3), trục bẻ bắp của máy là một đôi trục bề mặt lắp móng lồi xoắn quay ngược chiều nhau, tâm trục của nó tạo với mặt phẳng nằm ngang một góc 35 độ Khi cây được đưa vào giữa 2 trục bẻ bắp, bị 2 trục kéo xuống theo chiều ra phía sau, bắp ngô do to hơn thân cây nên không thểlọt qua khe hở giữa hai trục, bị móng trục giữchặt và bẻ gẫy, sau rơi vào rãnh băng tải ngắn rồi chuyển tới băng tải dài (5) Băng tải lắp xích có mấu gạt kẻo bắp đổvào thùng chứa (6) phía sau máy kéo, thân cây ngô chuyển động ra phía sau bịphay cuốn vào băm nhỏrải trên ruộng Nhưvậy liên hợp máy cùng một lúc thực hiện các công đoạn bẻ bắp, chuyển tải, đổvào thùng chứa và băm thân cây rải xuống ruộng
Hình 2.7 – Máy liên hợp thu hoạch bắp THB-02
1.Mũi rẽ; 2 Xích gam; 3 Trục bẻ bắp; 4 Cơ cấu nâng hạ; 5 Băng tải dài;
6 Thùng chứa bắp; 7 Phay băm thân cây; 8 Bánh đỡ phay; 9 Cơ cấu điều chỉnh độ sau; 10 Khung treo sau; 11 Khung đỡ giữa; 12 Khung treo trước
Trang 232.6 Chọn phương án thiết kế
Để phù hợp với thực tế sản xuất ở nước ta hiện nay ta chọn máy tách hạt làm việc
theo nguyên lý phân ly dọc trục.đó là nguyên lý tách hạt bằng cách tác dụng lực
theo phương tiếp tuyến với trái bắp.do cấu tạo của trái bắp nên tách hạt theo
phương này sẽ có lực tách nhỏ hơn lự tách theo phương trục bắp
Phương pháp này cho kết cấu máy đơn giản, dễ chế tạo và sữa chữa thay thế, dễ
vận hành & di chuyển, giá thành sản xuất thấp nhanh thu hồi vốn đặc biệt hơn hết
là bắp tách theo nguyên lý này bắp không cần lột vỏ ,vì thế đỡ rất nhiều chi
phí,công sức cho người lao động
2.7.Sơ đồ động của máy
Hình 2.6 – sơ đồ động máy thiết kế
Trang 24CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÁC THÔNG SỐ CỦA MÁY
20
3600
2
m k
mm a
195 130
3.2.Xác định các thông số hình học của bộ phận trống tách:
Trống tách là bộ phận quan trọng nhất của máy nên hình dạng hình học của nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc của máy Từ nguyên lý làm việc của máy và tham khảo một số loại máy sạc trên thị trường em chọn loại trống tách như hình vẽ
Loại trống tách này được chia làm ba phần:
Trang 25- Đoạn 1 vừa vận chuyển vừa phá vỡ sơ bộ kết cấu của trái bắp
- Đoạn 2 tách hạt
- Đoạn 3 đánh cùi và vỏ bắp ra ngoài
Hình 3.1- Trống tách Năng suất của máy nghiền:
Q
600 1 2 10 5 1000 6 3
60 4
6 , 3
60
4 1
Trang 26971 , 7 ( / )
10 5 1 , 2 33 , 0 6 , 3
60 4
6
,
3
60
4 2
1
K L D
Q
3.3 Xác định công suất của bộ phận trống tách :
Nguyên lý hoạt động của máy tách hạt bắp giông như máy đập búa nên ta dựa vào
công thức tính của máy đập búa ta có:
Ntr ( 0 , 1 0 , 15 ) Q i
Trong đó:
- Q – năng suất máy (4tấn /giờ)
- i - mức độ đập nghiền ( i = 10)
Vậy công suất của trống tách : Q = 0,1125.4.10 = 4,5 KW
3.4.Xác định công suất của quạt
Theo các máy sẵn có trong thực tế ta chọn loại quạt 4 cánh, đường kính 300, có công suất 0,5kw, số vòng quay n = 1500 v/ph.vận tốc gió 18m /s
3.5 Xác định công suất của bộ phận sàn lắc :
Vận tốc vật liệu trên sàng:
Tốc độ hạt vật liệu trên sàng tùy thuộc vào tốc độ sàng Nếu tăng tốc độchuyển động của sàng, kéo theo tăng tốc độchuyển động của hạt vật liệu trên sàng, dẫn đến tăng hiệu suất sàng Nhưng nếu tăng tốc độ lớn quá sẽ làm giảm hiệu suất sàng Vì với tốc độ quá lớn, hạt vật liệu sẽ vượt qua lỗ sàng mà không lọt qua lỗ Vì vậy cần phải xác định tốc độsàng hợp lý
Hình 3.2 - Sơ đồ xác định vận tốc trên sàn
giả sử hạt vật liệu có kích thước d, chuyển động với vận tốc v với sàng có kích thước lỗ
D Ta thấy các hạt vật liệu chuyển động qua lỗ theo quỹ đạo parabol
Trang 27Phương trình chuyển động theo quỹ đạo parabol như sau:
ở đây D = 18mm ,d = 12mm,g = 10 m/s2 thế các giá trị vào biểu thức trên ta được
- là hệ số điền đầy của thóc (hạt) trên máng ; lấy bằng 0,7
- TLà trọng lượng riêng của của lúa ; lấy 600 3
m
kg
Từ đó ta tính được chiều rộng cần thiết của máng:
Trang 28m V
h
B
T
694,01247.011.0.7,0.600
Ta thiết kế 2 tấm sàn đặt song song nhau:
- Theo thiết kế sàn có kích thước : 2100 x 700,
- khoảng cách giữa lỗ với lỗ : 40
- khoảng cách giữa hàng với hàng : 27
Hai hàng kề nhau thì đặt so le với nhau như hình vẽ