Che chắn các cơ cấu chuyển động như: che chắn bộ truyền đai, các cơ cấu lắc của sàn.
Làm giảm hay triệt tiêu tiếng ồn ngay từ nơi phát sinh :
- động cơ, sửa chửa các máy móc đã cũ hay bị rơ. Giảm tiếng ồn tại nơi phát sinh có thể thực hiện theo các biện pháp sau:
- Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay đổi tần số dao động riêng của chúng tránh hiện tượng cộng hưởng. thay thép bằng chất dẻo, tecxtolit, fibrôlit, v.v...mạ crôm hoặc quét mặt các chi tiết bằng sơn hoăc dùng các hợp kim ít vang hơn khi va chạm.
- Bọc các mặt thiết bị chịu rung động bằng các vật liệu hút hoặc giảm rung động có nội ma sát lớn như bitum, cao su, tôn, vòng phớt, amiăng, chất dẻo, matit đặc biệt.
- Sử dụng bộ giảm rung bằng lò xo hoặc cao su để cách rung động. Dùng
phương pháp hút rung động bằng cách dùng các vật liệu đàn hồi dẻo như cao su,chất dẻo, sợi tẩm bitum, matit v.v...có môđun đàn hồi 104 - 105 N/cm2
(Lớp phủ cứng) bằng 103 N/cm2 (lớp phủ mềm) có tổn thất trong lớn để phủ các mặt cấu kiện dao động của máy móc.
Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền :
- Sự phản xạ và hút âm phụ thuộc vào tần số và góc tới của sóng âm, nó xảy ra do sự biến đổi cơ năng mà các phần tử không khí mang theo thành nhiệt năng do ma sát nhớt. Của không khí trong các ống nhỏ của vật liệu xốp, hoặc do ma sát trong của vật liệu chế tạo các tấm mỏng chịu dao động dưới tác dụng của sóng âm. Vật liệu hút âm có các loại: vật liệu có nhiều lỗ nhỏ; vật liệu có nhiều lỗ nhỏ đặt sau tấm đục lỗ; kết cấu cộng hưởng; những tấm hút âm đơn. Để cách âm thông thường là làm vỏ bọc động cơ, máy nén và các thiết bị công nghiệp khác.
- Vỏ bọc làm bằng kim loại, gỗ, chất dẻo, kính và các vật liệu khác. Để giảm dao động truyền từ máy vào vỏ bọc, liên kết giữa chúng không làm cứng. Vỏ bọc nên đặt trên đệm cách chấn động làm bằng vật liệu đàn hồi.
- chống tiếng ồn khí động người ta có thể sử dụng các buồng tiêu âm, ống tiêu âm và tấm tiêu âm.
Dùng phương tiện bảo vệ cá nhân
- Cần sử dụng các loại dụng cụ như cái bịt tai làm bằng chất dẻo, cái che tai và bao ốp tai để chống ồn. Để chống rung động sử dụng các bao tay có đệm đàn hồi, giầy có đế chống rung.
- Bao kín thiết bị và dây chuyền sản xuất sinh bụi : dùng bao vải thu gió của bộ phận thổi đi ra xa chỗ làm việc.
- Tất cả các cơ cấu quay, truyền động đều phải được lắp bảo hiểm,Mọi sửa chữa, thay thế phụ tùng chỉ được thực hiện khi máy dừng hẳn
- Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động khi vận hành máy móc, thiết bị. - Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo,mũ nón, mặt nạ, khẩu trang,
găng tay, giày bảo hộ lao động).
- Khám và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh để chữa trị, phục hồi chức năng làm việc cho công nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trịnh Chất – Lê Văn Uyển,Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Dẫn Động Cơ Khí Tập 1,Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam.
2.Nguyễn Hữu Lộc,Cơ Sở Thiết Kê Máy,Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia
TP.Hồ Chí Minh,2009.
3.Tôn Thất Minh ,Giáo Trình Máy Và Thiết Bị Chế Biến Lương Thực,Nhà Xuất Bản Bách Khoa – Hà Nội,2010.
4.Nguyễn Hồng Ngân,Kỹ Thuật Nâng Vận Chuyển ,Nhà Xuất Bản Đại Học
Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh,2009
5.Ninh Đức Tốn, Dung sai và lắp ghép, Nhà xuất bản giáo dục 2000..
6. Trịnh Chất – Lê Văn Uyển,Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Dẫn Động Cơ Khí Tập 2,Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam.
7.Trần Hữu Quế - Đặng Văn Cứ- Nguyễn Văn Tuấn,Vẽ Kỹ Thuật Cơ Khí Tập 1 Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam.
8.Đỗ Kiến Quốc- Nguyễn Thị Hiền Lương, Sức Bền Vật Liệu, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh,2009