1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cảu các ngân hàng thương mại việt nam

101 1,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ,: Phân cách hàng nghìn .: Phân cách phần thập phân BCTC: Báo cáo tài chính CONC: Mức độ tập trung thị trường ngành ngân hàng COST: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên

Trang 1

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4

1.8 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

2.1.1 Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng thương mại 6

2.1.2 Cách xác định lợi nhuận của NHTM 9

2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng thương mại 10

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM 11

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 16

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới 16

2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam 22

2.3 TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 23

2.3.1 Các yếu tố nội tại của ngân hàng 23

Trang 3

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng 25

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 32

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 32

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 33

3.3 MÔ TẢ DỮ LIỆU 34

3.3.1 Các biến phụ thuộc 34

3.3.2 Các biến độc lập 35

3.4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 36

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

4.1 THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG KHOẢNG THỜI GIAN 2006 – 2014 38

4.1.1 Thực trạng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2006 – 2014 38

4.1.2 Thực trạng các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM 40

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 47

4.2.1 Thống kê mô tả các biến 47

4.2.2 Ma trận hệ số tương quan 49

4.2.3 Ước lượng mô hình hồi quy 50

4.2.4 Kiểm định lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình hồi quy 51

4.2.5 Kiểm định các vi phạm 54

4.2.6 Hồi quy GLS 57

4.3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 63

5.1 KẾT LUẬN 63

Trang 4

5.2.1 Đối với các NHTM 65

5.2.2 Đối với nhà nước 77

5.2.3 Đối với ngân hàng Nhà nước 77

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 84

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

(,): Phân cách hàng nghìn

(.): Phân cách phần thập phân

BCTC: Báo cáo tài chính

CONC: Mức độ tập trung thị trường ngành ngân hàng

COST: Tỷ lệ chi phí hoạt động trên lợi nhuận sau thuế

EQAS: Quy mô vốn chủ sở hữu

FEM: Mô hình những ảnh hưởng cố định

GDP: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

GLS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát

INF: Lạm phát

LOSRES: Rủi ro tín dụng

NHNN: Ngân hàng nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần

Pooled OLS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường REM: Mô hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên

ROA: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SIZE: Quy mô tổng tài sản ngân hàng

VAMC: Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận ngân hàng (Các biến phụ thuộc) 28

Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng (Các biến độc lập) 29

Bảng 3.1: Sơ đồ tổng hợp quy trình nghiên cứu 32

Bảng 3.2: Các biến độc lập, cách tính và kỳ vọng dấu tương quan với biến phụ thuộc 35

Bảng 4.1: Diễn biến ROA của các NHTM Việt Nam (2006 – 2014) 38

Bảng 4.2: Diễn biến ROE của các NHTM Việt Nam (2006 – 2014) 39

Bảng 4.3: Đồ thị diễn biến ROA và ROE của các NHTM Việt Nam (2006 – 2014) 39

Bảng 4.4: Diễn biến tổng tài sản các NHTM Việt Nam (2006 – 2014) 41

Bảng 4.5: Đồ thị diễn biến tổng tài sản các NHTM Việt Nam (2006 – 2014) 41

Bảng 4.6: Diễn biến vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam (2006 – 2014) 42

Bảng 4.7: Đồ thị diễn biến vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam (2006 -2014) 42

Bảng 4.8: Diễn biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay của các NHTM Việt Nam (2006 – 2014) 43

Bảng 4.9: Đồ thị diễn biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay của các NHTM Việt Nam (2006 – 2014) 44

Bảng 4.10: Diễn biến tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên lợi nhuận sau thuế của các NHTM Việt Nam (2006 – 2014) 44

Bảng 4.11: Đồ thị diễn biến tỷ lệ tổng chi phí hoạt động trên lợi nhuận sau thuế của các NHTM Việt Nam (2006 – 2014) 45

Bảng 4.12: Mức độ tập trung ngành ngân hàng (2006 – 2014) 45

Bảng 4.13: Diễn biến GDP và INF Việt Nam (2006 – 2014) 46

Bảng 4.14: Đồ thị diễn biến GDP và INF Việt Nam (2006 – 2014) 46

Bảng 4.15: Thống kê mô tả các biến 48

Bảng 4.16: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập 49

Bảng 4.17: Kết quả hồi quy mô hình (1) với biến phụ thuộc ROA 50

Bảng 4.18: Kết quả hồi quy mô hình (1) với biến phụ thuộc ROE 51

Bảng 4.19: Kết quả kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian 52

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định F 53

Trang 7

Bảng 4.21: Kết quả kiểm định Hausman 53

Bảng 4.22: Sơ đồ tổng hợp kết quả kiểm định lựa chọn phương pháp hồi quy cho mô hình (1) 54

Bảng 4.23: Bảng hệ số VIF 55

Bảng 4.24: Kết quả kiểm định Wooldridge 56

Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Wald 57

Bảng 4.26: Kết quả hồi quy GLS 58

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tầm quan trọng của lợi nhuận ngân hàng thể hiện ở cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô của nền kinh tế Ở cấp độ vi mô, lợi nhuận là điều kiện thiết yếu của bất kỳ một tổ chức ngân hàng nào và là nguồn vốn với giá rẻ nhất của các quỹ Lợi nhuận ngân hàng không chỉ đơn thuần là một kết quả, mà còn là một trong những điều cần thiết cho thành công của ngân hàng trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường tài chính Do đó, mục đích cơ bản của quản trị ngân hàng là đạt được lợi nhuận, như là yêu cầu thiết yếu cho hoạt động kinh doanh (Bobakova, 2003) Ngoài ra, ở cấp

độ vĩ mô, nền kinh tế mà ngành ngân hàng hoạt động có lợi nhuận cao thì có thể chịu đựng được những cú sốc tiêu cực và đóng góp vào sự ổn định của hệ thống tài chính tốt hơn Tầm quan trọng của lợi nhuận ngân hàng ở cả cấp độ vi mô và cấp độ vĩ mô

đã làm cho các nhà nghiên cứu, các học giả, nhà quản trị ngân hàng và các cơ quan quản lý ngân hàng quan tâm đến các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng (Athanasoglou và cộng sự, 2008)

Trải qua hơn 20 năm đổi mới, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc gia Bên cạnh đó, cũng có không ít khó khăn và thách thức đối với ngành ngân hàng trong việc tìm kiếm lợi nhuận khi mà trong giai đoạn hiện nay môi trường kinh doanh Việt Nam phải chịu rất nhiều áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu diễn ra mạnh mẽ, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đang bước vào giai đoạn nước rút của lộ trình tái cơ cấu ngân hàng với những hành động cụ thể trong sáp nhập, xử lý nợ xấu… Đặc biệt, năm 2015 là một năm quan trọng đối với ngành ngân hàng Việt Nam, với việc Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN dự kiến sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn, theo đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến các NHTM Việt Nam Tất

cả những yếu tố này mang lại cả những cơ hội lẫn những thách thức trong việc tìm kiếm và nâng cao lợi nhuận của các NHTM Việt Nam Các NHTM Việt Nam làm thế nào để đứng vững trước cải cách và hội nhập, đẩy lùi những khó khăn, nắm bắt kịp

Trang 9

thời các cơ hội để nâng cao lợi nhuận? Điều đầu tiên và đặc biệt quan trọng là chúng ta cần phải hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài ‘‘Các yếu tố ảnh hưởng

đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam’’ để làm luận văn thạc sĩ

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM, cho thấy, đây không phải là vấn đề mới và đã được nhiều tác giả trên thế giới cũng như một số tác giả tại Việt Nam quan tâm nghiên cứu

Cụ thể, tại Việt Nam đã có các nghiên cứu của các tác giả như Phan Thị Hằng Nga (2011), Võ Xuân Vinh (2013), Trần Việt Dũng (2014)…Tuy vậy, khác với các nghiên cứu trước, nghiên cứu của tác giả có sự cập nhật về dữ liệu với thời gian nghiên cứu gần nhất (2006 – 2014), nên kết quả ước lượng sẽ có sự cập nhật mới hơn, sát với thời điểm hiện tại hơn để từ đó có thể đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận của các NHTM trong thời gian tiếp theo

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam Các mục tiêu cụ thể như sau:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM

- Đánh giá thực trạng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM?

Trang 10

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam như thế nào?

Các giải pháp nào có thể giúp các NHTM Việt Nam nâng cao lợi nhuận?

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu các NHTM Việt Nam

Về thời gian: Dữ liệu dùng để thực hiện nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2006 – 2014, trong đó bao gồm dữ liệu được thu thập dựa trên số liệu đầu năm và cuối năm trên báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam và các dữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ngân hàng Thế giới

Về nội dung và hướng tiếp cận nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM, đánh giá thực trạng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam, đo

lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Dữ liệu phân tích là dạng dữ liệu bảng Do đó, tác giả kết hợp các phương pháp phân tích bao gồm: phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Pooled OLS), mô hình những ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), mô hình những ảnh hưởng cố định (FEM), phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam Trong đó, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam và các dữ liệu thứ cấp cần thiết khác từ NHNN, Ngân hàng Thế giới

Trang 11

Các phương pháp phân tích như thống kê, mô tả, đồ thị, so sánh, đánh giá, đối chiếu, suy diễn, qui nạp, diễn dịch được tác giả sử dụng trong nội dung bài nghiên cứu

để đánh giá thực trạng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam cũng như để lập luận, giải thích và đánh giá các vấn đề trong bài nghiên cứu

1.7 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM cũng như đo lường mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam Kết quả nghiên cứu còn cho thấy thực trạng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2014, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giúp các NHTM nâng cao lợi nhuận trong thời gian tiếp theo

Các nhà quản trị ngân hàng có thể tham khảo kết quả nghiên cứu để đưa ra các biện pháp, các chiến lược hợp lý trong quá trình thực hiện công tác điều hành tại các NHTM Việt Nam, góp phần gia tăng lợi nhuận của các NHTM Việt Nam cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng

Các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam cũng sẽ là cơ sở khoa học để Chính phủ và NHNN có thể tham khảo, góp phần giúp Chính phủ và NHNN đưa ra những chính sách hợp lý, kịp thời trong việc quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng Việt Nam

Như vậy, kết quả nghiên cứu sẽ rất có ý nghĩa đối với nhà quản trị ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý trong việc nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh và sự bền vững của các NHTM Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế

Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng sẽ là nguồn thông tin hữu ích đối với các

nhà đầu tư khi xem xét để đưa ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng

1.8 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Trang 12

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Mô hình và dữ liệu nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách

Trang 13

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1 Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng thương mại

 Khái niệm NHTM

Trên thế giới, có nhiều cách diễn giải về khái niệm NHTM:

- Tại Cộng hòa Pháp: NHTM là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và tài chính (Mishkin Frederic S., 2007)

- Tại Mỹ: NHTM là các tổ chức kinh doanh tiền tệ chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính (Dunning John H., 2012)

NHTM là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)

 Khái niệm lợi nhuận của NHTM

Lợi nhuận của NHTM xét theo nghĩa hẹp đó chính là chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Gia tăng lợi nhuận không những giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, mà còn để gia tăng thu nhập cho các cổ đông, nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người lao động, ổn định nhân sự,

Trang 14

ổn định tổ chức và nâng cao thương hiệu và uy tín của ngân hàng (Nguyễn Đăng Dờn,

và khéo léo trong điều hành hoạt động của NHTM, để tránh những thiệt hại có thể xảy

ra (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)

Mối liên quan giữa hoạt động của NHTM đến các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội được thể hiện thông qua những vai trò của NHTM như sau: NHTM đảm bảo sự an toàn cho các khoản tiết kiệm của công chúng, kiểm soát mức cung ứng tiền tệ và tín dụng, phục vụ mục tiêu chung của kinh tế quốc gia, đảm bảo sự bình đẳng và công khai trong việc tiếp cận tới các khoản tín dụng và các dịch vụ tài chính hữu ích khác của dân chúng, tăng cường lòng tin của dân chúng đối với hệ thống tài chính, đảm bảo các khoản tiết kiệm được tập trung cho sản xuất và đảm bảo quá trình thanh toán được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, ngăn chặn sự tập trung tiềm lực tài chính vào tay một số ít cá nhân hay tổ chức, cung cấp cho chính phủ các khoản tín dụng và các khoản thuế cũng như các dịch vụ tài chính khác, trợ giúp các khu vực của nền kinh tế có nhu cầu tín dụng đặc biệt như hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và nông nghiệp (Peter S.Rose, 2004)

Rủi ro trong lợi nhuận của NHTM bị chi phối bởi đặc thù hoạt động kinh doanh đặc biệt của NHTM Hoạt động kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt do hàng hoá của nó là tiền tệ, đó là loại hàng hoá có tính nhạy cảm cao, đây cũng chính là

Trang 15

đặc điểm cơ bản phân biệt lĩnh vực kinh doanh ngân hàng so với các lĩnh vực kinh doanh khác Theo đó, mọi biến động trong nền kinh tế - xã hội đều nhanh chóng tác động đến hoạt động ngân hàng, có thể gây nên những xáo trộn bất ngờ và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Cụ thể, những rủi ro tiềm ẩn trong lợi nhuận bị chi phối bởi những đặc trưng của NHTM như sau:

Thứ nhất, các ngân hàng là những doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính (tài trợ bằng nợ) lớn nhất Khoản mục vốn chủ sở hữu (vốn tự có) chiếm không quá 10% giá trị tổng tài sản (Peter S.Rose, 2004) Trên góc độ tài chính doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính có khả năng làm gia tăng tỷ suất sinh lợi mong đợi của vốn cổ phần nhưng cũng ngay lúc đó chúng sẽ đưa cổ đông tới một rủi ro lớn hơn (Trần Ngọc Thơ - 2007), do

đó doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao sẽ dẫn đến rủi ro hoạt động cũng cao Trong khi đó nguồn vốn của NHTM phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay do các chủ thể khác cung cấp (gồm cả tiền gửi và tiền vay), nguồn vốn này có đặc trưng là có thể bị rút ra trước thời hạn với khối lượng khó xác định Do đó, thu nhập của NHTM sẽ chịu rủi ro lớn nếu ngân hàng không trả được những khoản đi vay này khi đến hạn (Peter S.Rose, 2004) Thêm vào đó, việc sử dụng ngày càng tăng các khoản vay như một bộ phận bổ sung cho nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng khi mà đối với hầu hết các ngân hàng, vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn đòi hỏi ngân hàng phải nắm giữ một tỷ lệ lớn các tài sản chất lượng cao với khả năng có thể được bán dễ dàng trên thị trường để đáp ứng những nghĩa vụ trả nợ cấp bách (Peter S.Rose, 2004) Thứ hai, phần lớn nhất trong tài sản của ngân hàng là các tài sản tài chính (chủ yếu

là cho vay và chứng khoán) Một tỷ lệ tương đối nhỏ tài sản được dành cho văn phòng

và trang thiết bị (tài sản cố định) (Peter S.Rose, 2004) Do đó, hầu hết thu nhập của NHTM bắt nguồn từ lãi cho vay và lãi từ chứng khoán và khoản mục chi phí lớn nhất

là chi phí trả lãi cho việc huy động vốn Điều này đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải lựa chọn cẩn thận những khoản cho vay và đầu tư để tránh tình trạng nhiều tài sản sinh lời không được trả lãi đúng kế hoạch, gây ảnh hưởng tiêu cực cho các dòng thu dự tính Khi thu nhập và chi phí của ngân hàng dễ bị ảnh hưởng do những thay đổi của lãi suất, người quản lý phải có năng lực trong việc bảo vệ ngân hàng trước những biến

Trang 16

động của lãi suất thông qua việc sử dụng các kỹ thuật phòng chống rủi ro lãi suất (Peter S.Rose, 2004)

Ngoài ra, NHTM còn có hoạt động ngoại bảng với những tài sản chưa định hình như: các cam kết bảo lãnh cho khách hàng, phát hành thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu thương mại, các cam kết giao dịch hối đoái, các hợp đồng giao dịch lãi suất (Nguyễn Đăng Dờn, 2012) Điều này có nghĩa là ngân hàng tham gia vào nhiều cam kết trong khi chưa chuyển giao vốn thực sự, hoạt động này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro

Với những lý do trên ta thấy, lợi nhuận của NHTM có vai trò vô cùng quan trọng trong sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc gia và trong lợi nhuận của NHTM luôn hàm chứa rủi ro Peter S.Rose (2004) cũng đã nói rằng NHTM là một tập đoàn kinh doanh được tổ chức vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro có thể chấp nhận được Do đó, lợi nhuận của NHTM phải được xem xét tương ứng với một mức rủi ro mà NHTM có thể chấp nhận được nhằm tạo ra sự an toàn cho hệ thống ngân hàng từ đó có một hệ thống tài chính ổn định

2.1.2 Cách xác định lợi nhuận của NHTM

Theo Peter S.Rose (2004):

Chênh lệch giữa tất cả các khoản thu nhập và chi phí là lợi nhuận của ngân hàng Các khoản thu ngân hàng nhận được và tổng các khoản chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định được thể hiện trên báo cáo thu nhập của ngân hàng Quy mô của những khoản mục chính trong Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập của một ngân hàng thường có mối quan hệ mật thiết Các tài sản trên Bảng cân đối kế toán tạo ra phần lớn các thu nhập, trong khi các khoản nợ tạo ra hầu hết các khoản chi phí của một ngân hàng

Thu nhập của NHTM bao gồm phần thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi Chi phí của NHTM bao gồm chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi

Trang 17

Trong phần thu từ lãi, tiền lãi và phí tạo ra từ các khoản cho vay chiếm hầu hết các nguồn thu (thường là hơn 2/3) Tiếp sau những khoản thu từ cho vay là những nguồn quan trọng khác như: thu nhập từ đầu tư chứng khoán, các hợp đồng mua đi bán lại… Mặc dù thu từ cho vay luôn chiếm đa số trong các nguồn thu, nhưng tầm quan trọng tương đối của khoản mục thu từ cho vay so với các nguồn thu ngoài lãi đang thay đổi rất nhanh cùng với quá trình phát triển của các dịch vụ thu phí Thu từ phí ngày nay đang có xu hướng tăng lên nhanh hơn so với thu lãi từ cho vay

Chi phí trả lãi là khoản chi phí trả lãi tiền gửi

Thu nhập từ lãi là sự chênh lệch giữa thu lãi từ các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán với chi phí trả lãi cho việc huy động nguồn vốn của ngân hàng Đây thường là một yếu tố quyết định đến lợi nhuận ngân hàng, thu nhập lãi giảm thường báo hiệu một sự giảm sút trong kết quả hoạt động của ngân hàng mà cụ thể là lợi nhuận sau thuế Các nguồn thu khác ngoài những khoản thu từ cho vay và đầu tư chứng khoán được gọi là thu nhập ngoài lãi và bao gồm cả nguồn thu phí từ hoạt động cung cấp các dịch vụ của ngân hàng Gần đây, các ngân hàng đã hướng đến mục tiêu thu nhập ngoài lãi, còn được gọi là thu từ phí và coi đây là một nguồn thu quan trọng trong tương lai Với sự phát triển ngày càng mạnh của danh mục các dịch vụ, các ngân hàng đã tìm được một kênh đầy hứa hẹn trong việc đa dạng hóa các nguồn thu, nâng cao lợi nhuận ngân hàng

Chi phí ngoài lãi hay chi phí hoạt động bao gồm các khoản mục chi phí tiền lương, các chi phí nhân sự khác, chi phí khấu hao nhà cửa, thiết bị ngân hàng và các chi phí pháp lý và giấy tờ cần thiết khác

Ngoài ra còn có một khoản mục chi phí khác mà các ngân hàng khấu trừ khỏi thu nhập hiện hành đó là phân bổ dự phòng rủi ro tín dụng Đây là một khoản chi phí không bằng tiền mặt để dự phòng cho những khoản vay có vấn đề

2.1.3 Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Theo Peter S.Rose (2004), lợi nhuận của ngân hàng có thể được đo lường bằng

Trang 18

chẽ với nhau đó là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuân sau thuế

Tổng tài sản

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) = Tổng vốn chủ sở hữuLợi nhuân sau thuế

Mối quan hệ giữa ROA và ROE:

ROE = ROA × Tổng tài sản

Tổng vốn chủ sở hữuNói cách khác:

Lợi nhuân sau thuế

Tổng vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuân sau thuếTổng tài sản ×

Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữuMối quan hệ giữa ROA và ROE thể hiện rõ sự đánh đổi cơ bản giữa rủi ro và lợi nhuận mà nhà quản lý ngân hàng phải đối mặt (Peter S.Rose, 2004)

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM

 Các yếu tố nội tại ngân hàng

Quy mô vốn chủ sở hữu

Theo Peter S.Rose (2004), thuật ngữ vốn chủ sở hữu có một ý nghĩa đặc biệt với ngân hàng, đó là nguồn tiền được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng, bao gồm chủ yếu là cổ phiếu, các khoản dự trữ và lợi nhuận không chia Vốn chủ sở hữu của NHTM đóng vai trò sống còn trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho ngân hàng khả năng phát triển lâu dài

Vai trò của vốn ngân hàng được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ 1: Vốn là một “tấm đệm” giúp chống lại rủi ro phá sản vì vốn giúp trang trải

những thua lỗ về tài chính và nghiệp vụ cho tới khi ban quản lý có thể tập trung giải quyết các vấn đề và đưa ngân hàng trở lại trạng thái hoạt động sinh lời

Trang 19

Thứ 2: Vốn là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép tổ chức và hoạt

động trước khi nó có thể huy động được những khoản tiền gửi đầu tiên Một ngân hàng mới luôn cần vốn để mua đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang bị những điều kiện làm việc, thuê nhân viên thậm chí ngay cả trước ngày hoạt động chính thức

Thứ 3: Vốn là niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo cho chủ nợ (gồm cả

người gửi tiền) về sức mạnh tài chính của ngân hàng Ngân hàng cần phải đủ mạnh để đảm bảo với những người đi vay rằng ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu tín dụng của họ ngay cả trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn

Thứ 4: Vốn cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các

hình thức dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới Khi một ngân hàng phát triển, nó cần bổ sung để thúc đẩy tăng trưởng và chấp nhận rủi ro gắn với sự

ra đời những dịch vụ mới và những trang thiết bị mới Hầu hết các ngân hàng đều mở rộng và phát triển cơ sở vật chất so với lúc đầu và sự bổ sung vốn sẽ cho phép ngân hàng mở rộng trụ sở, xây dựng thêm những văn phòng chi nhánh để theo kịp với sự phát triển của thị trường và tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng

Cuối cùng, vốn được xem như một phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởng của một ngân hàng có thể được duy trì ổn định, lâu dài Cả các

cơ quan quản lý ngân hàng và thị trường tài chính đều đòi hỏi rằng vốn ngân hàng cần phải được phát triển tương ứng với sự phát triển của danh mục cho vay và của những tài sản rủi ro khác Do đó, “tấm nệm” dùng để chống đỡ thua lỗ cần phải được củng cố,

bổ sung tương ứng với quy mô rủi ro của ngân hàng Một ngân hàng mở rộng quá nhanh hoạt động huy động vốn và cho vay sẽ nhận được những dấu hiệu của thị trường

và của các cơ quan quản lý yêu cầu kiềm chế tốc độ tăng trưởng hoặc ngân hàng cần phải bổ sung thêm vốn

Koch (1995) cho rằng, những nhà quản lý ngân hàng thường muốn có những yêu cầu mức vốn tối thiểu cao hơn để giảm các trường hợp phá sản của ngân hàng, trong khi các ngân hàng lại cho rằng tăng vốn là một sự khó khăn và tốn kém, và yêu cầu về mức vốn cao hơn có thể hạn chế khả năng cạnh tranh của họ (Olweny và Shipho, 2011)

Trang 20

Quy mô tổng tài sản

Các tài sản trên Bảng cân đối kế toán tạo ra phần lớn các thu nhập của ngân hàng Như vậy, quy mô và chất lượng tài sản sẽ quyết định đến lợi nhuận của ngân hàng (Peter S.Rose, 2004)

Peter S.Rose (2004) cho rằng, có hai nguồn tiết kiệm chi phí do sự tăng trưởng về quy mô của các NHTM đó là:

- Hiệu ứng kinh tế nhờ quy mô: Nếu tồn tại có nghĩa là một sự gia tăng gấp đôi sản lượng của ngân hàng đối với bất cứ dịch vụ hay danh mục dịch vụ nào sẽ không làm cho chi phí sản xuất của NHTM tăng lên gấp đôi do có những hiệu quả lớn hơn trong việc sử dụng những nguồn lực sản xuất

- Hiệu ứng kinh tế nhờ phạm vi: Có ý nghĩa là một ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí hoạt động khi nó mở rộng tính hỗn hợp đối với sản lượng bởi vì một số nguồn lực như kỹ năng quản lý, công sở và thiết bị sẽ được sử dụng hiệu quả hơn trong việc sản xuất ra một danh mục dịch vụ đa dạng, hiệu quả hơn so với việc chỉ tạo ra một dịch vụ Hiệu ứng này có thể xảy ra là bởi vì các chi phí hỗn hợp có thể được dàn trải cho nhiều dịch vụ đầu ra hơn

Lý thuyết ngân hàng cho rằng một ngân hàng được hưởng các lợi thế kinh tế về quy mô và phạm vi thì lợi nhuận sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng về kích thước, và ngược lại lợi nhuận sẽ giảm khi lợi thế kinh tế về quy mô hoặc lợi thế kinh tế về phạm

vi không tồn tại Do đó, mối quan hệ giữa kích thước của ngân hàng và lợi nhuận có thể là tích cực hoặc tiêu cực (Staikouras và Wood, 2003)

Chất lƣợng hoạt động tín dụng

Tài sản của ngân hàng bao gồm tài sản có và tài sản nợ Trong đó, tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời Tài sản có sinh lời trong NHTM có hai khoản mục là tín dụng và đầu tư Trong đó tín dụng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn, nhưng lại có mức độ rủi ro lớn, trong khi đó khoản mục đầu tư

có tỷ suất thu nhập thấp hơn, nhưng lại có mức độ rủi ro thấp hơn (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)

Trang 21

Theo Peter S.Rose (2004), mặc dù các nguồn thu ngoài lãi đang có xu hướng tăng lên nhanh hơn so với nguồn thu lãi từ cho vay nhưng tiền lãi và phí tạo ra từ các khoản cho vay vẫn đang chiếm hầu hết các nguồn thu nhập của NHTM Do đó, lợi nhuận của NHTM phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hoạt động tín dụng Chất lượng tín dụng cao sẽ giúp gia tăng lợi nhuận của ngân hàng Ngược lại khi người vay tiền không thanh toán được vốn và lãi, những khoản cho vay, đầu tư không thể thu hồi sẽ khiến cho lợi nhuận của ngân hàng giảm sút và có thể đẩy ngân hàng vào nguy cơ phá sản khi mà những khoản lỗ sẽ ăn mòn hết vốn của ngân hàng trong khi đó vốn chủ sở hữu của ngân hàng thường thấp hơn 10% các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán nên chỉ cần một lượng nhỏ các khoản cho vay và đầu tư trở nên không thể thu hồi được thì vốn ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, không đủ để gánh chịu thêm bất cứ khoản thua lỗ nào khác Một trong những chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng

đó là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay, chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm từ thu nhập hiện tại

Hiệu quả quản lý chi phí hoạt động

Theo Peter S.Rose (2004), lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc vào một trong những

yếu tố chính đó là việc kiểm soát thận trọng chi phí hoạt động để tăng các nguồn thu

Hiệu quả quản lý chi phí thấp là một trong những nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận NHTM giảm sút Trong các tài liệu về hoạt động ngân hàng, hiệu quả quản lý chi phí hoạt động thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí trong các ngân hàng (Sufian và Chong 2008)

Mặc dù mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận tưởng chừng như đơn giản và ngụ ý rằng chi phí cao hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp hơn và ngược lại, tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng Lý do là mức độ chi phí cao hơn tương ứng với mức độ hoạt động cao hơn và do đó các khoản thu lớn hơn Trong thị trường không cạnh tranh, các ngân hàng được thừa hưởng sức mạnh thị trường, chi phí này sẽ được chuyển một phần cho khách hàng, do đó sẽ có một tương quan tích cực giữa các khoản chi phí và lợi nhuận (Flamini và cộng sự, 2009) Naceur (2003) cũng cho rằng một phần chi phí

Trang 22

của ngân hàng đã được chia sẻ qua cho ngưởi người gửi tiền và người đi vay bằng việc thực hiện trả chi phí tiền gửi thấp hơn hoặc cho vay với lãi suất cao hơn sẽ làm gia tăng lợi nhuận ngân hàng

 Yếu tố ngành ngân hàng

Mức độ tập trung thị trường ngành ngân hàng

Các lý thuyết sức mạnh thị trường, cho thấy rằng thị trường tập trung cao thì mức

độ cạnh tranh sẽ ít hơn (Tregenna, 2009) Theo Nzongang và Atemnkeng (2006) mức

độ tập trung thị trường có liên quan chặt chẽ với mức lợi nhuận độc quyền cao và mức

độ cạnh tranh của thị trường tài chính suy giảm Các NHTM là nhà cung cấp nguồn vốn chủ yếu cho công ty kinh doanh, sự sẵn có của tín dụng ngân hàng ở mức chi phí phải chăng là rất quan trọng đối với mức độ đầu tư của các doanh nghiệp cũng như đối với sức khỏe của nền kinh tế Khi mức độ tập trung nghành ngân hàng tăng lên, chi phí của các khoản tín dụng tăng, điều đó sẽ dẫn đến sự suy giảm trong nhu cầu vay vốn ngân hàng và mức độ đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp Trong trường hợp này, mức độ tập trung thị trường cao sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng

Tuy nhiên có một số quan điểm cho rằng mức độ tập trung thị trường cao là yếu tố cần thiết để ổn định và gia tăng lợi nhuận trong ngành ngân hàng Northcott (2004) cho rằng các ngân hàng với sức mạnh thị trường lớn sẽ thu được lợi nhuận cao hơn và

ổn định hơn

 Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một trong những chỉ số kinh

tế vĩ mô phổ biến nhất thường được sử dụng để đo lường sự phát triển của nền kinh tế GDP có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các yếu tố liên quan đến lợi nhuận ngân hàng như sự cung cấp và nhu cầu đối với các khoản vay và tiền gửi (Sufian và Chong, 2008) GDP phản ánh đặc điểm của chu kỳ kinh tế và có thể sẽ có tác động vào nhu cầu vay vốn ngân hàng Tác động tích cực của GDP lên lợi nhuận ngân hàng cho thấy mối

Trang 23

quan hệ tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và hoạt động của ngành ngân hàng (Kosmidou và cộng sự, 2006)

Neely và Wheelock (1997) cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn khuyến khích ngân hàng cho vay nhiều hơn và cho phép họ tính phí cao hơn từ đó gia tăng lợi nhuận và cải thiện chất lượng tài sản của họ (Sufian và Chong, 2008)

Tuy nhiên, các NHTM có thể cũng sẽ không được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh

tế khi không có nhiều cơ hội kinh doanh hơn để gia tăng lợi nhuận Một lý do cho điều này là sự xâm nhập của các ngân hàng mới trong ngành, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt hơn (Ramadan et al.,2011)

Lạm phát

Theo Perry (1992), tác động của lạm phát đến lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào việc lạm phát được dự đoán hoặc không được dự đoán trước Trong trường hợp, lạm phát được dự đoán trước thì NHTM sẽ có điều chỉnh lãi suất ở mức hợp lý để từ

đó tác động đến doanh thu, làm cho doanh thu tăng nhanh hơn so với chi phí, khi đó lạm phát sẽ làm gia tăng lợi nhuận của NHTM Trong trường hợp lạm phát không được dự đoán trước, các NHTM có thể sẽ chậm trễ trong việc điều chỉnh lãi suất của

họ, kết quả là các khoản chi phí của ngân hàng tăng nhanh hơn doanh thu, và dẫn đến hậu quả là lạm phát làm giảm lợi nhuận ngân hàng (Kosmidou, 2008)

2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Molyneux và Thornton (1992) đã sử dụng dữ liệu nghiên cứu từ 18 nước Châu

Âu trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 1989 để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Châu Âu Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng bao gồm: sở hữu nhà nước, hiệu quả quản lý, lãi suất thực và tỷ lệ tập trung Ngược lại, thanh khoản có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng

Ben Naceur (2003) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các

Trang 24

NHTM Tunisia trong khoảng thời gian 1980 – 2000, sử dụng các phương pháp hồi quy FEM và REM Chỉ số ROE và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) được tác giả sử dụng làm biến phụ thuộc Các biến độc lập đại diện cho các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm: quy mô tổng tài sản ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tổng chi phí quản lý trên tổng tài sản Các biến độc lập đại diện cho các yếu tố bên ngoài ngân hàng bao gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát, sự tập trung, giá trị vốn hóa thị trường trên GDP và giá trị vốn hóa thị trường trên tổng tài sản Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng và tổng chi phí quản lý trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng Ngược lại, quy

mô tổng tài sản ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng Các biến giá trị vốn hóa thị trường trên GDP và giá trị vốn hóa thị trường trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng, trong khi đó sự tập trung ảnh hưởng tiêu cực đến NIM Các biến tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và lạm phát ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng

Vong và Chan (2009) đã sử dụng phương pháp hồi quy GLS để nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng tại Ma Cao trong khoảng thời gian 1993 –

2007 Các tác giả sử dụng biến phụ thuộc là ROA để đo lường lợi nhuận ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, quy mô vốn chủ sở hữu và lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng Ngược lại, rủi ro tín dụng, tỷ lệ tổng các khoản thuế trên tổng lợi nhuận trước thuế, tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng

Pasiouras và Kosmidou (2007) đã sử dụng mô hình FEM để nghiên cứu các yếu tố

ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng với dữ liệu nghiên cứu từ 15 nước Châu Âu trong khoảng thời gian 1995 – 2001 Các tác giả đã sử dụng biến phụ thuộc là ROA để

đo lường lợi nhuận của ngân hàng Các biến độc lập thuộc nhóm yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm: quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, thanh khoản, quy

mô ngân hàng Các biến độc lập thuộc nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội Các biến độc lập thuộc yếu tố ngành ngân hàng bao gồm: sự tập trung, tỷ lệ tổng tài sản trên GDP, giá trị vốn hóa thị trường so với GDP Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng tích cực

Trang 25

đến lợi nhuận của ngân hàng Ngược lại, tỷ lệ chi phí trên thu nhập ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng Trong khi đó, thanh khoản có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng nội địa Trường hợp các ngân hàng nước ngoài, thanh khoản cũng có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận nhưng thể hiện mối quan hệ vừa tích cực, vừa tiêu cực Quy mô tổng tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng Ảnh hưởng của các chỉ số kinh tế vĩ mô đến ROA là quan trọng trong tất cả các trường hợp, nhưng có dấu hiệu ngược lại cho các ngân hàng nội địa và nước ngoài Lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của các ngân hàng trong nước, ngụ ý rằng trong suốt thời gian nghiên cứu của các tác giả, mức độ lạm phát được dự đoán bởi các ngân hàng trong nước Điều này đã cho họ cơ hội để điều chỉnh các mức lãi suất phù hợp và do đó

họ đã kiếm được lợi nhuận cao hơn Mặt khác, lạm phát đã dẫn đến tốc độ tăng chi phí nhanh hơn so với tốc độ tăng doanh thu và do đó đã dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát đến lợi nhuận của các ngân hàng nước ngoài Giá trị vốn hóa thị trường so với GDP có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng Ngược lại, tỷ lệ tổng tài sản trên GDP có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận Trong khi đó, ảnh hưởng của nồng độ đến lợi nhuận có tương quan khác nhau giữa các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng nội địa

Sufian và Chong (2008) đã sử dụng mô hình FEM và REM để nghiên cứu các yếu

tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Philippines với dữ liệu nghiên cứu gồm 24 NHTM Philippines trong khoảng thời gian 1990 – 2005 Các tác giả sử dụng biến phụ thuộc ROA để đo lường lợi nhuận ngân hàng Các biến độc lập đại diện cho các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, rủi to tín dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, tổng chi phí trên tổng tài sản Các biến đại diện cho các yếu tố bên ngoài ngân hàng bao gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, tốc độ tăng cung tiền, tỷ lệ lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố nội tại ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, rủi ro tín dụng, tổng chi phí trên tổng tài sản Ngược lại, yếu tố thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng Các yếu tố bên ngoài ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến nhuận ngân hàng bao gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, tốc độ

Trang 26

tăng cung tiền và giá trị vốn hóa thị trường Biến lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng

Athanasoglou và cộng sự (2008) đã sử dụng mô hình GMM để nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian

2002 – 2010 Biến phụ thuộc được các tác giả sử dụng để đo lường lợi nhuận ngân hàng là ROA Các biến độc lập được các tác giả sử dụng là: quy mô vốn, rủi ro tín dụng, hiệu suất, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô ngân hàng, quyền sở hữu, sự tập trung, chu kỳ sản lượng, lạm phát, lãi suất Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận Ngược lại, rủi ro tín dụng và tỷ lệ chi phí hoạt động đều có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng Trong khi đó, quy mô ngân hàng không ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng Quyền sở hữu và sự tập trung có ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng Lạm phát và chu kỳ sản lượng có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng

Kosmidou (2008) đã sử dụng phương pháp FEM, để nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Hy Lạp trong thời gian hội nhập tài chính (1990 – 2002) Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố quy mô vốn chủ sở hữu, quy

mô tổng tài sản ngân hàng và tốc độ tăng trưởng GDP ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng Ngược lại, rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, lạm phát, tổng tài sản trên GDP, mức độ vốn hóa thị trường, mức độ tập trung thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của các ngân hàng

Alper và Anbar (2011) đã sử dụng phương pháp hồi quy mô hình FEM và REM

để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian 2002 – 2010 Các biến phụ thuộc được tác giả sử dụng để đo lường lợi nhuận ngân hàng bao gồm: ROA và ROE Các biến độc lập đại diện cho các yếu tố nội tại ngân hàng được các tác giả sử dụng là: quy mô tổng tài sản ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, rủi ro tín dụng, thanh khoản, tiền gửi của khách hàng Các biến độc lập đại diện cho cấu trúc thu nhập của ngân hàng gồm: tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản Các biến độc lập đại diện cho các yếu tố kinh tế vĩ mô gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát, lãi suất Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô tổng tài sản ảnh hưởng tích

Trang 27

cực đến lợi nhuận ngân hàng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản có ảnh hưởng tích cực đến ROA Ngược lại, cho vay khách hàng và rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận Trong khi đó, yếu tố quy mô vốn chủ sở hữu, tiền gửi của khách hàng, tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản, cũng như các biến đại diện cho các yếu

tố vĩ mô không có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng

Gul và cộng sự (2011) đã nghiên cứu lợi nhuận của 15 NHTM Pakistan, trong

khoảng thời gian 2005 – 2009 với phương pháp hồi quy Pooled OLS Các biến phụ thuộc đã được các tác giả sử dụng là: ROA, ROE, ROCE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng), NIM Các biến độc lập đại diện cho các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm: quy

mô tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, dư nợ cho vay, tiền gửi khách hàng Các biến độc lập đại diện cho các yếu tố bên ngoài ngân hàng bao gồm: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quy mô tổng tài sản ngân hàng, dư nợ cho vay, tiền gửi khách hàng có ảnh hưởng tích cực đến ROA và ROE nhưng có ảnh hưởng tiêu cực đến ROCE và NIM Quy mô vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có ảnh hưởng tích cực đến ROA, ROE và ROCE nhưng

có ảnh hưởng tiêu cực đến NIM Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng Giá trị vốn hóa thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA, ROE, ROCE nhưng có ảnh hưởng tích cực đến NIM

Trujillo-Ponce (2010) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân

hàng Tây Ban Nha trong khoảng thời gian 1999 – 2009 Với phương pháp GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố dư nợ tín dụng, quy mô vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng GDP thực và lạm phát có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng Các yếu tố về cấu trúc tài chính (tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả) và mức độ tập trung ngành cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng nhưng mức độ ảnh hưởng không đáng kể Ngược lại, các yếu tố nợ xấu, rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập

và lãi suất thực có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng Trong khi đó quy mô tổng tài sản và mức độ đa dạng hóa doanh thu không có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận các ngân hàng Tây Ban Nha

Trang 28

Dietrich và wanzenried (2011) đã sử dụng phương pháp GMM để nghiên cứu các

yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng tại Thụy Sĩ trước và trong thời kì khủng hoảng tài chính Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 372 ngân hàng từ năm 1999 đến năm 2006 Các biến phụ thuộc gồm: ROA, ROE, NIM Các biến độc lập bao gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chi phí ngoài lãi, rủi ro tín dụng, tăng trưởng tiền gửi hàng năm, quy mô, tỷ lệ thu nhập lãi, chi phí lãi, tỷ lệ thuế, chu kỳ kinh doanh, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, cấu trúc thị trường, tuổi của ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng trước khủng hoảng Tuy nhiên, nó có ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ đến lợi nhuận ngân hàng trong khoảng thời gian khủng hoảng tài chính 2007 – 2009 Tỷ lệ chi phí trên thu nhập có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận Trong khi đó, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng trước khủng hoảng, tuy nhiên, trong khoảng thời gian khủng hoảng, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến lợi nhuận ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của các khoản tiền gửi có một tác động đáng kể và tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng Quy mô tổng tài sản có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng Chi phí lãi có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận trước khủng hoảng, tuy nhiên, chi phí lãi không có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận trong thời kỳ khủng hoảng Tuổi của các ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận Thuế ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng nhưng không đáng kể Chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng Cơ cấu thị trường có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng trước khủng hoảng, nhưng không có ảnh hưởng nhiều trong khoảng thời gian khủng hoảng

Saeed (2014) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng

Anh, với dữ liệu nghiên cứu gồm 75 NHTM của Vương Quốc Anh trong khoảng thời gian 2006 – 2012 Với các biến phụ thuộc là ROA và ROE Các biến độc lập gồm: quy

mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, khoản cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng, thanh khoản, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội, lãi suất, lạm phát Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, khoản cho vay khách hàng, tiền gửi của khách hàng, thanh khoản và lãi suất ảnh hưởng tích cực đến lợi

Trang 29

nhuận ngân hàng Trong khi đó tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội và lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng

2.2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Phan Thị Hằng Nga (2011) đã nghiên cứu các yếu tố quyết định đến lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết khoảng thời gian 2005 – 2010 Tác giả sử dụng hai biến phụ thuộc để đại diện cho tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là ROA và ROE Bài nghiên cứu

sử dụng dữ liệu của 6 ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch tập trung trong khoảng thời gian 2005 – 2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố quy mô tiền gửi có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ngân hàng, trong khi đó rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng

Võ Xuân Vinh (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng

tại Việt Nam Với dữ liệu nghiên cứu là 41 NHTM từ năm 2006 đến 2012 Các biến phụ thuộc gồm: ROA, ROE, NIM Các biến độc lập gồm: quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, hiệu suất, chi phí hoạt động, quyền sở hữu, tỷ lệ tập trung, tăng trưởng GDP Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng an toàn vốn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng trong khi quy mô có ảnh hưởng không đáng

kể đến lợi nhuận Các tác động của quy mô ngân hàng là không đáng kể đến lợi nhuận Chi phí hoạt động ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến lợi nhuận của ngân hàng Mối quan hệ giữa sở hữu và lợi nhuận ngân hàng là luôn tiêu cực cho dù không đáng kể Ảnh hưởng của sự tập trung đến lợi nhuận ngân hàng là tích cực và quan trọng Các biến kinh tế vĩ mô như lạm phát và sản lượng, ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất của ngành ngân hàng

Trần Việt Dũng (2014) đã nghiên cứu các yếu tố tác động tới khả năng sinh lời

của các NHTM Việt Nam Tác giả đã sử dụng các biến phụ thuộc gồm: ROA, ROE, NIM Các biến độc lập bao gồm: cấu trúc sở hữu, cấu trúc vốn, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, tổng số vốn huy động trên tổng tài sản, quy mô tổng tài sản, tăng trưởng GDP, lạm phát Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng, trong khi đó sở hữu nước ngoài không có tác động đến lợi nhuận ngân hàng Có mối tương quan dương giữa khả

Trang 30

năng sinh lời và tỷ lệ nắm giữ vốn Ảnh hưởng của quy mô tổng tài sản, rủi ro thanh khoản, dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, tổng số vốn huy động trên tổng tài sản và tỷ lệ lạm phát đến khả năng sinh lời của ngân hàng là không rõ ràng Rủi ro tín dụng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng GDP có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng

2.3 TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.3.1 Các yếu tố nội tại của ngân hàng

Quy mô tổng tài sản

Quy mô tổng tài sản của ngân hàng được thể hiện bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản (log A) Smirlock, 1985 cho rằng ảnh hưởng của quy mô tổng tài sản ngân hàng đến lợi nhuận thường được dự kiến sẽ là một tác động tích cực (Athanasoglou và cộng

sự, 2008)

Theo Boyd và Runkle (1993), quy mô tổng tài sản của ngân hàng được xem là một yếu tố quyết định quan trọng đến lợi nhuận ngân hàng Lý do là những ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn có thể có được lợi thế kinh tế về quy mô từ đó sẽ làm giảm chi phí (Athanasoglou và cộng sự, 2008)

Các nghiên cứu của Kosmidou (2008), Alper và Anbar (2011) và Saeed (2014) đã cho thấy một mối tương quan dương giữa quy mô tổng tài sản của ngân hàng và lợi nhuận

Tuy nhiên, Berger và Humphrey (1991) cho rằng các ngân hàng có thể tiết kiệm chi phí bằng cách tăng quy mô tổng tài sản của ngân hàng nhưng mặt khác họ có thể phải đối mặt với một quy mô thiếu hiệu quả Nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2008), Sufian và Chong (2008) đã tìm thấy một mối tương quan âm giữa lợi nhuận và quy mô tổng tài sản của ngân hàng

Dietrich và Wanzenried (2011) tìm thấy một mối tương quan âm giữa quy mô và lợi nhuận các ngân hàng Thụy Sĩ trước khủng hoảng, tuy nhiên trong khoảng thời gian

Trang 31

khủng hoảng mối tương quan này là ngược lại

Quy mô vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được coi là một trong những tỷ số cơ bản đo lường sức mạnh vốn Dự kiến rằng tỷ lệ này càng cao, nhu cầu tài trợ bên ngoài sẽ thấp

hơn và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ càng cao hơn Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho thấy

khả năng của ngân hàng trong việc ứng phó với các tổn thất và xử lý các nguy cơ rủi ro

có thể xảy ra với cổ đông (Bourke, 1989)

Sufian và Chong (2008) cho rằng cấu trúc vốn của các ngân hàng hoạt động tại các nước đang phát triển phải rất mạnh do nền kinh tế kỳ vọng một sự hỗ trợ đáng kể của ngành ngân hàng trong thời gian khủng hoảng và sự xáo trộn kinh tế vĩ mô Quan điểm của Berger và Humphrey (1991) về việc duy trì cơ cấu vốn cũng tương tự, các tác giả cho rằng các ngân hàng có cơ cấu vốn thấp đặt mình vào một tình huống nguy hiểm và điều này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Molyneux và Thornton (1992) cũng lập luận rằng một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ làm giảm chi phí vốn và do đó có một tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng Các nghiên cứu của Ben Naceur (2003), Pasiouras và Kosmidou (2007), Athanasoglou và cộng sự (2008), Kosmidou (2008), Trujilo–Ponce (2010), Võ Xuân Vinh (2013), Trần Việt Dũng (2014), Saeed (2014) đều tìm thấy mối tương quan dương giữa quy mô vốn chủ

sở hữu của ngân hàng và lợi nhuận

Tuy nhiên nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011), Dietrich và Wanzenried (2011) lại cho thấy một mối tương quan âm giữa quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng và lợi nhuận

Trong khi đó, nghiên cứu của Alper và Anbar (2011) và Phan Thị Hằng Nga (2011) không tìm thấy mối tương quan giữa quy mô vốn chủ sở hữu và lợi nhuận ngân hàng

Rủi ro tín dụng

Sự cần thiết phải quản lý rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng là đặc thù riêng trong bản

Trang 32

của các tổ chức tài chính cho các khoản vay có rủi ro tăng cao, sự tích lũy các khoản vay chưa thanh toán sẽ tăng và lợi nhuận sẽ giảm Miller và Noulas (1997) cũng cho rằng rủi ro tín dụng trong nhiều trường hợp, lại chính là chất xúc tác cho sự gia tăng lợi nhuận (Athanasoglou và cộng sự, 2008)

Các nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Vong và Chan (2009), Sufian

và Chong (2008), Athanasoglou và cộng sự (2008), Kosmidou (2008), Alper và Anbar (2011), Võ Xuân Vinh (2013) cho thấy một mối tương quan nghịch giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga (2011) cho thấy một mối tương quan thuận giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng

Nghiên cứu của Trần Việt Dũng (2014) cho thấy, rủi ro tín dụng có mối tương quan thuận với ROA nhưng lại có mối tương quan nghịch với ROE

Hiệu quả quản lý chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động có thể được xem là kết quả quản lý của ngân hàng.Chi phí hoạt động là một yếu tố quyết định quan trọng đến lợi nhuận Một tác động tiêu cực của chi phí hoạt động lên lợi nhuận ngân hàng cho thấy sự thiếu năng lực trong quản lý chi phí khi ngân hàng truyền một phần trong phần chi phí tăng thêm cho khách hàng và phần còn lại cho lợi nhuận, có thể vì trên thực tế sự cạnh tranh không cho phép họ "tính phí quá cao" (Athanasoglou và cộng sự, 2008)

Các nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Sufian và Chong (2008), Ben Naceur (2003), Athanasoglou và cộng sự (2008), Kosmidou (2008) đều cho thấy mối tương quan âm giữa tỷ lệ chi phí hoạt động và lợi nhuận ngân hàng

Tuy nhiên, nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2013) cho thấy một mối tương quan dương giữa tỷ lệ chi phí hoạt động và lợi nhuận ngân hàng

2.3.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

Mức độ tập trung thị trường ngành ngân hàng

Molyneux và cộng sự (1996) cho rằng, các ngân hàng trong thị trường tập trung cao

Trang 33

có xu hướng cấu kết với nhau và do đó kiếm được lợi nhuận độc quyền, sự câu kết có thể dẫn đến việc các ngân hàng có khả năng huy động các khoản tiền gửi với giá thấp

và tính lãi suất cho vay cao hơn (Pasiouras và Kosmidou, 2007)

Mức độ tập trung thị trường ngành ngân hàng được đo bằng chỉ số Hirschman (Trujilo–Ponce, 2010) hoặc cũng có thể được đo bằng cách chia tài sản của

Herfindahl-5 ngân hàng lớn nhất cho tổng sài sản của tất cả các ngân hàng hoạt động trong một quốc gia (Kosmidou, 2008 )

Nghiên cứu của Trujilo–Ponce (2010) và Võ Xuân Vinh (2013) cho thấy một tương quan dương giữa sự tập trung và lợi nhuận ngân hàng

Tuy nhiên, nghiên cứu của Ben Naceur (2003) và Kosmidou (2008) cho thấy một tương quan âm giữa sự tập trung và lợi nhuận ngân hàng

Trong khi đó, nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007) cho thấy ảnh hưởng của sự tập trung đến lợi nhuận có tương quan khác nhau giữa các ngân hàng nước ngoài

và ngân hàng nội địa

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Các nghiên cứu đã cho thấy một mối tương quan dương giữa GDP và lợi nhuận ngân hàng như: Sufian và Chong (2008), Kosmidou (2008), Trujilo–Ponce (2010), Gul

và cộng sự (2011), Võ Xuân Vinh (2013), Trần Việt Dũng (2014)

Tuy nhiên, nghiên cứu Saeed (2014) lại cho thấy một mối tương quan âm giữa GDP

và lợi nhuận ngân hàng

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Ben Naceur (2003) cho thấy không tồn tại mối tương quan giữa GDP và lợi nhuận ngân hàng Nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007) cho thấy ảnh hưởng của GDP đến lợi nhuận ngân hàng có tương quan khác nhau giữa các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng nội địa

Tỷ lệ lạm phát

Các nghiên cứu của Vong và Chan (2009), Sufian và Chong (2008), Kosmidou

Trang 34

Nghiên cứu được tiến hành bởi Pasiouras và Kosmidou (2007) cho thấy rằng có một mối tương quan âm giữa lợi nhuận ngân hàng và lạm phát đối với các ngân hàng nước ngoài, nhưng một mối tương quan dương đối với các ngân hàng trong nước Họ cho rằng các ngân hàng trong nước đã điều chỉnh lãi suất lên đến mức dự đoán lạm phát trong khi các ngân hàng nước ngoài có thể không

Nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Gul và cộng sự (2011), Trujilo–Ponce (2010), Athanasoglou và cộng sự (2008) đều cho thấy một mối tương quan dương giữa tỷ lệ lạm phát và lợi nhuận ngân hàng

Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2013) cho thấy lạm phát có tương quan dương với ROE nhưng lại có tương quan âm với ROA

Nghiên cứu của Ben Naceur (2003), Alper và Anbar (2011) cho thấy lạm phát không có ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng

Trang 35

Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước đây

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận ngân hàng (Các biến phụ thuộc)

Nguồn: Từ tổng hợp của tác giả

Trang 36

Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng (Các biến độc lập)

- Ben Naceur (2003), Pasiouras và Kosmidou (2007),

Sufian và Chong (2008), Dietrich và Wanzenried (2011)

* Athanasoglou và cộng sự (2008), Antonio Trujillo-Ponce

Molyneux và Thornton (1992), Ben Naceur (2003), Vong

và Chan (2006), Pasiouras và Kosmidou (2007), Sufian và Chong (2008), Athanasoglou và cộng sự (2008), Kosmidou (2008), Gul và cộng sự (2011), Trujilo–Ponce (2010), Saeed (2014), Võ Xuân Vinh (2013), Trần Việt

Dũng (2014)

- Gul và cộng sự (2011), Dietrich và Wanzenried (2011)

* Alper và Anbar (2011), Phan Thị Hằng Nga (2011) Hiệu quả

Trang 37

Rủi ro

tín dụng -

Athanasoglou và cộng sự (2008), Vong và Chan (2009), Sufian và Chong (2008), Kosmidou (2008), Trujilo–Ponce (2010), Alper và Anbar (2011), Dietrich và Wanzenried (2011), Trần Việt Dũng (2014)

- Pasiouras và Kosmidou (2007), Saeed (2014), Gul và

cộng sự (2011)

Lạm

phát

+ Molyneux và Thornton (1992), Gul và cộng sự (2011),

Trujilo–Ponce (2010), Pasiouras và Kosmidou (2007)

- Pasiouras và Kosmidou (2007), Sufian và Chong (2008),

Kosmidou (2008)

* Ben Naceur (2003), Alper và Anbar (2011)

(*) : Không tồn tại mối tương quan

Nguồn: Từ tổng hợp của tác giả

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã làm rõ những cơ sở lý thuyết liên quan đến lợi nhuận của các NHTM và tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM của các tác giả trên thế giới và tại Việt Nam cũng như tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Qua đó, có thể thấy rằng: lợi

Trang 38

kinh tế quốc gia và trong lợi nhuận của NHTM luôn hàm chứa rủi ro, do đó, lợi nhuận của NHTM phải được xem xét tương ứng với một mức rủi ro mà NHTM có thể chấp nhận được nhằm tạo ra sự an toàn cho hệ thống ngân hàng và đảm bảo một hệ thống tài chính ổn định Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM có thể được xem xét dựa trên hai nhóm yếu tố là: các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố bên ngoài ngân hàng (bao gồm yếu tố ngành ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô)

Trang 39

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Bảng 3.1 Sơ đồ tổng hợp quy trình nghiên cứu

Tham khảo tài liệu

Xác định đề tài nghiên cứu

Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Tổng quan lý luận về đề tài nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Các nghiên cứu trước đây

Mô hình nghiên cứu

Mô tả dữ liệu

Giả thuyết nghiên cứu

phân tích hồi quy

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết luận và giải pháp Thực trạng vấn đề nghiên cứu

Thống kê mô tả và phân tích

tương quan

Trang 40

Trong đó, quá trình phân tích hồi quy được thực hiện như sau:

Ước lượng mô hình hồi quy với 3 phương pháp tiếp cận: Pooled OLS, FEM, REM Kiểm định lựa chọn mô hình: Thực hiện kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian để lựa chọn giữa Pooled OLS và REM, kiểm định F để lựa chọn giữa Pooled OLS và FEM, kiểm định Hausman để lựa chọn giữa REM và FEM

Kiểm định các vi phạm: Dựa vào mô hình đã được lựa chọn sau quá trình kiểm định lựa chọn mô hình Tác giả tiến hành kiểm định các vi phạm đối với mô hình đã được lựa chọn Kiểm định các vi phạm được tiến hành gồm: Đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai sai số thay đổi

Tiến hành hồi quy GLS để khắc phục các vi phạm (nếu có) của mô hình

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dựa trên nghiên cứu của Kosmidou (2008) và một số nghiên cứu trước đây, tác giả

đề xuất mô hình hồi quy tuyến tính như sau:

Zit = c0it + cm it Ym it + cd it Yd it + ε (1)

Trong đó:

Zit: Là biến phụ thuộc đại diện cho các chỉ số đo lường lợi nhuận của ngân hàng

c0it: Là hằng số của mô hình

Ym it: Nhóm các biến độc lập đại diện cho các yếu tố nội tại của ngân hàng

Yd it: Nhóm các biến độc lập đại diện cho các yếu tố bên ngoài ngân hàng (yếu tố ngành và các yếu tố tình hình kinh tế vĩ mô)

cm it , cd it: Là các hệ số hồi quy của các nhóm biến độc lập

ε: Là phần dư của phương trình hồi quy (đại diện cho sai số và các biến không xuất hiện trong mô hình)

i: Là ngân hàng nghiên cứu

t: Là năm nghiên cứu

Ngày đăng: 25/03/2016, 16:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đăng Dờn, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Phương Đông, 8, 16, 114, 116, 157 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: nhà xuất bản Phương Đông
2. Trần Việt Dũng, 2014. Xác ịnh các nhân tố tác ộng ến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, 16, 02-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác ịnh các nhân tố tác ộng ến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam
3. Phan Thị Hằng Nga, 2011.Yếu tố quyết ịnh ến lợi nhuận các ngân hàng niêm yết. Tạp chí công nghệ ngân hàng, 68, 20-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố quyết ịnh ến lợi nhuận các ngân hàng niêm yết
4. Peter S.Rose, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Tài chính, 38, 125, 153, 177, 207, 564 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: nhà xuất bản Tài chính
5. Trần Ngọc Thơ, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện ại, nhà xuất bản thống kê, 151. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp hiện ại
Nhà XB: nhà xuất bản thống kê
6. Anbar, A., & Alper, D. (2011). Bank specific and macroeconomic determinants of commercial bank profitability: empirical evidence from Turkey. Business and Economics Research Journal, 2(2), 139-152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Business and Economics Research Journal, 2(2)
Tác giả: Anbar, A., & Alper, D
Năm: 2011
7. Alexiou, C., & Sofoklis, V. (2009). Determinants of bank profitability: Evidence from the Greek banking sector. Economic annals, 54(182), 93-118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Economic annals, 54(182)
Tác giả: Alexiou, C., & Sofoklis, V
Năm: 2009
11. Berger, A. N., & Humphrey, D. B. (1991). The dominance of inefficiencies over scale and product mix economies in banking. journal of Monetary Economics, 28(1), 117-148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: journal of Monetary Economics, 28(1)
Tác giả: Berger, A. N., & Humphrey, D. B
Năm: 1991
12. Bilal, M., Saeed, A., Gull, A. A., & Akram, T. (2013). Influence of Bank Specific and Macroeconomic Factors on Profitability of Commercial Banks: A Case Study of Pakistan. Research Journal of Finance and Accounting, 4(2), 117-126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Research Journal of Finance and Accounting, 4(2)
Tác giả: Bilal, M., Saeed, A., Gull, A. A., & Akram, T
Năm: 2013
13. Bobáková, I. V. (2003). Raising the profitability of commercial banks. BIATEC,11, 21-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BIATEC
Tác giả: Bobáková, I. V
Năm: 2003
14. Bourke, P. (1989). Concentration and other determinants of bank profitability in Europe, North America and Australia. Journal of Banking and Finance, 13(1), 65-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Banking and Finance, 13(1)
Tác giả: Bourke, P
Năm: 1989
15. Dunning, J. H. (2012). International Production and the Multinational Enterprise (RLE International Business) (Vol. 12). Routledge Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Production and the Multinational Enterprise (RLE International Business)
Tác giả: Dunning, J. H
Năm: 2012
16. Dietrich, A., & Wanzenried, G. (2011). Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland. Journal of Internatioanl Financial Markets, Institutions and Money, 21(3), 307-327 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Internatioanl Financial Markets, Institutions and Money, 21(3)
Tác giả: Dietrich, A., & Wanzenried, G
Năm: 2011
17. Flamini, V., Schumacher, M. L., & McDonald, M. C. A. (2009). The determinants of commercial bank profitability in Sub-Saharan Africa (No. 9-15). International Monetary Fund Sách, tạp chí
Tiêu đề: The determinants of commercial bank profitability in Sub-Saharan Africa
Tác giả: Flamini, V., Schumacher, M. L., & McDonald, M. C. A
Năm: 2009
18. Gul, S., Irshad, F., & Zaman, K. (2011). Factors affecting bank profitability in Pakistan. The Romanian Economic Journal, 39(14), 61-89 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Romanian Economic Journal, 39(14)
Tác giả: Gul, S., Irshad, F., & Zaman, K
Năm: 2011
19. Kosmidou, Kyriaki. "The determinants of banks' profits in Greece during the period of EU financial integration." Managerial Finance 34.3 (2008): 146-159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The determinants of banks' profits in Greece during the period of EU financial integration
Tác giả: Kosmidou, Kyriaki. "The determinants of banks' profits in Greece during the period of EU financial integration." Managerial Finance 34.3
Năm: 2008
20. Molyneux, P. & Thornton, J. (1992). Determinants of European Bank Profitability: A Note. Journal of Banking and Finance, 16, 1173–1178 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Banking and Finance
Tác giả: Molyneux, P. & Thornton, J
Năm: 1992
21. Miller, S. M., & Noulas, A. G. (1997). Portfolio mix and large-bank profitability in the USA. Applied Economics, 29(4), 505-512 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Applied Economics, 29(4)
Tác giả: Miller, S. M., & Noulas, A. G
Năm: 1997
22. Mishkin, F. S. (2007). The economics of money, banking, and financial markets. Pearson education Sách, tạp chí
Tiêu đề: The economics of money, banking, and financial markets
Tác giả: Mishkin, F. S
Năm: 2007
23. Northcott, C. A. (2004). Competition in banking: A review of the literature (pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competition in banking: A review of the literature
Tác giả: Northcott, C. A
Năm: 2004

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w