Địch họa, thiên tai, tình hình bất ổn chính trị- Nguyên nhân chủ quan: Quản lí và điều hành NS bất hợp lí Do nhà nước chủ động sử dụng thâm hụt NSNN như một công cụ sắc bén của chí
Trang 1THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
I.THÂM HỤT NGÂN SÁCH
1 .Khái niệm thâm hụt NSNN:
- Thâm hụt ngân sách nhà nước hay còn gọi là bội chi NSNN là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu “không mang tính hoàn trả” của ngân sách nhà nước
- Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước.Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế một đất nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian
thâm hụt (theo luật ngân sách nhà nước năm 2002)
*Phân loại: Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ
-Thâm hụt ngân sách cơ cấu : là các khoản thâm hụt được quyết định bởi
những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,
-Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng
của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên
Giá trị tính ra tiền của thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kì được tính toán
như sau:
- Thâm hụt ngân sách thực có: liệt kê các khoản thu, chi và thâm hụt tính
bằng tiền trong một giai đoạn nhất định (thường là một quý hoặc một năm)
- Thâm hụt ngân sách cơ cấu: tính toán thu, chi và thâm hụt của chính phủ
sẽ là bao nhiêu nếu nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềm năng
Trang 2- Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là chênh lệch giữa ngân sách thực có và
ngân sách cơ cấu.
2 Thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam
Qua thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, tỉ lệ thâm hụt ngân sách ở Việt Nam luôn nằm ở ngưỡng 5% GDP và có xu hướng tăng lên Đây là một tỉ lệ cao Riêng năm 2009 tỉ lệ thâm hụt ngân sách đã lên tới 6,9% GDP Tốc độ tăng thâm hụt ngân sách cũng là khá cao từ 17-18% Cụ thể năm 2006 mức thâm hụt là vào khoảng 48,5 nghìn tỷ đồng thì năm 2007 đã tăng lên tới 56,5 nghìn tỷ đồng Và theo kết quả công bố Dự toán NSNN năm 2010 và 2011 thì tỉ lệ thâm hụt ngân sách lần lượt sẽ là 6,2% GDP và 5,3% GDP, có giảm so với năm 2009 nhưng vẫn còn ở mức cao Ngoài ra, những khoản chi ngoài ngân sách trong mấy năm gần đây lên tới 20-25% tổng ngân sách nhà nước- tỉ lệ rất cao
Đơn vị: tỷ đồng
chi
Bội chi so với GDP 200
1
200 2
200 3
200 4
200 5
200 6
200 7
Trang 3200 8
200 9
201 0
Đến năm 2011, giảm xuống còn 5,5% tính đến 15-9-2012, Bội chi ngân sách trong
9 tháng đầu năm đã chiếm trên 6% GDP Con số thâm hụt ngân sách của Việt Nam thuộc diện cao nhất so với các nước trong khu vực thể hiện rõ trong biểu đồ dưới đây:
3 Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt NSNN.
- Nguyên nhân khách quan:
Diễn biến bất thường của chu kì kinh doanh, hiệu quả thấp của nền sản xuất xã hội, sự kém hiệu quả của các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài
Trang 4 Địch họa, thiên tai, tình hình bất ổn chính trị
- Nguyên nhân chủ quan:
Quản lí và điều hành NS bất hợp lí
Do nhà nước chủ động sử dụng thâm hụt NSNN như một công cụ sắc bén của chính sách tài khóa
Do cách đo lường thâm hụt
-Nguyên nhân thực tế ở Việt Nam: Thâm hụt ngân sách do rất nhiều nguyên
nhân, và có sự ảnh hưởng khác nhau đến sự cân đối vĩ mô của nền kinh tế Về cơ bản, tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước gồm các nguyên nhân chính sau: 1/ Thất thu thuế nhà nước
Thuế là nguồn thu chính và bền vững nhất cho ngân sách nhà nước bên cạnh các nguồn thu khác như tài nguyên, doanh nghiệp nhà nước, vay, nhận viện trợ…tuy nhiên, do hệ thống pháp luật ta còn nhiều bất cập, sự quản lí chưa chặt chẽ đã tạo
kẻ hở cho các cá nhân, tổ chức lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu một lượng đáng
kể cho ngân sách nhà nước…điển hình, trong năm 2008 lượng thuốc lá nhập lậu vào nước ta đã làm thất thu thuế, lấy đi của ngân sách nhà nước 2.500- 3000 tỉ đồng Ngoài ra, lượng thuốc lá nhập lậu còn làm chảy máu ngoại tệ của đất nước khoảng 200 triệu USD/năm, làm gia tăng thất nghiệp, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế
Bên cạnh đó, việc giãn thuế, giảm thuế và miễn thuế một mặt giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn đầu tư, duy trì và mở rộng sản xuất Tuy nhiên,việc miễn thuế, giảm thuế hoặc chậm thu làm ảnh hưởng tới các khoản chi ngân sách khác gây thâm hụt ngân sách nhà nước
2/ Đầu tư công kém hiệu quả
Trong 2 năm 2007 và 2008, nước ta đã tiếp nhận một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài Nhằm đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển của đất nước Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đầu tư dàn trải gây lãng phí ở các địa phương vẫn chưa được khắc phục triệt
để, tiến độ thi công những dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả,
đã gây lãng phí nguồn ngân sách nhà nước và kiềm hãm sự phát triển của các vùng miền, là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước
Trang 5Bên cạnh đó, nền hành chính công - dịch vụ công của chúng ta quá kém hiệu quả Chính sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở nên trầm trọng
3/ Nhà nước huy động vốn để kích cầu
Chính phủ kích cầu qua 3 nguồn tài trợ chính là: Phát hành trái phiếu Chính phủ, miễn giảm thuế và sử dụng Quỹ dự trữ nhà nước Sử dụng gói giải pháp kích cầu một mặt làm kích thích tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, sẽ làm mức thâm hụt ngân sách tăng rất cao khoảng 8-12%GDP
4/ Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên
Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về ngân sách áp lực bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương) Chúng ta có thể thấy, thông qua cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và cơ chế bổ sung
từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu ứng với các nhiệm vụ chi cụ thể và được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách hằng năm Vì vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư Chính điều đó luôn tạo sự căng thẳng về ngân sách.Để
có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN
5/ Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn
Tăng chi tiêu của chính phủ một mặt giúp nền kinh tế tăng trưởng tạm thời trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những nguy cơ bất ổn lâu dài như lạm phát và rủi ro tài chính do sự thiếu hiệu quả của các khoản chi tiêu công và thiếu cơ chế giám sát đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính Lý thuyết kinh tế không chỉ ra một cách rõ ràng về hướng tác động chi tiêu của chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên đa số các nhà kinh tế thường thống nhất rằng chi tiêu của chính phủ một khi vượt quá một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế
Trang 6do gây ra phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà nước và cuối cùng là gây ra lạm phát
6/ Bên cạnh đó, sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn được sử dụng như một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằng năm Về nguyên tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dư hoặc thiếu hụt ngân sách trong năm Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta thường xác định số bội chi trước (thông thường tương đương với mức Quốc hội cho phép) và nguồn còn lại được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm sau Đây là chính sách ngân sách thận trọng khi áp dụng lý thuyết bội chi một cách chủ động và điều đó không gây xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ mô, nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số bội chi có được sử dụng để chi đầu tư phát triển cho các dự án trọng điểm và hiệu quả qua đó tạo thêm công ăn việc làm, tạo đà cho nền kinh tế phát triển, tăng khả năng thu NSNN trong tương lai hay không
II.TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1)
T ác động t hâm hụt ngân sách tới lạm phát
Chính phủ có thể trang trải thâm hụt ngân sách bằng một trong 2 cách: bán trái phiếu cho công chúng hoặc tạo ra tiền tệ, cũng được gọi là in tiền( phát hành tiền(
Bán trái phiếu không có ảnh dưởng trực tiếp đến tổng cầu và
sẽ không có hậu quả lạm phát Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, do thị trường vốn bị hạn chế nên việc phát hành trái phiếu chính phủ nhằm bù đắp cho thiếu hụt ngân sách nhà nước là rất khó thực hiện Ở các nước có nền kinh tế lớn như ở Mỹ, thị trường vốn phát triển, vì vậy một lượng trái phiếu lớn có thể được bán ra và nhu cầu trang trải cho thâm hụt ngân sách nhà nước được thực hiện từ nguồn vốn vay của chính phủ Nhưng nếu chính phủ cứ tiếp tục phát hành trái phiếu ra thị trường, cầu về vốn vay sẽ tăng, do đó, lãi
Trang 7suất sẽ tăng cao Để hạn chế việc tăng lãi suất thị trường, Ngân hàng Trung ương sẽ phải mua vào các trái phiếu đó, điều này lại làm cho cung tiền tăng
Phát hành tiền trực tiếp làm tăng cơ số tiền tệ, do đó làm tăng cung ứng tiền, đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng tỷ lệ lạm phát
Thực tế ở Việt Nam trong 2 năm gần đây, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã khá cao
so với các nước trên thế giới Lạm phát cao so với thế giới của Việt Nam không
chỉ diễn ra trong năm 2011 mà còn cả ở những năm trước đó Theo số liệu của
IMF (2011a), Việt Nam có tỷ lệ lạm phát trung bình của giai đoạn
2001-2005 (5,35%) đứng thứ 67 thế giới và của giai đoạn 2006-2010 (11,5%) đứng
thứ 24 thế giới Năm 2010, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 11,75%, trong khi đó tỷ
lệ lạm phát của Trung Quốc là 4,7%, của Malaysia là 2,08%, của Thái Lan là
3,05% Tỷ lệ lạm phát năm 2011 của Việt Nam tiếp tục được dự báo cao hơn
đáng kể so với nhiều nước trong khu vực (IMF, 2011)
0
200 1
200 2
200 3
200 4
200 5
200 6
200 7
2008 200
9
2010
Tốc độ
tăng
GDP
6,8 6,9 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78
Chỉ số
lạm
phát
9
6,52 11,7
5
Bảng 1: Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ số liệu tổng hợp ở trên cho thấy hệ số tương quan (correlation - r)
giữa chỉ số lạm phát CPI và GDP là âm (r= -0,426) Điều đó có nghĩa là
95,7% số liệu trên Bảng 1 cho thấy khi lạm phát tăng 1% sẽ đẩy tăng trưởng kinh tế tăng chậm lại 0,42% và ngược lại Như vậy, nếu muốn tăng tốc độ
tăng trưởng kinh tế, Việt Nam phải thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiềm
chế lạm phát
Trang 8Xét về nguyên nhân gây ra lạm phát thời gian qua, hiện nay cũng có một số
ý kiến cho rằng thâm hụt ngân sách là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát cao trong những năm gần đây Tuy nhiên, lạm phát
ở Việt Nam được cho là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân tiền tệ dường như đang nhận được sự đồng thuận.Lạm phát cao của Việt Nam trong một thời gian dài thường được giải thích là do giá thế giới biến động nhưng thực tế, song dường như cách lập luận này thiếu thuyết phục khi lạm phát của các nước đang phát triển cũng chịu các tác động tương tự như nước ta nhìn chung có xu hướng giảm và không ở mức cao như nước ta Gần đây, tốc độ lạm phát trung bình của các nước này luôn dưới hai con số Đó cùng là lý do mà một số nghiên cứu đã cho rằng chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức chính là nguyên nhân gây ra áp lực lạm phát của Việt Nam những năm gần đây
2.Tác động thâm hụt ngân sách tới lãi suất
Thâm hụt làm cho cầu của quỹ cho vay tăng làm tăng lãi suất Sau nữa, thâm hụt sẽ tác động đến tâm lí công chúng về gia tăng lạm phát
và do vậy sẽ gây áp lực tăng lãi suất
Trên một giác độ khác, thông thường khi bội chi ngân sách tăng, chính phủ thường phát hành trái phiếu Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm, lãi suất thị trường vì vậy mà tăng lên Hơn nữa, tài sản có của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt quá giảm, lãi suất cũng sẽ tăng
Việt Nam hiện nay, có những lập luận cho rằng thâm hụt ngân sách kéo dài những năm gần đây là nguyên nhân góp phần đẩy lãi suất trên thị trường lên Thực tế với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài thì việc “cạnh tranh” về vốn giữa khu vực Nhà nước và tư nhân ở Việt Nam thời gian qua là hoàn toàn có thể xảy ra
Đó là chưa tính đến yếu tố trong những năm gần đây bên cạnh nguồn vốn huy động để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ còn thực hiện vay nợ qua phát hành trái phiếu để đầu tư cho một số công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục
Trang 9Trên phương diện lý thuyết thì việc mở rộng chi tiêu và đầu tư của Chính phủ có thể gây ra hiệu ứng “thế chỗ” cho vốn tư nhân hay nói cách khác thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, người dân chuyển sang sở hữu trái phiếu Chính phủ Điều này ít nhiều gây áp lực đến lãi suất
Tuy nhiên, trên thực tế mức độ tác động của nhu cầu huy động vốn của Chính phủ đối với lãi suất trên thị trường đến đâu cũng cần phải xem xét trên nhiều phương diện
Diễn biến của Hình 15 cho thấy rất khó chỉ ra được một mối quan hệ chắc chắn giữa mức thâm hụt ngân sách trên thị trường với lãi suất vì thực tế có những giai đoạn mà hai biến số này diễn biến trái chiều nhau Tuy nhiên, điều này cũng
không đồng nghĩa với việc là việc tăng nhu cầu huy động vốn của chính phủ không tác động đến lãi suất trên thị trường Thông thường tác động của việc huy động vốn của Chính phủ đối với lãi suất trong nước phụ thuộc đáng kể vào cách thức và phương thức huy động vốn cũng như chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể
Trang 10Hơn nữa khi thâm hụt ngân sách mà kéo theo lạm phát thì ngay lập tức lạm phát sẽ ảnh hưởng đến lãi suất Để duy trì và ổn định sự họat động của mình, hệ thống ngân hàng phải luôn luôn cố gắng duy trì tính hiệu quả của cả tài sản nợ và tài sản
có của mình, tức là luôn luôn giữ cho lãi suất thực ổn định Ta biết rằng, lãi suất thực =lãi suất danh nghĩa- tỷ lệ lạm phát Do đó, khi tỷ lệ lạm phát tăgn cao, nếu muốn cho lãi suất thực ổn định, lãi suất danh nghĩa phải tăng lên cùng với tỷ lệ lạm phát Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả mà nền kinh tế phải gánh chịu đó là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng
3.Tác động của thâm hụt ngân sách tới cán cân thương mại
Hiệu số giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong khoản giao dịch còn gọi là cán cân thương mại Các hoạt động xuất và nhập khẩu hàng hóa không chỉ được đánh giá thông qua số lượng mà còn được đánh giá thông qua tỷ lệ trao đổi Tỷ lệ trao đổi ở đây là tỉ số giữa giá hàng xuất khẩu của một nước và giá hàng nhập khẩu của bản thân nước đó Như vậy, nếu như giá xuất khẩu tăng lên một cách tương đối so với hàng nhập khẩu thì cán cân thương mại sẽ được tăng cường theo hướng tích cực và ngược lại (nếu như khối lượng hàng hóa không đổi)
Như ta đã phân tích ở trên, tình trạng thâm hụt ngân sách sẽ làm cho lãi suất thị trường tăng Lãi suất tăng làm cho giá trị đồng nội tệ tăng giá, giá hàng hóa trong nước theo đó cũng tăng làm giảm lượng hàng xuất khẩu Trong khi tương ứng, hàng hóa của đất nước khác sẽ rẻ tương đối so với nước đó, dẫn tới tăng hàng nhập khẩu Vì vậy, thâm hụt ngân sách sẽ gây ra tình trạng nhập siêu: Nhập vào lớn hơn xuất ra, việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước bị hạn chế, sản xuất gặp nhiều khó khăn tác động không ít tới sự tăng trưởng kinh tế
Việt Nam:
Trong những năm gần đây, thâm hụt thương mại của Việt Nam đã trở thành một vấn đề thách thức đối với công tác quản lý vĩ mô
Có thể thấy nhập siêu không phải là vấn đề mới đối với Việt Nam trong khoảng 20 năm qua Suốt giai đoạn này, chỉ có duy nhất một năm Việt Nam có được thặng dư thương mại, đó là năm 1992 Hầu như cán