1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị của phương pháp cắt amidan bằng dao kim điện đơn cực.PDF

110 906 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 3,11 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Amiđan khẩu cái (thƣờng đƣợc gọi là amiđan) là hai khối tổ chức bạch huyết lớn nhất của vòng Waldeyer nằm ở thành bên họng miệng. Viêm amiđan là viêm khu trú ở tổ chức amiđan khẩu cái, bệnh lý có thể tiến triển cấp tính hay mạn tính. Viêm amiđan có thể gây biến chứng tại chỗ: áp-xe, viêm tấy, lân cận nhƣ viêm thanh quản, xoang, tai, hay biến chứng xa tại tim, thận, khớp (38). Chỉ định cắt amiđan đƣợc thống nhất bởi các nhà TMH, ngày nay tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân phẫu thuật có sự thay đổi so với trƣớc. Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về tƣơng quan giữa các chỉ định cắt amiđan và xu hƣớng thay đổi của chúng theo thời gian (36),(47), tại Việt Nam hiện chƣa có nghiên cứu tƣơng tự. Phẫu thuật cắt amiđan là cần thiết khi có chỉ định, hiện nay là phẫu thuật phổ biến nhất trong chuyên ngành TMH, ở Mĩ có khoảng 500.000 ca mỗi năm (44),(47), ở Việt Nam chiếm 24,7% trong các phẫu thuật TMH (7). Có nhiều phƣơng pháp cắt amiđan: Phƣơng pháp kinh điển: bằng dụng cụ Sluder – Ballanger, thòng lọng. Ƣu điểm: hồi phục nhanh, giá thành thấp, đầu tƣ ban đầu ít, dễ sử dụng. Nhƣợc điểm: dễ sót tổ chức amiđan hoặc tổn thƣơng xung quanh, chảy máu trong mổ nhiều... Phƣơng pháp hiện đại nhƣ: bằng dao điện cao tần lƣỡng cực (Bipolar), Laser, Coblation, dao siêu âm (Ultrassound - Harmonic Skalpel)... Ƣu điểm: thời gian phẫu thuật ngắn, ít chảy máu trong mổ. Nhƣợc điểm: chi phí cao, đầu tƣ ban đầu lớn, khó bảo quản dụng cụ... Phƣơng pháp phẫu thuật cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cực (Monopolar microdissection needle) đƣợc thực hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1997(44), Việt Nam áp dụng vào khoảng những năm 2000. Do có ƣu thế trong giảm thời gian và lƣợng máu mất khi phẫu thuật, dễ thực hiện và chi phí thấp nên đã trở thành phƣơng pháp phổ biến ở tuyến trung ƣơng nhƣng chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi tại địa phƣơng. Với mục đích góp phần nghiên cứu chỉ định, sự biến đổi của các chỉ định hiện nay và cung cấp thêm cơ sở lý luận cho phƣơng pháp cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cực. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả điều trị của phương pháp cắt ammiđan bằng dao điện đơn cực”. Với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả hình thái lâm sàng của amiđan có chỉ định phẫu thuật. 2. Đánh giá kết quả của phương pháp cắt amiđan bằng dao điện cao tần đơn cực và rút ra các chỉ định cắt amiđan.

Trang 1

NGUYỄN TUẤN SƠN

NGHI£N CøU CHØ §ÞNH Vµ §¸NH GI¸

KÕT QU¶ §IÒU TRÞ CñA PH¦¥NG PH¸P C¾T AMI§AN

B»NG DAO §IÖN §¥N CùC

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

NGUYỄN TUẤN SƠN

NGHI£N CøU CHØ §ÞNH Vµ §¸NH GI¸

KÕT QU¶ §IÒU TRÞ CñA PH¦¥NG PH¸P C¾T AMI§AN

Trang 3

Họng trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt chương trình học tập

Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại bệnh viện

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Quách Thị Cần, là người

thầy đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Tấn Phong, PGS.TS

Nguyễn Đình Phúc, PGS.TS Lương Thị Minh Hương, PGS.TS Phạm Trần Anh, TS.Lê Công Định, TS.Lê Minh Kỳ… những người thầy đã tận tình giúp

đỡ và cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình làm luận văn

Bản luận văn này cũng không thể hoàn thành được nếu thiếu sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên của bệnh viện và Bộ môn Tai Mũi Họng, đặc biệt là sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của , khoa Cấp cứu, khoa Mũi Xoang, phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp, lớp cao học Tai Mũi Họng 19 đã luôn cổ vũ, ủng hộ tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, vợ,anh chị

em và những người thân trong gia đình đã luôn động viên, khích lệ và thực

sự là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Hà Nội, tháng 11 năm 2012

Nguyễn Tuấn Sơn

Trang 4

Tôi xin cam đoan đề tài: ―Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả

điều trị của phương pháp cắt amidan bằng dao kim điện đơn cực” là do tôi

thực hiện, các số liệu trong đề tài hoàn toàn trung thực, chƣa từng công bố tại bất kỳ nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2012

Nguyễn Tuấn Sơn

Trang 5

- Bệnh viện : BV

- Bệnh viện Tai-Mũi-Họng Trung ƣơng : BVTMHTW

- Tai mũi họng : TMH

Trang 6

1.1.1 Thế giới .5

1.1.2.Trong nước .6

1.2 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU AMIĐAN 6

1.2.1 Vòng Waldeyer .6

1.2.2 Giải phẫu và chức năng của Amiđan 8

1.3 BỆNH HỌC VIÊM AMIĐAN 20

1.3.1 Nguyên nhân viêm amiđan 20

1.3.2 Biểu hiện lâm sàng viêm amiđan có chỉ định phẫu thuật 20

1.4 CẬN LÂM SÀNG 25

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT AMIĐAN HIỆN ĐẠI 25

1.5.1 Cắt amiđan bằng dao điện 25

1.5.2 Cắt amiđan bằng dao siêu âm 30

1.5.3 Cắt amiđan bằng Laser 30

1.5.4 Cắt amiđan bằng Coblation 31

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU 32

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 32

2.1.1 Mẫu nghiên cứu 32

2.1.2 Thời gian nghiên cứu 32

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu 32

2.1.4 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 32

2.1.5 Tiêu chuẩn loại trừ 32

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 33

2.2.2 Phương tiện nghiên cứu 33

2.2.3 Các bước tiến hành 33

2.2.4 Các nội dung và thông số nghiên cứu 35

Trang 7

3.1.1 Đặc điểm chung 43

3.1.2 Điều trị trước lúc vào viện 44

3.1.3 Triệu chứng lâm sàng 46

3.1.4 Hình thái amiđan viêm 47

3.1.5 Triệu chứng cận lâm sàng 48

3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT AMIĐAN 50

3.2.1 Thời gian phẫu thuật 50

3.2.2 Lượng máu mất khi phẫu thuật 50

3.2.3 Mức độ đau sau mổ 51

3.2.4 Thời gian hồi phục 51

3.3 ĐỐI CHIẾU CÁC CHỈ ĐỊNH CẮT AMIĐAN BẰNG DAO ĐIỆN 52 3.3.1 Chỉ định cắt amiđan 60 bệnh nhân 52

3.3.2 Chi phí cuộc mổ 58

Chương 4: BÀN LUẬN 60

4.1 HÌNH THÁI LÂM SÀNG VIÊM AMIĐAN CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT 60

4.1.1 Đặc điểm chung 60

4.1.2 Triệu chứng lâm sàng viêm amiđan có chỉ định phẫu thuật: 62

4.1.3 Hình thái amiđan viêm khi khám 64

4.1.4 Đặc điểm cận lâm sàng 65

4.2 ĐỐI CHIẾU CÁC CHỈ ĐỊNH CẮT AMIĐAN 66

4.3 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BẰNG DAO KIM ĐIỆN ĐƠN CỰC 71

KẾT LUẬN 84

KIẾN NGHỊ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Bảng 3.3 Triệu chứng lâm sàng thường gặp 46

Bảng 3.4 Liên quan giữa mức độ quá phát amiđan và tuổi 48

Bảng 3.5 Số lượng bạch cầu trước mổ 48

Bảng 3.6 Mức độ chảy máu sau mổ 55

Bảng 3.7 Các biến chứng khác 57

Bảng 3.8 Đánh giá tình trạng tiến triển của hốc amiđan sau phẫu thuật 57

Bảng 3.9 Đối chiếu tiến triển các triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật cắt amiđan 3 tháng so với trước phẫu thuật 58

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Điều trị trước vào viện 44

Biểu đồ 3.2 Hình ảnh lâm sàng 47

Biều đồ 3.3 Liên quan giữa hình thái amiđan và tuổi 47

Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ phân bố thời gian cắt 50

Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ lượng máu mất khi phẫu thuật 50

Biểu đồ 3.6 Trung bình điểm đau theo ngày 51

Biểu đồ 3.7 Thời gian hồi phục trung bình 51

Biểu đồ 3.8 Liên quan giữa chỉ định cắt amiđan với thể lâm sàng 52

Biểu đồ 3.9 Liên quan giữa chỉ định cắt amiđan và hình thái lâm sàng 53

Biểu đồ 3.10 Liên quan giữa chỉ định cắt Amiđan và tuổi 54

Biểu đồ 3.11 Liên quan giữa thời gian phẫu thuật và tuổi 54

Biểu đồ 3.12 Liên quan giữa lượng máu mất và tuổi 55

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vòng Waldeyer 8

Hình 1.2 Amiđan khẩu cái 8

Hình 1.3 V.A 8

Hình 1.4 Giải phẫu amiđan 9

Hình 1.5 Vùng amiđan và các khoang quanh họng 13

Hình 1.6 Hệ động mạch cấp máu cho amiđan 15

Hình 1.7 Các tĩnh mạch của amiđan khẩu cái 16

Hình 1.8 Áp-xe quanh amiđan 21

Hình 1.9 Hình ảnh viêm amiđan mạn tính quá phát 23

Hình 1.10 Mũi dao kim điện được sử dụng tại BVTMHTW 29

Hình 1.11 Mũi dao kim điện thông dụng 29

Hình 1.12 Dao siêu âm 30

Hình 1.13 Hệ thống Laser CO2 31

Hình 1.14 Cắt amiđan bằng Coblation 32

Hình 2.1 Bộ phẫu thuật dao điện đơn cực 26

Hình 2.2 Dao kim điện 33

Hình 2.3 Đánh giá theo thang điểm đau Wong- Baker 40

Hình 2.4 Đánh giá theo thang điểm đau VAS 40

ĐẶT VẤN ĐỀ

Amiđan khẩu cái (thường được gọi là amiđan) là hai khối tổ chức bạch huyết lớn nhất của vòng Waldeyer nằm ở thành bên họng miệng

Trang 11

Viêm amiđan là viêm khu trú ở tổ chức amiđan khẩu cái, bệnh lý có thể tiến triển cấp tính hay mạn tính

Viêm amiđan có thể gây biến chứng tại chỗ: áp-xe, viêm tấy, lân cận như viêm thanh quản, xoang, tai, hay biến chứng xa tại tim, thận, khớp (38) Chỉ định cắt amiđan được thống nhất bởi các nhà TMH, ngày nay tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân phẫu thuật có sự thay đổi so với trước Trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về tương quan giữa các chỉ định cắt amiđan và xu hướng thay đổi của chúng theo thời gian (36),(47), tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu tương tự

Phẫu thuật cắt amiđan là cần thiết khi có chỉ định, hiện nay là phẫu thuật phổ biến nhất trong chuyên ngành TMH, ở Mĩ có khoảng 500.000 ca mỗi năm (44),(47), ở Việt Nam chiếm 24,7% trong các phẫu thuật TMH (7)

Có nhiều phương pháp cắt amiđan:

Phương pháp kinh điển: bằng dụng cụ Sluder – Ballanger, thòng lọng

Ưu điểm: hồi phục nhanh, giá thành thấp, đầu tư ban đầu ít, dễ sử dụng Nhược điểm: dễ sót tổ chức amiđan hoặc tổn thương xung quanh, chảy máu trong mổ nhiều

Phương pháp hiện đại như: bằng dao điện cao tần lưỡng cực (Bipolar), Laser, Coblation, dao siêu âm (Ultrassound - Harmonic Skalpel) Ưu điểm: thời gian phẫu thuật ngắn, ít chảy máu trong mổ Nhược điểm: chi phí cao, đầu tư ban đầu lớn, khó bảo quản dụng cụ

Phương pháp phẫu thuật cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cực (Monopolar microdissection needle) được thực hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1997(44), Việt Nam áp dụng vào khoảng những năm 2000 Do có

ưu thế trong giảm thời gian và lượng máu mất khi phẫu thuật, dễ thực hiện

Trang 12

và chi phí thấp nên đã trở thành phương pháp phổ biến ở tuyến trung ương nhưng chưa được áp dụng rộng rãi tại địa phương Với mục đích góp phần nghiên cứu chỉ định, sự biến đổi của các chỉ định hiện nay và cung cấp thêm

cơ sở lý luận cho phương pháp cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cực

Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết

quả điều trị của phương pháp cắt ammiđan bằng dao điện đơn cực”

Với hai mục tiêu sau:

1 Mô tả hình thái lâm sàng của amiđan có chỉ định phẫu thuật

2 Đánh giá kết quả của phương pháp cắt amiđan bằng dao điện cao tần đơn cực và rút ra các chỉ định cắt amiđan

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Thế giới

Năm 1930: Fowler (Mỹ) đưa ra phương pháp: ―cắt bỏ toàn bộ amiđan

mà không làm tổn thương tổ chức xung quanh‖

Năm 1954: Sluder đưa ra phương pháp cắt amiđan bằng dụng cụ dao lạnh mang tên ông

Năm 1955: Angles đưa ra phương pháp cắt amiđan bằng thòng lọng Năm 1994: Krespi & Ling đưa ra phương pháp cắt amiđan bằng Laser Năm 1997: Akkielah thực hiện cắt amiđan bằng dao kim điện đầu tiên Tiếp sau đó:

+ Rideout, Benjamin MSIV và Shaw, Gary Y MD, FACS (41) với nghiên cứu của mình đã cho kết quả:

- Lượng máu mất trung bình: dưới 12 tuổi: 5.9ml trên 12 tuổi: 13.5ml

- Thời gian phẫu thuật trung bình là 8 phút với trẻ em và 10 phút với người lớn

- Thời gian trở lại bình thường sau mổ(ngày): trẻ em: 6, người lớn: 8

- Mức độ đau trở về thang điểm 5: trẻ em: 5 ngày, người lớn: 6 ngày

- Cả người lớn và trẻ em trở lại chế độ ăn bình thường vào ngày thứ 6

- Cả người lớn và trẻ em dùng thuốc giảm đau đến ngày thứ 5 sau mổ

- Chi phí thấp 30$ với dao kim, 350$ với Coblator, 450$ với Laser

+ Jonathan Perkins, DO; Ravinder Dahiya, MD (44) nghiên cứu trên 45 bệnh nhân Chỉ ra cắt amiđan bằng dao kim điện giảm đau sau ngày thứ 3 tốt

Trang 14

hơn cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cựcthông thường

+ Al-Qahtani AS (34) trong nghiên cứu trên 1419 bệnh nhân từ năm

2006 đến năm 2010 đã chỉ ra: cắt amiđan bằng dao kim điện có thời gian cắt trung bình là: 3.2 phút so với 7 phút của phương pháp cắt lạnh Tỉ lệ chảy máu sau mổ của dao kim điện thấp hơn phương pháp cắt lạnh

Năm 2002: Koltai et al đưa ra phương pháp cắt amiđan bằng Microdebrider Năm 2004: phát minh ra phương pháp cắt amiđan bằng Coblator (hãng ArthroCare – California)

Năm 2000 cắt amiđan bằng Laser được áp dụng tại 1 số bệnh viện như: Bạch Mai, TMH thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2004 kỹ thuật cắt amiđan bằng Coblator được áp dụng tại bệnh viện Nhi đồng I

Năm 2007 dao siêu âm được áp dụng cắt amiđan tại bệnh viện Đại học

Trang 15

mô tả một cách hệ thống các khối mô lympho ở thành sau họng mũi và họng miệng liên kết với nhau tạo nên một vòng lympho khép kín mang tên vòng Waldeyer

Vòng Waldeyer theo mô tả kinh điển có 6 khối amiđan:

- Amiđan họng/hạnh nhân hầu, chỉ có một nằm ở vòm họng còn gọi là amiđan vòm hay VA (Vegetations Adenoides)

- Amiđan vòi/hạnh nhân vòi là một cặp: bên phải và bên trái, nằm quanh lỗ vòi Eustachia trong hố Rosenmuller

- Amiđan lƣỡi/hạnh nhân lƣỡi chỉ có một nằm ở đáy lƣỡi

- Amiđan khẩu cái là một cặp: bên phải và bên trái, nằm ở 2 thành bên họng miệng

Trang 16

Hình 1.1: Vòng Waldeyer [11]

Một số tác giả cho rằng các hạnh nhân ở vòng Waldeyer có tác dụng tiêu diệt vi trùng do niêm mạc của mũi và họng chặn lại Thực ra những tế bào đơn nhân do hạnh nhân sản xuất có khả năng thực bào rất ít Chính những bạch cầu thoát ra ngoài từ mao mạch và hòa trộn với những tế bào đơn nhân trong niêm dịch của họng mới là lực lƣợng chủ yếu diệt vi trùng [11]

Hình 1.2: Amiđan khẩu cái

Khúc Thành.Đ SBA:7319

Hình 1.3 V.A(11)

1.2.2 Giải phẫu và chức năng của Amiđan:

1.2.2.1 Đặc điểm giải phẫu amiđan:

Trang 17

7 nếp bán nguyệt

Hình 1.4: Giải phẫu amiđan (2)

Vị trí: Amiđan là một khối mô lympho có hình dạng bầu dục nằm ở 2

bên của họng miệng trong một khoang tam giác gọi là hố amiđan có 2 cạnh

là trụ trước- cung khẩu cái lưỡi và trụ sau- cung khẩu cái hầu

- Kích thước amiđan thay đổi theo từng người Khi mới sinh chiều cao khoảng 3,5mm, chiều dài trước sau 5mm, nặng 0,75g Khi phát triển đầy đủ, kích thước của amiđan là: chiều cao khoảng 2cm, bề rộng khoảng 1,5cm và chiều dày khoàng 1- 1,2cm và cân nặng 1,5g (2)

* Cấu trúc giải phẫu của amiđan:

Cấu trúc giải phẫu của amiđan bao gồm: Khối mô amiđan, bao, các hốc, nếp tam giác

Trang 18

+ Khối mô amiđan:

Về cấu trúc vi thể amiđan bao gồm 3 phần cấu tạo: Mô liên kết, nang lympho và vùng giữa các nang

- Mô liên kết cấu tạo như cái bè hoặc giá đỡ tạo thành lưới nâng đỡ mô

cơ bản Cấu trúc bè này cung cấp mạch máu, bạch mạch và thần kinh

- Nang lympho là những trung tâm ở đó có các loại tế bào lympho non

và trưởng thành tạo nên những trung tâm mầm

- Vùng giữa các nang có nhiều tế bào lympho phát triển và hoạt hóa ở các giai đoạn khác nhau

Trang 19

+ Bao amiđan:

- Amiđan được mô tả nằm trong một vỏ bao bọc lấy 4/5 chu vi amiđan

chỉ trừ mặt tự do là không có bao Đó là những sợi liên kết của cân họng

+ Nếp tam giác:

Nếp tam giác là cấu trúc bình thường có từ trong bào thai Nếp này không có mô cơ và phải lấy đi khi cắt amiđan Nếu để lại có thể tạo nên túi ứ đọng chất bã, thức ăn gây kích thích và mô lympho có thể phát triển làm cho dầy lên trở thành nhiễm khuẩn hoặc quá phát sau này

+ Hốc amiđan:

Có khoảng 10- 30 hốc cho mỗi bên amiđan Các hốc làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của amiđan và cho phép biểu mô dễ tiếp cận được các nang lympho Về mặt lâm sàng các hốc chính là nơi ứ đọng cặn thức ăn, mảnh vỡ của tế bào, vi khuẩn cư trú, gây ra nhiều khó chịu

+ Hố amiđan: tạo bởi trụ sau, trụ trước và thành bên của họng, đáy là

rãnh lưỡi amiđan

- Thành trước: Tạo bởi trụ trước, mỏng, có cơ màn hầu - lưỡi hay cơ

trụ trước được bao phủ bởi niêm mạc Trụ trước đi từ phía ngoài của lưỡi gà, cách 15mm xuống dưới, hơi ra ngoài, xuống đến nếp lưỡi - amiđan

Ở cực trên bờ trước của khối amiđan tương đối phân cách với trụ trước nên khi mở khuyết bóc tách amiđan khỏi hốc amiđan nên mở cao ở 1/3 trên cho dễ

Phía dưới khối amiđan dính vào trụ trước tạo với đáy lưới nếp tam giác hiss

- Thành sau: Tạo bởi trụ sau, có cơ màn hầu - hầu hay cơ trụ sau,

được bao phủ bởi niêm mạc Trụ sau đi từ bờ tự do của buồm hàm, gần như

Trang 20

đi thẳng xuống dưới tiếp với thành bên của họng tạo nên cơ xiết họng giữa Trụ sau cũng là một nếp mỏng nhưng dày hơn trụ trước và có lưới tĩnh mạch rất phong phú nên khi bóc tách trụ sau khỏi khối amiđan cần nhẹ nhàng vì dễ gây chảy máu, hơn nữa nếu cơ họng khẩu cái bị tổn thương có thể gây khó nói vì dính, cản trở hoạt động của họng

- Thành bên: Được đóng kín bởi các cơ khít họng, ngăn cách với

khoang bên họng bởi cân giữa họng và cân quanh họng

Thực tế, luôn có sự đan xen giữa thành bên họng và tổ chức amiđan, có phần thành bên họng lấn vào tổ chức amiđan, có phần tổ chức amiđan lấn sâu vào thành bên họng Chính vì đặc điểm giải phẫu này, khi cắt amiđan bằng phương pháp kinh điển dễ bị sót tổ chức amiđan hay dễ làm tổn thương thành bên họng gây chảy máu nhiều, trong khi dùng dao kim điện đơn cựccó thể tránh được nhược điểm này

+ Đỉnh: Do hai trụ trước và sau dính vào nhau tạo nên vòm hố có nếp

hình bán nguyện Hố trên amiđan lấn vào giữa khối amiđan và phần trên của trụ trước, nếu lấn sâu ra trước và lên trên thì tạo thành xoang Tortual

+ Đáy: Giới hạn bởi bên ngoài là rãnh amiđan lưỡi Phía trước là trụ

trước, phía sau là nếp họng thanh thiệt Đôi khi amiđan chìm sâu xuống đáy, nhiều khe hốc có khi thành thùy nhỏ dính vào amiđan lưỡi làm bóc tách khó

+ Khoang quanh amiđan: Giữa khối amiđan và hố amiđan là khoang

quanh amiđan, khoang này là tổ chức liên kết lỏng lẻo gồm các sợi liên kết và sợi cơ do đó có thể bóc tách được khối amiđan ra khỏi hố amiđan dễ dàng

+ Chân cuống amiđan và động mạch amiđan: amiđan có một cuống

gần phía cực dưới ngoài với mạch máu chính của nó là động mạch amiđan (nhánh của động mạch khẩu cái lên) Trong thủ thuật phải chú ý đến cuống

Trang 21

này, cầm máu cuống động mạch amiđan là một thì quan trọng của phẫu thuật

Hình 1.5: Vùng amiđan và các khoang quanh họng(2)

Liên quan mạch máu:

Động mạch cảnh trong và cảnh ngoài thường nằm ở phía sau mặt phẳng trán đi qua trụ sau

Động mạch cảnh ngoài nằm ở phần trong, sâu sau của hố mang tai, đi từ dưới lên hơi cong vào trong, ở xa bên ngoài và sau cực dưới của amiđan khoảng 10 – 20mm

Động mạch cảnh trong nằm trong, sau màng trâm hầu, cách cực trên của hố amiđan 10 – 20mm, cách trụ sau 7 – 8mm

6 Động mạch khẩu cái đi lên với nhánh động mạch amiđan

7 Khoang sau amiđan

8 Động mạch cảnh trong

9 Tĩnh mạch cảnh

10 Động mạch cảnh ngoài

11 Hàng rào các cơ trâm

12 Xương hàm dưới - các cơ nhai

13 Tuyến mang tai

14 Cơ ức đòn chũm

15 Hạch gillette trong khoang hencké

I Khoang thành sau họng (hencké)

II Khoang sau họng IIIi Khoang bên họng (khoang cận amyđan)

Trang 22

Lưu ý: Khi quay ngửa cổ bệnh nhân làm cho các động mạch cảnh gần

hố amiđan hơn, đặc biệt làm thay đổi hướng đi

Trang 23

+ Hệ thống mạch máu và thần kinh của amiđan:

* Động mạch của amiđan khẩu cái

Hình 1.6: Hệ động mạch cấp máu cho amiđan(2)

Nuôi dưỡng amiđan là một hệ thống khá nhiều động mạch và đều là nhánh của động mạch cảnh ngoài, phân chia làm hai nhóm chính:

- Nhóm ở cực dưới amiđan quan trọng nhất, gồm có:

+ Động mạch mặt: Sau khi uốn vòng cung cách cực dưới 10mm sinh ra động mạch khẩu cái lên Động mạch này cho nhánh amiđan và tưới máu cho thành bên họng Đôi khi động mạch amiđan xuất phát trực tiếp từ động mạch mặt

+ Động mạch lưỡi: cũng có khi cho một nhánh đi tới amiđan

- Nhóm mạch cực trên amiđan gồm có:

+ Động mạch hàm trong

Cho nhánh động mạch khẩu cái xuống kèm với một nhánh cho amiđan

Trang 24

+ Động mạch hầu lên: Cũng cho một nhánh tới amiđan

Tất cả các động mạch của amiđan vừa kể trên đều đi qua thành ngoài họng, tức là cơ khít họng để vào hố amiđan rồi vào amiđan qua cuống của

nó Tại amiđan chúng chạy bao quanh rồi chia nhỏ làm thành một đám rối, phân phối ra toàn amiđan qua các lớp mô liên kết Các phương pháp hiện đại khi bóc tách đúng bình diện amiđan có thể tránh được các mạch máu lớn, ít gây chảy máu khi mổ Phương pháp kinh điển sẽ khó khăn trong vấn đề này

* Các tĩnh mạch của amiđan khẩu cái

Hình 1.7: Các tĩnh mạch của amiđan khẩu cái(2)

Được chia làm 3 nhóm chính:

- Nhóm các tĩnh mạch ở vùng sau trên của amiđan nhập vào hệ thống đám rối, chân bướm rồi về xoang hang nội sọ Những tĩnh mạch này có thể

là nguyên nhân gây chảy máu hậu phẫu

- Các tĩnh mạch cuống trên của amiđan đi về tĩnh mạch cảnh ngoài

- Các tĩnh mạch cuống dưới đi về tĩnh mạch cảnh trong

1 Thân tĩnh mạch chung giáp – lưỡi – mặt

Trang 25

* Bạch huyết:

- Bạch mạch nhận bạch huyết ở amiđan rồi xuyên qua cân quanh họng đến nhóm hạch cổ sâu trên và đặc biệt đến nhóm hạch cảnh nhị thân

Trang 26

* Thần kinh:

- Nhánh amiđan của dây thần kinh thiệt hầu cho cảm giác chủ yếu vùng amiđan Dây thần kinh khẩu cái nhỏ thuộc dây hàm dưới, nhánh của dây sinh

ba (V) cho cảm giác ở phần trên của amiđan

1.2.2.2 Chức năng miễn dịch của amiđan:

Amiđan có vai trò chìa khoá trong sự đáp ứng miễn dịch đầu tiên chống lại các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi và đường miệng

* Miễn dịch học của amiđan

Hoạt động miễn dịch của amiđan mạnh nhất ở độ tuổi 3 - 10 tuổi (Richardson 1999) Đến tuổi 60 giảm đáng kể các lympho B có Ig ở trong tất

cả các nang amiđan, đồng thời các tế bào nhánh giảm dần theo tuổi, chỉ có

sự thay đổi tổng thể các lympho T là rất ít

Sự đáp ứng miễn dịch của amiđan diễn ra qua 2 bước

Bước 1: Đáp ứng miễn dịch xảy ra ở bề mặt amiđan, ở biểu mô lympho

ở các hốc

Bước 2: Đáp ứng miễn dịch diễn ra ở nang lympho và vùng ngoài nang

Sự thâm nhập liên tục của các tế bào lympho từ máu vào mô amiđan là rất cơ bản cho khả năng đáp ứng miễn dịch của amiđan (beak Kevold and al 1999) Sự đáp ứng miễn dịch đặc hiệu cho mỗi kháng nguyên riêng biệt là khả năng của mô amiđan khi nó còn lành mạnh, không bị tổn thương

* Các hình thái bệnh lý miễn dịch của amiđan

Viêm sinh lý: Một cặp amiđan khoẻ mạnh là nơi các tế bào lympho chịu kích thích liên tục từ các yếu tố gây bệnh, các kháng nguyên lạ xâm nhập vào theo khí thở và thức ăn Do vậy các tế bào lympho phải hoạt động liên

Trang 27

tục Surjam (1987) gọi đó là "trạng thái viêm sinh lý" của amiđan

Trang 28

Viêm thực sự và cắt bỏ amiđan: Quá trình viêm thực sự xảy ra nếu hoạt tính và sự tăng sinh các bệnh nguyên trong mô amiđan vượt quá khả năng bảo vệ của các tế bào sản xuất kháng thể và các tế bào lympho được hoạt hoá Đặc biệt trong trường hợp viêm amiđan tái đi tái lại nhiều lần hoặc viêm mạn tính kéo dài Phẫu thuật cắt amiđan là cách tiếp cận điều trị hợp lý (Ying 1988)

1.3.1.2.Yếu tố thuận lợi

- Tạng tân: sự quá phát các tổ chức lympho làm tăng nguy cơ viêm nhiễm

- Vị trí: Amiđan nằm ở cửa ngõ đường ăn và đường thở nên thường xuyên tiếp xúc với yếu tố gây viêm

1.3.2 Biểu hiện lâm sàng viêm amiđan có chỉ định phẫu thuật

1.3.2.1 Viêm tấy, áp-xe quanh amiđan

Viêm tấy, áp-xe quanh

amiđan: là sự viêm tấy tổ chức liên

kết lỏng lẻo bên ngoài bọc amiđan

Khi đã thành mủ gọi là áp-xe

quanh amiđan Bệnh hay gặp ở

thiếu niên và người trẻ tuổi Bệnh

có nhiều thể lâm sàng, thể điển

hình hay gặp là thể trước trên

Trang 29

Nguyên nhân: Thường do viêm amiđan mạn tính đợt cấp Hình

1.8 Áp-xe quanh amiđan

Triệu chứng toàn thân: Sốt cao 380

- 390C

Triệu chứng cơ năng

- Đau họng, há miệng hạn chế, tiếng nói lúng búng, giọng ngậm hột thị, hơi thở hôi

Triệu chứng thực thể

- Họng mất cân xứng: lưỡi gà và màn hầu bị phù nề đẩy lệch sang một bên.Trụ trước amiđan sưng phồng, đỏ nhất là 1/3 trên Amiđan bị đẩy vào trong, xuống dưới và ra sau Chọc dò thấy có mủ (áp-xe) hoặc không có mủ (viêm tấy)

Tiến triển: Nếu để tự nhiên, mủ sẽ vỡ và có thể khỏi dần, hoặc chỗ vỡ

không đủ rộng để dẫn lưu, bệnh sẽ kéo dài và dễ tái phát Nếu được chích rạch và dẫn lưu tốt, sẽ lành nhanh sau vài ngày dùng kháng sinh

* Áp-xe amiđan

Áp-xe amiđan là sự nung mủ ngay trong tổ chức amiđan Trên cơ sở viêm amiđan mạn, các khe và các hốc bị bít tắc lại, chất ứ đọng bị bội nhiễm tạo thành túi mủ ngay trong nhu mô amiđan

Nguyên nhân: thường do viêm amiđan mạn đợt cấp Sau khi viêm

amiđan, các triệu chứng giảm tạm thời rồi đau trở lại, đau chỉ một bên

Triệu chứng toàn thân: Có thể sốt nhẹ hay sốt cao, người mệt mỏi Triệu chứng cơ năng: Nuốt đau, không ăn uống được, cảm giác như bị

hóc xương

Triệu chứng thực thể:

Trang 30

Amiđan sưng to, một phần hoặc toàn bộ amiđan căng phồng lên làm căng trụ trước Các trụ không viêm, màn hầu có vẻ bình thường Sờ amiđan

có cảm giác lùng nhùng, đau Chọc dò có mủ

Tiến triển: Áp-xe sẽ tự vỡ sau năm sáu ngày và để lại một hốc Nếu

được dẫn lưu mủ và dùng kháng sinh, bệnh sẽ khỏi nhanh

1.3.2.2 Thể mạn tính

Viêm amiđan mạn tính có thể biểu hiện bằng những đợt viêm cấp tái hồi thường là 4 - 5 đợt/năm Giữa các đợt hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng hoặc có thể biểu hiện bằng tình trạng viêm mạn kéo dài liên lục nhiều tuần ( ≥ 4 tuần)

Viêm amiđan mạn tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, khác nhau giữa trẻ

em và người lớn

* Viêm amiđan mạn tính ở trẻ em:

Ở trẻ em viêm amiđan mạn tính thường thấy ở dạng quá phát, phối hợp với viêm V.A Thể quá phát cũng có thể gặp ở trẻ em lớn Những yếu tố gia đình như hen, eczema, viêm mũi dị ứng hay tạng bạch huyết cũng có ảnh hưởng lớn trong vấn đề quá phát của amiđan

Lâm sàng: thường biểu hiện như một đợt viêm cấp

 Ở trẻ em amiđan quá phát thường đi đôi với sùi vòm (V.A)

 Hạch thường khu trú ở dưới góc hàm Tuỳ theo thể viêm amiđan hạch có thể to và mềm hay cứng và nhỏ

Trang 31

lớn Sau những đợt viêm họng trẻ có thể bị viêm khớp, viêm thận

Hình 1.9: Hình ảnh viêm amiđan mạn tính quá phát

Nguyễn Thế.T SBA:3575

- Biến chứng:

 Biến chứng tại chỗ: viêm tại chỗ, viêm tấy, áp-xe quanh amiđan

 Biến chứng gần như: viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm tai, viêm hạch mạn tính ở cổ

 Biến chứng xa như: viêm thận ,viêm khớp, tim

Viêm amiđan mạn tính ở người lớn

Triệu chứng toàn thân

Nghèo nàn Bệnh nhân có những đợt sốt vô cớ hoặc đau mỏi xương khớp Một số bệnh nhân dễ bị viêm mũi, ngạt mũi về mùa lạnh

Triệu chứng chức năng

 Thường kín đáo như: hơi thở hôi, nuốt vướng, sưng hạch cổ

 Đau họng tái diễn

Trang 32

 Ở bệnh nhân có viêm xoang mạn hoặc viêm tai giữa mạn, trong những đợt viêm amiđan tái hồi bệnh viêm xoang mạn hoặc viêm tai giữa mạn có chiều hướng nặng lên

Trang 33

Triệu chứng thực thể

 Amiđan quá phát hoặc teo Ấn từ phía trụ trước vào thấy chất bã đậu hay dịch mủ chảy ra từ các hốc, đó là một dấu hiệu khách quan quan trọng

 Trong trường hợp các hốc bị bịt kín bằng lớp màng phủ lên bề mặt amiđan, sẽ thấy những nang nhỏ bằng hạt gạo hay hạt đậu xanh đó

là các kén bã đậu hoặc chứa nhầy mủ

 Niêm mạc bề mặt trụ trước dày lên, sung huyết đỏ, đậm màu hơn niêm mạc ở phía ngoài

 Hạch góc hàm thường có nhưng không lớn bằng hạch trẻ em

1.4 CẬN LÂM SÀNG

Các xét nghiệm cơ bản phục vụ cho phẫu thuật như: công thức máu, sinh hóa máu: Glucose, Ure, Creatinin, AST, ALT, Cholesteron, Triglycerit, Nước tiểu toàn phần, đông máu cơ bản (PT, APTT, Fibrinogen)

Chẩn đoán hình ảnh: X quang tim phổi và điện tim là điều kiện cần đối với bệnh nhân cắt amiđan gây mê Chỉ định chụp CT scan và/hoặc MRI

ở những bệnh nhân nghi ngờ có khối u amiđan

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT AMIĐAN HIỆN ĐẠI

1.5.1 Cắt amiđan bằng dao điện

Phẫu thuật điện là quá trình sử dụng dòng điện tần số cao để cắt và làm đông mô Kỹ thuật phẫu thuật điện chia làm hai loại: kỹ thuật đơn cực

và kỹ thuật lưỡng cực (13):

- Kỹ thuật đơn cực: dòng điện đi từ điện cực qua cơ thể bệnh nhân tới khi nó trở về điện cực

Trang 34

- Kỹ thuật lưỡng cực: Sóng điện từ đi từ điện cực này tới tới điện cực kia qua lượng mô được giới hạn giữa hai điện cực

Thiết bị phẫu thuật điện hiện đại tạo ra sóng điện từ có tần số rất cao đạt tới từ 350.000 vòng/giây đến 400.000 vòng/ giây Các thiết bị phẫu thuật điện hiện nay ngoài việc tạo ra các sóng thuần nhất cho việc cắt hoặc đông còn có thể tạo ra các sóng hỗn hợp cho cả việc cắt hoặc đôn

Tác động của sóng cao tần trên mô sinh vật: Với thiết bị phẫu thuật điện có năm loại dòng thông dụng:

- Dòng loại I: được chỉnh lưu và lọc toàn bộ (90% cắt và 10% đông): dòng chỉ định cho việc cắt đơn thuần, nó được dùng để cắt các mô mềm và nhạy cảm Loại dòng này lý tưởng cho việc cắt gần xương, bên cạnh đó còn hữu dụng trong việc lấy mảnh sinh thiết, trích dẫn lưu, phẫu thuật ở niêm mạc và lấy mảnh ghép

- Dòng loại II: được chỉnh lưu toàn bộ (50% cắt và 50% đông): được chỉ định cho rạch da trong thẩm mĩ và phẫu thuật tạo hình, cắt bỏ những khối

u ở da và niêm mạc, cắt bỏ thần kinh, cắt bỏ u sắc tố và sẹo lồi

- Dòng loại III: được chỉnh lưu 1 phần (90% đông và 10% cắt): được chỉ định cho việc cầm máu Được dùng trong chuyên nghành da liễu trong điều trị u máu, bệnh rụng tóc, chảy máu mũi

- Dòng loại IV: lóe sáng như tia chớp, được chỉ định phá hủy mô bằng cách làm mất nước, được dùng nhiều trong lĩnh vực nha khoa

- Dòng loại V: lưỡng cực, được dùng nhiều trong vi phẫu hoặc cầm

Trang 35

máu với độ chính xác cao trong khu vực ướt hoặc khô Nó kết hợp với 3 dòng đầu, xử dụng kẹp có hai nhánh như hai điện cực, tương tự như dao mổ lưỡng cực truyền thống

Trang 36

Dao kim điện (The Colorado tip electromicrodissection needle) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1997 bởi hãng Stryker-Leibinger – Đức Đầu dao kim điện được là bằng Vonfram có độ bền rất cao, chịu được nhiệt độ

1000 độ C, kích thước mũi dao khoảng 3 - 5 micromet, rất cứng và chịu va đập cao, dao cấu tạo đơn giản dễ sử dụng, bảo quản, vô khuẩn và tái sử dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam

Akkielah là người đầu tiên thực hiện cắt Amiđan bằng dao kim điện trên thế giới, từ đó đến nay kỹ thuật này đã được ứng dụng rộng rãi Có rất nhiều loại đầu dao kim và được ứng dụng vào nhiều chuyên khoa trong chuyên ngành ngoại như: TMH, mắt, phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật thẩm

mĩ, phẫu thuật thần kinh, da liễu

Cơ chế dùng dao kim điện cắt amiđan: do cấu tạo mũi dao nhọn, năng lượng điện được tập trung tại 1 điểm gây nên sự phóng điện đốt cháy tổ chức trước khi tiếp xúc với tổ chức 0,5mm Do đó, với dao kim điện tổ chức amiđan bị đốt cháy rồi mới bị cắt đứt làm giảm khả năng chảy máu

Trang 37

Hình 1.10: Mũi dao kim điện được sử dụng tại BVTMHTW

Hình 1.11: Mũi dao kim điện thông dụng Nguồn: http://www.omnimed.co.za

Mỗi loại đầu dao có kích thước và hình dạng khác nhau để ứng dụng cho các chuyên nghành khác nhau rất thuận tiện Trong cắt amiđan hay sử

Trang 38

dụng đầu dao N104A dài 40mm, ngoài ra có thể dùng E1033/4, E1133/4, E1173/4 Điện thế khi cắt được đề nghị 6-15W Hiện nay tỉ lệ cắt amiđan ở trẻ em bằng dao kim điện đơn cựctại Mỹ khoảng 53,1% đến 54,5% (48)

1.5.2 Cắt amiđan bằng dao siêu âm

Dao siêu âm Harmonic Scalpel®

(của công ty Ethicon) dùng những tác

động rung siêu âm để cắt và làm đông

đặc mô Cơ chế cắt có thể dùng với dao

bén ở độ rung có tần số 55.5 kHz,

khoảng cách sóng 89 μm Cơ chế đông

đặc xảy ra do sự biến đổi năng lượng ở

mô: từ sự phá vỡ cầu hydrogen của

protein tạo ma sát ở mô và sinh ra sức nóng từ ma sát đó Nhiệt độ của dao siêu

âm thấp hơn nhiệt độ của dao kim điện đơn cực(50° – 100°C, 150° – 400°C)

Do đó mô ít bị tổn thương do nhiệt hơn Tuy nhiên giá thành dao siêu âm đắt tiền Hiện nay tỉ lệ dùng dao siêu âm tại Mỹ là 0,9% (48)

1.5.3 Cắt amiđan bằng Laser

Ưu điểm của cắt amiđan bằng Laser là thời gian phẫu thuật nhanh, không hoặc rất ít mất máu Laser được ứng dụng khá nhiều trong các phẫu thuật TMH như u nhú thanh quản, ung thư thanh quản, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi, một số bệnh lý tai.

Trang 39

CO2 thấy ít chảy máu, thời gian mổ nhanh, thời gian hồi phục nhanh, nhược điểm giá thành cao, khó xử dụng và bảo quản

có sóng vuông góc với tần số 100kHz và biên độ điện áp giữa các điện cực trong khoảng 100- 300 V (RMS) Để phá vỡ mối liên kết giữa các phân tử trong mô, Coblation cắt mô bằng cách bẻ gãy mối liên kết giữa các phân tử trong mô mà không cần nhiệt Ưu điểm giảm đau sau mổ tốt Nhược điểm giá thành cao, khó sử dụng trong các trường hợp hốc mổ nhỏ, amiđan quá phát độ III-IV, amiđan lấn sâu xuống đáy lưỡi Hiện nay tỉ lệ cắt Amiđan ở trẻ em tại

Mỹ bằng Coblation khoảng 15,9% (48)

Trang 40

Hình 1.14: Cắt amiđan bằng Coblation (Nguồn: http://www.entusa.com)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Mẫu nghiên cứu

Gồm 60 bệnh nhân được phẫu thuật cắt amiđan bằng dao kim điện cao tần đơn cực tại BVTMH TW

2.1.2 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2011 đến tháng 09/2012

2.1.3 Địa điểm nghiên cứu: BVTMH TW

2.1.4 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Bệnh nhân bị viêm amiđan có chỉ định phẫu thuật và được phẫu thuật bằng phương pháp dao kim điện đơn cực, có đầy đủ hồ sơ bệnh án

- Bệnh nhân được theo dõi hậu phẫu vào ngày 1, 7 và 14, được phỏng vấn qua điện thoại sau mổ 3 tháng

- Bệnh nhân đồng ý hợp tác nghiên cứu

2.1.5 Tiêu chuẩn loại trừ

Ngày đăng: 24/03/2016, 13:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Trịnh Đình Hoa 2003, ―Tổng kết 50 trường hợp cắt amiđan gây mê bằng dao lƣỡng cực và theo dõi hậu phẫu 3 tháng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 11/2002 đến thÁng 4/2003‖, Nội san Tai Mũi Họng, tr. 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội san Tai Mũi Họng
12. Huỳnh Tấn Lộc, Nhan Trừng Sơn (2010), ―Đánh giá hiệu quả cắt amiđan trong bao bằng kiềm điện lƣỡng cực tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện nhân dân Gia Định‖, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, (14), phụ bản 1, tr. 182-185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Huỳnh Tấn Lộc, Nhan Trừng Sơn
Năm: 2010
13. Mai Lê Huỳnh Mai, (2004), ―Một vài nhận xét về viêm tấy –áp-xe quanh amiđan tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh 2001- 2002‖, Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 8 – Phụ bản số 1-2004: tr 79-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y Học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Mai Lê Huỳnh Mai
Năm: 2004
14. Bùi Đức Nghĩa, (2004), ―Góp phần nghiên cứu đông điện lƣỡng cực cầm máu qua nội soi tại bệnh viện TMHTW từ tháng 4/2004 đến tháng 10/2004‖, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sĩ y học
Tác giả: Bùi Đức Nghĩa
Năm: 2004
15. Nguyễn Quang Quyền (2005), Bài giảng Giải phẫu học, NXB Y học, tập 1, tr. 349-373 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Giải phẫu học
Tác giả: Nguyễn Quang Quyền
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 2005
16. Nguyễn Hữu Quỳnh, Đặng Hoàng Sơn, Nguyễn Văn Đức (2003), ―So sánh hai phương pháp cắt amiđan bằng phẫu tích, thòng lọng với cắt amiđan bằng phương pháp dao kim điện đơn cựccao tần đơn cực ở trẻ em‖, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 7 – Phụ bản số 1-2003:tr 107-110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Hữu Quỳnh, Đặng Hoàng Sơn, Nguyễn Văn Đức
Năm: 2003
19. Đặng Hoàng Sơn (2003), ―Cắt amiđan bằng dao kim điện đơn cựcqua 89 ca thực hiện tại Bv Nhi đồng I‖, Nội san TMH 2003, tr 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nội san TMH 2003
Tác giả: Đặng Hoàng Sơn
Năm: 2003
20. Trần Anh Tuấn, Nhan Trừng Sơn (2010), ―Sử dụng coblator cắt 50 ca amiđan người lớn tại cơ sở 2 Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM trong 3 tháng hè 2009, Tạp chí TMH việt nam (55), tr 11-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí TMH việt nam
Tác giả: Trần Anh Tuấn, Nhan Trừng Sơn
Năm: 2010
22. Trịnh Đình Hoa, Nguyễn Đình Bảng, (2004), ―Đánh giá kết quả kỹ thuật cắt amiđan bằng đông điện lƣỡng cực (Bipolar) ở trẻ em‖, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 8, phụ bản số 1, tr 65-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Trịnh Đình Hoa, Nguyễn Đình Bảng
Năm: 2004
24. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hữu Khôi (2007), ―Đánh giá kết quả cắt amiđan bằng kỹ thuật Coblation‖, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, (11), Phụ bản số 1, tr. 157-161 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Anh Tuấn, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hữu Khôi
Năm: 2007
29. American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery (1995), “Clinical indicators compendium”, Alexandria, Virginia, 1995, American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Clinical indicators compendium”
Tác giả: American Academy of Otolaryngology-Head and Neck Surgery
Năm: 1995
30. Aksoy F, Ozturan O, Veyseller B, Yildirim YS, Demirhan H (2010).―Comparison of radiofrequency and monopolar electrocautery tonsillectomy‖. J Laryngol Otol. 2010 Feb;124(2):180-4. Epub 2009 Nov 30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Laryngol Otol
Tác giả: Aksoy F, Ozturan O, Veyseller B, Yildirim YS, Demirhan H
Năm: 2010
36. Chang KW (2005), ―Randomized controlled trial of coblation versus electrocautery tonsillectomy‖. Otolaryngol Head Neck Surg (132), pp.273-280 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Otolaryngol Head Neck Surg
Tác giả: Chang KW
Năm: 2005
40. Gary Y. Shaw (2004). ―Tonsillectomy using the Colorado microdissection needle: a prospective series and comparative technique review‖. The Southern Medical Association January (2004), Volume 97 - Issue 1 - pp 11-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Southern Medical Association January
Tác giả: Gary Y. Shaw (2004). ―Tonsillectomy using the Colorado microdissection needle: a prospective series and comparative technique review‖. The Southern Medical Association January
Năm: 2004
42. Hanna Hasan, Hannu Raitiola, Wojciech Chrapek, Juhani Pukander (2008). ―Randomized study comparing postoperative pain between coblation and bipolar scissor tonsillectomy‖. Eur Arch Otorhinolaryngol 265:817–820 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eur Arch Otorhinolaryngol
Tác giả: Hanna Hasan, Hannu Raitiola, Wojciech Chrapek, Juhani Pukander
Năm: 2008
43. Jonathan Perkins, DO; Ravinder Dahiya, MD (2003), ―Microdissection Needle Tonsillectomy and Postoperative Pain‖. Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 2003; 129:1285-1288 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arch Otolaryngol Head Neck Surg
Tác giả: Jonathan Perkins, DO; Ravinder Dahiya, MD
Năm: 2003
46. NoahP. Parker, DavidL. Walner (2011). ―Trends in the indication for pediatric tonsillectomy or adenotonsillectomy‖. International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology (2011), 75,282-285 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology
Tác giả: NoahP. Parker, DavidL. Walner (2011). ―Trends in the indication for pediatric tonsillectomy or adenotonsillectomy‖. International Journal of Pediatric Otorhinolaryngology
Năm: 2011
47. David L. Walner (2007). ―Past and present instrument use in pediatric adenotonsillectomy‖. Otolaryngology–Head and Neck Surgery (2007) 137, pp. 49-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Otolaryngology–Head and Neck Surgery
Tác giả: David L. Walner
Năm: 2007
49. Richard Schmidt, MD. (2007). ―Complications of Tonsillectomy A Comparison of Techniques‖. Arch Otolaryngol Head Neck Surg.133(9):925-928 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Arch Otolaryngol Head Neck Surg
Tác giả: Richard Schmidt, MD
Năm: 2007
50. Sergeev, V. N. B., S. V. (2003). ―Coblation Technology: a new method for high-frequency electrosurgery‖, Biomedical Engineering, 37(1), pp.22-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biomedical Engineering, 37
Tác giả: Sergeev, V. N. B., S. V
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w