1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường týp 2 tại phòng khám bệnh viện chí linh 2013

117 857 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Nguyễn Vinh Quang và cộng sự 2006 tìm hiểu thực trạng quản lý bệnh đái tháo đường tại Nam Định và Thái bình thấy việc quản lý và điều trị đái tháo đường ở 2 tỉnh này chưa tốt: 65,06% có

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, các chuyên gia y tế đã dự báo “Thế kỷ

21 là thế kỷ của các bệnh rối loạn chuyển hóa”

Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính, phổ biến, dễ mắc phải và điều trị tốn kém Đái tháo đường ảnh hưởng đến hàng triệu người, cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi và trình độ Đái tháo đường đang trở thành gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội vì sự phổ biến và các hậu quả nặng nề của nó Gánh nặng bệnh nhân đái tháo đường đang tăng lên trên toàn cầu, đặc biệt là

ở các nước đang phát triển

Theo nghiên cứu về Gánh nặng bệnh tật toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2004 và theo Sarah Wild và CS [61], tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở các nhóm tuổi trên toàn thế giới là 2,8% vào năm 2000 và ước tính là 4,4% vào năm 2030 Tổng số người bị bệnh đái tháo đường tăng từ 171 triệu người trong năm 2000, dự kiến lên 366 triệu người vào năm 2030 Bệnh đái tháo đường nếu phát hiện muộn hoặc kiểm soát kém sẽ gây ra các biến chứng cấp và mạn tính, làm ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh

Khi mà các quốc gia trên thế giới đang mải tập trung đối phó với dịch cúm gà và căn bệnh HIV/AIDS, bệnh tiểu đường "ung dung" phá hủy ngầm

"Nó thực sự đã lọt qua khỏi tầm kiểm soát", giáo sư Paul Zimmet, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường của WHO cho biết: "Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở châu Á hiện nay đã vượt xa châu Âu, nơi vốn được xem là ổ bệnh

Việt Nam không phải là nước có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao, nhưng là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh nhất thế giới Đái tháo đường phát hiện muộn trong cộng đồng cao, chiếm 64,5% Thường khi phát hiện khoảng 20% bệnh nhân đã có tổn thương thận, 8% có tổn thương võng mạc, 9% có tổn thương thần kinh và 50% đã có bệnh tim mạch [8]

Trang 2

Đối với người bệnh đái tháo đường, việc nâng cao chất lượng điều trị,

dự phòng biến chứng ; phục hồi chức năng; nâng cao chất lượng tư vấn cho người bệnh là rất quan trọng Để đạt được điều này, đòi hỏi công tác quản lý bệnh đái tháo đường phải ngày càng được cải thiện [3]

Cortez Dias N và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 16.856 người có tuổi trung bình là 58,1 +15,1 tại Bồ Đào Nha, với 3.215 người mắc bệnh đái tháo đường Kết quả cho thấy việc kiểm soát bệnh đái tháo đường có tác động mạnh tới nguy cơ biến chứng lâu dài Cứ tăng 1% HbA 1C thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tăng 18%, nguy cơ tử vong tăng 12-14% và nguy cơ bị bệnh võng mạc hoặc suy thận tăng 37% Việc quản lý bệnh đái tháo đường có thể

và nên được cải thiện, vì 9,8% số người bệnh không được điều trị và 48,3% không được kiểm soát bệnh [36]

Nguyễn Vinh Quang và cộng sự (2006) tìm hiểu thực trạng quản lý bệnh đái tháo đường tại Nam Định và Thái bình thấy việc quản lý và điều trị đái tháo đường ở 2 tỉnh này chưa tốt: 65,06% có kiểm soát đường huyết kém khi đói, 54,22% số người bệnh đang điều trị có tăng huyết áp

Bệnh đái tháo đường vẫn đang là vấn đề thời sự của cộng đồng Tại thị

xã Chí Linh, trong những năm gần đây tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường ngày một gia tăng Trong khi việc quản lý, theo dõi, điều trị người bệnh còn hạn

chế.Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng quản lý và một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường týp 2 tại phòng khám bệnh viện Chí Linh 2013” với mục tiêu như sau:

1 Mô tả thực trạng quản lý bệnh đái tháo đường týp 2 tại Phòng khám

Bệnh viện Chí Linh Hải Dương năm 2013

2 Xác định một số yếu tố liên quan đến công tác quản lý bệnh đái tháo

đường týp 2 tại Phòng khám Bệnh viện Chí Linh Hải Dương năm 2013

Trang 3

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Định nghĩa, tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường

1.1.1.Định nghĩa bệnh đái tháo đường

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), thì đái tháo đường “Là một hội

chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu/hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc là do có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin”

Ngày nay người ta cho rằng đái tháo đường là một rối loạn của hệ thống nội tiết; bệnh có thuộc tính là tăng glucose máu Mức độ tăng glucose máu phụ thuộc vào sự mất toàn bộ hay một phần khả năng bài tiết hoặc khả năng hoạt động của insulin hoặc cả hai

Tháng 1 năm 2003, các chuyên gia thuộc “Ủy ban chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường Hoa Kỳ” đã đưa ra một định nghĩa mới về đái tháo

đường “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là

tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin, hoặc cả hai Tăng glucose máu mạn tính thường kết hợp với sự huỷ hoại, rối loạn chức năng và suy yếu chức năng của nhiều

cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [2], [10]

1.1.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường, được Hiệp hội đái tháo đường Mỹ kiến nghị năm 1997 và được nhóm chuyên gia về bệnh đái tháo đường của Tổ chức Y tế thế giới công nhận vào năm 1998, tuyên bố áp dụng vào năm 1999, gồm 3 tiêu chí [2]:

Trang 4

* Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol ( ≥ 200mg/d1)

* Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7mmol/1 (≥126mg/d1)

* Mức glucose huyết tương > 11,1 mmol/1 (≥ 200mg/d1) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75g đường (loại anhydrous) hoặc 82,5g đường (loại monohydrat)

1.1.3 Phân loại bệnh đái tháo đường

- ĐTĐ týp 1: Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào beta của đảo tụy Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong.Bệnh đái tháo đường týp 1 thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào

Cho đến nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh Đái tháo đường týp

1 vẫn chưa được biết Tuy nhiên, người ta thấy các yếu tố gen, virus và tự kháng thể có thể đóng vai trò gây ra Đái tháo đường týp 1

- ĐTĐ týp 2: Đây là loại tiểu đường thường gặp nhất chiếm khoảng 90% bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây bệnh có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên Thông thường, với bệnh Đái tháo đường týp

2, trong cơ thể vẫn còn sản xuất insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng

nó Điều này được gọi là đề kháng insulin Theo thời gian, đường huyết sẽ tăng cao trong máu Béo phì và ít vận động làm tăng nguy cơ phát triển bệnh Đái đường týp 2 [27]

- ĐTĐ thai nghén: Là dạng tiểu đường xảy ra ở một số phụ nữ mang thai và chấm dứt sau khi sinh Có thể gây ra các vấn đề trong quá trình mang thai Phụ nữ bị Đái tháo đường thai kỳ có nhiều khả năng phát triển thành bệnh Đái tháo đường týp 2 sau này

Trang 5

- Các thể đặc biệt khác:

+ Thể MODY

+ Bệnh lý gen tổng hợp insulin

+ Bệnh lý tuỵ ngoại tiết: Viêm tuỵ, xơ tuỵ, sỏi tuỵ

+ Bệnh lý nội tiết: Cushing, to đầu chi, cường giáp

+ Thuốc hoặc hoá chất: thiazide, T3, T4

+ Nhiễm trùng

+ Hội chứng đột biến gen: Down, Huntington… [12]

1.2 Biến chứng và phòng chống biến chứng bệnh đái tháo đường

1.2.1 Biến chứng bệnh đái tháo đường

ĐTĐ gắn liền với các biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận giai đoạn cuối, mù lòa…

Các biến chứng này cùng với các stress về tâm lý không chỉ làm chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi mà còn làm hao tổn cả tuổi thọ Do

đó, ĐTĐ được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”

Giống như ung thư hay HIV, những nguy hiểm mà bệnh tiểu đường gây

ra cho người bệnh không thể hiện rõ ràng và ngay lập tức mà mang tính chất

“âm ỉ”, đến khi thấy triệu chứng thì đã quá muộn Thông thường, những hậu quả khủng khiếp nhất mà người bị tiểu đường gặp phải đến trực tiếp từ những biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra

Đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh

sẽ tiến triển nhanh chóng và xuất hiện các biến chứng cấp và mạn tính Bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng này [6]

1.2.1.1 Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp Ngay cả khi điều trị đúng, hôn

Trang 6

mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm

- Nhiễm toan ceton: là tình trạng trầm trọng của rối loạn chuyển hoá glucid do thiếu insulin nặng gây tăng glucose máu, tăng phân huỷ lipid, tăng sinh thể ceton gây toan hoá tổ chức, hậu quả là mất nước và điện giải trong và ngoài tế bào Đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân phải vào viện và là nguyên nhân tử vong cao nhất trong các biến chứng cấp tính của ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ týp 1 Mặc dù y học hiện đại đã có nhiều tiến bộ về trang thiết bị, điều trị và chăm sóc, tỷ lệ tử vong do hôn mê nhiễm toan ceton vẫn cao (5-10%) Khoảng 20-40% số bệnh nhân ĐTĐ týp 1 mới được chẩn đoán phải vào viện điều trị do nhiễm toan Các nguyên nhân và yếu tố khởi phát nhiễm toan ceton thường gặp bao gồm: ĐTĐ không được chẩn đoán và điều trị,bỏ tiêm insulin, các bệnh cấp tính như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, chấn thương…

- Tăng áp lực thẩm thấu: Là tình trạng rối loạn chuyển hoá glucid nặng, có đặc điểm là glucose máu tăng cao ≥ 6g/l, mất nước nặng và áp lực thẩm thấu huyết tương 320 mosmol/kg, pH: 7,2-7,3 Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5- 10% trong các loại biến chứng hôn mê ở bệnh nhân ĐTĐ và là một trong những loại hôn mê nặng nhất, thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cao tuổi (>60 tuổi), tỉ lệ tử vong là 10-30% Các nguyên nhân và yếu tổ khởi phát bao gồm: ĐTĐ týp 2 không được phát hiện và điều trị, bỏ thuốc điều trị ĐTĐ, nhiễm trùng và các bệnh cấp tính như tai biến mạch máu não, chấn thương, sử dụng một số thuốc như lợi tiểu, corticoid

- Nhiễm toan acid lactic: Là một rối loạn chuyển hoá nặng, thường gặp khi có rối loạn cung cấp ôxy tổ chức, acid lactic được sản xuất tăng lên ở các

tổ chức như cơ, xương và ở tất cả các tổ chức bị thiếu ôxy trầm trọng Mặc dù được điều trị tích cực, tỷ lệ tử vong rất cao (>50%)

Trang 7

- Hạ glucose huyết: là một trong những biến chứng cấp tính rất nguy hiểm ở bệnh nhân ĐTĐ, có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời Ở các bệnh nhân cao tuổi và có bệnh tim mạch

từ trước, biến chứng này có thể làm phức tạp thêm bệnh cảnh và góp phần tăng tỷ lệ tử vong Hạ đường huyết rất hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ và hầu hết bệnh nhân ĐTĐ đều bị hạ đường huyết Điều quan trọng là phải biết cách phát hiện và xử trí, nếu không cấp cứu kịp thời, đúng phương pháp bệnh nhân

có thể tử vong hoặc bị tổn thương não không hồi phục

Mức đường máu (glucose máu) bình thường khoảng 4,0 - 5,6 mnol/l Trong đa số các trường hợp các triệu chứng hạ đường huyết xảy ra khi đường huyết thấp hơn 3mnol/l Tuy nhiên, trong một số trường hợp các triệu chứng

có thể xảy ra ở mức đường máu cao hơn, hoặc ngược lại chỉ xuất hiện ở mức đường máu thấp hơn nữa, thậm chí không có triệu chừng hạ đường huyết Hạ đường huyết có thể xảy ra do nhiều yếu tố tác động độc lập hoặc phối hợp với nhau Các nguyên nhân có thể dẫn đến hạ đường huyết gồm: quá liều thuốc (đặc biệt là đối với Insulin), ăn muộn hoặc bỏ bữa, vận động quá mức

1.2.1.2 Biến chứng mạn tính

Biến chứng mạn tính do ĐTĐ thường hay gặp, thậm chí các biến chứng này có ngay tại thời điểm bệnh được phát hiện ở người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 Đây là nguyên nhân không chỉ làm tăng gánh nặng kinh tế của mỗi cá nhân, của cộng đồng, mà còn là lý do chủ yếu làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh ĐTĐ

* Biến chứng thận do đái tháo đường

Biến chứng thận do ĐTĐ là một trong những biến chứng mạn tính hay gặp nhất ở bệnh nhân ĐTĐ và là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối Tổn thương cơ bản của bệnh lý thận do ĐTĐ là tổn thương mạch máu vi mạch cầu thận Tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ ngày càng tăng,

Trang 8

cuộc sống được cải thiện, tuổi thọ của người bệnh ĐTĐ tăng nên tỷ lệ biến chứng tăng theo thời gian

Tỷ lệ biến chứng thận nặng ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường thấp hơn so với ĐTĐ týp 1

Nhiều nghiên cứu cho thấy tiến triển tự nhiên của bệnh nhân do ĐTĐ bắt đầu là microalbumin niệu → protein niệu → suy thận

Để hạn chế tổn thương thận do ĐTĐ, ngoài vấn đề kiểm soát glucose máu, còn phải phối hợp điều trị tốt các yếu tố nguy cơ và tăng huyết áp (HA), chế độ ăn hạn chế đạm và muối khi có suy thận [12]

*Biến chứng mắt do đái tháo đường

Biến chứng mắt do ĐTĐ là một trong những biến chứng mạn tính thường gặp Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ hạn chế được tác hại của bệnh Do lượng đường huyết trong mạch máu cao, làm những mạch máu nhỏ tại võng mạc bị nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ, sưng ứ gây ra tổn thương mắt và các bệnh võng mạc Bệnh võng mạc do ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở các nước đang phát triển Biến chứng sớm xuất hiện như giảm thị lực, đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp

Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, tương quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết kéo dài Đục thủy tinh thể ở người ĐTĐ cao tuổi sẽ tiến triển nhanh hơn người không ĐTĐ [13]

* Bệnh lý tim mạch ở người đái tháo đường

Có 2 loại bệnh tim mạch thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường: bệnh mạch vành và suy tim

Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành Người bị ĐTĐ có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp 3-4 lần, nguy cơ bị suy tim sung huyết cao gấp 3 lần so với người không bị ĐTĐ

Trang 9

Người bị ĐTĐ thường bị nhồi máu cơ tim cấp, sau nhồi máu thường xuất hiện suy tim sung huyết nặng, góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong sau nhồi máu

Bệnh ĐTĐ làm tăng nguy cơ bị bệnh mạch vành gấp 2 lần ở nam và gấp 3 lần ở nữ so với người không bị ĐTĐ Mức độ tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ nặng hơn, lan rộng và đa dạng hơn nhiều so với người không bị ĐTĐ [12]

* Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường

Bệnh lý bàn chân là một biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ Đây là một trong những biến chứng nặng mà hậu quả là loét bàn chân khiến bệnh nhân phải vào viện điều trị

Ở Mỹ, hàng năm có tới 50.000 trường hợp cắt cụt chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ, trong đó 24% cắt cụt ngón chân, 6% cắt cụt nửa bàn chân, 30% cắt cụt dưới gối, 21% cắt cụt 1/3 dưới đùi

Một thống kê 3 năm cho thấy tỷ lệ bệnh lý bàn chân ở người bệnh ĐTĐ tại Hà Nội là 7,6%

Mặc dù có nhiều tiến bộ trong phương pháp điều trị cũng như các biện pháp phòng ngừa tích cực, nhưng vẫn có khoảng 10-15% số bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi trong suốt cuộc đời họ [12]

* Viêm da dây thần kinh do đái tháo đường

Viêm da dây thần kinh do ĐTĐ là một biến chứng muộn thường gặp Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng và tiềm ẩn nên ít được chú ý khám xét để chẩn đoán, do đó điều trị thường muộn [12]

Trang 10

- Viêm thực quản do nấm: Triệu chứng thường gặp là khó nuốt thức ăn rắn, thức ăn lỏng vẫn nuốt bình thường

Dạ dày: Bệnh lý dạ dày do ĐTĐ chiếm 20-30% số bệnh nhân ĐTĐ

Các triệu chứng thường gặp bao gồm: buồn nôn, nôn, nóng rát vùng thượng

vị, cảm giác ăn chóng no, chán ăn, hôi miệng, nấc, giảm cân, ăn thấy khó tiêu Trường hợp nặng: Dạ dày giãn to có biểu hiện lâm sàng giống hẹp môn vị, được gọi là hội chứng dạ dày rỗng

Ruột non: Tiêu chảy do ĐTĐ

Tiêu chảy chiếm 10-20% số trường hợp ĐTĐ, gặp ở nam nhiều hơn nữ Tiêu chảy có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và không kìm chế được

Đường mật: Sỏi túi mật

Hay gặp ở bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng thần kinh tự chủ, béo phì Sỏi túi mật ở bệnh nhân ĐTĐ thường gặp ở nữ, thể trạng béo

Gan: Gan nhiễm mỡ

Khoảng 50% số bệnh nhân ĐTĐ được sinh thiết gan cho thấy hiện tượng thoái hoá mỡ, đặc biệt là ở người béo

* Đái tháo đường và bệnh lý da

100% số bệnh nhân ĐTĐ, bằng cách này hay cách khác da đều bị tổn thương Rối loạn điều hoà glucose, lipid, insulin dẫn tới tổn thương trực tiếp lên da

- Dày da: nhiều nghiên cứu cho thấy da của bệnh ĐTĐ thường dày hơn

da của người không bị ĐTĐ

Hội chứng bàn tay ĐTĐ: thường gặp ở trẻ em và người bị ĐTĐ, kèm theo hạn chế vận động các khớp

- Xơ cứng bì: là biến chứng gặp, da cứng lại không bấu lên được, mất độ mềm của da Thường gặp ở da sau gáy, phần bả vai hai bên, phần lưng trên

- Loét chân

Trang 11

- Nhiễm trùng da, nhiễm nấm da,…

* Bệnh lý thần kinh tự chủ do đái tháo đường

Hay gặp ở cả hai thể ĐTĐ (týp 1 và týp 2) Tỷ lệ mắc bệnh thần kinh tự chủ tăng lên theo thời gian bị bệnh ĐTĐ và theo nồng độ glucose máu

* Nhiễm khuẩn ở bệnh nhân đái tháo đường

Nhiễm khuẩn là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, chiếm 50 – 60% và luôn là nguy cơ cao đe doạ cuộc sống người bệnh

Nhiễm khuẩn tiết niệu, lao, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm nấm candida, nhiễm khuẩn phổi do vi khuẩn đều không phải là các nhiễm khuẩn đặc biệt cho bệnh ĐTĐ nhưng luôn xảy ra với tần suất cao ở người bệnh ĐTĐ

* Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường

Rối loạn lipid máu phần lớn là nguyên nhân di truyền, tuy nhiên, các yếu tố môi trường nhất là dinh dưỡng cũng làm ảnh hưởng đến rối loạn chuyển hoá lipid máu

* Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường

Tăng HA ở bệnh nhân ĐTĐ rất thường gặp là yếu tố làm tăng mức độ nặng của bệnh ĐTĐ Tăng HA ở bệnh nhân ĐTĐ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, bệnh mạch vành và đột quỵ gấp 2-3 lần so với ở người không bị ĐTĐ

1.2.2 Phòng chống biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường

Nội dung phòng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) bao gồm nhiều vấn đề: phòng để không bị bệnh khi người ta có nguy cơ mắc bệnh, phòng để bệnh không tiến triển nhanh và phòng để giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh Biến chứng của bệnh ĐTĐ là điều không thể tránh khỏi nhưng có thể can thiệp để giảm mức độ các biến chứng và làm chậm quá trình xảy ra biến chứng ở người bệnh ĐTĐ [34]

Trang 12

1.2.2.1 Phòng ngừa các biến chứng cấp tính

* Người bệnh:

- Cần được hướng dẫn cách tự theo dõi lượng glucose máu và ceton niệu

- Tuân thủ chế độ điều trị, chế độ ăn uống

- Liên hệ ngay với thầy thuốc khi mắc bệnh khác, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, sốt, đau bụng, tiêu chảy hoặc nồng độ glucose máu cao, có ceton niệu dai dẳng…

- Kiểm soát tốt glucose máu ở người bệnh ĐTĐ

- Điều trị tích cực kết hợp điều chỉnh các rối loạn chuyển hoá lipid, các rối loạn đông máu, hạn chế tình trạng dễ viêm nhiễm, tăng hoạt động thể lực, giảm cân, loại bỏ các thói quen không có lợi cho tiên lượng như: hút thuốc lá, uống rượu, dành nhiều thời gian để xem ti vi và sử dụng máy tính…

- Sàng lọc để phát hiện sớm bệnh lý mắt, cầu thận, thần kinh… do ĐTĐ

1.3 Điều trị và quản lý điều trị bệnh đái tháo đường

1.3.1 Điều trị đúng – phương pháp dự phòng tích cực nhất cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2

1.3.1.1 Chế độ ăn, uống

- Chế độ ăn phải đạt được mục đích duy trì cân nặng lý tưởng; bệnh nhân thừa cân, béo phì cần phải giảm cân

Trang 13

- Một chế độ ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu:

+ Đủ calo cho hoạt động sống bình thường

+ Tỷ lệ thành phần đạm, mỡ, đường cân đối

+ Đủ vi chất

+ Chia bữa ăn phù hợp

- Phối hợp với thuốc điều trị (nếu có) [1]

1.3.1.3 Thuốc điều trị trong đái tháo đường týp 2

- Dùng thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập

- Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn pilid, duy trì HA hợp lý, chống rối loạn đông máu

- Khi cần thiết phải dùng insulin [1]

1.3.2 Quản lý điều trị người bệnh đái tháo đường týp 2

Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Diabetes Association ADA) năm 2005, quản lý điều trị bệnh ĐTĐ bao gồm:

* Đánh giá ban đầu

Tập trung vào các thành phần của đánh giá bệnh ĐTĐ toàn diện để trợ giúp cho nhân viên y tế nhằm đảm bảo chăm sóc tối ưu cho người bệnh ĐTĐ

- Tiền sử bệnh tật

+ Các triệu chứng, xét nghiệm, biến chứng có liên quan với bệnh ĐTĐ

Trang 14

+ Tiền sử cân nặng, tình trạng dinh dưỡng, mô hình ăn uống

+ Các chương trình điều trị trước đó, bao gồm: dinh dưỡng, giáo dục tự kiểm soát bệnh ĐTĐ…

+ Tiền sử tập luyện, dùng thuốc có thể gây tăng glucose máu

+ Các hành vi lối sống không có lợi cho sức khoẻ: hút thuốc lá, uống rượu + Tiền sử gia đình về bệnh ĐTĐ

+ Tiền sử mắc và điều trị các bệnh mạn tính: tim mạch, răng miệng, da, bàn chân, thần kinh,…

- Xét nghiệm: HbA1C, glucose máu lúc đói, lipit máu (cholesterol,

triglycerid) lúc đói, điện tâm đồ (nếu có nghi ngờ bệnh tim trên lâm sàng)

- Chuyển khám chuyên khoa nếu người bệnh có các triệu trứng nghi

ngờ biến chứng của bệnh ĐTĐ hoặc bệnh kèm theo

* Điều trị

- Kế hoạch điều trị có thể thay đổi tuỳ theo từng trường hợp

- Khi triển khai điều trị, nên cân nhắc tuổi, công việc và tình trạng người bệnh, hoạt động thể lực, mô hình ăn uống, tập quán sinh hoạt, các biến chứng có sẵn và các bệnh kèm theo của người bệnh

Những khuyến nghị trong quản lý điều trị đối với người bệnh ĐTĐ [25]

Chỉ số Giá trị bình thường Khuyến nghị cho người

bệnh ĐTĐ

Glucose máu lúc đói 3,9 – 6,4 mmlo/l 5,0 – 7,2 mmol/l

Triglycerid 0,8 – 2,3 mmol/l <1,7 mmol/l

Trang 15

* Kiểm soát glucose máu

Kiểm soát glucose máu được đánh giá tốt nhất bằng cách kết hợp kết quả tự kiểm soát glucose máu của bệnh nhân (nếu được thực hiện) và kết quả xét nghiệm HbA1C hiện tại

* Chế độ dinh dưỡng trị liệu

Chế độ dinh dưỡng trị liệu là một thành tố không thể thiếu trong điều trị

và đánh giá tự điều trị bệnh ĐTĐ, nên được áp dụng tuỳ theo từng trường hợp

* Hoạt động thể lực

Trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện thể lực, người bệnh ĐTĐ nên được đánh giá tình trạng sức khoẻ một cách chi tiết Việc đánh giá tình trạng sức khoẻ cho phép thiết kế chương trình tập luyện thể lực cho riêng từng người bệnh, nhằm giảm thiểu nguy cơ cho người bệnh [17]

1.4 Lịch theo dõi và các chỉ tiêu cần đánh giá của người bệnh đái tháo đường

1.4.1 Theo dõi thường quy

- Theo dõi định kỳ về sinh hoá để điều chỉnh các chỉ số glucose, lipid, đông máu cho người bệnh ĐTĐ

+ Glucose máu lúc đói: lúc đầu 1tháng/1lần, khi đã ổn định có thể 3 tháng/1 lần

+ Creatinin, urê máu: thường cùng làm với glucose máu lúc đói

+ Các thăm dò chức năng gan nên được tiến hành trước, trong và sau một thời gian sử dụng một loại thuốc mới

+ HbA1C: là chỉ số đánh giá kết quả quản lý lượng glucose máu trung thành nhất Buộc phải làm 3 tháng/1 lần, nếu không có điều kiện thì 6 tháng/1lần Những cơ sở chưa có HbA1C có thể thay bằng theo dõi lượng glucose máu Trong trường hợp này, glucose máu lúc đói phải luôn ≤ 6 mmol/l

+ Microalbumin niệu: phải được thăm dò ngay khi mới phát hiện bệnh ĐTĐ Sau đó hàng năm phải được kiểm tra tuỳ theo chỉ định của thầy thuốc

Trang 16

+ Độ ngưng tập tiểu cầu: được theo dõi khi có chỉ định dùng các thuốc như aspirin và các thuốc chống đông máu khác, thường 3 tháng/1lần

+ Các chỉ số về lipid máu: 3 – 6 tháng/1lần Trường hợp đặc biệt chỉ định theo tình trạng của người bệnh và nhu cầu điều trị

- Đánh giá hệ thống hormon đối lập: thường 1năm/1lần

- Những thăm khám định kỳ khác:

+ Khám bàn chân: Khám lần đầu, sau đó 3-6 tháng/1lần

+ Khám đáy mắt: Khám lâm sàng 6tháng/1lần với người phát hiện bệnh <5 năm, 3 tháng/1 lần với người ≥ 5năm Chụp đáy mắt 6-12 tháng/1lần tuỳ theo mức độ tổn thương lâm sàng

+ Thăm dò đánh giá chức năng hệ tim mạch: Phải thường xuyên theo dõi số đo HA Điện tim thường làm 3 tháng/1lần

+ Chụp Xquang tim phổi: thường làm 6 tháng/1lần

+ Kiểm tra, đánh giá tài liệu, theo dõi chế độ ăn uống, chế độ tập luyện,

đo chỉ số khối cơ thể (BMI) thường làm 6 tháng/1lần

1.4.2 Những chỉ định theo dõi đột xuất

- Chỉ định tuỳ thuộc vào thời điểm xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu tổn thương của những biến chứng cấp và mạn tính [1]

1.5 Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam

1.5.1 Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường trên thế giới

- Tạ Văn Bình dẫn theo một thông báo của Hiệp hội ĐTĐ Quốc tế cho thấy: + Năm 1994: Cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh ĐTĐ

+ Năm 1995: Cả thế giới có 135 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, chiếm 4% dân số toàn cầu

+ Năm 2000: có 151 triệu người mắc bệnh ĐTĐ

+ Dự báo năm 2010 sẽ có 221 triệu người mắc bệnh ĐTĐ

Trang 17

- Ở các nước phát triển, bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ trung bình là 6,2% (năm 2003), dự báo tỷ lệ này sẽ là 7,6% (vào năm 2030)

- Tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng nhanh ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển là do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, thói quen ăn uống, nhất là lối sống ít hoạt động thể lực [2]

- Theo số liệu công bố tại Hội nghị ĐTĐ tháng 12/2007 tại Singapore,

số bệnh nhân ĐTĐ ở 10 nước điển hình như sau [12]:

năm 1995 (triệu người)

Số bệnh nhân ĐTĐ năm 2025 (triệu người)

Cortez – Dias N và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 16.856 người có tuổi trung bình là 58,1 ±15,1, 61,6% là nữ giới, với 3.215 người mắc bệnh

Trang 18

ĐTĐ Kết quả cho thấy trong nhóm người bệnh ĐTĐ, 90,2% được điều trị bằng các thuốc hạ đường huyết và 51,7% có nồng độ HbA1C <7% Trong số những bệnh nhân cao HA bị ĐTĐ, 78,4% được dùng thuốc hạ HA nhưng chỉ 9,3% có chỉ số HA < 130/80mmHg Hiệu quả của việc kiểm soát bệnh ĐTĐ

có tác động mạnh tới nguy cơ biến chứng lâu dài Việc quản lý bệnh ĐTĐ tại

cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Bồ Đào Nha có thể và nên được cải thiện,

vì 9,8% số người bệnh không được điều trị và 48,3% không được kiểm soát bệnh [36]

Braga M và cộng sự (2010) nghiên cứu 3.002 bệnh nhân điều trị ngoại trú mắc bệnh ĐTĐ týp 2 tại cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Canada và thấy rằng 46% bệnh nhân có chỉ số huyết áp ở trên mức được Hiệp đội CTĐ Canada khuyến nghị Trong số này, 11% không được điều trị, 28% dùng đơn trị liệu [30]

Johnson-Spruill và cộng sự (2009) nghiên cứu 1.276 người bệnh ĐTĐ týp 2 thấy rằng 55,6% người bệnh có tập luyện, nhưng chỉ 27,7% tự kiểm soát glucose máu [43]

Frei A và cộng sự [39] nghiên cứu đặc điểm của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được kiểm soát không tốt tại cơ sở chăm sóc ban đầu của Thụy

Sỹ cho thấy yếu tố nguy cơ liên quan đến quản lý không tốt đó là bệnh nhân mắc bệnh kèm theo với đái tháo đường, điều trị không đúng phác đồ và hành

vi sức khỏe không đúng

Wald NJ và cộng sự [70] cho nghiên cứu mối liên quan trọng lượng cơ thể và đái tháo đường týp 2 cho thấy: giảm trọng lượng sẽ làm giảm nguy cơ đái tháo đường týp 2

Savill P [62] nghiên cứu phát hiện đái tháo đường týp 2 và yếu tố nguy

cơ tại Anh cho thấy tuổi, lối sống, bệnh kèm theo như bệnh tim mạch, bệnh

Trang 19

não, buồng trứng đa nang, tiền sử do thai, đái tháo đường, bệnh tâm thần là yếu tố liên quan đến đáo tháo đường Gopichandran V và cộng sự [40] nghiên cứu dựa vào cộng đồng ở vùng nông thôn phía Nam Ấn Độ về các hoạt động

tự chăm sóc bệnh đái tháo đường cho thấy tình trạng gia đình khó khăn, kinh

tế - xã hội thấp, bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm và thời gian mắc bệnh dài là các yếu tố liên quan đến tình trạng chăm sóc đái tháo đường kém

Coffman MJ và cộng sự [34] nghiên cứu yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường triệu chứng cho thấy học vấn thấp, tiếp cận dịch vụ y tế khó khăn, kiến thức về đái tháo đường týp 2 thấp là yếu tố liên quan đến đái tháo đường triệu chứng týp 2 ở người Latino

Chew BH và cộng sự [33] nghiên cứu yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường là người dân tộc thiểu số Malaysia cho thấy người già, mới được chẩn đoán đái tháo đường, quá cân, không có bác sỹ theo dõi, dùng thuốc giảm huyết áp không hợp lý là yếu tố liên quan đến tăng huyết áp

ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 người dân tộc Malaysia

Umegaki H và cộng sự nghiên cứu yếu tố nguy cơ liên quan đến giảm nhận thức ở người già Nhật Bản đái tháo đường týp 2 cho thấy bệnh nhân mắc thêm bệnh thận, tăng huyết áp, tăng triglycerid máu liên quan đến giảm nhận thức ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ở Nhật [68]

1.5.2 Tình hình quản lý bệnh đái tháo đường tại Việt Nam

Năm 2010, Việt Nam có 5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, trong đó có đến 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh Với tỉ lệ bệnh nhân tăng từ 8 -10% /năm, Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ gia tăng ĐTĐ nhanh nhất thế giới

Theo Hoàng Kim Ước, hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh ĐTĐ, nhưng bệnh có thể điều trị và kiểm soát được Để quản lý bệnh ĐTĐ, trước tiên cần đưa được đường huyết của người bệnh trở về mức bình thường hoặc gần bình

Trang 20

thường thông qua các liệu pháp phối hợp giữa dinh dưỡng, thuốc hạ đường huyết, và hoạt động thể lực Cùng với kiểm soát đường huyết, người bệnh cần được kiểm soát tốt tình trạng rối loạn mỡ máu, tăng HA, tình trạng đông máu,

bỏ thuốc lá và các yếu tố nguy cơ tim mạch khác (nếu có) Những điểm mấu chốt trong quản lý bệnh là người bệnh phải lập được kế hoạch bữa ăn phù hợp (với sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng) và thực hiện Tập thể dục đều đặn, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ Chú ý cách dùng thuốc và thời gian dùng thuốc, biết cách tự theo dõi và quản lý bệnh, kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế Bác sĩ cần động viên người bệnh rằng những điều người bệnh thực hiện ở nhà hàng ngày có ảnh hưởng đến đường máu của họ nhiều hơn là điều bác sĩ có thể làm được cho họ khi họ đến khám định kỳ [17]

Theo Nguyễn Vinh Quang và cộng sự (2006), việc quản lý và điều trị bệnh ĐTĐ ở Nam Định và Thái Bình trong năm 2003 chưa tốt, kiểm soát đường huyết còn rất kém (65,06% kiểm soát kém đường huyết khi đói, 54,22% bệnh nhân đang điều trị ĐTĐ vẫn có tăng HA) [11]

Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sang và cộng sự (2007) trên 104 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy 64,4% số bệnh nhân theo dõi đường huyết tại cơ sở y tế, 29,8% tự theo dõi đường huyết tại nhà và 5,8% số bệnh nhân hầu như không được theo dõi đường huyết 80,8% số bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém, 12,5% kiểm soát đường huyết tốt (HbA1C< 6,5%) [15]

Nguyễn Thị Ngọc Hân và cộng sự (2010) nghiên cứu 165 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và nhận thấy rằng 62,4% số bệnh nhân chấp hành tốt việc điều trị 65,5% số bệnh nhân kiểm soát tối ưu BMI, 40% về huyết áp, 32,1% về cholesterol, 33,3% về triglycerid, 30,3% về Glucose máu và 31,5% về HbA1C [8]

Trang 21

Tạ Văn Bình theo dõi HbA1C ở người bệnh ĐTĐ tại Việt Nam thấy chỉ

có 5-10% quản lý bệnh tốt, 20% đạt yêu cầu, vẫn còn 70-75% không đạt yêu cầu [4]

Theo Vũ Thị Tuyết Mai [9], nghiên cứu thực trạng đái tháo đường týp

2 tại TTYT thị xã Chí Linh năm 2011 cho thấy 29,7% bệnh nhân được kiểm tra glucose 1 tháng/lần, 49,4% được kiểm tra HA 1 tháng/lần, 58,8% người bệnh kiểm tra glucose máu chưa tốt, 46,9% điều trị bệnh bằng đơn trị liệu Tác giả cũng cho thấy thuận lợi trong quản lý là 100% được khám và điều trị theo bảo hiểm y tế, 43,8% có sự trợ giúp của gia đình và người thân trong quá trình khám và điều trị, 71,6% tập luyện thể lực thường xuyên, 90,7% không hút thuốc lá, thuốc lào, 88,3% không uốn rượu, bia, hạn chế ăn đồ ngọt…

Trang 22

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu bao gồm:

+ Toàn bộ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang được quản lý, điều trị ngoại trú tại Phòng khám Bệnh viện Chí Linh trong thời gian nghiên cứu

+ Cán bộ quản lý chung công tác khám và điều trị bệnh ĐTĐ tại Phòng khám Bệnh viện Chí Linh

+ Người trực tiếp khám, điều trị và quản lý bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại Phòng khám Bệnh viện Chí Linh

*Tiêu chuẩn loại trừ

+ Những bệnh nhân ĐTĐ từ chối tham gia nghiên cứu

+ Những bệnh nhân ĐTĐ già yếu, không có khả năng nghe và nói

2.1.2 Địa điểm tiến hành nghiên cứu:

Tại Phòng khám Bệnh viện Chí Linh, tỉnh Hải Dương

2.1.3 Thời gian tiến hành nghiên cứu:

Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp giữa định lượng và định tính

2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu:

- Đối với nghiên cứu định lượng:

+ Cỡ mẫu: Nghiên cứu định lượng tiến hành trên toàn bộ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang được điều trị ngoại trú tại Phòng khám bệnh viện Chí Linh

và bệnh án ngoại trú của họ trong thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến tháng

10 năm 2013

Trang 23

(Dự kiến khoảng # 500 bệnh nhân)

+ Cách chọn mẫu: Chọn mẫu toàn bộ

- Đối với nghiên cứu định tính

+ Cỡ mẫu:

01 Lãnh đạo Bệnh viện Chí Linh

01 Bác sĩ trực tiếp quản lý điều trị bệnh nhân ĐTĐ

01 Y tá (điều dưỡng) trực tiếp quản lý, theo dõi, ghi chép hồ sơ bệnh án ngoại trú của bệnh nhân ĐTĐ

30 bệnh nhân ĐTĐ; chia thành 2 nhóm để thảo luận, mỗi nhóm 15 bệnh nhân

+ Cách chọn mẫu: Chọn chủ đích

2.2.3 Công cụ và phương pháp/ tổ chức thu thập số liệu

2.2.3.1 Công cụ thu thập số liệu

+ Hướng dẫn thảo luận nhóm bệnh nhân ĐTĐ

Trang 24

2.2.3.2 Phương pháp/tổ chức thu thập số liệu

* Chuẩn bị thu thập số liệu

- Xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi: Phiếu thu thập thông tin người bệnh (nghiên cứu định lượng) và bộ Hướng dẫn phỏng vấn sâu (nghiên cứu định tính) được soạn thảo và soạn thảo riêng cho các đối tượng nghiên cứu

Bộ công cụ được thử nghiệm, chỉnh sửa và hoàn thiện dựa trên kết quả của thử nghiệm và ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn

* Thu thập số liệu qua Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân

- Nghiên cứu viên báo cáo và xin ý kiến cuả lãnh đạo Bệnh viện Chí Linh, được sử dụng bệnh án ngoại trú của bệnh nhân

- Phiếu thu thập thông tin sẽ được kiểm tra tính đầy đủ và logic ngay sau khi thu thập Nếu phiếu nào thiếu thông tin hoặc thông tin không hợp lý

sẽ được thu thập lại

- Vào sáng thứ 5 hàng tuần (ngày dành riêng để khám bệnh ĐTĐ), nghiên cứu viên sẽ trực tiếp phỏng vấn bệnh nhân theo câu hỏi thiết kế sẵn trong phiếu thu thập tại Phòng khám theo hẹn Các thông tin sẽ được thu thập thêm tại gia đình bệnh nhân (nếu cần)

* Thu thập số liệu qua bộ Hướng dẫn phỏng vấn sâu người quản lý chung và người trực tiếp khám và điều trị bệnh nhân

Trang 25

* Thu thập số liệu qua Thảo luận nhóm:

- Trong quá trình thu thập số liệu từ bệnh án ngoại trú, học viên chọn ngẫu nhiên 30 bệnh nhân (trong buổi sáng thứ năm hàng tuần chọn bệnh nhân đăng ký khám số thứ tự 05, 10, 15, 20 vào danh sách thảo luận nhóm)

- Sau khi chọn được những bệnh nhân này, học viên đánh dấu số bệnh

án ngoại trú, ghi địa chỉ và số điện thoại của họ Học viên gọi điện cho từng bệnh nhân, đặt lịch hẹn 2 cuộc thảo luận nhóm, mỗi nhóm 15 bệnh nhân

- Các cuộc thảo luận nhóm được thực hiện tại Phòng hành chính của Bệnh viện Chí Linh theo bộ Hướng dẫn có sẵn

- Các cuộc thảo luận nhóm đều được xin phép chụp ảnh và ghi âm

nghiệp

Bệnh án, Ghi chép Phân bố bệnh nhân đái tháo đường theo trình độ

học vấn

Bệnh án, Ghi chép

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường theo kinh tế hộ gia đình và tình trạng sống (14)

Phỏng vấn, Ghi chép

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường được quản lý tốt Bệnh án,

Ghi chép

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường được quản lý tốt theo giới

Bệnh án, Ghi chép

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường theo nhóm tuổi

và thời gian mắc bệnh

Bệnh án, Ghi chép

Trang 26

Mục tiêu

nghiên cứu Chỉ số nghiên cứu

Công cụ và phương pháp thu thập TT

Kết quả đo/xét nghiệm một số chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường

Bệnh án, Ghi chép

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng theo thời gian mắc bệnh

Bệnh án, Ghi chép Kết quả phỏng vấn về tiền sử và một số thói

quen của bệnh nhân

Phỏng vấn, ghi chép

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường theo nguyên nhân trở ngại khi đi kiểm tra bệnh

Phỏng vấn, ghi chép

Tỷ lệ bệnh nhân biết về bệnh đái tháo đường qua các nguồn thông tin

Phỏng vấn, ghi chép 2.Xác định

giới

Bộ câu hỏi, phỏng vấn, ghi chép Mối liên quan giữa quản lý đái tháo đường với

trình độ học vấn

Bộ câu hỏi, phỏng vấn, ghi chép Mối liên quan giữa quản lý đái tháo đường với

nghề nghiệp

Bộ câu hỏi, phỏng vấn, ghi chép Mối liên quan giữa quản lý đái tháo đường với

tiền sử gia đình bệnh nhân

Bộ câu hỏi, phỏng vấn, ghi chép Mối liên quan giữa quản lý đái tháo đường với

thói quen uống bia, rượu

Bộ câu hỏi, phỏng vấn, ghi chép Mối liên quan giữa quản lý đái tháo đường với

thói quen hút thuốc lá,thuốc lào

Bộ câu hỏi, phỏng vấn, ghi chép Mối liên quan giữa quản lý đái tháo đường với

việc khám sức khỏe hàng năm

Bộ câu hỏi, phỏng vấn, ghi chép

Trang 27

2.2.4.2 Khung chủ đề thu thập số liệu và phân tích nghiên cứu định tính

Phương pháp thu thập

1 Nguồn lực phục vụ công tác quản lý điều trị ĐTĐ týp 2 tại Phòng

khám Bệnh viện Chí Linh Hải Dương

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và

các chuyên khoa ?

- Nhân lực?

- Kinh phí (chi phí bệnh nhân

phải trả cho KCB, chi phí bồi

dưỡng cho CBYT, chế độ, chính

sách đối với CBYT)

Cán bộ lãnh đạo Bệnh viện, Lãnh đạo Phòng khám

PVS theo nội dung yêu cầu trong Hướng dẫn

2 Hoạt động trong quản lý điều trị bệnh đái tháo đường

- Đánh giá ban đầu

- Kế hoạch điều trị chung và

riêng cho từng bệnh nhân

(thuốc, chế độ ăn, tập luyện)

- Khám định kỳ

- Quản lý, theo dõi và ghi chép

bệnh án

Cán bộ lãnh đạo Bệnh viện, Lãnh đạo Phòng khám, bác sỹ điều trị, cán

bộ điều dưỡng

PVS theo nội dung yêu cầu trong Hướng dẫn

3 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý điều trị bệnh

đái tháo đường

- Yếu tố chủ quan (trình độ

chuyên môn của CBYT, trang

thiết bị, cơ sở vật chất, kinh

phí chi cho khám định kỳ và

điều trị, tư vấn về bệnh)

Cán bộ lãnh đạo Bệnh viện, Lãnh đạo Phòng khám, bác sỹ điều trị, cán bộ điều dưỡng, bệnh nhân

PVS theo nội dung yêu cầu trong Hướng dẫn

Trang 28

STT Chủ đề Nguồn cung cấp

Phương pháp thu thập

- Yếu tố khách quan (hiểu biết

khách quan, nhằm nâng cao chất

lượng quản lý điều trị, phòng

chống biến chứng bệnh đái tháo

đường cho bệnh nhân

Cán bộ lãnh đạo Bệnh viện, Lãnh đạo Phòng khám, bác sỹ điều trị, cán

bộ điều dưỡng, bệnh nhân

PVS theo nội dung yêu cầu trong Hướng

Chỉ số Quản lý tốt Quản lý chưa tốt

Glucose máu lúc đói <7,2 mmol/l ≥ 7,2mmol/l

Trang 29

2.4 Sai số và biện pháp khắc phục

Sai số do phỏng vấn/

thu thập thông tin

Thử nghiệm trước khi nghiên cứu để chuẩn hoá các nội dung trong bộ câu hỏi

Sai số nhớ lại Đưa các mốc thời gian gần với thời điểm nghiên cứu

để đối tượng không nhầm lẫn

Nghiên cứu viên giải thích rõ về mục tiêu nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu

Sai số do chọn mẫu Do sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, mẫu

nghiên cứu không mang tính đại diện, mà tập trung tìm hiểu khía cạnh sâu hơn của các vấn đề nghiên

cứu (Tại sao?Như thế nào? ) nên nếu nội dung thu thập trên cỡ mẫu ước lượng không đảm bảo được mục tiêu nghiên cứu thì sẽ chọn tiếp tục đối tượng theo tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu

- Tính tỷ lệ phần trăm, so sánh tỷ lệ phần trăm bằng test khi bình phương, sự khác biệt khi p<0,05 Tính giá trị trung bình

Trang 30

- Tính OR để tìm mối liên quan giữa đái thái đường không được quản

lý tốt với yếu tố liên quan Có sự khác biệt khi OR lớn hơn 1 và nằm trong 95% CI, cực dưới của CI phải lớn hơn 1

- Phân tích đa biến để loại đi các biến nhiễu và tìm ra mối liên quan thực giữa đái tháo được và yếu tố liên quan

* Số liệu định tính

Các thông tin ghi âm, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sẽ được phân tích theo chủ đề nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho mối liên quan giữa quản lý đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ

2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu tuân thủ các quy tắc đạo đức của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y Hải Phòng Nghiên cứu này chỉ mô tả, không can thiệp, không làm tổn hại thể chất và tình thần của đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được sự đồng ý và ủng hộ của lãnh đạo Bệnh viện Chí Linh

- Tất cả các đối tượng chọn vào mẫu nghiên cứu đều được báo trước và giải thích rõ về mục đích và nội dung nghiên cứu Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện Các thông tin của từng đối tượng đều được giữ kín Nghiên cứu viên được phép sử dụng thông tin và chỉ phổ biến thông tin khi được phép của đối tượng cung cấp thông tin

- Kết quả nghiên cứu sẽ được phản hồi cho Bệnh viện Chí Linh sau khi kết thúc nghiên cứu

Trang 31

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng quản lý bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Phòng khám Bệnh viện Chí Linh Hải Dương năm 2013

3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân đái tháo đường theo tuổi và giới

Giới

Tuổi

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

đã chiếm đến 50% tổng số bệnh nhân Tỷ lệ nam nữ mắc đái tháo đường tương đương nhau Khi so sánh các lứa tuổi mắc ĐTĐ týp 2, bảng 3.1 cho ta thấy bệnh gặp nhiều nhất ở lứa tuổi trên 60, chiếm tới gần 60% tổng số bệnh nhân, bệnh nhân càng nhiều tuổi thì tỷ lệ mắc ĐTĐ càng cao Trong các nhóm

tuổi khác nhau thì tỷ lệ nam nữ mắc bệnh cũng gần tương đương nhau

Trang 32

Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân đái tháo đường theo nghề nghiệp

Theo nghề nghiệp của bệnh nhân, những người làm ruộng (nông dân)

và về hưu chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trên tổng số bệnh nhân với các tỷ lệ tương ứng là: 28% và 26,6%, cán bộ viên chức là những người có tỷ lệ mắc

bệnh thấp nhất (3,2%)

Trang 35

3.1.2 Thực trạng quản lý bệnh đái tháo đường týp 2

Hình 3.3 Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường được quản lý tốt (n=500)

Nhận xét:

Chỉ có 16,6% bệnh nhân được quản lý đái tháo đường tốt tại địa phương

Bảng 3.5 Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường quản lý tốt theo giới

Bảng 3.5 cho ta thấy tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường được quản lý tốt ở

nữ giới cao hơn so với nam giới (23,1% - 10,5%)

Trang 36

3.1.3 Một số đặc điểm của người bệnh liên quan với bệnh đái tháo đường Bảng 3.6 Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường theo nhóm tuổi và thời gian

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Trang 37

Bảng 3.7 Kết quả đo/xét nghiệm một số chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường

Trang 38

là đái tháo đường, điều này có thể hiểu là trong quá trình thu thập thông tin thì nhiều bệnh nhân vẫn đang được điều trị bằng thuốc nên các chỉ số này có thể được lấy sau khi có tác dụng của thuốc hạ đường huyết (Bảng 3.7)

- Số lượng bệnh nhân có Cholesterol máu cao cũng tương đương với số bệnh nhân bị tăng huyết áp (32,2%) và cũng tương đương với những bệnh nhân có chỉ số BMI vượt ngưỡng bình thường (35,6%) Khi tính toán chỉ số BMI có 9 bệnh nhân không thu thập được thông tin cân nặng nên không đưa vào phân tích chỉ số BMI, ở số bệnh nhân được tính toán BMI thì số lượng người có BMI chưa đủ tiêu chuẩn (<18) thì có số lượng ít hơn (12,2%)

Bảng 3.8 Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng bệnh theo thời

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Không 22 73,3 173 75,2 147 61,2 342 68,4

Tổng 30 100 230 100 240 100 500 100

Nhận xét:

Trong số 500 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, tại thời điểm này thì

số bệnh nhân đã có biến chứng của đái tháo đường là 31,6% (Bảng 3.8) Với những bệnh nhân có thời gian mắc bênh trên 5 năm thì số người bị mắc thêm biến chứng cũng chiếm tới 38,8%

Trang 39

Bảng 3.9 Kết quả phỏng vấn về tiền sử và một số thói quen của bệnh nhân

Tiền sử, thói quen Số người Tỷ lệ (%) Gia đình có

Chúng ta cũng thấy tỷ lệ người hút thuốc hoặc uống rượu bia bị mắc đái tháo đường là rất cao (tương đương là 39,2% và 43,8%) Bảng 3.9 cũng cho thấy đa số bệnh nhân đã mắc bệnh đái tháo đường thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm (91,2%)

Trang 40

Bảng 3.10 Phân bố bệnh nhân đái tháo đường theo nguyên nhân trở ngại

khi đi kiểm tra bệnh

Nguyên nhân trở ngại khi đi khám Số người Tỷ lệ (%)

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạ Văn Bình (2007), “Làm gì để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng”, Nhà xuất bản Y học, tr.79-195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm gì để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng
Tác giả: Tạ Văn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
2. Tạ VănBình (2006), “Bệnh đái tháo đường – tăng glucose máu”, Nhà xuất bản Y học, tr.14-24, 304-311 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh đái tháo đường – tăng glucose máu
Tác giả: Tạ VănBình
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
3. Tạ Văn Bình (2003), “Thực hành quản lý và điều trị bệnh đái tháo đường”, Nhà xuất bản Y học, tr.7-10, 28-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành quản lý và điều trị bệnh đái tháo đường
Tác giả: Tạ Văn Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2003
4. Tạ Văn Bình (2001), “Tình hình chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á”, Tạp chí Y học thực hành, 405(11), tr 32-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á
Tác giả: Tạ Văn Bình
Năm: 2001
5. Nguyễn Huy Cường (2010), “Bệnh đái tháo đường”, Truy cập ngày 30/10/2010, http://daithaoduong.net/index.php?option=com-content&amp;view= article&amp;id=50&amp;Itemid=60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh đái tháo đường
Tác giả: Nguyễn Huy Cường
Năm: 2010
6. Bế Thu Hà (2009), “Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ y học, trường đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
Tác giả: Bế Thu Hà
Năm: 2009
7. Nguyễn Thị Ngọc Hân, Đặng Bích Thuỷ, Vũ Đình Triển và cộng sự (2010), “Đánh giá hiệu qủa kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp II điều trị tại trung tâm y tế dự phòng Thái Bình”, tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 6(1), tr.65-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu qủa kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường týp II điều trị tại trung tâm y tế dự phòng Thái Bình
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hân, Đặng Bích Thuỷ, Vũ Đình Triển và cộng sự
Năm: 2010
8. Huy Hoàng, “Biến chứng của bệnh đái tháo đường”, trang web của Sở Y tế Khánh Hoà, tuy cập ngày 16/11/2010, http://www.soytekhanhhoa.gov.vn/index.php?option=com- Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến chứng của bệnh đái tháo đường
9. Vũ Thị Tuyết Mai (2011), “Thực trạng công tác quản lý điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 tại Trung tâm y tế thị xã Chí Linh năm 2011”, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường đại học y tế Công cộng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng công tác quản lý điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 tại Trung tâm y tế thị xã Chí Linh năm 2011
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Mai
Năm: 2011
10. Thái Hồng Quang (2001), “ Bệnh đái tháo đường”, Bệnh nội tiết, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 257- 258 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh đái tháo đường
Tác giả: Thái Hồng Quang
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2001
11. Nguyễn Vinh Quang, Đoàn Huy Hậu, Tạ Văn Bình (2006), “Tình hình bệnh đái tháo đường và thực trạng quản lý bệnh nhân này ở Nam Định, Thái Bình năm 2003” , Nội tiết và các rối loạn tiêu hoá, ( 15+16), tr. 1-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình bệnh đái tháo đường và thực trạng quản lý bệnh nhân này ở Nam Định, Thái Bình năm 2003”
Tác giả: Nguyễn Vinh Quang, Đoàn Huy Hậu, Tạ Văn Bình
Năm: 2006
12. Đỗ Trung Quân ( 2006), “Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị”, Nhà Xuất bản Y học, tr. 11, 26-301 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị
Nhà XB: Nhà Xuất bản Y học
13. Nguyễn Văn Quýnh (2004), “Một số đặc điểm bệnh đái tháo đường týp 2 mới phát hiện, điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 29(3), tr. 89-92 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số đặc điểm bệnh đái tháo đường týp 2 mới phát hiện, điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, "Tạp chí Y Dược học Quân sự
Tác giả: Nguyễn Văn Quýnh
Năm: 2004
15. Nguyễn Minh Sang và CS (2007), “Thực trạng kiểm soát đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhập viện điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai”, tạp chí nghiên cứu Y học, Phụ trương 53(5), tr 17-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng kiểm soát đường huyết ở các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 nhập viện điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả: Nguyễn Minh Sang và CS
Năm: 2007
16. Đỗ Thoa (2009), “Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt nam, truy cập ngày 30/10/2010, http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id= 362574&amp;co_id=30087 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế giới”, "Báo điện tử Đảng cộng sản Việt nam
Tác giả: Đỗ Thoa
Năm: 2009
17. Hoàng Kim Ước (2008), “Bệnh đái tháo đường và những điều cần lưu ý trong quản lý bệnh nhân”. Thầy thuốc Việt Nam, (10), tr. 55-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh đái tháo đường và những điều cần lưu ý trong quản lý bệnh nhân”. "Thầy thuốc Việt Nam
Tác giả: Hoàng Kim Ước
Năm: 2008
18. Phạm Thắng (2010), “Nghiên cứu rối loạn nhận thức ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trên 60 tuổi”. Tạp chí Y Dược học quân sự, 18(5) 19. Nguyễn Huy Thông và CS (2011), “Biến đổi nồng đồ Testosterone trênbệnh nhân đái tháo đường”. Tạp chí Y Dược học quân sự, 13(3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu rối loạn nhận thức ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trên 60 tuổi”. "Tạp chí Y Dược học quân sự, "18(5) 19. Nguyễn Huy Thông và CS (2011), “Biến đổi nồng đồ Testosterone trên bệnh nhân đái tháo đường”. "Tạp chí Y Dược học quân sự
Tác giả: Phạm Thắng (2010), “Nghiên cứu rối loạn nhận thức ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trên 60 tuổi”. Tạp chí Y Dược học quân sự, 18(5) 19. Nguyễn Huy Thông và CS
Năm: 2011
20. Trịnh Xuân Tráng (2011), “Đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa Thân-Nội tiết bệnh viên đa khoa Thái Nguyên”. Tạp chí Y Dược học quân sự, 31(5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại khoa Thân-Nội tiết bệnh viên đa khoa Thái Nguyên”. "Tạp chí Y Dược học quân sự
Tác giả: Trịnh Xuân Tráng
Năm: 2011
21. Nguyễn Thị Kim Thủy (2011), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nguy cơ tim mạch đến chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”. Tạp chí Y Dược học quân sự, 1(7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nguy cơ tim mạch đến chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”. "Tạp chí Y Dược học quân sự
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Thủy
Năm: 2011
22. Mai Văn Điển và CS (2011), “Tỷ lệ biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 mới phát hiện tại bệnh viện nhân dân 115”. Tạp chí Y Dược học quân sự, 13(7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ biến chứng mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 mới phát hiện tại bệnh viện nhân dân 115”. "Tạp chí Y Dược học quân sự
Tác giả: Mai Văn Điển và CS
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w