Là một giáo viên mầm non đã qua 7 năm đứng lớp, bản thân tôi trực tiếp chăm sóc các cháu tôi nhận thấy rằng năng khiếu của trẻ được hình thành và phát triển từ rất sớm, thậm chí từ lúc t
Trang 1BÀI KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU CHO TRẺ
5 -6 TUỔI
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
1.1/ Lý do chọn đề tài:
“ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Để góp phần xây dựng quê hương đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp là một giáo viên mầm non cần phải tổ chức tốt mọi hoạt động để chăm sóc giáo dục trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước sau này Muốn xây dựng thành công nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ngay từ bây giờ phải có những đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh, có tình cảm đạo đúc tốt, biết yêu quê hương yêu tổ quốc chính vì thế mà việc chăm sóc giáo dục, dành những gì tốt nhất cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết
Là một giáo viên mầm non đã qua 7 năm đứng lớp, bản thân tôi trực tiếp chăm sóc các cháu tôi nhận thấy rằng năng khiếu của trẻ được hình thành
và phát triển từ rất sớm, thậm chí từ lúc trẻ mới được sinh ra Khoa học đã chứng minh năng khiếu của trẻ có quy luật giảm dần, có nghĩa là càng lớn năng khiếu của trẻ sẽ mai một dần, nếu không được phát hiện, bồi dưỡng sớm
và đúng cách Do đó cần xác định rõ các cháu muốn gì, thích gì trước khi định hướng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết Hầu hết các cháu đều có khả năng đối với một vài lĩnh vực nhất định Nhiều trẻ tỏ ra đặc biệt thích một lĩnh vực nào
đó nhưng bố mẹ và thầy cô thiếu quan tâm mà ép buộc trẻ học những thức trẻ không thích vô hình chung đã bỏ phí năng khiếu của trẻ Khi giáo viên khai thác, nắm bắt được những sở trường riêng của các cháu thì chất lượng giáo dục của từng lĩnh vực sẽ được nâng lên và luôn tạo sự hứng thú học tập của các cháu Với những lĩnh vực trẻ có sự vượt trội cần đầu tư thời gian và vun đắp đam mê cho trẻ ngay từ nhỏ để đem lại kết quả tốt sau này Chính vì lý do trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ 5 – 6
Trang 2tuổi”
1.2/ Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận của việc bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ 5 – 6 tuổi”
Đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng nhằm phát huy tối đa khã năng sẵn
có của trẻ
1.3/ Đối tượng nghiên cứu :
Trẻ trong độ tuổi từ 5 – 6 tuổi của trường Mẫu giáo Đắk D’Rông
1.4/ Phương pháp nghiên cứu.
1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2 Các tạp chí, các tài liệu có liên quan đến giải pháp bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ 5 – 6 tuổi
2 Phương pháp quan sát trao đổi
3 Phương pháp điều tra
4 Phương pháp theo dõi
1.5/ Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Là một giáo viên mầm non nhiệt tình sáng tạo qua nhiều năm công tác tôi rất tự hào khi được ban giám hiệu tin tưởng giao nhiệm vụ giảng dạy các cháu ở trung tâm Do vậy mà tôi nghiên cứu trực tiếp trên các cháu của lớp mình chủ nhiệm
PHẦN II : NỘI DUNG
2.1/ Cơ sở lý luận của vấn đề.
* Một số khái niệm:
- Năng khiếu: Là những khả năng bẩm sinh của trẻ về một lĩnh vực cụ
thể như: Âm nhạc, hội họa, toán học…Là mầm mống của tài năng là tín hiệu của tài năng trong tương lai Nó chưa là bậc nào của năng lực những nếu được phát hiện bồi dưỡng kịp thời, có phương pháp và hệ thống thì sẽ phát triển tới đỉnh cao của năng lực Ngược lại mầm mống ấy không được phát hiện thì sẽ
bị thui chuột
- Năng lực: Là tổng hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù
hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động
Trang 3đó nhanh chóng đạt kết quả cao.
Như chúng ta đã biết có những người học rất nhiều, rất chăm những vẫn chưa có được kết quả như mong muốn Vẫn không thể thành công và hạnh phúc trong cuộc sống Vậy điều gì quyết định thành công ấy? Tài năng bẩm sinh, kiến thức hay kỹ năng Thành công không tạo ra bởi một yếu tố; Trước tiên có thể khẳng định là tố chất hay khả năng bẩm sinh là yếu tố đầu tiên góp phần vào sự thành công của mỗi chúng ta Khoa học đã nghiên cứu
và cho thấy não bộ phát triển tương đối hoàn thiện ở giai đoạn từ 0 – 6 tuổi Đây là giai đoạn ta có thể nhận thấy được khả năng nổi trội của trẻ Do đó đây
là cơ hội tốt nhất để xây dựng cho trẻ nền tảng phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, đồng thời có hướng bồi dưỡng phát triển sở trường ấy Giai đoạn này chúng ta nên dành cho trẻ sự giáo dục sớm làm cho trẻ hình thành, phát triển tốt những gì được coi là tố chất năng khiếu bẩm sinh Tóm lại bồi dưỡng những năng lực, sở trường cho trẻ từ khi còn bé là công trình đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển tốt đẹp của nhân tài và đời sống con người
2.2/ Thực trạng của vấn đề.
a Thuận lợi:
Được sự quan tâm luôn chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo PGD – Bộ phận chuyên môn mầm non BGH trường luôn kiểm tra chất lượng thường xuyên và tạo điều kiện về cơ sở vật chất như đồ dùng đồ chơi phong phú phục
vụ cho các tiết học
Bản thân được đào tạo chính quy đã trải qua 7 năm kinh nghiệm thực
tế, luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn, luôn tìm tòi và
tự làm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các tiết dạy
Trẻ ở gần trường nên việc thăm hỏi trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu trên lớp cũng như ở nhà được thuận lợi
Trong lớp có những trẻ nổi trội hơn trong từng lĩnh vực so với các bạn Cháu học cả ngày nên có thời gian để bồi dưỡng, quan sát sự tiến bộ của từng cháu thuận lợi hơn
b Khó khăn:
Trang 4Phòng học còn chật hẹp, có nhiều học sinh mới ra lớp năm đầu tiên, đa phần các cháu là con em dân tộc thiểu số, hoàn cảnh đa số còn khó khăn
Bên cạnh đó đa phần phụ huynh đều là những người nông dân “chân lấm tay bùn” kinh tế khó khăn với nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” Qua trò chuyện
và trao đổi với phụ huynh thì hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng cháu được đến lớp học là tốt lắm rồi, còn việc phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho các cháu là điều không thực tế bởi các cháu đều ở nông thôn Có phụ huynh nói rằng “ Được đi học là may rồi còn năng khiếu thì chỉ con nhà giàu với ở thành phố thì mới theo được” Đa phần phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ
2.3/ Một số biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
Mỗi đứa trẻ với cá tính, sở thích không giống nhau do đó để phát hiện
và bồi dưỡng năng khiếu đúng cánh, phù hợp với từng trẻ thì giáo viên và phụ huynh cần có kiến thức mới có thể làm được thông qua việc quan sát trẻ Có thể thấy năng khiếu của con người rất đa dạng và năng lực của con người không chỉ bó hẹp ở một loại năng khiếu nào đó, mà còn là sự kết hợp của nhiều loại năng khiếu khác nhau Giáo viên biết được trẻ sở hữu loại năng khiếu nào thì sẽ biết cách làm thế nào để phát huy tối đa cho trẻ từ đó tạo ra
sự tụ tin ở trẻ, đó chính là nền tảng tốt ở trường và thành công hơn trong cuộc sống sau này
Từ đó tôi chọn các giải pháp sau để nghiên cứu và thực hiện
1/ Tìm hiểu tài liệu để biết được có những loại năng khiếu nào.
Mỗi đứa trẻ được sinh ra đã tiềm ẩn một năng khiếu, phát hiện sớm và bồi dưỡng những khả năng này sẽ tạo tiền đề cho một ngành nghề phù hợp trong tương lai của bé
Qua tìm hiểu tài liệu tôi nhận thấy có những năng khiếu sau:
Năng khiếu âm nhạc: Khi trẻ nghe một bài hát trẻ sẽ hát theo rất đúng giai điệu tai trẻ rất nhạy, có thể nhận biết những âm thanh, nốt nhạc mà trẻ khác dễ bỏ qua Lớn lên những đứa trẻ này có thể sẽ trở thành nhạc sĩ, ca sĩ xuất sắc
Trang 5Năng khiếu vận động: Trẻ có năng khiếu trong lĩnh vực này thường biết cách phối hợp cơ bắp tốt Trẻ xử lý kiến thức, thông tin qua cảm nhận của cơ thể Đây chính là những vũ công duyên dáng những vận động viên chuyên nghiệp hoặc thợ thủ công khéo tay tiềm năng của tương lai
Năng khiếu về toán học: Nếu trẻ ưa thích các con số, mô hình, các thí nghiệm Những đứa trẻ này khi trưởng thành sẽ thích hợp làm thương gia, kỹ
sư, hoặc kế toán sắc sảo
Năng khiếu về hình họa không gian: Trẻ luôn bị trò chơi ghép, xếp hình hoặc thú vẽ tranh lôi cuốn Đây là dấu hiệu cho biết tương lai của trẻ được định dạng trong lĩnh vực kiến trúc, hội họa hoặc thiết kế thời trang
Năng khiếu về ngôn ngữ: Đối với trẻ có năng khiếu này, các từ ngữ mang rất nhiều ý nghĩa Niềm say mê được viết, được đọc sách và kể truyện hiện rõ trên nét mặt Tài năng về từ ngữ là dấu hiệu cho thấy sau này trẻ có thể trở thành luật sư, nhà soạn kịch, nhà thơ hay nhà hùng biện
Năng khiếu về quan hệ con người: Trẻ có năng khiếu này rất dễ tiếp xúc giao lưu với người khác, có khiếu lãnh đọa bẩm sinh, trẻ giao tiếp tốt và biết cách thấu hiểu người khác nhờ vậy trẻ có thể trở thành những nhà quản
lý, thầy giáo, bác sĩ giỏi hoặc nhà lãnh đạo trong tương lai
Năng khiếu thông hiểu nội tâm: Những trẻ có năng khiếu này thường kín đáo nhưng tích cực, lớn lên có thể là chuyên gia tâm lý học, nhà tư vấn hoặc bác sĩ
Năng khiếu về tự nhiên: Những trẻ nhạy bén với thay đổi thời tiết hoặc phân biệt thành thạo những trạng thái, sắc thái khác nhau của số lượng lớn những vật thể khác nhau được xem là có năng khiếu về tự nhiên Trong tương lai, những đứa trẻ này sẽ trở thành những nhà nghiên cứu khoa học xã hội tự nhiên, nghệ sĩ, hoặc thi sĩ
Trang 62/ Tìm hiểu tài liệu để biết được những biểu hiện chứng tỏ trẻ có khả năng đặc biệt hay năng khiếu bẩm sinh.
Những biểu hiện chứng tỏ trẻ có khả năng đặc biệt hay năng khiếu bẩm sinh như:
Trẻ hay tò mò, thường xuyên hỏi cha mẹ, thầy cô, bạn bè những câu hỏi khó trả lời
Biết đi, biết nói khá sớm
Sử dụng được đôi tay, đôi khi là đôi chân để thực hiện các động tác khó như gắp đồ vật nhỏ bằng các ngón chân
Sớm say mê với bẳng chữ cái
Có sự hiểu biết về số học và các khái niệm thời gian khá thành thạo
Có khả năng giải được các bài toán tương đối khó so với tuổi của trẻ
Có khả năng cảm thụ nhạy bén và hưởng ứng mạnh mẽ với âm nhạc Tiếp thu nhanh chóng các giai điệu, bài hát và thể hiện lại rất chính xác
Có khả năng ứng phó và biết cách lợi dụng hoàn cảnh bất lợi để vươn lên
Lộ vẻ thiếu kiên nhẫn trước những giới hạn vì cơ thể chưa đủ phát triển hoặc không thể đáp ứng
Có thể lựa chọn, sắp xếp, tổ chức, phân loại mọi vật và sau đó tự đặt tên cho chúng theo suy nghĩ riêng của trẻ
Hiểu được khái niệm nguyên nhân và kết quả, đáp ứng tốt nhanh chóng với các hướng dẫn và thực hiện nhiều nhiệm vụ được giao hơn so với những
bé khác
Sở hữu vốn từ vựng phong phú, có thể nói chuyện một cách mạch lạc
Trang 7khi còn nhỏ tuổi và biết cách diễn đạt bản thân bằng cách dùng các từ khó và các mẫu câu phức hợp
Có khả năng tập trung vào một việc gì đó với thời gian khá dài
Có khả năng thuật lại một câu chuyện hay một sự kiện mạch lạc, rõ ràng và thậm chí sáng tạo phần kết ly kỳ nhưng vẫn hợp lý
Ghi nhớ chi tiết những sự kiện phức tạp để rồi có thể mô tả lại một cách sinh động sau một khoảng thời gian dài
3/ Yêu cầu đối với người giáo viên để có thể làm tốt công tác chăm sóc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Để có thể phát hiện và bồi dưỡng tốt cho các cháu có năng khiếu được phát triển tốt nhất đó là một điều vô cùng khó khăn Giáo viên mầm non được coi là người thầy đầu tiên cùng với cha mẹ trẻ xây dựng nền móng ban đầu của nhân cách con người
Để hoàn thành sứ mệnh của người xây dựng nền móng ban đầu giúp trẻ hình thành, phát triển tốt những gì được coi là tố chất, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, giáo viên cần có chuyên môn vững, phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đạt trình độ chuẩn theo quy định của ngành, đủ sức khỏe để đảm đương công việc chăm sóc giáo dục trẻ, luôn cẩn thận, chu
việc chăm sóc, giáo dục trẻ
nghiệp của bản thân
Trang 8thương trẻ cô giáo sẽ nhạy cảm sẵn sàng và thực sự say mê công việc Tính nhạy cảm sẽ dễ dàng giúp cô dễ dàng phát hiện những biến đồi dù là rất nhỏ
về thể chất và tâm lý của trẻ khi trẻ đến lớp
Hình ảnh: Cô chăm
sóc và trò chuyện
với trẻ
Có thể nói được cô giáo thương yêu là niềm hạnh phúc lớn nhất của đứa trẻ khi đến lớp, từ đó trẻ sẽ phát huy được những khả năng vốn có của mình, phụ huynh sẽ nhận thấy được tầm quan trong khi đưa con đến lớp
“Chưa là mẹ nhưng chứa chan tình mẹ Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non.
Luôn tích cực sáng tạo tự làm đồ dùng đồ chơi tạo môi trường học tập thân thiên gây hứng thú cho trẻ khi đến trường Học hỏi tìm tòi những giải pháp giúp trẻ phát triển tốt nhất
Cần lấy trẻ là trung tâm, trang bị cho trẻ có năng khiếu các kiến thức,
kỹ năng như trẻ bình thường và chú ý đến những đặc trưng cơ bản đó là: Tính sáng tạo và tự giác, tính độc lập tự chủ, khả năng, ý chí, nghị lực của trẻ Khi truyền thụ kiến thức phải hiểu nhu cầu của trẻ Chú ý đến đặc điểm tâm sinh
lý, tư duy của trẻ để bồi dưỡng cho trẻ năng lực, tư duy độc lập, sáng tạo, khả năng tự giải quyết vấn đề
4/ Biên soạn tài liệu, giáo án giúp trẻ có năng khiếu được phát
Trang 9triển tốt hơn.
* Để phát triển năng lực toán:
Trong lớp tôi có cháu Hoàng Thi Quỳnh Như qua quá trình chủ nhiệm lớp tôi thấy cháu có trí nhớ rất tốt về các con số Một lần trong giờ hoạt động ngoài trời tôi có hỏi cả lớp “Cô đố các con hôm nay là thứ mấy” cháu nhanh nhẹn trả lời Và tôi tiếp tục đặt câu hỏi với cháu “Vậy ngày mai sẽ là thứ mấy
và ngày bao nhiêu” và tôi rất bất ngờ vì cháu đã trả lời ngay không mất nhiều thời gian Từ đó tôi đã xây dựng bộ câu hỏi, đề bài tương ứng với khả năng của các cháu
VD: Với đề tài chia nhóm có số lượng 8 thành 2 phần
Đối với trẻ bình thường cô cho trẻ chia làm 2 nhóm theo yêu cầu hoặc theo ý thích Đối với trẻ có khả năng tốt về toán cô có thể yêu cầu cháu chia thành nhiều phần khác nhau và nêu kết quả chia
Hay tư duy về cấu trúc số: Trẻ bình thường đếm tiến, lùi yêu cầu, trẻ có năng khiếu về toán nói số liền trước, số liền sau của số
Hình ảnh: Giờ học toán của các cháu
* Phát triển năng khiếu âm nhạc, vận động.
Lớp tôi có cháu Lâm Lương Thị Nga cháu cảm thụ âm nhạc rất tốt, mỗi lần tham gia văn nghệ thì cháu là người nhớ chính xác động tác mà cô dạy và
Trang 10múa rất đúng nhịp, tư thế múa cũng rất đẹp Nhận thấy được cháu rất có năng khiếu về âm nhạc và vận động tôi cho cháu đọc thơ ca theo chương trình mầm non hàng ngày, Cho trẻ tập thể dục với âm nhạc, khuyến khích trẻ thực hiện những động tác và điệu nhảy của riêng mình Giờ thể dục tôi phân tích động tác, làm mẫu và yêu cầu cháu thực hiện lại Hướng dẫn trẻ tiếp xúc với nhiều loại hình âm nhạc, sử dụng nhịp điệu khiêu vũ quy ước, những dụng cụ âm nhạc cổ điển, âm nhạc dân tộc…nhún nhảy, rung, lắc theo nhịp điệu âm nhạc, rèn cho trẻ cách làm chủ sân khấu Trong quá trình rèn luyện cho cháu tôi luôn tạo sự thoải mái bằng cách luôn khen ngợi cháu, không chê mặc dù có những lúc cháu làm chưa tốt
Hình: Trẻ tự tin múa hát
* Năng khiếu về hình họa không gian:
Sau mỗi tiết tạo hình tôi thấy có một cháu tạo ra sản phẩm rất đẹp, không những thế những sản phẩm của cháu đa phần đều rất sáng tạo có những chi tiết không có trong tranh mẫu của cô mà sự sáng tạo của cháu cũng rất hợp lý đó là cháu Vi Văn việt Từ đó tôi chú ý hơn đến cháu ở lĩnh vực này
Tôi giúp cháu biết cảm nhận về thế giới màu sắc, hình dạng, qua tranh ảnh, video
VD: Như màu sắc của con vật, hoa quả… hình dáng khác nhau của chúng
Trang 11Sau đó tôi cung cấp các phương tiện màu sắc, bút giấy, đồ thủ công…
để trẻ thực hiện Trong quá trình thực hiện tôi gợi ý để trẻ có thể thể hiện khả năng sáng tạo của mình
Hình ảnh: Giờ tạo hình của cháu
* Năng khiếu về quan hệ con người.
Trong mỗi giờ đón trẻ hay giờ cột tóc cho các cháu lúc ngủ dạy tôi thấy rằng cháu Lâm Lương Thị Nga rất hay trò chuyện với cô, cháu hay hỏi cô vì sao cô lại thế này, vì sao cô lại thế kia Cháu cũng rất hay kể chuyện ở nhà mẹ như thế nào, bố như thế nào, ngoài ra còn kể cô nào thương con cô nào không thương Là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi nắm được cháu là một cô bé rất dễ thương, ngoan hiền, học giỏi đều các môn và được rất nhiều người quý mến, cháu cũng rất biết quan tâm đến mọi người Chính vì thế tôi thường xuyên trò chuyện với các cháu, luôn quan tâm dành thời gian để trả lời các câu hỏi của các cháu Động viên các cháu tích cực quan tâm đến bạn bè Mỗi khi trong lớp có trẻ mắc lỗi tôi thường gọi cháu Nga và nói cháu ngồi nói chuyện tâm
sự với bạn và khuyên bạn để bạn tốt hơn Tôi hay tập cho cháu cách điều khiển các hoạt động trong lớp như cho cháu làm người quản trò khi tham gia chơi hoạt động ngoài trời Hay cho cháu điều khiển lớp thảo luận trong tiết học