1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn dân tộc thiểu số qua việc làm quen với tác phẩm văn học

29 898 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 238 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN DÂN TỘC THIỂU SỐ QUA VIỆC LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC"... Qua thực tiễn đặc điểm tình hình lớp 5

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

"MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN

DÂN TỘC THIỂU SỐ QUA VIỆC LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC"

Trang 2

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất giúp con người biểu đạt được nhữngmong muốn, sở thích, tình cảm, cảm xúc… của mình Một đứa trẻ bắt đầu phát triển ngônngữ thậm chí trước khi có trẻ dùng từ ngữ như khóc hay khi muốn đòi một gì đó khi cònnhỏ Việc chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ cũngnhư thiếu hụt khả năng truyền tải thông tin sau này Vì vậy phát triển ngôn ngữ rất quantrọng đối với trẻ nhỏ trong việc trao đổi thông tin chính xác với bạn bè, với người kháctheo cách có ý nghĩa nhất đặc biệt là đối với trẻ dân tộc thiểu số việc phát triển ngôn ngữ

sẽ giúp trẻ dễ hòa nhập trong giao tiếp và thu nhận thông tin kiến thức Có nhiều cáchbiểu đạt ngôn ngữ nhưng thông qua tác phẩm văn học thì việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ

sẽ là con đường ngắn nhất và nhanh nhất bởi lẽ:

“Tác phẩm văn học - nhựa sống tâm hồn trẻ thơ’’ Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là hìnhthức nghệ thuật sử dụng ngôn từ làm chất liệu để chiếm lĩnh tái hiện thế giới Qua nhữngtác phẩm văn học thế giới tràn đầy âm thanh màu sắc, hình khối ngôn ngữ đã dần đượchiện lên trong trí tưởng tượng về cuộc sống gần gũi quen thuộc của trẻ Ngôn ngữ chính

là phương tiện quan trọng để phát triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt

ở tiểu học và các cấp học sau này Đó là nền tảng để hiểu về thế giới văn học và tiếp nhậnnhiều tri thức mới Vì vậy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một trong những nộidung quan trọng cho trẻ Mẫu giáo Đối với trẻ Mẫu giáo khi làm quen với tác phẩm vănhọc (qua sự truyền thụ của giáo viên) giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ, pháttriển tình cảm và kỹ năng xã hội, rèn luyện được khả năng chú ý, tái tạo và đặc biệt pháttriển khả năng tưởng tượng sáng tạo Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với tác phẩm vănhọc còn phát triển tư duy trực quan hành động và đặc biệt phát triển ngôn ngữ mạch lạccho trẻ Khi trẻ làm quen với tác phẩm văn học tạo nền tảng để giúp trẻ thể hiện sự tự tinthể hiện tình cảm, cảm xúc của mình trước sự vật, hiện tượng xung quanh và diễn đạt rõràng, giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày Qua đó trẻ phát triển một cách toàndiện hơn cả về tâm lý và sinh lý

Tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhàtrường, việc chuẩn bị cho trẻ vào học lớp Một ở trường phổ thông là một trong nhữngmục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục mầm non Trong đó việc chuẩn bị ngôn ngữtiếng Việt là vấn đề vô cùng quan trọng, bởi vì ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tưduy, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm và là phương tiện giao tiếp của các thành viêntrong xã hội

Trang 3

Trong thực tế cho thấy phần lớn trẻ em dân tộc thiểu số trước khi tới trường lớpmầm non đều sống trong môi trường tiếng mẹ đẻ, ít có môi trường giao tiếp tiếng Việt,đến trường trẻ vẫn thích giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, thậm trí trong hoạt động vuichơi, học tập hàng ngày, do đó trẻ dân tộc thiểu số vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn tựtin trong khi giao tiếp với bạn bè người kinh Vì vậy tôi gặp rất nhiều khó khăn trong khi

tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Hướng dẫn giáo viên chuẩn bị tiếng việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số đã được

sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện trong nhiều năm qua đã chỉ rõ tầm quan trọngcủa ngôn ngữ tiếng việt cho trẻ Với đặc điểm ở lớp mẫu giáo 5 tuổi việc phát triển ngônngữ cho trẻ tốt nhất là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Trên cơ sở chỉ đạo, triểnkhai, quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo dục huyện Sông Lô và sự hướng dẫn trực tiếpcủa Ban giám hiệu nhà trường Qua thực tiễn đặc điểm tình hình lớp 5 tuổi A4 do tôi phụtrách, có 51,4% là trẻ dân tộc thiểu số khả năng giao tiếp, của trẻ dân tộc còn nhiều bấtcập.Cùng với sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi đã tích lũy đúc rút được

một số kiến thức và đã bắt tay vào nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn

ngữ cho trẻ Mẫu giáo lớn dân tộc thiểu số qua việc làm quen với tác phẩm văn học”

làm sáng kiến kinh nghiệm của mình với mục đích đem đến cho trẻ dân tộc những giờlàm quen với tác phẩm văn học thật hấp dẫn và thú vị, nhằm nâng cao khả năng giao tiếptốt nhất, có vốn từ, kỹ năng nói, khả năng hiểu và diễn đạt, đặc biệt sẽ gây được ấn tượngmạnh, ghi nhớ có chủ đích của trẻ để trẻ phát huy được tính tái tạo, tính tưởng tưởng sángtạo theo logic khoa học Và đây cũng là tiêu chí mà tôi đưa ra cho bản thân để tự khắcphục và hướng tới thực hiện có hiệu quả

1.2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo lớn dân tộc thiểu sốqua việc làm quen với tác phẩm văn học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non,hòa nhập trẻ dân tộc

1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một số vấn đề khi cho trẻ dân tộc làm quen với tác phẩm văn học trong trường Mầm non.Thực trạng phát triển ngôn ngữ khi cho trẻ Mẫu giáo lớn, trẻ dân tộc làm quen với tácphẩm văn học trong trường Mầm non Quang Yên

Nghiên cứu để tìm ra nhiều biện pháp khác nhau phù hợp với từng chủ đề để dạy trẻ, giúptrẻ hứng thú trong tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo lớn và trẻ dân tộckhi làm quen với tác phẩm văn học

Trang 4

Đề xuất những biện pháp chỉ đạo và dạy học môn làm quen với tác phẩm văn học cho trẻMẫu giáo, trẻ dân tộc thiểu số học tiếng Việt ở trường Mầm non Quang Yên

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu 37 trẻ Mẫu giáo lớn lớp 5 tuổi A4 (trong đó có 19 trẻ em là dân tộc tiểu số)Trường mầm non Quang Yên- Sông Lô- Vĩnh phúc

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo dân tộc thiểu số qua việc làm quen với tác phẩmvăn học

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu Internet, tập san, sách báo có liênquan đến đề tài)

Phương pháp điều tra giáo dục

Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp

Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm

Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin

Phương pháp kiểm tra đánh giá

Phương pháp thực hành nghệ thuật.

1.6 Giới hạn về không gian của phạm vi nghiên cứu

Đề tài này chỉ tập trung tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ mẫugiáo dân tộc thiểu số tại lớp 5 tuổi A4 trường Mầm non Quang Yên - huyện Sông Lô -tỉnh Vĩnh Phúc

1.7 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

Từ tháng 8/2012, tôi đã quan sát, trao đổi, theo dõi đánh giá và nắm bắt được đặc điểmtình hình tâm, sinh lý của trẻ đặc biệt là về quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ dân tộc,tôi đã bắt tay vào công việc nghiên cứu tài liệu, học hỏi kiến thức qua đồng nghiệp và cácphương tiện thông tin đại chúng, tiếp tục theo dõi trẻ và tìm ra một số biện pháp mới đểnâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số làm quen với tác phẩmvăn học

Tháng 9/2013 áp dụng, triển khai các biện pháp nghiên cứu và thực hiện tại lớp 5 tuổi A4trường Mầm non Quang Yên

Trang 5

Đến hết tháng 5/2013 ghi chép tổng hợp các số liệu, báo cáo kết quả sáng kiến kinh

nghiệm

PHẦN 2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận

Trong cuộc sống, chúng ta đều phải sử dụng ngôn ngữ để nhận thức thế giới, giaotiếp với mọi người và tư duy Phát triển ngôn ngữ là phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc

và viết Trẻ Mầm non bắt đầu học ngôn ngữ, mà chủ yếu là hình thành và phát triển kỹnăng nghe, nói, hiểu

Đối với trẻ Mầm non, ngôn ngữ không phải là một bộ “quy tắc và ngữ pháp” mà

ngôn ngữ là công cụ để trẻ biểu đạt ý nghĩa tình cảm, cảm xúc và mong muốn của mìnhvới người khác và qua đó người khác hiểu được trẻ Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quantrọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách, là công cụ để trẻgiao tiếp, học tập, vui chơi Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trítuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và phát triển thể lực cho trẻ

Song vị trí của phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non tương đối đặc biệt vì từ sự phát triểnngôn ngữ sẽ tham gia trực tiếp vào phát triển các lĩnh vực khác Bởi ngôn ngữ là phươngtiện giao lưu tình cảm, phương tiện để trẻ nhận thức, khám phá tự nhiên và xã hội

Trên những nét cơ bản đối với trẻ Mẫu giáo dân tộc thiểu số tiếng việt là ngôn ngữ thứhai Quá trình trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số được phát triển ngôn ngữ tiếng việt khác vớiquá trình học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ ở một số đặc điểm như sau: Môi trường ngôn ngữcủa trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số chủ yếu là môi trường nhân tạo, bị thu hẹp cả về khônggian lẫn thời gian Là ngôn ngứ thứ hai nên chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ thứ nhất ở mức

độ nhất định Sự khác biệt về điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của dân tộc thiểu số

có tác động nhất định đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số

Sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc, trong đó có ngôn ngữ, ngôn ngữ dân tộc cócách phát âm, ngữ điệu, một số từ vựng làm cho trẻ khó khăn nhất định khi tiếp thungôn ngữ tiếng việt

Trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non, tôi nhận thấytrẻ dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế trong khi giao tiếp, trẻ vẫn còn nhút nhát chưa mạnhdạn, tự tin khi muốn trình bày ý kiến, mong muốn của mình Một số trẻ còn nói ngọng,nói lắp, diễn đạt chưa mạch lạc rõ ràng, nói không đủ câu

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo lớn dân tộc thiểu số là vô cùng cần thiết, đểchuẩn bị chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1 Từ những hạn chế trên của trẻ tôi luôn

Trang 6

suy nghĩ và trăn trở xem mình phải làm gì và làm như thế nào để nâng cao chất lượngphát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc trong trường Mầm non.

2.2 Thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn dân tộc thiểu số qua việc

làm quen với tác phẩm văn học

2.2.1 Đối với giáo viên

Chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức hoạt động phát triểnngôn ngữ cho trẻ dân tộc, đôi khi còn dập khuôn, máy móc, chưa có kinh nghiệm khi xâydựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Chưa khái thác hết khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ dân tộc, chưa chú ý đếnviệc thể hiện tình cảm, cảm xúc của trẻ dân tộc trong các hoạt động hàng ngày

Giáo viên có ít thời gian làm đồ chơi sáng tạo để phục vụ cho các hoạt động phát triểnngôn ngữ của trẻ dân tộc

Khả năng truyền thụ tác phẩm văn học của giáo viên không đồng đều, một số giáoviên còn hạn chế khi trò chuyện, đàm thoại kích thích được sự phát triển kỹ năng nghe,hiểu, nói của trẻ

2.2.2 Đối với trẻ

Nhận thức của trẻ không đồng đều Khả năng sáng tạo của trẻ còn hạn chế

Số trẻ đông, một số trẻ còn quá hiếu động, một số trẻ nhút nhát nên việc rèn kỹ năng cánhân ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức Số trẻ dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao 19 trẻchiếm 51,3% tổng số trẻ

Khả năng giao tiếp của trẻ còn nhiều hạn chế, vốn từ của trẻ chưa phong phú do bất đồngngôn ngữ , quá trình trải nghiệm, tiếp xúc với môi trường bên ngoài còn có những hạnchế nhất định

Sự khác biệt về văn hóa dân tộc, trong đó khía cạnh ngôn ngữ cũng ảnh hưởng tới việchọc tiếng Việt của trẻ Mẫu giáo dân tộc thiểu số

Một số trẻ còn nói ngọng, phát âm không chuẩn nên ảnh hưởng tới sự tiếp thu kiến thứccủa trẻ

Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của trẻ dân tộc thiểu số nên chịu ảnh hưởng bởi ngôn ngữthứ nhất ở mức độ nhất định, bởi ảnh hưởng sự giao thoa ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ vànhững điều kiện xã hội tác động vào việc học ngôn ngữ thứ hai Để phát triển ngôn ngữkhi cho trẻ Mẫu giáo dân tộc thiểu số qua việc làm quen với tác phẩm văn học đòi hỏigiáo viên cần phải linh hoạt, năng động và sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo

Trang 7

dục, tổ chức các hình thức, sử dụng phương pháp linh hoạt, chủ động, sáng tạo phù hợpvới đặc điểm của trẻ, giúp trẻ hoạt động tích cực, hứng thú.

2.2.3 Thực trạngphát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo lớn dân tộc thiểu số làm quen với tác phẩm văn học.

Đầu năm học tôi nghiên cứu và tìm hiểu thấy được các cháu dân tộc thiểu số ítđược sự quan tâm, chăm sóc, khả năng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp cho trẻ dântộc (vốn từ, kỹ năng nói, khả năng hiểu và diễn đạt) còn nhiều hạn chế Tôi nhận thấy một

số giáo viên trong trường chưa tư duy sáng tạo trong việc lập kế hoạch giảng dạy lấy trẻlàm trung tâm, giáo viên vẫn còn dạy trẻ theo hướng thụ động đa phần vẫn là sự truyềnđạt ở cô nên chưa phát huy được tính tích cực ở trẻ trong quá trình tổ chức, hướng dẫn trẻgiáo viên thường hay mắc phải một số nhược điểm sau: Giáo viên còn nói nhiều khôngphát huy được tính tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động, sử dụng các phương phápphát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc, nhất là khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn họccòn hạn chế, cô chưa tạo ra được tình huống, chưa thường xuyên đặt ra được câu hỏimang tính gợi mở, khuyến khích tư duy của trẻ, tạo cho trẻ có cơ hội được diễn đạt nhiều.Hình thức tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt, sáng tạo và cứng nhắc, dập khuôn, sửdụng nhiều từ địa phương Sử dụng đồ dùng trực quan còn lúng túng, chưa khoa học

Do đặc điểm tâm lý của trẻ dân tộc rất nhút nhát, thiếu tự tin trong giao tiếp, domôi trường giao tiếp của trẻ còn bó hẹp trong phạm vi gia đình, người thân, mà ngườithân của trẻ cũng là dân tộc thiểu số nên khi giao tiếp với nhau chủ yếu bằng tiếng dântộc, do đó trẻ không có cơ hội được giao tiếp tiếng việt thường xuyên, chủ yếu trẻ chỉđược giao tiếp với ngôn ngữ tiếng việt khi ở trường Trẻ thường mắc một số lỗi như nóikhông hết câu, nói không gãy góc, nói chống không, diễn đạt không rõ ràng mạchlạc Bên cạnh đó khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trẻ rất ít giơ tay phát biểu,

mà chủ yếu do cô dùng biện pháp khuyến khích và gọi đích danh tên trẻ, lúc đó trẻ mới

có phản ứng, nhưng câu trả lời của trẻ thường diễn ra không theo ý nghĩa của câu hỏi Từnhững thực trạng nêu trên để có phương pháp giáo dục phù hợp cho trẻ dân tộc là việc làmthiết thực để giảm sự chênh lệch về ngôn ngữ giữa trẻ kinh với trẻ dân tộc

Văn học dành cho trẻ từ lâu đã trở thành dụng cụ hữu hiệu nhất giúp trẻ phát triển ngônngữ đồng thời qua đó giúp trẻ phát triển về cả mặt nhận thức và tình cảm xã hội cùng với

kỹ năng giao tiếp Chính vì vậy trẻ nghe đọc tác phẩm văn học (truyện, thơ, ca dao, tụcngữ…) sẽ giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ và nhiều vốn từ vựng, ngữ pháp phong phú vàđặc biệt trẻ cần được cung cấp kiến thức, kinh nghiệm giao tiếp hằng ngày với bạn bè, vàhàng xóm xung quanh nơi trẻ sinh sống, từ những hoạt động mang ý nghĩa thông quagiao tiếp sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn

Trang 8

Giáo án điện tử sẽ làm cho tiết học sinh động hơn, giúp trẻ hứng thú hơn khi hoạt độngnhưng xin các thầy cô (nhà giáo dục) lưu ý một điều đó là không nên lạm dụng công nghệthông tin quá mức khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học vì khi cho trẻ làm quen vớitác phẩm văn học thông qua sự truyền thụ của người kể (cô giáo) trẻ sẽ phát huy khảnăng tư duy tưởng tưởng ra các hình ảnh - nhân vật và mỗi trẻ sẽ có một hình ảnh khácnhau như vậy khi cho trẻ kể hoặc hình dung rồi miêu tả, vẽ lại hình ảnh… sẽ đa dạng,phong phú và sinh động Nhưng nếu khi cô miêu tả một nhân vật nào đó trong tác phẩmvăn học mà cô đưa hình ảnh qua máy tính lên thì tất cả các trẻ sẽ chỉ tập chung vào mộthình ảnh mẫu của cô và lúc này những hình ảnh trong đầu trẻ sẽ bị tan biến hết Như vậy

sẽ làm cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động

Dựa vào đặc điểm tình hình lớp, đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ kinh với trẻ dântộc thiểu số tôi đưa ra bảng khảo sát đánh giá so sánh giữa trẻ kinh với trẻ dân tộc kết quảnhư sau

Đối với trẻ dân tộc Kinh: 18 trẻ

Nội dung Xếp loại

Tốt Khá Đạt

- Nghe hiểu nội dung tác

phẩm văn học

6/18=33,3% 8/18=44,5% 4/18=22,2%

- Nghe và làm theo từ 3 lời

chỉ dẫn liên tiếp trở lên

Trang 9

Nội dung Xếp loại

- Nghe và làm theo từ 3 lời

chỉ dẫn liên tiếp trở lên

2.3 Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo dân tộc thiểu số qua làm quen với tác phẩm văn học.

2.3.1 Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ nhận thức cho bản thân.

Giúp cho bản thân có kiến thức, kỹ năng, tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ, nhất là bồi dưỡng lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số

Trang 10

Tìm hiểu đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ dân tộc thiểu số theo lứa tuổi Học tập ngôn ngữcủa dân tộc thiểu số (Cao Lan) để hiểu được nhu cầu, mong muốn của trẻ khi trẻ chưabiết thể hiện qua ngôn ngữ Tiếng Việt nhằm giúp đỡ trẻ.

Nắm chắc mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi trong chương trình giáo dục Mẫu giáonói chung và mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi của từng độ tuổi nói riêng, trong lĩnhvực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn dân tộc thiểu số

Căn cứ mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi của từng độ tuổi trong lĩnh vực phát triểnngôn ngữ và cho trẻ dân tộc thiểu số tôi chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, hìnhthức thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, lựa chọn phương pháp giáodục lấy trẻ làm trung tâm sao cho phù hợp hiệu quả, phát huy được tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của trẻ Tổ chức tốt môi trường vật chất và môi trường xã hội, tạo cơ hộicho trẻ được thực hành trải nghiệm, ứng dụng vào đời sống thực tiễn của trẻ Ngoài ra tôicòn thường xuyên theo dõi sự phát triển của trẻ dân tộc thiểu số qua phiếu theo dõi saumỗi chủ đề kết thúc, từ đó để điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hơp với từng đốitượng trẻ

Mần non nhất là sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục các độ tuổi, bồi dưỡngthường xuyên, đặc biệt là tài liệu hướng dẫn giáo viên chuẩn bị tiếng việt cho trẻ mẫugiáo vùng dân tộc thiểu số, để hiểu được mục đích, yêu cầu của chương trình

thân như: Thiết kế một hoạt động phát triển ngôn ngữ Tôi luôn phải đọc kỹ tác phẩm,phân tích kỹ nội dung của tác phẩm, đưa ra bài học gì qua tác phẩm, qua tác phẩm giáodục trẻ những nội dung gì, từ đó tôi đưa ra mục tiêu của hoạt động Tôi tìm và chọnnhững phương tiện hỗ trợ cho việc đưa tác phẩm đến với trẻ một cách dễ hiểu và hứngthú nhất sau đó tôi tiến hành làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động Từ mục đích,yêu cầu, chuẩn bị như trên tôi chọn những phương pháp hỗ trợ để tiến hành một hoạtđộng nhẹ nhàng mà gây được hứng thú cho trẻ bằng các phương tiện hỗ trợ như máy vitính, trò chơi, trao đổi, giao lưu tình cảm, cảm xúc với trẻ, gần gũi hơn với những trẻ dântộc thiểu số để trẻ tin tưởng và yên tâm vào cô Trẻ được lĩnh hội kiến thức với tâmtrạng vui vẻ phấn khởi như vừa trải qua một cuộc vui chơi đầy hấp dẫn

để không mắc phải những lỗi trên, tôi đã khắc phục bằng cách nhờ giáo viên chung lớpquay video lại tiết dạy của mình, tôi dùng dây dẫn kết nối với máy vi tính sau đó xem laitoàn bộ hoạt động của mình Những từ ngữ chưa mềm mại, chưa thuyết phục, chưa

Trang 11

truyền cảm tôi tự luyện tập ở mọi lúc mọi nơi và đã sửa được một số lỗi như dùng từ địaphương, nói chưa truyền cảm đã được đồng nghiệp đánh giá cao.

Khi đã hiểu biết đặc điểm tâm – sinh lý của trẻ dân tộc thiểu số kết hợp với kiếnthức, trình độ chuyên môn, nắm chắc các phương pháp, linh hoạt trong khi tổ chức đãgiúp trẻ dân tộc thiểu số hứng thú hơn và thích được trình bày mong muốn của mình vớitôi và các bạn trong lớp như: Thích được tự mình kể chuyện, đọc thơ, liên hệ kể về hoàncảnh sống hàng ngày của trẻ khi ở nhà

2.3.2 Biện pháp 2: Linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động có chủ đích.

dẫn, gợi mở giúp trẻ thu nhận kiến thức, kỹ năng, thái độ một cách có hệ thống lôgíc khicho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Để hoạt động có chủ đích đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan,cứng nhắc thì tôi thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt Hoạt động học làm quen với tácphẩm văn học đưa trẻ đến thế giới cổ tích, cuộc sống xung quanh (thơ, truyện, đồng dao)đến với trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau Các phương pháp, hình thức

đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế vàhạn chế nhất định Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học bản thân tôi lựachọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy, để thu hút sự tậptrung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao

Cụ thể: Tôi đưa trẻ vào trung tâm của quá trình hoạt động Phát huy tính tích cực của trẻ.Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp

Tôi dùng câu hỏi gợi mở để dẫn dắt trẻ, cho trẻ được thực hành trải nghiệm: đọc thơ,diễn kịch, trả lời câu hỏi của cô nhiều lần, cho trẻ được thảo luận nhóm, thảo luận vaichơi, giao tiếp và trình bày những nhận xét của bản thân mình về các nhân vật, tác phẩmvăn học

Ví dụ: Khi cho trẻ tự kể chuyện và hướng dẫn trẻ tập kể chuyện, tôi đã cho trẻ kểchuyện bằng nhiều cách khác nhau như: Tôi kể một đoạn rồi cho trẻ kể tiếp cho đến khikết thúc câu chuyện; tôi cho trẻ kể chuyện theo tranh về một câu chuyện dựa trên yếu tốtrực quan; kể chuyện sáng tạo dựa trên ý tưởng, vốn kinh nghiệm, sự tưởng tượng sángtạo của cá nhân trẻ Tôi thực hiện theo các bước sau:

Trò chuyện với trẻ để giúp trẻ chọn ý tưởng và nội dung câu chuyện

Đàm thoại với trẻ nhằm khơi gợi các hình ảnh liên quan đến nội dung câu chuyện

Cho trẻ tập kể chuyện: Tôi gọi từng trẻ lên kể vì mỗi trẻ có một cách kể chuyện riêng vàđặt tên cho câu chuyện của mình

Trang 12

Tôi kể sáng tạo nhưng không áp đặt cách kể của cô theo khuôn mẫu đối với trẻ.

Tôi khen ngợi, động viên, khuyến khích tất cả các trẻ tham gia vào hoạt động kểchuyện

Từ đó trẻ đưa ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, diễn đạt nhu cầu mong muốncủa mình với bạn và cô giáo Tôi thường xuyên quan tâm trao đổi, trò chuyện nhiều hơnvới trẻ dân tộc thiểu số liên hệ từ tác phẩm văn học với cuộc sống hàng ngày của trẻ,động viên, khuyến khích trẻ bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ nhẹ nhàng, thânthương mà gần gũi

Một yêu cầu đặt ra đối với tôi khi cho trẻ dân tộc thiểu số "Làm quen với tác phẩm vănhọc" là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hìnhthức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới câu từ phù hợp vì thế trước khi thực hiện một tiếtdạy "Làm quen với tác phẩm văn học " tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu

kỹ bài soạn Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc với chủ

đề Chuẩn bị tâm thế bằng cách tôi luyện đọc, kể tác phẩm văn học nhiều lần để câu từluôn chính xác, rõ ràng, giúp trẻ dễ hiểu, nhập tâm vào tác phẩm để truyền tình cảm củamình tới tất cả các học sinh trong lớp, đặt ra những tình huống sư phạm và nghiên cứutìm ra biện pháp giải quyết hữu hiệu nhất để trẻ vừa giải quyết được thắc mắc của bảnthân mà không cảm thấy khó chịu, ghi nhớ kiến thức

hợp, chuẩn bị đồ dùng khi trẻ tham gia kể sáng tạo: mũ, trang phục để trẻ được nhậpvai mình vào các nhân vật trong truyện kể lại bằng ngôn ngữ, hành động cho cô và cácbạn cùng nghe

Với tiết thơ: Tôi chuẩn bị bài thơ với tranh, hình ảnh động sáng tạo cho trẻ làm quen.Đầu tiên tôi đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe nhiều lần, cho trẻ đọc đi đọc lại nhiều lần theo

tổ, nhóm, cá nhân dưới nhiều hình thức: Luôn phiên theo tổ, to, nhỏ, nối tiếp Trong quátrình trẻ đọc tôi chú ý lắng nghe, quan sát, khen ngợi, động viên trẻ Chú ý đến trẻ dân tộcthiểu số: quan tâm trẻ, trao đổi, cho trẻ đọc đi đọc lại nhiều lần trước lớp, sửa sai cho trẻ Bài ca dao, đồng dao: Tôi chọn những bài phù hợp với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày,gần gũi với trẻ như “Xỉa cá mè” sau khi tôi cùng trẻ đọc nhiều lần khi trẻ đã thuộc, tôi chỉdùng nguyên hình ảnh rồi cho trẻ đọc theo trình tự hình ảnh đó hoặc cho trẻ vừa đọc vừagắn hình ảnh tương ứng và trình bày cảm xúc, thái độ của mình với tác phẩm văn học ấy

hứng thú cho trẻ Qua đó cũng phát huy được tính tái tạo và sáng tạo của trẻ khi cho trẻ

kể chuyện sáng tạo Để tạo hứng thú cho trẻ đạt hiệu quả cao tôi rèn luyện nghệ thuật lênlớp mọi lúc mọi nơi để ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn, mềm mại, chính xác để hấp dẫn trẻ

Trang 13

vào tiết học Trước khi vào bài tôi thường kể chuyện (dựa trên chủ đề) hoặc sáng tác thơ,

vè hay những trò chơi nhằm cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó

Qua những tiết hoạt động có chủ đích như vậy: Trẻ dân tộc thiểu số rất hứng thú,sôi nổi tham gia trả lời câu hỏi của tôi đưa ra, đồng thời trẻ đã biết sử dụng câu hỏi củamình để giải quyết những thắc mắc của bản thân, thích được thể hiện tình cảm, cảm xúccủa mình với tác phẩm văn học: “con thích nhân vật Cô Út vì cô Út có hiếu với mẹ” Trẻ đã biết kết hợp thảo luận, trao đổi với các bạn trong nhóm của mình: “mình thíchhoặc không thích nhân vật này vì nhân vật này có hiếu hay nhân vật này không yêuthương mẹ ”

2.3.3 Biện pháp 3: Khảo sát kỹ năng quan sát, nghe, nói, đọc của trẻ.

trẻ thường xuyên trong ngày, trong các hoạt động để trẻ được quan sát, nghe, nói, đọcmột cách đầy đủ Từ kết quả khảo sát đó tôi có kế hoạch xây dựng hệ thống kiến thức,câu hỏi sắp xếp thời gian bồi dưỡng cho những trẻ chưa đạt yêu cầu

Sau mỗi chủ đề kết thúc, tôi tổ chức khảo sát, đánh giá trẻ theo các bài tập với các

kỹ năng quan sát, nghe, nói đọc

Kỹ năng nghe và quan sát: Thì khi đàm thoại, giao tiếp với trẻ tôi dùng những lời nói nhẹ

nhàng, sinh động, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của trẻ giúp trẻ dễ hiểu và hình dung

ra vấn đề và có câu trả lời sẽ nhanh và chính xác hơn Thường xuyên giao tiếp, trao đổigần gũi với trẻ về cuộc sống hàng ngày đồng thời cung cấp thêm vốn từ cho trẻ Đặtnhiều câu hỏi đặc biệt là những câu hỏi gợi mở như: Ví dụ: Trong câu chuyện “TíchChu”, tôi đưa ra lời gọi của bà khi bà bị ốm “Tích Chu ơi lấy cho bà ngụm nước, bà khátquá” hỏi trẻ: Tiếng gọi này của ai? Trong câu chuyện gì? vì sao con biết? và cho trẻ tậpdiễn đạt lại giọng điệu, lời nói của bà Những câu hỏi về so sánh như “hai bức tranh này/hai nhân vật này giống và khác nhau ở chỗ nào?” và giành thời gian khuyến khích để trẻhứng thú tham gia trả lời Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, trân trọng câu hỏi và câu trả lờicủa trẻ

Giao bài tập cho trẻ bằng cách cho trẻ nghe một câu truyện, bài thơ trên đĩa máy vi tính(chỉ có lời, không có hình hoặc chỉ có hình mà không có lời) rồi đưa ra câu hỏi về tácphẩm văn học đó như: Cô con mình vừa được xem phim gì? Phim đó có những nhân vậtnào? Trong câu chuyện gì? Rồi tiến hành cho trẻ kể/ đọc tác phẩm văn học đó

Ví dụ: Tôi cho trẻ xem hình ảnh Chị Tấm đang cho bống ăn thì trẻ sẽ liên tưởng đến câuchuyện “Tấm Cám” và kể lại câu chuyện đó

Trang 14

Hoặc tôi trích dẫn một đoạn lời kể trong truyện “Tấm Cám” như “bống bống bang banglên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta ” trẻ sẽ nhớ lại nội dung câu chuyện đó và cho trẻ cùng

kể lại truyện

Sau khi khảo sát như vậy tôi thấy trong lớp vẫn còn những trẻ chỉ được ở mức “đạt” tôilại tiến hành bố trí thời gian, không gian và xây dựng kế hoạch, kiến thức bồi dưỡng thêmcho trẻ như vào các buổi chiều, giờ đón - trả trẻ để củng cố thêm kiến thức và vốn từ chotrẻ

Tôi còn dùng những hình ảnh sinh động để cuốn hút sự chú ý để kiểm tra trẻ: Những hìnhảnh về chủ đề, về tác phẩm văn học mà trẻ đã làm quen trên máy tính, tranh ảnh qua đóđàm thoại với trẻ để trẻ được khám phá và phát triển thêm vốn từ ngữ Tôi thường xuyênlàm những động tác vui, buồn thể hiện bằng nét mặt, cử chỉ rồi cho trẻ nhận xét, đoánxem đó là thể hiện tình cảm như thế nào và cho trẻ bắt chước làm lại có thể kèm theo một

số lời nhận xét, tả lại quá trình mà con làm như thế nào Cho trẻ quan sát hình ảnh có tính

hệ thống: từ gần đến xa và cho trẻ nhận xét về hình ảnh đó: hình ảnh ở gần - to hơn, hìnhảnh ở xa - nhỏ hơn

Gây sự chú ý của trẻ bằng các hình ảnh sinh động, hấp dẫn trên máy vi tính, tranh ảnh,sách, báo, lô tô, đặc biệt là những hình ảnh động để trẻ tập trung chú ý quan sát Cho trẻnghe, xem tranh ảnh, xem nhiều phim (tác phẩm văn học dưới hình thức phim) từ đó trẻquan sát được các cử chỉ điệu bộ khác nhau theo từng tình huống qua đó đàm thoại vớitrẻ để trẻ vừa phát triển ngôn ngữ: trẻ học câu, từ rất nhanh lại tăng nghe hiểu và khảnăng tư duy sáng tạo

Tôi thường cho trẻ đọc các bài thơ dưới nhiều hình thức: đọc đồng dao, đọc to- nhỏ, đọcluôn phiên theo tổ từ đó trẻ nghe được các âm thanh, ngữ điệu, giọng nói khác nhau và độ

to, nhỏ, nhanh, chậm của giọng nói, giọng đọc.Tôi thường xuyên mở rộng và liên hệ vớithực tế cuộc sống hàng ngày gần gũi với trẻ để trẻ tăng khả năng giao tiếp với cuộc sống

xã hội

Tôi thường sưu tầm những bộ phim, hình ảnh, làm giáo án điện tử trên máy tính cho trẻxem, trẻ khám phá kích thích sự tò mò ham hiểu biết của trẻ

Kỹ năng nói - đọc: Giúp trẻ nói - đọc mạch lạc, rõ ràng, tròn vành, rõ chữ, nói đủ câu,

không nói lắp, nói ngọng, dạy trẻ hiểu mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết bằng nhiềucách khác nhau: Tôi chú ý quan sát, lắng nghe khi trẻ thể hiện tác phẩm, nhận ra điểm sai

và sửa cho trẻ bằng cách cho trẻ đọc đi đọc lại nhiều lần Ví dụ như trong lớp có cháuQuốc Cường nói ngọng âm n thành âm l Khi đó tôi thường cho cháu đọc những bài thơ

có nhiều âm n và mỗi lần cháu đọc sai, tôi lại đọc lại hoặc cho bạn khác không bị ngọng

Ngày đăng: 30/10/2016, 18:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w