1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Giáo trình đại cương quản trị khu nghỉ dưỡng hồ huy tựu

216 4,4K 83

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 30,39 MB

Nội dung

LỜI GIỚI THIỆUKhái niệm khu nghi dưỡng hay resort đã không còn lạ lẫm với người Việt như những năm 90 của thế kỷ trước bởi vì sự phát triển mạnh mẽ của loại hình kinh doanh du lịch này ở

Trang 1

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUÙNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA K IN H TÊ

Giáo trình

Trang 2

B ộ GIẢO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KINH TẾ - «£*> QỊJ -

Trang 3

CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA BIÊN SOẠN CUỐN SÁCH

Đồng chủ biên: TS Hồ Huy Tựu

Trang 4

s o Lư ợ c VÈ TÁC GIẢ

TS Hồ Huy Tựu nhận bằng Tiến sĩ do Đại học Tromso Nauy cấp Ông hiện nay đang giữ chức vụ Phó trưởng khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang Chuyên môn chính của ông là hanh vi người tiêu dùng và marketing Nội dung chính ông phụ trách biên soạn trong giáo trình này là Chưcmg 3 (Marketing trong kinh doanh resort) và tham gia vào nội dung của hầu hết các chương trong cuốn giáo trình này Ông đã có thâm niên trên 20 năm giảng dạy và nghiên cứu với trên 40 công trình đã xuất bản Những bài báo nghiên cứu của ông được xuất bản trên nhiều tạp chí có uy tín trong và ngoài nước như Appetite, Journal of Consumer marketing, Asia Pacific Journal of marketing and Logistics, Austrilisian marketing Journal, Journal oi' Targeting, Measurement and Analysis for marketing, Tạp chí Phát triển Kinh tế tập trung vào các chủ đề ẩm thực của người tiêu dùng và hành vi

du khách Bạn đọc có thể liên hệ với TS Hồ Huy Tựu qua e-mail: tuu hohuy@yahoo.com hoặc hohuytuu@gmail.com

TS Lê Chí Công nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Ông hiện là Trưởng bộ môn Quản trị du lịch, khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang Chuyên môn chính của ông là quản trị chiến lược và quản trị kinh doanh du lịch Nội dung chính ông phụ trách biên soạn trong giáo trình này là Chương 2 (Hoạch định và đầu tư xây dựng resort), Chương 7 (Quản trị dịch vụ bổ sung trong resort) và tham gia vào nội dung của hầu hết các chương còn lại Ông đã có thâm niên trên 10 năm giảng dạy và nghiên cứu Nhiều bài báo nghiên cứu cửa ông được đăng trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước như Food Quality and Preference, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tạp chí Du lịch tập trung vào các chủ đề ẩm thực và điểm đến Bạn đọc có thể liên hệ với TS Lê Chí Công qua e-mail: hcong80@yahoo.com

ThS Nguyễn Thị Hồng Đào, ThS Phan Kim Liên, ThS Lê Trần Phúc

và ThS Nguyễn Thị Hồng Trâm là các giảng viên bộ môn Quản trị Du lịch, khoa Kinh tế, Đại học Nha Trang Mỗi tác giả lần lượt là phụ trách chính trong việc biên soạn các Chương 1, 3, 5 và 8 gắn liền với chuyên môn và kinh nghiệm của hụ trong công tác đào tạo bậc đại học cho sinh viên ngành

du lịch

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC - V

DANH MỤC BIẾU BẢNG xỉv DANH MỤC HÌNH VÀ s ơ ĐÒ xiv DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT XV

LỜI GIỚI THIỆU 1 CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VÈ RESORT VÀ KINH DOANH RESORT 5

1.1 Những vấn đề chung về resort 5

1.1.1 Khái niệm resort 5

1.1.2 Khái quát lịch sử phát triển loại hình resort 7

1.1.3 Các loại hình resort 9

1.1.3.1 Phân loại theo vị trí của resort 9

1.1.3.2 Phân loại theo mức độ đầu tư 10

1.1.3.3 Phân loại theo tiêu chí môi trường 12

1.1.3.4 Phân loại theo đối tượng khách phục vụ 13

1.1.3.5 Phân loại theo thời gian hoạt động 14

1.1.4 Đặc điểm của resort 15

1.1.4.1 Đặc điểm về vị t r í 15

1.1.4.2 Đặc điểm về kiến trúc 15

1.1.4.3 Đặc điểm về sản phẩm 16

1.1.4.4 Đặc điểm về tổ chức lao động 17

1.1.5 Phân biệt giữa khách sạn và resort 17

1.1.6 Những lợi thế và hạn chế của loại hình resort 19

1.1.6.1 Lợi thế 19

1.1.6.2 Hạn chế 19

1.2 Kinh doanh resort 20

1.2.1 Khái niệm kinh doanh resort 20

Trang 6

1.2.2 Đặc điểm của kinh doanh resort 21

1.2.2.1 Kinh doanh resort phụ thuộc vào tài nguyên du 1 ịch tại các điểm du lịch 21

1.2.2.2 Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn 22

1.2.2.3 Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp c a o 23

1.2.3.4 Kinh doanh resort chịu sự tác động của một số qiuy luật 24

1.2.3 Ý nghĩa của sự phát triển hoạt động kinh doanh resort 24

1.2.3.1 Ý nghĩa kinh tế 24

1.2.3.2 Ý nghĩa xã hội 26

1.2.3.3 Ý nghĩa môi trường 26

Câu hỏi ôn tập chương 1 28

Tài liệu tham k hảo 29

CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỤNG RESORT « 31

2.1 Hoạch định trong resort —31

2.1.1 Khái niệm công tác hoạch định trong resort 31

2.1.2 Phương pháp (công cụ) hoạch định trong resort 33

2.1.2.1 Phương pháp hoạch định resort theo quá trình 33

2.1.2.2 Phương pháp hoạch định resort theo chức năng 34

2.1.2.3 Phương pháp hoạch định resort theo chuẩn m ự c 35

2.2 Đầu tư trong resort 37

2.2.1 Khái niệm và phân loại 37

2.2.1.1 Khái niệm 37

2.2.1.2 Phân loại đầu tư trong resort 38

2.2.2 Các phương thức đầu tư trong resort 38

2.2.2.1 Đầu tư xây dựng m ới 38

22.2.2 Đầu tư nâng cấp, sửa chữa, hiện đại hóa resort 40

2.2.23.Đầu tư mua lại resort có sẵn để đưa vào kinh do»anh 40

Trang 7

2.2.2.4 Đầu tư thuê lại resort có sần để kinh doanh 41

2.2.3 Thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng resort 41

2.2.3.1 Thẩm định sư bộ dự án đầu tư resort (thẩm định tiền khả thi) 42

2.2.3.2 Thẩm định dự án đầu tư resort (thẩm định tính khả thi) 43

2.2.4 Quản lý dự án đầu tư xây dựng resort 48

2.2.4.1 Vòng đời của dự án đầu tư xây dựng resort 48

2.2.4.2 Quản lý các giai đoạn trong chu kỳ dự án đầu tư xây dựng resort 48

Câu hỏi ôn tập chương 2 51

Tài liệu tham khảo 52

CHƯƠNG 3: MARKETING TRONG KINH DOANH RESORT 53 3.1 Khái niệm marketing, marketing du lịch và khu resort 53

3.1.1 Sơ lược về các quan niệm marketing 53

3.1.2 Khái quát về marketing dịch vụ, marketing du lịch và marketing khu resort 54

3.1.2.1 Marketing dịch vụ 54

3.1.2.2 Marketing du lịch 56

3.1.2.3 Marketing resort 58

3.2 Những thay đổi trong nhu cầu toàn cầu ảnh hưởng đến marketing resort 59

3.2.1 Các kỹ năng mới 59

3.2.2 Mạo hiểm và khám phá thách thức 59

3.2.3 Nghỉ ngơi và thư giãn 60

3.2.4 Sự phấn khích và giải trí 60

3.2.5 Sức khỏe và sự minh m ẫn 60

3.2.6 Sự dư thừa tiền bạc và thời gian nhàm ch án 60

3.2.7 Ý thức môi trường 61

Trang 8

3.2.8 Đầu tư cá nhân 61

3.2.9 Các resort lưu động 62

3.2.10 Sự thay đổi công nghệ lữ hành 62

3.3.11 Marketing Online 63

3.2.12 Sự tiến bộ trong công nghệ sản phẩm 63

3.2.13 Kỹ năng quản trị 63

3.2.14 Cạnh tranh 64

3.3 Chiến lược kinh doanh và marketỉng resort 65

3.3.1 Quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh resort 65

3.3.2 Phân tích cung - cầu đối với khu resort 67

3.3.2.1 Phân tích cầu - Lý thuyết chu kỳ vòng đời hộ gia đình (FLC ) <68 3.3.2.2 Phân tích cầu - Phân khúc theo lối sống <69 3.3.2.3 Phân tích cung Lý thuyết chu kỳ sống sản phẩm -Lý thuyết chu kỳ sống vùng du lịch 69

3.3.2.4 Phân tích cung - Lý thuyết lợi thế cạnh tranh 70

3.3.3 Xác định chiến lược kinh doanh chủ đ ạo 70

3.3.4 Thiết kế cung ứng giá t r ị 72

3.3.5 Hoạch định chiến lược marketing resort 74

3.3.5.1 Phân tích môi trường marketing 75

3.3.5.2 Xác lập mục tiêu marketing 76

3.3.5.3 Xây dựng chiến lược marketing - m ix 76

3.3.5.4 Thực thi chiến lược 83

3.3.5.5 Giám sát và hiệu chỉnh chiến lược 83

3.4 Một số vấn đề khác trong marketing resort -.84

3.4.1 Marketing địa phưong 84

3.4.2 Marketing cụm 87

3.4.3 Marketing hướng đến sự thay đổi nhấn mạnh sản phẩm 89

Trang 9

3.4.4 Marketing theo mùa vụ 90

3.4.5 Xây dựng thương hiệu resort 91

3.4.6 Marketing và quản trị dịch vụ trong resort 94

Các câu hỏi ôn tập chương 3 96

Tài liệu tham khảo 97

CHƯƠNG 4: TỎ CHÚC Bộ MÁY VÀ NHÂN L ự c TRONG RESORT 99

4.1 Các nguyên tắc chủ đạo của cơ cấu tổ chức quản trị resort 99

4.1.1 Thứ bậc quản lý 99

4.1.2 Tính thống nhất trong quản lý và điều hành 101

4.1.3 Sự ủy quyền 101

4.2 Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của resort 102

4.2.1 Các yếu tố của cơ cấu tổ chức 103

4.2.1.1 Chuyên môn hoá công việc 103

4.2.1.2 Bộ phận hoá (thiết lập thành lập các bộ phận) 105

4.2.1.3 Quyền hạn 108

4.2.1.4 Phạm vi kiểm soát 109

4.2.2 Mô hình tổ chức bộ máy của resort 111

4.2.2.1 Tổng Giám đốc resort 112

4.2.2.2 Phó Tổng Giám đốc hoặc giám đốc thường tr ự c 119

4.2.2.3 Bộ phận nhân sự .120

4.2.2A Bộ phận tiếp thị và thương v ụ 120

4.2.2.5 Bộ phận kế toán - tài chính 121

4.2.2.6 Bộ phận kinh doanh ẩm thực 122

4.2.2.7 Bộ phận Quản gia .124

4.2.2.8 Bộ phận Lễ Tân (Tiền sảnh) 126

4.2.2.9 Bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung 126

4.2.2.10 Bộ phận Bảo t r ì 126

4.2.2.11 Bộ phận Bảo v ệ 127

Trang 10

4.2.2.12 Bộ phận Cảnh quan 12 7 4.2.2.13 Bộ phận Môi trường 12 7

Câu hỏi ôn tập Chương 4 12;8 Tài liệu tham khảo 12 9 CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ DỊCH v ụ LƯU TRÚ TRONG RESORT _131

5.1 Tầm quan trọng của kỉnh doanh dịch vụ lưu trú của resort 131

5.1.1 Đóng góp doanh thu cao nhất ứên tổng doanh thu của resort 13 1 5.1.2 Đại diện trong tiếp xúc trực tiếp và phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách 132

5.1.3 Cung cấp các số liệu dự báo đầu vào quan trọng cho nhà quản lý và các bộ phận khác trong resort 133

5.2 Tổ chức bộ phận kinh doanh lưu trú trong resort 134

5.2.1 Mô hình tổ chức bộ phận kinh doanh lưu trú trong resort 134

5.2.2 Vai trò của từng bộ phận kinh doanh lưu trú trong resort 135

5.2.2.1 Bộ phận quản g ia 135

5.2.2.2 Bộ phận lễ tâ n 135

5.2.2.3 Bộ phận bán hàng 138

5.3 Các hoạt động kinh doanh lưu trú của resort 139

5.3.1 Các loại phương tiện dành cho lưu trú trong resort 139

5.3.1.1 Cơ sở lưu trú 139

5.3.1.2 Các tiện nghi trong phòng 140

5.3.1.3 Cung cách phục vụ 140

5.3.2 Các phương pháp bán phòng trong resort 141

5.3.2.1 Phương pháp bán phòng truyền thống 141

5.3.2.1.1 Trong việc tính tiền 141

5.3.2.1.2 Trong chế độ phục vụ 141

5.3.2.2 Hình thức sở hữu kỳ nghỉ 142

5.3.2.3 Hình thức trao đổi kỳ nghỉ 143

Trang 11

5.3.2.4 Hình thức mua quyền sở hữu một p h ầ n 144

5.3.3 Một số dịch vụ cộng thêm do bộ phận lưu trú đảm trách 144

5.4 Kỹ năng đánh giá của ngưòi quản lý khối lưu trú và tiếp thị 145

5.4.1 Đánh giá về đối tượng khách 145

5.4.2 Đánh giá về lý do đi nghi cúa khách 146

5.4.3 Đánh giá về ảnh hưởng của tinh thời vụ đối với khu nghỉ dưỡng 146

5.4.4 Đánh giá về khuynh hướng nghỉ dưỡng mới của khách 147

Câu hỏi ôn tập chương 5 149

Tài liệu tham khảo 149

CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ DỊCH v ụ ẨM THựC TRONG RESORT 151 6.1 Tầm quan trọng của kinh doanh ẩm thực trong resort 151

6.1.1 Tạo ra tính khép kín trong chu trình phục vụ khách nghỉ dưỡng tại resort 151

6.1.2 Đóng góp lớn cho tổng doanh thu của resort nếu biết khai thác 152

6.1.3 Phát huy được lợi thế cạnh tranh nếu biết khai thác các món ăn dân tộc 152

6.2 Đặc trưng của dịch vụ ẩm thực trong resort 153

6.2.1 Món ăn ngon và mang tính thẩm mĩ cao 153

6.2.2 Hình thức và khung cảnh phục vụ rất đa dạng 154

6.2.3 Thực đơn được xây dựng tỉ m ỉ 155

6.3 Đặc tính của bợ phận kinh doanh ẩm thực trong resort 156

6.3.1 Khá đông nhân viên 156

6.3.2 Có sự đan xen nhiều hoạt động 156

6.3.3 Phức tạp trong quản lý 157

6.4 Tổ chức bộ phận ẩm thực trong resort 157

6.4.1 Sơ đồ tổ chức thường thấy của bộ phận Ấm thực trong resort 3 sao 157

Trang 12

6.4.2 Sơ đồ tổ chức thường thấy của bộ phận Âm thực trong resort

4-5 sao 158

6.5 Một số khuynh hướng mới trong thưởng thức ẩm thực 162

6.5.1 Trải nghiệm ẩm thực m ới 162

6.5.2 Bữa ăn có cơ cấu hàm lượng chất cân bằng 162

6.5.3 Ăn uống có lợi cho sức khỏe 163

6.5.4 Sử dụng thực phẩm sạch 163

Câu hỏi ôn tập chương 6 164

Tài liệu tham khảo 164

CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ DỊCH v ụ BỎ SUNG TRONG RESORT _ 165 7.1 Dịch vụ và đặc điểm dịch vụ bổ sung trong kỉnh doanh tại resort 165

7.1.1 Dịch vụ bổ sung 165

7.1.2 Đặc điểm dịch vụ bổ sung 166

7.2 Xu hướng thay đỗi nhu cầu của du khách đối với dịch vụ bổ sung tại resort 169

7.3 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong kinh doanh resort 171

7.3.1 Spa và mát x a 171

7.3.2 Tắm trị liệu 172

7.3.3 Tắm Sauna 173

7.3.4 Dịch vụ waxing và peeling 174

7.4 Dịch vụ vui chơi giải t r í 175

7.4.1 Casino 175

7.4.2 Trò chơi thể th ao 176

Câu hỏi ôn tập chương 7 177

Tài liệu tham khảo 178

Chương 8: QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG TRONG RESORT _ 179 8.1 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường 179

Trang 13

8.2 Quản trị môi trường trong kinh doanh resort 180

8.2.1 Mục tiêu và yêu cầu của quản trị môi trường resort 180

8.2.2 Tính cấp thiết của quản trị môi trường resort 181

8.2.3 Tính đối ngẫu của phát triển bền vừng cho kinh doanh resort 182 8.3 ứng dụng các nguyên tắc phát triển bền vững 184

8.3.1 Phưcmg pháp sức tài môi trường 185

8.3.2 Phưorng pháp giới hạn chấp nhận sự thay đổi 187

8.3.3 Phưcmg pháp quản trị tác động của khách thăm quan 190

8.4 Quy trình ứng dụng quản trị môi trường vào resort 191

8.4.1 Các bước đi cho quản lý môi trường tại resort 191

8.4.2 ứng dụng vào hoạt động quản trị resort 192

8.4.2.1 Một sổ nội dung cam k ế t 192

8.4.2.2 Những hành động đi kèm 193

8.4.3 Một số danh mục đối chiếu để xác định biện pháp 193

8.5 Các lựa chọn phưong pháp quản trị thay thế 194

8.6 Thái độ trách nhiệm của người quản lý 196

Câu hỏi ôn tập chương 8 198

Tài liệu tham khảo 198

Trang 14

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1 Phân loại đầu tư resort 39

Bảng 4.1 Mười vai trò của một Tổng Giám đố c 114

Bảng 4.2 Yêu cầu công việc và vai trò quản lý của Tổng Giám đốc 115

Bảng 8.1 So sánh giữa cách tiếp cận hoạch định và kinh doanh 182

Bảng 8.2 Quá trình hoạch định LAC với bốn chức năng của quản trị hiệu quả 188

DANH MỤC HÌNH VÀ s ơ ĐỒ Hình 2.1 Hoạch định kinh doanh khu nghỉ dưỡng theo quá trinh 36

Hình 3.1 Các cấp độ marketing địa phương (Kotier và cộng sự, 1993) , 8 6 Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức điển hình ở resort 113

Hình 5.1 Mô hình tổ chức bộ phận kinh doanh lưu trú 135

Hình 6.1 Dịch vụ ẩm thực tại Ninh Van Bay Six Senses 155

Hình 6.2 Sơ đồ bộ phận ẩm thực trong resort 3 sao 158

Hình 6.3 Sơ đồ bộ phận ẩm thực trong resort 4-5 sa o 160

Sơ đồ 8.1 Sức chứa (Glasson, Godfrey và Goodey, 1995) 187

Trang 15

DA NH M Ụ C C H Ữ V I Ế T T Ắ T

Matrix

Ma trận đánh giá các yếu

tố môi trường bên ngoài

Scheme

Hệ thống kiểm soát và quản lý môi trường

đình

Matrix

Ma trận đánh giá các yếu

tố môi trường bên trong

I R R Internal R ate o f Return Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

Trang 16

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

Cycle

Vòng đời dự án

sản phẩm

Trang 17

LỜI GIỚI THIỆU

Khái niệm khu nghi dưỡng hay resort đã không còn lạ lẫm với người

Việt như những năm 90 của thế kỷ trước bởi vì sự phát triển mạnh mẽ của

loại hình kinh doanh du lịch này ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước Tuy

nhiên, trong suy nghĩ của nhiều người, resort chang qua cũng chỉ như một

loại khách sạn hay nhà nghi cao cấp Sự thật, có sự khác biệt khá nhiều giữa

kinh doanh resort so với các loại hình kinh doanh lưu trú khác, từ kiến trúc

và xây dựng cơ sở hạ tầng, khác biệt trong xây dựng sản phẩm, khác biệt

trong cách bán phòng, trong thái độ phục vụ, trong các dịch vụ, với bản

chất mang tính động hơn rất nhiều

Để kinh doanh resort có hiệu quả, các nhà kinh doanh resort phải có

kiến thức quản trị kinh doanh du lịch nói chung và kiến thức về resort nói

riêng Ở trưởng đại học trong hệ thống kiến thức và kỹ năng mà sinh viên

ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần được trang bị, kiến thức và kỹ

năng về kinh doanh resort có một vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng

Quản trị kinh doanh khu nghỉ dưỡng là môn học giảng dạy chính cho

chuyên ngành đào tạo Quản trị dịch vụ du lịch và lừ hành cũng như chuyên

ngành Quản trị kinh doanh khách sạn trong thời gian tới Môn học trang bị

lý luận, phương pháp luận nhưng đồng thời lại có tính nghiệp vụ giúp người

học hình thành năng lực quản lý kinh doanh, kỹ năng tác nghiệp cho sinh

viên trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, lừ hành và quản trị kinh doanh khách

sạn Kiến thức cơ bản chung về quản trị kinh doanh resort, phát triển loại

hình kinh doanh này, kỳ năng cần thiết liên quan đến quản trị nhân sự, quy

trình điều hành một khu nghỉ dưỡng, công tác marketing, quản trị dịch vụ

chính và dịch vụ bổ sung1 cùng với phương pháp trang bị trong môn học

này là sự kế thừa và phát triển các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành

ngày 15/01/2014 của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao Du

Trang 18

du lịch đã được trang bị trước đó như: kinh tế du lịch, quản trị kinh doanh khách sạn, quản trị kinh doanh nhà hàng, quản trị ẩm thực, quản trị chất lượng dịch vụ.

Nội dung của cuốn sách bao gồm 8 chương Mồi chưong của cuốn sách được viết ra dựa trên sự tham khảo cẩn thận các sách, giáo trình chuẩn của các trường đại học chuyên về du lịch ở nước ngoài, các công trình xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín, đồng thời tham khảo các tài liệu liên quan từ các nhà khoa học và quản trị du lịch trong nước Vì vậy, nhóm tác giả kỳ vọng nội dung của cuốn sách sẽ cung cấp những kién thức

bổ ích cho bạn đọc, đặc biệt hữu ích đối với những ai có mơ ước hoặc đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh resort Nội dung về quản trị kinh doanh resort là rất đa dạng và liên tục được cập nhật, trong cuốn sách này, nhóm tác giả không kỳ vọng bao quát hết mọi góc cạnh của khoa học này, mà chỉ chú trọng vào những chủ đề cốt lõi, nền tảng, tạo tiền đề cho bạn đọc có thể

tự nghiên cứu xa hơn những chủ đề quan tâm sâu Mỗi một chương được viết ra là kết quả của sự cộng tác của một nhóm giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm tại bộ môn Quản trị Du lịch, khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang, bạn đọc quan tâm có thể liên hệ với từng thành viên biên soạn theo các thông tin cá nhân được cung cấp ở phần đầu cuốn sách này

Mỗi cuốn sách đều có cấu trúc nội dung riêng của nó và không phải nội dung nào bạn đọc cũng quan tâm Vì vậy, sẽ tốt hơn cho bạn đọc lướt qua nội dung chính của các chương và quyết định nên đọc cái gì là hữu ích nhất đối với mình

Nếu bạn là người chưa có kiến thức gì về resort, chương 1 sẽ cung cấp kiến thức tổng quan về resort và kinh doanh resort, từ lịch sử hình thành và phát triển loại hình resort ở các vùng khác nhau trên thế giới, xu hướng phát triển chung của resort ngày nay, cho đến hiểu biết cơ bản về các loại hình resort, các đặc điểm cơ bản của nó Chương này cũng giúp bạn phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa resort và khách sạn, nhà nghỉ, chỉ ra những lợi thế và hạn chế của loại hình resort như thế nào Cuối cùng, nó cũng trang bị các kiến thức cơ bản về kinh doanh resort ra sao

Trang 19

Với những ai quan tâm đến việc khới nghiệp kinh doanh resort, chưcmg 2 bàn về công tác hoạch định và đầu tư xây dựng resort là rất hữu ích Nó trang bị cho bạn những nền tảng về nội dung của công tác hoạch định trong kinh doanh resort, chỉ ra các phương thức đầu tư trong kinh doanh resort, cũng như đánh giá tính khả thi của dự án và quản lý dự án đầu

tư phát triển resort

Cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, khách hàng ngày nay giữ vai trò quyết định đến sự sống còn của resort Tính phức tạp và đa dạng của khách hàng resort đòi hỏi người làm kinh doanh resort không những có hiểu biết về marketing chung, mà còn nắm vừng những đặc thù trong markting resort Nội dung của chương 3 sẽ đáp ứng mong muốn của bạn đọc về chủ

đề này Chương này cung cấp các đặc thù của marketing dịch vụ, du lịch và resort Nó cũng bàn luận các thay đổi xã hội và các xu hướng nhu cầu mới ảnh hưởng đến kinh doanh resort Một nội dung quan trọng của chương này

đề cập đến xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing của resort, xây dựng và thực thi chiến lược marketing Cuối cùng, một số vấn đề marketing cụ thể khác của resort được bàn luận

Chương 4 được bắt đầu bằng các nguyên tắc chủ đạo của cơ cấu tổ chức quản trị tại resort, các mô hình tồ chức bộ máy tại resort và các chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức tại resort sẽ được trình bày Vì vậy, bạn đọc quan tâm đến chủ đề quản trị nhân lực và tổ chức

bộ máy điều hành toàn bộ hoạt động của resort nên đọc chương này

Quản trị dịch vụ lưu trú trong resort là chủ đề bàn luận chính của chương 5 Nó mô tả tầm quan trọng của việc kinh doanh dịch vụ lưu trú trong khu nghỉ dưỡng và vai trò của cấu tổ chức bộ máy nhân sự và chức năng nhiệm vụ chính của bộ phận kinh doanh lưu trú Quan trọng hơn, chương này mô tả các hoạt động kinh doanh lưu trú có trong resort cũng như các kỹ năng đánh giá của người quản lý khối lưu trú và tiếp thị về tính mùa vụ, đối tượng và xu hướng nghỉ dưỡng mới của khách Đây là chủ đề cốt lõi mà bạn đọc không nên lướt qua

Tiếp nối với quản trị dịch vụ lưu trú, chương 6 phân tích tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh ẩm thực trong resort với vai trò là một dịch

Trang 20

vụ căn bản, không thể thiếu trong tổng thể dịch vụ Nội dung chương còn thảo luận các đặc trưng của dịch vụ ẩm thực và bộ phận kinh doanh ẩm thực trong resort, phân biệt với các loại hình ẩm thực khác và phác họa những nét

cơ bản về sơ đồ tổ chức của bộ phận ẩm thực trong resort Chương 7 luận bàn đến quản trị dịch vụ bổ sung trong kinh doanh resort Chương này bắt đầu với việc giới thiệu dịch vụ và đặc điểm dịch vụ bổ sung trong kinh doanh resort Tiếp đến các xu hướng thay đổi nhu cầu của khách đối với dịch vụ bổ sung cũng được phân tích Sau cùng, hai nhóm dịch vụ bổ sung

đã được chỉ ra cho các khu nghĩ dưỡng lựa chọn trong quyết định đầu tư kinh doanh thành công

Cuối cùng, cuốn sách này kết thúc với chương 8 bàn về quản trị môi trường trong resort Nó giải thích tại sao việc quản trị môi trường trong resort là quan trọng, các quan điểm về quản trị môi trường trong resort, mô

tả quy trình cơ bản ứng dụng việc quản trị môi trường vào resort và thái độ

có trách nhiệm của người quản lý đối với môi trường trong resort Bạn cần nhớ rằng sẽ không có resort nào có thể đứng vững khi bị đánh giá là không sạch sẽ cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này Thực hiện quản trị môi trường trong resort không phải là điều đơn giản mà đòi hỏi nhà quản trị phải nắm đầy đủ các quy định chung về quản lý môi trường, đồng thời phải thiết lập các quy định và chuẩn mực riêng về môi trường của resort Môi trường resort có thể đóng góp để tạo nên điểm khác biệt độc đáo của nó so với các loại hình nghỉ dưỡng khác Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu không đọc cẩn thận chủ

đề này để hướng đến một resort thành công và phát triển bền vững

Sau cùng, nhóm tác giả biên soạn cũng lưu ý rằng, kiến thức của quản trị kinh doanh resort không chì bao gồm nội dung của 8 chương trong cuốn sách này Nó đơn giản chỉ mới đặt ra những nền tảng cơ bản để bạn đọc làm quen với lý luận và thực hành về quản trị kinh doanh resort Hơn nữa, cuốn sách lần đầu tiên được biên soạn, chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót, rất mong bạn đọc đón nhận và góp ý để lần tái bản sau cuốn sách trở nên hoàn thiện hơn, đáp ứng được kỳ vọng cao hơn của độc giả

Đại diện nhóm tác giả TS Huy Tựu

Trang 21

CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN VÈ RESORT VÀ KINH DOANH RESORT

Thành công hay that hại trong kinh doanh là do thái độ trong suy nghĩ

nhiều hơn là khả năng suy nghĩ Walter Scott

triền của loại hình resort, các cách phân loại resort và những đặc

diêm của resort Nó cũng đưa ra về sự khác nhau giữa

khách sạn và resort - hai loại hình trú cao cấp Đe từ đó, bàn luận

theo, chương nói về kinh doanh resort thông qua thảo luận khái niệm

hội và môi trường.

1.1 Những vấn đề chung về resort

1.1.1 Khái niệm resort

Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đời sống tinh thần của con người

càng được nâng cao Nhưng sự phát triên cũng làm gia tăng áp lực cuộc

sổng và vì vậy có được một khoảng thời gian, một không gian đề nghỉ ngơi,

thư giãn và lấy lại cân bằng trong cuộc sống trở thành nhu cầu bức thiết Sự

ra đời của resort đã đáp ứng nhu cầu này của con người

Khởi thủy của khái niệm “resort” là nơi chữa bệnh Lâu dần resort đã

trở nên không còn độc quyền cho người chữa bệnh nữa mà dành cho những

du khách Trong tiếng Anh, resort là một thuật ngừ dùng để chỉ một mô hình

lưu trú du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp và thư giãn đa dạng, gắn liền với cảnh

quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên Theo Wikipedia, resort được định

nghĩa là nơi được sử dụng để thư giãn hoặc giải trí, thu hút du khách đến để

Trang 22

tận hưởng kì nghỉ hoặc du lịch Resort thường được quy hoạch thành khu

thương mại khép kín, trong đó cung cấp hầu hết mong muốn của du khách,

từ thức ăn, đồ uống, chỗ ở, nơi tập thể thao, vui chơi giải trí và mua sắm

Thuật ngữ này đôi khi được sử dụng để chỉ một khách sạn đáp ứng đầy đủ

các tiêu chí nghỉ dưỡng, đặc biệt là vui chơi giải trí của du khách Đối với

một resort, tính năng chủ yếu nhất là lưu trú chứ không phải một tổ hợp

thương mại

Còn Peter Murphy, trong một nghiên cứu về ngành giải trí và khoa

hút, tổ chức và làm thỏa mãn những kỳ nghỉ có kể hoạch của du khách,

những mục tiêu này đòi hỏi một sự quản lý chiến lược với thị trường mục

tiêu rõ ràng và quan trọng nhất resort phải tạo ra được những nghiêm

khác biệt cho du khách

Cũng nghiên cứu về resort, hai nhà du lịch học người ú c - Emst và

Young đã viết rằng '‘‘‘Resort trước tiên là cung cấp sản phẩm lưu ăn

uống, vui chơi giải trí và điều dưỡng Nhưng gần đây lại đóng một trò

mới Đó là tạo cơ hội cho các khách gặp nhau tình cờ kết thân với nhau,

nối mạng xã hội

Thực tế trên chỉ ra rằng, khái niệm resort chưa được định nghĩa thống

nhất và xây dựng thành tiêu chuẩn xếp hạng nhưng có thể hiểu “Resort là

loại hình khách sạn được xây dựng độc lập thành khối hoặc thành quần thể

gồm các biệt thự, căn hộ du lịch,bãng-ga-lâu (bungalow) ở khu vực có

cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu nghỉ dưỡng, giải và thăm

Như vậy, theo thời gian, quan niệm về resort đã được mở rộng cùng

với trình độ nhận thức và nhu cầu của du khách Nó không còn là nơi ở để

(1) Cung cấp nơi ở hiện đại, với các thiết bị cao cấp, không khí trong

lành để tạo sự thoải mái

(2) Cung cấp sản phẩm ăn uống đa dạng, mang đậm yếu tố bản địa để

khách vừa nghỉ dưỡng, vừa khám phá ẩm thực địa phương

Trang 23

(3) Cung cấp đa dạng dịch vụ vui chơi giải trí độc đáo đế mang lại sự thư thái.

(4) Cung cấp hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khỏe phong phú để làm đẹp và phục hồi sức khỏe

(5) Cung cấp một phong cách phục vụ chuyên nghiệp phù hợp với từng cá tính khách hàng, đế họ luôn có cảm giác được chăm sóc ân cần, tỉ

mi và được coi trọng

1 1.2.Khái quát lịch sử phát triển loại hình resort

Lịch sử hình thành và phát triển resort trên thế giới là một quá trình dài và nhiều biến đổi Hình thức khởi thủy của resort là những bồn tắm từ thời La Mã, được xây dựng chủ yếu để thư giãn và tắm chung, một thú vui

ưa thích của các tầng lóp xã hội thời kỳ này Lúc đó, một bồn tắm chung thuồng rất nhỏ, trang trí khiêm tốn, được xây dựng chia làm hai loại: loại cho nam và loại cho nữ Sau đó, diện tích của các bồn tắm dần được mở rộng, thiết kế hấp dẫn bằng đá quý cẩm thạch

Vào khoảng thế kỷ XIV, người ta đã xây dựng các điểm vật lý trị liệu

Ý tưởng này ra đời bởi Colin Le Loup, khi ông điều trị bệnh dài ngày trên một; con suối nóng giàu chất sắt ở gần Liege, Vương quốc Bỉ Từ đó, một thị trấni mới ra đời và trở thành điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực Đến thế

kỷ XVIII, giám mục địa phận Liege trở thành vị giám quản vùng Spa đã cho xây dựng hai cơ sở vui chơi giải trí về đêm, gọi là “Casino” đầu tiên ở châu Âu* lấy tên là Redoute và Vaux-Hall Từ đó Spa trở nên nổi tiếng Từ một địa danh thuộc vùng núi Ardennes của Bi, Spa đã trở thành danh từ chung

để chi loại hình tắm suối khoáng hoặc tắm trong hồ nóng Sự phát triển Spa

đã ínhanh chóng lan rộng sang Anh, làm dấy lên phong trào nghỉ dưỡng trong giới quý tộc và tư sản Vua Charles đệ nhị đã thường xuyên đến các thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng của thời kỳ này như: Tunbridge Wells, Harrogate, Bath và Buxton

Từ thế kỉ XIX, Thụy Sĩ trở thành điểm đến lý tưởng về du lịch nghỉ dưcýng nhờ được thiên nhiên ưu đãi vói nhiều núi non, hồ và suối nước nónig Các cơ sở nghỉ dưỡng ở Zurich và quanh hồ Lucerne phát triển thêm

Trang 24

nhiều dịch vụ bổ sung như nhà hàng cao cấp, phòng khiêu vũ, phòng chơi Billard, phòng chơi bài, nhà hát

Đến cuối thế kỷ XX, các nhà đầu tư bắt đầu xây dựng các khu nghỉ dưỡng giữa rừng để phục vụ săn bắn (ở châu Phi) hay ở sa mạc (xứ Jordan hay ở Tân Cương - Trung Quốc) Từ đó, Spa không nhất thiết phải cần suối khoáng tự nhiên nữa Người ta đã xây bể ngâm với nước nóng pha với các loại khoáng tổng hợp, rồi dùng các vòi phun áp lực để tắm Hầu hết các khu nghỉ dưỡng trên thế giới đều có bế tắm nước khoáng tự nhiên hay nhân tạo

Do vậy, trong tiềm thức của con người, “nghỉ dưỡng” luôn có sự gắn kết với

“ngâm mình trong nước khoáng” (Resort và Spa) Vì vậy, nhiều cơ sở nghỉ dưỡng vẫn thường ghi “Resort và Spa” trên bảng hiệu của họ

Mặc dù ra đời và phát triển sớm nhưng xem resort như đối tượng nghiên cứu riêng thì mãi đến thập niên 90 của thế kỷ XX, mới hình thành, với một số tác giả tiên phong như Gee (1996), Huffadine (1999), Mill (2001) và Murphy (2008) Ở Việt Nam, resort đầu tiên xuất hiện vào năm

1997, sau kỳ Nhật thực toàn phần ở Bình Thuận Đó là Coco Beach Resort

do một cặp vợ chồng người châu Âu đầu tư, khai thác tại biển Mũi Né, Phan Thiết Quy mô Coco Beach resort không lớn, chỉ với 34 phòng ngủ Từ đó đến nay, loại hình lưu trú này xuất hiện khắp các vùng duyên hải, nhờ vào

sự ban tặng của thiên nhiên với biển xanh, cát trắng, nắng vàng và không khí trong lành, như Đà Nằng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Phú Quốc và một số nơi khác Tuyến điểm tập trung nhiều nhất và sớm nhất các resort là Mũi Né (Bình Thuận), nên Mũi Né được mệnh danh là

“Kinh đô resort” của Việt Nam

Tóm lại, sự phát triển của resort là một bức tranh nhiều màu sắc với một số xu hướng phát triển chính Ban đầu resort chỉ được xây dựng quanh suối nước khoáng vì mục đích của khách đến là để phục hồi sức khỏe Sau

đó, sự bùng nổ của du lịch lữ hành đã dẫn đến nhiều resort sang trọng được xây dựng khắp mọi nơi, thậm chí ngay cả vùng hẻo lánh nhất của thế giới Truyền thống của resort là phát triển theo mùa vụ Nhưng dưới áp lực kinh

tế, hoạt động mùa vụ không còn phù hợp Resort hoạt động bốn mùa là một thể thức mà người ta hướng đến trong đời sống kinh doanh hiện đại Sự thay

Trang 25

đối xu hướng nghi ngơi, giờ lao động được rút ngắn, thời gian thư giãn gia tăng, sự hoàn thiện của hệ thống giao thong vận tải là những nguyên nhân thúc đẩy resort chuyển hướng hoạt động Sự phát triển của du lịch nghỉ dường theo hướng đại trà khiến cho resort ngày càng trở nên gần gũi Dịch

vụ cộng sinh trong resort xuất hiện ngày một phong phú và độc đáo Điều

đó khiến cho khách không cảm thấy nhảm chán trong kì nghỉ Và tất nhiên dịch vụ được cung cấp tỷ lệ thuận với khả năng chi trả của khách

1.1.3 Các loại hình resort

1.1.3.1.1 Resort gần nơi ở thường xuyên của khách

Loại hình resort này có thể nằm ở vùng biển, vùng núi, ao hồ, ven sông, đồng quê Điều quan trọng là resort phải có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, tạo được cảm giác thanh bình và sự hấp dẫn về mặt nào đó nhưng không quá xa với nơi ở của khách Khách của các resort này đa số là khách cuối tuần (đến vào ngày thử sáu và đi vào chiều chủ nhật)

1.1.3.1.2 Resortờvùng xa

Đây là loại hình resort nằm ở rất xa nơi ờ thường xuyên của khách, thường ở vùng miền núi xa xôi hoặc đồng bằng hẻo lánh Khách chọn nơi đây vì một lí do đặc biệt nào đó, muốn xa lánh cuộc sống bề bộn thường ngày, sống tĩnh lặng một thời gian

1.1.3.1.3 Resort cạnh biển

Loại hình resort này khá phố biến trên thế giới và Việt Nam lấy phong cảnh và bầu không khí trong lành cúa biển làm nền tảng xây dựng Tuy nhiên không phải nơi nào có biển đều có thể xây dựng resort, mà bãi biển phải thích hợp cho bơi lội, chơi được các môn thể thao nước, không có đá ngầm, không bị ô nhiễm, khí hậu phải ấm áp trong suốt mùa du lịch, không sóng to và gió lớn

Trang 26

trượt nước, bay lượn, thuyền buồm So với các resort ở biển thì resort ở gần sông hồ có giá trị tự nhiên thấp hon Do vậy để thu hút được khách, các resort này thường biến các tiềm năng du lịch địa phưong thành sản phẩm liên kết của resort.

1.1.3.1.5 Resort ở miền núi

Loại hình resort này có thể coi là một phần của resort ở vùng xa Khách đến với resort ở miền núi là những người có nhu cầu nghỉ dưỡng thực sự hoặc thích tìm hiểu về một môi trường mới lạ Họ có thể là dân thành thị sống trong bầu không khí ô nhiễm, bụi bặm, muốn tìm một nơi có không khí trong lành, không ồn ào Họ cũng có thể là những người chuyên sống ở đồng bằng, thích lên núi để thay đổi không khí Một bộ phận không nhỏ khách tìm về resort ở miền núi là giới trẻ, ưa thích hoạt động thể thao Núi non là nơi thích hợp với nhiều môn thể thao mạo hiểm (leo núi, băng rừng, khám phá hang động, cưỡi ngựa ) và thưởng thức ẩm thực miền núi

Điều đặc biệt của các resort ở miền núi là luôn có sự hiện diện những nét văn hóa địa phương của dân tộc ít người Nó được thể hiện qua các hoa văn trang trí, cảnh vật bài trí, thực đơn đặc sản và sản vật được bày bán ừong resort Do vậy, các resort cần xây dựng được các tuyến, điểm du lịch nhằm giới thiệu tài nguyên văn hóa, các nét sinh hoạt độc đáo cho khách.1.1.3.1.6 Resort trên sa mạc

Đây là loại hình ít phổ biến nhất trong hệ thống resort do tính đặc thù của nó Các resort kiểu này phải được xây dựng trên các ốc đảo hoặc vùng

sa mạc toàn cát Điều kiện nghỉ dưỡng ở đây không được như các loại hình resort khác do bị hạn chế về nước sinh hoạt, thực phẩm Nhưng bù lại, nơi đây có cảnh quan độc đáo, cây trái khác lạ, các tuyến du lịch trong sa mạc, thể thao cười lạc đà và trượt đồi cát Đó là những trải nghiệm không nơi nào

Trang 27

thiêu vôn đê phát triển, nên chủ yếu chỉ kinh doanh mảng lưu trú và ăn uống, nếu có các hoạt động khác cũng chỉ là thứ yếu hoặc liên kết Họ thường không có các hoạt động vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe đa dạng như trong resort có quy mô lớn Tuy nhiên, ưu thể của loại hình này là giá cả tương đối thấp, lại có thể thương lượng được Hơn nữa, thái độ chăm sóc của họ rất ân cần như chăm sóc người thân từ xa trở về Thêm vào đó, các sản phẩm ấm thực luôn được chế biến theo khẩu vị của từng khách, phù hợp với những khách hàng khó ăn nhất.

1.1.3.2.2 Resort có quy mô trung bình

Là loại hình resort có từ 30 đến 100 phòng, thường thuộc sở hữu của các công ty Ớ Việt Nam, loại hình này rộng từ 10 đến 30 hecta, phương tiện phục vụ lưu trú không quá sang trọng, đẳng cấp nên phục vụ được nhiều tầng lớp du khách Ngoài lối kiến trúc thông thường (tòa nhà ba tầng, bungalow và các biệt thự riêng lẻ), trong resort trung bình còn có loại phòng tập thể dành cho các đoàn khách du lịch đông người, không cần tiện nghi cao cấp Loại phòng này có sức chứa từ 10 đến 15 khách, thường chỉ trang

bị quạt máy

1.1.3.2.3 Resort có quy mô lớn

Đây là những khu nghỉ dưỡng có từ 100 phòng trở lên Ở Việt Nam,

nó thường thuộc quyền sở hữu của các công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHI I có vốn đầu tư nước ngoài Nhờ vậy, những tập đoàn chuyên kinh doanh resort có thể đem tới kinh nghiệm quản lý, làm cho chất lượng hoạt động của các resort ngày càng chuyên nghiệp hơn Sản phẩm chính bao gồm các cơ sở lưu trú, kinh doanh ăn uống, các dịch vụ cung cấp phương tiện vận chuyển và giải trí thông thường Doanh thu của họ cũng có được từ việc tổ chức các sự kiện, chám sóc sức khỏe, sắc đẹp cho phụ nữ, bán hàng lưu niệm hay cho thuê các “shop” trong khuôn viên resort

1.1.3.2.4 Resort mang tính phức hợp (Mega resort hay Resort complex)

Loại hình resort này thường thấy ở các cường quốc du lịch như Mỹ,

Ý, Tây Ba Nha, ú c Nổi tiếng thế giới là ở Las Vegas, Palm Spring, Hawai Ở Việt Nam có khu nghỉ dưỡng phức hợp trên đảo Tuần Châu Đây

Trang 28

là các cơ sở nghỉ dưỡng có quy mô rất lớn Họ có bãi biền dài gần cả ki lô mét, khuôn viên rộng hàng chục hecta với cảnh quan đẹp và những công viên chuyên đề Mục đích của những resort này là phục vụ nhiều đối tượng khách khác nhau bằng các gói dịch vụ khác nhau Các gói dịch vụ này được thiết kế từ các loại hình lưu trú, ăn uống và dịch vụ giải trí đa dạng trong resort, thích hợp cho mọi túi tiền.

1.1.3.3 Phân loại theo tiều chí môi trường

Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ để resort thúc đẩy việc cam kết bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu chung của toàn thế giới Thực tế cho thấy rằng, phát triển resort sẽ là một hiểm họa cho môi trường sinh thái tự nhiên Nếu các resort không đầu tư và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải, rác thải thì sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nhất là môi trường biển Vì vậy, các nhà quản lý cao nhất của resort phải đưa đến các hành động thiết thực nhằm bảo

vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển lâu dài của chính họ Do vậy, nếu căn

cứ theo tiêu chí môi trường, resort sẽ được chia làm hai loại:

1.1.3.3.1 Resort đã ứng dụng “hệ thống quản lý môi trường”

Trên thế giới, đó là các resort được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14.000, hay “Quản lý môi trường” Các resort này được vận hành dưới sự hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá của hệ thống EMAS Nếu làm đầy đủ nghĩa

vụ theo quy chế môi trường, các resort sẽ được gắn “Nhãn hiệu xanh” (Green Label), ở châu Âu gọi là “Lá cờ xanh” (Green Flag), ở Bắc Âu gọi là

“Ánh sáng miền Bắc (Nordic Light), ở Thái lan gọi là “Chiếc lá xanh” (Green Leaf)

Còn ở Việt Nam, các resort được xếp vào loại này khi tham gia đầy đủ

“Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch” Cái lợi lớn nhất khi resort có “nhãn hiệu” bảo vệ môi trường là sự hấp dẫn những du khách có khuynh hướng thân thiện với môi trường ngày càng nhiều trên thế giới

1.1.3.3.2 Resort chưa ứng dụng “hệ thống quản lý môi trường”

Các resort này chủ yếu hoạt động dưới hình thức truyền thống Do vậy, chưa quan tâm đến khía cạnh môi trường trong hoạt động kinh doanh

Trang 29

1.1.3.4 Phản loại theo đối tượng khách vụ

1.1.3.4.3 Resort nằm trong quần thể di sản văn hóa

Khách đến với những khu nghỉ dưỡng này chủ yếu là để thăm quan, nghiên cứu các sản phấm văn hóa

1.1.3.4.4 Resort bệnh viện

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, resort bệnh viện còn có các dịch vụ liên quan đến sức khỏe như trị bệnh, điều dưỡng, sauna, thủy liệu kế, phẫu thuật thẩm m ỹ Có một số khách đến đây để cai nghiện (ma túy, thuốc lá, ) Nhưng cũng có khách định kỳ hàng năm đến đây một tuần, vừa để kiểm tra sức khỏe tổng quát, vừa nghỉ dưỡng Ngoài nhân viên phục vụ, một bộ phận lớn lao động trong resort là những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao

1.1.3.4.5 Resort ẩn lánh

Là các resort nằm ở rất xa thành phố trong một vùng địa lý đặc thù Đối tượng khách là những người cần xa lánh gia đình, công việc một thời gian để giảm áp lực công việc, để suy nghĩ cho một quyết định quan trọng hay chỉ đơn giản là tạm lãng quên thực tại Loại khách này rất thích vườn cảnh, trang viên, các môn thể thao như cưỡi ngựa, bơi thuyền Đặc biệt các buổi tập Yoga, thiền định luôn có sức hấp dẫn vì giúp họ củng cố tinh thần

Vì nằm ở quá xa khu dân cư nên khách không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác ngoài chế độ “Full Board” (phục vụ 4 bữa ăn trong ngày) mà resort cung cấp

Trang 30

1.1.3.4.6 Resortẩm thực

Là loại hình resort tận dụng lợi thế của sản vật địa phương, đẩy mạnh việc kinh doanh ăn uống trong resort Resort tự xây dựng thực đon với những món ăn hoàn toàn khác lạ, mới mẻ mà không nơi đâu có được, hoặc các món ăn thông thường được các đầu bếp chế biến theo một hương vị và cách trình bày riêng Vì vậy, doanh thu đến từ các sản phẩm ẩm thực rất lớn, khoảng 30-40% tổng doanh thu

1.1.3.5 Phân loại theo thời gian hoạt động

1.1.3.5.1 Resortm ùahè

Là những khu nghỉ dưỡng chỉ hoạt động vào các tháng mùa hè và tháng đầu của mùa thu Còn lại các mùa khác hoạt động kiểu duy trì hoặc thậm chí đóng cửa

1.1.3.5.2 Resort mùa đông

Những khu nghỉ dưỡng này chỉ phục vụ vào mùa đông khi có tuyết, hấp dẫn khách bởi các loại hình thể thao liên quan đến tuyết Và đương nhiên nó sẽ tạm dừng hoạt động khi tuyết không còn đầy Ngày nay, với sự

ra đời của máy phun tuyết nhân tạo, đã cho phép resort mùa đông kéo dài thời gian hoạt động thêm một tháng vào mùa xuân Nhưng đến khi nhiệt độ cao lên nữa, sẽ không thể duy trì được tuyết nhân tạo, các resort này lại hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa chờ mùa đông năm sau

1.1.3.5.3 Resort hoạt động toàn thời gian

Đó là trường hợp của các resort nằm trong miền khí hậu nhiệt đới có khí hậu ấm áp quanh năm Mặc dù đặc trưng của miền nhiệt đới là mùa mưa kéo dài nhưng nhờ có các hoạt động trong nhà nên hạn chế ảnh hưởng của mưa rất nhiều Một hệ thống mái che tốt trong resort sẽ giúp duy trì liên tục các hoạt động ngoài trời

1.1.3.5.4 Resort chỉ hoạt động vào cuối tuần và ngày lễ lớn

Phần lớn các resort này mang tính gia đình hay của một cộng đồng dân cư nhỏ Khi khách có điều kiện về thời gian, họ tự đến đây để nghỉ ngơi,

ăn uống và tổ chức các hoạt động giải trí Khi về, khu resort lại đóng cửa, không đặt vấn đề kinh doanh sinh lợi

Trang 31

1.1.4 Đặc điếm của resort

Yếu tố nghỉ dưỡng là mục tiêu chính, nên không khí trong lành và yên tĩnh là sự lựa chọn hàng đầu của khách Do vậy, resort thường được xây dựng ở những nơi xa khu dân cư, hòa mình với thiên nhiên, có không gian

và cảnh quan rộng, thoáng Không ai xây dựng resort ở trong thành phố, hoặc cận kề thành phố hay khu công nghiệp Một số bang ở Malaysia, muốn xin phép xây dựng resort, phải chọn nơi cách xa các trung tâm dân cư, ngư cảng, chợ cá tối thiểu 6km Mục đích là để có được bầu không khí trong lành cho khách nghỉ dưỡng và xa tầm bay của ruồi cũng như mùi khó chịu đến từ các cơ sở đó Những nơi giàu tài nguyên du lịch tự nhiên như biển, sông, hồ, núi thường được chọn làm nơi “đứng chân” của resort 70% resort của Việt Nam tập trung ở khu vực bờ biển, hải đảo dài từ Quảng Ninh đến Phú Quốc

Điều kiện khí hậu cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng kỳ nghỉ Vì thế, nơi xây dựng resort phải có khí hậu hòa thuận, phù hợp với nghỉ dưỡng Mũi Né là một minh chứng điển hình Vị trí của Mũi

Né được thiên nhiên ưu đãi, quanh năm biển xanh, cát trắng, nắng vàng trong khí hậu ôn hòa của miền nhiệt đới Điều đó lí giải tại sao, Mũi Né nhanh chóng trở thành “Kinh đô resort” của Việt Nam

Resort thường được xây dựng trên diện tích mặt bằng khá rộng nhưng chỉ xây 40% đến 50% diện tích mặt bằng Phần còn lại dành cho cây xanh, bãi cỏ, ao, hồ, đường đi dạo bãi biển, sinh hoạt ngoài trời Việc xây dựng resort phải lựa theo địa hình nhưng nhất thiết không được tàn phá thiên nhiên mà phải hòa mình vào thiên nhiên Cây xanh được yêu cầu giữ lại tối

đa khi xây dựng resort

Resort thường được xây dựng thành 3 khu vực: Khu vực lưu trú của khách, khu vực vui chơi giải trí và khu vực phục vụ Trong đó, khu vực lưu trú của khách thường là một quần thế các khu biệt thự, nhà khối nhiều phòng (nhưng tối đa là 3 tầng), còn lại là các bungalow xen lẫn sân vườn để đáp ứng sự riêng tư, thoải mái của khách Tên phòng, bungalow thường

Trang 32

được đặt theo các loài hoa, trái, chim chóc Khu vực vui chơi giải trí là khu vực chiếm diện tích lớn nhất trong ba khu vực ở resort Nó thường được bố trí cách biệt so với khu vực lưu trú của khách và thường có bể bơi, sân tennis, bãi biển, vườn cây Khu vực phục vụ cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng phong phú và được bố trí thành khu vực riêng với các dịch vụ: ăn uống, thương mại, hội trường, bãi đậu xe, massage, vũ trường, casino

Thiết kế resort phải tạo ra một không gian để người sống trong đó được thư giãn tối đa Không gian nghỉ trong resort thường hiện đại nhưng mang bản sắc văn hóa, kỹ thuật địa phương Đe có một giá trị đồng bộ, tương tác tốt đến cảm xúc thư giãn của khách, ngoài thiết kế kiến trúc và nội thất, resort còn cần đến nhà thiết kế cảnh quan, chuyên gia phong cách, nghệ thuật sắp đặt và chắc chắn không thể thiếu được vai trò cố vấn về văn hóa truyền thống địa phương Nhiều resort thường hướng đến kiến trúc cổ xưa để đưa khách về gần với thiên nhiên, bằng cách bố trí những ngôi nhà

cổ với mái ngói, tường gạch, cột, kèo bằng gồ và có gam màu tối mang vẻ

cổ kính Vật dụng sắp đặt trong resort cũng tự nhiên, mộc mạc như cái lu, gáo nước, gạch thô nung, tàu lá chuối để tăng hiệu quả tối đa cho kiến trúc của resort

Sản phẩm của resort rất đa dạng và phong phú Trong resort là cả một thế giới thu nhỏ để khách lum trú không phải đi ra ngoài tìm thú vui khác Resort khác với các cơ sở lưu trú thông thường bởi hệ thống dịch vụ liên hoàn, tổng họp, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách như lưu trú, ăn uống, dịch vụ giải trí, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, luyện tập thể thao Do không gian rộng lớn, nên resort còn có thể tổ chức những loại hình sinh hoạt ngoài trời như đốt lửa trại, bóng chuyền trên bờ biển, bơi thuyền, câu cá và nhiều trò vui nhộn hấp dẫn

Sản phẩm của resort thường được bán theo hình thức trọn gói Tức

là khách đến nghỉ dưỡng ở resort sẽ được sử dụng tất cả hoặc phần lớn các dịch vụ trong resort Với hình thức bán này, cộng với chất lượng dịch

vụ vượt trội nên mức giá ở các resort thường khá cao Nhìn chung chất lượng dịch vụ của resort thường tương đương với khách sạn cao cấp (từ 3 sao trở lên)

Trang 33

Sản phâm của resort thường được bán theo chính sách giá phân biệt Mồi số tiền khách hàng bỏ ra sẽ tương xứng với sản phẩm dịch vụ họ nhận được Ví dụ khách thuê loại hình lưu trú biệt thự thì có người phục vụ riêng, trong khi khách thuê phòng thường không có Hay khách thuê biệt thự làm thủ tục nhận phòng tại biệt thự, còn khách thuê phòng thì làm thủ tục ngay quầy lễ tân Sự phân biệt còn được thể hiện qua cách giới thiệu dịch vụ, chẳng hạn với khách ở biệt thự hoặc bungalow thì được giới thiệu “các món rượu đặc biệt”, còn khách thường thì chỉ được giới thiệu “rượu thường”

Tùy thuộc vào thể loại, quy mô resort mà quá trình tổ chức lao động ở các resort có những đặc điềm khác nhau Nhìn chung về cơ bản cơ cấu tổ chức, các bộ phận hay mối quan hệ giữa các bộ phận trong resort tương tự như trong khách sạn có quy mô lớn

Do sản phẩm của resort rất đa dạng về mức độ nên việc huấn luyện nhân viên trong resort cũng khó hơn rất nhiều các cơ sở lưu trú khác Ví dụ người hầu bàn ở phòng ăn đại trà có những cử chỉ, hiểu biết và cung cách đcm giản Nhưng người hầu bàn cho khách ăn tại biệt thự phải có cung cách cao hom và sự hiểu biết sâu hơn Đặc biệt với người hầu riêng, họ phải biết nắm bắt tâm lý của khách sâu sắc để chăm sóc tận tâm và tỉ mỉ

Hệ thống dịch vụ cộng sinh trong resort rất phong phú Do vậy bên cạnh đội ngũ nhân viên phục vụ, trong resort còn có nhiều chuyên viên khác, như chuyên gia dạy nấu ăn, chuyên gia về chế độ dinh dưỡng, chuyên viên tâm lý, kỳ thuật viên vật lý trị liệu, chuyên viên luyện tập Yoga

Đẻ thể hiện không khí nghỉ dường thoải mái, nhân viên thường được thiết kế đồng phục nhiều màu, lòe loẹt Thậm chí nhân viên còn được mặc quần sooc, đi giày thể thao

1.1.5 Phãrt b iệ t g iữ a khách sạn và resort

Trong các loại hình cơ sở lưu trú, resort mới du nhập vào nước ta chưa lâu nên còn nhiều mới lạ đối với các nhà đầu tư trong nước Thực tế cho thấy rất nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn giữa khách sạn và resort khi gán mác

“resort” cho cơ sở lưu trú là một “khách sạn biển” Hệ quả là resort được xây dựng theo thiết kế một khách sạn biển, quản lý giống khách sạn và

Trang 34

mang tác phong phục vụ của nhân viên khách sạn Điều này khiến cho các resort không phản ánh đúng bản chất và khó đem lại tối đa hiệu quả kinh doanh.

Xét về điểm giống nhau, cả khách sạn và resort đều là cơ sở lưu trú Tức là cùng thực hiện nhiệm vụ cung cấp chồ ở cho du khách trong một khoảng thời gian ngắn, từ một vài ngày đến một vài tuần Các trang thiết bị

và tiện nghi trong phòng của hai loại hình lưu trú này đem lại sự thoải mái vượt trội cho khách Tỷ lệ và tiêu chuẩn phòng ốc trong cả khách sạn và resort đều được xác định bởi số sao mà cơ sở đã dành được trong một khoảng thời gian, số sao thể hiện đẳng cấp của cơ sở và được dựa trên đánh giá của bên thứ ba có thẩm quyền

Còn đứng trên khía cạnh khác nhau, có thể phân biệt resort và khách sạn dựa trên một vài tiêu chí cơ bản:

(1) v ề mặt vị trí: Khách sạn thường được đặt ở bất cứ nơi nào phát sinh nhu cầu lưu trú của khách, luôn hướng tới sự thuận tiện trong việc nghỉ ngơi của khách Do vậy khách sạn được xây dựng ở khu trung tâm, khu thương mại hay nằm gần sân bay Còn resort bắt buộc phải nằm ở xa khu dân cư và gần những nơi giàu tài nguyên thiên nhiên: bãi biển đẹp, khí hậu

ôn hòa, cảnh quan thơ mộng Hay nói cách khác, điều kiện cần và đủ để xây dựng resort là cảnh quan tự nhiên và bầu không khí trong lành

(2) v ề mặt thiết kế: Khách sạn thường được xây cao tầng, các phòng ở của khách được bố trí sát nhau Còn resort là một quần thể thấp tầng, luôn luôn coi trọng tính riêng tư và độc lập của khách nên các phòng thường có khoảng cách nhất định, được ngăn cách bằng hàng cây, bụi cây để giảm tiếng ồn và tầm nhìn sang nhau

(3) v ề mục đích lưu trú của khách: Khách ở khách sạn thường đế tham dự hội nghị hoặc đi du lịch Do vậy thời gian họ ở tại khách sạn thường ít Ngoài 8 giờ để ngủ, họ chỉ dành một số thời gian để ăn uống, vệ sinh cá nhân trong khách sạn số giờ còn lại họ ra ngoài đi chơi, mua sắm Nhưng khách lưu trú tại resort cần một khoảng thời gian nghỉ dưỡng thực sự ở một thành phố hoặc một quốc gia nào đó Vì thế đã đặt chân đến resort, khách sẽ dành toàn bộ thời gian trong ngày ở đây mà không tìm thú vui bên ngoài nữa

Trang 35

(4) về khả năng cung ứng dịch vụ Khách sạn chủ yếu cung cấp

những dịch vụ thiết yếu cho nhu cầu ở tạm thời của khách như dịch vụ lưu

trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giặt là Trong khi đó dịch vụ trong resort

mang tính tống hợp, liên hoàn và đáp ứng mọi nhu cầu của khách Vì lí do

này nên một resort có thể cung cấp mọi thứ mà một khách sạn có thể cung

cấp Nhưng ngược lại, một khách sạn không thể cung cấp mọi thứ mà một

resort có thể, chẳng hạn như: cảnh quan từ phòng ngủ, các dịch vụ giải trí,

các phương tiện thư giãn

So với các loại hình lưu trú khác, resort nổi bật lên với những lợi thế sau:

(1) Resort mang lại những giá trị và dịch vụ hoàn hảo cho du khách

Hệ thống phòng ốc bên trong của resort được trang bị nội thất hiện đại, sang

trọng Do vậy khách sẽ cảm thấy thoải mái tối đa với kì nghỉ của mình

(2) Sản phẩm của resort trọn gói, đa dạng, đồng bộ thỏa mãn mọi nhu

cầu của du khách Khách hàng chỉ cần tận hưởng cuộc sống và tiêu dùng

dịch vụ ngay tại resort mà không cần phải ra ngoài

(3) Khách vừa có điều kiện thỏa mãn nhu cầu nghỉ dưỡng riêng tư,

vừa có thể tham gia các sinh hoạt tập thể Do vậy, những năm gần đây,

resort đóng một vai trò mới Đó là tạo cơ hội cho các khách gặp nhau tình

cờ lại kết thân với nhau, nối mạng xã hội

(4) Hầu hết resort có vị trí đắc địa, tài nguyên du lịch có ngay trong

resort, phong cảnh đẹp và khí hậu trong lành

(5) Hệ thống dịch vụ liên hoàn, tong hợp, không chỉ đáp ứng được nhu

cầu nghỉ dưỡng mà còn phát triển các dịch vụ khách hàng khác Vì thế

resort có khả năng thu hút nhiều đối tượng khách và kéo dài thời gian lưu

trú cùa họ

1.1.6.2 . Hạn chế

Bên cạnh những lợi thế, trong quá trình phát triển resort cũng bộc lộ

nhiều hạn chế sau:

(1) Mức giá dịch vụ của resort rất cao, thường cao hơn giá phòng

khách sạn cùng tiêu chuẩn từ 40$ đến 300$/phòng, tùy loại phòng và hạng

Trang 36

resort Do vậy resort chỉ tập trung vào thị trường khách có thu nhập và khả

năng thanh toán cao

(2) Việc xây dựng resort đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn, phải có

tài nguyên du lịch và vị trí xây dựng phù hợp

(3) Resort cần nhiều nhân lực hon khách sạn có cùng quy mô do diện

tích rộng, bố trí dịch vụ dàn trải Do đó chi phí về lao động trong resort

thường rất cao

(4) Resort là một không gian mở nên thách thức lớn về an ninh và an

toàn Không những phải kiểm tra, ngăn chặn các tác nhân gây hại thấy được

(trộm cắp, phá hoại ) mà resort còn phải ngăn chặn các tác nhân khó thấy

(muỗi, côn trùng, nấm độc, rắn) Vì thế, resort phải tốn nhiều chi phí cho

việc bảo vệ an ninh và môi trường cảnh quan

1.2 Kinh doanh resort

1.2.1 K h á i niêm kin h doanh reso rt

Dưới góc độ pháp lý, kinh doanh được hiểu là: “Việc thực hiện liên

tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất

đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích

sinh lợi”2 Dựa hên cách hiểu về “kinh doanh” trong luật doanh nghiệp, kết họp

với khái niệm của “resort” đã được bàn luận trong phần 1.1, thì “kinh doanh

resort” được hiểu là việc cung ứng một chuỗi các dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa

Khi nghiên cứu về resort, Peter Murphy đã nhìn nhận resort là một

doanh nghiệp, luôn nồ lực cung ứng các dịch vụ toàn diện nhằm đạt được 4

mục tiêu:

(1) Tạo ra lợi nhuận;

(2) Phát triển một loại sản phẩm hấp dẫn và cạnh tranh;

(3) Phát triển một lực lượng lao động có tay nghề và chu đáo;

(4) Hoạt động kinh doanh luôn bền vững

Cách nhìn nhận của Peter Murphy cho thấy ông khẳng định resort là

doanh nghiệp, hoạt động của resort là hoạt động kinh doanh có mục đích

2 Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005

Trang 37

1.2.2 Đặc điểm của kinh d hR esort

Kinh doanh resort là một lĩnh vực kinh doanh mang tính đặc thù riêng

biệt của hoạt động du lịch Cũng như các lĩnh vực kinh doanh khác, kinh

doanh resort đòi hỏi những điều kiện nhất định và chịu sự chi phối của

nhiều nhân tố tại điểm du lịch Đê đưa ra được các chính sách quản lý phù

hợp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các chủ resort phải hiêu rõ các đặc

điểm của lĩnh vực kinh doanh này Xét về mặt lý thuyết, kinh doanh resort

có một số đặc điểm sau:

du lịch

Hoạt động kinh doanh lưu trú nói chung và kinh doanh resort nói riêng

chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch Bởi

lẽ tài nguyên du lịch là yếu tổ tạo ra sự thúc đây, thôi thúc và thu hút con

người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đi du lịch Đối với

kinh doanh resort, tài nguyên có một giá trị đặc biệt quan trọng khi resort

chi xây dựng được ở những nơi có bãi biên đẹp, cảnh quan đẹp và khí hậu

trong lành

Mỗi loại tài nguyên du lịch tạo ra sức hấp dẫn thu hút đối với đối

tượng khách du lịch nghỉ dưỡng khác nhau Cách phân loại của resort được

trình bày ở phần 1.1.3, đã cho thấy rõ sự đa dạng của các loại hình resort

thông qua sự phong phú của tài nguyên du lịch Vì vậy, tài nguyên du lịch

có tác động rất mạnh đến quyết định đầu tư và các chính sách kinh doanh

của các khu nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch Chẳng hạn ở những nơi có bãi

biển đẹp, biển xanh, cát trắng, năng vàng và khí hậu ôn hòa quanh năm như

Nha Trang sẽ là nơi lý tưởng đê đầu tư xây dựng resort biển Còn ở những

nơi núi non hùng vĩ, thơ mộng, khí hậu mát lạnh như Đà Lạt sẽ phù hợp để

xây dựng resort miền núi, phục vụ những du khách ở đồng bằng muốn thay

đổi môi trường sống Sản phẩm kinh doanh chiến lược của resort qua đó

cũng thay đổi theo Với resort biển, sản phẩm chiến lược sẽ là loại phòng

hướng biển, các món ăn hải sản độc đáo và các môn thể thao trên nước như

nhảy dù, lướt sóng Ngược lại, với resort miền núi, sản phẩm thu hút du

khách nhất là không gian sống thơ mộng, ẩm thực núi rừng và các dịch vụ

giải trí như bắn súng, cưỡi ngựa

Trang 38

Ngoài ra, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch ở mồi nơi quyết định đến quy mô, sự lựa chọn thứ hạng và chất lượng dịch vụ của resort ở nơi đó Và ngược lại, khi các điều kiện khách quan (tự nhiên, kinh

tế, chính trị, xã hội, văn hóa, công nghệ, ) tác động làm thay đối giá trị

và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại một điểm đến, sẽ tác động đến cầu du lịch Khi đó, chính sách kinh doanh của các resort cần có sự điều chỉnh cho phù hợp

Sự phụ thuộc của kinh doanh resort vào tài nguyên du lịch đâ đặt ra những thách thức lớn trong công tác quy hoạch và phát triển resort của các nhà quản lý du lịch Trong công tác quy hoạch: số lượng, quy mô và thứ hạng của resort phải phù họp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại điểm đến Còn việc phát triển resort phải luôn tôn trọng nguyên tắc phát triển bền vững để không làm tổn hại đến tài nguyên du lịch

1.2.2.2 Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lém

Resort được coi là thiên đường nghỉ dưỡng Do vậy các thiết bị được đầu tư và lắp đặt trong resort phải thực sự sang trọng, đẳng cấp, hoàn hảo để thỏa mãn tối đa kỳ nghỉ của du khách Những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm đã làm chi phí đầu tư ban đầu của các resort rất lớn Hiện nay, mức đầu tư xây dựng một resort tốn kém hơn rất nhiều so với xây dựng một khách sạn cùng tiêu chuẩn Theo một khảo sát của Vụ khách sạn, Tổng cục

Du lịch, tỷ suất đầu tư cho một phòng của resort trung bình là 1,6 tỷ đồng/phòng hạng 5 sao; 1 tỷ đồng/phòng hạng 4 sao; 500 triệu đồng/ phòng hạng 3 sao

Mặt khác chi phí đầu tư ban đầu cao còn do các chi phí cho xây dựng

cơ sở hạ tầng như hệ thống đường xá dẫn đến và đường xá đi lại bên trong khuôn viên khu resort, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cung cấp điện và bưu chính viễn thông đặc biệt do các khu nghỉ dưỡng thường nằm cách xa khu trung tâm và dàn trải trong một diện tích rộng lớn Các chi phí cho đất đai để xây dựng resort như chi phí mua quyền

sử dụng đất, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường trước khi xây dựng cũng rất lớn Bên cạnh đó, các resort phải bỏ ra những khoản chi phí đầu tư rất lớn cho hoạt động duy tu, bảo

Trang 39

dưỡng thường xuyên để duy trì trạng thái làm việc luôn tốt của cơ sở vật chất kỳ thuật.

Từ đặc điếm này của kinh doanh resort, các cơ quan quản lý du lịch khi làm quy hoạch phải chú ý tính toán số lượng và thứ hạng resort sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững quốc gia Đồng thời cũng cần phải

có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư có năng lực tài chính đầu tư vào các resort có thứ hạng cao ở những nơi có tiềm năng phát triển tốt

1.2.2.3 Kinh doanh resort đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp cao

Kinh doanh resort là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, vì vậy sản phấm dịch

vụ của các khu resort chủ yếu do những nhân viên phục vụ trực tiếp tạo ra Với thứ hạng và đẳng cấp cao như resort, dịch vụ được cung cấp đòi hỏi phải

có chất lượng rất cao và không cho phép có lồi Để đạt được điều đó, nhân viên trong resort phải được bố trí theo hướng chuyên môn hóa cao, mồi người chỉ tận tâm vào một công việc duy nhất Điều đó dẫn đến khả năng thay thế lẫn nhau của các nhân viên giữa các bộ phận hầu như không thể thực hiện được Đó là lý do tại sao các resort buộc phải sử dụng nhiều nhân viên phục

vụ hơn bất cứ loại hình lưu trú du lịch nào số lượng nhân viên phục vụ cũng tăng lên cùng với mức tãng của quy mô và thứ hạng resort

Thêm vào đó, thời gian lao động trong các resort bị phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách Nó thường kéo dài 24/24 giờ mồi ngày, 7/7 ngày mỗi tuần, 30/30 ngày mồi tháng và 365/365 ngày mỗi năm (đối với các resort hoạt động quanh năm) Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh resort phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong mùa vụ chính Đặc điểm này đã khiến cho các resort phải luôn đối mặt với khó khăn

về chi phí lao động trực tiếp quá lớn mà rất khó giảm thiểu

Với vị trí nằm xa khu trung tâm đò thị lớn (nguồn cung cấp lao động

du lịch có chất lượng cao), lại hoạt động theo thời vụ nên các resort thường cũng phải sử dụng lao động là người dân địa phương Họ thường không được đào tạo bài bản, không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và rất hạn chế về ngoại ngữ Vì vậy, các khu nghỉ dưỡng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ cho việc đào tạo kĩ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ trước khi tuyển mộ để họ đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về chất lượng dịch vụ

Trang 40

Đặc điểm này đã cho thấy sự gắn kết giữa việc phát triển lĩnh vực kinh doanh resort với sự phát triển của kinh tế địa phương Các nhà quản lý du lịch ở địa phương cần có các chính sách ưu tiên để thu hút các dự án kinh doanh resort nhằm giải quyết một lượng lớn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân địa phương.

1.2.3.4 Kinh doanh resort chịu sự tác động của một số quy luật

Cũng giống như bất kì một hoạt động kinh doanh nào trong ngành kinh tế, kinh doanh resort chịu chi phối, ảnh hưởng của một số quy luật như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế, quy luật tâm lý Điển hình như giá trị

và sức hấp dẫn của một resort bị thay đổi tùy thuộc vào những biến động lặp

đi lặp lại theo mùa của nhân tố thời tiết, khí hậu trong năm Điều đó đã dẫn đến sự thay đổi theo mùa trong tổ chức hoạt động kinh doanh của các resort

Ví dụ ở các resort biển, mùa hè là mùa cao điểm nên hoạt động hết công suất Nhưng sau ba tháng hè, lượng khách giảm rõ rệt và đến mùa đông, resort biển gần như hoạt động theo kiểu duy trì v ấn đề đặt ra cho các nhà quản lý resort là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh để đưa ra biện pháp khắc phục hữu hiệu

Còn đứng trên góc độ của địa phương - nơi resort đứng chân, đặc điểm về tính quy luật trong kinh doanh resort gây khó khăn không nhỏ trong việc sử dụng nguồn nhân lực Resort hoạt động theo mùa có thể gây ra hiện tượng thất nghiệp hàng loạt theo chu kỳ, tác động tiêu cực đến đời sống kinh

tế xã hội của địa phương Vì vậy những địa phương có resort hoạt động theo mùa vụ cần có chính sách khuyến khích phát triển kết hợp nhiều loại hình resort Ngoài ra địa phương nên có các chính sách hỗ trợ resort trong việc đa dạng hóa loại hình dịch vụ để thu hút khách du lịch đến vào các thời điểm khác nhau trong năm

1.2.3 Ỷ n gh ĩa củ a s ự p h á t triển h o ạ t đ ộ n g k in h do a n h reso rt

1.2.3.1 Ỷ ngh ĩa kinh tế

Kinh doanh resort đóng góp vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng GDP cho các vùng và quốc gia có hoạt động kinh doanh resort Thông qua phát triển hoạt động kinh doanh resort, người dân từ các vùng và quốc gia khác sẽ mang tiền đến chi tiêu tại điểm du lịch Thêm vào

đó, các dịch vụ trong resort mang tính hoàn hảo tương xứng mức giá cao

Ngày đăng: 19/03/2016, 10:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Gill, A. and Williams, p. (1994). Managing growth in moutain communities. Tourism Management, 15(3), 212-220 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism Management
Tác giả: Gill, A. and Williams, p
Năm: 1994
3. Inskeep, E. (1991). Tourism planning: An integrated and sustainable development approach. New York: Van Nostrand Reinhold Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tourism planning: An integrated and sustainable development approach
Tác giả: Inskeep, E
Năm: 1991
4. Lewis, D.R., and Green, S. (1998). Planning for stability and managing chaos. In E. Laws, Baulkner, B. and G. Moscardo, Embracing and managing change in tourism (pp. 138-160).London: Routledge Sách, tạp chí
Tiêu đề: Embracing and managing change in tourism
Tác giả: Lewis, D.R., and Green, S
Năm: 1998
6. Murphy, P. (2008). The business of resort management. First Edition, Linacre House, Jordan Hill, Oxford, UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: The business of resort management
Tác giả: Murphy, P
Năm: 2008
7. Shaw, G. and Williams, A.M. (2002). Critical issues in tourism: A geographical perspective. Wiley Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical issues in tourism: Ageographical perspective
Tác giả: Shaw, G. and Williams, A.M
Năm: 2002
9. Stankey, G.H., Cole, D.N., Lucas, R.C., Peterson, M.E. and Frissell, S.S. (1985). The limits of acceptable change (LAC) system for wilderness planning. US Department of Agriculture and Forestry, Washington D.C Sách, tạp chí
Tiêu đề: The limits of acceptable change (LAC) system for wilderness planning
Tác giả: Stankey, G.H., Cole, D.N., Lucas, R.C., Peterson, M.E. and Frissell, S.S
Năm: 1985
2. Glasson, J., Godfrey, K. and Goodey, B. (1995). Towards visitor impact management. 52, 87-98 Khác
5. Murphy, P.E. and Murphy, A.E. (2004). Strategic management fo r tourism communities. Bridging the Gaps Khác
10. White, R. and Whitney, J. (1992). Cities and environmental: An overview. In R. Stren, R. White, &amp; J. Whitney, Sustainable cities:Urbanization and environment in international pespective Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w