1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của đơn bào histomonas meleagridis ký sinh trên gà

82 715 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ĐƠN BÀO Histomonas meleagridis KÝ SINH TRÊN GÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ĐƠN

BÀO Histomonas meleagridis KÝ SINH TRÊN GÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ĐƠN

BÀO HISTOMONAS MELEAGRIDIS KÝ SINH TRÊN GÀ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC

PGS.TS NGÔ ĐĂNG NGHĨA HOÀNG HÀ GIANG

Khánh Hòa - 2015

Trang 3

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh trên gà” là công trình nghiên cứu của

cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này

Nha Trang, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 4

iv

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng ban trường Đại học Nha Trang, Viện Công nghệ sinh học và Môi trường đã tại điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Đức Tân đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này

Tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo Phân viện Thú y miền Trung cùng các cán bộ

Bộ môn nghiên cứu Ký sinh trùng, các thầy cô Viện Công nghệ sinh học và Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp

đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 5

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xiii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Lịch sử bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis trên thế giới và tại Việt Nam 3

1.2 Đặc điểm chung của Histomonas meleagridis 4

1.2.1 Hệ thống phân loại 4

1.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo 4

1.2.3 Chu trình sinh học 6

1.3 Đặc điểm dịch tễ 7

1.3.1 Vật chủ cảm nhiễm 7

1.3.2 Một số nghiên cứu về bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis trên thế giới và tại Việt Nam 8

1.3.3 Mùa nhiễm bệnh 10

1.3.4 Vật chủ trung gian Heterakis gallinarum 10

1.3.4.1 Đặc điểm sinh học của giun kim Heterakis gallinarum 10

1.3.4.2 Cơ chế sinh bệnh 12

1.3.5 Đường truyền bệnh 13

1.4 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis 13

1.4.1 Triệu chứng lâm sàng 14

1.4.2 Bệnh tích 15

1.5 Đặc điểm mô bệnh học 16

1.6 Đặc điểm miễn dịch học 17

1.6.1 Miễn dịch chủ động 17

1.6.2 Miễn dịch thụ động 18

Trang 6

vi

1.7 Một số phương pháp chẩn đoán bệnh 18

1.7.1 Chẩn đoán lâm sàng 18

1.7.2 Chẩn đoán phân biệt 19

1.7.3 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm 20

1.7.3.1 Xét nghiệm tiêu bản 20

1.7.3.2 Nuôi cấy 21

1.7.3.3 Kỹ thuật PCR 22

1.8 Một số biện pháp phòng và trị bệnh 22

1.8.1 Phòng bệnh 22

1.8.2 Trị bệnh 23

1.9 Giới thiệu phản ứng PCR 24

1.9.1 Định nghĩa 24

1.9.2 Nguyên lý 25

1.9.3 Một số yếu tố ảnh hưởng và giải pháp tối ưu hoá phản ứng PCR 27

1.9.3.1 DNA khuôn mẫu 27

1.9.3.2 Enzyme DNA polymerase 27

1.9.3.3 Primer và nhiệt độ lai 28

1.9.3.4 Nồng độ dNTP 28

1.9.3.5 Dung dịch đệm 28

1.9.3.6 Nước 28

1.9.3.7 Nhiệt độ của quá trình ủ 29

1.9.3.8 Số lượng chu kỳ phản ứng 29

1.9.3.9 Thiết bị và dụng cụ cho phản ứng PCR 29

1.9.4 Ưu và nhược điểm kỹ thuật PCR 29

1.9.4.1 Ưu điểm 29

1.9.4.2 Nhược điểm 30

Chương 2 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.1 Nội dung nghiên cứu 31

2.2 Nguyên vật liệu nghiên cứu 31

2.2.1 Mẫu bệnh phẩm, động vật thí nghiệm 31

2.2.2 Hóa chất- sinh phẩm 31

2.2.3 Máy móc, thiết bị 32

Trang 7

vii

2.3 Phương pháp nghiên cứu 32

2.3.1 Phương pháp lấy mẫu 32

2.3.2 Nghiên cứu xác định các đặc điểm hình thái cấu tạo, đặc điểm sinh học của Histomonas meleagridis 33

2.3.2.1 Phương pháp xét nghiệm tiêu bản 33

2.3.2.2 Phương pháp nuôi cấy trên môi trường Dwyer 33

2.3.3 Phương pháp xác định vòng đời của Histomonas meleagridis 34

2.3.3.1 Xác định quá trình phát triển của Histomonas meleagridis trong trứng giun kim ở môi trường bên ngoài 34

2.3.3.2 Xác định quá trình phát triển của Histomonas meleagridis trong cơ thể gà 34

2.3.4 Nghiên cứu xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh do Histomonas meleagridis gây ra 35

2.3.5 Phương pháp chẩn đoán Histomonas meleagridis bằng kỹ thuật PCR 37

2.3.5.1 Chiết tách DNA 37

2.3.5.2 Quy trình PCR để phát hiện Histomonas meleagridis 38

2.3.5.3 Chạy điện di và đọc kết quả 40

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 41

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42

3.1 Kết quả xác định một số đặc điểm hình thái cấu tạo, đặc điểm sinh học của Histomonas meleagridis 42

3.1.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo của Histomonas meleagridis 42

3.1.2 Đặc điểm sinh học của Histomonas meleagridis 44

3.1.2.1 Đặc điểm nuôi cấy 44

3.1.2.2 Kết quả xác định vòng đời của Histomonas meleagridis 46

3.2 Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh do Histomonas meleagridis 49

3.2.1 Kết quả xác định triệu chứng lâm sàng 49

3.2.2 Kết quả xác định bệnh tích 51

3.2.2.1 Kết quả xác định bệnh tích đại thể 51

3.2.2.2 Kết quả xác định bệnh tích vi thể 54

3.2.3 Chẩn đoán phân biệt bệnh do Histomonas meleagridis với một số bệnh truyền nhiễm (Newcastle và Salmonella) 55

Trang 8

viii

3.3 Kết quả chẩn đoán Histomonas meleagridis bằng kỹ thuật PCR 56

3.3.1 Tỷ lệ nhiễm Histomonas meleagridis ở gà tại huyện Cam Ranh và Ninh Hòa 56

3.3.2 Tỷ lệ nhiễm Histomonas meleagridis ở gà theo phương thức chăn nuôi 58

3.3.3 Tỷ lệ nhiễm Histomonas meleagridis theo nhóm tuổi của gà 59

3.3.4 Tỷ lệ nhiễm Histomonas meleagiridis theo mùa vụ 60

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 9

ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BAC : Bacterial artificial chromosome (Nhiễm sắc thể nhân tạo của vi

khuẩn) DNA : Deoxyribonucleic Acid

DNase : Deoxyribonuclease

ELISA : Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay (Xét nghiệm hấp thụ miễn

dịch liên kết với enzyme)ETS : External Transcribed Spacer (Vùng phiên mã bên ngoài)

GOT : Glutamic-Oxaloacetic Transaminase

GPT : Glutamic Pyruvic Transaminase

PCR : Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp)

RAPD : Random Amplified Polymorphic DNA (Tính đa hình của DNA nhân

bản ngẫu nhiên) rDNA : ribosomal Deoxyribonucleic Acid

RNA : Ribonucleic Acid

RNase : Ribonuclease

rRNA : ribosomal Ribonucleic Acid

STS : Sequence Tagged Site

TBE : Tris Acetate-EDTA

Trang 10

x

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Thành phần phản ứng PCR 42

Bảng 3.1 Đặc điểm hình thái cấu tạo của Histomonas meleagridis 43

Bảng 3.2 Số lượng Histomonas meleagridis ở môi trường nuôi cấy theo thời gian 46

Bảng 3.3 Thí nghiệm xác định vòng đời của Histomonas meleagridis 50

Bảng 3.4 Triệu chứng lâm sàng ở gà nhiễm Histomonas meleagridis 52

Bảng 3.5 Bệnh tích đại thể ở các cơ quan gà bị bệnh Histomonas meleagridis 54

Bảng 3.6 Đặc điểm khác biệt giữa bệnh do Histomonas meleagridis với bệnh Newcastle và Salmonella ở gà 58

Bảng 3.7 Tỷ lệ nhiễm Histomonas meleagridis ở gà tại huyện Cam Ranh và Ninh Hòa 59

Bảng 3.8 Tỷ lệ nhiễm Histomonas meleagridis theo phương thức chăn nuôi 61

Bảng 3.9 Tình hình nhiễm Histomonas meleagridis theo nhóm tuổi của gà 62

Bảng 3.10 Kết quả chẩn đoán Histomonas meleagridis theo mùa vụ 63

Trang 11

xi

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Đặc điểm hình thái của Histomonas meleagridis 5

Hình 1.2 Vòng đời của Histomonas meleagridis 7

Hình 1.3 Trứng giun kim Heterakis gallinarum (10X) 11

Hình 1.4 Phần đuôi giun kim Heterakis gallinarum (10X) 11

Hình 1.5 Manh tràng gà bị sưng 16

Hình 1.6 Lá gan bị viêm hoại tử hình hoa cúc 16

Hình 1.7 Nguyên tắc phản ứng PCR 26

Hình 2.1 Quy trình tách chiết DNA tổng số Histomonas meleagridis từ mẫu nội tạng 37

Hình 3.1 Histomonas meleagridis ở tiêu bản niêm mạc manh tràng (40X) 44

Hình 3.2 Histomonas meleagridis ở tiêu bản gan (40X) 44

Hình 3.3 Histomonas meleagridis ở tiêu bản phân (40X) 44

Hình 3.4 Histomonas meleagridis ở tiêu bản phân (40X) 44

Hình 3.5 Môi trường nuôi cấy Dwyer 45

Hình 3.6 Histomonas meleagridis sau 1 ngày nuôi cấy (40X) 45

Hình 3.7 Histomonas meleagridis sau 2 ngày nuôi cấy (40X) 45

Hình 3.8 Gà thí nghiệm gây nhiễm Histomonas meleagridis 46

Hình 3.9 Gà thí nghiệm gây nhiễm Histomonas meleagridis 46

Hình 3.10 Trứng giun kim chưa phân chia (40X) 46

Hình 3.11 Trứng giun kim phân chia thành 2 phôi bào (40X) 46

Hình 3.12 Trứng giun kim phân chia thành 4 phôi bào (40X) 47

Hình 3.13 Trứng giun kim phân chia thành 16 phôi bào (40X) 47

Hình 3.14 Ấu trùng giun kim (40X) 47

Hình 3.15 Trứng giun kim bị chết (40X) 47

Hình 3.16 Vòng đời của Histomonas meleagridis 49

Hình 3.17 Gà kém vận động ủ rũ, xù lông và xệ cánh 51

Hình 3.18 Gà kém vận động ủ rũ, xù lông và xệ cánh 51

Hình 3.19 Gà chết mào tái, thâm tím 51

Hình 3.20 Gà chết mào tái, thâm tím 51

Hình 3.21 Gan sưng to và mềm nhũn 53

Trang 12

xii

Hình 3.22 Gan xuất hiện các u cục và các mảng hoại tử ở bề mặt 53 Hình 3.23 Manh tràng sưng to, chất chứa đóng kén dạng bã đậu 53

Hình 3.24 Manh tràng sưng to, chất chứa đóng kén dạng bã đậu 53

Hình 3.25 Bệnh tích vi thể gan hoại tử có nhiều tế bào viêm và Histomonas

meleagridis (100X) 55 Hình 3.26 Bệnh tích vi thể gan hoại tử có nhiều tế bào viêm và Histomonas

meleagridis (100X) 55 Hình 3.27 Bệnh tích vi thể manh tràng gà bị hoại tử với vô số noãn nang (100X) 55 Hình 3.28 Bệnh tích vi thể manh tràng gà bị hoại tử với vô số noãn nang (100X) 55

Hình 3.29 Ảnh đại diện kết quả điện di sản phẩm PCR 58

Trang 13

xiii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Bệnh đầu đen ở gà do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra, là bệnh ký sinh

trùng có khả năng lây lan nhanh, mạnh và tỷ lệ chết là khá cao Gà nhiễm bệnh này do

ăn thức ăn hoặc uống nước có lẫn trứng giun kim chứa mầm bệnh Histomonas meleagridis Những năm gần đây, theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Khánh Hòa,

bệnh đầu đen khá phổ biến trên đàn gà, ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả chăn nuôi Từ những vấn đề cấp thiết đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh

học của đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh trên gà”

Mục tiêu của đề tài là xác định được đặc điểm hình thái cấu tạo, vòng đời của

Histomonas meleagridis; triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh; chẩn đoán Histomonas meleagridis bằng kỹ thuật PCR nhằm làm cơ sở cho việc phòng chống bệnh do Histomonas meleagridis gây ra trên gà, góp phần phát triển chăn nuôi theo

hướng bền vững

Để đáp ứng mục tiêu trên, đề tài tiến hành xác định các đặc điểm hình thái cấu tạo, đặc điểm sinh học của đơn bào bằng phương pháp xét nghiệm tiêu bản và nuôi cấy trên môi trường Dwyer; bố trí thí nghiệm sự phát triển của mầm bệnh ở môi trường tự nhiên và gây nhiễm mầm bệnh trên gà để nghiên cứu vòng đời (chu kỳ sinh học) Ngoài các phương pháp thường quy trong nghiên cứu đơn bào ký sinh, đề tài còn sử dụng các phương pháp hiện đại: kỹ thuật PCR; làm tiêu bản bệnh tích vi thể

Kết quả đề tài cho thấy, về hình thái học đơn bào Histomonas meleagridis có

kích thước từ 8 – 25 µm dạng hình tròn hoặc oval Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học cho thấy, số lượng đơn bào nuôi cấy trong môi trường Dwyer đạt cực đại sau

24 giờ nuôi cấy và vòng đời của đơn bào Histomonas meleagridis là 36 – 42 giờ Triệu

chứng lâm sàng chính của bệnh là gà ủ rũ, mào tái, thâm tím Bệnh tích đặc trưng là tổn thương ở gan và manh tràng: gan xuất huyết, hoại tử hình hoa cúc; manh tràng trưng to, chất chứa vón thành cục dạng bã đậu; tại các vùng tổn thương thấy tập trung nhiều tế bào lympho, đại thực bào, hồng cầu và bạch cầu Ứng dụng kỹ thuật PCR chẩn đoán 130 mẫu gà nuôi tại huyện Cam Ranh và Ninh Hòa, phát hiện 17 con nhiễm

đơn bào Histomonas meleagridis, với tỷ lệ nhiễm từ 10 – 20% Qua phân tích thống kê cho thấy, gà nuôi theo phương thức thả vườn có tỷ lệ nhiễm đơn bào Histomonas meleagridis cao hơn so với nuôi theo phương thức công nghiệp; tỷ lệ nhiễm đơn bào

Trang 15

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Khánh Hoà là một tỉnh ven biển thuộc Nam Trung Bộ, ngành chăn nuôi gà của tỉnh có truyền thống từ lâu đời, đã góp phần quan trọng để cải thiện kinh tế, nâng cao đời sống hàng ngày của người dân Những năm gần đây nhờ có nhiều chính sách khuyến khích, sự đa dạng con giống, phong phú nguồn thức ăn, công tác thú y được

quan tâm nên chăn nuôi gà có nhiều thuận lợi để phát triển

Tuy nhiên việc tập trung với số lượng lớn đã khiến cho việc kiểm soát bệnh gặp rất nhiều khó khăn Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên đàn gà ở nước

ta diễn ra khá phức tạp, mặc dù công tác Thú y đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Thú y đặc biệt chú trọng Nguyên nhân có thể do thời tiết khí hậu thay đổi, điều kiện chăn nuôi chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô lớn, trong khi đó các điều kiện về bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi còn nhiều bất cập Những năm gần đây một số bệnh đã xảy ra và gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi

gà như: Bệnh Đầu đen, bệnh cầu trùng, bệnh Newcastle, bệnh tụ huyết trùng, bệnh thương hàn Đặc biệt là bệnh Đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh

trên gà đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi như: Gà còi cọc, chậm

lớn, giảm sản lượng thịt, trứng,

Bệnh Đầu đen (Blackhead disease) là một bệnh xảy ra chủ yếu ở gà ta và gà tây

do một loại đơn bào Histomonas meleagridis gây ra Bệnh lần đầu xuất hiện ở một số

tỉnh phía Bắc, đến nay bệnh cũng đã phát hiện được ở một số tỉnh phía Nam như Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai Bệnh xảy ra hết sức đột ngột và có những triệu chứng đặc trưng như đứng dang rộng chân, sã cánh, xù lông, sốt cao, vài ngày sau phân có lẫn máu Da mép, mào, tích có màu xám xanh rồi dần chuyển thành xanh đen Bệnh tích chủ yếu tập trung ở manh tràng và gan

Cho đến nay ở nước ta chỉ có một vài nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm đơn bào

Histomonas meleagridis trên gà (Lê Văn Năm, 2010; Nguyễn Đức Tân, 2014) Nhìn

chung có thể nói các nghiên cứu về bệnh chưa được đề cập nhiều ở Việt Nam Từ những yêu cầu thực tế đó, đồng thời nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa đơn bào

Histomonas meleagridis và vật chủ tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một

số đặc điểm sinh học của đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh trên gà”

Trang 16

2

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được đặc điểm hình thái cấu tạo, vòng đời của Histomonas meleagridis

- Xác định được triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh do đơn bào

Histomonas meleagridis gây ra

- Chẩn đoán Histomonas meleagridis bằng kỹ thuật PCR

3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đơn bào Histomonas meleagridis trên gà ở các lứa tuổi

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm lấy mẫu tại Cam Ranh và Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Phân viện Thú y Miền Trung Nha Trang; Bộ môn Ký sinh trùng và bộ môn bệnh lý, Khoa chăn nuôi thú y, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

- Thời gian: Tháng 5/2014 – Tháng 5/2015

4 Ý nghĩa của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống về Histomonas meleagridis bao gồm:

Đặc điểm hình thái, cấu tạo, vòng đời; Bệnh tích đại thể và vi thể Đây cũng là lần đầu

tiên ở Việt Nam sử dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán bệnh do Histomonas meleagridis

gây ra ở gà

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Các kết quả của đề tài là cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng chống bệnh

do Histomonas meleagridis trên gà, nhằm giảm thiểu những tác động có hại, góp phần

phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

Trang 17

3

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Lịch sử bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.1 Thế giới

Bệnh đầu đen lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1893 trên gà Tây ở Rhode Island Bệnh đã gây ra nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi gà (McDougald, 2002) Tác giả Bold Smith (1895) đã nghiên cứu các tài liệu từ các ổ dịch bệnh ở Rhode Island và

tạm đặt tên cho sinh vật gây bệnh là Amoeba meleagridis

Bệnh đầu đen sau đó nhanh chóng lan rộng xuống vùng ven biển phía Đông, miền Trung Tây và phía Tây khắp nước Mỹ Mặc dù nhu cầu về thịt gà cao nhưng số lượng gà Tây giảm từ 11 triệu gia cầm trong năm 1890 (trước khi bùng phát bệnh đầu đen đầu tiên) xuống mức trung bình 3,7 triệu gà Tây mỗi năm trong thập kỷ 1910 -

1920 Bệnh cũng đã xuất hiện và gây ra thiệt hại to lớn cho các đàn gà ở New England (McDougald, 2002a; Tyzzer, 1920)

Các nhà nghiên cứu đã xem xét các tác nhân gây bệnh và cho rằng bệnh do một loại nấm gây ra, trong khi một số nhà nghiên cứu khác lại tin rằng đó là động vật đơn

bào có tên Trichomonas (McDougald, 2002) Tyzzer (1920) lần đầu tiên chính thức

mô tả về triệu chứng bệnh với những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu, ban đầu da

có màu xanh tím sau đó nhanh chóng trở nên thâm đen và đặt tên là bệnh đầu đen

(Blackhead disease), Tyzzer đã tách ra và đặt tên đơn bào là Histomonas meleagridis

(Tyzzer, 1920a, 1920b)

Trong thời gian này, bệnh nhanh chóng được phát hiện ở các khu vực khác như ở Đông Âu, Tây Âu, Nhật Bản (McDougald, 2002)

1.1.2 Việt Nam

Trong khi ở Việt Nam, bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis là bệnh còn

khá mới mẻ đối với cán bộ thú y và người chăn nuôi gia cầm ở nước ta nên bệnh chưa được nghiên cứu nhiều

Lê Văn Năm (2011) đã quan sát thấy hàng loạt đàn gà nuôi tập trung thả vườn tại một số tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội bị mắc bệnh Ông cho biết các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị nhiễm giun kim rất nặng; mà giun kim được biết đến như một vector sinh học truyền bệnh Đầu đen Vai trò của giun kim và trứng

Trang 18

1.2 Đặc điểm chung của Histomonas meleagridis

Loài: Histomonas meleagridis

1.2.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo

Histomonas meleagridis là một loại đơn bào đa hình thái: Hình trùng roi (một

roi), hình amip và hình lưới hợp bào, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển để có hình

dạng tương ứng phù hợp (Lê Văn Năm, 2011; McDougald, 2002)

Histomonas meleagridis với hình amip có kích thước 8 – 30 µm, hình roi thì có kích thước từ 20 – 30 µm và bé nhất khi Histomonas meleagridis ở thể hình lưới 5 –

10 µm, nhưng ở thể hợp bào (bao gồm nhiều Histomonas meleagridis ở thể lưới) thì

chúng có kích thước to cực đại đến 60 – 80 µm Trong các dạng hình thái thì hình roi

là phổ biến nhất và dễ nhận biết nhất bởi chúng có hai nhân (một nhân to và một nhân nhỏ), từ nhân to mọc ra một roi duy nhất, dạng này thường tìm thấy trong phân gia cầm (Smith, 1895)

Trang 19

5

Hình 1.1 Đặc điểm hình thái của Histomonas meleagridis (Milks, 1908)

A, B: Histomonas meleagridis ở dạng hình amip C: Histomonas meleagridis ở dạng hình trùng roi

Tyzzer (1920a) và Zaragatzki (2010) đã nghiên cứu về hình thái học và mô tả sự

tồn tại của Histomonas meleagridis có 3 giai đoạn khác biệt:

- Giai đoạn 1: Đơn bào Histomonas meleagridis được quan sát thấy ở vùng

ngoại vi khu vực bị tổn thương Chúng xuất hiện chân giả, có kích thước 30 µm, trong các mô bào thì có dạng hình cầu và đường kính khoảng 8 – 17 µm và chúng đều di

động kiểu amip

Ở khu vực ngoại vi ký sinh trùng có sự phân bố của các hạt glycogen, khu vực trung tâm có thành phần chủ yếu là carbonhydrate Lớp carbonhydrate vững chắc dưới màng tế bào này cản trở sự xâm nhập của các hạt glycogen vào bên trong Đồng thời

lớp carbonhydrate này cũng có tác dụng giúp Histomonas meleagridis chống lại các

điều kiện bất lợi trong một thời gian ngắn Một số nghiên cứu cho thấy, cấu trúc đặc

biệt này cho phép Histomonas meleagridis truyền nhanh và lây nhiễm với nhiều loài

chim trong một thời gian khá ngắn

- Giai đoạn 2: Đơn bào Histomonas meleagridis giai đoạn này có kích thước lớn

hơn và khác nhau trong khoảng từ 12 - 21µm, đơn bào có các tế bào chất ưa kiềm và

một lượng nhỏ chất dạng lưới hoặc dạng hạt ở xung quanh hạt nhân

- Giai đoạn 3: Đơn bào Histomonas meleagridis có kích thước nhỏ hơn khoảng

từ 5 – 22 µm và có sự xuất hiện của lớp màng kép giống với cấu trúc u nang của ký sinh trùng Các tế bào kích thước nhỏ ở giai đoạn này được đặc trưng bởi cấu trúc

dạng hạt khác nhau

Đơn bào Histomonas meleagridis chuyển động theo hai phương thức xoắn vặn

hoặc theo kiểu làn sóng và đơn bào có đời sống sống kỵ khí (Lê Văn Năm, 2011)

Trang 20

6

Về cấu tạo, đơn bào Histomonas meleagridis có từ một đến hai nhân và có hệ

thống màng thay đổi, không có ty thể (ty thể được thay bằng hydrogenosomes) (Smith, 1895) Tương tự như Giardia và Entamoeba, Histomonas meleagridis cũng tạo ra năng lượng kỵ khí bằng cách sử dụng hydrogenosomes để chuyển đổi pyruvate và malate thành hydrogen, acetate, carbon dioxide và ATP (Muller, 1909; Brown và cộng

sự, 1998) Nguồn gốc của hydrogenosome chưa được nghiên cứu rõ ràng nhưng đã có những nhận định hydrogenosome có chung một tổ tiên với ty thể (Tachezy và cộng sự, 2001)

Từ một số kết quả nghiên cứu thu được trước đây của Zaragatzki và cộng sự

(2010) thì thành phần tế bào đặc trưng ở giai đoạn amip và hình cầu của Histomonas meleagridis có sự tồn tại của một nhân với một hạch nhân, bộ máy Golgi, mạng lưới

nội chất, hydrogenosomes, một roi duy nhất, có nhiều ribosome và một số lượng lớn hạt glycogen trong tế bào chất và không bào

1.2.3 Chu trình sinh học

Chu trình sinh học của đơn bào Histomonas meleagridis được cho thấy ở Hình 1.2: Đơn bào Histomonas meleagridis gây bệnh cho gia cầm thông qua đường ăn uống, khi gia cầm nuốt phải trứng giun kim Heterakis gallinarum có chứa Histomonas meleagridis Sau khi đi xuống ruột của gia cầm, Histomonas meleagridis được giải

phóng khỏi trứng giun, chui vào niêm mạc manh tràng, sinh sôi nảy nở qua hình thức

phân đôi tạo ra nhiều Trophozoite và sinh sản mạnh nhất ở thể lưới hay thể hợp bào Một số Histomonas meleagridis tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của giun kim

từ giai đoạn ấu trùng, qua giai đoạn giun non cho đến khi giun trưởng thành ở manh tràng gà, đẻ trứng và từ đây chúng theo phân để thải trứng ra ngoài (Griffiths, 1978)

Khi ra khỏi ký chủ, thể hình roi và thể amip Histomonas meleagridis chỉ sống

được 24 h, trong khi đó ở thể lưới chúng có thể tồn tại hàng năm trong trứng giun kim

Heterakis gallinarum (Griffiths, 1978)

Nhiệt độ là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tồn tại và khả năng gây bệnh của

Histomonas meleagridis Histomonas meleagridis ở dạng hình roi không thể tồn tại

trong môi trường đông lạnh và chỉ có thể sống ở nhiệt độ 4°C trong vòng 23 giờ (Zaragatzki và cộng sự, 2010)

Trang 21

7

Hình 1.2 Vòng đời của Histomonas meleagridis (Rebecca A Cole, Milton Friend (2012)

Histomonas meleagridis sống tốt trong môi trường có độ pH khoảng 2 đến 8 tuỳ

theo theo các dạng tồn tại khác nhau Tuy nhiên, trong môi trường có tính acid

Histomonas meleagridis có thể tồn tại trong 1 giờ Theo Zaragatzki và cộng sự (2010)

cho rằng, điều kiện pH acid ảnh hưởng tới các giai đoạn phát triển các bào nang của

Histomonas meleagridis

1.3 Đặc điểm dịch tễ

1.3.1 Vật chủ cảm nhiễm

Đơn bào Histomonas meleagridis gây bệnh chủ yếu trên các loại gia cầm thuộc

bộ Gà, trong đó nhạy cảm nhất là gà Tây từ 2 tuần đến 2 – 3 tháng tuổi Đối với gà ta (chicken) thì bệnh xuất hiện chậm hơn và thường là từ 3 tuần đến 3 – 4 tháng tuổi, gà

Trang 22

8

lớn tuổi hơn vẫn có thể mắc bệnh với tỷ lệ tử vong ở đàn tăng lên đến 100% trong thời gian bùng phát Ở gà con bệnh bùng phát với tỷ lệ tử vong cao cũng đã được mô tả

(Hess và cộng sự, 2006; Vander Heijden và cộng sự, 2010)

Ở Đức, Aka và cộng sự (2011) đã mô tả sự tái diễn của Histomonas meleagridis

trong một trang trại chăn nuôi gà Tây cho thấy: Các ổ dịch đầu tiên xảy ra ở gà vào năm 2005 khi gà đạt 17 tuần tuổi, ổ dịch thứ hai xảy ra năm 2009 khi gà đạt 8 tuần tuổi

và tỷ lệ tử vong tăng đến 26 – 65% trong vòng vài ngày

Một số nhóm tác giả như Milks (1908), Desowitz (1951) và Ohara (1961) đã

nghiên cứu về Histomonas meleagridis và cho thấy bệnh nghiêm trọng hơn ở các loài

chim nhỏ Kết quả chẩn đoán bệnh “Đầu đen” của Milk (1908) cho thấy gà hơn sáu tuần tuổi không bị bệnh

Desowitz (1951) đã gây nhiễm Histomonas meleagridis cho gà, kết quả cho thấy

tỷ lệ tử vong cao nhất ở nhóm 21 ngày tuổi và thấp nhất ở những nhóm 34 ngày tuổi

Ohara và Reid (1961) cho biết gà dễ bị nhiễm bệnh do Histomonas meleagridis ở 32 ngày tuổi hơn là 1, 46 và 64 ngày tuổi khi họ cho ăn trứng Heterakis gallinarum Gà

tây, gà rừng và gà Gô cổ khoang bị bệnh nặng nhất, gà dò, công, gà Nhật, chim cút trắng và chim trĩ cũng mắc bệnh nhưng nhẹ hơn (Graybill, 1925; Griffths, 1978)

Qua thực nghiệm, chim cút Coturnix có thể bị nhiễm Histomonas meleagridis

nhưng loài này là vật chủ rất yếu đối với động vật ký sinh (Lund và Chute, 1974; Smith, 1895) Nhiều loài khác như công, gà Nhật, gà lôi, chim đa đa, chim cút Nhật

Bản, chim cút, đà điểu, vịt, ngỗng cũng đã tìm thấy bị nhiễm Histomonas meleagridis

tuy nhiên không có triệu chứng lâm sàng (Tyzzer, 1920a; Vander Heijden, 2010)

1.3.2 Một số nghiên cứu về bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis trên thế

giới và tại Việt Nam

Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về Histomonas meleagridis

như:

- Permin và Hansen (1998) cho biết, đơn bào Histomonas meleagridis có thể gây

nhiều bệnh tích ở ruột, đặc biệt là manh tràng

- Theo Esquenet và cộng sự (2003) thì Histomonas meleagridis là nguyên nhân

chính gây ra ổ dịch ở đàn gà mái đẻ 57 – 72 tuần tuổi nuôi theo hình thức chăn nuôi tự

do Bệnh đã làm tăng tỷ lệ chết 6% và làm giảm sản lượng trứng 11%

Trang 23

- Alkal và Mahmuod (2009) đã xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh ở đàn vịt

bị viêm ruột xuất huyết với các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích như phân lỏng có lẫn máu, gầy yếu, sưng gan, viêm, xuất huyết hoại tử ở ruột non và ruột già Kết quả xét

nghiệm đã tìm thấy Enterococcus và Histomonas meleagridis ở phân và niêm mạc ruột Tác giả đã kết luận ổ dịch gây ra bởi sự tác động của Enterococcus fecalis và Histomonas meleagridis

- Hauck và cộng sự (2010b) đã dùng kỹ thuật PCR xét nghiệm 338 mẫu (gồm manh tràng, gan và cơ quan nội tạng khác) Kết quả có 108/338 mẫu nhiễm

Histomonas meleagridis Ngoài ra, các tác giả cũng dùng kỹ thuật PCR để xác định sự

có mặt của các loại đơn bào khác, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm Tetratrichomonas gallinarum là 5,3% ở đàn gà nhiễm Histomonas meleagridis và 27,4% ở đàn gà không nhiễm Histomonas meleagridis

- Grafl và cộng sự (2011) đã điều tra tỷ lệ lưu hành kháng thể Histomonas meleagridis ở 56 đàn gà mái đẻ và 20 đàn gà mái tơ ở Áo bằng phản ứng Sandwich

ELISA gián tiếp Kết quả cho thấy có tới 50/60 đàn gà mái đẻ và 10/20 đàn gà mái tơ

được điều tra có kháng thể Histomonas meleagridis với tỷ lệ lần lượt là 37,3% và

8,3%; những đàn gà nuôi thả tự nhiên có tỷ lệ lưu hành kháng thể cao nhất trong các loại hình chăn nuôi gà

- Dwyer (1970) và Lui (2011) cũng đã phân lập thành công Histomonas meleagridis bằng kỹ thuật nuôi cấy và PCR Với mục đích là tìm ra phương pháp chẩn đoán Histomonas meleagridis nhanh và có độ nhạy cao, Huber và cộng sự (2005) đã thiết lập phản ứng PCR phát hiện Histomonas meleagridis ở cường độ nhiễm dao động

từ 3x103 - 3x105 đơn bào/ml dung dịch phân Độ tin cậy của phản ứng được kiểm chứng bằng cách gây nhiễm cho gà, kết quả của phản ứng PCR phù hợp với các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích ở gây nhiễm

Tại Việt Nam, Lê Văn Năm (2011) đã bắt đầu nghiên cứu về bệnh đầu đen ở gà

và gà tây (Lê Văn Năm, 2011) Nguyễn Hữu Nam và cộng sự (2013) cũng đã tiến hành

Trang 24

10

nghiên cứu thêm một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh do Histomonas

meleagridis gây ra ở gà thả vườn

- Nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa mưa

- Vệ sinh chuồng trại kém hoặc thiếu chất độn chuồng (như trấu lót dưới), gà mổ đất ăn

- Gà ăn chất độn chuồng do thiếu thức ăn nên bị nhiễm trứng giun từ chất độn chuồng

- Có bệnh khác kết hợp như nhiễm một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hoá như

Clostridium perfrien, E coli, Bacillus subtilis (Nguyễn Xuân Bình và cộng sự, 2002)

1.3.4 Vật chủ trung gian Heterakis gallinarum

1.3.4.1 Đặc điểm sinh học của giun kim Heterakis gallinarum

- Đặc điểm hình thái

Năm 1788, lần đầu tiên Schrank () đã phát hiện ra loài giun kim ở gia cầm

Heterakis gallinarum Bệnh giun kim thường do hai loài Heterakis gallinarum và Heterakis beramporia thuộc họ Heterakidae ký sinh ở manh tràng, có khi ở ruột non

của gà ta và gà Tây gây ra (Lê Văn Năm, 2011)

+ Heterakis gallinarum: Loài giun kim này thường ký sinh ở gà, vịt nhà Loài

này đã được phát hiện ở Lai Châu, Thanh Hoá, Hà Bắc và nhiều nơi khác (Trịnh Văn Thịnh, 1963; Hoàng Thị Tĩnh, 2009)

Trang 25

11

+ Heterakis beramporia: Ký sinh ở gà, gà rừng, ngỗng, ngan ở hầu hết các tỉnh

trong nước Trên thế giới đã phát hiện loài này ở Ấn Độ, Philippin (Trịnh Văn Thịnh, 1963; Hoàng Thị Tĩnh, 2009)

Heterakis gallinarum và Heterakis beramporia là hai loài rất phổ biến ở chim và

các loài thủy cầm, ngoài ra còn một số loài giun kim khác như:

+ Heterakis variabitis: Ký sinh ở gà Tiền (một chi của họ chim Trĩ) đã phát hiện

ở Quảng Ninh năm 1969 (Phan Thế Việt và cộng sự, 1977; Hoàng Thị Tĩnh, 2009)

+ Heterakis pavonis: Ký sinh trên gà lôi trắng, đã phát hiện ở Lạng Sơn năm

1962, Nghĩa Lộ năm 1963 và Tuyên Quang năm 1965 (Phan Thế Việt và cộng sự, 1977; Hoàng Thị Tĩnh, 2009)

Heterakis gallinarum có màu vàng nhạt, đầu có 3 môi (một môi ở lưng và hai

môi ở bụng), túi miệng hình ống Phần sau thực quản phình to thành hình cầu giống hình củ hành, chiều dài 0,27 – 0,33 mm, rộng 0,15 – 0,24 mm (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996; Trần Quốc Thuyết, 2011)

Giun đực dài 5,841 – 11,145 mm, chỗ rộng nhất 0,271 – 0,33 mm Đuôi nhọn hình chiếc kim Phía trước cách hậu môn 0,148 – 0,156 mm có một giác hút hơi tròn, đường kính 0,07 – 0,082 mm Có gai chồi xếp thành từng đôi ở hai bên giác hút và ở vào sau, đồng thời có hai gai giao hợp: Gai phải dài gấp 3 lần gai trái, phía cuối gai phải rất nhọn, dài độ 2 mm; gai trái thì to, dài 0,65 – 0,67 mm Lỗ bài tiết ở gần đầu về mặt bụng, cách đầu độ 0,245 mm (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996; Trần Quốc Thuyết, 2011)

Hình 1.4 Phần đuôi giun kim Heterakis

gallinarum (10X) (Martinez Guerrero Jose,

2010)

Hình 1.3 Trứng giun kim Heterakis

gallinarum (10X) (Martinez Guerrero Jose,

2010)

Trang 26

12

Giun cái dài 7,982 – 11,439 mm, chỗ rộng nhất 0,27 – 0,453 mm, chiều dài thực quản bằng 1/9 cơ thể Chỗ phình to của thực quản thành hình củ hành dài 0,273 – 0,33 mm; rộng 0,187 – 0,234 mm Hậu môn ở gần đuôi, cách đuôi 0,9 – 1,24 mm Âm đạo uốn khúc cong, bắt đầu từ âm hộ rồi vòng về phía sau, sau đó chuyển về phía trước cuối cùng lại vòng về phía sau Lỗ bài tiết cách đầu 0,47 mm (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996; Trần Quốc Thuyết, 2011)

- Vòng đời

Vòng đời của giun kim Heterakis gallinarum trải qua giai đoạn phát triển ở bên

ngoài môi trường và bên trong cơ thể gà

Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), Smith và Graybill (1920) cho rằng: Giun cái ký sinh ở manh tràng gà đẻ trứng theo phân ra ngoài, trứng mới thải ra chưa

có khả năng gây bệnh, gặp điều kiện nhiệt độ 18 – 26oC và độ ẩm thích hợp thì sau 7 –

12 ngày sẽ thành thục và thành ấu trùng gây nhiễm Gà nuốt phải trứng này, sau 1 – 2 giờ ấu trùng chui ra khỏi vỏ trứng, sau 24 giờ tới manh tràng và phát triển một thời gian thành giun trưởng thành

Phan Thế Việt và cộng sự (1977) cho biết: Sự phát triển ấu trùng trong trứng

giun Heterakis gallinarum đến giai đoạn cảm nhiễm phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm

trong thiên nhiên, có thể kéo dài 6 – 7 ngày vào mùa hè, đến 15 – 27 ngày trong mùa thu và mùa đông (10 – 15oC)

Kết quả nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Xuân Bình và cộng sự (2002) cho

thấy: Trứng Heterakis gallinarum bài xuất cùng với phân ra ngoài, trứng phát triển đến

giai đoạn cảm nhiễm ở môi trường bên ngoài trong thời gian 6 – 17 ngày hoặc hơn nữa tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm Sự phát triển của trứng đến giai đoạn cảm nhiễm ở nhiệt độ 30 – 37oC trong vòng 6 – 7 ngày, ở nhiệt độ 20 – 27oC từ 10 – 15 ngày và 10 – 15oC là 72 ngày

1.3.4.2 Cơ chế sinh bệnh

Gà mắc bệnh giun kim là do ăn phải trứng giun kim có chứa ấu trùng gây bệnh

cảm nhiễm Heterakis gallinarum Sau 1 – 2 giờ xâm nhập vào đường tiêu hoá, ấu

trùng thoát ra khỏi trứng đi xuống manh tràng và chui vào niêm mạc manh tràng Tại đây, giun kích thích niêm mạc manh tràng, gây tụ huyết, ngoài ra còn lấy chất dinh dưỡng của gà làm gà gầy yếu, chậm lớn Thời gian phát triển của chúng đến giai đoạn

Trang 27

manh tràng, tăng sinh bằng cách phân đôi, tấn công vào các mô của mang tràng và gây bệnh cho gà Tại đây, khi bệnh phát triển manh tràng có mùi hôi và có màu vàng, trong lòng manh tràng chứa một hợp chất lỏng do các tế bào chết và máu tích tụ lại

(McDougald và Fuller, 2005) Histomonas meleagridis theo máu di chuyển tới gan và

phá huỷ các tế bào gan tạo ra các vùng hoại tử hình hoa cúc (tế bào chết) Ngoài ra,

một số đơn bào Histomonas meleagridis tiếp tục xâm nhập xâm nhập vào các cơ quan

khác như thận, phổi, tim và não và cuối cùng đi ra ngoài theo phân, gia cầm bị bệnh

thải phân có nhiều đơn bào Histomonas meleagridis ra ngoài môi trường và là nguồn

bệnh nếu gia cầm khác ăn phải (Nguyễn Xuân Bình và cộng sự, 2002) Theo kết quả nghiên cứu của McDougald (2002), McDougald và cộng sự (2002), bệnh Đầu đen xảy

ra do Histomonas meleagridis thường bị bội nhiễm cùng với một số vi khuẩn thứ cấp như E Coli, Bacillus subtilis, Clostridium… gây ra bệnh nhiễm trùng thứ cấp và gây

chết nhiều gà hơn

Ngoài việc nhiễm qua đường miệng, Histomonas meleagridis còn có thể được

truyền trực tiếp giữa các cá thể trong đàn gia cầm qua đường ổ nhớp, chúng nhân lên nhanh chóng ở mô bào ruột, sau đó thâm nhập vào các cơ quan khác (McDougald, 2002) Theo con đường trực tiếp này, bệnh dễ dàng lây lan nhanh chóng Các loài chim, đặc biệt là gà Tây nuôi ở mật độ cao dẫn đến tỷ lệ tử vong tới 100% Một số nghiên cứu của tác giả Farr (1961) cho thấy trứng giun có thể tồn tại trong đất lên đến

ba năm và vẫn dương tính với Histomonas meleagridis sau 150 tuần

Histomonas meleagridis nằm trong trứng của Heterakis gallinarum và qua tiêu thụ thức ăn có chứa Heterakis gallinarum mà các loài chim có thể bị nhiễm bệnh

Trang 28

14

(Graybill và Smith, 1920; Tyzzer, 1920 Ngoài ra, vai trò các sinh vật khác cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình truyền từ con chim này sang con chim khác (Lund và Chute, 1974) Một số động vật không xương sống như bọ cánh cứng, ruồi nhà có thể đóng vai trò trong việc truyền bệnh nhưng một số nghiên cứu này vẫn đang tiếp tục được làm rõ (McDougald và Fuller, 2005)

Từ các nghiên cứu về dịch tễ học, Nguyễn Xuân Bình và cộng sự (2002) cho biết

bệnh do Histomonas meleagridis cũng có thể lây nhiễm qua giun đất Khi trứng giun kim đã nhiễm Histomonas meleagridis ở trong cơ thể gà được thải ra ngoài môi trường

đất, gà ăn phải ấu trùng giun kim ở giai đoạn cảm nhiễm thì có thể bị nhiễm bệnh Mặt khác, do gà thả vườn có cơ hội tiếp xúc với giun đất nhiều hơn trong quá trình tìm kiếm thức ăn nên tỷ lệ lây nhiễm qua giun đất ở gà thả vườn cao hơn gà nuôi nhốt

1.4 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis

1.4.1 Triệu chứng lâm sàng

Theo Nguyễn Hữu Nam và cộng sự (2013), thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 1 –

4 tuần và phụ thuộc rất nhiều vào nhiễm trùng thứ phát Bệnh thể hiện ở hai dạng cấp tính và mãn tính, rất ít khi bệnh xảy ra ở thể quá cấp

- Thể quá cấp và cấp tính

Các triệu chứng lâm sàng bệnh ở thể cấp này rất dữ dội Bệnh xảy ra hết sức đột ngột, gà đột nhiên ủ rũ và rúc đầu vào dưới cánh, đứng dang rộng chân, sã cánh, xù lông, bỏ ăn, sốt cao 43 – 44oC, tiêu chảy phân vàng lẫn bọt, sau đó vài ngày gà ỉa ra các thỏi phân màu nâu đỏ hoặc trắng lờ đờ như nước vo gạo đặc Da mép, da vùng đầu, mào nhanh chóng có màu xanh xám rồi chuyển sang xanh đen, nhìn thấy rõ nhất

là ở gà Tây

Gần cuối giai đoạn ốm, thân nhiệt gà giảm mạnh xuống dưới mức bình thường (39oC – 38oC) nên gà cảm thấy rất rét Vì vậy, cho dù bệnh xảy ra trong các tháng mùa nóng, nhưng những gà ốm vẫn tìm những nơi có ánh nắng mặt trời hoặc lò sưởi để sưởi ấm, mắt nhắm nghiền, đứng im không cử động, đầu rúc vào cánh Bệnh kéo dài

10 – 20 ngày nên gà rất gầy, chúng liên tục run rẩy hoặc co giật rồi chết do suy nhược

cơ thể

- Thể mãn tính

Trang 29

15

Thể mãn tính thường hay thấy ở gà ta, gà Tây lớn tuổi với sự xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như đã mô tả ở thể cấp tính, nhưng cường độ biểu hiện yếu vì thế chúng ta có thể quan sát thấy thể trạng đàn gà lúc tốt, lúc xấu Bệnh kéo dài 2 – 3 tuần

và kết thúc gà bị chết vì suy nhược, tự nhiễm độc hoặc chết do bệnh kế phát

1.4.2 Bệnh tích

Hess và cộng sự (2006), sau khi mổ khám gà bị nhiễm Histomonas meleagridis

thấy tổn thương ở manh tràng và gan, túi Fabricius bị biến dạng nặng Permin và

Hansen (1998) cũng cho biết, đơn bào Histomonas meleagridis gây nhiều bệnh tích ở

manh tràng

Cũng theo Nguyễn Hữu Nam (2013) và Lê Văn Năm (2011), bệnh tích của bệnh tập trung chủ yếu ở manh tràng và gan

- Các biến đổi ở manh tràng:

Bệnh tích bệnh do Histomonas meleagridis gây ra ở manh tràng có thể xuất hiện

chỉ một trong hai bên hoặc cùng một lúc cả hai bên Lúc đầu manh tràng phồng to, dài hơn; màu sắc, độ đàn hồi và độ trơn bóng của manh tràng bị thay đổi

Bề mặt trong của manh tràng trở nên sần sùi, chất chứa có nhiều máu loãng như máu cá rất giống bệnh tích bệnh Cầu trùng, sau đó chuyển sang có màu vàng, thành manh tràng rắn chắc Khi cắt dọc manh tràng ta thấy chất chứa có màu trắng vàng xanh hoặc trắng nâu do có chứa fibbrin đóng quánh cùng các tế bào viêm khác nhau bị chết tạo nên một lõi rắn chắc màu trắng xám

Niêm mạc manh tràng bị viêm loét nặng, thậm chí bị thủng và chảy chất chứa vào xoang bụng gây viêm phúc mạc nặng Rất nhiều trường hợp hai bên dính chặt với nhau hoặc một trong hai manh tràng dính vào cơ quan nội tạng hoặc phúc mạc bụng Càng về sau thành manh tràng càng bị viêm tăng sinh dày lên, dày đến nỗi lỗ manh tràng trở nên rất bé và manh tràng trở nên rắn chắc khác thường

- Các biến đổi ở gan:

Gan sưng to cực đại, gấp 2 – 3 lần bình thường, mềm nhũn và xuất hiện nhiều ổ viêm xuất huyết bề mặt gan Sau đó các ổ viêm xuất huyết chuyển sang thành các ổ viêm loét hoại tử có màu trắng xám hoặc vàng đỏ có hình hoa cúc và hơi lõm ở giữa Chúng có hình tròn, rìa mép ổ viêm có viền răng cưa với độ lớn khác nhau, nhưng chủ yếu to bằng hạt gạo đến hạt ngô thậm chí to đến 1 – 2 cm Nếu lấy chất chứa xung

Trang 30

16

quanh ổ loét để xét nghiệm ta sẽ thấy chúng gồm các tế bào bạch cầu, đại thực bào,

đơn bào và ký sinh trùng Histomonas meleagridis còn sống

Hình 1.5 Manh tràng gà bị sưng

(Dinev, 2010)

1.5 Đặc điểm mô bệnh học

Đầu tiên, Histomonas meleagridis tấn công vào thành manh tràng gây ra hiện

tượng xung huyết và làm tập trung bạch cầu trung tính, đây là phản ứng miễn dịch

chống lại đơn bào Histomonas meleagridis và giun Heterakis gallinarum còn non Trong 5 – 6 ngày tiếp theo, nhiều Histomonas meleagridis có dạng hình trứng màu

nhạt được sinh sôi nảy nở Đồng thời, số lượng tế bào lympho và đại thực bào xâm

nhập vào mô trong thời gian này cũng tăng lên và thường chứa Histomonas meleagridis (McDougald, 2002; Phạm Sỹ Lăng, 2011) Từ 12 – 16 ngày, các đại thực

bào và các u hạt xuất hiện trong các mô của manh tràng làm cho manh tràng phồng lên Cũng trong thời gian này, fibrin, hồng cầu và bạch cầu ở các vị trí tổn thương lan rộng ra và tụ lại ở một số vùng (McDougald, 2002; Vander Heijden và cộng sự, 2010) Các tổn thương ở gan có thể nhìn thấy sớm nhất bằng kính hiển vi trong thời gian

từ 6 – 7 ngày Sau khi nhiễm bệnh các mạch máu bị tắc nghẽn (Smith, 1895; Tyzzer, 1920) Trên bề mặt gan các mô hoại tử và thoái hóa có hình đĩa màu từ vàng đến xanh vàng, các tổn thương mở rộng qua nhu mô gan Từ 14 – 21 ngày, hoại tử ngày càng trở nên nghiêm trọng (Phạm Sỹ Lăng, 2011)

Venkataratnam và Clarkson (1963) khi nghiên cứu ảnh hưởng của Histomonas meleagridis đối với các tế bào máu trên gà trống 6 tuần tuổi đã nhận thấy: tổng số bạch

cầu tăng sau khi gây nhiễm một ngày và đạt số lượng tối đa 70.000/mm3 sau 10 ngày

Sự gia tăng bạch cầu chủ yếu do các bạch cầu dị ái, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu ái toan Trong giai đoạn này, số lượng tế bào lympho, bạch cầu ưa kiềm và hồng cầu

Hình 1.6 Lá gan bị viêm hoại tử hình hoa cúc (Nguyễn Hữu Nam và cộng sự, 2013)

Trang 31

17

không thay đổi Cũng theo nghiên cứu của Venkataratnam (1963), Wilson và Perie (1967), tổng số lượng tế bào trở về mức bình thường sau 21 ngày nhiễm trùng Thành phần tế bào máu cũng thay đổi tương tự ở gà 3 tuần tuổi, số lượng bạch cầu tối đa là 92.000/mm3 vào ngày thứ mười nhiễm trùng Bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ái toan và bạch cầu đơn nhân đã tăng lên đáng kể nhưng không có thay đổi đáng kể về số lượng

tế bào lympho

McDougald và Hansen (1970) xác định ảnh hưởng của Histomonas meleagridis

trên một số enzyme ở gà ta và gà tây Enzyme glutamic oxalacetic transaminase (GOT) và lactic dehydrogenase (LDH) tăng đáng kể ở gà tây sau 9 hoặc 12 ngày nhiễm trùng Cholinesterase giảm dần ở gà tây Glutamic pyruvic transaminase (GPT) vẫn giống nhau trong tất cả trường hợp Amylase tăng lên, malic dehydrogenase (MDH) và lactic dehydrogenase (LDH) giảm dần trong manh tràng ở gà Số lượng các enzyme giảm có liên quan đến tổn thương manh tràng Theo Al-Khateeb và Hansen (1973) báo cáo mức độ tổn thương gan có tương quan đáng kể với mức GOT và cho

rằng plasma GOT có thể được sử dụng như bằng chứng lâm sàng cho Histomonas meleagridis

Ngoài ra, ở gà Tây nồng độ albumin giảm và γ-globulin tăng đáng kể trong quá trình nhiễm trùng Số lượng albumin giảm trùng với quá trình viêm cấp tính của niêm mạc manh tràng (McDougald và Hansen, 1970)

1.6 Đặc điểm miễn dịch học

1.6.1 Miễn dịch chủ động

Khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại Histomonas meleagridis ở gà Tây được chứng minh là rất kém, khi gà tây nhiễm lại với Histomonas meleagridis thì chúng

vẫn chết Mặc dù nhiều nghiên cứu miễn dịch đã được thực hiện nhưng có rất ít thông

tin liên quan đến đáp ứng miễn dịch về Histomonas meleagridis được xác định Clarkson đã kiểm tra khả năng bảo vệ của kháng thể chống lại Histomonas meleagridis bằng việc tiêm chủng thụ động cho các loài chim với kháng huyết thanh từ

gia cầm nhiễm bệnh Kết quả cho thấy kháng thể đó vẫn không có khả năng bảo vệ các

loài chim với Histomonas meleagridis (Clarkson, 1963) Có ý kiến cho rằng đáp ứng

miễn dịch niêm mạc (còn gọi là đáp ứng miễn dịch tế bào) có thể đóng vai trò quan

Trang 32

18

trọng trong việc phòng chống dịch bệnh hơn là kháng thể trong huyết thanh (đáp ứng miễn dịch dịch thể) nhưng cần được nghiên cứu thêm (Bleyen và cộng sự, 2009)

1.6.2 Miễn dịch thụ động

Gần đây, phương pháp ELISA sandwich gián tiếp đã được thiết lập để phát hiện

kháng thể IgG chống lại Histomonas meleagridis trong huyết thanh của gà và gà Tây

Các kháng thể IgG không phải là một nhân tố quan trọng trong miễn dịch bảo vệ

chống lại Histomonas meleagridis nhưng những gà bị nhiễm bệnh không có triệu

chứng có thể được chẩn đoán thông qua IgG sau mười bốn ngày Bằng phương pháp

ELISA hứa hẹn nhiều cho việc phát hiện và chẩn đoán bệnh do đơn Histomonas meleagridis (Windisch, 2009; Grafl và cộng sự, 2011)

1.7 Một số phương pháp chẩn đoán bệnh

1.7.1 Chẩn đoán lâm sàng

Theo Nguyễn Hữu Nam và cộng sự (2013), gà bị bệnh do Histomonas meleagridis có một số dấu hiệu lâm sàng sau: Gà mất đi dáng vóc tươi tỉnh, trở nên ủ

rũ, da khô, lông xù, đứng lẻ loi và rúc đầu vào cánh Gà bệnh thường sốt cao 43,5°C

ngày phân có màu nâu đỏ hoặc trắng lờ đờ Da mép, da vùng đầu, mào, tích có màu xanh xám rồi chuyển sang xanh đen

Gần cuối giai đoạn bệnh, thân nhiệt gà giảm xuống khoảng 38oC – 39oC Bệnh kéo dài khoảng 10 – 20 ngày; gà rất gầy, run rẩy hoặc co giật, gà có thể chết do suy nhược cơ thể

Mổ khám gà chết hoặc gà ốm thấy các bệnh tích đặc trưng, chủ yếu ở gan và manh tràng Lúc đầu manh tràng phồng to, dài hơn, thành ruột dày lên và rắn chắc, chất chứa có màu trắng vàng xanh hoặc trắng nâu Gan sưng to, mềm nhũn có nhiều đám xuất huyết hoại tử hình hoa cúc màu vàng xám hoặc hình thành những cục màu trắng xám nổi lên bề mặt gan, các ổ viêm loét, hoại tử bã đậu màu vàng xám

Bệnh tích vi thể: Các mô bào gan, manh tràng bị xuất viêm, xuất huyết và hoại

tử Ở những nơi bị tổn thương thấy sự xâm nhập và tập trung của các tế bào lympho, đại thực bào, bạch cầu, hồng cầu và các Trophozoite ở vùng bị tổn thương

Trang 33

19

1.7.2 Chẩn đoán phân biệt

Theo Lê Văn Năm (2011), bệnh do Histomonas meleagridis cần phải chẩn đoán

phân biệt với một số bệnh sau:

- Bệnh cầu trùng

Manh tràng của gà bị bệnh cầu trùng do chủng Elimeria tenella trong một số trường hợp cũng có các biến đổi giống như các biến đổi bệnh do Histomonas meleagridis gây ra Thành manh tràng của bệnh cầu trùng xuất hiện các nốt đỏ xen lẫn

các điểm trắng, chất chứa lẫn máu, máu đông thậm chí máu tươi Giai đoạn giữa của

bệnh do Histomonas meleagridis cũng rất giống bệnh cầu trùng: Chất chứa có màu

nâu, đỏ lẫn máu, nhớt như máu cá Tuy nhiên, giai đoạn sau đó các chất chứa này tạo thành kén đông đặc, gạt lớp phù niêm mạc ruột thừa bị viêm hoại tử rất nặng, thành manh tràng dày lên và rắn chắc, lỗ manh tràng bé và hẹp lại rất nhiều so với bình thường

- Bệnh do Trichomonas

Các triệu chứng và các biến đổi bệnh lý do Trichomonas gây ra trong một số trường hợp cũng rất giống với bệnh do Histomonas meleagridis Chỉ khác là bệnh do Trichomonas gây ra ngoài các biến đổi ở manh tràng, luôn kèm theo các biến đổi ở 1/3

cuối ruột non Các biến đổi ổ viêm ruột hoại tử trên bề mặt gan có kích thước nhỏ hơn

và lồi lên khỏi bề mặt gan, trong khi đó các ổ viêm loét hoại tử ở bệnh do Histomonas meleagridis lại bị trũng ở giữa

Bệnh tích ở bệnh do Newcastle tập trung chủ yếu ở tổ chức dưới da đầu, họng

sưng, niêm mạc miệng có nhiều dịch nhớt; niêm mạc đường hô hấp trên xung huyết, phù nghiêm trọng; gan có các điểm thoái hoá màu vàng Niêm mạc đường tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày tuyến xuất huyết và có phủ lớp chất nhớt màu trắng xám hoặc vàng nhạt

Trang 34

20

- Bệnh do Salmonella

Gà bị bệnh Salmonella thường gầy yếu, ủ rũ, xù lông, niêm mạc nhợt nhạt, bụng

tích nước trương to, tiêu chảy phân có màu trắng như vôi gần giống bệnh do

Histomonas meleagridis, nhưng khác ở chỗ bệnh do Salmonella phân bết ở hậu môn, không lỏng như bệnh do Histomonas meleagridis Gà mái giảm đẻ, vỏ trứng xù xì,

lòng đỏ có lẫn máu; gà trống mất khả năng đạp mái

Bênh tích:

+ Ở gà con: Lách sưng to gấp 2 – 3 lần bình thường, niêm mạc ruột tụ máu, loét,

xuất huyết tích tụ fibrin, có hoại tử ở trực tràng Ở cơ tim, gan, lách, phổi có các điểm hoại tử màu vàng xám, to nhỏ không đều và gà bị bệnh có thể viêm khớp

+ Ở gà lớn: Xác gầy, viêm hoại tử ở các cơ quan phủ tạng Gan sưng, trên bề mặt

có những nốt hoại tử màu vàng xám, to nhỏ không đều; thành manh tràng dày có bã

đậu gần giống với bệnh do Histomonas meleagridis Tuy nhiên, bệnh do Salmonella

có xoang bao tim tích nước có fibrin, bao tim dày; phổi hoại tử từng đốm; lách sưng

to, màu sẫm do xung huyết, phúc mạc bị viêm nặng làm cho ruột, ống dẫn trứng và thành bụng dính lại với nhau

- Bệnh lao gà

Các ổ viêm loét hoại tử quan sát được không chỉ ở gan mà còn thấy ở lách, ruột

và tuỷ xương Bệnh lao gà chỉ quan sát thấy ở gà Ta, gà Tây lớn tuổi nhưng không thấy ở gà con, gà dò Ở bệnh lao gà không có các biến đổi tạo kén ở ruột thừa như

bệnh do Histomonas meleagridis

1.7.3 Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

1.7.3.1 Xét nghiệm tiêu bản

Xét nghiệm tiêu bản tìm Histomonas meleagridis đòi hỏi phải có kính hiển vi

với độ tương phản tốt, sử dụng các mẫu vật tươi từ các loài gia cầm vừa bị giết chết

trong phòng thí nghiệm Đơn bào Histomonas meleagridis và các Trophozoite dễ dàng

được quan sát sơ bộ bằng phương pháp soi tươi và nhuộm

- Xét nghiệm tìm đơn bào Histomonas meleagridis bằng cách soi tươi (Soi trực

tiếp):

Làm tiêu bản phân, niêm mạc manh tràng, mô gan và quan sát trực tiếp trên kính hiển vi ở độ phóng đại 100 – 400 lần Khi soi tươi có thể quan sát được các hình dạng,

Trang 35

là phương pháp truyền thống, quá trình kiểm tra rất nhanh tuy nhiên dễ bỏ sót

Histomonas meleagridis khi quan sát (Zaragatzki và cộng sự, 2010)

1.7.3.2 Nuôi cấy

Có một số yếu tố cần thiết cho việc nuôi cấy thành công Histomonas

meleagridis Theo McDougald (2005), Histomonas meleagridis phát triển trong môi

trường kỵ khí Ngoài ra, sự có mặt của thuốc kháng sinh trong môi trường nuôi cấy sẽ

làm giảm sự phát triển của các vi khuẩn khác, trong khi Histomonas meleagridis vẫn

tăng trưởng

Người đầu tiên nuôi cấy Histomonas meleagridis là Drbohlav (1924) đã báo cáo

rằng lòng trắng đã đông của trứng được bao phủ bởi huyết tương có chứa 1% peptone tốt hơn so với dùng thạch máu cùng với dung dịch Locke’s hoặc chỉ dùng môi trường

trứng đã đông với dung dịch Locke’s Drbohlav cho thấy, tăng trưởng của Histomonas meleagridis tốt nhất ở độ pH 7,2 - 7,8 Ngoài Drbohlav (1924) ra, các tác giả khác như Tyzzer (1934) và Bishop (1937) cũng nuôi cấy Histomonas meleagridis trên môi

trường chứa bột gạo và 5% huyết thanh ngựa tuy nhiên kết quả chưa được thành công (McDougald, 2002)

De Volt (1943) đã nghiên cứu phát triển môi trường khác đơn giản và dễ dàng chuẩn bị hơn, thành phần môi trường bao gồm: 2% huyết thanh gà tây và 2% dung dịch Locke’s, hấp ở 120oC trong 20 phút, trước khi sử dụng mỗi ống được bổ sung

thêm một chút tinh bột gạo vô trùng Kết quả cho thấy, Histomonas meleagridis chỉ

tồn tại ở mức độ cộng sinh Sau đó, nhiều thử nghiệm khác nhau để thay thế các thành phần của DeVolt như thay huyết thanh bằng kem tươi, thay kem tươi bằng sữa bò tươi nhưng đều không cho kết quả tốt Lesser (1960) sau này đã pha loãng môi trường M199 10 lần với nước cất và bổ sung 10% kem đã lọc hoặc huyết thanh cừu hoặc ngựa cùng với 0,05% NaHCO3; ngoài ra còn bổ sung thêm este cholesterol, các

sterate và palmitate hỗ trợ tăng trưởng Histomonas meleagridis, tuy nhiên kết quả vẫn

Trang 36

22

không được cải thiện, Histomonas meleagridis vẫn tăng trưởng nhưng phát triển chậm

với số lượng ít (McDougald, 2002)

Tới năm 1970, Dwyers đã phát triển môi trường nuôi cấy Histomonas meleagridis thành công nhất và được điều chỉnh bởi McDougald và Galloway (1973)

Thành phần môi trường bao gồm: 85 - 95% môi trường M199, 5% dịch chiết từ phôi

gà, 10% huyết thanh cừu hoặc huyết thanh ngựa, 1% bột gạo và điều chỉnh pH 7,8 Cũng trong thời gian này, Dwyers đã tối ưu hoá môi trường trên với thành thần bột gạo

giảm xuống 0,8% và loại bỏ phôi gà Kết quả cho thấy số lượng Histomonas meleagridis tăng gấp gần 10 lần Histomonas meleagridis có thể phát triển rất nhanh

trong môi trường Dwyer từ 2 đến 5 ngày và sau đó giảm dần vì nguồn dinh dưỡng cạn kiệt và do tạo thành nhiều chất độc Môi trường này đã và đang được ứng dụng trên

thế giới để nghiên cứu Histomonas meleagridis (McDougald, 2002)

Trong quá trình nuôi cấy Histomonas meleagridis thường bị nhiễm loại đơn bào phát triển rất tốt trong môi trường Dwyer và cạnh tranh với Histomonas meleagridis gọi là Blastocystis Blastocystis tương tự như tảo đỏ và không bị ức chế bởi thuốc

kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm, đây cũng là khó khăn trong quá trình nuôi cấy

Histomonas meleagridis (McDougald, 2002)

1.7.3.3 Kỹ thuật PCR

Đây là kỹ thuật sinh học phân tử cho phép nhân bản một đoạn DNA mong muốn từ

hệ gen DNA của cơ thể sinh vật thành nhiều bản sao dựa vào các chu kỳ nhiệt Phương pháp cho phép tổng hợp rất nhanh và chính xác từng đoạn DNA riêng biệt Đây thực

sự là phương pháp hiện đại và thuận tiện cho việc xác định sự có mặt một gen nào đó trong tế bào với độ chính xác cao (Nguyễn Hoàng Lộc và cộng sự, 2010)

Trong lịch sử để chẩn đoán Histomonas meleagridis ngoài dựa trên phương pháp

xét nghiệm và mổ khám thì trong vòng nhiều năm trở lại đây việc sử dụng phản ứng

PCR đã được chứng minh thành công trong việc phát hiện Histomonas meleagridis (Hafec và cộng sự, 2005)

1.8 Một số biện pháp phòng và trị bệnh

1.8.1 Phòng bệnh

Trang 37

23

Không được nuôi chung gà Tây với gà ta vì gà ta thường chứa một lượng lớn giun kim và trứng giun kim nên gà Tây có thể bị nhiễm nghiêm trọng Phải chú ý đến mật độ và các thông số nhiệt độ, độ ẩm và khí độc chuồng vì khả năng tồn tại của các

trứng Heterakis gallinarum có thể được giảm bớt bằng cách chiếu ánh sáng mặt trời và

trong điều kiện khô thoáng tốt Các biện pháp khử trùng tẩy uế chuồng có thể có tác dụng tiêu diệt trứng giun nhưng hiện nay chưa có nhiều số liệu liên quan đến biện pháp này

Chăn nuôi gà trong nhà cũng là một biện pháp có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Đầu đen vì loại bỏ được nguồn nhiễm bệnh từ việc ăn giun đất Hàng ngày quan sát vùng da, đầu mép, mào và tích…để kịp thời phát hiện và điều trị ngay khi chưa thành dịch

Từ 20 ngày tuổi trở lên hàng tuần trong nước uống cần bổ sung CuSO4 hoặc mỗi tuần một lần cho uống KMnO4 pha với tỷ lệ (một phần vạn) tức 1 g thuốc tím pha với

10 lít nước cho uống trong vòng 1 – 2 h/ngày/đợt

Sân vườn thường xuyên phải cuốc xới, rắc vôi bột tốt nhất là 2 tuần làm một lần Đường đi lối lại cũng phải rắc, trước cửa chính phải có hố sát trùng (Nguyễn Hữu Nam

và cộng sự, 2013)

1.8.2 Trị bệnh

Điều trị bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis được nghiên cứu từ những

năm 1950 với nhiều phương pháp khác nhau để kiểm soát bệnh và một số hợp chất hóa học đã được thử nghiệm điều trị bệnh Đầu đen thành công

Năm 1960 các hợp chất arsen, nitroheterocyclic và một số chất khử trùng khác

nhau được sử dụng để chống lại Histomonas meleagridis Một số vitamin và các hợp chất dinh dưỡng khác cũng được cho là có ảnh hưởng đến Histomonas meleagridis

(Whitmore và cộng sự, 1968)

Trước đây nhiều loại hoá chất đã được thử nghiệm chống lại Histomonas meleagridis ở điều kiện in vitro và in vivo như enheptin, các hợp chất của nitroimidazoles như dimetridazole, ipronidazole, ronidazole và các hợp chất của arsen

cho thấy có hiệu quả (Bowen và cộng sự, 1971; Grumbles, 1952) Tuy nhiên nhóm

nitroimidazoles đã bị cấm sử dụng tại Mỹ vào năm 2003 vì nghi ngờ có chất gây ung

Trang 38

công tác phòng, chữa bệnh ở gà Các hoá dược này vẫn được sử dụng ở một số nước

Furazolidone cũng được sử dụng để điều trị bệnh Đầu đen nhưng không được sử dụng

ở Hoa Kỳ và Việt Nam (Grumbles, 1952)

(Ghi chú: Theo Thông tư 15/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Dimetridazole thuộc danh mục cấm sử dụng trong thú y)

Gần đây, ảnh hưởng của nifurtimox và tiamulin đã được nghiên cứu để điều trị Histomonas meleagridis Tiamulin được biết đến là pleuromutilin bán tổng hợp,

tiamulin ức chế mạnh tiểu đơn vị 50S ribosome của vi khuẩn thông qua ức chế mạnh enzyme pepitdyl transferase trong ribosome Các nghiên cứu cho thấy là Tiamulin tác dụng lên ký sinh trùng trong nghiên cứu in vivo và những kết quả gần đây thử nghiệm

trên đàn gia cầm bị nhiễm Histomonas meleagridis đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong

gia cầm (Hauck và cộng sự, 2010a, 2010b)

Hoá dược nifurtimox (Nfx) dưới dạng biệt dược (tên thương mại) là Lampit và Bayer A-2502 được biết đến là thuốc được sử dụng ở người để điều trị chống lại bệnh Chagas Nfx là một hợp chất mạch vòng của nitro và gần đây nó đã được sử dụng

thành công để chống lại Histomonas meleagridis Nghiên cứu cho thấy nifurtimox với

liều lượng 200 hoặc 400 ppm trong thức ăn làm giảm tỷ lệ tử vong gà nhiễm

Histomonas meleagridis, ở nồng độ 12,5 – 100 ppm chỉ làm chậm sự tăng trưởng của Histomonas meleagridis trong 48 giờ Đồng thời, nifurtimox cũng làm giảm tổn thương gan do Histomonas meleagridis nhưng có tác dụng ít hơn đối với tổn thương

manh tràng (Hauck và cộng sự, 2010a)

1.9 Giới thiệu phản ứng PCR

1.9.1 Định nghĩa

Trang 39

25

PCR là chữ viết tắt của cụm từ Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp – Phản ứng khuếch đại gen), đây là phương pháp khuếch đại nhanh nhiều bản sao các đoạn DNA mà không cần tạo dòng (Hồ Quỳnh Thùy Dương, 2003)

Trong lịch sử, chẩn đoán Histomonas meleagridis dựa trên phương pháp mổ

khám và quan sát kính hiển vi Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại đây, việc sử dụng

phản ứng PCR đã được chứng minh thành công trong việc phát hiện Histomonas meleagridis (Hafec và cộng sự, 2005; Huber và cộng sự, 2005)

1.9.2 Nguyên lý

Kỹ thuật PCR là một phương pháp tổng hợp DNA dựa trên mạch khuôn là một trình tự đích DNA ban đầu, khuếch đại, nhân số lượng lớn bản sao của khuôn này thành hàng triệu bản sao nhờ hoạt động của enzyme polymerase và cặp mồi (primer) đặc hiệu cho đoạn DNA này (Lê Thị Thúy Dung, 2013)

Mồi là những đoạn DNA ngắn, có khả năng bắt cặp bổ sung với một mạch của đoạn DNA khuôn và nhờ hoạt động của DNA polymerase đoạn primer này được kéo dài để hình thành mạch mới (Hồ Quỳnh Thùy Dương, 2003)

Phản ứng PCR gồm nhiều chu kỳ lặp lại nối tiếp nhau Mỗi chu kỳ gồm 3 giai đoạn: Biến tính, gắn mồi và kéo dài (Nguyễn Hoàng Lộc và cộng sự, 2010)

Để phát hiện Histomonas meleagridis kỹ thuật PCR sử dụng cặp mồi của Huber

và cộng sự (2005):

HIS5F: 5’ – CCTTTAGATGCTCTGGGCTG – 3’

HIS5R: 5’ – CAGGGACGTATTCAACGTG – 3’

Trang 40

26

Hình 1.7 Nguyên tắc phản ứng PCR (Triệu Nguyên Trung và Huỳnh Hồng Quang, 2010)

Trong chẩn đoán bệnh Đầu đen do Histomonas meleagridis, kỹ thuật PCR sử dụng mồi đặc hiệu cho Histomonas meleagridis, cặp mồi được sử dụng dựa trên vùng

18S trên rRNA (Huber và cộng sự, 2005)

rDNA là nhóm gen mã hoá rRNA của ribosome và đóng vai trò quan trọng trong các nghiên cứu phát sinh loài rDNA được nghiên cứu vì nó là gen có nhiều bản sao và đặc biệt không mã hoá cho bất kỳ protein nào Các bản sao của gen nằm liên tiếp trên một locus và liên quan mật thiết tới quá trình tiến hoá, phần lớn rDNA tương đối bảo tồn nên là cơ sở dể tìm ra sự tương đồng và các khác biệt khi so sánh các sinh vật khác nhau (Lại Hà Tố Hoa, 2006)

Các primer thiết kế dựa trên những Oligonucleotide có tính bảo tồn được sử dụng cho tất cả các sinh vật nhằm khuếch đại các vùng tương đương được so sánh (Lại Hà

Tố Hoa, 2006)

rDNA chứa các vùng 18S, 5,8S và 28S, các vùng này phiên mã thành các tiền rRNA riêng rẽ, nằm xen kẽ với các vùng phiên mã bên trong (ITS – Internal transcribed spacer) và các vùng phiên mã bên ngoài (ETS – External transcribed spacer) (Lại Hà Tố Hoa, 2006)

Gen 18S rRNA thường được quan tâm nghiên cứu vì có trình tự bảo tồn cao và thường sử dụng trong thiết kế mồi trong các nghiên cứu phân loại Nhiều nghiên cứu cho thấy vùng 18S rRNA là chỉ thị phân tử hiệu quả cho các nghiên cứu về tiến hoá của ký sinh trùng (Huber và cộng sự, 2005)

Ngày đăng: 19/03/2016, 09:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn, 2002, 109 Bệnh gia cầm và cách phòng trị, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, p. 219-223 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 109 Bệnh gia cầm và cách phòng trị
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
3. Hồ Quỳnh Thùy Dương, 2003, Sinh học phân tử, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, p. 196-204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh học phân tử
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội
5. Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996, Ký sinh trùng thú y, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, p. 138-139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng thú y
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
7. Nguyễn Hoàng Lộc, Lê Việt Dũng, Trần Quốc Dung, 2010, Giáo trình Công nghệ DNA tái tổ hợp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, p. 64-71 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công nghệ DNA tái tổ hợp
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
8. Nguyễn Hữu Nam, Lê Văn Năm, Nguyễn Vũ Sơn, 2013, Một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của bệnh do Histomonas meleagridis gây ra ở gà thả vườn, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 20(3), p. 43-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas meleagridis
12. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê, 1977, Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp. p. 121-122 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp. p. 121-122
14. Trần Quốc Thuyết, 2011, Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của gà thuộc ngoại thành Hà Nội, đặc điểm phát triển của giun kim (Heterakis gallinarum) và hiệu lực của thuốc tây, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại học nông nghiệp Hà Nội.Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heterakis gallinarum
16. Aka, J, Hauck, R, Blankenstein, P, Balczulat, S & Hafez, HM, Reoccurrence of Histomonas in turkey beeder farm, Berl Munch Tierarztl Wochenschr, 2011, 124, p.2-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas
17. Alkhalaf, AN & Mahmoud, OM, An Outbreak of Concurrent Histomonas meleagridis and Enteroccocus fecalis infection in Ducks, Asian Journal of Poultry Science, 2009, 3, p. 15-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas meleagridis "and "Enteroccocus fecalis
19. Bleyen, N, Ons, E, De Gussem, M & Goddeeris, BM, Passive immunization against Histomonas meleagridis does not protect turkeys from an experimental infection.Avian Pathol, 2009, 38, p. 71-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas meleagridis
23. Clarkson, MJ, Immunological responses to Histomonas meleagridis in the turkeys and fowl, Immunity, 1963, 6, p. 156-168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas meleagridis
25. Dwyer, DM, An improved method for cultivating Histomonas meleagridis, J Parasitol, 1970, 56, p. 191-192 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas meleagridis
27. Farr, M, Further observations on survival of the protozoan parasite Histomonas melelagridis and eggs of poultry nematodes in feces of infected birds, Cornell Vet, 1961, 51, p. 3-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas melelagridis
29. Grafl, B, Liebhart, D, Windisch, M, Ibesich, & Hess, C, Seroprevalence of Histomonas meleagridis in pullets and laying hens determined by ELISA, Vet Rec 2011, 6, p. 160-168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas meleagridis
30. Graybill, HW, Smith, T, Production of fatal blackhead in turkeys by feeding embryonated eggs of Heterakis papillosa, J Exp Med, 1920, 31, p. 647-655 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heterakis papillosa
34. Hafec, HM, Hauck, R, Luschow, D & Mc Dougald, LR, Comparision of the sppecificity and sensitivity of PCR, nested PCR and realtime PCR for diagnosis of Histomonas meleagridis, Avian Dis, 2005, 49, p. 366-370 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas meleagridis
36. Hauck R, Lotfi A & Hafez, HM, Factors influencing the activity of tiamulin against Histomonas meleagridis in vitro, Avian Dis, 2010, 54, p. 936-938 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas meleagridis
37. Hess M, Grabensteiner, E & Liebhart, D, Rapid transmission of the protozoan parasite Histomonas meleagridis in turkeys and specific pathogen free chickens following cloacal infection with a mono-eukaryotic culture, Avian pathol 2006, 35, p. 280-285 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas meleagridis
38. Huber, K, Chauve, C & Zenner, L, Detection of Histomonas meleagridis in turkeys cecal droppings by PCR amplification of the small subunit ribosomal DNA sequence, Vet Parasitol, 2005, 131, p. 311-316 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histomonas meleagridis
40. Martinez Guerrero Jose, H, Pereda Solis Martin, E, Rosales Alferez Federico & Herrera Casio Hector, M, First Report of Heterakis gallinarum in Gould’s Wild Turkey (Meleagris gallopavo mexicana) in Mexico, 2010, Available from:<http://www.medwelljournals.com/fulltext/?doi=javaa.2010.2671.2673&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heterakis gallinarum" in Gould’s Wild Turkey ("Meleagris gallopavo mexicana

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w