1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lý thuyết kiểm toán ĐH kinh tế

71 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 207 KB

Nội dung

Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1Lý thuyết kiểm toán 1

Trang 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

Trang 2

LÀM RÕ KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN

• - Thông tin và các tiêu chuẩn: Thực chất hoạt động kiểm toán là việc xác định xem một thông tin (được kiểm toán) có phù hợp với những tiêu chuẩn nhất định không.

• Ví dụ: Việc kiểm toán báo cáo tài chính của một công ty là việc xác định xem các thông tin trên các báo cáo tài chính có được trình bày đúng và đủ theo quy định không.

Trang 3

LÀM RÕ KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN

• Thu thập bằng chứng kiểm toán: là hoạt động các KTV sử dụng các biện pháp, phương pháp nghiệp vụ phù hợp để thu thập đủ những bằng chứng cần thiết và hợp lý để làm căn cứ cho việc đưa ra các ý kiến kiểm toán.

• Ví dụ: KTV tập hợp tất cả các khoản chi phí có chứng từ không hợp lệ mà đơn vị đã chi trong kỳ bằng cách liệt kê chi tiết trên sổ chi tiết, và phô tô một số chứng từ kèm theo.

Trang 4

LÀM RÕ KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN

• Đánh giá bằng chứng kiểm toán: Trên cơ sở các bằng chứng thu thập được, KTV sử dụng các

phương pháp, cách thức chuyên môn (phân tích,

so sánh, đối chiếu, …) để đưa ra đánh giá về

bằng chứng, từ đó đi đến các ý kiến kiểm toán.

• Ví dụ: Đánh giá về tình trạng chứng từ, sổ sách của đơn vị.

Trang 5

LÀM RÕ KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN

• Kiểm toán viên có đủ năng lực nghề nghiệp: đây là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo rằng các bằng chứng kiểm toán được thu thập là đầy đủ, kịp thời và hợp lý, và các ý kiến kiểm toán đáng tin cậy một cách hợp lý.

• Kiểm toán viên phải độc lập: Sự độc lập của

KTV được hiểu là không có quan hệ kinh tế hoặc huyết thống giữa KTV và đối tượng được kiểm toán nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động cũng như các ý kiến kiểm toán là khách quan, trung thực và đáng tin cậy.

Trang 6

2 PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN (THEO MỤC

ĐÍCH)

• KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

• Kiểm toán BCTC thường được tiến hành để xác định xem các BCTC có được lập và trình bày phù hợp với các chuẩn mực và các chế độ kế toán

hiện hành hay không.

• Thông thường báo cáo tài chính gồm:Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh.

Trang 7

2 PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN (THEO MỤC

ĐÍCH)

• KIỂM TOÁN TUÂN THỦ

• Kiểm toán tuân thủ được tiến hành nhằm xác

định xem đối tượng kiểm toán có chấp hành các quy định, luật lệ được đề ra không.

• Ví dụ: Kiểm toán tình trạng chấp hành kỷ luật lao động trong một công ty.

• Ví dụ: Kiểm toán việc chấp hành các quy chế tài chính trong một công ty.

Trang 8

2 PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN (THEO MỤC

ĐÍCH)

• KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

• KTHĐ là việc kiểm tra và đánh giá về hiệu lực, hiệu quả của các thủ tục, hoạt động của các bộ phận trong một tổ chức.

• (Theo quan niệm mới: Economy, Efficiency and Effectiveness- Tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu năng !!)

Trang 9

2 PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN (THEO MỤC

ĐÍCH)

• Các lĩnh vực của KTHĐ cực kỳ phong phú, đa dạng.

• Ví dụ: Kiểm toán hoạt động về tình trạng sử

dụng kinh phí ngân sách trong lĩnh vực y tế.

• Ví dụ: Kiểm toán hoạt động một dự án trồng

Trang 10

2 PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN (THEO MỤC ĐÍCH)

Phân biệt ba loại hình kiểm toán

• Tại công ty ABC – kinh doanh khách sạn, du lịch và vận tải hành khách.

• 1) Kiểm toán báo cáo tài chính

• - Mục đích: BCTC có tuân thủ quy định và chế độ tài chính kế toán hiện hành không.

• - Thông tin: Báo cáo tài chính

• - Tiêu chuẩn thiết lập: Các luật thuế và Chế độ tài chính, kế toán hiện hành.

• - Các bằng chứng kiểm toán: Chứng từ, sổ sách, và các bằng chứng khác.

Trang 11

PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN (THEO MỤC ĐÍCH)

Phân biệt ba loại hình kiểm toán

2) Kiểm toán hoạt động:

• - Mục đích: Đánh giá hiệu quả của hoạt

động kinh doanh khách sạn.

• - Thông tin: Các báo cáo về hoạt động, đầu

tư, doanh thu, chi phí của các khách sạn của công ty.

• - Tiêu chuẩn được thiết lập: Mục đích, kế

hoạch đầu tư, kế hoạch hoạt động và các lợi ích dự kiến.

• - Bằng chứng: Chứng từ, sổ sách, tài liệu ghi

chép, các số liệu quan sát thực tế

Trang 12

PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN (THEO MỤC ĐÍCH)

Phân biệt ba loại hình kiểm toán

• 3) Kiểm toán tuân thủ

• - Mục đích: Xác định xem các CBCNV trong

khâu kinh doanh khách sạn có tuân thủ pháp luật chung và quy định riêng của công ty hay không.

• - Thông tin: Sổ sách, tài liệu của khách sạn

và của công ty.

• - Tiêu chuẩn được thiết lập: Quy định của

pháp luật và quy định của công ty.

• - Các bằng chứng: Các sổ sách, báo cáo của

bộ phận kinh doanh khách sạn và phần có liên quan của công ty.

Trang 13

PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN

(theo người tiến hành hoạt động kiểm toán)

• KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Kiểm toán độc lập được tiến

hành bởi công ty kiểm toán

Trang 14

PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN

(theo người tiến hành hoạt động kiểm toán)

• KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

• Kiểm toán nhà nước là hoạt động của Kiểm

toán nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn lực từ NSNN hoặc có

nguồn gốc từ NSNN.

• Kiểm toán nhà nước có thể sử dụng một hay

nhiều loại hình kiểm toán khác nhau trong một cuộc kiểm toán.

• Đối tượng của KTNN được quy định bởi

pháp luật và hoạt động KTNN được thực

hiện theo kế hoạch kiểm toán đã được TTg Chính phủ phê duyệt

Trang 15

PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

• Kiểm toán nội bộ là một chức năng đánh gía

một cách độc lập và khách quan cơ cấu kiểm soát nội bộ của đơn vị.

• Phạm vi của KTNB bao gồm các hoạt động

của đơn vị ở tất cả các cấp quản lý khác

nhau.

• Kiểm toán nội bộ xem xét, đánh giá và báo

cáo về thực trạng của hệ thống kiểm toán nội bộ và những thông tin, tài liệu và baó cáo kế toán, nhằm đưa ra những phân tích, kiến nghị,

tư vấn mang tính chuyên nghiệp để các nhà quản lý có cơ sở tin cậy trong việc quản lý

các hoạt động của đơn vị, hướng tới hiệu quả, chất lượng và phù hợp với quy chế của đơn vị

Trang 16

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

• Là hoạt động kiểm tra, kiểm soát được thực hiện bởi chính các nhân viên của một công ty nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý và khả

năng kiểm soát của công ty đối với các bộ phận, phòng ban.

• Thông thường Ban kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban giám đốc/Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị Hoạt động của ban kiểm soát nội bộ là một bộ phận của hoạt động kiểm tra, giám sát trong quá trình quản lý và vận hành công ty.

Trang 17

CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH

NGHIỆP

• I-KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT NỘI BỘ

• Kiểm soát nội bộ là những chính sách, tiêu

chuẩn và thủ tục được thiết lập để đảm bảo một cách hợp lý đạt được các mục tiêu sau:

- Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt

động

- Sự trung thực và đáng tin cậy của

các thông tin.

- Sự tuân thủ luật pháp và các quy

định hiện hành.

Trang 18

LÀM RÕ KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT NỘI

BỘ Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động

Hiệu quả: Lợi ích/Chi phí lớn nhất

Hiệu lực: Các hoạt động đạt yêu cầu, mục tiêu đặt ra ở mức độ nào.

Ví dụ cụ thể: Hiệu quả trong sử dụng các nguồn lực,

trong phối hợp công

tác giữa các nhân viên, các bộ phận Hiệu lực (tác

dụng): Mức độ tuân thủ

các quy chế của cơ quan và tuân thủ pháp luật của các cá nhân, bộ phận.

Hiệu lực và hiệu quả là hai khái niệm không thể tách rời.

Căn cứ để đánh giá hiệu lực, hiệu quả là các quy định, định mức, tiêu

chuẩn hoạt động Việc đánh giá này phụ thuộc vào chủ thể đánh giá

đứng trên quan điểm nào.

Trang 19

LÀM RÕ KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT NỘI

BỘ Sự trung thực và đáng tin cậy của các thông

tin

• Các thông tin bao gồm thông tin tài chính kế

toán và thông tin về hoạt động.

• Thông tin tài chính kế toán được thu thập và

báo cáo chủ yếu thông qua hệ thống kế toán tài chính của DN Việc thông tin được phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác (và dưới hình thức phù hợp) là điều kiện quyết định đến sự trung thực và tính đáng tin cậy của các thông tin này.

• Thông tin về hoạt động được thu thập thông

qua các báo cáo của các cấp trong DN Các thông tin này giúp những người quản lý nắm được tình hình tại các bộ phận và từ đó đưa

ra các quyết định, biện pháp quản lý đúng,

do đó yêu cầu thông tin phải có tính trung thực, chính xác và kịp thời

Trang 20

CÁC VÍ DỤ LÀM RÕ KHÁI NIỆM KIỂM

SOÁT NỘI BỘ Sự trung thực và đáng tin cậy của các thông

Trang 21

LÀM RÕ KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT NỘI

BỘ Sự tuân thủ pháp luật và các quy định hiện

hành

• Sự tuân thủ pháp luật và các quy định của

nhà nước thể hiện trong hoạt động tài chính kế toán và các hoạt động kinh tế của đơn vị Việc kiểm soát tuân thủ này đặc biệt quan trọng vì người quản lý phải chịu trách nhiệm liên đới ngay cả trong trường hợp không trực tiếp tham gia hoạt động khi có vi phạm sảy

ra

• Sự tuân thủ các quy định, chuẩn mực và các

nội quy của doanh nghiệp: Do đơn vị đặt ra đối với các bộ phận, phòng ban (không được trái với quy định chung của pháp luật) Việc kiểm soát tuân thủ này nhằm bảo đảm hướng hệ thống tổ chức đạt mục tiêu đề ra của DN.

Trang 22

LÀM RÕ KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT NỘI

BỘ Chính sách, tiêu chuẩn và thủ tục

• Đây là những công cụ quan trọng của quản

lý DN Là những thứ DN đặt ra, phấn đấu thực hiện trong từng thời kỳ nhằm đạt mục tiêu hoạt động và chiến lược phát triển lâu dài.

Ví dụ: Chính sách tín dụng khách hàng, Chính sách khuyến mãi, Chính sách thưởng bằng cổ phiếu cho CBCNV.

Ví dụ: Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn nhân viên.

Ví dụ: Thủ tục báo cáo, thủ tục phê duyệt các quyết định quản lý và các đề xuất trong DN.

Trang 23

LÀM RÕ KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT NỘI

BỘ Sự bảo đảm hợp lý

• Mọi hoạt động của các cá nhân và máy móc

thiết bị đều có giới hạn, do đó các sai sót, thậm chí gian lận có thể sảy ra mọi nơi, mọi lúc trong tất cả các khâu, các bộ phận Không có một

công cụ hay phương pháp kiểm soát lý tưởng nào có thể loại trừ toàn bộ các rủi ro.

• Trên giác độ quản lý, hiệu quả là quan trọng, do đó khi sử dụng các biện pháp kiểm soát, người quản lý phải cân nhắc giữa chi phí – lợi ích và mức độ rủi ro có-thể-chấp-nhận-được.

Trang 24

II- CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

• 1 Môi trường kiểm soát

• 2 Đánh giá rủi ro

• 3 Các hoạt động kiểm soát

• 4 Thông tin và truyền thông

• 5 Giám sát.

Trang 25

1-MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT

• Môi trường kiểm soát bao gồm nhận thức, thái độ và hành động của người quản lý trong đơn vị đối với kiểm soát và tầm quan

trọng của kiểm soát.

• Hoạt động kiểm soát bao gồm

việc nhận dạng, đánh giá và

quản lý các rủi ro có thể phát

sinh trong các hoạt động của

doanh nghiệp.

Trang 26

CÁC NHÂN TỐ ĐỂ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG

KIỂM SOÁT

• 1 Triết lý quản lý và phong cách hoạt động.

• 2 Cơ cấu tổ chức cuả DN

• 3 Phương pháp uỷ quyền

• 4 Sự tham gia của HĐQT và Ban kiểm soát

• 5 Trình độ và phẩm chất của đội ngũ CBCNV

• 6 Chính sách nhân sự

• 7 Sự trung thực và các giá trị đạo đức.

Trang 27

2- NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO

• Rủi ro (Risk) được hiểu là sự không chắc chắn (uncertainty) sảy ra trong các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Một biến cố có một kết cục ngoài dự kiến chính là rủi ro.

• Nhận dạng rủi ro là việc nhận thức về hình thức, thời điểm và mức độ một sự kiện/hoạt động sẽ sảy ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến DN.

• Ví dụ: Nhận thức về thời điểm và mức giamû giá của cổ phiếu BBC.

Trang 28

2- NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO

(tiếp)

• Đánh giá rủi ro là việc xác định những ảnh

hưởng có thể có của một sự kiện/hoạt động đối với hoạt động của công ty.

• Ví dụ: Khi nhận thức được công ty sẽ lỗ hoặc sẽ kiếm được bao nhiêu nếu cổ phiếu BBC giảm từ

16000 đ/CP xuống 15000 đ/CP, trong khi công ty đang nắm giữ 10.000 CP.

• Ví dụ: Xác định ảnh hưởng của tình trạng khi giá bán sản phẩm chính giảm xuống 10% trong 2

tháng tới.

Trang 29

2- NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO

(tiếp)

• Quản lý rủi ro:

• Rủi ro là thứ phát sinh và tồn tại bên ngoài ý chí của con người Rủi ro là thứ vẫn sảy ra cho dù chúng ta có nhận thức được nó, chấp nhận nó hay không

• Rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh, thích nghi và đối phó với rủi ro như thế nào để tránh thiệt hại nhất hoặc đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp chính là hoạt động quản lý rủi ro.

Trang 30

2- NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO

(tiếp) Để quản lý rủi ro, người quản lý cần phải:

Thiết lập các mục tiêu của tổ chức

Nhận dạng các rủi ro (thiết lập cơ chế nhận

dạng)

Phân tích rủi ro (nguyên nhân, tác động)

Xây dựng các biện pháp trong từng trường hợp

Tổ chức thực hiện

Trang 31

3-CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT

• Các hoạt động kiểm soát là những chính

sách, thủ tục giúp cho việc thực hiện các chỉ đạo (các quyết định quản lý) của người quản lý nhằm đảm bảo có các hành động cần thiết trước các rủi ro phát sinh trong quá trình

thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp

• Một số hoạt động kiểm soát thường gặp:

Phân chia trách nhiệm đầy đủ

Uỷ quyền đúng đắn cho các nghiệp vụ và

hoạt động

Bảo vệ tài sản vật chất và thông tin

Kiểm tra độc lập

Phân tích, so sánh đối chiếu

Trang 32

4- THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

• Thông tin được thu thập và truyền đạt hợp lý từ các cá nhân, bộ phận đến người quản lý và

ngược lại nhằm đảm bảo mỗi người có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

• Truyền thông là sự cung cấp thông tin đa chiều một cách hợp lý: cấp trên-cấp dưới-các bộ phận- các cá nhân.

• Việc kiểm soát chỉ có thể được thực hiện khi có các thông tin trung thực, chính xác và được

truyền thông kịp thời và hợp lý.

Trang 33

5- GIÁM SÁT

• Giám sát bao gồm việc đánh giá thường xuyên và định kỳ của người quản lý đối với hệ thống KSNB nhằm đảm bảo nắm được tình trạng hoạt động của nó có đúng như thiết kế hoặc/và cần có điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn hay không.

• Giám sát là hoạt động quan trọng trong KSNB vì nó giúp hoạt động KSNB duy trì được sự hữu

hiệu qua các giai đoạn hoạt động.

Trang 34

III- CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT

• Các thủ tục kiểm soát quy định các hoạt động, công việc cần thực hiện và trình tự tiến hành

chúng trong quá trình kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp.

• Một số khái niệm cần lưu ý:

• - Kiểm soát phòng ngừa.

• - Kiểm soát phát hiện

• - Kiểm soát bù đắp

Trang 35

VÍ DỤ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ

BÁN HÀNG

• Tổ chức:

• Bộ phận giao hàng,

• Bộ phận nhận

hàng,

• Bộ phận viết hoá

đơn,

• Bộ phận thu tiền,

• Bộ phận thủ kho,

• Bộ phận bảo vệ,

• kiểm soát viên,

người

• Bộ phận phê duyệt bán

trả chậm

• Bộ phận quản lý hồ sơ

nợ phải thu

• Bộ phận quản lý hàng

Trang 36

CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN NỘI BỘ

• Sự ra đời của kiểm toán nội bộ: xuất phát từ yêu cầu của quá trình quản lý Quá trình quản lý

càng phức tạp càng đòi hỏi phải có một hệ thống kiểm soát tinh vi, chặt chẽ nhằm bảo đảm các quyết định, điều hành hoạt động của cấp quản lý được thực hiện đúng quy trình và có hiệu quả.

• Bản chất của KTNB là một hệ thống mạng, kiểm soát việc thực hiện các chính sách, quy định, quy trình, thủ tục trong nội bộ một tổ chức.

Trang 37

1- BẢN CHẤT CỦA HỆ THỐNG KIỂM

TOÁNNỘI BỘ

• Kiểm toán nội bộ là một công cụ quản lý, được sử dụng để kiểm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị

• Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập trong đơn vị, tiến hành công việc kiểm tra và đánh giá đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị

nhằem phục vụ yêu cầu quản lý.

Trang 38

1- BẢN CHẤT CỦA HỆ THỐNG KIỂM

TOÁN NỘI BỘ

• Hoạt động quản lý - - > tác động vào tổ

chức (dưới hình thức là các quyết định quản lý và hoạt động kiểm soát nội bộ) - -> Tổ

chức vận hành đạt mục tiêu đặt ra của tổ

chức.

• Kiểm toán nội bộ kiểm tra và đánh giá sự

vận hành cũng như hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.Kiểm toán nội bộ nhằm trả lời các câu hỏi sau:

• 1- Hệ thống kiểm soát nội bộ có hoạt động

tốt không? Hay các quy định, thủ tục của hệ thống KSNB có được tuân thủ nghiêm túc

không?

• 2- Hệ thống KSNB có phát huy hiệu quả (hay

phù hợp) với các hoạt động không? Nếu

không thì những bất hợp lý là gì và nguyên nhân.

Ngày đăng: 18/03/2016, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w