1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn kinh tế du lịch đô thị di sản

23 419 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,66 MB

Nội dung

Để được công nhận là Di sản Thế giới, các tài sản văn hóa phải chứa đựng các giá trịnổi bật toàn cầu và đáp ứng ít nhất một trong sáu tiêu chí trong hệ thống tiêu chí doUNESCO đề ra: 1 L

Trang 1

DANH SÁCH NHÓM ĐẠI BÀNG

1 Đỗ Văn Bắc 0856080008

2 Nguyễn Thị Kim Chi 0856080016

3 Phan Thị Ngọc Hạnh 0856080051

4 Dương Thị Hữu Hiền 0856080057

5 Võ Văn Khánh 0856080081

6 Nguyễn Thị Lý 0856080107

7 Nguyễn Anh Minh 0856080112

8 Đặng Thị Ngọc Thảo 0856080151

9 Lê Thị Cẩm Tú 0856080204

10 Trần Hoàng Việt 0856080214

11 Nguyễn Thị Ngọc Yến 0856080217

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Trang 2

Phân chia công việc, kế hoạch, thời gian làm bài: cả nhóm.

Văn Khánh (Đỗ văn Bắc, Dương Thị Hữu Hiền, Nguyễn Thị Kim Chi chỉnh sửa bổ sung).

Nguyễn Thị Ngọc Yến.

Dương Thị Hữu Hiền.

văn Bắc.

MỤC LỤC

Trang 3

DANH SÁCH NHÓM Trang 1

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 2

MỤC LỤC 3

A CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

I ĐÔ THỊ 4

1 Khái niệm đô thị 4

2 Các tiêu chí cộng nhận đô thị 4

II DI SẢN 4

1 Khái niệm Di sản 4

2 Các tiêu chí công nhận Di sản 4

B ĐÔ THỊ DI SẢN 5

I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ CHUNG 5

1 Nhận diện vùng 5

2 Đặc điểm đô thị di sản 6

II CÁC ĐIỀU KIỆN / LỢI THẾ CỦA ĐÔ THỊ DI SẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LICH 7

1 Điều kiện tự nhiên 7

2 Điều kiện nhân văn 8

3 Điều kiện bổ trợ 12

III CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ CÁC MÔ HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH 14

1 Các loại hình du lịch 14

2 Các mô hình sản phẩm du lịch 18

IV MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI CÁC ĐÔ THỊ DI SẢN 20

C KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

A CƠ SỞ LÝ LUẬN.

I ĐÔ THỊ.

Trang 4

1. Khái niệm “Đô thị”.

Đô thị là một chỉnh thể không gian xã hội biểu hiện sự tập trung và thống nhất của mộtkiểu tổ chức xã hội dân cư đặc biệt, của những điều kiện tự nhiên và môi trường nhân

tạo (Nguồn: Giáo trình Xã hội học Đại cương, T.S Tạ Minh, NXB DHQG TP.HCM).

2. Tiêu chí công nhận.

Thứ nhất: Số lượng dân cư tập trung trên một lãnh thổ hạn chế với mật độ cao.

Thứ hai: Đại bộ phận dân cư tham gia hoạt động lĩnh vực phi nông nghiệp (70%) Thứ ba: Giữ vai trò chủ đạo về kinh tế - văn hóa – xã hội đối với một lãnh thổ nhất

định

Thứ tư: Có quy định chặt chẽ về tổ chức và điều hành quản lý.

II DI SẢN.

1. Khái niệm “Di sản văn hóa”.

Theo Công ước Di sản Thế giới, di sản văn hoá (DSVH) là tập hợp những đền đài, cáccông trình kiến trúc, các địa danh có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khảo cổ, khoa học, dân

tộc học và nhân chủng học (Nguồn: Unesco.org.vn).

2. Tiêu chí công nhận Di sản Thế giới.

Để được công nhận là Di sản Thế giới, các tài sản văn hóa phải chứa đựng các giá trịnổi bật toàn cầu và đáp ứng ít nhất một trong sáu tiêu chí trong hệ thống tiêu chí doUNESCO đề ra:

1) Là một kiệt tác cho thấy thiên tài sáng tạo của con người

2) Biểu hiện sự giao lưu các giá trị của con người, trong một thời gian dài hoặc trongmột khu vực văn hóa của thế giới, về những bước phát triển trong kiến trúc, nghệ thuậttượng đài hoặc quy hoạch thành phố và thiết kế cảnh quan

3) Là minh chứng độc đáo hoặc chí ít cũng là hiếm có cho truyền thống văn hóahoặc cho một nền văn minh còn đang tồn tại hoặc đã mất

4) Là một mẫu hình nổi bật của một loại công trình xây dựng hoặc quần thể kiến trúc

Một đô thị hiện đại tại Trung Quốc

Trang 5

5) Là một mẫu hình nổi bật về nơi sinh sống truyền thống hoặc sử dụng đất đai củacon người đại diện cho một (hoặc nhiều) nền văn hóa, đặc biệt khi nó trở nên dễ bị tổnthương do tác động của những biến đổi không cưỡng lại được

6) Liên quan trực tiếp hoặc đích thực tới các sự kiện hay truyền thống đang còn tồntại, với những ý tưởng hoặc niềm tin, với các tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học có ýnghĩa toàn cầu nổi bật (tiêu chuẩn này chỉ được xem xét trong những hoàn cảnh đặcbiệt hoặc liên quan đến các tiêu chí văn hóa hoặc thiên nhiên khác khi Ủy ban xem xét

có đưa vào danh sách Di sản thế giới hay không) (Nguồn: Quản lí du lịch tại các khu

di sản Thế giới, Athur Pedersen, Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO xuất bản năm 2002).

B ĐÔ THỊ DI SẢN.

I ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ CHUNG.

1 Nhận diện vùng.

a Khái niệm “Đô thị di sản”.

Đô Thị Di Sản (ĐTDS) là một đô thị có những giá trị độc đáo về kiến trúc, văn hóa,lịch sử; đồng thời nó được công nhận là DSVH thế giới

b. Các tiêu chí công nhận đô thị di sản.

Để trở thành một ĐTDS thì đô thị đó phải đạt được 2 tiêu chí sau:

 Nơi đó phải là một đô thị

 Đô thị đó phải được công nhận là DSVH thế giới

Thành phố Shibam – Yemen

2 Đặc điểm của đô thị di sản

Như chúng ta đã biết đô thị là kết quả quá trình thương mại và là sự kết hợp các nềnvăn hóa, kiến trúc của nhiều nước trên thế giới Như vậy một ĐTDS chắc chắn sẽmang những đặc điểm chung của một đô thị, bên cạnh đó nó còn có những đặc điểmriêng

Trang 6

Thứ nhất, đặc điểm địa lý chung của một ĐTDS là nơi hội tụ những yếu tố của một đô

thị như dân cư, các nguồn tài nguyên cơ bản, được chọn làm địa bàn sinh sống và pháttriển của con người bản địa, hội tụ những điều kiện cần thiết cho sự sống có sự gắn kết

và tạo nên một cấu trúc cân đối, hài hòa trong quốc gia và các khu vực khác trên thếgiới

Thứ hai, xét trên phạm vi địa lý các ĐTDS có thể nằm ở những vị trí quân sự quan

trọng của một quốc gia, nó vừa mang ý nghĩa là nơi diễn ra các hoạt động thương mại

và cũng chính là nơi phòng thủ và có ý nghĩa mang tính chủ quyền của mỗi quốc gia(nó có thể là thủ phủ, thủ đô hay một thành phố quan trọng ) Nơi đó phải có nhữngđiều kiện thuận lợi về sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác: gần sông, biển, hay cáctuyến đường trung tâm quan trọng….để việc trao đổi buôn bán thuận lợi và hiệu quảhơn

Thứ ba, nơi đó có những công trình lao động sáng tạo hay tồn tại những nền văn minh

cổ của nhân loại, là nơi diễn trao đổi và giao thoa của các nền văn hóa khác nhau trênthế giới và là tài sản chung cả nhân loại hay đô thị đó có mẫu hình nổi bật của một loạicông trình xây dựng hoặc quần thể kiến trúc hay cảnh quan minh họa cho một (các)giai đoạn trong lịch sử loài người

Thứ tư, ĐTDS có đặc điểm điển hình là rất dễ bị mai một theo thời gian Bản thân đô

thị này đã chứa đựng rất nhiều giá trị có ý nghĩa sâu sắc Tuy nhiên, trong quá trìnhvận động và phát triển của xã hội hiện đại, có những đô thị sầm uất nay dần bị lãngquên vào quá khứ, thậm chí có những đô thị không còn giữ vị trí đa chức năng nhưngày xưa Và đó cũng là một đặc điểm quan trọng để một đô thị được công nhận làĐTDS

Ta xét 2 ĐTDS: phố cổ Hội An ở Việt Nam và thành phố Albi ở Pháp.

Về đặc điểm địa lý hai đô thị đều có dòng sông nằm ngay trong lòng đô thị, dân cư tậptrung đông đúc, lâu đời Trước kia chính là nơi diễn ra các hoạt động thương mại sầmuất nổi tiếng trên thế giới, chính vì thế kiến trúc ở hai đô thị này cũng là kết quả của sựgiao thoa văn hóa và sự sáng tạo đỉnh cao của con người Cả hai đều nằm ở vị trí địa lýquan trọng của quốc gia và có những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động thươngmại

Thành phố Albi ở Pháp Phố cổ Hội An ở Việt Nam

Trang 7

II CÁC ĐIỀU KIỆN / LỢI THẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐÔ THỊ

1.Tài nguyên tự nhiên.

a Vị trí địa lý.

Đa số các ĐTDS đều được xây dựng cách đây một khoảng thời gian dài (hàng trămnăm và có thể lâu hơn) với những chức năng nhất định như chức năng làm kinh đô,chức năng thương mại…cùng với đó, yếu tố vị

trí địa lý đã góp phần tạo nên sự đặc biệt của

một ĐTDS

Một trong những đặc trưng nổi bật của các

ĐTDS là chúng thường được hình thành ở

những vùng đồng bằng (dưới chân núi, ven biển,

…) Riêng các ĐTDS với chức năng kinh đô

thường được đặt ở một vị thế “đắc địa”, có khả

năng phòng thủ cao Ví dụ theo quan niệm

phương Đông, các đô thị này sẽ có thế tựa vào

núi – hướng ra sông, hay được đặt ở các đồng bằng thung lũng, bao bọc bởi núi

Còn các ĐTDS có chức năng thương mại thường hìnhthành ở những điểm thuận tiện về mặt giao thông đểtrao đổi, mua bán (vị trí giao nhau giữa các con đườnglớn, đường bộ hoặc đường thủy)

Cho đến nay, vị trí địa lý đặc biệt chính là điều kiệnquan trọng, giúp cho việc giao thông trong du lich thuậntiện hơn, góp phần phát triển du lịch của các ĐTDS

b Khí hậu.

Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi các

ĐTDS còn được xây dựng tại nơi có

điều kiện khí hậu hết sức thuận lợi

Thành phố Luxembourg - Luxembourg

Thành phố cổ Sana'a - Yemen

Trang 8

Đây cũng là một trong những lợi thế tạo nên sức hấp dẫn, thu hút du khách của cácĐTDS.

Tại các ĐTDS, khí hậu thường khá ổn định và có phần “dễ chịu” Điều đó cũng dễhiểu vì đô thị là điểm dân cư tập trung đông đúc để sinh sống nên thường xây dựng đôthị ở những vùng có khí hậu thuận lợi, dễ thích nghi

Đặc điểm khí hậu không chỉ thuận lợi cho việc tồn tại của các ĐTDS mà nó còn gópphần rất trong việc phát triển du lịch ở đây Ngoài sự hấp dẫn về mặt lịch sử, kiến trúc,

…đô thị này có khí hậu mát mẻ, ôn hòa

dễ tạo nên một cảnh quan có sức thu

hút thì chắc chắn sẽ có nhiều du khách tìm đến với nó hơn

c Nước.

Nhìn lại sự hình thành các nền văn minh trên thế giới ta thấy chúng thường nằm gầnnhững con sông lớn, nơi có nguồn nước dồi dào Nguồn nước đóng vai trò hết sứcquan trọng trong đời sống con người từ sinh hoạt đến sản xuất, nó lại càng quan trọnghơn cho việc duy trì các “hoạt động sống” của đô thị ĐTDS cũng không hề vượt ngoàigiới hạn đó Nguồn nước của ĐTDS không chỉ phong phú mà còn có thể cung cấp lâudài, giúp đô thị tồn tại đến hôm nay

Như đã nói ở trên, việc xây dựng các ĐTDS thường gắn liền với các con sông lớn.Điểm lại các ĐTDS trên thế giới, đa số chúng đều có những con sông song hành “têntuổi” với mình, như Paris có sông Seine, Cairo có sông Nil, Huế có sông Hương…Ngoài chức năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, là “băng chuyền” hàng hóatrong và ngoài đô thị thì các con sông còn góp phần tô điểm cho đô thị Không chỉ vì

nó tạo nên điểm nhấn cho đô thị của mình mà thậm chí nó còn là nơi đô thị gửi gắmmột phần trong các hoạt động kinh tế - văn hóa đặc trưng Ngày nay, các con sôngcũng trở thành một điểm du lịch tạo nhiều sự chú ý cho du khách Từ các con sông đểchiêm ngưỡng vẻ đẹp của ĐTDS là một điều rất thú vị mà dường như đa số du kháchđều muốn được trải nghiệm Có thể lấy Hội An làm một ví dụ

2 Tài nguyên nhân văn.

Khác với các vùng địa lý khác, nếu như tài nguyên du lịch tự nhiên là yếu tố chính,động lực cơ bản để phát triển du lịch thì đối với các ĐTDS vì bản thân nó đã mangđậm chất văn hóa nên tài nguyên nhân văn là những yếu tố nổi bật hơn cả Theo tác giảBùi Thị Hải Yến trong quyển “Tài nguyên du lịch”, tài nguyên nhân văn chia làm 2loại: tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và phi vật thể

Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể gồm:

+ DSVH thế giới: Theo cách tiếp cận từ đầu, các ĐTDS trong bài đều là những di sảnvăn hóa thế giới được UNESCO công nhận Do đó, đây là một tài nguyên tất yếu có ởtất cả đô thị trong phạm vi khảo sát của đề tài Đó là lợi thể nổi bật nhất của cácĐTDS Danh hiệu cao quý từ UNESCO như một chất xúc tác thúc đẩy hơn nữa hoạt

Thành phố Luang Prabang - Lào

Trang 9

động du lịch của địa phương Nó giúp cho du khách biết và tiếp cận với đô thị mộtcách dễ dàng

Ví dụ, đô thị cổ Hội An của chúng ta trước năm 1999 (trước khi được UNESCO côngnhận DSVH thế giới) rất ít người biết đến, hoạt động du lịch lẻ tẻ, thời vụ, nhưng từsau 1999 chính quyền địa phương chú trọng hơn đến hoạt động du lịch, du khách cũngthông qua mạng lưới di sản của UNESCO biết và đến Hội An càng nhiều Ước tínhhằng năm Hội An đón trên 1 triệu lượt khách, trong đó khách nước ngoài chiến hơn80%

Tài nguyên DSVH thế giới trong tiểu mục này còn có thể tiếp cận ở một khía cạnhkhác Đó là, bên cạnh chính bản thân ĐTDS đã được công nhận nhưng bên trong vẫn

có những DSVH thế giới khác nằm trong đô thị ấy Khi ấy, sức hấp dẫn của đô thịcàng tăng gấp bội

Ví dụ: du khách đến với kinh thành Huế của Việt Nam bên cạnh tìm hiểu và mục kích

quần thể kiến trúc là đại diện cho vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam cònthưởng thức được nhã nhạc cung đình Huế - một DSVH thế giới khác Đối với dukhách đó là một lợi ích thiết thực, tuy chỉ đến 1 điểm nhưng lại tham quan và thưởngthức được 2 giá trị văn hóa Nếu phải đặt trong sự tương quan để lựa chọn thì chắc hẳnđến với Huế sẽ được xem xét nhiều hơn

+ Các di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH), các công trình đương đại, các vật kỷ niệm,các cổ vật quý và bảo vật quốc gia

Tương tự như lợi thế của DSVH thế giới đượcphân tích ở trên Đối với một ĐTDS ẩn chứatrong lòng nó cũng là những giá trị về lịch sử,văn hóa, kiến trúc vô cùng giá trị Tổng hòacác giá trị ấy sẽ tạo nên một thể thống nhấthoàn chỉnh và hấp dẫn Lấy ví dụ thủ đô cổ LaHabana (Havana) của CuBa Nơi đây bao gồmnhững công trình hành chính, quân sự và vănhóa được xây dựng cách đây trên 400 năm Cónhiều công trình kiến trúc mang giá trị vănhóa, lịch sử được nhân dân bảo tồn cho đến ngày nay và giờ đây nó trở thành “tiêuđiểm” các chuyến tham quan của du khách Có thể kể ra đây những điểm sau:

- Đài El Morro trấn giữ cửa biển Pháo đài được xây dựng trong 41 năm từ năm 1589đến 1630 Đến thế kỷ 18, công trình này được bổ sung thêm một tháp đèn biển dẫnđường cho tàu ra vào cảng Đến nay vẫn còn giữ tục lệ cứ vào 9 giờ tối mỗi ngày,người ta làm lễ theo kiểu cổ xưa và bắn một phát đại bác - trước kia là để báo hiệu chotàu bè và đóng cửa thành

Thủ đô Havana – CuBa

Trang 10

- Nhà thờ Lớn La Habana cũng là điểm

đến đáng chú ý Nhà thờ xây dựng vào

năm 1763, từng bảo quản thi hài của nhà

thám hiểm Christophe Columbus trong

nhiều năm Nhà thờ là công trình điển

hình của nghệ thuật kiến trúc Baroque

với những đường cong, những mảng

trang trí đắp nổi cầu kỳ phía ngoài và

những bức bích họa trang trí nội thất rực

rỡ Ngày nay, quảng trường nhà thờ Lớn

trở thành một trung tâm hoạt động văn

hóa truyền thống của La Habana Những tối thứ bảy và chủ nhật, ngày lễ, ngày hội vănhóa, đây là nơi diễn ra các hoạt động nghệ thuật dân tộc và là một trong những nơi hấpdẫn nhất đối với khách du lịch nước ngoài

- Trong phạm vi khu phố cổ La Habana còn có một số công trình lịch sử, kiến trúc vànghệ thuật được xây dựng trong thế kỷ 20: đó là đài tưởng niệm con tàu cách mạngGranma, Viện bảo tàng quốc gia, tòa nhà Quốc hội cũ nay là Viện hàn lâm Khoa học Những địa điểm đáng chú ý nữa tại đây là ngôi nhà nhỏ, nơi người anh hùng dân tộc vĩđại Cuba Jose Marti ra đời cách đây 130 năm; là Quảng trường Cách Mạng nằm trênđồi Catalanez với tượng đài Jose Marti cao 112,75m; là Nhà hát quốc gia và Thư việnquốc gia Jose Marti Đó còn là những ngôi nhà trang nhã nằm trên đường Plaza de laCatedral - dành riêng cho khách bộ hành - và quán cà phê nổi tiếng nhất nằm gần cungđiện Aguax-Clarax Du khách đến nơi này không thể không biết tới quán rượuBodegita del Medio trên đường Empedrado là nơi mà văn hào Hemingway từng qualại và yêu quý

Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm:

+ Các lễ hội

Lễ hội, các hoạt động truyền thống địa phương luôn là dịp du khách tập trung đôngđúc nhất Nó thường tạo nên lực hút mạnh các luồng du khách và hình thành mùa caođiểm Lễ hội tại các ĐTDS cũng như lễ hội ở các vùng khác luôn mang tính nhộn nhịp

và đặc trưng của địa phương Điểm đến có các lễ hội trải đều quanh năm thì tính mùa

vụ của nó càng được “kéo giãn” Chính vì vậy mà lễ hội được đưa lên như một tàinguyên nhân văn phi vật thể hàng đầu của các ĐTDS Minh chứng, ĐTDS của đấtnước bạn Lào là Luang Prabang có khả năng thu hút khách quanh năm vì nó có lễ hộisuốt 12 tháng, đơn cử:

- Tháng 1 có lễ hội Khoun Khao là lễ hội 2 ngày mang quy mô rộng rãi cả nước Đây

là lễ hội thể hiện tinh thần tôn kính với thần Đất, mọi người cầu mong cho mùa màngcây trái tốt tương trong năm tới

Nhà thờ Lớn La Habana – CuBa

Trang 11

- Tháng 2 có lễ hội Magha Puja, lễ hội quan trọng của Phật giáo Trong ngày này cácphật tử tụ tập đông đúc và kéo về hành hương ở các đền, chùa trên khắp nơi Thườngthì lễ hội chính được tổ chức ở thủ đô Viêng Chăng nhưng tại Luang Prabang khôngkhí cũng sôi nổi không kém.

- Tháng 4 là tết Lào Đây là dịp vui chơi và lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chứcrộng rãi ở các địa phương trên cả nước 3 ngày giữa tháng 4 là những ngày đêm khôngngủ ở Lào nói chung, và ở Luang Prabang nói riêng Trong dịp này du khách sẽ đượctrãi nghiệm lễ hội té nước rất nổi tiếng cũng như là xem diễu hành voi trên các đườngphố

+ Nghề và làng nghề thủ công truyền thống

ĐTDS là những đô thị cổ có một bề dày lịch sử lâu đời Do đó, nó cũng là cái nôi nuôidưỡng những hình thức sản xuất truyền thống và sản vật địa phương Đây là một tàinguyên nhân văn có thể khai thác về mặt phi vật thể lẫn vật thể tùy theo cách thức khaithác và tổ chức du lịch Với cách tiếp cận là một tài nguyên phi vật thể, nhà cung ứng

có thể xây dựng các tour thực tế để du khách tham quan và trải nghiệm cùng sản xuấtnên sản phẩm tại các làng nghề và mang về làm kỷ niệm Chẳng hạn như gốm haytranh thuê Mặt khác, với cách tiếp cận theo tài nguyên vật thể thì các sản phẩm làngnghề địa phương như một mặt hàng độc đáo, một hình thức kinh doanh phát đạt mà địaphương có thể khai thác dể tăng thu nhập cho cư dân sở tại bằng chính mặt hàngtruyền thống của mình Nói cách khác đó chính là một hình thúc xuất khẩu tại chỗmang lại hiệu quả kinh tế cao

+ Văn hóa nghệ thuật

Tài nguyên văn hóa nghệ thuật bao gồm các hình thức biểu diễn, các làn điệu dân ca,các loại hình nghệ thuật truyền thống lẫn bác học Thưởng thức các buổi biểu diễn vănhóa nghệ thuật mang đậm chất địa phương là một trong những sản phẩm du lịch hấpdẫn mà nhà cung ứng mang đến cho du khách Những làn điệu, những cách thức biểudiễn được thực hiện ngay tại địa phương, cụ thể ở đây là những ĐTDS là những hìnhthức được khai thác trực tiếp từ nguồn tài nguyên nhân văn phi vật thể này

+ Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Từ khía cạnh khoa học, các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu và điều tra toàn bộ về số lượngcác dân tộc, tỷ lệ các dân tộc đang sinh sống trong khuôn viên đô thị khảo sát Tuynhiên, từ góc độ người làm du lịch nhà cung ứng thường quan tâm hơn đến số lượng

và tỷ lệ các dân tộc thiểu số, dân tộc ít người tại địa bàn khai thác Những phong tục,tập quán, lối sống của họ là những điều kích thích trí tò mò và hấp dẫn du khách Tìmhiểu, mục kích và trải nghiệm những nét sinh hoạt độc đáo của cộng đồng địa phươngcũng là một hình thức có thể khai thác trong du lịch Về loại hình này, đô thị cổ Hội

An của chúng ta thực hiện khá tốt Cộng đồng địa phương vẫn còn giữ được những lốisống xưa cũ vào những đêm rằm như: tục treo đèm lồng, hình ảnh các cụ già đánh cờtướng, phong tục thả đèn lồng trên sông, Tất cả những cái đó đã tái hiện lại không khí

Ngày đăng: 16/03/2016, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w