1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Môn khám phá khoa học chủ đề nghề nghiệp trường mầm non

16 10,6K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

Nếu trẻ không kể được thì cô nói - Cô giáo đến trường đón các con vào lớp, dạy các con học, chăm các con ăn, chăm sóc giấc ngủ… - Cô khẳng định lại: Công việc của nghề dạy học là dạy cho

Trang 1

CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP

Chủ đề nhánh: Các nghề phổ biến quen thuộc

Tuần 12: Từ ngày 10- 14 /11/2014

Thứ 2 ngày 10 tháng 11 năm 2014

MÔN: KHÁM PHÁ KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: CÁC NGHỀ PHỔ BIẾN QUEN THUỘC

* Kiến thức:

- Trẻ biết được một số nghề phổ biến quen thuộc

- Trẻ biết được tên của một số nghề gần gũi

* Kỹ năng:

- Phát triển tư duy cho trẻ

- Rèn luyện sự ghi nhớ cho trẻ

* Thái độ:

- Thông qua bài dạy giáo dục trẻ yêu quý các nghề và quý trọng các sản phẩm làm ra

II Chuẩn bị:

- Tranh vẽ một số nghề, công việc của một số nghề

- Tranh lô tô cho trẻ

III Nội dung tích hợp:

- Thơ: “Bác nông dân”

- AN: Hát bài “Cô giáo”

Hình thức cung cấp: đồ dùng trực quan

IV Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1 Hoạt động 1:

- Cho lớp hát bài: “Cô giáo”

- Cô giáo làm nghề gì các con?

- Cô giáo cũng là một nghề trong XH đấy!

- Thế công việc cô giáo làm là gì?

- Để rõ hơn, hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về

một số nghề gần gũi nhé!

2 Hoạt động 2:

- Cô phát cho 3 nhóm, mỗi nhóm 1 bức tranh về cô giáo

- Trẻ quan sát và thảo luận theo tranh

- Cô thu tranh lại cho 1 trẻ của mỗi nhóm lên đại diện

nhận xét tranh

- Tranh vẽ về ai đấy con?

- Cả lớp hát

- Nghề dạy học

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát, gọi tên

nghề

- Trẻ kể

Trang 2

- À đúng rồi, làm cô giáo là 1 nghề dạy học.

- Cho trẻ đọc từ “Nghề dạy học”

* Trò chuyện về công việc của một số nghề

- Thế hằng ngày cô giáo đến trường làm những việc gì

các con ? (Nếu trẻ không kể được thì cô nói)

- Cô giáo đến trường đón các con vào lớp, dạy các con

học, chăm các con ăn, chăm sóc giấc ngủ…

- Cô khẳng định lại: Công việc của nghề dạy học là dạy

cho các con trở thành những con ngoan, trò giỏi và lớn

lên trở thành người có ích cho gia đình và xã hội đấy!

- Các con à, nghề dạy học là nghề lao động bằng trí óc,

nhờ cô giáo mà các con đến trường học hành vui chơi,

trở thành người có ích cho xã hội sau này

- Thế các con có yêu cô giáo mình không?

* Giáo dục trẻ: Biết yêu thương và quý trọng cô giáo.

- Để biết được tình cảm của cô giáo đối với các con như

thế nào?

* Tích hợp: Hát bài “Cô giáo”

- Cho trẻ xem tranh về nghề thợ xây

- Thế nghề thợ xây làm những công việc gì nhỉ?

- Công việc của người thợ xây là: Các cô chú thợ xây

dùng những nguyên vật liệu trộn lẫn vào nhau để xây

dựng nên bao nhà cửa, trường học…

- Tương tự với nghề bác sĩ, nghề nông…

- Cô gởi ý hỏi thêm công việc của một số nghề khác

- Cô khẳng định lại công việc đặc trưng của mỗi ngành

nghề Củng cố giáo dục trẻ

- Phân nhóm: Cho trẻ phân nhóm lao động chân tay – lao

động trí óc

- So sánh nghề dạy học và nghề nông

- Điểm giống và khác nhau

* Tích hợp: Cô dẫn dắt cho trẻ đọc bài thơ “Bác nông

dân”

- Trẻ đọc

- Trẻ kể

- Trẻ kể thêm công việc

của một số nghề mà trẻ

biết

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

Trẻ hát

- Trẻ phân nhóm

- Trẻ so sánh

- Trẻ đọc thơ

Trang 3

Thứ 3 ngày 11 tháng 11 năm 2014

MÔN: GIÁO DỤC ÂM NHẠC

ĐỀ TÀI: DH: CHÁU YÊU CÔ THỢ DỆT

TC : Nghe tiết tấu tìm đồ vật

I.Mục đích yêu cầu:

* Kiến thức:Trẻ nói được tên bài hát và tên tác giả

* Kĩ năng:Rèn kỹ năng hát đúng nhịp, to, rõ ràng

* Thái độ:Giáo dục trẻ biết yêu thương các cô chú làm nghề thợ dệt, những người lao

động vất vã đã tạo nên sản phẩm phục vụ cho đời sống

II.Chuẩn bị:

-Chuẩn bị thanh gõ

III.Nội dung tích hợp:

-Thơ: “Bé làm bao nhiêu nghề”

Hình thức cung cấp: đồ dùng trực quan

IV.Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1: Hoạt động 1:

-Cô cùng trẻ quan sát bức tranh cô thợ dệt

-Đàm thoại với trẻ về bức tranh đó

-Trong bức tranh nói về hình ảnh cô thợ dệt ngày đêm

vất vã dệt nên những chiếc áo cho các con mặc, vì

vậy các con nên thương yêu kính trọng những người

lao động Và hôm nay cô cũng có bài hát nói về cô

thợ dệt, đó là bài hát “cháu yêu cô thợ dệt” Bây giờ

lớp mình ngoan và ngồi đẹp để cô hát cho lớp mình

nghe nhé!

2: Hoạt động 2:

* Dạy hát:

-Cô hát lần1: làm điệu bộ minh họa

-Bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác?

Đúng rồi! Bài cháu yêu cô thợ dệt nhạc sĩ Thu Hiền

sáng tác

- Cô hát lần 2

-Cả lớp hát cùng cô nhé

- Cô cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần

-Tổ, hát nối đuôi nhóm, cá nhân hát

-Hát nối đuôi

- Các con học ngoan, học giỏi để sau này lớn lên tìm

-Trẻ quan sát tranh

-Cháu yêu cô thợ dệt

-Trẻ hát

Trang 4

cho mình một nghề để giúp ích cho xã hội.

3:Hoạt động 3:Trò chơi “ Nghe tiết tấu tìm đồ vật“

-Hôm nay lớp mình học rất ngoan cô sẽ thưởng cho

các con trò chơi: “Nghe tiết tấu tìm đồ vật”

-Cho trẻ nhắc lại cách chơi luật chơi

-Để chơi được trò chơi này , các bạn hãy cho tôi 1

vòng tròn thật to đi nào

-Chúng ta sẽ chơi trò chơi “Nghe tiết tấu tìm đồ vật”

+Cách chơi: Một bạn sẽ lên nhắm mắt, cô giấu đồ

chơi sau lưng bạn nào đó,cháu mở mắt ra và đi xung

quanh tìm,cô cho cả lớp hát khi bạn đi tìm gần đến

chỗ có đồ vật các cháu hát nhanh.để bạn dễ tìm

Tiếp tục cho trẻ cất đồ chơi và cho bạn khác tìm

-Cô cho trẻ chơi 3-4 lần

-Cô tuyên dương

*Kết thúc: “ Cháu yêu cô thợ dệt” qua phần trình bày

của cả lớp

Trẻ chơi trò chơi

Các cháu lắng nghe

Các cháu tham gia chơi

Trang 5

Thứ 4 ngày 12 tháng 11 năm 2014

MÔN: LÀM QUEN VỚI TOÁN

ĐỀ TÀI : NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 5

I:Yêu cầu:

*Kiến thức:

- Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết nhóm đồ vật có số lượng 5, nhận biết số 5

*Kĩ năng:

-Luyện kỹ năng đếm, nhận xét , so sánh, khả năng quan sát ghi nhớ có chủ

định cho trẻ

-Rèn cho trẻ sự tập trung chú ý, thói quen học tập nghiêm túc

*Thái độ:

-Trẻ tập trung chú ý,hứng thú tham gia vào hoạt động

II Chuẩn bị:

-Mỗi trẻ một rổ đựng thẻ số từ 1 – 5,5 cái kéo, 5 liềm, 5 cái cưa,5cái bài

-Đồ dùng của cô tương tự của trẻ nhưng có kích thước lớn hơn

-Một số bài hát, bài thơ về chủ đề

III Hình thức cung cấp: đồ dùng trực quan.

III Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1: Hoạt động 1.Cho lớp hát bài “ Cháu yêu cô chú công

nhân”

- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát

- Dẫn dắt giới thiệu vào bài

*Ôn đếm đến4.

- Hãy vỗ tay cho cô 4 tiếng và cùng đếm to ( 1 ,2,3.4),

cho trẻ nghiêng đầu, dậm chân, nhích vai, đếm đồ dùng

quanh lớp có số lượng 4.Các bạn rất giỏi, cô đã chuẩn bị

nhiều đồ dùng cho các bạn, tổ 1 lấy đồ chơi bên tay phải

của cô, tổ 2 phía trước mặt của cô, tổ 3 phía tay trái của

cô Hãy nhanh tay đến lấy và về chỗ ngồi

2: Hoạt động 2: nhận biết số lượng trong phạm vi 5.

- Hôm nay cô có 1 chiếc hộp rất đẹp mang tặng cho

lớp mình, các con cùng đoán xem trong hộp có gì nhé?

- Có bạn nào có nhận xét khác không?

- Hỏi thêm 2 - 3 trẻ để trẻ nêu ý kiến?

- Cái liềm là dụng cụ của nghề nào các con ?

- Cả lớp hát

-Trẻ đếm

- Trẻ nghe

- Của nghề nông ạ!

Trang 6

- Cô khẳng định lại.có tất cả bao nhiêu cái liềm.

- Cô đưa 5 cái bay

- So sánh số lượng liềm và số lượng bay,

- Số lượng nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy ?

- Số lượng nào ít hơn ? Ít hơn mấy ?

- Để bằng nhau ta phải làm gì ?

- Cho đếm lại số lượng 2 nhóm

* Tương tự với nhóm cưa và nhóm kéo

- Các con ạ! Tất cả những loại đồ dùng mà các con vừa

làm quen là của một số nghề có trong xã hội đó các

con Mỗi ngành nghề đều làm ra sản phẩm khác nhau

và rất có ích cho đời sống của chúng ta.Vì vậy, các con

phải biết quý trọng những sản phẩm ấy các con nhé!

- Dẫn dắt tích hợp bài “ Tập đếm”

* Luyện tập

- Cho trẻ tìm dụng cụ các nghề có ở xung quanh lớp

gắn và đếm

- Bây giờ cô không muốn chúng mình đếm bằng ngón

tay mà sử dụng số cho các nhóm, nếu vậy sẽ phải tìm số

mấy nhỉ?

- Ai đã biết sô 5 lên tìm giúp cho cô? Đây có đúng là số

5 không? Vì sao con biết đây là số 5?Con nhìn thấy số 5

ở đâu?

- Giới thiệu cấu tạo số 5, phát âm cho trẻ nghe và cho trẻ

phát âm nhiều lần, tìm số và đặt vào các nhóm

3: Hoạt động 3 :

* Trò chơi

- Cho trẻ chơi trò chơi “ Đưa dụng cụ về đúng nghề”

- Cô giới thiệu trò chơi - giải thích cách chơi

Chơi tìm nhóm bạn

- Trẻ đếm

- Trẻ so sánh

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát - Chuyển vị

trí

- Trẻ tìm gắn và đếm

- Trẻ tham gia chơi

Trang 7

Thứ 5 ngày 13 tháng 11 năm 2014

MÔN: HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

ĐỀ TÀI: NẶN QUẪY THỪNG ( M)

*Kĩ năng:

Trẻ dùng những kĩ năng đã học để nặn được sản phẩm

* Thái độ:

Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề trong xã hội

II/ Chuẩn bị:

- Đất nặn, bảng con, khăn lau tay, đĩa

- Đầu đĩa, ti vi, băng nhạc

- Mẫu nặn của cô ( Một số dụng cụ bằng vật thật )

III/ Nội dung tích hợp:

- Thơ: Bé làm bao nhiêu nghề

- Toán : Đếm số lượng

- GDVSMT:

IV/ Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của cháu

1:Hoạt động 1:

- Cho lớp chơi trò chơi “Cuốc đất trồng cây”

- Các con vừa mô phỏng công việc của nghề nào

đó?

- Nghề nông làm ra những sản phẩm gì các con

nhỉ?

- Các con ạ! Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề

đều tạo ra những sản phẩm khác nhau và đều có

ích cho chúng ta.Nhưng để tạo ra được ra những

sản phẩm thì mỗi ngành nghề đều có kĩ năng riêng

đấy.Hôm nay cô cháu mình cùng khám phá và tạo

nên 1 số loại quẩy một món ăn mà các bạn nhỏ rất

thích nhé!

2 Hoạt động 2:

Cho trẻ xem vật mẫu.

- Cô cho trẻ xem mẫu mà cô đã chuẩn bị, cô gợi ý

hỏi

+ Đây là cái gì? Dùng để làm gì ?

-Tương tự cô cho trẻ quan sát kĩ những dụng

cụ và từ những dụng cụ này cô đã nặn ra một số

- Cả lớp cùng chơi

- Trẻ kể

- Trẻ quan sát

- Trẻ quan sát trả lời

Trang 8

dụng cụ bằng đất nặn nữa đấy!

- Để các con nặn được cái quẫy thừng nầy thì các

con xem cô làm như thế nào nhé

- (Cô cho trẻ quan sát và vừa nặn vừa giải thích cho

trẻ thấy mẫu )

+ Các con thấy loại quẩy này có giống vật thật

không ?Cô khẳng định lại các bước mà cô đã nặn

mẫu

- Cô gợi ý hỏi xem ý định trẻ nặn như thế nào ?

Thích nặn quẩy hình như thế nào ? Vì sao ?

3.Hoạt động 3:

- Cho trẻ đọc bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề” và

đi để về chỗ ngồi

- Cô nhắc lại tư thế ngồi và cách nhào đất nặn

- Cho trẻ thực hiện Cô theo dõi nhắc nhở để trẻ

hoàn thành sản phẩm

- Báo sắp hết giờ

- Thể dục chống mệt mỏi

4.Hoạt động 4:

- Trưng bày - nhận xét sản phẩm

- Cho trẻ trưng bày sản phẩm

- Con thích sản phẩm nào nhất ? Vì sao ?

- Sản phẩm này của bạn nào ?

- Cô khuyến khích những sản phẩm đẹp, động viên

những sản phẩm chưa hoàn chỉnh

- Kết thúc: Cho lớp hát “ Cháu yêu cô thợ dệt”

- Trẻ trả lời

- Trẻ đọc thơ

- Trẻ thực hiện

- Trẻ vận động

- Trẻ trưng bày sản phẩm

- Nhận xét sản phẩm

Trang 9

Thứ 6 ngày 14 tháng 11 năm 2014

MÔN: LÀM QUEN VĂN HỌC

ĐỀ TÀI: Chuyện: SỰ TÍCH QUẢ DƯA HẤU

I Yêu cầu:

* Kiến thức:

- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện

* Kỹ năng:

- Trẻ nhìn vào tranh kể lại được câu chuyện theo suy nghĩ và sáng tạo của trẻ

* Thái độ:

- Trẻ biết ơn người lao động và biết quý sản phẩm người làm ra

II Chuẩn bị:

- Tranh minh họa cho nội dung câu chuyện

- Hình ảnh truyện

III.Hình thức cung cấp:

-Dùng lời, hình ảnh trực quan

IV Nội dung tích hợp:

- Thơ: “ Thăm vườn dưa”

- Trò chơi: “ Gieo hạt”

V Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1: Hoạt động 1:

- Hát bài: “ Cháu yêu chú công nhân”

- Các con ạ, trong xã hội có rất nhiều ngành nghề làm ra

một loại sản phẩm khác nhau Nghề thợ may thì may

nhiều quần áo mới, nghề thợ xây thì xây lên những ngôi

nhà đẹp, bác nông dân thì làm ra lúa gạo, rau quả Các

nghề đó có từ ngàn xưa Từ ngàn xưa đã có câu chuyện

kể về “ Sự tích quả dưa hấu” Của một chàng hoàng tử,

chàng yêu thích nghề trồng trọt và rất chăm chỉ làm

việc Câu chuyện như thế này các con Các con lắng

nghe cô kể nhé

2: Hoạt động 2: Kể chuyện

- Cô kể chuyện diễn cảm kết hợp với xem tranh

- Cô vừa kể con nghe chuyện gì?

- Trong câu chuyện có những ai các con?

- Nhờ sự chăm chỉ lao động và sự sáng tạo của Mai An

Tiêm mà chàng đã mang đến cho chúng ta 1 loại quả rất

Trẻ hát

Trẻ lắng nghe

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ đọc thơ

Trang 10

ngon và ngọt, giờ cô cùng các con ra đảo thăm Mai An

Tiêm nhé Chuyển đội hình

- Cô kể cho trẻ nghe lần 2 kết hợp xem hình ảnh trên

máy vi tính

*Tích hợp: Đọc thơ: “ Thăm vườn hoa” chuyển đội

hình

* Đàm thoại:

+ Vì sao vợ chồng Mai An Tiêm bị đày ra đảo?

+ Mai An Tiêm nghĩ gì khi thấy chim ăn miếng trái cây

nhả hạt?

+An Tiêm nhặt hạt đó đem về làm gì?

+ Tới mùa thu họach vợ chồng An Tiêm đã làm được gì?

+ Vì sao nhà Vua đón vợ chồng An Tiêm về?

+ Quả ấy được đặt tên quả gì?

+ Các con thấy Mai An Tiêm là người như thế nào?

Giáo dục BVMT: À đúng rồi, trước khi ăn quả các con

phải rửa sạch sẽ, gọt vỏ bỏ vào thùng rác Làm như vậy

khỏi ô nhiễm môi trường

3: Hoạt động 3:

- Trẻ chơi trò chơi: “Gieo hạt”

Trẻ trả lời

Trẻ kể

Trẻ trả lời

Dạ, đem về gieo hạt

Trẻ trả lời

Dạ, quả dưa hấu

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi trò chơi

Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ kể

Trang 11

Thứ 2 ngày 10 tháng 11 năm 2014

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

I: Yêu cầu :

-Trò chuyện cùng trẻ về việc phòng tránh những hành động nguy hiểm

- Được làm quen với bài tập “Bò chui qua cổng”.TC: Rồng rắn lên mây”

II: Chuẩn bị:

- Đồ dùng để cháu làm quen với bài “Bò chui qua cổng”.TC: Rồng rắn lên mây”

III:Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1: Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ về việc phòng

tránh những hành động nguy hiểm

- Cả lớp hát bài “ Cháu yêu cô thợ dệt”

- Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát,về một số

nghề nghiệp

- Cô cùng trẻ trò chuyện về nhận biết và phòng tránh

những hành động nguy hiểm

2: Hoạt động 2:

* LQ kiến thức mới:

- Cô cho các cháu làm quen với bài tập “Bò chui qua

cổng”.TC: Rồng rắn lên mây

- Cô giáo dục trẻ lồng giáo dục vệ sinh

3: Hoạt động 3: chơi tự do

- Cho trẻ chơi tự do làm 3 nhóm theo ý thích của trẻ

Các cháu hát

Cô cùng trẻ trò chuyện

Trẻ chú ý xem và thực

hiện

Trẻ tham gia chơi trò chơi

* Đánh giá cuối ngày:

………

………

………

………

………

Trang 12

Thứ 3 ngày 11 tháng 11 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CHIỀU I: Yêu cầu : -Biết bày tỏ nhu cầu của bản than bằng các câu đơn ,câu ghép - Được làm quen với bài “Nhận biết số lượng trong phạm vi 5” II: Chuẩn bị: - Đồ dùng để cháu làm quen với bài “Nhận biết số lượng trong phạm vi 5” III:Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1: Hoạt động 1: -Biết bày tỏ nhu cầu của bản than bằng các câu đơn ,câu ghép - Cả lớp hát bài “ Cháu yêu cô thợ dệt” - Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát,về một số nghề nghiệp - Cô cùng trẻ trò chuyện về sự nhận biết bày tỏ nhu cầu của bản than bằng các câu đơn ,câu ghép 2: Hoạt động 2: * LQ kiến thức mới: - Cô cho các cháu làm quen với bài “Nhận biết số lượng trong phạm vi 5” - Cô giáo dục trẻ lồng giáo dục vệ sinh 3: Hoạt động 3: chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do làm 3 nhóm theo ý thích của trẻ Các cháu hát Cô cùng trẻ trò chuyện Trẻ chú ý xem và thực hiện Trẻ tham gia chơi trò chơi * Đánh giá cuối ngày: ………

………

………

………

………

Trang 13

Thứ 4 ngày 12 tháng 11 năm 2014 HOẠT ĐỘNG CHIỀU I: Yêu cầu : -Trò chuyện cùng trẻ về việc phòng tránh những hành động nguy hiểm - Được làm quen với bài tập “ Nặn quẫy thừng” II: Chuẩn bị: - Đồ dùng để cháu làm quen với bài “ Nặn quẫy thừng” III:Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1: Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ về việc phòng tránh những hành động nguy hiểm - Cả lớp hát bài “ Cháu yêu cô thợ dệt” - Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung bài hát,về một số nghề nghiệp - Cô cùng trẻ trò chuyện về nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm 2: Hoạt động 2: * LQ kiến thức mới: - Cô cho các cháu làm quen với bài tập “ Nặn quẫy thừng” - Cô giáo dục trẻ lồng giáo dục vệ sinh 3: Hoạt động 3: chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do làm 3 nhóm theo ý thích của trẻ Các cháu hát Cô cùng trẻ trò chuyện Trẻ chú ý xem và thực hiện Trẻ tham gia chơi trò chơi * Đánh giá cuối ngày: ………

………

………

………

………

Ngày đăng: 09/03/2016, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w