Nhiệm vụ nhóm - Sưu tập hồ sơ, tài liệu; - Nghiên cứu hồ sơ cơ sở và các tài liệu, bản vẽ liên quan; - Khảo sát thực trạng khu vực nghiên cứu số 1 - đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc; -
Trang 1LỜI CẢM ƠN Sau 5 năm học tập và rèn luyện tại Khoa Quản lý đô thị - Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội dưới sự giảng dạy của các thầy cô, nhóm sinh viên chúng em đã
tiếp thu được vốn kiến thức nhất định để hoàn thành đồ án tốt nghiệp Đây vừa là
kết quả của nhóm sinh viên sau 5 năm học vừa là cơ hội để tổng kết những kiến
thức có được và còn là điều kiện để phát huy tính sáng tạo, khả năng nghiên cứu,
trình bày và bảo vệ ý tưởng của mình Những kiến thức thầy cô truyền đạt góp
phần tạo dựng cho chúng em những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong Khoa Quản
lý đô thị nói riêng và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội nói chung đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ chúng em trong suốt 5 năm học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và
rèn luyện của mình Đặc biệt chúng em xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình, tỉ mỉ và đầy trách nhiệm của PGS.TS.KTS Nguyễn Tố Lăng, ThS.KS Lê
Thị Minh Huyền và ThS.KTS Ngô Bảo Ngọc trong suốt thời gian làm đồ án tốt
nghiệp
Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện đồ án tốt nghiệp dưới sự hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô nhưng do thời gian, kinh nghiệm còn hạn chế
nên không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng em rất mong nhận được sự
góp ý, phản hồi của các thầy, cô giáo dành cho đồ án tốt nghiệp này
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2015
NHÓM SINH VIÊN
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy Ban Nhân Dân QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam HĐND Hội Đồng Nhân Dân KĐT Khu đô thị QLĐT Quản lý đô thị QHCT Quy hoạch chi tiết KCN Khu công nghiệp
TP Thành phố
QL Quốc lộ LRT Đường sắt nhẹ đô thị hai ray BRT Xe bus nhanh TBA Trạm biến áp VSMT Vệ sinh môi trường
TB Trạm bơm XLNT Xử lý nước thải
CP Cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Sự cần thiết lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc tại khu vực nghiên cứu 1 – đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc 4
2 Các căn cứ lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị Vĩnh Phúc 4
3 Mục đích của quy chế 4
4 Cấu trúc và phạm vi nghiên cứu đồ án 4
4.1 Cấu trúc đồ án 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Nhiệm vụ của đồ án 5
5.1 Nhiệm vụ nhóm 5
5.2 Nhiệm vụ cá nhân 5
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 6
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Vĩnh Phúc 6
1.2 Đặc điểm địa lý và hành chính 7
1.2.1 Vị trí địa lý và các đơn vị hành chính 7
1.2.2 Mối liên hệ vùng 8
1.2.3 Phân công chức năng của các KĐT và đơn vị hành chính trong phạm vi nghiên cứu 8
1.3 Đặc điểm tự nhiên 9
1.3.1 Địa hình, địa chất 9
1.3.2 Khí hậu 9
1.4 Đặc điểm dân số 10
1.5 Tài nguyên nhân văn 10
1.6 Tiềm năng phát triển 11
1.7 Khái quát đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 13
1.7.1 Phạm vi lập quy hoạch 13
1.7.2 Tính chất 13
1.7.3 Quy mô 13
1.7.4 Định hướng phát triển không gian đến năm 2030 13
1.7.5 Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng đến năm 2030 14
1.7.6 Thiết kế đô thị 15
1.7.7 Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị đến năm 2030 16
1.7.8 Đánh giá môi trường chiến lược 17
1.7.9 Quy hoạch ngắn hạn đến năm 2020 17
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI QUY HOẠCH VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC 18
2.1 Đánh giá tình hình triển khai xây dựng sử dụng đất 18
2.1.1 Khu vực đã thực hiện theo quy hoạch 20
2.1.2 Khu vực đang thực hiện theo quy hoạch 24
2.1.3 Khu vực chưa thực hiện theo quy hoạch 24
2.1.4 Đánh giá tình hình thực hiện các dự án trong khu vực nghiên cứu 26
2.2 Đánh giá về hạ tầng kỹ thuật 30
Trang 32.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch cấp điện 40
2.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch cấp nước 42
2.2.4 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch thoát nước bẩn và VSMT 44
2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về đô thị 46
2.3.1 Chức năng quản lý đô thị 46
2.3.2 Thực trạng công tác quản lý 48
PHẦN III QUY CHẾ QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC, TỈNH VĨNH PHÚC 49
CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG 49
Điều 1 Mục tiêu 49
Điều 2 Đối tượng và phạm vi áp dụng 49
Điều 3 Giải thích từ ngữ 49
Điều 4 Cấp phép xây dựng 50
Điều 5 Yêu cầu chung về quản lý quy hoạch, không gian kiên trúc, cảnh quan đô thị 50
Điều 6 Phân khu quản lý 50
CHƯƠNG II QUY ĐỊNH CỤ THỂ 52
MỤC 1 QUY CHẾ QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ KHÔNG GIAN 52
Điều 7 Đối với khu vực hiện hữu 52
Điều 8 Đối với khu vực đô thị mới 57
Điều 9 Đối với trục đường, tuyến phố chính 60
Điều 10 Đối với khu vực hành chính, chính trị 67
Điều 11 Đối với khu vực công nghiệp 71
Điều 12 Đối với khu vực cảnh quan 79
Điều 13 Đối với khu vực làng xóm trong nội thành, nội thị 84
Điều 14 Đối với khu vực dự trữ phát triển 86
Điều 15 Quy định cụ thể đối với cụm resort và biệt thự cao cấp phía Đông khu đô thị sinh thái Bắc Đầm Vạc (Phan Thùy Thanh) 87
Điều 16: Quy định cụ thể khu trung tâm - khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên 102
(Vũ Trung Thành) 102
Điều 17: Quy định quản lý Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm (Nguyễn Mạnh Cường) 119
MỤC 2 QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KĨ THUẬT 128 Điều 18 Quy định quản lý đối với trục không gian Bắc Nam (Đoạn nút A đến nút D đi qua khu đô thị sinh thái Bắc Đầm Vạc) 128
CHƯƠNG III: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 141
Điều 19 Quy định phân công trách nhiệm 141
Điều 20: Khen thưởng và xử lý vi phạm 141
Điều 21 Hiệu lực thi hành 141
Điều 22 Ban hành và lưu trữ 141
Điều 23 Điều chỉnh, bổ sung quy chế 141
KẾT LUẬN 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc tại khu vực nghiên
cứu 1 – đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 2011, đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt theo Quyết dịnh số 1883/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị Vĩnh Phúc, luôn thực hiện
đúng theo quy hoạch, tạo tiền đề để xây dựng hoàn chỉnh một đô thị thì công tác
quản lý đô thị luôn phải đi đầu, trong đó khâu quan trọng nhất là lập Quy chế quản
lý quy hoạch, kiến trúc Trong thời điểm hiện tại, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban
hành “Quy chế Quy hoạch, kiến trúc chung đô thị Vĩnh Phúc” theo Quyết định
01/2014/QĐ-UBND bao gồm những quy định mang tính khái quát chung Xuất
phát từ yêu cầu thực tế đòi hỏi cần có những quy định cụ thể và rõ ràng hơn cho
từng khu vực quản lý, nhóm sinh viên đã tiến hành lựa chọn khu vực nghiên cứu
và thực hiện lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc cho khu vực nghiên cứu đó
Việc lập quy chế là vô cùng cần thiết, nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo quy
hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc, tạo tiền đề phát triển đô thị một cách hoàn chỉnh
2 Các căn cứ lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị Vĩnh Phúc
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 quy định về hoạt động xây
dựng;
- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 quy định về hoạt
động quy hoạch đô thị;
- Luật Giao thông đường bộ sô 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về Quản lý
không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị;
- Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ vể quản lý đầu tư
phát triển đô thị;
- Thông tư số 19/2010/TT-BXD ngày 20/10/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng
dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thi và phụ lục kèm theo;
- Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BXD-BNV ngày 21/11/2013 của Bộ Xây
dựng và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển
đô thị;
- Quyết định 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;
- Đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2030 tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011;
- Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ngày 19 tháng 4
năm 2010 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành, thị;
- Các văn bản khác liên quan (xem Mục tài liệu tham khảo)
4 Cấu trúc và phạm vi nghiên cứu đồ án 4.1 Cấu trúc đồ án
Đồ án gồm 5 phần:
Trang 5- Phần I: Giới thiệu chung;
- Phần II: Đánh giá tình hình thực trạng, mức độ triển khai quy hoạch và tình
hình quản lý nhà nước về đô thị trong phạm vi khu vực nghiên cứu;
- Phần III: Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu vực nghiên cứu;
- Kết luận
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Hình 1 Phạm vi nghiên cứu đồ án
5 Nhiệm vụ của đồ án 5.1 Nhiệm
vụ nhóm - Sưu tập hồ sơ, tài liệu;
- Nghiên cứu hồ sơ cơ sở và các tài liệu, bản vẽ liên quan;
- Khảo sát thực trạng khu vực nghiên cứu số 1 - đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Giới thiệu chung về đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc;
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật và các dự án trên địa bàn khu vực nghiên cứu, thực trạng quản lý đô thị tại địa phương (bộ máy quản lý, công tác quản lý, năng lực quản lý);
- Khái quát về đồ án quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc;
- Đánh giá tình hình thực hiện, mức độ triển khai quy hoạch quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường;
- Xây dựng đề cương lập Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị;
- Phân khu vực quản lý;
- Đưa ra quy định chung cho các khu vực quản lý và quy định cụ thể cho một số khu vực điển hình
5.2 Nhiệm
vụ cá nhân 1 Phan Thùy Thanh Cụm khách sạn, resort - phía Đông KĐT sinh thái Bắc Đầm Vạc
2 Vũ Trung Thành Khu trung tâm - KĐT Nam Vĩnh Yên
3 Nguyễn Mạnh Cường Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm
Trang 6PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Vĩnh Phúc
Hình 1.1 Sơ đồ hình thành và phát triển của đô thị Vĩnh Phúc
Đô thị Vĩnh Phúc được hình thành dựa trên cơ sở liên kết các đầu mối đô thị
với trọng điểm là thành phố Vĩnh Yên và các đô thị xung quanh như thị xã
Phúc Yên, thị trấn Hương Canh, thị trấn Yên Lạc;
Năm 1899, thị xã Vĩnh Yên được thành lập;
Năm 1905, thị xã Phúc Yên được thành lập Khi đó Vĩnh Yên và Phúc Yên là
hai đô thị độc lập và là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên;
Tới năm 1950, tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập trên cơ sở hợp nhất tỉnh Vĩnh
Yên và tỉnh Phúc Yên, thị xã Vĩnh Yên là tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Phúc;
Năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, thị xã Vĩnh Yên trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Phúc;
Năm 1999, thị xã Vĩnh Yên lại được mở rộng, sáp nhập thị trấn Tam Dương và chia thành 2 phường Đồng Tâm, Hội Hợp và sáp nhập xã Thanh Trù;
Đến sau 1998, thị trấn Yên Lạc được thành lập từ xã Minh Tần (huyện Yên Lạc);
Trang 7 Năm 1999, sau lần thay đổi địa giới hành chính, thị trấn Hương Canh có các
đơn vị hành chính (thôn, xóm lớn) là Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Hường,
Trại Đồng, Bờ Đáy, Thắng Lợi;
Năm 2003, thị trấn Tam Đảo tách khỏi thị xã Vĩnh Yên để sáp nhập vào huyện
Tam Đảo ;
Ngày 1 tháng 1 năm 2004, thị xã phúc yên được tái lập trên cơ sở tách 2 thị
trấn Phúc Yên, Xuân Hòa và 5 xã: Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viên, Phúc
Thắng, Tiền Chầu thuộc huyện Mê Linh;
Năm 2004, thị xã Vĩnh Yên được công nhận là đô thị loại 3 Đến 2006, thị xã
Vĩnh Yên chuyển thành thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
Ngày 26 tháng 10 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1883/QĐ-TTg về phê duyệt QHC xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Trên cơ sở đồ án QHC đô thị Vĩnh
Phúc, địa giới hành chính đô thị Vĩnh Phúc bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị
xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và một phần các huyện Yên Lạc, Vĩnh
Tường, Tam Dương, Tam Đảo;
Ngày 21 tháng 1 năm 2013, thị xã Phúc Yên là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh
Vị trí địa lý được giới hạn như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương;
+ Phía Nam giáp huyện Yên Lạc;
+ Phía Tây giáp huyện Lập Thạch và huyện Vĩnh Tường;
+ Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và Thủ đô Hà Nội
Hình 1.2 Vị trí đô thị Vĩnh Phúc trong tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 81.2.2 Mối liên hệ vùng
Đô thị Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, một trong 6
vùng kinh tế quan trọng của quốc gia Sự phát triển của đô thị Vĩnh Phúc có ảnh
hưởng to lớn tới vùng thủ đô Hà Nội, giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự
phát triển hơn nữa các ngành công nghiệp, dịch vụ của vùng Các mối quan hệ bền
- Là trọng điểm du lịch Quốc tế thống nhất với Hà Nội;
- Là đầu mối quan trọng bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam;
- Liên kết giữa khu vực đồng bằng sông Hồng với các vùng xung quanh;
- Là trung tâm bảo vệ chức năng thủ đô Hà Nội
1.2.3 Phân công chức năng của các KĐT và đơn vị hành chính trong phạm vi nghiên cứu
- Thành phố Vĩnh Yên: Có vị trí trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh, tập trung các cơ quan nhà nước như Tỉnh ủy, UBND,các công trình giáo dục, y tế Để đáp ứng nhu cầu đất do gia tăng dân số trong tương lai, cần mở rộng khu vực của Thành phố;
- Thị xã Phúc Yên: Là đô thị thứ 2 của tỉnh Vĩnh Phúc hình thành dọc theo QL2A Gần với TP Hà Nội, là cửa ngõ của tỉnh, nên cần tích cực đô thị hóa, tăng cường liên kết với Vĩnh Yên;
- Huyện Bình Xuyên: Là khu vực đã và đang tiến hành xây dựng các khu công nghiệp, có vai trò là khu vực tích cực thực hiện công nghiệp hóa đến năm 2030;
- Huyện Tam Đảo: Là khu vực miền núi phía Bắc của tỉnh, có môi trường tự nhiên trù phú, là trọng điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh, với mục tiêu phát triển các khu nghỉ dưỡng hài hòa với thiên nhiên;
- Huyện Tam Dương: Là khu vực trung du ở phía Bắc của tỉnh Phía Nam của huyện đã được quy hoạch khu công nghiệp, sẽ phát huy đặc điểm địa hình của khu vực để tiến hành công nghiệp hóa, các khu vực còn lại sẽ trên nguyên tắc bảo tồn đất nông nghiệp, đất rừng, có vai trò là khu vực tích cực thúc đẩy sự phát triển của nông lâm nghiệp trong tương lai;
- Khu vực huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô: Cũng như huyện Tam Dương, là khu vực ở miền trung du của tỉnh Tại đây hầu như không có đô thị, toàn khu vực hầu hết là đất nông nghiệp và lâm nghiệp Sẽ thúc đẩy sản xuất rau quả,
gỗ, chăn nuôi gia súc;
- Khu vực huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc: Là trọng điểm sản xuất lúa gạo ở phía Nam của tỉnh, phần lớn diện tích là đất nông nghiệp Ở phần tiếp giáp với Vĩnh Yên sẽ được tiến hành đô thị hóa, còn lại sẽ theo nguyên tắc bảo tồn đất
Trang 91.3 Đặc điểm tự nhiên
1.3.1 Địa hình, địa chất
Đô thị Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du
với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Bắc tựa lưng vào dãy núi Tam Đảo,
phía Tây và Nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô, Vĩnh Phúc có địa hình
đa dạng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Tây Nam và tạo nên các vùng sinh thái rõ rệt:
đồng bằng, trung du và miền núi Khu vực lập quy chế nằm ở vùng trung di và
đồng bằng
- Vùng trung du: Có diện tích 24,9 nghìn ha, chiếm phần lớn các huyện Tam
Dương, Bình Xuyên, Lập Thạch, thị xã Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên Đất đai
được hình thành từ nhiều loại đá vụn khác nhau, địa hình đa dạng Vùng có độ
dốc vừa phải, quỹ đất có thể xây dựng công nghiệp, đô thị, phát triển cây lâm
nghiệp, cây ăn quả, trang trại vườn rừng, cây công nghiệp ngắn ngày và chăn
nuôi gia súc
- Vùng đồng bằng diện tích 32,7 nghìn ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc
và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận lợi phát triển cơ sở hạ
tầng, các điểm dân cư đô thị và sản xuất nông nghiệp
1.3.2 Khí hậu
Đô thị Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa
nhiều, có mùa đông lạnh
- Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,2 – 25°C (riêng vùng núi Tam Đảo với
độ cao trên 900 m có nhiệt độ trung bình 18,3°C), cao nhất vào các tháng 6, 7,
8 và thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2
- Lượng mưa trong năm 1.500 - 1.700 mm, lượng mưa tập trung chủ yếu vào
tháng 6, 7, 8 chiếm trên 60% lượng mưa cả năm
- Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.500 - 1.600 giờ (Tam Đảo 1.000 - 1.200 giờ)
Mùa hè có số giờ nắng cao, các tháng cuối mùa đông có số giờ nắng thấp
- Hàng năm có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau thường kèm theo sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi nước và gây mưa rào
1.3.3 Thủy văn
Hệ thống sông ngòi trong ranh giới lập quy hoạch đô thị Vĩnh Phúc có tổng chiều dài 119km gồm các con sông như: Sông Phan, Sông Cà Lồ, Sông Cánh, Sông Ba Hanh, Sông Tranh, Sông Mây, sông Cầu Bồn
Bảng 1.1 Hệ thống sông ngòi đô thị Vĩnh Phúc
- Sông Cà Lồ: là một phân lưu của sông Hồng Nó tách ra khỏi sông Hồng ở xã Trung Hà (huyện Yên Lạc), dài 86 km theo hướng tây nam - đông bắc, giữa hai huyện Bình Xuyên và Mê Linh, vòng quanh thị xã Phúc Yên rồi theo đường vòng cung rộng phía nam hai huyện Kim Anh và Đa Phúc cũ, đổ vào sông Cầu
ở thôn Lương Phúc, xã Việt Long (nay thuộc huyện Sóc Sơn - Hà Nội) Nguồn
Trang 10nước sông Cà Lồ ngày nay chủ yếu là nước các sông, suối bắt nguồn từ núi
Tam Đảo, núi Sóc Sơn, lưu lượng bình quân chỉ 30 m3/s Lưu lượng cao nhất
về mùa mưa là 286 m3/s Tác dụng chính của sông là tiêu úng vào mùa mưa lũ
Riêng khúc sông đầu nguồn cũ từ Vạn Yên đến sông Cánh đã được đắp chặn
lại ở gần thôn Đại Lợi (Phúc Yên), dài gần 20 km, biến thành một hồ chứa
nước lớn để tưới ruộng và nuôi cá
- Sông Cầu Bồn: bắt nguồn từ Thác Bạc trên núi Tam Đảo, đổ xuống làng Hà,
xã Hồ Sơn hợp với suối Xạ Hương, suối Bàn Long thuộc xã Minh Quang
(huyện Tam Đảo), chảy từ phía bắc xuống phía nam qua các xã Gia Khánh,
Hương Sơn, Tam Hợp rồi đổ vào sông Cánh, xã Tam Hợp, đều thuộc huyện
Bình Xuyên Sông Phan và sông Cầu Bòn hình thành nên một đường vòng
cung, hai đầu nối vào sườn Tam Đảo Vào mùa khô, mực nước hai con sông
này rất thấp Nhưng về mùa mưa, nước từ Tam Đảo trút xuống, không tiêu kịp
vào sông Cà Lồ, thường ứ lại ở Đầm Vạc và làm ngập úng cả một vùng ruộng
giữa hai huyện Yên Lạc, Bình Xuyên
- Sông Tranh - Ba Hanh, bắt nguồn từ dãy Tam Đảo, chảy theo hướng Bắc- Nam
và nhập vào sông Cà Lồ tại Nam Viêm, Phúc Yên (CL02) Chiều dài sông
19,5km, diện tích lưu vực 94,4km2
Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm của tỉnh tương đối dồi dào nhưng
chất lượng nước không cao, việc xử lý cung cấp cho sinh hoạt khá tốn kém Hiện
tại các điểm khai thác tập trung ở Vĩnh Yên và Phúc Yên có lưu lượng 75.000 m3
ngày/đêm
1.4 Đặc điểm dân số
- Theo số liệu thống kê của quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, dân số
trong khu vực đất xây dựng đô thị vào năm 2007 là 396 nghìn người
Bảng 1.2 Dân số năm 2007 trong khu vực đất xây dựng đô thị
(Đơn vị: nghìn người)
Vĩnh Yên
Bình Xuyên
Yên Lạc Tam
Dương
Vĩnh Tường Thành thị (*1) 71 30 16 0 (11) 0 Nông thôn (*2) 14 50 (78) 50 (132) 30 (85) 60 (192)
*1: Biểu thị dân số trong khu vực đất xây dựng đô thị, phần trong ngoặc là dân số toàn huyện
*2: Dân số nông thôn là tổng dân số của các xã, dân số thành thị là tổng dân
số của các khu vực còn lại
- Theo Niên giám thống kê, năm 2013 dân số đô thị Vĩnh Phúc là 504.977 người Trong đó, mật độ dân số (Người/km2) của các khu vực như sau:
+ Thành phố Vĩnh Yên: 1.954 (Người/km2);
+ Huyện Bình Xuyên: 754(Người/km2);
+ Huyện Tam Dương: 896(Người/km2);
+ Huyện Vĩnh Tường: 1.345(Người/km2);
+ Huyện Yên Lạc: 1.384(Người/km2)
1.5 Tài nguyên nhân văn
Các di tích lịch sử văn hoá là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế
Theo thống kê sơ bộ, trên đất Vĩnh Phúc có khoảng 500 di tích, với mật độ bình quân là 0,36 di tích/ km² Trong số các di tích trên có 65 di tích được Nhà nước xếp hạng và 253 di tích địa phương xếp hạng Những bằng chứng đích thực
là hiện nay trên địa bàn tỉnh còn có tới 967 di tích - danh thắng, trong đó, có 287 ngôi đình; 122 ngôi đền; 95 ngôi miếu và 325 ngôi chùa
Trang 11Các di tích được xếp hạng phân bố khá đều ở các huyện Điều đáng chú ý là
đa số các di tích xếp hạng đều thuộc loại hình di tích lịch sử văn hoá có giá trị cao
đối với phục vụ phát triển du lịch
Bảng 1.3 Một số di tích văn hóa, lịch sử trong khu vực nghiên cứu
Di sản văn hóa:
Chùa Cói
Phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên
Di tích lịch sử: Di
chỉ khảo cổ học
Đồng Đậu
Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc
Di tích Quốc gia:
Chùa Tích Sơn
Phường Tích Sơn , thành phố Vĩnh Yên
Di tích văn hóa:
Đền Bà
Xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên
Di tích văn hóa:
Chùa Ma Hồng
Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên
Di tích văn hóa lịch
sử cấp Quốc gia:
Chùa Kính Phúc
Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên
1.6 Tiềm năng phát triển
Hạt nhân trong hành lang công nghiệp thúc đẩy sự phát triển kinh tế miền Bắc (Vành đai kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng):
Nhờ vào sân bay quốc tế Nội Bài, đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường sắt Thống Nhất Việt Nam giúp hình thành hành lang công nghiệp liên kết các đô thị trọng yếu phía Bắc, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng Hải Phòng, cảng Cái Rồng, Côn Minh (Trung Quốc); hành lang này là trục quan trọng trong sự phát triển kinh tế của miền Bắc Đặc biệt, tỉnh chính là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, lại nằm gần sân bay Nội Bài và đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai nên được đánh giá là nơi
có vị trí thuận lợi về giao thông; do đó Vĩnh Phúc có tiềm năng vô cùng to lớn trong việc xuất nhập khẩu nông sản đi Trung Quốc hay Hải Phòng và trong phát triển công nghiệp
Liên kết với nhiều khu công nghiệp được hình thành dọc theo vành đai kinh
tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng, trở thành hạt nhân của hoạt động sản xuất công nghiệp
Trang 12Hành lang công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc liên kết với tỉnh
Vĩnh Phúc:
+ Hành lang công nghiệp QL2 – QL19 (Vĩnh Phúc – Hà Nội – Bắc Ninh – Hải
Dương);
+ Các hành lang khác: hành lang công nghiệp QL1, hành lang công nghiệp
QL18, hành lang công nghiệp QL5
Hạt nhân trong hành lang tăng trưởng đóng góp cho sự phát triển cân đối
với vùng thủ đô Hà Nội:
Để tiến hành phát triển cân đối vùng thủ đô Hà Nội, tránh tập trung quá tải
về thủ đô, các đô thị quanh Hà Nội (như Vĩnh Yên, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai,
Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên) cần phát triển và liên kết lại để
hình thành nên hành lang tăng trưởng bao quanh Hà Nội.Vĩnh Phúc cần phát triển
công nghiệp, nông nghiệp và du lịch với vai trò là hạt nhân của hành lang tăng
trưởng đó, đồng thời cần hướng tới liên kết mật thiết với các đô thị xung quanh
Ngoài ra, trong hành lang tăng trưởng, các đô thị dọc theo QL21A như Sơn
Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai , được xem như là “Hành lang đô thị A QL21”, có vai
trò là các đầu mối phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Vĩnh Phúc liên kết với các đô thị
đó qua đường vành đai 5, mở rộng “Hành lang đô thị A QL21” về hướng Bắc,
đóng vai trò hình thành nên một đầu mối kinh tế lớn của khu vực Tây Bắc thành
phố Hà Nội
Bổ sung, hoàn thiện các chức năng đô thị dựa vào liên kết chặt chẽ với
thành phố Hà Nội:
Tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội có mối liên hệ đa dạng về giao thông,
nhân lực v.v… Cần hướng tới bổ sung, hoàn thiện chức năng đô thị của tỉnh Vĩnh
Phúc và thành phố Hà Nội thông qua việc củng cố mạng lưới giao thông dựa trên
các tuyến đường cao tốc và UMRT trong tương lai, củng cố mối liên kết về nguồn
nhân lực và kĩ thuật công nghiệp, củng cố liên kết liên vùng về y tế, phúc lợi
Liên kết giữa khu vực đồng bằng sông Hồng với các vùng xung quanh:
Nằm ở rìa phía Tây của khu vực đồng bằng sông Hồng, và có vị trí là cửa ngõ liên kết với các vùng xung quanh phía Tây tỉnh Vĩnh Phúc Thông qua đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường sắt và sân bay Nội Bài, trở thành đầu mối quan trọng kết nối về vận tải và nhân lực, đặc biệt là giữa vùng Tây Bắc và Đông Bắc với thành phố Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng Ngoài ra, còn có vai trò là đầu mối liên kết văn hóa và các chức năng đô thị giữa các vùng trên
Trung tâm bảo vệ chức năng thủ đô Hà Nội:
Nằm tiếp giáp phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội nên đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chức năng thủ đô của thành phố Hà Nội khỏi kẻ thù xâm lược từ bên ngoài và thiên tai
Hình 1.4 Sơ đồ minh họa các mối liên kết giữa Hà Nội và đô thị Vĩnh Phúc
Trang 131.7 Khái quát đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
1.7.1 Phạm vi lập quy hoạch
Phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc gồm: Thành phố Vĩnh Yên,
thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, một phần các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường,
Tam Dương, Tam Đảo với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 31.860ha, được giới
hạn như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương;
+ Phía Nam giáp huyện Yên Lạc;
+ Phía Tây giáp huyện Lập Thạch và huyện Vĩnh Tường;
+ Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và Thủ đô Hà Nội
1.7.2 Tính chất
- Là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc;
- Là một trong những trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô Hà Nội và cả nước
với các ngành chủ đạo là: Công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đào tạo - khoa
học và du lịch - nghỉ dưỡng;
- Là trung tâm văn hóa, đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng Thủ
đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cả nước và quốc tế;
- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng
- Đến năm 2020, đất xây dựng đô thị là 19.330 ha, trong đó đất dân dụng là
11.420 ha, chỉ tiêu 173m2/người và đất ngoài dân dụng là 7.910 ha;
- Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị là 31.860 ha, trong đó đất dân dụng là 14.500 ha, chỉ tiêu 145m2/người; đất ngoài dân dụng là 10.570 ha và đất khác: 6.790 ha
1.7.4 Định hướng phát triển không gian đến năm 2030 1) Hướng phát triển đô thị
- Gắn kết với vùng Thủ đô Hà Nội, lấy thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên làm trung tâm, từ đó mở rộng phạm vi đô thị hóa ra các vùng lân cận;
- Xây dựng đô thị tập trung, đa cực, kết nối với các khu chức năng dựa trên hệ thống giao thông công cộng hiện đại và đồng bộ;
- Phát triển đồng tâm, tạo vành đai xanh ven đô và các hành lang xanh cách ly bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị;
- Hình thành trục không gian xanh Bắc - Nam với chức năng là trục giao thông, kiến trúc cảnh quan, thoát nước gắn kết với các di tích văn hóa lịch sử và các công trình phục vụ quan trọng của đô thị Vĩnh Phúc
2) Cấu trúc đô thị và phân khu chức năng
+ Các trọng điểm khác: Trọng điểm giáo dục, giao lưu ở phía Bắc thành phố Vĩnh Yên và ở thị xã Phúc Yên; trọng điểm lưu thông hàng hóa phía Đông Tây thành phố Vĩnh Yên; trọng điểm du lịch nghỉ ngơi hồ Đầm Vạc và Đại Lải; trọng điểm nước và cây xanh phía Nam Vĩnh Yên
Trang 14- Các trục gồm:
+ Trục liên kết vùng: Đường cao tốc nối trung tâm Hà Nội với Lào Cai; đường
vành đai 5 Hà Nội nối Thái Nguyên, Sơn Tây và đường sắt Hà Nội - Lào Cai;
+ Trục liên kết đô thị: QL2B, QL2C nối Tam Đảo, Hợp Hòa với trung tâm đô thị
Vĩnh Phúc; tỉnh lộ 305 nối với Lập Thạch, Yên Lạc; các trục đường phố nối
thành phố Vĩnh Yên - thị xã Phúc Yên;
+ Trục vành đai: Đường vành đai số 1 (trung tâm); đường vành đai số 2 (kết nối
với trọng điểm khu vực) và vành đai số 3; đường vành đai 4,5 và số 5 Hà Nội;
+ Trục đô thị là trục nối kết giữa các khu phố hiện có với các KĐT mới;
+ Trục không gian Bắc Nam: Tam Đảo - Vĩnh Yên và Sông Hồng;
+ Trục giao thông công cộng trong đô thị kết nối các trọng điểm cấp thành phố
với các trọng điểm cấp khu vực và các trọng điểm khác
- Ba vùng chức năng gồm: Vùng các khu trung tâm thành phố Vĩnh Yên, thị xã
Phúc Yên, vùng các khu dân cư và vùng các khu công nghiệp tập trung phía
Tây Bắc và phía Đông Bắc, Đông Nam của đô thị Vĩnh Phúc
Hình 1.5 Mô hình cấu trúc đô thị Vĩnh Phúc
1.7.5 Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng đến năm 2030
Hình 1.6 Quy hoạch sử dụng đất 1) Quy hoạch khu dân dụng
Diện tích đất dân dụng là 14.500 ha bằng 45,5% đất đô thị bao gồm:
- Đất xây dựng các khu ở diện tích khoảng 9.570 ha;
- Đất các trung tâm phục vụ công cộng diện tích khoảng 1.880 ha: Tại khu vực
thành phố Vĩnh Yên, bố trí trung tâm tổng hợp của Tỉnh; trung tâm công cộng của đô thị Vĩnh Phúc tại Đầm Vạc và các trung tâm phục vụ cấp khu vực diện tích đất khoảng 820 ha; tại khu vực thị xã Phúc Yên; bố trí trung tâm tổng hợp của đô thị Vĩnh Phúc và các trung tâm phục vụ cấp khu vực diện tích đất khoảng 470 ha; tại khu vực Nam thành phố Vĩnh Yên, bố trí các trung tâm phục vụ công cộng cấp đô thị và khu vực diện tích đất khoảng 460 ha và khu vực Bắc Vĩnh Yên (Khu vực Gia Khánh) bố trí các trung tâm phục vụ công cộng cấp đô thị và khu vực diện tích đất khoảng 130 ha;
Trang 15- Đất cây xanh, thể dục thể thao bố trí tại các khu ở của đô thị, có diện tích
khoảng 620 ha;
- Đất giao thông đô thị có diện tích khoảng 2.430 ha
2) Quy hoạch khu chức năng ngoài dân dụng
Các khu chức năng ngoài khu dân dụng có diện tích 10.570 ha bằng 33,2%
đất đô thị, gồm:
- Các khu công nghiệp:
+ Diện tích đất các khu công nghiệp là 5.020 ha bao gồm các khu công nghiệp đã
hình thành và các khu công nghiệp dự kiến, bố trí tại khu vực Tây Bắc, Đông
Bắc và Đông Nam của Đô thị Vĩnh Phúc;
+ Giữa các khu công nghiệp và dân dụng bố trí hành lang xanh cách ly và hệ
thống giao thông công cộng, có chiều rộng phù hợp với tiêu chuẩn VSMT
- Các khu trung tâm chuyên ngành:
+ Các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có diện tích
1.502 ha, bố trí tại các khu vực trung tâm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên
và trục không gian xanh Bắc Nam;
+ Các cơ sở y tế điều dưỡng có diện tích là 89,50 ha bố trí tại thành phố Vĩnh
Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Tam Dương và huyện Yên Lạc;
+ Các cơ sở du lịch có diện tích 170 ha bố trí tại khu vực Đầm Vạc thành phố
Vĩnh Yên và hồ Đại Lải thị xã Phúc Yên;
+ Các khu cây xanh, mặt nước, công viên và thể dục thể thao có tổng diện tích
2.278,5 ha gồm: Trục cây xanh Bắc Nam, vành đai xanh, hành lang xanh ven
các sông, kênh dẫn nước và các trục đường giao thông chính của đô thị, mặt
nước thoáng và các công viên từ cấp đô thị có diện tích 2.162,1 ha; các trung
tâm thể dục thể thao: 116,4 ha gồm: Khu liên hợp thể thao quốc gia ở thành
phố Vĩnh Yên 40 ha và các trung tâm thể thao cấp vùng và đô thị ở thành phố
Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên 76,4 ha
- Giao thông đối ngoại và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối có diện tích: 1.160 ha, trong đó đất xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối khoảng 70
ha và đất giao thông đối ngoại khoảng 1.090 ha
- Đất quốc phòng: Khoảng 350 ha bố trí theo Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng
3) Quy hoạch các loại đất khác
Diện tích đất khác là 6.790 ha, chiếm 21,30% đất đô thị bao gồm: Đất nông nghiệp, mặt nước và đất dự trữ phát triển
Trang 16+ Các khu công nghiệp
- Hệ thống các trục không gian gồm:
+ Trục không gian xanh Bắc Nam (LRT - Light Rail Transit - Tàu điện nhẹ đô
thị); trục BRT (Bus Rapid Transit - xe buýt nhanh);
+ Trục cửa ngõ đô thị: QL2A, QL2B, QL2C;
+ Trục sông ngòi và cây xanh dọc các sông: Phan, Cà Lồ, Phó Đáy và các kênh
dẫn nước
- Hệ thống các đầu mối gồm:
+ Đầu mối thương mại, dịch vụ công cộng: Khu thương mại văn phòng Bắc Đầm
Vạc, trung tâm Vĩnh Yên, trung tâm Phúc Yên, khu vực quanh ga LRT và
BRT;
+ Đầu mối nghỉ ngơi thư giãn: Các công viên văn hóa nghỉ ngơi công cộng; công
viên thể thao, các công viên vườn hoa khu vực;
+ Đầu mối du lịch nghỉ dưỡng: Khu vực quanh Đầm Vạc và khu vực hồ Đại Lải
1.7.7 Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị đến năm 2030
1) Giao thông
- Mạng lưới đường bộ:
+ Giao thông đối ngoại: Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; đường trục chính:
QL2A, đường tránh QL2A, QL2B, QL2C, QL23, đường vành đai 4,5 và đường
vành đai 5 Hà Nội;
+ Giao thông đô thị gồm: 9 đường hướng tâm nối với trung tâm Vĩnh Yên, các
đầu mối, 3 đường vành đai và các đường phố
- Giao thông công cộng:
+ Mạng lưới đường giao thông công cộng gồm Đường sắt khổ rộng Hà Nội - Lào
Cai; tuyến LRT xuyên Vĩnh Yên theo hướng Bắc Nam; tuyến đường sắt hiện
hữu được cải tạo nâng cấp;
+ LRT: Tuyến LRT xuyên Vĩnh Yên theo hướng Bắc Nam;
+ Xe buýt gồm: Tuyến BRT (Phúc Yên - Vĩnh Yên); tuyến Vĩnh Yên - Tam Đảo; Vĩnh Yên - Chợ Chang; Vĩnh Yên - Tam Sơn; Vĩnh Yên - Việt Trì; Vĩnh Yên - Hà Nội; tuyến vành đai ngoài, vành đai giữa và vành đai trong
2) Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng
- Quy hoạch thủy lợi:
+ Thoát nước cưỡng bức ra sông Hồng bằng bơm; trữ nước bằng hồ chứa; xây dựng và cải tạo sông;
+ Xây dựng các công trình thủy lợi tại 3 lưu vực chính: Lưu vực thượng lưu sông Phan: Lưu vực xung quanh Vĩnh Yên và lưu vực sông Cà Lồ;
+ Cải tạo các sông Phan, sông Cà Lồ và nhánh sông Cà Lồ cụt trong đô thị
- Cốt nền:
+ Cốt nền khống chế theo các dòng sông Phan, sông Cà Lồ và nhánh sông Cà Lồ cụt theo mực nước lũ thiết kế khi có mưa lớn nhất và mực nước lũ thiết kế khi
có mưa tần suất 1% và chiều cao an toàn;
+ Cốt nền khống chế tại các khu vực phát triển mới được xác định bằng cốt nền tại thời điểm thoát nước mưa cộng thêm thủy lực từ nơi tính đến nơi thoát Cốt nền nhà máy và công trình quan trọng được nâng thêm +0,5m
- Thoát nước mưa:
+ KĐT phát triển mới: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng;
+ Khu vực nội thị: Hệ thống thoát nước mưa đảm bảo thoát nhanh đồng thời phát huy tác dụng các hồ chứa nước, khu cây xanh, vui chơi để giữ nước tạm, giảm thiểu ngập úng cục bộ do mưa
3) Cấp nước
- Chỉ tiêu cấp nước theo tiêu chuẩn đô thị loại I;
- Nhu cầu lượng nước cấp: 140.465 m3/ngày đêm đến năm 2020 và 326.218
m3/ngày đêm đến năm 2030;
- Nguồn nước và trạm xử lý nước cấp:
Trang 17+ Trạm thu nước với nhà máy nước mới gần cửa sông Lô Qtr = 375.500 m3/ngày
đêm Giữ nguyên các nhà máy nước ở Vĩnh Yên và Phúc Yên
- Mạng lưới phân phối nước:
+ Đường chính dẫn nước từ nhà máy nước sông Lô đến bể phân phối gồm 2
tuyến: Phía Bắc D = Ф1.300 - Ф1.000; phía Nam D = Ф1.200 - Ф900;
+ Các bể phân phối tại Vĩnh Yên, Nam Vĩnh Yên, Gia Khánh, Phúc Yên, đảm
bảo lượng nước cấp theo thiết kế có dung tích và quy mô hợp lý;
+ Các đường ống phân phối theo mạng vòng, kết nối với các đường ống hiện có
ở thành phố Vĩnh Yên và Phúc Yên với đường kính Ф200 - Ф700
4) Cấp điện
- Tổng phụ tải là 1.600 MW;
- Trạm biến thế gồm: Trạm 220kV hiện có với lưới 220kV, trạm 220kV mới với
lưới 220kV, trạm 110kV với lưới 110kV hiện có và trạm 110kV với lưới
110kV mới
5) Thông tin liên lạc
- Dung lượng thuê bao đối với khu ở: 100 m2/máy, công nghiệp 300 m2/máy;
- Dung lượng tính toán cho các khu vực thành phố Vĩnh Yên 146.800 máy, Nam
thành phố Vĩnh Yên 53.900 máy, Gia Khánh 39.200 máy, thị xã Phúc Yên
+ Xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung tại 5 khu vực phía Tây, Nam,
Đông Bắc thành phố Vĩnh Yên, trung tâm thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc
Yên, mỗi khu vực có dân số khoảng 200.000 người;
+ Bố trí trạm xử lý tập trung tại hạ lưu của mỗi phân khu và gần với sông lớn:
Sông Phan, sông Cầu Bồn, sông Cà Lồ và sông Phó Đáy…v.v;
+ Xây dựng ống thoát nước thải Ф150 - Ф1.200
7) Công viên nghĩa trang
- Nhu cầu đất xây dựng đến năm 2030 là 200 ha;
- Địa điểm xây dựng: Khu vực huyện Tam Đảo: 100 ha; khu vực huyện Bình
Xuyên: 100 ha
1.7.8 Đánh giá môi trường chiến lược 1) Xử lý hiện trạng ô nhiễm môi trường
Có biện pháp xử lý những vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay để bảo đảm
an toàn cho các nguồn nước cấp cho sinh hoạt, tưới tiêu và môi trường không khí, đặc biệt bảo vệ sự đa dạng của hệ sinh thái
2) Các biện pháp giảm thiểu tác động của môi trường
- Giám sát, xử lý các vi phạm ô nhiễm;
- Đánh giá tác động môi trường đối với từng dự án;
- Tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
3) Bảo vệ môi trường
Có các giải pháp phù hợp, bảo vệ môi trường đất, không khí, tiếng ồn, môi trường nước, chất thải rắn
1.7.9 Quy hoạch ngắn hạn đến năm 2020 1) Các chương trình và dự án ưu tiên phát triển đô thị
- Các dự án công trình cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đô thị;
- Dự án tổ chức giao thông công cộng;
Trang 18- Dự án bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu;
- Các dự án phát triển đất
2) Các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch
- Thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng thể chế, bộ máy quản lý quy hoạch đô thị
cấp Tỉnh;
- Áp dụng các giải pháp huy động các nguồn lực và đảm bảo nguồn vốn
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI QUY HOẠCH VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC
2.1 Đánh giá tình hình triển khai xây dựng sử dụng đất
Nhìn chung trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị tại đô thị Vĩnh Phúc tương đối nhanh, các công trình xây dựng mới tập trung chủ yếu vào các công trình trụ sở ban ngành, các KĐT mới và khu công nghiệp ở các điểm đô thị lớn là thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và thị trấn Yên Lạc, phần nào đã tạo bộ mặt khang trang cho đô thị
Công tác quy hoạch quy hoạch sử dụng đất tại đô thị Vĩnh Phúc đã bước đầu tuân theo những định hướng của Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt năm 2011
Công tác đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất dựa trên cơ sở:
Các giai đoạn lập quy hoạch của đồ án “Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, cụ thể là:
- Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2020;
- Định hướng quy hoạch chung đến năm 2030 và nghiên cứu tầm nhìn chiến lược đến năm 2050
Nghiên cứu bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, định hướng phát triển không gian;
Khảo sát thực địa, lấy ý kiến và tài liệu của chính quyền địa phương
Kết quả đánh giá tình hình triển khai quy hoạch sử dụng đất được chia thành 2 giai đoạn chính:
Trang 19Hình 2.1 Sơ đồ tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn đến năm 2020
Hình 2.2 Sơ đồ tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
giai đoạn đến năm 2030
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất
DIỆN TÍCH (ha)
I Khu vực đã thực hiện theo quy hoạch 5153,7
Loại đất
Diện tích (ha)
Tầng cao
Mật độ xây dựng (%)
1 Đất ở Đất nhà ở thấp tầng 54,3 1-4 0,5-0,6
Đất nhà ở trung và cao tầng
Trang 20II Khu vực đang thực hiện theo quy hoạch 772,8
Loại đất
Diện tích (ha)
Tầng cao
Mật độ xây dựng (%)
ở
Đất nhà ở thấp tầng 433,3 1-4 0,5-0,6 Đất nhà ở trung và
3 Đất công nghiệp 175,1 Ruộng lúa
4 Đất cơ sở du lịch 179 Ruộng lúa, đất
2.1.1 Khu vực đã thực hiện theo quy hoạch
Hầu hết khu vực đã thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất tập trung ở phường Ngô Quyền, Đống Đa và phường Tích Sơn ở trung tâm thành phố Vĩnh Yên; huyện Bình Xuyên và huyện Vĩnh Tường Tỷ lệ sử dụng đất triển khai theo quy hoạch đạt khoảng 32,7% Trong đó, bao gồm các loại đất: Đất ở, đất phục vụ công cộng, đất công nghiệp, đất dự trữ phát triển, an ninh quốc phòng
Đất công cộng
Đất công cộng đã thưc hiện theo quy hoạch sử dụng đất tập trung chủ yếu ở các khu vực phường Ngô Quyền, Đống Đa và Tích Sơn Có diện tích khoảng 282,6 ha Bao gồm công trình : trung tâm y tế Vĩnh Yên, Bệnh viện đa khoa, Rạp hát ngoài trời, Trụ sở UBND thành phố Vĩnh Yên, Kho bạc nhà nước, Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc, Bảo tàng Vĩnh Phúc v.v
Đánh giá: Trong những năm gần đây các công trình công cộng trong khu vực nghiên cứu đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang
Tuy nhiên, các công viên cây xanh trong thành phố Vĩnh Yên chủ yếu là cây xanh tự nhiên Các hoạt động nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho người dân kết hợp trong công viên cây xanh còn hạn chế
Trang 21Hình 2.3 Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc Hình 2.4 Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 2.5 Khu cây xanh
thể dục thể thao trại Ổi
Hình 2.9 Chung cư phường Tích Sơn
Hình 2.10 Nhà ở thấp tầng phường
Tích Sơn
Hình 2.11 Nhà ở thấp tầng phường
Ngô Quyền
Hình 2.12 Khu phố phường Đống Đa
Đất làng xóm lại tập trung nhiều ở Huyện Vĩnh Tường và Huyện Yên Lạc, xen lẫn trong các điểm dân cư ở phường Đồng Tâm và xã Thanh Trù thành phố Vĩnh Yên, có diện tích khoảng 1119,5ha
Trang 22Hình 2.13 Đất làng xóm ở Yên Lạc Hình 2.14 Thôn Vị Trù, Xã Thanh
Đánh giá: Các loại hình nhà ở trên địa bàn khu vực nghiên cứu khá đa dạng về
chủng loại cũng như về cấu trúc, nhưng tập trung chủ yếu là các loại hình sau:
- Nhà ở khu vực nội thành của thành phố (các phường):
+ Nhà mặt phố: Tập trung chủ yếu ở các tuyến phố lớn, tạo cảnh quan kiến trúc
khá ngay ngắn Nhà xây dựng mới tại các khu phố kinh doanh thường theo
kiểu nhà chia lô Những căn nhà này phần lớn là các nhà được xây dựng từ thời
Pháp, xong đã bị xuống cấp hoặc bị tàn phá nhiều bởi chiến tranh Người dân
chủ động xây mới Nhà ở liên kế theo dạng nhà ống, tập trung nhất dọc theo
các tuyến phố, các trục đường chính, nhà ở thường có mặt tiền rộng, nét kiến
trúc hiện đại, có mục đích kết hợp giữa sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ: tầng 1 hoạt động thương mại, dịch vụ, tầng 2, 3 trở lên dùng để ở;
+ Nhà chung cư: Mô hình nhà chung cư khá phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương khác đến làm việc tại các khu công nghiệp Những năm gần đây UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt quy hoạch các KĐT mới như KĐTM Nam Vĩnh Yên, Bắc Đầm Vạc, khu nhà đô thị Quảng Lợi,… trong đó
có nhiều mô hình nhà: biệt thự, nhà liền kề… tuy nhiên mô hình nhà chung cư cũng được chú trọng phát triển nhằm đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư và nhu cầu về nhà ở của người dân;
+ Nhà biệt thự nội đô, mới xuất hiện những năm gần đây, phân bố tại KĐT mới như: Khu biệt thự Sông Hồng Thủ Đô, khu biệt thự Lạc Hồng,…v.v;
+ Nhà trọ: Nhà trọ do người dân đầu tư xây dựng nhiều, chất lượng thấp để cho thuê với giá rẻ phục vụ nhu cầu nhà ở của công nhân Nhà loại này không có sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường nên không đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người lao động, đồng thời tạo ra kiến trúc chắp vá tác động xấu đến hình ảnh chung của đô thị
- Nhà ở khu vực ngoại thành (các xã): Chủ yếu là nhà thấp tầng, mái ngói, lợp tôn
Đất quốc phòng: Tập trung ở phường Tích Sơn, có diện tích khoảng 40,4 ha
Hình 2.17 Ban chỉ huy quân sự
tỉnh Vĩnh Phúc
Hình 2.18 Khu điều dưỡng 325 phòng không không quân
Trang 23Hình 2.19 Doanh trại quân đội phường Tích Sơn
Đất cơ sở du lịch
Có diện tích khoảng 84,9 ha Bao gồm đất của 2 dự án: khu du lịch sinh thái
Sông Hồng Bắc Đầm Vạc và khu sân gold Đầm Vạc
Hình 2.20 Khu du lịch sinh thái
Sông Hồng - Bắc Đầm Vạc
Hình 2.21 Khu sân golf Đầm Vạc
Đất công nghiệp
Khu công nghiệp Chấn Hưng thuộc xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tiếp
giáp thành phố Vĩnh Yên; nằm cạnh QL2A; có diện tích khoảng 131ha Tập trung
bao gồm các nhà máy cơ khí chế tạo; kết cấu thép, chế tạp động cơ, sản xuất
khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại; thiết bị nâng hạ…
Khu công nghiệp Bình Xuyên thuộc huyện Bình Xuyên, nằm cạnh đường QL2 (Nội Bài – Lào Cai); có diện tích khoảng 100,6ha Tập trung các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất,chế biến nông sản, thực phẩm, dệt, may, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp.công nghiệp điện tử, cơ khí lắp ráp…v.v
Hình 2.22 Cổng khu công nghiệp
Trang 24các xã: Yên Lập, Tân Tiến, Nghĩa Hưng, Đại Đồng, Thổ Tang, Bình Dương, Vĩnh
Sơn Chủ yếu là đất trống, dùng để trồng hoa màu
2.1.2 Khu vực đang thực hiện theo quy hoạch
Khu vực đang thực hiện theo quy hoạch có diện tích 772,8ha Chiếm
khoảng 8,2% tổng diện tích Bao gồm đất ở, đất công cộng, đất cây xanh Là khu
vực các dự án KĐT mới Nam Vĩnh Yên, quy hoạch phường Hội Hợp, KĐT Đồng
Gáo, khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm
Hình 2.30 KĐT Nam Vĩnh Yên Hình 2.31 Khu biệt thự Mậu Lâm
Hình 2.32 Phường Hội Hợp Hình 2.33 KĐT Đồng Gáo
2.1.3 Khu vực chưa thực hiện theo quy hoạch
Khu vực chưa thực hiện theo quy hoạch có diện tích khoảng 3498,4ha, chiếm khoảng 37,1% Bao gồm các loại đất: Đất ở, đất công cộng, đất cơ sở du lịch, cây xanh, mặt nước nằm ở các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc Phần lớn đang là đất trống, ruộng lúa
Trang 25Hình 2.34 Các khu vực chưa thực hiện theo quy hoạch
Trang 262.1.4 Đánh giá tình hình thực hiện các dự án trong khu vực nghiên cứu
Bảng 2.2 Đánh giá tình hình thực hiện các dự án trong khu vực nghiên cứu
1634/QĐ-Đã thi công được 50% so với khối lượng toàn dự án
12/7/2010)
Chưa đầu tư xây dựng
6 QHCT 1/500 KĐT Đồng Gáo – phường Hội Hợp
QĐ 1695/QĐ-UBND ngày
22/06/2010
Ngày 4/12/2013 Chưa đầu tư xây dựng
Trang 27II Khu nhà ở đô thị
1 QHCT 1/500 Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm 26,99 P Khai Quang QĐ 2103/QĐ-UBND ngày
6/9/2006
Hạ tầng kỹ thuật đạt khoảng 80% xây thô xong 36 căn, đang triển khai 286 căn
2 QHCT 1/500 điều chỉnh khu nhà ở đô thị khu
QĐ 2507/QĐ-UBND ngày
6/9/2010 Hạ tầng kỹ thuật đạt khoảng 60%
3 QHCT 1/500 khu dân cư vĩnh hà - Tích Sơn 6,50 P Tích Sơn QĐ 1424/QĐ-UBND ngày
28/6/2012 Chưa đầu tư xây dựng
4 QHCT 1/500 khu nhà ở đô thị công ty Quảng Lợi 8,73 P Tích Sơn QĐ 4031/xd-QH ngày 19/11/2009 Đang đầu tư xây dựng hạ
tầng đạt khoảng 25%
5
QHCT1/500 khu nhà ở đô thị tại phường Đồng
Tâm và phường Hội Hợp của công ty TNHH xây
dựng phát triển hạ tầng Vân Hội - Vĩnh Phúc
QH phân khu tỷ lệ 1/2000 phát triển đô thị tại
phần diện tích giảm khu công nghiệp Khai
Quang (bao gồm 03 khu)
14/10/2011
11 QHCT 1/500 khu nhà ở đô thị Đông Hưng 4,36 P Đồng Tâm QĐ 935/QĐ-UBND ngày
27/4/2012 Chưa đầu tư xây dựng
12 QH phân khu 1/2000 xây dựng bệnh viện đa
khoa, viện nghỉ dưỡng và khu dân cư 16,8 P Hội Hợp QĐ 1147/QĐ-UBND ngày1/5/2011
13 Địa điểm lập QHCT xây dựng khu nhà ở đô thị
P Đồng Tâm, Hội
Hợp
QĐ 3672/QĐ-UBND ngày
6/12/2010 Chưa đầu tư xây dựng
14 QHCT 1/500 khu dân cư cho nhân dân và cán bộ
công nhân viên tại khu vực Đồng Hóc Thân 4,42 P Đồng Tâm
QĐ 837/QĐ-UBND ngày
26/6/2008 Chưa đầu tư xây dựng
15 Khu nhà ở công nhân Đồng Văn 70,16 Xã Đồng Văn, huyện
Yên Lạc
Trang 28III Khu thương mại - du lịch và dịch vụ
15/1/2006 Đang đầu tư xây dựng
4 QHCT 1/500 chợ - Trung tâm thương mại 2,08 P Đồng Tâm QĐ 344/QĐ-UBND ngày
10/02/2011 Chưa đầu tư xây dựng
5 QHCT 1/500 Khu trung tâm thương mại Vĩnh
QĐ 2895/QĐ-UBND ngày03/9/2009
Đã hoàn thiện và khai thác khu trung tâm thương mại; khu nhà ở
đã được san nền, hệ thống hạ tầng đạt khoảng 20%
6 Điều chỉnh QHCT mặt bằng khu vui chơi giải trí
QĐ 2065/QĐ-UBND ngày
26/7/2010 Đã triển khai một phần dự án
IV Khu công nghiệp
V Các đồ án dự án tổng hợp khác
1 ĐCQH các mốc giới kè hồ Đầm Vạc TP Vĩnh
P Đồng Đa, Tích Sơn, Đồng Tâm, Khai Quang
và xã Thanh Trù
1224/tQĐ-UBND 16/5/2013 Đã hoàn thành
25/01/2005 Đã hoàn thành
ngày16/7/2013 Đang đầu tư xây dựng
Trang 295 QHCT 1/500 hồ Đầm Phác TP Vĩnh Yên 29,70 P Tích Sơn QĐ 3509/QĐ-UBND
ngày23/11/2010
7 QHCT 1/500 đường dạo và kè hồ Đầm Vậy TP
QĐ 967/QĐ-UBND ngày
31/3/2008
8 QHCT 1/500 khu đất dân cư xen ghép thôn Mậu
9 QHCT 1/500 khu dân cư xen ghép Đôn hậu -
10 QHCT 1/500 khu đất dịch vụ thôn Đôn hậu -
QĐ 3408/QĐ-UBND ngày4/11/2005
11 QHCT 1/500 khu đất dịch vụ và đấu giá thôn Lạc
QĐ 1171/QĐ-UBND ngày
7/5/2010
12 QHCT 1/500 cải tạo hồ dộc mỡ phường Đồng
Tâm và p.Tích Sơn thành phố Vĩnh Yên 54,37 P Đồng Tâm, Tích Sơn
13 QH phân khu 1/2000 phát triển đô thị hai bên
đường đường tránh Vĩnh Yên (khu vực 1) 220
P Đồng Tâm, Hội Hợp và xã
14 QH phân khu 1/2000 phát triển đô thị hai bên
đường tránh Vĩnh Yên (khu vực 2) 84,2
P Đồng Tâm, Hội Hợp và xã
15 QHCT 1/2000 phường Hội Hợp - TP.Vĩnh Yên 347,16 P Hội Hợp QĐ 2750/QĐ-UBND ngày
21/8/2009
16 QHCT 1/500 khu dân cư tự xây Đông Hóc Thân P Đồng Tâm QĐ 387/QĐ-UBND ngày
26/6/2008
22/8/2011 Đang đầu tư xây dựng
Trang 302.2 Đánh giá về hạ tầng kỹ thuật
2.2.1 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch giao thông
Hình 2.35 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch giao thông
Trang 311) Đường giao thông đã thực hiện theo quy hoạch
Bảng 2.3 Các đường giao thông đã thực hiện theo quy hoạch
(Mặt cắt: C-C)
Đã thực hiện đúng với quy hoạch
Trang 32Đã thực theo quy hoạch
2) Đường giao thông đang thực hiện theo quy hoạch
Bảng 2.4 Các đường giao thông đang thực hiện theo quy hoạch
2
Đường vành đai 5
Hà Nội
(Mặt cắt H-H)
Bắc QL2A đang được thực hiện
- Đoạn đường hiện trạng phía Nam QL2A chưa được mở rộng
Trang 333
Tỉnh lộ 305 (Từ đường tránh TP Vĩnh
Yên đến đường vành đai
4,5 Hà Nội) (Mặt cắt 9-9)
hoàn thiện hạng mục
hạ tầng kỹ thuật khác
- Đoạn đường trong khu vực trị trấn Yên Lạc là đường hiện trạng chưa được mở rộng
Đang thực hiện đoạn
từ QL2A vào đến sân Golf Đầm Vạc
Trang 343) Đường giao thông chưa thực hiện theo quy hoạch
Bảng 2.5 Các đường giao thông chưa thực hiện theo quy hoạch
trung tâm KĐT mới từ
Mê Linh tới đường
tránh quốc lộ 2A)
(Mặt cắt A-A)
làn chính, nhiều đoạn chắp vá và xuống cấp Mặt cắt đường chưa được mở rộng so với quy hoạch
2
QL2A (Nút giao đường
tránh với QL2A tới bên
xe Vĩnh Yên)
(Mặt cắt B-B)
làn chính, mặt đường khá tốt nhưng chưa được mở rộng và một
số đoạn xây dựng nhà trong khoảng chỉ giới đường đỏ
Trang 354
QL2B (Đường Kim Ngọc)
(Mặt cắt D-D)
Bề rộng mặt cắt đường đảm bảo quy hoạch nhưng chưa có tuyến đường sắt khổ nhẹ LRT theo quy hoạch
6
Vành đai 2 TP.Vĩnh Yên
(Mặt cắt 1-1)
Đường hiện trạng đã xuống cấp, mặt đường khá xấu
Trang 369
Đường vành đai 4,5
Hà Nội (Từ đường vành đai 5
Trang 3712
Trục không gian Bắc
Nam – trục tâm linh
(Nam Đầm Vạc đến
đầu phía Nam trục
không gian Bắc Nam)
(Mặt cắt 11-11)
Chưa được thực hiện
4 Nút giao thông quan trọng
- Các nút giao lập thể theo quy hoạch chủ yếu được bố trí tại Đường tránh TP Vĩnh Yên chưa được thực hiện, các nút giao thông đồng mức hiện tại có thiết kế chưa hợp lý gây mất an toàn khi tham gia giao thông
Bảng 2.6 Đánh giá tình hình thực hiện các nút giao thông
1 Giao lộ giữa QL2A với đường
Trang 382 Giao lộ giữa đường tránh
3
Đọan từ giao lộ giữa QL2A với
đường vành đai 5 Hà Nội đến
giao lộ giữa đường tránh QL2A
với đường vành đai 5 Hà Nội
Chưa thực hiện
4 Giao lộ giữa QL2A phía Tây
Trang 395) Các hệ thống giao thông khác
a) Đường sắt
Trên địa bàn khu vực nghiên cứu có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai
chạy qua: huyện Bình Xuyên, Thành phố Vĩnh Yên, các huyện Tam Dương và
Vĩnh Tường với 35 km, trong đó có một ga chính có diện tích là 10.190m2,
nằm ở phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên Đây là tuyến đường sắt nối
thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và với
Trung Quốc
Mặc dù, tuyến đường sắt quốc gia đi qua tỉnh là một thuận lợi tiềm năng,
nhưng do sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của các địa phương, cũng như
giao thương quốc tế (với Trung Quốc) dọc theo toàn tuyến còn chậm, hiệu quả
tuyến đường này chưa cao Ở khía cạnh ngược lại, năng lực vận tải đường sắt
còn yếu, khổ đường vẫn là 1m, tốc độ vận hành tàu còn chậm, chưa tạo điều
kiện mở đường cho phát triển
Hình 2.36 Tuyến đường sắt
Hà Nội – Lào Cai
Hình 2.37 Ga Vĩnh Yên
b) Hệ thống giao thông công cộng
Hệ thống xe buýt liên huyện và liên tỉnh (đi Hà Nội), kế nối các đô thị
của đô thị Vĩnh Phúc đã có, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Hiện nay đã
có các tuyến xe buýt nối Vĩnh Yên với các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch,
Sông Lô, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Đảo, Tam Dương, Phúc Yên và nối Vĩnh Yên với Hà Nội Hiện trên địa bàn có tất cả 9 tuyến xe:
+ Tuyến VP01: Vĩnh Yên – Bắc Thăng Long Nội bài, tần suất 10-15 phút /chuyến;
+ Tuyến VP03: Vĩnh Yên – Sông Lô, tần suất 20-30 phút/chuyến;
+ Tuyến VP04: Vĩnh Yên – Vĩnh Tường, tần suất 30-40 phút/chuyến;
+ Tuyến VP05: Vĩnh Yên – Yên Lạc, tần suất 30-40 phút/chuyến;
+ Tuyến VP06: Vĩnh Yên – Lập Thạch, tần suất 30-40 phút/chuyến;
+ Tuyến VP07: Vĩnh Yên – Tam Đảo, tần suất 30-40 phút/chuyến;
+ Tuyến VP08: Vĩnh Tường – Phúc Yên, tần suất 30-40 phút/chuyến;
+ Tuyến VP09: Vĩnh Tường – Phúc Yên 2 tần suất 30-40 phút/chuyến
Hình 2.38 Một số tuyến xe bus đang hoạt động trên địa bàn
Hệ thống đường sắt nội đô LRT chưa thực hiện
NHẬN XÉT: Công tác quy hoạch giao thông được quan tâm thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể Hiện tại hệ thống giao thông đang được thực hiện theo Quy hoạch tổng thể giao thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Bên cạnh đó, một số dự án giao thông cũng được triển khai theo quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Trang 40Tuy nhiên, quá trình triển khai đôi khi còn chưa có sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các quy hoạch nhất là một số tuyến giao thông thuộc hệ thống hạ
tầng khung đô thị Vĩnh Phúc chưa có sự thống nhất về hướng tuyến một cách
cụ thể
2.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch cấp điện
- Nguồn điện: chủ yếu nhận điện 220kV từ nguồn điện mua của Trung Quốc
và một phần được cung cấp từ hệ thống điện quốc gia thông qua trạm
110kV Vĩnh Yên đặt tại xã Quất Lưu huyện Bình Xuyên
- Đơn vị cấp điện: Công ty Điện lực Vĩnh Phúc là đơn vị trực thuộc Công ty
Điện lực 1 – Tập đoàn Điện lực Việt Nam (nay là Tổng Công ty Điện lực
miền Bắc – Tập đoàn Điện lực Việt Nam)
Hình 2.39 Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch cấp điện
1) Các công trình đầu mối
Trên địa bàn khu vực nghiên cứu đã xây dựng 1 trạm 220KV ở Vĩnh
Yên và 3 trạm 110KV ở Vĩnh Yên, Vĩnh Tường, Hội Hợp Còn 1 trạm 220 KV
+ Trạm 220kV Vĩnh Yên công suất 2x125MVA được cung cấp điện từ đường dây 220kV Việt Trì - Sóc Sơn dây dẫn ACSR-520 dài 66,5km;
+ Trạm 110kV Vĩnh Yên đặt tại xã Quất Lưu huyện Bình Xuyên giáp ranh với thành phố Vĩnh Yên Trạm có qui mô công suất 2x63MVA- 110/35/22kV Trạm làm nhiệm vụ cấp điện cho thành phố Vĩnh Yên và các huyện: Yên Lạc, Bình Xuyên;
+ Trạm 110kV Vĩnh Tường đặt tại thị trấn Thổ Tang huyện Vĩnh Tường có công suất 40MVA - 110/35/22kV Phục vụ cấp điện cho huyện Vĩnh Tường,
1 phần huyện Yên Lạc Pmax trạm hiện tại là 29MW;
+ Trạm 110kV Hội Hợp bắt đầu khởi công từ đầu năm 2014 và đóng điện vào 9/2014 do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư với quy mô gồm: 0.04 km đường dây 110kV mạch kép; 1 TBA 115/38.5/23kV có công suất 2x63MVA (giai đoạn đầu lắp đặt 01 máy biến áp với công suất 63MVA), với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 84,4 tỷ đồng Hiện trạm đang làm nhiệm vụ phụ tải cụm công nghiệp Đồng Văn, huyện Yên Lạc
Hình 2.40 Trạm 220KV Vĩnh Yên Hình 2.41 Trạm 110KV Vĩnh Yên
Hình 2.42 Trạm 220KV Vĩnh Tường Hình 2.43 Trạm 110KV Đồng Cương