5. Nhiệm vụ của đồ án
2.3.2. Thực trạng công tác quản lý
- Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc đã được phê duyệt theo quyết định số 1883/QĐ-TTg, phạm vi quy hoạch của đô thị bao gồm: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, một phần các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, bộ máy quản lý của đô thị Vĩnh Phúc chưa được xác lập.
- Trên khu vực đô thị Vĩnh Phúc, hiện tại chỉ có 2 phòng quản lý đô thị của thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên nên công tác quản lý đô thị không bao quát cho toàn đô thị Vĩnh Phúc.
1) Thành phố Vĩnh Yên
Kết quả đã làm được:
- Được công nhận đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc ngày 23/10/2014;
- Xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị Vĩnh Phúc;
- 100% tuyến phố đều được gắn biển tên đường và nhà ở dọc theo mỗi tuyến đường đều được gắn biển số nhà;
- Các tuyến đường trục chính đô thị và trục chính khu vực đều được thảm nhựa nâng cấp mặt đường, xây dựng bó vỉa và lát gạch block vỉa hè, v.v... Công tác duy tu, bảo dưỡng đường thường xuyên được quan tâm và đảm bảo tốt việc lưu thông của các phương tiện cơ giới;
- Quản lý, chỉnh trang 20 tuyến phố trên tổng số 49 tuyến phố chính khu vực nội thành đạt tiêu chí tuyến phố văn minh đô thị;
- Tại các tuyến phố, cây xanh, thảm cỏ ở các dải phân cách được chăm sóc, cắt tỉa thường xuyên, mỗi năm đều được trồng bổ sung và cải tạo theo đúng yêu cầu kỹ, mỹ thuật;
- Công tác quản lý trật tự lòng, lề đường được duy trì bảo đảm đường thông
đô thị, treo cờ trong các ngày lễ, các sự kiện được phổ biến thực hiện đến từng hộ gia đình.
Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý:
Hiện nay trên địa bàn thành phố vẫn còn tình trạng bày bán hàng hóa, che ô, bạt lấn chiếm lòng, lề đường diễn ra, điển hình như tuyến đường Lam Sơn, khu vực bến xe mới, đường Nguyễn Viết Xuân các hộ kinh doanh lợi dụng thời gian hết giờ hành chính khi các lực lượng chức năng nghỉ tiếp tục bày bán hàng hóa, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè...
2) Thị xã Phúc Yên
Kết quả đã làm được:
- Xây dựng kế hoạch nâng cấp thị xã Phúc Yên lên thành phố vào năm 2015;
- Ban hành quy chế quản lý trật tự đô thị, triển khai đến từng xã phường, khu dân cư;
- Thành lập Đội Quản lý trật tự đô thị Phúc Yên phối hợp với các xã phường tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường;
- Trong 6 tháng đầu năm 2014, Phòng Quản lý đô thị đã cấp phép xây dựng cho 88 trường hợp; giới thiệu, lập quy hoạch các khu đất giãn dân tái định cư; thẩm định thiết kế - dự toán công trình cho 6 dự án, giảm giá trị dự toán hơn 2,6 tỷ đồng.
Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý:
Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn Thị xã Phúc Yên tập trung chủ yếu và các hành vi vi phạm như lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm nơi buôn bán, đổ phế thải xây dựng, đặt các biển quảng cáo rao vặt tùy tiện trên các trục phố chính, nơi công cộng; tình trạng một số hộ dân lấn chiếm đất công, xây dựng công trình dân sinh trên đất nông nghiệp hoặc tự ý chuyển đổi mục đích sử dung khi chưa được cấp có thẩm quyền cho
PHẦN III. QUY CHẾ QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ VĨNH PHÚC, TỈNH VĨNH PHÚC
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Mục tiêu
1. Quản lý việc thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
2. Kiểm soát việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang và phát triển đô thị phù hợp với đồ án quy hoạch đã được phê duyệt;
3. Quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan Quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương trong quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị Vĩnh Phúc. 4. Là cơ sở để cơ quan quản lý kiến trúc, quy hoạch, xây dựng làm căn cứ quản
lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong đô thị và làm căn cứ để xác lập nhiệm vụ quy hoạch, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng 1. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong nước, nước ngoài có hoạt động liên quan đến không gian, kiến trúc, cảnh quan, hạ tầng kĩ thuật đô thị của đô thị Vĩnh Phúc có trách nhiệm thực hiện theo đúng Quy chế này.
2. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình xây dựng, cảnh quan đô thị trên địa bàn đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc;quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Trong các khu vực có thiết kế đô thị riêng được duyệt, việc quản lý quy hoạch, kiến trúc hay đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở riêng lẻ phải thực hiện và quy định quản lý theo đồ án thiết kế đô thị riêng. Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm:
- Hệ thống giao thông;
- Hệ thống cung cấp năng lượng;
- Hệ thống chiếu sáng công cộng;
- Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước;
- Hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi trường;
- Hệ thống nghĩa trang;
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật khác. 2. Hạ tầng xã hội đô thị gồm:
- Các công trình nhà ở;
- Các công trình công cộng, dịch vụ: y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thểthao,
- thương mại và các công trình dịch vụ đô thị khác;
- Các công trình quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước;
- Các công trình cơ quan hành chính đô thị;
- Các công trình hạ tầng xã hội khác.
3. Chỉ giới xây dựng: là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.
4. Chỉ giới đường đỏ: là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.
5. Khoảng lùi: là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. 6. Giấy phép xây dựng: văn bản pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
7. Cốt xây dựng khống chế: là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật. 8. LRT (Light rail transit): Đường sắt nhẹ đô thị hai ray.
9. BRT (Bus rapid transit): Xe bus nhanh.
10. Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc: là Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011.
Điều 4. Cấp phép xây dựng
1. Việc cấp phép xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ, hướng dẫn tại Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng và Quy định về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn đô thị Vĩnh Phúc. 2. Trong các khu vực đã có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị riêng, quy định
quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị riêng được duyệt thì việc cấp phép xây dựng phải tuân thủ quy định về cấp phép xây dựng trên địa bàn thành phố và quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị riêng, quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị riêng.
Điều 5. Yêu cầu chung về quản lý quy hoạch, không gian kiên trúc, cảnh quan đô thị.
1. Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân thủ theo quy hoạch, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đối với những khu vực đô thị, tuyến phố chưa có quy hoạch chi tiết, chưa có thiết kế đô thị thì thực hiện theo quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng hiện hành.
2. Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô
quán, văn hoá địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị.
3. Tất cả việc xây dựng, khai thác, sử dụng các công trình kiến trúc trên địa bàn đô thị Vĩnh Phúc phải được quản lý đồng bộ về không gian, kiến trúc, cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật nhằm bảo đảm mỹ quan, an toàn, hài hoà với không gian xung quanh.
Điều 6. Phân khu quản lý
Trên cơ sở Thông tư 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, và phụ lục 2 - Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2010/TT-BXD, chia đô thị Vĩnh Phúc thành 8 khu vực quản lý, cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Phân khu vực quản lý
STT KHU VỰC QUẢN LÝ DIỆN TÍCH
(HA)
1 KHU VỰC ĐÔ THỊ HIỆN HỮU 926,59
2 KHU VỰC ĐÔ THỊ MỚI 4306
3 TRỤC ĐƯỜNG,TUYẾN PHỐ CHÍNH -
4 KHU VỰC TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH-CHÍNH TRỊ
124,5
5 KHU VỰC CẢNH QUAN TRONG ĐÔ THỊ 1623,65
6 KHU VỰC CÔNG NGHIỆP 762,2
7 KHU VỰC LÀNG XÓM TRONG NỘI THÀNH, NỘI THỊ
651,52 8 KHU VỰC DỰ TRỮ PHÁT TRIỂN, AN NINH
QUỐC PHÒNG
2161
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. QUY CHẾ QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ KHÔNG GIAN Điều 7. Đối với khu vực hiện hữu
7.1. Vị trí, quy mô
- Khu vực đô thị hiện hữu là các khu xây dựng cũ tập trung chủ yếu tại trung tâm TP. Vĩnh Yên (Phường Ngô Quyền, Phường Tích Sơn, Phường Đồng Tâm, Phường Đống Đa, Phường Khai Quang, Phường Hội Hợp); vùng trung tâm thị trấn Hương Canh và thị trấn Yên Lạc;
Hình 3.2. Vị trí khu vực đô thị hiện hữu
- Diện tích khoảng 926,59ha.
Bảng 3.2. Thống kê các khu vực đô thị hiện hữu
TT Các khu vực Diện tích
(ha) 1 Xóm Dầu (xã Định Trung), xóm Hóc (phường
Tích Sơn), TP.Vĩnh Yên
59,3
2 Xóm Chùa, phường Đông Tâm, TP.Vĩnh Yên 45,6
3 Phố Vĩnh Ninh 21,2
4 Phố Vĩnh Thịnh 40
5 Xóm Hóc 23,8
6 Đông Đậu, phường Đồng Tâm, TP. Vĩnh Yên 102,2
7 Đông Phú, Đông Hợp 58,2
8 Xóm mới, phường Đống Đa, TP.Vĩnh Yên 24,8 9 Xóm Sậu, phường Đống Đa, TP.Vĩnh Yên 17,6 10 An Định, phường Đống Đa, TP.Vĩnh Yên 17,58
11 Mậu Lâm, Mậu Thông, Đôn Hậu 167,99
12 Khu vực trung tâm thị trấn Yên Lạc 159,6
13 Xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc 64
14 Khu vực trung tâm thị trấn Hương Canh 164,5
Tổng 926,59
7.2. Tính chất, chức năng
Là các khu xây dựng cũ trong trung tâm thành phố, có mật độ dân cư cao, là nơi có lịch sử phát triển lâu dài nhất của thành phố.
7.3. Định hướng quản lý
- Phát triển khu vực đô thị cũ hiện hữu theo hướng hạn chế gia tăng mật độ xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội;
- Cải tạo chỉnh trang để có được sự đồng bộ về kiến trúc, cảnh quan đô thị. Khuyến khích các dự án cải tạo chỉnh trang đô thị tạo thêm các không gian mở, các công trình dịch vụ đô thị, tăng thêm chỗ đậu xe.
7.4. Quy định về các chỉ tiêu sử dụng đất
7.4.1. Khu vực đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt
Đối với các khu vực đã có các dự án chi tiết được phê duyệt tuân thủ theo quy hoạch chi tiết đã được duyêt. Cụ thể:
- Khu dân cư Tỉnh ủy (P. Đồng Tâm); - Khu dân cư xung quanh hồ Đầm Phác;
- Khu nhà ở đô thị Đông Hưng (P. Đồng Tâm);
- Khu vực dân dân cư hai bên sông Bến Tre (P. Tích Sơn, X. Định Trung); - Khu nhà ở công ty Quảng Lợi (P. Tích Sơn);
- Khu dịch vụ du lịch Sông Hồng Thủ Đô Bắc Đầm Vạc (P. Tích Sơn); - Khu nhà ở đô thị công ty TNHH Việt Hương (P. Đồng Tâm, P. Hội Hợp); - Khu đất dịch vụ phường Đống Đa (P. Đống Đa).
7.4.2. Đối với khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được phê duyệt
Bao gồm các khu ở hiện hữu: khu dân cư xóm Mới, khu dân cư xóm Sậu, khu dân cư An Định (P. Đống Đa), khu dân cư phố Vĩnh Ninh (P. Tích Sơn), khu dân cư Mậu Lâm, khu dân cư Mâu Thông, khu dân cư Đôn Hậu (P. Khai Quang), khu dân cư xóm Chùa (P. Đồng Tâm) và khu trung tâm thị trấn Yên Lạc, khu vực trung tâm thị trấn Hương Canh tuân thủ theo các quy định dưới đây:
1) Quy định lô đất xây dựng
- Lô đất xây dựng phải đảm bảo sau khi trừ phần diện tích cho khoảng lùi xây dựng có diện tích không nhỏ hơn 30m2, có chiều rộng mặt tiền không nhỏ hơn 3m và chiều sâu không nhỏ hơn 5m khi đã trừ khoảng lùi xây dựng;
- Các trường hợp lô đất có diện tích không đủ theo quy định trên thì chỉ được cải tạo, sửa chữa theo hiện trạng, không được xây dựng mới. Khi có điều kiện sẽ thu hồi đồng thời bố trí tái định cư lại cho người dân.
2) Mật độ xây dựng
- Trường hợp cải tạo chỉnh trang mà không tăng mật độ và tầng cao xây dựng thì có thể giữ nguyên mật độ xây dựng hiện trạng.
- Trường hợp tăng mật độ xây dựng hoặc tầng cao xây dựng hoặc xây mới thì phải đảm bảo quy định theo Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Quy định mật độ xây dựng Diện tích lô đất (m2) <30 ≤50 75 100 200 300 500 >1000 Mật độ xây dựng tối đa (%) Thu hồi 100 90 80 70 60 50 40
(Mật độ xây dựng được tính cho phần diện tích sau khi trừ khoảng lùi xây dựng theo quy định).
- Đối với các công trình công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, chợ…v.v. mật độ xây dựng tối đa là 60%.
3) Khoảng lùi
- Nhà ở riêng lẻ đô thị:
+ Khuyến khích bố trí khoảng lùi cho công trình, tối thiểu phải được 2m;
+ Trường hợp đường ngõ, hẻm theo hiện trạng đang tồn tại nhiều công trình không thể bố trí khoảng lùi được thì chỉ giới xây dựng được trùng với chỉ giới đường đỏ nhưng vẫn phải đảm bảo khoảng cách an toàn với hệ thống lưới điện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Các công trình công cộng: Đối với công trình xây dựng mới khoảng lùi xây dựng cách chỉ giới đường đỏ tối thiểu 5m.
- Trong cùng một dãy nhà, công trình xây dựng sau phải thẳng hàng với các công trình xây dựng trước và đảm bảo các quy định của nhà nước.
4) Tầng cao
- Đối với công trình cải tạo, sửa chữa: Tầng cao xây dựng được phép giữ nguyên theo hiện trạng;
- Đối với công trình xây mới tầng cao xây dựng của ngôi nhà đó được áp dụng theo quy định chung cho toàn dãy phố.
7.5. Quy định về không gian kiến trúc cảnh quan
7.5.1. Hình thức kiến trúc
- Hình thức kiến trúc đơn giản, giàu bản sắc dân tộc và bảo đảm hài hòa với các