1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN đề NHÂN dân VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC dân PHÁP xâm lược từ 1858 đến TRƯỚC PHONG TRÀO cần VƯƠNG

26 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 362,5 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Số tiết 3 tiết A.. Cuộc đề kháng của triều đình nhà Nguyễn- Tại mặt trận Đà Nẵ

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG

THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC TỪ 1858 ĐẾN TRƯỚC

PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG

(Số tiết 3 tiết)

A NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VIỆT NAM CỦA THỰC DÂN PHÁP

1 Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược (đến giữa thế kỷ XIX)

Đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến VN đang có những biểu hiệnkhủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng:

Nông nghiệp sa sút Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mônhưng cuối cùng đất đai được khẩn hoang lại rơi vào tay địa chủ, cường hào.Nạn mất mùa đói kém xảy ra liên miên

Công thương nghiệp đình đốn; xu hướng độc quyền công - thương củanhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại Chính sách “bếquan toả cảng” của nhà Nguyễn khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài

Quân sự lạc hậu Chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc

"cấm đạo", đuổi giáo sĩ phương Tây đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứtđoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này

Mâu thuẫn xã hội gay gắt, đặc biệt là mâu thuẫn giữa nông dân với địachủ phong kiến dẫn tới các cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình nổ ra

liên miên Một tác giả phương Tây viết về triều Nguyễn như sau: "Đó là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng".

Trang 2

Trong lúc Việt Nam đang suy yếu, khủng hoảng thì chủ nghĩa tư bảnphương Tây đang trên đà phát triển và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa Việt Nam

có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến đang trong giai đoạnkhủng hoảng, tất yếu Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dânphương Tây

Việt Nam tới giữa thế kỷ XIX đứng trước một trong hai sự lựa chọn: một

là, giới phong kiến tiếp tục duy trì chính sách thủ cựu, bảo thủ để bảo vệ lợi ích của mình; hai là, tiến hành cải cách, duy tân đất nước để thoát khỏi thân phận là

một nước thuộc địa, phụ thuộc (dẫn chứng sinh động là ở nước Xiêm và nướcNhật Bản)

2 Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

- Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trìnhxâm lược Việt Nam

- Sau khi bị kìm chân ở Đà Nẵng, tháng 2 năm 1859, Pháp tấn công vàchiếm Gia Định

- Từ 1861 đến 1862, Pháp tấn công và chiếm được 3 tỉnh miền ĐôngNam Kì

- Năm 1867, lợi dụng thái độ nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn, Phápchiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì

- Năm 1873, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất

- Từ 1882 đến 1883, thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc

Trang 3

1 Cuộc đề kháng của triều đình nhà Nguyễn

- Tại mặt trận Đà Nẵng:

Ngày khi thực dân Pháp nổ súng tấn công, triều đình Huế đã cử NguyễnTri Phương chỉ huy kháng chiến Ông đã cho quân, dân xây dựng phòng tuyếnLiên Trì dài 3 km để chặn giặc ngay tại cửa biển

Khi Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa, quan quân triều đình chống cự quyếtliệt nhưng do hỏa lực mạnh của địch nên không giữ nổi

Giữa lúc cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày một dâng cao, khiến choquân Pháp vô cùng bối rối thì triều Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất(5/6/1862) với nội dung chính là nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông NamKì; bồi thường chiến phí; mở một số cửa biển và cam kết sẽ được nhận lại thànhVĩnh Long nếu triều đình dập tắt phong trào chống pháp của nhân dân 3 tỉnhmiền Đông Nam Kì

- Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:

Năm 1963, Pháp xâm lược Cam-pu-chia, cô lập 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.Chúng vu các triều đình vi phạm Hiệp ước năm 1862 để ép triều đình nhườngquyền cai quản Trước yêu cầu này triều đình vô cùng lúng túng Lợi dụng sựbạc nhược của triều đình Huế, ngày 20/6/1867, quân Pháp đến trước thành Vĩnh

Trang 4

Long, ép Phan Thanh Giản (lúc đó đang giữ chức Kinh lược sứ) phải nộp thànhkhông điều kiện Chúng còn khuyên ông viết thư cho quan quân 2 tỉnh AnGiang và Hà Tiên hạ vũ khí, nộp thành Trong vòng 5 ngày (từ ngày 20 đếnngày 24/6/1867), thực dân Pháp đã chiếm trọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì màkhông tốn một viên đạn Nhà Nguyễn thực hiện Hiệp ước Nhâm Tuất một cách

mù quáng Ra lệnh giải tán các nghĩa binh chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông

- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873):

Nhà Nguyễn bất lực và không tỉnh táo nên đã nhờ Pháp can thiệp giảiquyết “vụ Đuy-puy” Nhờ đó, Pháp có cớ đưa quân ra Bắc một cách hòa bình

Khi Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, khoảng 100 quân sĩ triều đình dưới

sự chỉ huy của một viên Chưởng cơ đã chiến đấu và hi sinh tới người cuối cùngtại Ô Thanh Hà (sau đổi tên thành Ô Quan Chưởng) Trong thành, Tổng đốcNguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm Khi bị trọngthương, ông đã khước từ sự chữa chạy của giặc Pháp, nhịn ăn cho đến chết Contrai ông là Nguyễn Lâm cũng hi sinh trong chiến đấu

Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất không làm cho triều đình Huế tỉnhtáo, kiên quyết và tranh thủ cơ hội đánh Pháp, ngược lại còn chấp nhận kí Hiệpước Giáp Tuất 1874 với nội dung: triều Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnhNam Kì là đất của Pháp (điều mà trước khi Pháp đưa quân ra Bắc Kì lần thứnhất không có được), công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát điều tra tìnhhình Việt Nam của chúng

- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882-1883):

Khi quân Pháp mở cuộc tấn công vào thành Hà Nội, Hoàng Diệu đã lênmặt thành chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự, nhưng vẫn không giữ đượcthành Để bảo toàn khí tiết, sau khi thảo tờ di biểu gửi triều đình, Hoàng Diệu

đã tự vẫn trong vườn Võ Miếu (dưới chân Cột cờ Hà Nội ngày nay) để khỏi rơivào tay giặc

Trang 5

Triều đình Huế không phát huy chiến thắng Cầu Giấy lần hai mà lại chủtrương thương lượng, cầu hòa

- Pháp tấn công cửa biển Thuận An Nhà Nguyễn đầu hàng (1883-1884): Ngày 20/8/1883, Thuận An rơi vào tay giặc Trước áp lực của quân Pháp,

lại đang lúng túng trong việc lựa chọn người kế vị vua Tự Đức, triều đình Huế

đã cử người đại diện tới thương thảo với quân Pháp ở Thuận An Ngày25/8/1883, triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước do Pháp thảo sẵn (thườnggọi là Hiệp ước Hác-măng)

2 Phong trào kháng chiến của nhân dân Việt Nam

- Tại Đà Nẵng:

Nhân dân giúp triều đình lấy đất đá lấp sông Vĩnh Điện để chặn tàu chiếnđịch Trên đất liền, quân dân ta thực hiện “vườn không nhà trống” Liên quânPháp – Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà (đây là cơhội cho quân triều đình tấn công tiêu diệt quân Pháp) Về sau quân Tây BanNha rút khỏi cuộc xâm lược Cuộc kháng chiến của quân dân ta bước đầu làmthất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp tại đây

- Tại Gia Định:

Khi Pháp đánh thành Gia Định, dân binh chiến đấu dũng cảm, ngày đêmbám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng Trước sức ép đó quân Pháp phảidùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống tầu chiến Kếhoạch “đánh nhanh thắng nhanh” hoàn toàn bị thất bại, buộc Pháp phải chuyểnsang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”

Từ Nam Định, Đốc học Phạm Văn Nghị tự chiêu mộ 300 người, chủ yếu

là học trò của ông, lập thành cơ ngũ, lên đường vào Nam xin vua được ra chiếntrường

Trang 6

Cuối năm 1861, đội quân của Nguyễn Trung Trực đã đánh chìm tàuchiến Ét- pê- răng (Hi vọng) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy quathôn Nhật Tảo), làm nức lòng quân dân ta.

- Tại 3 tỉnh miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước 1862:

Phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi, khiến cho Pháp gặp rất nhiều khó khăntrong việc tổ chức, quản lí những vùng đất chúng chiếm được

Tiêu biểu là cuộc kháng chiến do Trương Định lãnh đạo:

Trước năm 1862, Trương Định là quan triều đình, đã từng theo NguyễnTri Phương mộ phu, khai khẩn nhiều đất đai, được triều đình phong chức PhóQuản Cơ Khi quân Pháp đánh chiếm Gia Định, ông đã đưa đội quân đồn điềncủa ông về sát cánh cùng quân triều đình chiến đấu Chiến tuyến Chí Hoà bị vỡ,ông đưa quân về hoạt động ở Tân Hoà, quyết tâm chiến đấu lâu dài

Sau Hiệp ước năm 1862, triều đình hạ lệnh cho Trương Định phải bãibinh, mặt khác điều ông đi nhận chức lãnh binh ở tỉnh khác Nhưng được sựủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến

Phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái” , hoạt động của nghĩa quân đã

củng cố niềm tin trong dân chúng, khiến bọn cướp nước và bán nước phải runsợ

Biết được căn cứ của phong trào là ở Tân Hoà, T2/1863, giặc Pháp mởcuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ này Nghĩa quân anh dũng chiến đấu sau

đó rút lui để bảo toàn lực lượng về căn cứ mới ở Tân Phước T8/1864, nhờ cótay sai dẫn đường, thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở của Trương Định Chúng mởcuộc tập kích bất ngờ vào Tân Phước Trương Định trúng đạn và bị thươngnặng Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết Năm đó ông 44 tuổi

Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nhân dânNam Kì, đồng thời cũng là mốc hình thành trận tuyến của nhân dân (tách rakhỏi cuộc kháng chiến của triều đình)

Trang 7

- Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:

Con trai Trương Định là Trương Quyền đưa một bộ phận nghĩa binh lênTây Ninh lập căn cứ mới Ông còn liên lạc với Pu-côm-bô để tổ chức chốngPháp Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá) Khi bị bắt đem

đi hành hình, ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì hết người Nam đánh Tây”.

- Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất:

Tinh thần chủ động đối phó chống Pháp của nhân dân ta khi Gác-ni-ê vừakéo tới, quân dân ta đã bất hợp tác với Pháp, các giếng nước ăn bị bỏ thuốc độc,kho thuốc súng ở gần bờ sông của Pháp nhiều lần bị đốt cháy

Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất lúc bấy giờ là trận phục kích củaquân dân ta tại Cầu Giấy ngày 21/12/1873: Trong lúc Gác-ni-ê đem quân xuốngđánh Nam Định, việc canh phòng ở Hà Nội sơ hở, quân ta do Hoàng Tá Viêmchỉ huy (có sự phối hợp với đội quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc) từ Sơn Tâykéo về Hà Nội bao vây địch Nghe tin đó, Gác- ni-ê tức tốc đưa quân từ NamĐịnh trở về Ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân sát thành Hà Nội khiêuchiến Gác- ni-ê đem quân đuổi theo Rơi vào ổ phục kích của quân ta tại CầuGiấy, toán quân Pháp trong đó có cả Gác-ni-ê, đã bị tiêu diệt Chiến thắng CầuGiấy lần thứ khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi

- Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai:

Ngay từ đầu, quân Pháp đã vấp phải tinh thần quyết chiến của quân dân

Hà Nội Họ tự tay đốt các dãy phố, tạo thành hàng rào lửa để đánh giặc

Vòng vây của quân dân ta xung quanh Hà Nội ngày một chặt, khiến choRi-vi-e phải đưa quân từ Nam Định về ứng cứu Ngày 19/5/1883, một toánquân do đích thân Ri-vi-e chỉ huy tiến ra ngoài Hà Nội theo hướng Sơn Tây,quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc phối hợp đã làm lên chiến thắngcầu giấy lần hai Giết chết hàng chục quân Pháp trong đó có cả Tổng chỉ huy

Trang 8

quân Pháp ở Bắc Kì là Ri-vi-e Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 đem lại niềm phấnkhích cho quân dân ta

- Sau Hiệp ước Hác – măng (1883):

Mặc dù triều đình phong kiến đã hoàn toàn đầu hàng và nghe theo Phápđàn áp phong trào kháng chiến của nhân dân, nhưng các hoạt động chống Pháp

ở khắp mọi nơi vẫn diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là ở Bắc Kì Để xoa dịu dư luận

và mua chuộc thêm một số phần tử phong kiến, Pháp cử Pa-tơ-nốt sang ViệtNam và kí với triều đình phong kiến Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6/6/1884)

- Trình bày được cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở ba tỉnhmiền Đông; ba tỉnh miền Tây; cuộc kháng chiến ở Bắc Kì

- Đánh giá được trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơivào tay thực dân Pháp

Trang 9

- Phát triển kĩ năng lập niên biểu.

3 Về thái độ

- Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo củachúng

- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông

- Có thái độ đúng mực khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm củanhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỷ XIX

- Có nhận thức đúng với các nhân vật, sự kiện lịch sử cụ thể

4 Định hướng phát triển năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề;

năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ

Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử dân tộc qua các cuộc khángchiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 - 1884

- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác sử dụng tư liệu gốc, tranh ảnh,lược đồ lịch sử

- So sánh, phân tích để thấy được sự khác nhau giữa thái độ và hành độngcủa triều Nguyễn với phong trào kháng chiến của nhân dân ta trước cuộc xâmlược của Pháp

- Vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn: biếtcách tìm hiểu thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử trong phong trào khángchiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1884

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1 Giáo viên

- Tư liệu

- Tranh ảnh lịch sử theo chuyên đề

- Phiếu học tập

Trang 10

2 Học sinh

- Nghiên cứu nội dung chuyên đề

- Bút dạ hoặc bút màu

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1 Giới thiệu của giáo viên

Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã có từ lâu và được xúctiến mạnh mẽ từ giữa thế kỷ XIX

Tháng 9 năm 1858, quân Pháp nổ súng chính thức mở màn cuộc chiếntranh xâm lược Việt Nam Ngay từ đầu quân dân ta đã anh dũng chiến đấu bảo

vệ Tổ quốc Sau khi chiếm được thành Gia Định, Pháp lần lược đánh chiếm 3tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì Đến năm 1867, Pháp mở rộngđánh chiếm toàn bộ Việt Nam Triều đình nhà Nguyễn lúng túng, dần lún sâuvào con đường thỏa hiệp lần lượt kí các hiệp ước bất bình đẳng Đặc biệt, vớihai bản Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) đã đánh dấu sự đầu hànghoàn toàn của triều đình phong kiến Nguyễn, xác lập nền bảo hộ của Pháp trêntoàn bộ nước ta Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểuchuyên đề “Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược(1858-1884)”

2 Tổ chức các hoạt động học tập

HOẠT ĐỘNG 1 Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược

- Hoạt động: cả lớp, cá nhân

- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh nghiên cứusách giáo khoa và hoàn thành những nội dung theo mẫu Thời gian 7 phút

Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược

Kinh tế

Chính trị

Trang 11

Kinh tế Nông nghiệp sa sút; công thương nghiệp đình đốn; đời sống nhân dân

khó khăn Chính trị Là một quốc gia phong kiến độc lập, có chủ quyền (triều Nguyễn)

Xã hội Mâu thuẫn sâu sắc

Quân sự - ngoại

giao

Quân sự lạc hậu; ngoại giao bế tắc do chính sách “bế quan tỏa cảng”, có những sai lầm đặc biệt là chính sách “cấm đạo”, “đuổi giáo sĩ”.

Sau đó giáo viên sử dụng một số câu hỏi để làm rõ hơn

1 Em nhận xét gì về tình hình nước ta trước khi thực dân Pháp xâmlược?

2 Theo em, tình hình trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta sau này?

HOẠT ĐỘNG 2 Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858-1884

Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh

Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh tìm hiểu tưliệu (phát tay) kết hợp với nghiên cứu nội dung kiến thức SGK hoàn thànhphiếu học tập

Tư liệu 1 Hình ảnh liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng

Trang 12

Tư liệu 3 Trích Hiệp ước Nhâm Tuất (1862): “Hiệp ước có 12 điều khoản, trong đó có những khoản chính như: triều đình nhượng hẳn cho Pháp

ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; bồi thường 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc); triều đình phải mở 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán; thành Vĩnh Long sẽ được trả lại cho triều đình Huế khi nào triều đình chấm dứt được các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông” – Trích SGK lớp 11, trang 111.

Tư liệu 2 Hình ảnh quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định

Trang 13

Tư liệu 4 Quân Pháp chiếm thành Hà Nội, xây dựng lô cốt trên nền Điện Kính Thiên

Tư liệu 5 Lễ kí kết Hiệp ước Hác-măng tại Huế

Ngày đăng: 07/03/2016, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w