---------***---------
CHUYÊN ĐỀ
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRÊN THẾ
GIỚI TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XX
Tác giả: Vi Thị Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Thị Giang.
Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lớp 12.
Thời lượng phân phối: Được bố trí dạy trong 7 tiết
Năm học 2013 - 2014
PHẦN NỘI DUNG
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm chú ý của
toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi – những giáo viên dạy môn lịch sử luôn
trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, làm sao
để các em học sinh yêu thích môn lịch sử và học môn lịch sử ngày càng có hiệu quả
hơn.
Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần
vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn lịch sử
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh
không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên,
cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh,
sáng tạo của học sinh.
II.Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề:
1.Kiến thức cơ bản:
1.1: Các nước Đông Bắc Á:
- Những biến đổi lớn lao của khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc và bán đảo
Triều Tiên) sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
- Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến nay.
1.2: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ:
- Quá trình giành độc lập, sự thành lập các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á.
- Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
- Những sự kiện cơ bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn
Độ.
1.3: Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập
của nhân dân Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi. Các nước lần lượt
giành được độc lập và bước vào xây dựng đất nước.
2. Kiến thức nâng cao :
2.1: Những dấu hiệu đặc trưng:
- Những nhân tố chủ quan và khách quan thúc đẩy phong trào giải phóng dân
tộc bùng nổ và phát triển.
- Từng nấc thang phát triển và thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
thực dân giành độc lập dân tộc.
- Giải thích vì sao các dân tộc thuộc địa giành được độc lập về chính trị làm cho
bộ mặt thế giới có sự thay đổi căn bản.
- Những đặc điểm chung của cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân các
nước thuộc địa và phụ thuộc; những biểu hiện của các đặc điểm chung này.
- Nêu sự khác nhau và biểu hiện của sự khác nhau của nhân dân châu Phi và Mĩ
la tinh trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
-Vai trò, ý nghĩa của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh chung của thế giới,
trước hết là cách mạng giải phóng dân tộc qua các sự kiện:
+ Đánh giá ý nghĩa cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Kháng chiến chống Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
+ Kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975.
2.2: Nội dung và phương pháp tiến hành:
Nội dung 1: Những tiền đề lịch sử (nhân tố chủ quan và khách quan) dẫn tới sự
bùng nổ và phát triển phong trào giải phóng dân tộc thế giới từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai:
* Phương pháp sử dụng: Phân tích.
- Thuộc địa là nơi tập trung mọi mâu thuẫn cơ bản nhất , chủ yếu nhất của thời đại.
- Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của chủ nghĩa tư bản.
- Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới- chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế
giới.
- Sự lớn mạnh của các lực lượng dân chủ hòa bình thế giới
Nội dung 2: Quá trình phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc:
* Phương pháp sử dụng: Phân tích, bảng hệ thống kiến thức.
- Từ 1945 - 1949: sự bùng nổ và phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các
thuộc địa , chủ yếu ở Đông Nam Á.
- Từ 1945 - 1949: sự bùng nổ và phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các
thuộc địa , chủ yếu ở Đông Nam Á.
- Từ 1949 - 1954: Phong trào giải phóng dân tộc tiêp tục phát triển và giành thắng lợi ở
châu Á.
Từ 1954 - 1960: Phong Trào phát triển ở châu Phi và khu vực Mĩ la tinh.
- Từ 1960 - 1975: tiếp tục đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và tiến hành đấu tranh chống
chủ nghĩa thực dân mới.
- Từ 1975 - 1999: Hoàn thành cơ bản sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Lập bảng tóm tắt quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc theo mẫu :
Thời
Nội dung
Phong trào tiêu biểu
Gian
1945-1949
- Sự bùng nổ
và phát triển
của phong trào
giải phóng dân
tộc ở các thuộc
địa, chủ yếu ở
Đông Nam Á.
- Năm 1945:
+ 17/8/1945 In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập,
+ 8/1945 cách mạng VNà 2/9/1945 Nước VN dân
chủ cộng hòa ra đời,
+ 10/1945 nước Lào tuyên bố độc lập,
+ 4/7/1946 Phi-lip-pin độc lập,
+ 1947 Cách mạng Ấn Độ,
+ 4/1/1948 Miến Điện,
+ 1/10/1949 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đờià
Hệ thống XHCN nối liền Âu- Á.
+ 26/1/1950 Ấn độ tuyên bố độc lập và thành lập
nước cộng hòa .
+ 1954 chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam
àLàm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực
dân kiểu cũ.
1949- 1954
- Phong trào
giải
phóng
dân tộc tiếp
tục phát triển
và
giành
thắng lợi ở
châu Á.
1954- 1960
- Phong Trào
phát triển ở
Phong Trào
phát triển ở
châu Phi
và khu vực Mĩ
la tinh.
+ 11/1954 cách mạng An-giê-ri
+ 1956 Tuy-ni-di, Ma-rốc, Xu đăng,
+ 1957 Ga-na,
+ 1958 Ghi-nê
+ 1/1959 cách mạng Cu-ba.
1960- 1975
- Tiếp tục
đánh bại chủ
nghĩa
thực
dân cũ và tiến
hành
đấu
tranh chống
chủ
nghĩa
thực dân mới.
- 1960 “Năm châu Phi” có 17 nước châu Phi giành
được độc lập,
+ 1962 Ru-an-đa, An-giê-ri và
U-gan-đa….
+ 1964 Dăm-bi-a, Ma-la-uy…
+ 1975 Mô-dăm-bich, Ăng-gô-la.
1975- 1999
Hoàn thành cơ + 1983 Vùng biển Ca-ri-bê có 13 quốc gia độc lập
bản sự nghiệp + 1994 Cộng hòa Nam Phi ra đời à xóa bỏ chế độ
đấu tranh giải A-pac-thai.
phóng
dân + 1999 Mĩ từ bỏ quyền chiếm đóng kênh đào Pa-natộc.
ma.
Nội dung 3: Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới
thứ hai:
*Phương pháp sử dụng: Phân tích, so sánh.
Đặc điểm chung:
- Sự thức tỉnh mạnh mẽ của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
+ Từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam 1954, đặc biệt đối với châu Phi.
+ Từ 1960, phong trào bùng lên mạnh mẽ ở Mĩ la tinh.
- Tính chất quần chúng ngày càng sâu rộng.
+ Lãnh đạo cách mạng bao gồm nhiều giai cấp tầng lớp khác nhau.
+ Lực lượng là quần chúng nhân dân.
- Các hình thức đấu tranh đòi độc lập phong phú, quyết liệt.
+ Đấu tranh vũ trang.
+ Đấu tranh chính trị, ngoại giao…
- Cuộc đấu tranh giành độc lập gắn liền với phong trào cộng sản, công nhân và các lực
lượng tiến bộ.
- Cuộc đấu tranh đòi độc lập về kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai ở Đông
Nam Á.
- Diễn ra cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp rộng lớn: đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc, thực dân; chống giai cấp phong kiến , tư sản là tay sai của đế quốc thực dân,
- Cuộc đấu tranh do giai cấp vô sản, hoặc giai cấp tư sản lãnh đạo; hình thức đấu tranh
phong phú, đa dạng quyết liệt.
- Đông Nam Á hình thành 2 nhóm nước khác nhau.
Sự khác nhau giữa cuộc đấu tranh chống thực dân của nhân dân châu Phi và Mĩ la
tinh:
Nội dung
Châu phi
Mĩ la tinh
Thời gian
1952 – 1994
1959 - 1999
Đối
tượng -Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
-Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
đấu tranh
-Chế độ phân biệt chủng tộc.
Mục tiêu đấu Giành độc lập dân tộc.
Giành độc lập dân tộc và kinh
tranh
tế.
Hình
thức -Chủ yếu là đấu tranh chính trị, hợp Chủ yếu là đấu tranh vũ trang
đấu tranh
pháp.
kết hợp đấu tranh chính trị.
Nội dung 4: Vai trò và vị trí của phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam
trong cuộc giải phóng đấu tranh dân tộc trên thế giới.
* Phương pháp: So sánh, phân tích, đánh giá.
- Cuộc cách mạng
tháng Tám
năm 1945.
- Chiến thắng Điện
Biên Phủ năm 1954.
- Thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống
Mĩ, cứu nước năm
1975.
Lập bảng thống kê theo các tiêu chí sau:
CM VN
Vai trò
Vị trí
Cuộc cách - Góp phần mở - Là cuộc đấu tranh
mạng
tháng ra thời kì tan đầu tiên dưới sự
Tám
rã của chủ lãnh đạo của một
Năm1945
nghĩa thực dân chính đảng của giai
trên thế giới.
cấp vô sản.
Chiến thắng
Điện
Biên
Phủ
năm1954
- Xác định khả
năng của các
dân tộc thuộc
địa trong việc
đánh bại chủ
nghĩa
thực
dân.
Thắng lợi
- Là nguồn cổ
của
vũ mạnh mẽ
cuộc
kháng đối với cuộc
chiến chống đấu
tranh
Mĩ,
chống
chủ
cứu
nghĩa thực dân
nước
mới của các
năm
dân tộc thuộc
1975
địa phụ thuộc.
- Là “mốc vàng lịch
sử” mở đầu cho sự
cáo chung của chủ
nghĩa thực dân cũ
trên thế giới.
- Đập tan cuộc phản
kích lớn nhất của đế
quốc Mĩ vào các lực
lượng cách mạng
thế giới, phá vỡ
phòng tuyến ngăn
chặn chủ nghĩa cộng
sản của Mĩ xuống
Đông Nam Á.
III. Hệ thống các ví dụ minh họa:
Câu 1. Vì sao phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới
thứ hai bùng nổ và phát triển thắng lợi ?
Hướng dẫn làm bài
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt giai đoạn cuối của chiến tranh, các
nước thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ Latinh là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn cơ bản nhất. Là
khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Mâu thuẫn dân tộc, giai
cấp xã hội chằng chéo nhau trở nên rất căng thẳng.
- Trong thời kì này các lực lượng xã hội khác nhau như giai cấp tư sản dân tộc, vô
sản ngày càng lớn mạnh. Một số Đảng cộng sản, một số đảng tư sản đã nắm ngọn
cờ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở đây...
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi của Liên Xô và các lực lượng
dân chủ. Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quân phiệt đã tạo điều kiện có
ý nghĩa quan trọng cho sự bùng nổ, phát triển của phong trào giải phóng dân tộc
- Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và các
lực lượng dân chủ, hoà bình đã tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc...
Câu 2: Tại sao trong những hoàn cảnh thuận lợi như nhau, vào tháng 8
- 1945, chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc
lập, còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được
độc lập ở mức độ thấp hơn ?
Hướng dẫn làm bài
*. Bối cảnh quốc tế thuận lợi
- Tháng 9 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ… Đến cuối năm
1943, quân Đồng minh chuyển sang phản công tiêu diệt phát xít Nhật
trên mặt trận châu Á - Thái Bình Dương...Cùng với quá trình thất bại của
phát xít Đức ở châu Âu, phát xít Nhật bị đẩy lùi trên các mặt trận.
- Để uy hiếp Nhật Bản, ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném hai quả bom
nguyên tử ở Hirosima và Nagaxaki... Ngày 8 - 8 - 1945, Liên Xô tuyên
chiến với Nhật Bản và ngày 9 - 8, Hồng Quân Liên Xô mở màn chiến dịch
tổng công kích đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc.
- Ngày 14 - 8 - 1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật Bản
với sự tham gia của Nhật Hoàng đã thông qua quyết định đầu hàng. Ngày
15 - 8 - 1945, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện các lực
lượng Đồng minh.Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
*. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, một số quốc gia ở Đông
Nam Áđã tuyên bố độc lập.
- Ngày 17 - 8 - 1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước
Cộng hòaInđônêxia.
- Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam thành
công dẫn tới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2/9/1945.
- Nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12/10/1945, nước Lào tuyên
bố độc lập.
*. Theo thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta
(2/1945), Quân Đồng minh đưa quân vào Đông Nam Á giải giáp quân đội Nhật
Bản.
*. Tuy nhiên, để phong trào có thể nổ ra và giành thắng lợi thì chỉ có yếu
tố khách quan thì chưa đủ, quan trọng hơn cả là yếu tố chủ quan (lực lượng
cách mạng, giai cấplãnh đạo, có ý thức cách mạng của quần chúng). Để có
được yếu tố chủ quan cần phải chuẩn bị kĩ ở các nước.
*. Sự khác biệt giữa ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào so với các nước Đông
Nam Á còn lại là đến tháng 8 - 1945, ở cả ba nước này yếu tố chủ quan chuẩn bị
kĩ lưỡng, trong đó đặc biệt giai cấp lãnh đạo dù là tư sản (Inđônêxia) hay vô sản
(Việt Nam, Lào) đã trưởng thành, có kinh nghiệm đấu tranh…đã biết chớp thời
cơ, vận động quần chúng đấu tranh và tuyên bố độc lập. Trong khi đó các nước
Đông Nam Á khác không có chuẩn bị kĩ về lực lượng cách mạng, lực lượng lãnh
đạo, chưa có kỷ năng xác định và chớp thời cơ, bỏ lỡ cơ hội giành độc lập. Do đó
mức độ thắng lợi chống phát xít đạt được ở mức độ thấp hơn.
Câu 3: Trình bày quá trình phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở
Lào từ năm 1945 đến năm 1975 . Phân tích điểm giống nhau giữa cách mạng
Lào với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó. Tại sao có sự giống nhau như
vậy ?
Hướng dẫn làm bài
1. Các giai đoạn phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào từ năm 1945
đến năm 1975 :
a. Giai đoạn 1945 – 1946 : Thời kì kháng chiến chống phát xít Nhật :
Tháng 8 - 1945, thừa cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy
và thành lập chính quyền cách mạng. Ngày 12 - 10 - 1945, chính phủ Lào ra mắt
quốc dân và tuyên bố độc lập.
b. Giai đoạn 1946 - 1954: Kháng chiến chống Pháp
- Tháng 8 - 1945, thừa cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Lào nổi dậy
và thành lập chính quyền cách mạng. Ngày 12 - 10 - 1945, chính phủ Lào ra mắt
quốc dân và tuyên bố độc lập.
- Tháng 3 - 1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào cầm súng bảo vệ nền
độc lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của
quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát
triển, lực lượng cách mạng trưởng thành.
- Từ 1953 – 1954, liên quân Lào – Việt phối hợp mở các chiến dịch Trung,
Thượng và Hạ Lào…, giành các thắng lợi lớn, góp phần vào chiến thắng Điện
Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơnevơ (20 - 7 - 1954) thừa nhận
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị hợp pháp của
các lực lượng kháng chiến Lào.
c. Giai đoạn 1954 – 1975: Kháng chiến chống Mĩ
- Năm 1954, Mĩ xâm lược Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (thành lập
ngày 22 -3 - 1955) lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ trên cả ba mặt trận:
quân sự - chính trị - ngoại giao, giành nhiều thắng lợi. Đến đầu những năm
1960 đã giải phóng 2/3 lãnh thổ và1/ 3 dân số cả nước. Từ 1964 - 1973, nhân
dân Lào đánh bại các chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặc
biệt tăng cường” của Mĩ
- Tháng 2 - 1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Viên Chăn lập lại hòa bình,
thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
- Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân
dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2 - 12 - 1975 nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập. Lào bước vào thời kỳ mới: xây
dựng đất nước và phát triển kinh tế-xã hội.
2. Hãy phân tích sự giống nhau giữa cách mạng Lào với cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn đó. Tại sao có sự giống nhau như vậy ?
+ Những điểm giống nhau giữa cách mạng Lào và Cách mạng Việt Nam.
- Hai nước cùng làm cách mạng tháng Tám 1945 và thành lập chính quyền
Cách mạng.
- Từ 1946 – 1954 cả hai nước cùng kháng chiến chống Pháp xâm lược lần
2, đến tháng 7 - 1954 buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập của hai
nước.
- Từ 1954 – 1975 cùng kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.
+ Có sự giống nhau đó là vì: Hai nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương
rất gần gũi nhau về mặt địa lí. Cả hai nước đều có chung kẻ thù dân tộc:
Pháp, Nhật, Mĩ nên phải đoàn kết, gắn bó để chiến thắng. Giai đoạn đầu 1945
– 1954 cách mạng 2 nước đều diễn ra dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
Cộng sản Đông Dương.
Câu 4: Nêu những sự kiện tiêu biểu của cách mạng Cuba từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến năm 1961. Tại sao nói cách mạng Cuba là lá cờ
đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
a) Những sự kiện tiêu biểu:
Sự kiện mở đầu : Ngày 26 - 7 - 1953, dưới sự chỉ huy của Phiđen Caxtơrô, nghĩa
quân tiến công trại lính Môncađa. Tuy thất bại song cuộc tiến công này đã mở đầu
một thời kỳ mới trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Cuba.
Bước ngoặt phát triển của phong trào : Sau khi đánh bại cuộc hành quân
càn quét quy mô lớn của chính quyền Batixta (từ tháng 5 đến 8 - 1958),
nghĩa quân chuyển sang phản công.
Giành chính quyền : Ngày 1 - 1 - 1959, phối hợp với tổng bãi công
chính trị của nhân dân, nghĩa quân đã tiến vào chiếm lĩnh thủ đô La
Habana, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ.
Bảo vệ chính quyền và cách mạng Cuba chuyển sang thời kỳ mới : Sau
khi đánh thắng đội quân đánh thuê của Mĩ đổ bộ vào bãi biển Hirôn (ngày
17 - 4 - 1961), chính phủ cách mạng Cuba tuyên bố bắt đầu tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
b) Cách mạng Cuba là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ
Latinh vì:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba là nước đầu tiên đã giành được độc
lập dân tộc ở Mĩ Latinh.
- Nhân dân Cuba đã giúp đỡ, cổ vũ tinh thần to lớn đối với sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc của nhân dân càc nước Mĩ Latinh.
IV. Hệ thống các câu hỏi tham khảo
Câu 1. Những sự kiện lịch sử tiêu biểu nào thể hiện tính đoàn kết chiến đấu giữa
hai dân tộc Việt Nam và Lào trong thời kì chống Pháp và chống
Mĩ (1945 – 1975).
Câu 2. Bằng những sự kiện lịch sử, anh/chị hãy giải thích vì sao tình hữu nghị
Việt – Lào là tình hữu nghị đặc biệt.
Câu 3. Theo anh/chị, biến đổi to lớn nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự phát
triển của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
đến nay là gì ? Tại sao ?(Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2003)
Câu 4. Tại sao năm 1978, Trung Quốc phải tiến hành cải cách mở cửa ? Nội dung
cơ bản của đường lối cải cách là gì ? Thực hiện đường lối cải cách, từ năm 1978 đến
năm 2000 Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản như thế nào ?
Câu 5. Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi
và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đã làm tan
rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ như thế nào ?
Câu 6. Hãy chọn các sự kiện chính trong lịch sử Campuchia từ năm 1945
đến năm1993 và nêu nội dung của sự kiện đó.
... họa: Câu Vì phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh giới thứ hai bùng nổ phát triển thắng lợi ? Hướng dẫn làm - Trong Chiến tranh giới thứ hai, đặc biệt giai đoạn cuối chiến tranh, nước... bỏ chế độ đấu tranh giải A-pac-thai phóng dân + 1999 Mĩ từ bỏ quyền chiếm đóng kênh đào Pa-natộc ma Nội dung 3: Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh giới thứ hai: *Phương pháp... Cuộc đấu tranh đòi độc lập kinh tế phát triển mạnh mẽ Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh giới thứ hai Đông Nam Á - Diễn đấu tranh dân tộc giai cấp rộng lớn: đấu tranh chống