1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đột biến ở con người và sinh vật bắc giang

11 392 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 164,02 KB

Nội dung

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHUYÊN ĐỀ 1 Năng lực tự học -Xác định được mục tiêu chuyên đề -Xây dựng được kế hoạch học tập 1 Năng lực phát hiện giải quyết vấn đề Quan sát các hìn

Trang 1

Nhóm Bắc Giang

1. Phan Thúy Hà: Trưởng đoàn Bắc Giang

2. Hoàng Phùng Xuân: Ủy viên

3. Lê Văn Công: Ủy viên

4. Phạm Thị Ngọc Khánh: Thư ký

5. Trần Hữu Tuyển: Nhóm trưởng báo cáo

CHUYÊN ĐỀ: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĐỘT BIẾN Ở SINH VẬT VÀ CON NGƯỜI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh.

HS điều tra những hiện tượng không bình thường về độngvật, thực vật, con người và những ứng dụng của đột biến ở Bắc Giang

I – NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

1- Mô tả chuyên đề:

Chuyên đề này gồm hai bài trong chương I thuộc phần năm- Di truyền học – Sinh học 12 THPT

+ Bài 4 Đột biến gen

+ Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

+ Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

2- Mạch kiến thức

1 Các khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm đột biến

1.2 Khái niệm đột biến gen

1.3 Khái niệm đột biến NST

2 Phân loại các dạng đột biến

3 Nguyên nhân gây đột biến

4 Hậu quả của đột biến

5 Vận dụng đột biến trong thực tiễn

3 Thời lượng: 3 tiết

II- TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ

1 – Mục tiêu

1.1 Kiến thức HS phải

+ Phát biểu được khái niệm đột biến ở bốn mức độ

+ Kể tên các dạng đột biến

+ Nêu được nguyên nhân, hậu quả, vai trò của các dạng đột biến

1.2.Kỹ năng

- Giao tiếp hợp tác

- Sử dụng các thiết bị hình ảnh, âm thanh: Máy ảnh, máy ghi âm

-Thiết kê mô hình: Đột biến cấu trúc gen, NST bằng vật liệu là giấy bìa và giây điện, bút màu

- Đọc hiểu các sơ đồ sách giáo khoa

- Đưa ra các định nghĩa về đột biến

1.3 Thái độ

- Biết lắng nghe những nhiệm vụ được thầy cô và bố mẹ giao cho

Trang 2

- Ý thức tự giác trong công việc được giao

- Đoàn kết hợp tác với các bạn trong công việc

- Yêu thương chia sẻ với những gia đình có người bị mắc đột biến

- Ý thức bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm tác nhân đột biến

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG CHUYÊN ĐỀ

1 Năng lực tự học -Xác định được mục tiêu chuyên đề

-Xây dựng được kế hoạch học tập

1 Năng lực phát hiện giải

quyết vấn đề

Quan sát các hình ảnh thể đột biến và giải thích nguyên nhân, cơ chế phát sinh các thể đột biến đó

2 Năng lực thu nhận và xử lý

thông tin - Sưu tầm, điều tra các hiện tượng không bình thường ở sinh vật, con người ở tại địa phương HS sinh sống

-Đọc hiểu các sơ đồ hình ảnh về cơ chế phát sinh ĐBG, hình ảnh về Hình thái và cấu trúc hiển vi, siêu hiển vi của NST, hình ảnh về bộ NST bình thường và bộ NST của thể đột biến lệch bội, cơ chế hình thành thể đa bội lẻ

và dị đa bội

- Đọc hiểu kênh chữ SGK

3 Năng lực nghiên cứu khoa

học

- Điều tra tình hình đột biến ở sinh vật, con người ở dịa phương

- Quan sát các đối tượng sinh học: So sánh đặc điểm của các cá thể bình thường và các thể đột biến, tìm mối quan

hệ giữa hậu quả và nguyên nhân, cơ chế gây ra

- Đưa ra các tiên đoán và hình thành nên giả thuyết khoa học giải thích về các thể đột biến được quan sát

4 Năng lực tính toán -Tính toán về số lượng nu,liên kết H, axit amin, NST

trong các bài tập về biến

- Lập bảng biểu và biểu đồ về giữ liệu điều tra được

5 Năng lực giao tiếp và hợp

tác -Phát triển ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết thông qua điều tra, sưu tầm, trình bày, tranh luận thảo luận về đột biến

- Phát triển khả năng hợp tác nhóm, quản lí nhóm thông qua hoạt động thảo luận nhóm

6 Năng lực tuy duy sáng tạo -Phát triển tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh thông qua

phân loại, giải thích và giải toán về đột biến, tìm mối liên hệ giữa nguyên nhân, cơ chế phát sinh và hậu quả của đột biến

7 Năng lực sử dụng CNTT và

TT -Tìm kiếm các hình ảnh về các thể đột biến ở người và sinh vật

- Thảo luận nhóm, trao đổi thông tin qua trang Web “ Trường học kết nối”

- Tìm kiếm các thành tựu ứng dụng đột biến trong lĩnh vực y học, trồng trọt

Trang 3

2.Tiến trình dạy học theo chuyên đề

Tổ chức dạy học dự án: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH ĐỘT BIẾN Ở SINH VẬT VÀ CON

NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Sản phẩm của dự án: Các hình ảnh đã chụp được hoặc quay clip được, danh sách mô tả chi tiết đặc điểm quan sát các hiện tượng bất thường, nguyên nhân xuất hiện, hậu quả, bảng phân loại của các bất thường đó với sức sống của cơ thể Sản phẩm trình ở dạng hình ảnh đã chụp và lời thuyết trình

Kế hoạch thực hiện dự án.

STT Nội dung công việc Người thực hiện Thời gian thực hiện

1 Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết

của dự án Cá nhân, cả nhóm 1 buổi chiều thứ bảy

2 Thu thập thông tin Cả nhóm 3 ngày ( Chủ nhật,thứ ba, thứ sáu)

3 Xây dựng mô hình đột biến

4 Thảo luận nhóm để xử lý

thông tin

Cả nhóm 2 tiết vào buổi chiều(thứ bảy)

5 Viết báo cáo Cá nhân, cả nhóm 2 tiết vào buổi chiều ( thứ bảy)

Hoạt động 1: Lập kế hoạch( thực hiện trên lớp 1 tiết)

Nêu tên dự án

Tìm hiểu về lý thuyết

-Chuyển giao nhiệm vụ cho

HS: Điều tra tình hình đột

biến ở sinh vật và con người trên địa bàn tỉnh Băc Giang

và các ứng dụng đột biến

- Tổ chức cho HS nghiên cứu tài liệu: Sách giáo khoa và các nguồn tài liệu bổ sung do GV chuẩn bị

-Nhận biết mục tiêu dự án

- Xác định sản phẩm sau dự án -Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của dự án

+ Khái niệm về đột biến + Phân loại về đột biến + Nguyên nhân đột biến + Hậu quả của đột biến

Xây dựng các tiểu chủ đề/Ý

tường -Chia nhóm thực hiện 5 học sinh/1 nhóm

-Tổ chức cho HS phát triển ý tưởng, hình thành các tiểu chủ đề

-Thống nhất ý tưởng và lựa

-Hoạt động nhóm, chia sẻ ý tưởng

-Cùng GV thống nhất các tiểu chủ đề

+ Khái niệm về đột biến + Phân loại về đột biến

Trang 4

chọn các tiểu chủ đề + Nguyên nhân đột biến

+Hậu quả của đột biến

Lập kế hoạch thực hiện dự án -Yêu cầu HS nếu các nhiệm vụ

cần thực hiện của dự án -GV gợi ý các nguồn tư liệu trên mang, tại địa phương thuộc tỉnh Bắc giang mà HS có thể tìm hiểu

-Căn cứ vào chủ đề học tập và gợi ý của GV, HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện

-Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ( Nhiệm

vụ, người thực hiện, thời lượng, phương pháp, phương tiện, sản phẩm)

+ Thu thập thông tin (Điều tra, khảo sát hiện trạng)

+ Thảo luận nhóm để xử lý thông tin

+ Xây dựng mô hình đột biến gen, NST

+ Viết báo cáo

Hoạt động 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm: Ngoài thực địa

-Thu thập thông tin

-Điều tra, khảo sát hiện trạng

-Làm các mô hình thể hiện đột

biến gen, NST

-Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm

+ Cách thu thập thông tin + Kĩ năng giao tiếp + Kĩ năng thiết kế mô hình

-Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch

-Thảo luận nhóm để xử lý

thông tin

-Hoàn thành báo cáo của

nhóm

-Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm

+ Xử lí thông tin + Thiết kế mô hình + Cách trình bày sản phẩm của các nhóm

-Từng nhóm phân tích kết quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm -Xây dựng báo cáo sản phẩm của nhóm

Hoạt động 3: Báo cáo kết quả ( 2 tiết)

Báo cáo kết quả -Tổ chức cho các nhóm báo

cáo kết quả và phản hồi -Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ xung cho các nhóm khác

-Các nhóm báo cáo kết quả -Trình chiếu Powerpoint -Treo các mô hình đã thiết kế -Các nhóm tham gia phản hồi

về phần trình bày của các nhóm

-HS trả lời câu hỏi dựa vào kết quả thu thập dược và ghi kiến thức cần đạt vào vở

Nhìn lại quá trình thực hiện

dự án -Tổ chức các nhóm đánh giá, tuyên dương nhóm, cá nhân -Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau

Trang 5

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

1. Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực:

Nội dung Nhận

1 Khái

niệm đột

biến

- Chỉ ra được dấu hiệu cơ bản nhất của đột biến

- Chỉ ra được đầy

đủ dấu hiệu bản chất của đột biến

Viết được đầy đủ, chính xác bằng ngôn ngữ của

HS về khái niệm đột biến

+ Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến đột biến gen như: bệnh máu khó đông, bạch tạng, mù màu, câm điếc bẩm sinh, phenylketo niệu

+ Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến đột biến cấu trúc NST như: ung thư máu Tăng hoạt tính amilaza ở đại mạch, mắt dẹt ở ruồi giấm,

+ Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến đột biến số lượng NST như hội chứng:

tocno,claiphento, siêu nữ, đao , sứt môi ở người Cỏ Spartina 2n=120 dùng trong chăn nuôi

2 Phân loại

các dạng

đột biến

- Kể tên các dạng đột biến

+ Phân biệt được các dạng ĐBG, đột biến cấu trúc và đột biến

số lượng NST, Nêu được những ví

dụ minh họa

+ Phân loại các đột biến

đã thu thập trong thực tiễn

+ Phân loại được dạng đột biến đã quan sát được trong thực tế điều tra một cách chính xác và phân tích được cơ sở của sự phân loại đó

3.Nguyên

nhân gây

đột biến

- Kể tên được nguyên nhân gây đột biến

- Sắp xếp được các nguyên nhân vào các nhóm theo đặc điểm tính chất của tác nhân

- Lấy được ví

dụ về tác nhân trong thực tế rồi sắp xếp vào đúng nhóm

- Phân loại, giải thích được việc sắp xếp các tác nhân theo nhóm tác nhân

Trang 6

4 Hậu quả

của đột biến - Nêu được hậu

quả đột biến

- Phân tích, giải thích được hậu quả của đột biến

- Lấy được ví

dụ về hậu quả đột biến trong thực tế rồi sắp xếp vào đúng nhóm

- Đánh giá được hậu quả của đột biến đối với số mẫu đột biến ở tỉnh Bắc Giang

Câu hỏi kiểm tra đánh giá

Câu 1: Trong giờ học Bạn Lan lớp 12A1 Trường THPT Tân Yên số 2 phát biểu khái niệm đột

biến như sau: Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử ( ADN, protein, mARN) hoặc cấp độ tế bào( NST) hoặc cấp độ cơ thể

Em hãy chỉ ra những điểm đúng và không đúng trong phát biểu khái niệm trên? Theo

em khái niệm đột biến được phát biểu thế nào?

Câu 2: Bốn bạn học sinh lớp 12 A2 trường THPT Việt Yên 2 thảo luận về các dạng đột biến:

Bốn bạn đã đưa ra phân loại như sau:

Bạn An phân thành 2 dạng là đột biến gen, đột biến NST

Bạn Nga phân thành 3 nhóm là đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST Bạn Quang phân thành 4 nhóm là đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến lệch bội NST, đột biến đa bội NST

Bạn Hà phân thành 6 nhóm là đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến lệch bội NST, đột biến tự đa bội NST và đột biến dị đa bội

1- Theo em cách phân loại nào là đúng nhất? Tại sao?

2 - Cho một số bệnh và Hội chứng sau: bệnh máu khó đông, bạch tạng, mù màu, câm điếc bẩm sinh, phenylketo niệu, ung thư máu, tăng hoạt tính amilaza ở đại mạch, mắt dẹt ở ruồi giấm, tocno,claiphento, siêu nữ, đao , sứt môi ở người Cỏ Spartina 2n=120 dùng trong chăn nuôi Em hãy sắp xếp vào các dạng?

Câu 3: Cho các hình ảnh sau:

Trang 7

1- Em hãy cho biết các hình trên mô tả về dạng đột biến nào? Tại sao?

2- Nêu hậu quả của các dạng đột biến đó?

3- Vận những hiểu biết của em về các dạng đột biến trên Giải thích bệnh ung thư máu?

Câu 4: Cho đồ thị sau về nguy cơ Hội chứng Down với tuổi người mẹ ở tỉnh Bắc Giang:

1- Em hãy phân tích tương quan giữa nguy cơ Hội chứng Down và tuổi người mẹ và

đưa ra lời khuyên cho những người mẹ muốn sinh con?

2- Em hãy trình bày cơ chế phát sinh hội chứng Down?

3- Chi Nga đang mang thai làm thế nào để biết được thai nhi có mắc Hội chứng này?

Câu 5: Khi làm tiêu bản quan sát bộ NST ở một số người mắc hội chứng trong giờ thực hành.

+ Hoa đếm thấy trong tế bào có 47 nhiễm sắc thể, trong đó cặp NST thứ 23 có 3 chiếc

+ Quang đếm được trong tế bào lại chỉ co 45 nhiễm sắc thể, trong đó cặp NST thứ 23 có 1 chiếc

1- Theo em người trong tế bào có 47 NST, 45 đã mắc hội chứng nào? Tại sao?

2- Trình bày cơ chế phát sinh những hội chứng trên?

3- Tại sao người ta lại hay quan sát thấy Hội chứng xảy ra do đột biến ở cặp NST 23

mà không thấy ở cặp NST số 1?

4- Mô tả đặc điểm của các hội chứng trên?

Trang 8

Câu 6: Trong một lần đi làm công tác từ thiện cùng với đoàn thanh niên của Trường THPT Tân

Yên 2: Bạn mai đã chụp được một bức ảnh ở một trại trẻ tình thương Bắc Giang

1 - Em hãy cho biết 2 em trong bức ảnh mà bạn Lan đã chụp đã mắc hội chứng gì?

2 – Em hãy vẽ bộ NST trong tế bào

PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Họ và tên người được đánh giá:

Họ và tên người đánh giá:

Nhóm:

STT

Tiêu chí (Điểm) Rất tốt

(3 điểm) (2 Điểm)Tốt Trung bình (1 Điểm) Ít hoặc Không

(0 Điểm)

1 Nhiệt tình trách

nhiệm

2 Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng

nghe

3 Tham gia tổ chức quản lí nhóm

4 Chú tâm thực hiện nhiệm vụ

5 Đưa ra ý kiến có

giá trị

6 Đóng góp trong

việc hình thành

sản phẩm

7 Hiệu quả công việc

Hoàn thành đúng

Trang 9

8 thời gian.

(Điểm đánh giá từ 0-24) Tổng điểm:

1.2 Bảng kiểm quan sát học theo dự án

1.2.1 Bảng kiểm dành cho GV

Triển khai học theo dự án một cách tuần tự

Tăng cường tương tác xã hội trong dạy học dự án

HS được lựa chọn các chủ đề theo nhu cầu và sở thích

Phát triển chủ đề của dự án thành các dự án nhỏ theo mức độ quan

tâm khác nhau của HS

HS tham gia lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án một cách chủ

động và sáng tạo

Tăng cường sự tự đánh giá lẫn nhau của HS trong quá trình thực

hiện dự án và trình bày sản phẩm của dự án

HS có cơ hội để rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho bước “thu thập

dữ liệu” và “phát triển” dự án

Tạo cho HS luôn có ý thức và thực hành một hành động thiết thực

cụ thể đối với xã hội trong học theo dự án

Chú thích:

5: Rất tốt 4: Tốt 3: Khá 2: Đạt 1: Chưa đạt

1.2.2 Bảng kiểm dành cho HS

Trang 10

Tiêu chí

đánh giá

Mức độ

1 2 3 4 5

Lựa chọn

chủ đề theo

sở thích

Phân công

nhiệm vụ

trong nhóm

rõ ràng

Thông tin

tìm kiếm từ

nguồn tin

cậy và đầy

đủ

Bài báo cáo

đầy đủ các

mục cần

thiết

Chuẩn bị

nguyên liệu

đúng và đủ

Thực hành-

thí nghiệm

đúng thao

tác, quy

trình

Nhiệm vụ

của dự án

được thực

hiện một

cách tuần tự

và đúng tiến

độ

Sản phẩm

đạt yêu cầu,

có thể công

bố được

Chú thích:

Trang 11

5: Rất tốt 4: Tốt 3: Khá 2: Đạt 1: Chưa đạt

1.2.3 Bảng kiểm quan sát hành vi dành cho giáo viên.

PHIẾU QUAN SÁT DÀNH CHO GV

(Quan sát hoạt động của HS trong quá trình thực hiện dự án)

Nhiệt tình trách nhiệm với nhóm

Tích cực trong thảo luận

Phối hợp tốt với các HS khác

Đưa ra ý kiến có giá trị cho nhóm

Tham vấn ý kiến của GV

Thực hiện nhiệm vụ đúng tiến độ và

hiệu quả

Trình bày vấn đề logic, khoa học

Thực hành thí nghiệm đúng thao tác,

quy trình

HS không tiêu cực nếu không thành công

HS là một người lãnh đạo hiệu quả

Chú thích:

5: Rất tốt 4: Tốt 3: Khá 2: Đạt 1: Chưa đạt

Ngày đăng: 07/03/2016, 08:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w