Nhân dân trong cuộc chiến tranh chống Mĩ ác liệt Những con

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về xu hướng sáng tạo của các nhà thơtrẻnói , thanh thảo nói riêng trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (Trang 42 - 50)

trung bám đất, gi làng.

Ngược thời gian, quay về với cuội nguồn lịch sử, Thanh Thảo thấm thía sự hi sinh thầm lặng mà anh dũng của tập thể nhân dân. Từđó, nhà thơ trở lại với thực tại tiếp tục tìm kiếm những "gương mặt địa hình" làm nên dáng hình xứ sở của con người Việt Nam trên chiến trường chống Mĩ khốc liệt.

Gương mặt địa hình chính là gương mặt của đất giữa hồi đắng cay lúc quân thù bình định. Địch giành giật với người dân từng góc tối, từng

đường bờ, tấc đất nhằm dồn dân vào ô toạ độ chết chóc. Chúng rình mò, giăng bẫy, gài mìn, kiểm tra khám xét, dồn dân lập ấp hòng tiêu diệt cơ sở

cách mạng. Những ruộng vườn bỏ hoang, những cây vú sữa tới mùa rụng quả, những trái mít chín thơm lừng không người hái trong khi ngoài kia những khu đồn dân đói khổ. Bọn bảo an lùng sục gắt gao có kẻ chiêu hồi

chỉ cho tụi ác ôn đốt nhà mẹ nó, một kẻ chiêu hồi khác ném lựu đạn vào

hầm em ruột mình, bom B52, pháo "mồ côi" cứ mười lăm phút rải thảm một lần. Địa hình trở thành nơi "tửđịa", tưởng không thể tồn tại được...

Rất khó tin địa hình còn đứng được Những căn hầm đất chao trong hơi bom Cây dừa cụt thành chiếc đinh đóng chặt

Trái bình bát vàng thơm rụng xuống bờ mương

(Những ngưòi đi tới biển) Giữa lúc khó khăn ấy, những người con của đất đã kiên cường bám trụ địa hình. Họ chính là cô giao liên dũng cảm, là người xã đội trưởng vô

danh, là những con người cụ thể như anh Ba Tốt, chú Tám Hùng, ông Chín, anh Tư Tròn... Họ không phải cật ruột, chẳng phải họ hàng mỗi người một hoàn cảnh nhưng đều cùng đi qua con đường nhỏ gài lựu đạn - nơi chỉ một bước chân có thể còn hoặc mất, sống cùng nhau một thời khốc liệt, lặng lẽ

hi sinh, lặng lẽ toả sáng. Chính họđã góp phần làm nên gương mặt địa hình Hoà mình vào cuộc sống gian khổ của nhân dân như giọt nước hoà

vào tận biển, Thanh Thảo không mấy khó khăn khi viết về những gương mặt thật, việc thật ở đất này. Bao nhiêu con người là bấy nhiêu những cảnh

đời, số phận khác nhau nhưng đều giống nhau ở lòng yêu quê hương đất nước và dũng cảm kiên cường.

Đó là chú Tám - người du kích của hai thời kháng chiến đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn nhà thơ. Với dáng vóc thân thuộc điển hình của người dân Nam Bộ quen cởi trần, chòm râu bạc cước, da màu đồng, đôi mắt đen màu than , ở con người ông Tám toát lên sự vững chãi của người từng trải. Từng trôi dạt đến nơi này lập nghiệp nghèo khổ đủ đường nhưng khó khăn không làm mất đi niềm tin vui trong đáy mắt khi cả 3 đứa con ông đều tham gia cách mạng, có người đã hi sinh. Thời gian và những mất mát đã tạc khuôn mặt ông già thành góc cạnh nhưng ở ông vẫn toả

sáng vẻđẹp chất phác, mộc mạc, người của đất, tâm hồn của gió.

Đó là hình ảnh ông Chín, gần đến tuổi xưa nay hiếm vẫn hăng hái đi diệt thù. Với chiếc bòng làm bằng thùng đại liên cũ, ông như chưa có phút

rảnh rang, dấu gậy chống hằn trong đêm tối bươn bả qua rạch, băng sông. Con người ông là hiện hình của quê hương đất nước.

Mỗi khi ông Chín xoè tay

Thấy lóe dưới nếp khăn đầu rìu đôi mắt xếch tấm lưng trần người mở đất năm xưa.

Cô giao liên với mật hiệu "bé Bảy" trong đêm pháo kích đã dũng cảm đưa đoàn cán bộ vượt lộ an toàn. Lớp cha trước, lớp con sau. Đã

thành đồng chí chung câu quân hành. Bóng đêm đen dày kín đáo che gương mặt người con gái nhưng qua giọng nói, nhà thơ cũng kịp ghi lại khuôn hình em dù chỉ bằng tưởng tượng.

Bé Bảy chắc là tên cô giao liên Cô gái chắc xinh và hiền

Bé Bảy gợi cho ta nhớ về những cô thanh niên xung phong trẻ trung, yêu đời, hồn nhiên, nữ tính nhưng cũng khá táo bạo trong thơ Phạm Tiến Duật với câu nói đùa Thạch Kim, Thạch Nhọn. Đêm đen đã ngăn mất cái nhìn đưa đón nên các cô phải gây sự thu hút bằng màu áo trắng.

Đại đội thanh niên đi lấp hố bom

áo em hình như trắng nhất

Và màu trắng ấy đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật. Với Thanh Thảo, ấn tượng về cô giao liên đọng lại ở giọng thanh thanh.

Nghe thanh thanh tiếng cô giao liên nhắc bằng giọng thật hiền...

Nhờ thế cái tên bé Bảy không chỉ trở thành khẩu hiệu trang nghiêm

đêm vượt lộ mà còn trở thành ánh sáng dẫn đường, thành niềm tin tưởng vô bờ cho các anh bộ đội trong những hoàn cảnh gian khổ nhất, hiểm nguy nhất.

khi giặc kích lạc đường Tôi sẽ gọi tên em

mà nhận ra đồng đội

(Những người đi tới biển)

Cái độc đáo không nằm ở câu từ mà ở chỗ Thanh Thảo chỉ phác hoạ

vài nét về cô giao liên nhưng lại làm toát lên cái tư thế ung dung, thản nhiên tự tại của con người trước bom đạn kẻ thù. Đằng sau giọng nói hiền, thanh thanh ấy lại là sự bình tĩnh, mưu trí, dũng cảm trước quân thù. Phải thế chăng mà cuối đoạn thơ, Thanh Thảo xúc động thốt lên.

Chúng tôi nhớ rồi em dù có phút nào quên suốt đời chúng tôi ghi nhớ

Nhà thơ nhớ mãi cô giao liên bé nhỏ nhưng cũng chính là nhớ về nhân dân anh hùng mà giản dị, hồn hậu duyên dáng vậy.

Những dòng thơ của Thanh Thảo giống như một cuốn phim chầm chậm tái hiện lại những cảnh đời có thật của nhân dân trong cuộc chiến tranh chống Mĩ. Nhà thơ dừng lại ở cuộc đời của người bí thư chi bộ: anh út. Chẳng có gì khác biệt giữa cuộc sống của anh với bà con làng xóm.

Túp lều cất vội bên kinh Sơ sài dăm ba tấm lá

Căn hầm tránh bom tránh gió Nhà không đủ che nắng mưa

Nhưng cái đặc biệt ở con người anh chính là việc anh sẵn sàng gài bãi chết (bãi lựu đạn cốđịnh) trước nhà mình, sẵn sàng hi sinh cả gia đình để ngăn chặn bước chân quân thù, để giữ vững địa hình. Đó là sự táo bạo mà kẻ thù không sao hiểu nổi nhưng nhà thơđã hiểu và cảm động.

Ôi đất này đâu chỉ là đất ở

Khi người bí thư đêm đêm len lách về nơi đó Cắm thêm nén nhang

trên bát hương nhà mình thổi bùng ngọn lửa

Nói một lời tha thiết với bà con...

(Những ngưòi đi tới biển)

Người bí thư chi bộấy đã nhận ra cái hiện thực "nước mất, nhà tan" thì chỉ còn cách chiến đấu, hi sinh tất cảđể cứu nước, cứu nhà.

Càng có dịp tìm hiểu cuộc sống chiến đấu của nhân dân, Thanh Thảo càng phát hiện thêm nhiều điều thú vị, mới mẻ về nhân dân. Đâu chỉ có riêng anh bí thư như anh út còn có người xã đội trưởng là anh Sáu Như không bằng cấp, không biết chữ nhưng lại dày dạn chiến trường Mấy năm nằm hầm

bí mật, thông thạo trên mười kiểu gài lựu đạn, sống với anh em bằng tất cả máu mình. Dù mái nhà dột, năm con áo rách nhưng anh trước sau vẫn giữ

lòng mình trong sạch, lấy trọn đời trả nghĩa với nhân dân. Đó là anh thương binh Ba Tốt chỉ còn một chân nhưng bán đất không rời , giặc càn sẵn sàng vào trận, ra khỏi trận đánh lại khao khát đọc sách để học hỏi nhiều hơn nhằm gây dựng cao trào. Còn biết bao nhiêu các anh, các chị - những người nhà thơ biết, những người chưa bao giờ gặp mặt mà cuộc đời họ như những quyển sách mở ra nhưng chưa được đọc xong trang chót - đã chiến đấu hi

sinh để giữ vững địa hình. Những cuộc đời ấy đã đem đến cho địa hình khuôn mặt mới bừng lên sau mỗi trận càn. Họđã bám trụ bên cạnh những hố

bom B52, trong những công sự mùa mưa nước ngập láng lênh, trong những căn hầm đất ngẹt thở hơi bom, trong những đám dừa nước sình lầy. Họ

chính là lớp trung kiên đã bao lần lột xác, là cây trâm bầu bị chặt đứt bật chồi lên. Những chồi non sáng quắc giữa đêm đen, là mạch nước ngầm tuôn chảy ở cả nơi tận cùng khô cháy - nơi trảng cát, là những trái dừa non lặng lẽ hút nắng và gió chuẩn bị cho đời dòng nước ngọt ẩn bên trong lớp vỏ thảo hiền.

Họ là cội nguồn sức mạnh của dân tộc.

B52 thuốc khai quang chúng làm sao huỷ diệt Cây trâm bầu bị chặt đứt bật chồi lên

Những chồi non sáng quắc giữa đêm đen

(Những người đi tới biển)

Cảm phục tin yêu những con người bình dị mà kiên trung ấy, nhà thơ

ao ước có thể hóa thành người hát rong, lang thang khắp thị thành để ca mãi

bài ca về gương mặt của đất trong những năm khốc liệt.

Trong đáy sâu tâm hồn, nhà thơ dành cho họ, những người con của đất những lời tha thiết yêu thương:

Đất nước ơi hết thảy con người

bóng họ toả mênh mang ngày nắng gắt họ đi như gió họ đứng như rừng

...

Ôi phút này tôi xin được cầu mong về trong hồn tôi các chị các anh những người đã qua con đường nhỏ trong chiến tranh vẫn một con đường đó với mọi tấm lòng yêu nước đến cùng nhau

(Những người đi tới biển) Nhà thơ khao khát được hoà nhập vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân.

Tôi sung sướng làm thằng con út

được hát thật lòng những điều mình tha thiết được cùng bạn bè bắt cá dưới hố bom

ăn nắm cơm mà chị Sáu chi đều

uống rượu với anh Tư đã đời một bữa nghe anh Ba nhắc vài câu chuyện cũ

đất nước này ôi tất cả đời ta...!

Có thể nói, những gương mặt địa hình đã bổ sung cho bức chân dung của nhân dân qua chiều dài của lịch sử. Đồng thời nó cũng khẳng định sức mạnh bền bỉ dẻo dai của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã được kế thừa và phát huy để bảo vệ Tổ quốc. Giữa người nghĩa sĩ Cần Giuộc, những người du kích Ba Tơ năm nào và những chiến sĩ giải phóng quân, cô giao liên, người du kích già của hai cuộc kháng chiến, anh xã đội trưởng, người bí thư chi bộ vùng ven không có sự khác nhau là mấy. ở họ có sự kế tiếp truyền thống sau 120 năm ở tinh thần sẵn sàng dấn thân vì Tổ quốc, vì kẻ

Chúng muốn vùi xuống đất đen gương mặt vầng trăng

lấy nỗi khốn cùng nghiền ta dập nát hòng xoá đi nụ cười tinh chất

của hoa rừng

Với những gì rút nhựa sống từ mùa xuân Chúng toan bắt chồi xanh câm họng

(Bùng nổ của mùa xuân) Cái giật mình tỉnh thức của nhà thơ một đêm trong địa hình chật chội vừa qua cuộc chống càn, bên cạnh những con người giữđất đã nói hộ tất cả

quyết tâm của thế hệ trẻ hôm nay.

Ta bỗng hiểu ngay phút giây này những năm tháng này đây những gì của ta sẽ biết còn biết mất

trước luồng sáng địa hình bùng tận mắt soi rất rõ trong đêm - từng gương mặt

...

bỗng thèm nói một câu gì đó không phải trên đầu môi chót lưỡi một câu gì thật giản đơn

như rễ cây như máu

một câu gì có thể bền lại qua mỗi lần chiến đấu

Lửa đã cháy trong những trang sách cuộc đời người nghĩa sĩ Cần Giuộc, người du kích Ba Tơ, những tập thể nhân dân vô danh nhưng tiết nghĩa anh hùng và sẽ tiếp tục cháy mãi trước đoàn quân Nam tiến. Hình

ảnh nhân dân và chủ nghĩa anh hùng cách mạng được hiện hình trong hình thái bình thường nhất của cuộc sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về xu hướng sáng tạo của các nhà thơtrẻnói , thanh thảo nói riêng trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)